Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Luận văn: Chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.81 KB, 109 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CH MINH

diệp thị thu hồng

chất lợng Đại hội đại biểu Đảng bộ
cấp huyện ở thành phố cần thơ
trong giai đoạn hiÖn nay
Chuyên ngành

: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 60 31 23

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: ts. ng« bÝch ngäc

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực, có nguồn xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
mới về khoa học trong luận văn chưa được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

Diệp Thị Thu Hồng


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

10

1.1. Đảng bộ cấp huyện và đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành
phố Cần Thơ
1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng đại hội đại biểu đảng
bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ

10
33

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN

Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

38

2.1. Thực trạng chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành
phố Cần Thơ
2.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm

38
60

Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

65

3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đại hội đại biểu
đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đại hội đại biểu

65

đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

73

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH

:

Ban Chấp hành

92
94
99


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

UBND

:


Ủy ban nhân dân

UBKT

:

Ủy ban Kiểm tra

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước sau 25 năm qua đã đạt được những thành
tựu quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã thực hiện thành công
chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về
mọi mặt được tăng cường, độc lập tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN)
được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao,
tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai
đoạn mới.
Bên cạnh những thuận lợi do tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
đem lại, đất nước ta cũng cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức do những yếu
kém vốn có của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, diễn biến phức tạp của

tình hình thế giới và khu vực, âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực
thù địch trong và ngồi nước khơng ngừng chống phá hịng làm thay đổi
chế độ chính trị ở nước ta. Q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước
đã đạt được những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử nhưng nguy cơ tụt
hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn
tồn tại, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả sức cạnh
tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cịn chậm, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã
hội, suy thối đạo đức, lối sống… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Một số
mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ), các đoàn thể chuyển biến chậm. Đất nước còn tiềm ẩn những yếu
tố gây mất ổn định chính trị-xã hội.


2
Từ tình hình trên đã đặt ra cho cách mạng Việt Nam đứng trước nhiều
thời cơ và thách thức lớn, địi hỏi Đảng ta phải khơng ngừng nâng cao bản
lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nhạy bén, kiên quyết, sáng
tạo, bám sát thực tiễn đất nước, kịp thời đề ra các chủ trương giải pháp phù
hợp, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
tồn xã hội, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng, một
trong những vấn đề quan trọng là phải nâng cao chất lượng của đại hội
Đảng các cấp. Vì sự thắng lợi của đại hội đảng bộ các cấp góp phần to lớn
xây dựng tổ chức đảng các cấp vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư
tưởng và tổ chức.
Chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện sẽ ảnh hưởng quyết định
đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và xây dựng hệ
thống chính trị quận, huyện suốt cả thời gian giữa hai kỳ đại hội; đồng thời

ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố. Cho nên,
chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện càng cao thì sẽ góp phần to lớn
nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, nhận thức được ý nghĩa và
tầm quan trọng của đại hội đại biểu các cấp nói chung và đại hội đại biểu cấp
huyện nói riêng, trong những năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp ủy đảng trực thuộc, nhất là các
quận ủy, huyện ủy thực hiện tốt các mặt công tác tổ chức tốt đại hội đại biểu
đảng bộ cấp huyện theo đúng quy trình quy định của Đảng. Cấp ủy cấp huyện
mà trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy đã có nhiều cố gắng nỗ lực và đã tổ chức
thành công đại hội đại biểu đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 20102015. Công tác chuẩn bị nhân sự bầu ban chấp hành (BCH) đã được thực hiện
nghiêm túc, đúng quy trình, cấp ủy được bầu nhìn chung đạt về yêu cầu cơ
cấu, tỉ lệ trẻ, tỉ lệ nữ…, trình độ học vấn, chun mơn, lý luận chính trị tăng


3
lên. Chất lượng đại hội đại biểu ngày càng được nâng cao qua mỗi kỳ đại hội.
Tuy nhiên, qua đánh giá kết quả đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành
phố Cần Thơ hai nhiệm kỳ vừa qua vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém.
Một số cấp ủy chưa tập trung cao độ cho công tác chuẩn bị đại hội. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa chưa được quan tâm
đúng mức, chưa chuẩn bị tốt nguồn nhân sự cấp ủy ngay từ đầu nhiệm kỳ, cơ
cấu cấp ủy một số địa phương chưa đạt yêu cầu; trình độ năng lực một số cấp
ủy viên còn bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ mới; năng lực lãnh đạo điều hành
của cấp ủy giữa hai kỳ đại hội còn nhiều mặt hạn chế. Báo cáo chính trị nhìn
chung cịn dàn trải, tính khái qt khơng cao, nặng về đánh giá những kết quả
đạt được; phần phương hướng nhiệm vụ chưa đặt ra mục tiêu tổng quát để
phấn đấu, xác định mục tiêu cụ thể còn chung chung. Một số nơi chưa đi sâu
nghiên cứu và đề ra các giải pháp thiết thực, thiếu biện pháp cụ thể để giải
quyết đúng đắn những vấn đề bức xúc ở địa phương.

