Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Luận văn: Tỉnh ủy trà vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 141 trang )

học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh
-------------------------------

LÂM HOàNG ANH

Tỉnh ủy TRà VINH lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện
nay
Chuyên ngành

: Xây dựng Đảng Cộng sản

Việt Nam
Mã số

: 60 31 23

luận văn thạc sĩ khoa học chính trị

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYễN VĂN GIANG


Hµ Néi - 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
độc lập của tôi. Các số liệu và tư liệu được dựa trên
nguồn tin cậy và thực tế tiến hành khảo sát của tôi. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của mình.



Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2012

Tác giả luận văn

Lâm Hoàng Anh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1: TỈNH ỦY TRÀ VINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh, kinh tế nông nghiệp của tỉnh và vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy
1.2. Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp - quan niệm, nội dung,
phương thức và vai trò
Chương 2: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TỈNH ỦY TRÀ VINH LÃNH ĐẠO
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ KINH NGHIỆM

2.1. Thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh
2.2. Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp - thực trạng, nguyên nhân và
kinh nghiệm
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
ỦY TRÀ VINH


3.1. Dự báo tình hình và mục tiêu, phương hướng tăng cường sự lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy Trà Vinh đến năm 2020
3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp của Tỉnh ủy Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông
nghiệp luôn giữ vị trí là một ngành kinh tế lớn có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nếu không có một
nền nông nghiệp phát triển và bền vững thì nền kinh tế - xã hội sẽ gặp không
ít khó khăn trở ngại trong việc phát triển. Lịch sử đã chứng rõ ràng rằng
không thể có quốc gia nào trở nên giàu mạnh từ nông nghiệp, song thiếu một
nền nông nghiệp phát triển bền vững sẽ không thể tạo ra được nền tảng và sự
ổn định cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói
chung của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ:
Nước ta là một nước nông nghiệp. Muốn phát triển công nghiệp,
phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp
làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có
cơ sở để phát triển công nghiệp, nên quan tâm phát triển nông
nghiệp, coi sản xuất nông nghiệp là một trong hai chân của nền kinh
tế nước nhà [39, tr.180].
Nhận rõ vai trò, vị trí của nông nghiệp trong suốt quá trình lãnh đạo
xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đến sự

nghiệp phát triển nông nghiệp, xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn là một bộ phận quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Qua 25 năm đổi mới và nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, trong đó kinh
tế nông nghiệp đạt được thành tựu đáng khích lệ, góp phần đưa nước ta vượt
qua ngưỡng nước chậm phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình,


2
đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững thành quả cách mạng và tiếp tục đổi mới
thắng lợi. Đảng đã trưởng thành một bước, trình độ, năng lực lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp trong điều kiện mới được nâng lên. Cùng với bước tiến bộ chung
của Đảng, các cấp ủy đảng địa phương cũng có bước tiến bộ đáng khích lệ
trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, góp phần to lớn vào thành tựu chung của
đất nước.
Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có
nhiều tiềm năng và lợi thế về tự nhiên, đất đai và du lịch, với diện tích tự
nhiên 234.115 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 79,39% diện tích
đất tự nhiên của tỉnh. Tỉnh có 65 km bờ biển, nằm giữa hai con sông lớn là
sông Hậu và Cổ Chiên, hai tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi
đắp phù sa còn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh
với trung tâm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và thành phố
Hồ Chí Minh. Đất đai của tỉnh được hình thành 2 vùng rõ rệt, đồng bằng phù
sa và đồng bằng ven biển, nguồn nước dồi dào rất thích hợp cho phát triển
nông nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là từ khi tách ra từ tỉnh Cửu
Long (năm 1992) đến nay, kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, Tỉnh ủy Trà Vinh
đã tập trung lãnh đạo kinh tế, có nhiều chủ trương đổi mới đúng đắn nhằm

phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống vẻ vang của quê hương, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân từng bước
được ổn định.
Tuy vậy, trong quá trình lãnh đạo kinh tế phát triển nông nghiệp vẫn còn
bộc lộ những hạn chế: tư duy kinh tế còn xơ cứng; còn biểu hiện chủ quan, duy
ý chí; nhiều vấn đề bức xúc trong kinh tế nông nghiệp và nông thôn chưa được
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; những vấn đề trọng tâm trong lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp chưa được quan tâm chỉ đạo thỏa đáng. Chuyển dịch kinh tế nói