Xuất phát từ tình hình trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đại hội
đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ là vấn đề rất quan trọng
và cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng
bằng, văn minh.
Trên tinh thần đó, tơi quyết định chọn đề tài “Chất lượng đại hội đại
biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành xây dựng Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nói chung và việc tổ chức đại
hội đại biểu đảng bộ cấp huyện đến nay chưa thấy có đề tài nghiên cứu cấp
bộ, nhà nước, tuy nhiên ở những góc độ nghiên cứu, giới hạn, phạm vi khác
nhau đã nghiên cứu, đề cập đến từng nội dung, từng khâu của quy trình đại hội.


4
* Đề tài khoa học, sách tham khảo:
- Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của PGS,TS. Nguyễn
Phú Trọng và PGS, TS. Trần Xuân Sầm, liên quan đến vấn đề lựa chọn cán bộ
và BCH đảng bộ.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị đổi mới” thuộc Chương trình KX-05
do PGS, TS. Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm (1999), liên quan đến vấn đề bầu
cử và đại hội đảng các cấp.
- Bài phát biểu của đồng chí Nơng Đức Mạnh tại Hội nghị cán bộ toàn
quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội
Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,
ngày 26/10/2005.

* Luận án, luận văn
- Nguyễn Văn Hồng, Chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ huyện ở tỉnh
Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị,
Hà Nội, 2008.
- Nguyễn Đức Xuân, Chất lượng đại hội đại biểu nhiệm kỳ các đảng bộ
huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Chính trị, Hà Nội, 2008.
Các cơng trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu sâu về việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho công tác nhân sự tại đại
hội Đảng các cấp.
Các luận văn cũng trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm, tư
tưởng của các nhà kinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta để
làm cơ sở lý luận xác định vị trí, vai trị, đặc điểm của đảng bộ quận, huyện;
quan niệm về chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện; tình hình thực


5
tiễn địa phương tác động đến chất lượng tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ cấp
huyện mà tác giả nghiên cứu đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
Riêng luận văn cao học của Nguyễn Văn Hồng nghiên cứu về Chất
lượng đại hội đại biểu đảng bộ huyện ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn
hiện nay và luận văn cao học của Nguyễn Đức Xuân nghiên cứu về Chất
lượng đại hội đại biểu nhiệm kỳ các đảng bộ huyện ven biển tỉnh Thanh
Hóa trong giai đoạn hiện nay đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn để xác
định các tiêu chí đánh giá chất lượng đại hội và đề xuất một số kiến nghị để
các giải pháp mà tác giả nêu trong luận văn có tính khả thi cao. Tuy nhiên
trong các giải pháp nâng cao chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp
huyện, các luận văn trên chưa đề cập sâu đến công tác bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ kế thừa để nâng cao chất lượng quy hoạch nhân sự BCH đảng bộ
cấp huyện cũng như chưa chú trọng việc nâng cao chất lượng thảo luận,
đóng góp trong đại hội để phát huy cao tính dân chủ trong Đảng và xây
dựng nghị quyết đại hội sát với tình hình, đề ra mục tiêu, phương hướng
phù hợp để đưa địa phương phát triển bền vững.
* Các bài viết, tạp chí
- Nguyễn Đức Hà: “Thành công của đại hội đảng bộ các cấp, tiền đề
quan trọng bảo đảm cho thành công của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 2, 2006.
- Kết quả thực hiện và một số kinh nghiệm rút ra từ đại hội đảng bộ cấp
huyện và tương đương, nguồn Ban Tổ chức Trung ương, đăng trên tạp chí
Báo cáo viên số 10/2010.
- Nguyễn Đức Phương:“Kinh nghiệm từ đại hội các đảng bộ, chi bộ cơ
sở Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ’’, Tạp chí Văn phịng cấp ủy số 34, tháng 7/2010.
- Vũ văn Khoa: “Bàn về nâng cao chất lượng đại hội Đảng qua thực tế ở
tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Văn phịng cấp ủy số 34, tháng 7/2010.