3
chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn chậm. Tỷ lệ cơ cấu GDP nông
nghiệp đến nay còn cao (43,85%), tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 23,63% (cả
nước 9,5%), GDP bình quân đầu người 780 USD (cả nước 1168 USD); đời
sống của một bộ phận không nhỏ dân cư ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều
khó khăn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa ra; lợi nhuận thu được từ khu
vực kinh tế nông nghiệp thấp; khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp
chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Những thành tựu và yếu kém trong kinh tế nông nghiệp
của tỉnh đều bắt nguồn từ những ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp của Tỉnh ủy. Vì vậy, để đưa kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển
mạnh mẽ, cần tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với kinh tế nông nghiệp.
Việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân của
những mặt mạnh, hạn chế trong lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với kinh tế nông
nghiệp, để từ đó xác định được mục tiêu, phương hướng và giải pháp đồng bộ
nhằm tăng cường lãnh đạo ph¸t triÓn kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy
trong thời kỳ mới là vấn đề lớn và cấp bách.
Từ những vấn đề trên, bản thân là một cán bộ công tác tại Tỉnh ủy, tôi

nhận thấy rằng hiện nay cần ph¶i tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Tỉnh
ủy để thức đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tôi chọn đề tài “Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển kinh tế nông nghiệp và Đảng lãnh đạo kinh tế nói chung và
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp nói riêng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta một vấn đề trung tâm, cấp thiết. Chính vì vậy, đã có nhiều cơ
quan lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này.
Từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (khóa IV)
năm 1979, đặc biệt sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng


4
12 năm 1986) đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị liên quan đến vấn đề phát triển
kinh tế nông nghiệp. Từ năm 1990, Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng tổ chức
triển khai nghiên cứu, tổng kết 30 năm hợp tác hóa nông nghiệp và gần đây nhất
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành
Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều nhà khoa học đã quan
tâm nghiên cứu kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Các kết quả nghiên cứu đã được
nghiệm thu và được công bố trên các sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như:
2.1. Nhóm các đề tài khoa học, sách
- Lê Văn Lý, “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu
của đời sống xã hội nước ta”; Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.
- Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh, thành phố, Nxb Nông nghiệp, 2000.
- Nguyễn Cúc, “Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, “Con đường công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Văn Bích, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi
năm đổi mới, quá khứ và hiện tại”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007.
- Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.
- Nguyễn Từ, “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển
nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.
- Phạm Văn Hiền, Trần Danh Thìn, “Hệ thống Nông nghiệp Việt Nam,
lý luận và thực tiễn”, Nxb Nông nghiệp, 2009.
2.2. Nhóm các đề tài luận văn, luận án
- Nguyễn Sáng Vang, “Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng sản


5
xuất hàng hóa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2000, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
- Phạm Phong Duệ, “Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp qua thực tế ở Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
năm 2000, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Mai Văn Ninh, “Tỉnh ủy Thanh Hóa lãnh đạo kinh tế trong giai đoạn hiện
nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị năm 2006, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh.
- Lê Đình Sơn, “Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai
đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị năm 2008, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Khải, “Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp
trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị năm 2008, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trần Văn Hiện, “Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong

giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2009, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
* Ngoài ra còn có một số bài báo được đăng trên các tạp chí.
- Phạm Quang Diệu, “Chiến lược công nghiệp hóa lan toả - chuyển đổi
nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp”, Viện Kinh tế Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Vũ Ngọc Hùng, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam”, Tạp chí
Cộng sản số 72 tháng 2/2004.
- Nguyễn Sỹ, “Bắc Ninh đẩy nhanh lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản số 761 tháng 8/2006.
- Chu Tiến Quang, “Về phát triển nông nghiệp các vùng nông nghiệp
ven biển”, Tạp chí Cộng sản số 818 tháng 12/2010.
- Chu Tiến Quang, “Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực hiện cam
kết WTO”, Tạp chí Cộng sản số 824 tháng 6/2011.


6
Những công trình, đề tài trên ở các góc độ tiếp cận khác nhau đã làm
phong phú lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo kinh tế nói chung và lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về Tỉnh ủy Trà
Vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay; khảo sát thực
trạng sự lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy trong thời gian qua, luận
văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo
của Tỉnh ủy đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn.