6
- Bùi Quang Vĩnh: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng báo cáo
chính trị của các đảng bộ xã, thị trấn ở Nghi Lộc”, Tạp chí Văn phịng cấp ủy
số 35, tháng 8/2010.
- Nguyễn Văn Bon: “Một số kết quả của đại hội đảng bộ cấp huyện và
tương đương nhiệm kỳ 2010-2015 ở tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Văn phịng cấp
ủy số 36, tháng 9/2010.
- Ngơ Thị Dung: “Một số kinh nghiệm và giải pháp lập hồ sơ nộp lưu hồ
sơ đại hội đảng bộ các cấp vào kho lưu trữ của Đảng”, Tạp chí Văn phịng
cấp ủy số 36, tháng 9/2010.
- Trần Đình Huỳnh: “Hồ Chí Minh với Đại hội Đảng”, Tạp chí Xây
dựng Đảng số 12-2010.

- Nguyễn Đức Khiển: “Một số kết quả và kinh nghiệm từ đại hội đại
biểu đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2010-2015”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 122010.
- Nguyễn văn Hốn: “Nhìn lại đại hội đảng bộ các cấp ở đảng bộ khối
các cơ quan Trung ương”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 12-2010.
- Huỳnh Minh Liên:“Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức tốt đại hội điểm cấp cơ
sở nhiệm kỳ 2010-2015”, Bản tin Bảo vệ chính trị nội bộ số 140.
- Tư liệu Báo cáo viên:“Kết quả thực hiện thí điểm chủ trươngđại hội
đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy”, Tạp
chí Báo cáo viên số 7-2010.
- Nguyễn Đức Hà:“Một số vấn đề rút ra qua các đại hội thí điểm bầu trực
tiếp Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư”, Tạp chí Cộng sản số 811 (tháng 5-2010).
- Nguyễn Cơng Sối: “Đảng bộ Hà Nội: Kết quả kinh nghiệm từ thí
điểm đại hội đảng bộ cơ sở”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4-2010.
- Mai Thanh Dân: “Kinh nghiệm từ đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban
thường vụ, bí thư, phó bí thư ở Cần Thơ”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4-2010.


7
- Phạm Quang Vinh: “Đại hội điểm ở khu vực miền Trung và Tây
Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4-2010.
- Minh Hằng: “Nhìn lại các đại hội thí điểm ở Thái Nguyên”, Tạp chí
Xây dựng Đảng số 4-2010.
- Hạ Long: “Về đại hội đảng bộ cơ sở thí điểm ở Quảng Ninh”, Tạp chí
Xây dựng Đảng số 4-2010.
- Phùng Bá Vân: “Công tác chuẩn bị nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ
cơ sở ở Thanh Hóa”,Tạp chí Xây dựng Đảng số 4-2010.
- Bùi Đức Lại: “Để đại hội thật sự là cơ quan lãnh đạo theo Điều lệ
Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng số 4-2010.
Các tác giả của các bài viết nêu trên tuy chưa đề cập một cách toàn diện
về vấn đề nâng cao chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp quận, huyện, song

trong từng bài viết cũng đã nêu lên những kết quả đạt được, những mặt còn
hạn chế cũng như một số kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị và tổ chức đại
hội đảng bộ các cấp trong thời gian qua.
Như vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào bàn đến việc
nâng cao chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện của thành phố trực
thuộc Trung ương như thành phố Cần Thơ. Nhưng các cơng trình khoa học
nêu trên sẽ làm tư liệu để người viết tham khảo cho việc nghiên cứu và thực
hiện đề tài “Chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố
Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đại hội đại
biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ. Xác định phương hướng và đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đại hội đại biểu đảng
bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn


8
- Phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về đại hội
đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp
huyện ở thành phố Cần Thơ từ năm 2005 đến nay, nêu nguyên nhân của thực
trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.
- Xác định rõ phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng đại hội đại biểu đảng

bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chất lượng đại hội đại hiểu đảng bộ
cấp huyện ở thành phố Cần Thơ từ năm 2005 đến nay. (Nhiệm kỳ 2005 - 2010
và nhiệm kỳ 2010 - 2015), phương hướng và những giải pháp đề xuất trong
luận văn có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của Đảng ta về tổ
chức đại hội đảng bộ các cấp.
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quá trình
tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ từ năm 2005
đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn


9
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, kết hợp chặt chẽ phương pháp lơgic - lịch sử, khảo sát, phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đại
hội đại biểu đảng bộ cấp huyện, xác định rõ phương hướng và đề xuất những
giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đại hội đại biểu
đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho BCH đảng bộ
quận, huyện, thành ủy và thị ủy ở thành phố Cần Thơ.
- Ngồi ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng

dạy ở trường chính trị thành phố và các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận,
huyện ở thành phố Cần Thơ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.


10
Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẢNG BỘ CẤP HUYỆN VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ
CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cấp
huyện ở thành phố Cần Thơ
1.1.1.1. Đặc điểm, vị trí,vai trị của đảng bộ cấp huyện ở thành phố
Cần Thơ
* Đặc điểm của đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
- Khái quát về thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ được tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị định
05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính Phủ. Nằm ở trung tâm đồng
bằng sông Cửu Long, bên bờ Tây sông Hậu, thành phố Cần Thơ có vị trí địa
lý rất thuận lợi, trên trục giao thông giữa vùng tứ giác Long Xuyên, Cà Mau,
Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh; phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và
tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu
Giang, tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp.
Thành phố Cần Thơ là cửa ngỏ của cả vùng hạ lưu sông Mê -Kong, là trung tâm
kinh tế, văn hố, giáo dục, đầu mối quan trọng về giao thơng vận tải nội vùng và
liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Với những

lợi thế nổi trội so với các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ từ lâu đã được
coi là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ và vị thế của Cần Thơ một lần nữa được
nâng lên tầm cao mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành phố Cần Thơ hiện có 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận, 4 huyện,
85 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên 140.161 ha. Đến năm 2011 dân số


11
Thành phố là 1.199.817 người, trong đó tỷ lệ dân cư thành thị chiếm 65,84 %,
dân cư nông thôn chiếm 34,16 %.
Sau 8 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và 7 năm thực hiện
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và
phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thành phố Cần Thơ đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng phát
triển tồn diện, trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhịp độ tăng GDP nhiều
năm liền có mức bình qn đạt trên 15%, trong đó: nơng nghiệp thủy sản tăng
1,45%; công nghiệp - xây dựng tăng 18,06%; dịch vụ tăng 17,06%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, tăng dần tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch, giảm tỷ trọng nông
nghiệp: khu vực I (nông nghiệp, thủy sản) chiếm 16,52%, khu vực II (công
nghiệp, xây dựng) chiếm 38,33%, khu vực III (thương mại, dịch vụ) chiếm
45,15%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố đạt 25.406 tỷ
đồng, tăng bình quân 15,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,815 triệu
đồng (quy USD đạt 1.950 USD).
Thành phố đã huy động và phát huy khá tốt các nguồn lực cho đầu tư
phát triển, nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng
cấp mở rộng, góp phần đổi mới diện mạo Thành phố, đặc biệt trong những
năm gần đây Thành phố tập trung cao cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị và tăng cường quản lý đô thị theo quy hoạch, đảm bảo phát triển

bền vững, đồng thời coi trọng việc phát huy nội lực, khuyến khích và khai
thác tốt mọi nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng nhiều cơng trình
phúc lợi với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; góp phần thay
đổi bộ mặt vùng ven đơ và đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, tạo cho Thành phố
một bộ mặt ngày càng khang trang, tươi đẹp hơn. Nhiều dự án, cơng trình
trọng điểm đã được đầu tư và đưa vào sử dụng có hiệu quả như cầu Cần Thơ,


12
cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Quốc lộ 1, đường Bốn
Tổng - Một Ngàn, đường Nam sông Hậu... tạo điều kiện thuận lợi cho thành
phố Cần Thơ phát triển trong thời gian tới.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, hệ thống các trường
đại học, cao đẳng (sư phạm, kỹ thuật, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, …) tiếp
tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa học và
cơng nghệ có buớc phát triển mới, quy mơ, hiệu quả, tiềm lực và trình độ
khoa học cơng nghệ tăng lên.
Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội có chuyển
biến tích cực. Văn hố xã hội có tiến bộ nhiều mặt, nhất là giải quyết việc
làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hoá dân tộc, đẩy mạnh cải thiện nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân. Công tác bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, vai trị của
người phụ nữ trong xã hội được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước được tăng cường; đoàn kết dân chủ được phát huy. Cải cách hành chính
có chuyển biến nhất định về thủ tục, bộ máy và cán bộ. Quốc phòng- an ninh
được giữ vững, trật tự xã hội luôn ổn định; quan hệ hợp tác liên kết phát triển
giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế ngày
càng được mở rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế- xã hội Thành phố vẫn còn nhiều mặt tồn tại hạn chế đáng quan