Hai là, khảo sát, nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Trà Vinh và thực trạng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy từ năm 2001
đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, tổng kết các kinh nghiệm.
Ba là, đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng
cường sự lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh đối với kinh tế nông nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn về kinh tế nông nghiệp và
Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 (Đại hội VII
Đảng bộ tỉnh) đến nay.
- Mục tiêu, phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận văn có
giá trị đến năm 2020.


7
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, Đảng lãnh đạo kinh tế,
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan
đến đề tài.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2001 đến nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin.

- Luận văn sử dụng các phương pháp: khảo sát thực tiễn; phân tích,
tổng hợp; quy nạp, diễn dịch; lịch sử - lôgic; tổng kết thực tiễn; trao đổi, tọa
đàm với các cấp ủy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về vấn đề này và xin ý
kiến các chuyên gia, cán bộ lão thành cách mạng.
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Những kinh nghiệm về lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy từ
năm 2001 đến nay.
- Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với
phát triển kinh tế nông nghiệp đến năm 2020.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy cũng như các
cấp ủy huyện trong thời gian tới.


8
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh và
các Trung tâm giáo dục chính trị huyện, thành phố của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


9
Chương 1
TỈNH ỦY TRÀ VINH LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH, KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỈNH ỦY


1.1.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh và kinh tế nông nghiệp của tỉnh
1.1.1.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh
Bến Tre; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây
giáp tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 234.115,53 ha, trong đó
đất dành cho nông nghiệp 185.868,71 ha, chiếm 79,39% diện tích tự nhiên
của tỉnh, với dân số 1.005.856 người, gồm các dân tộc: Kinh chiếm 69%,
Khmer chiếm 30%, còn lại là dân tộc Hoa. Toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thành
phố với 85 xã, 09 phường, 11 thị trấn. Tôn giáo gồm: Phật giáo chiếm tỷ lệ
49,7% (498.930 tín đồ); Thiên chúa giáo 5,4% (54.370 tín đồ), Cao đài 1,5%
(15.366 tín đồ) và Tin lành 0,63% (634 tín đồ). Toàn tỉnh có 350 cơ sở thờ tự
với trên 6.800 chức sắc và nhà tu hành.
Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị
ảnh hưởng bởi lũ, là một trong số ít tỉnh có điều kiện khí hậu thuận lợi cho
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm, đặc biệt là rất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, nếu có đủ nước ngọt và vốn đầu tư có thể thâm
canh 2 đến 3 vụ cây ngắn ngày trong năm, cho năng suất cao. Tuy nhiên, yếu
tố hạn chế đáng kể nhất của khí hậu là lượng mưa ít, lại tập trung theo mùa,
kết hợp với địa hình thấp, đỉnh triều cao đã gây ngập úng cục bộ một số vùng
trong mùa mưa hoặc hạn cục bộ vào cuối mùa khô (tháng 3 và 4) làm gia tăng
xâm nhập mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa
hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt


10
biển, ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình
vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng
cao và rộng lớn.

Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt,
địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao,
xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là
vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng
trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5 - 0,8 m nên hàng năm thường bị ngập
mặn 0,4 - 0,8 m trong thời gian 3 - 5 tháng.
Trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, thổ nhưỡng, địa hình và chế độ thủy
văn, có thể phân thành các vùng sinh thái nông nghiệp, cụ thể như:
- Vùng đất phù sa: diện tích 44.603 ha (chiếm 19,45% diện tích tự
nhiên), phân bố tập trung ven sông Tiền và sông Hậu (các huyện Cầu Kè,
Càng Long, Tiểu Cần, một phần huyện Châu Thành), có nguồn nước dồi dào.
Đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, rất thích hợp với nhiều loại cây
trồng như lúa, rau màu, cây ăn quả…, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Vùng đất phèn: diện tích 41.267 ha (chiếm 18%), nhưng chỉ có 4,78%
diện tích đất phèn hoạt động, hiện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản, đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) có thể
sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng mức độ đa dạng hóa cây trồng trên
loại đất này hạn chế hơn nhiều so với đất phù sa.
- Vùng đất mặn: diện tích 58.926 ha (chiếm 25,7%), tập trung ở các
huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, trong đó có khoảng 24,5% là đất mặn
nặng, hiện được sử dụng nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn, diện
tích còn lại được sử dụng để trồng lúa và làm muối, đồng thời có tiềm năng
mạnh về đánh bắt và chế biến thủy sản.
- Vùng đất líp: diện tích 41.413 ha (chiếm 18,06%), trong đó có khoảng
27,3% là đất thổ cư và chuyên dùng, diện tích còn lại được sử dụng trồng cây
lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả và dừa.


11
- Vùng đất cát giồng: diện tích 17.665 ha (7,7%), tuy độ phì nhiêu

không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau - màu, rất thích hợp
cho đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất.
- Vùng đất bãi bồi ven biển: diện tích 5.259 ha (2,29%), đây là sản
phẩm của quá trình bồi lắng ở các cửa sông, rất thích hợp để nuôi thủy sản
như nghiêu, sò huyết…
Tỉnh có bờ biển dài 65 km, có 3 cửa lạch chính (cửa Cung Hầu, Cổ
Chiên và Định An); nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hậu và Cổ Chiên, 2
tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa còn là tuyến
giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung tâm các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia, kết hợp với
mở mang hệ thống giao thông đường bộ, tạo lợi thế cho mở rộng giao lưu,
phát triển mạnh mẽ nền kinh tế với thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, dịch vụ, có ngư trường đánh bắt rộng với nhiều loại hải sản phong
phú, trữ lượng lớn. Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên 60.130 ha,
riêng nuôi mặn, lợ trên 40.600 ha, là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng,
đánh bắt và chế biến thủy sản. Tỉnh có 6.745,48 ha rừng ngập mặn ven biển,
trong đó có 2.311,87 ha đất rừng phòng hộ. Rừng của Trà Vinh vừa có ý nghĩa
phòng hộ chắn gió, sóng biển, cân bằng hệ sinh thái ngập mặn vừa là nguồn
tài nguyên rừng của tỉnh.
Tỉnh có mỏ nước khoáng Long Toàn huyện Duyên Hải với khả năng
cho phép khai thác khoảng 2.400m3/ngày, nước có chất lượng tốt và đạt tiêu
chuẩn khoáng cấp quốc gia. Ngoài ra, nguồn khoáng sản của tỉnh còn có đất sét
làm gạch ngói và cát giồng, cát sông phục vụ cho xây dựng (san lắp mặt bằng).
Trà Vinh có di tích lịch sử văn hóa và lịch sử cách mạng nổi tiếng
như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Ao Bà Om, chùa Cò, biển
Ba Động và nhiều chùa của đồng bào dân tộc Khmer…Về văn hóa truyền
thống, có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, giàu chất dân gian


12

như: lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào dân tộc Khmer, lễ hội cúng biển ở
huyện Cầu Ngang…
Cơ cấu kinh tế của tỉnh: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 43,85%, công
nghiệp - xây dựng chiếm 23,59%, dịch vụ chiếm 32,56%; nông, lâm, ngư
nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm giai đoạn từ 2001 - 2010 của tỉnh là 11,64%/năm. Thu nhập bình quân
đầu người hàng năm tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2001 lên 14,98 triệu đồng
năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 3 - 4%, đến nay còn 23,63%.
Hệ thống giao thông của tỉnh khá đa dạng, song chưa được đầu tư, nâng
cấp đáng kể; ngoài hệ thống đường quốc lộ 53, 54, 60, thì hệ thống đường
giao thông nông thôn còn yếu kém, nhất là đường liên xã, liên ấp. Đến nay
100% số xã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên một số ấp, xóm ở vùng sâu, vùng
xa vẫn chưa có điện ổn định phục vụ sản xuất và đời sống vì hạ tầng yếu kém;
100% xã đã phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có lắp điện thoại,
internet, 100% số xã có máy vi tính tại trụ sở.
Hệ thống các trạm, trại đã có những đóng góp không nhỏ trong việc
cung cấp các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt cho sản xuất, thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy
nhiên, số lượng còn thiếu và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật của các trạm,
trại mỏng, nên nhiều vùng nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa chưa
thường xuyên được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới.
Trên địa bàn tỉnh có 43 doanh nghiệp, công ty chế biến nông, lâm, thủy
sản hoạt động và hàng chục công ty, xí nghiệp tham gia sản xuất chế biến và
kinh doanh hàng nông, lâm, sản. Trên 161 cơ sở chế biến của tư nhân, phân
bố ở hầu khắp các địa phương gắn với vùng nguyên liệu và thu mua nông sản
hàng hóa do nông dân sản xuất ra.
Qua hơn 25 năm đổi mới Trà Vinh đã vươn lên mạnh mẽ, đạt được
những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao; cơ cấu