tâm như:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt ở mức cao nhưng chưa tương xứng
đúng mức với tiềm năng và lợi thế của Thành phố, chưa phát huy đầy đủ các
nhân tố phát triển theo chiều sâu, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng
nhưng vẫn còn chậm. Vai trò trung tâm, sức lan tỏa của Thành phố trong khu
vực còn hạn chế; năng lực sản xuất một số ngành cịn yếu, cơng nghệ lạc hậu,
quy mơ vốn nhỏ, chưa có sản phẩm chủ lực và thương hiệu có sức cạnh tranh


13
cao, q trình phát triển cịn tiềm ẩn nhiều nhân tố chưa bền vững; thị trường
xuất khẩu chưa ổn định. Sức cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực còn hạn chế,
tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường nội địa chưa cao.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong nước chưa ổn
định, một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là gia cơng cho nước
ngồi nên kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chậm.
Các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơng
nghệ vào sản xuất, đời sống cịn hạn chế. Quản lý quy hoạch, quản lý đô thị,
quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ. Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm
đúng mức, tình trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi các
thảm họa do thiên tai và những biến đổi khí hậu tăng nhanh, đang gây những
áp lực đến việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Việc huy động vốn
đầu tư, xã hội hóa chưa có giải pháp tích cực. Hội nhập kinh tế và hoạt động
kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, lộ trình hội nhập chưa thật sự chủ động.
Mơi trường và cơ chế chính sách chưa hấp dẫn để thu hút đầu tư, chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa được cải thiện nhiều. Số dự án có vốn đầu tư lớn,
cơng nghệ tiên tiến trên địa bàn rất hạn chế.
Kết cấu hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, nhất là hệ thống hạ tầng giao
thông, hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực công thương, giáo dục, y

tế và các khu sinh hoạt vui chơi giải trí, du lịch; thời gian triển khai thủ tục,
thi cơng một số cơng trình trọng điểm trên địa bàn còn chậm.
Chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị trong lĩnh vực y tế, văn hóa, thể dục thể thao cịn thiếu,
chưa đồng bộ. Thành tựu về giảm tỉ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm chưa thật
sự vững chắc, khả năng hộ tái nghèo, người lao động mất việc làm ổn định
cịn cao; chênh lệch mức sống giữa vùng đơ thị và nông thôn, giữa khu vực
phi nông nghiệp và nông nghiệp có chiều hướng gia tăng.


14
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm chưa
phát triển đồng đều; ý thức chấp hành pháp luật của người dân ở một số nơi
chưa cao, trật tự, kỷ cương đô thị chưa nghiêm. Hệ thống chính trị chưa
chuyển kịp theo sự phát triển của Thành phố.
- Khái quát về đặc điểm của đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ.
Đảng bộ thành phố Cần Thơ có 15 đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc
Thành ủy gồm 5 đảng bộ quận, 4 đảng bộ huyện và 6 đảng bộ trực thuộc, có
716 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 219 đảng bộ cơ sở và 482 chi bộ cơ sở.
Tính đến 30/08/2011, thành phố Cần Thơ có 32536 đảng viên, trong đó: đảng
viên dự bị 4454; nữ 11679, chiếm 35,90 %; dân tộc 434, chiếm 1,33%, tôn
giáo 1638 chiếm 5,03%; đảng viên ở xã, phường, thị trấn 17241 chiếm
52,07%; đảng viên hưu 4574, chiếm 14,06%.
Tương ứng với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố Cần Thơ có 9
đảng bộ cấp huyện với đặc điểm cụ thể từng đảng bộ như sau:
Đảng bộ quận Ninh Kiều có 60 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 18 đảng
bộ và 42 chi bộ cơ sở. Có 175 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên 5033,
trong đó có 2085 nữ, 2591 đảng viên hưu.
Đảng bộ quận Bình Thủy có 52 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 13 đảng

bộ và 39 chi bộ cơ sở. Có 121 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên 3293,
trong đó có 1951 nữ, 1367 đảng viên hưu.
Đảng bộ quận Cái Răng có 44 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 9 đảng bộ
và 35 chi bộ cơ sở. Có 122 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên 2122, trong
đó có 763 nữ, 189 đảng viên hưu.
Đảng bộ quận Ơ Mơn có 44 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 12 đảng bộ
và 32 chi bộ cơ sở. Có 169 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên 2242, trong
đó có 855 nữ, 189 đảng viên hưu.
Đảng bộ quận Thốt Nốt có 46 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 12 đảng
bộ và 34 chi bộ cơ sở. Có 123 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên 1701,
trong đó có 465 nữ, 80 đảng viên hưu.


15
Đảng bộ huyện Phong Điền có 45 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 11
đảng bộ và 34 chi bộ cơ sở. Có 154 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số đảng viên
2356, trong đó có 731 nữ, 81 đảng viên hưu.
Đảng bộ huyện Cờ Đỏ có 45 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 13 đảng bộ
và 32 chi bộ cơ sở. Có 159 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số 1693 đảng viên, trong
đó có 414 nữ, 72 đảng viên hưu.
Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh có 43 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 12
đảng bộ và 31 chi bộ cơ sở. Có 110 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số 1261 đảng
viên, trong đó có 382 nữ.
Đảng bộ huyện Thới Lai có 48 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 16 đảng
bộ và 32 chi bộ cơ sở. Có 213 chi bộ dưới cơ sở. Tổng số 2282 đảng viên,
trong đó có 628 nữ, 98 đảng viên hưu.
Thành phố Cần Thơ được công nhận đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương
là niềm tự hào to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với đảng bộ chính
quyền và nhân dân Thành phố trong việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ
phát triển kinh tế văn hóa xã hội hàng năm. Trước thực tiễn đó, các đảng bộ

cấp huyện ở Thành phố xác định phải tăng cường công tác xây dựng Đảng,
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, giữ vững quốc phịng an
ninh góp phần xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ xứng tầm là đô thị
trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở những quy định hướng dẫn của Trung ương và Thành ủy Cần
Thơ, các đảng bộ cấp huyện đánh giá lại việc xây dựng và thực hiện quy chế
làm việc, đổi mới phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc của các cấp
ủy đảng và tổ chức cơ sở đảng. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị được
sắp xếp kiện toàn theo hướng tinh gọn hiệu quả. Công tác cán bộ được thực
hiện theo hướng đồng bộ chặt chẽ, nhất là việc đánh giá đào tạo bồi dưỡng, sử
dụng, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ thay
đổi theo hướng tích cực, cơ bản phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển


16
Thành phố. Tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên được nâng cao chất
lượng, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của
địa phương. Kết quả qua đánh giá, phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên hàng năm, chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng
lên. Năm 2011 tỉ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt trên 86%,
đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 88%. Số đảng viên mới
kết nạp hàng năm khá cao, cơ cấu và chất lượng đạt yêu cầu góp phần hoàn
thành thắng lợi nghị quyết của Thành ủy đề ra.
* Vị trí, vai trị của đảng bộ cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
Hệ thống tổ chức quản lý hành chính ở nước ta có bốn cấp: cấp Trung
ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn. Theo Điều 10, Chương
II Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: “Hệ thống tổ chức của Đảng được lập
tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước” [28, tr.19]. Do đó,
hệ thống tổ chức của Đảng có bốn cấp chủ yếu: cấp Trung ương; đảng bộ tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là đảng bộ cấp tỉnh); đảng bộ quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là đảng bộ cấp huyện); đảng
bộ, chi bộ xã, phường, thị trấn trực thuộc quận, huyện, thành, thị ủy.
Cấp Trung ương là cấp chiến lược đề ra đường lối, chủ trương, chính
sách, thể chế hố thành pháp luật ở tầm vĩ mơ để lãnh đạo, điều hành chung
cả nước. Cấp tỉnh và huyện được gọi là cấp địa phương, có vai trị tác động
hai chiều từ Trung ương tới cơ sở và từ cơ sở lên Trung ương. Cấp xã,
phường, thị trấn là cấp cơ sở gọi là cấp vi mô, là địa bàn sinh sống hoạt động
kinh tế xã hội của nhân dân, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động của các đoàn thể nhân dân đều thể
hiện ở cơ sở và hướng về cơ sở.