13
kinh tế chuyển dịch đúng hướng và phát huy tác dụng, bộ mặt nông thôn được
đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên một bước, số hộ đói
nghèo giảm dần, số hộ giàu tăng lên, kinh tế trang trại phát triển khá mạnh;
trong tỉnh đã hình thành các khu, cụm công nghiệp đang từng bước phát huy
tác dụng; hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn được xây dựng,
củng cố hoạt động ngày càng có hiệu quả, quốc phòng - an ninh được giữ
vững.
1.1.1.2. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh - khái niệm, vai trò
và quá trình phát triển
* Khái niệm
Trước hết cần thống nhất nhận thức về nông nghiệp được hiểu theo
nghĩa rộng gồm: trồng trọt các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn, dài
ngày, rau quả các loại; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản; lâm nghiệp và ngành muối. Có thể coi cách hiểu kinh tế nông nghiệp bao
gồm cả các hoạt động kinh tế đến các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, lâm nghiệp. Kinh tế nông nghiệp không đơn thuần là ngành kinh tế
mà còn là tổng hợp các ngành kinh tế, kỹ thuật và sinh học.
* Vai tro
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá
trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai
đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi
theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân. Trực tiếp
và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26, Hội nghị Trung ương bảy (khóa X) về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã khẳng định:



14
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước….[28, tr.123, 124].
Là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp của tỉnh có vai trò rất to
lớn đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh còn khá lớn và đang giảm dần để tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện được điều đó, kinh tế nông nghiệp có vai trò
rất lớn, là tiền đề, là cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Vai trò kinh tế nông nghiệp của tỉnh xuất phát từ quan điểm của Đảng,
Đảng ta đã nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò của nông nghiệp đối với
sự phát triển đất nước. Đối với nước ta một nước nông nghiệp kém phát triển
đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng luôn nhất quán khẳng định nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu và là khâu đột phá để đi lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đổi mới
toàn diện đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải có vốn,
khoa học công nghệ, để có những yếu tố đó phải có tích lũy. Tích lũy lớn
nhất của nước ta và của tỉnh là từ kinh tế nông nghiệp.
Từ quan điểm nhất quán về vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế nông
nghiệp đối với sự phát triển toàn diện đất nước nói chung và với sự nghiệp đổi
mới đất nước nói riêng, Đảng đã có những chủ trương, quan điểm đúng đắn
tạo nên những đổi mới mạnh mẽ trong nông nghiệp những năm trước đổi mới
(trước năm 1986). Nhờ đó lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp phát triển dồi dào, là nhân tố đặc biệt quan trọng để đất nước vượt qua
khủng hoảng toàn diện trong những năm 80 của thế kỷ trước, vững vàng và
bước vào đổi mới dành thắng lợi to lớn. Điều đó thể hiện rất rõ trên địa bàn
tỉnh. Nếu không có những thành tựu về kinh tế nông nghiệp, thì cũng không