17
Cấp huyện ở giữa cấp thành phố và cấp cơ sở, chịu sự lãnh đạo, quản lý
trực tiếp của cấp thành phố. Cấp huyện là cấp có vị trí rất quan trọng trong
việc cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh một cách sát hợp với cơ sở
qua đó lãnh đạo một cách trực tiếp, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Cấp huyện là cấp kết nối mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội từ thành phố đến cơ sở. Đó là việc xây dựng kiện tồn tổ
chức Đảng, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của bộ máy Nhà nước, vận động, tổ
chức nhân dân hăng hái tham gia các phong trào hoạt động cách mạng ở địa
phương. Thơng qua cấp huyện mà đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước, các chương trình kinh tế, xã hội của quốc gia, của
tỉnh được cụ thể hóa sát với cấp cơ sở và được tổ chức thực hiện trên từng địa
bàn ở cơ sở. Nhờ sự lãnh đạo, quản lý của cấp huyện mà cấp thành phố nắm
được tình hình cấp cơ sở để có những chủ trương phù hợp trên cơ sở đó kiến
nghị với Trung ương đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, sát hợp với cơ sở.
Cấp huyện lãnh đạo trực tiếp, tồn diện đối với cấp cơ sở cịn xuất phát

từ nhu cầu, đặc điểm cấp cơ sở. Cấp cơ sở là cấp rất quan trọng, là nền tảng
bền vững cho các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nhưng hiện nay, các tổ
chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa thật sự trong sạch vững mạnh
toàn diện, khơng ít cơ sở vẫn ở mức trung bình, yếu kém, đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực, khả năng hồn thành nhiệm vụ.
Do vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của đảng bộ cấp huyện đối với
cấp cơ sở là rất cần thiết.
Đảng bộ cấp huyện là một tổ chức đảng đứng thứ ba trong hệ thống bốn
cấp của Đảng, sau cấp Trung ương và đảng bộ cấp thành phố- là cấp trên trực
tiếp của cơ sở (xã, phường, thị trấn). Đảng bộ cấp huyện có vị trí, vai trị rất
quan trọng trong việc cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ của Thành phố sát
hợp với cấp cơ sở, lãnh đạo cấp cơ sở một cách trực tiếp, toàn diện trên mọi
lĩnh vực đời sống xã hội, tổ chức lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ


18
chính trị, các chỉ tiêu kinh tế xã hội do nghị quyết đại hội đảng bộ cấp huyện
đề ra và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
theo từng năm, quí, tháng; tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng
viên của đảng bộ trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; đồng
thời tiến hành xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ln ngang tầm
với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Là cấp kết nối mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị- xã hội từ Thành phố đến cơ sở, cấp ủy huyện có vai trị hết sức
quan trọng đối với hoạt động của đảng bộ huyện và các đảng bộ, chi bộ cơ
sở trực thuộc. Vai trò của cấp ủy huyện thể hiện trước hết ở việc tổ chức chỉ
đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Thành
ủy và các nghị quyết của quận ủy, huyện ủy giữa hai kỳ đại hội đảng bộ
huyện. Tiếp thu, triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của
Trung ương, của Thành ủy thơng qua các chương trình, các đề án công tác;

là cơ quan lãnh đạo trực tiếp các chi, đảng bộ cơ sở giải quyết, tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng đề ra.
1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cấp huyện ở thành phố
Điều 9, chương II, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ XI thơng qua quy định:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng
viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp
hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi
tắt là cấp ủy) [28, tr.17].
Như vậy, cơ quan lãnh đạo của đảng bộ cấp huyện là đại hội đại biểu
đảng bộ cấp huyện, BCH đảng bộ cấp huyện là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ
đại hội đại biểu đảng bộ huyện.


19
Chức năng lãnh đạo của cấp ủy cấp huyện được quy định cụ thể tại điều 19,
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:“…cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy) lãnh đạo thực hiện nghị
quyết đại hội đại biểu;nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [28, tr.33].
Cấp ủy huyện thay mặt đảng bộ cấp huyện lãnh đạo, điều hành toàn diện
các hoạt động của đảng bộ trong thời gian giữa hai kỳ đại hội. Trong hoạt
động cả nhiệm kỳ, cấp ủy huyện căn cứ vào Điều lệ Đảng, quy chế làm việc
của Thành ủy, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc khoa học sát hợp với
tình hình thực tế của huyện, đảm bảo phát huy vai trị lãnh đạo tồn diện của
cấp ủy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; lãnh đạo chính quyền,
MTTQ, các đồn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, phát huy năng lực của
cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa
phương; trên cơ sở phát huy trí tuệ của tập thể cấp ủy, tuân thủ nguyên tắc

tập trung dân chủ, cơ chế chung điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội:
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Nội dung quy chế làm
việc phải xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ
chủ yếu của cấp ủy huyện đối với mỗi thành tố trong hệ thống chính trị cấp
huyện. Đồng thời tổ chức triển khai, quán triệt quy chế trong tồn hệ thống
chính trị cấp huyện đến cơ sở, thực hiện thành nền nếp từ cấp ủy huyện đến
cấp ủy các chi, đảng bộ trực thuộc, góp phần quan trọng đảm bảo cho hệ
thống chính trị cấp huyện hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và đạt chất
lượng hiệu quả cao.
Cấp ủy huyện cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ
thị của BCH Trung ương Đảng, nghị quyết của đảng bộ thành phố Cần Thơ và
tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do nghị quyết đại hội đại
biểu đảng bộ cấp huyện đề ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hố xã hội,
quốc phịng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; Quyết định về định
hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, chủ trương đầu tư các cơng trình


20
trọng điểm của quận, huyện; lãnh đạo xây dựng và quản lý ngân sách của
đảng bộ quận, huyện. Định kỳ hàng quí, sáu tháng và hàng năm tổ chức kiểm
điểm đánh giá tình hình các mặt cơng tác thời gian qua, đề ra nhiệm vụ, mục
tiêu và biện pháp về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng
hệ thống chính trị cho thời gian tới.
Cấp ủy huyện là tập thể tiêu biểu cho trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của đảng bộ huyện, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi việc tổ chức thực
hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ huyện trong suốt cả nhiệm kỳ. Cấp ủy
huyện là hạt nhân lãnh đạo chính trị của đảng bộ huyện, là trung tâm đoàn kết
trong toàn đảng bộ, là cơ quan lãnh đạo trực tiếp các chi bộ, đảng bộ cơ sở
trực thuộc, giúp cấp ủy cơ sở kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các chi bộ, đảng bộ cơ sở lãnh đạo thực

hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị. Cấp ủy huyện là mắt xích
trung tâm chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, giám sát trong tồn bộ hoạt
động của đảng bộ từ cấp huyện đến cơ sở; tiến hành xây dựng nội bộ Đảng,
đảm bảo cho đảng bộ huyện và cơ sở luôn trong sạch vững mạnh ngang tầm
với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tập trung xây dựng đảng bộ huyện
vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trên địa
bàn huyện.
Cấp ủy huyện quyết định phương hướng, nhiệm vụ về cơng tác chính trị,
tư tưởng, tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền được Điều lệ Đảng quy định và
theo quyết định phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy; trực tiếp lãnh đạo,
quản lý công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong nhiệm kỳ, cấp ủy huyện xây dựng đề án,
chương trình cơng tác cán bộ tồn khóa của cấp ủy, trên cơ sở đó cụ thể hóa
thành kế hoạch cơng tác cán bộ hàng năm cho cả hệ thống chính trị của huyện
để tiến hành công tác quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí,


21
luân chuyển, đề bạt và thực hiện tốt chính sách cán bộ qua đó tuyển chọn cán
bộ có đức, có tài giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của huyện.
Trong giai đoạn mới hiện nay, nền kinh tế đất nước đang phát triển theo
cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, một bộ phận cán
bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện nảy sinh tiêu cực, tham nhũng làm
giảm sút niềm tin đối với Đảng và nhân dân. Các quận ủy, huyện ủy phải tập
trung lãnh đạo cấp ủy các chi bộ, đảng bộ trực thuộc tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát trong Đảng và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở,
đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn
với triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, cơng chức cấp huyện có đủ “tâm” và “tầm” lãnh đạo cả hệ thống chính trị
cùng nhân dân tiến hành thắng lợi công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cấp ủy huyện cần tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với chính quyền để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát
huy tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành, tổ
chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững
quốc phòng an ninh của địa phương. Cấp ủy huyện lãnh đạo Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) huyện xây dựng kiện toàn tổ chức bộ
máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức để chính quyền ngày càng trong
sạch vững mạnh, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện bản chất tốt đẹp là
chính quyền của dân, do dân, vì dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức
Nhà nước của huyện thật sự là “công bộc” của dân; trung thành tuyệt đối với
Đảng, chế độ và nhân dân. Cấp ủy huyện lãnh đạo thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ trong nội bộ Đảng để mở rộng dân chủ XHCN, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý chính quyền, nâng
cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND từ cấp huyện đến cơ sở; đẩy


×