15
thể có những thành tựu về đổi mới của tỉnh. Thành tựu của kinh tế nông
nghiệp đảm bảo cho tỉnh giữ vững an ninh lương thực mà còn dư để xuất
khẩu, giải quyết kịp thời có hiệu quả những vấn đề nảy sinh về đời sống nhân
dân do thiên tai gây ra, an ninh trật tự của tỉnh được đảm bảo, thành quả chính trị
được giữ vững, tạo tích lũy để công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ngang tầm với vai trò của
nó trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đã
đề ra các nghị quyết chuyên đề như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001
- 2010 và gần đây là Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn...Điều đó cho thấy nhận thức của Đảng về vai trò của kinh tế
nông nghiệp đối với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong những năm tới đã
được nâng lên một bước. Tỉnh ủy Trà Vinh nhận thức sâu sắc hơn vấn đề này và
đã tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết nêu trên, phát huy mạnh mẽ vai
trò của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh.
* Quá trình phát triển
Kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có quá trình phát triển khá mạnh mẽ
và đạt được thành tựu to lớn thể hiện rõ vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển toàn diện của tỉnh. Có thể chia quá trình phát triển kinh
tế nông nghiệp của tỉnh trong những năm đổi mới vừa qua thành hai thời kỳ
chủ yếu: thời kỳ tỉnh sáp nhập với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long. Kinh
tế nông nghiệp của tỉnh Cửu Long thuộc khu vực Trà Vinh đã có bước phát
triển nhất định, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới
trên địa bàn tỉnh Cửu Long và khu vực Trà Vinh. Thời kỳ tỉnh được tách ra
khỏi tỉnh Cửu Long, đây là thời kỳ kinh tế nông nghiệp của tỉnh có bước phát
triển mạnh mẽ, tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh được khai
thác, phát huy tạo nên những thành tựu to lớn. Có thể chia thời kỳ này thành
các giai đoạn chủ yếu như sau:



16
- Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995: đây là giai đoạn kinh tế nông
nghiệp của tỉnh bắt đầu phát triển thể hiện ở các ngành, các lĩnh vực quan
trọng và có những nhân tố mới. Tổng sản lượng lương thực và các sản phẩm
từ các cây công nghiệp đều tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Khoa học
kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng khá mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
Các hợp tác xã được củng cố và mở rộng, phát triển trong lĩnh vực nông, ngư
nghiệp. Nhiều hợp tác xã hoạt động đạt kết quả tốt như: các hợp tác xã nông
nghiệp ở huyện Càng Long, Cầu Kè... Kinh tế trang trại được sự quan tâm của
tỉnh, hoạt động có hiệu quả và có bước phát triển.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000: đây là giai đoạn củng cố phát
triển với mức độ cao hơn về kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Các nhân tố mới,
các điển hình tiên tiến trong nông nghiệp đã được các cấp ủy quan tâm tổng
kết và khẳng định, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển. Đặc biệt là
các hình thức kinh tế hợp tác xã trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp; các hợp
tác xã kiểu mới trong nông nghiệp, các mô hình kinh tế trang trại; các tổ hợp
sản xuất, chế biến nông, thủy sản, đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, các cấp
ủy, các tổ chức cơ sở đảng nên đã phát triển đúng hướng, đem lại kết quả thiết
thực. Các cấp ủy đã chỉ đạo tổng kết về các mô hình này rút ra những kinh
nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả cao hơn.
- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: đây là giai đoạn kinh tế nông nghiệp
của tỉnh phát triển rất mạnh mẽ, dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu kinh tế của tỉnh,
sản lượng lương thực đều trên 1 triệu tấn/năm. Kinh tế nông nghiệp đã từng bước
có sự tăng trưởng toàn diện ở các ngành như: diện tích trồng cây công nghiệp
được mở rộng, kết hợp với tăng cường đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu
giống; chăn nuôi có bước phát triển khá, kinh tế thủy sản đạt được tốc độ tăng
trưởng cao, ngành sản xuất muối từng bước ổn định tiếp tục sản xuất đạt kết quả.
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh



17
Một là, kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh, đang có xu hướng giảm dần và tăng tỷ trọng phần kinh tế công
nghiệp, dịch vụ.
Qua nhiều năm phát triển nên kinh tế của tỉnh đã chuyển từ nền kinh tế
chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đây là bước tiến
bộ lớn. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh nặng về nông, lâm, ngư nghiệp (tức
là nông nghiệp theo nghĩa rộng), tỷ trọng này đã giảm từ 64,92% năm 2001
xuống còn 59,82% năm 2005 và 43,85% năm 2010, trong đó có xu hướng
giảm dần và tăng tỷ trọng cho công nghiệp, dịch vụ. Bởi vì, một số khu công
nghiệp, một số dự án kinh tế lớn sẽ đi vào hoạt động và phát huy tác dụng
trong những năm tới.
Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn
khá lớn, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, giá thành sản phẩm còn
cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
Hai là, nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đa dạng phong phú, các lĩnh
vực phát triển khá đồng đều, song vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh đang
cần được khai thác, phát huy tác dụng để phát triển mạnh mẽ.
Nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh rất đa dạng phong phú về cây trồng,
vật nuôi, ngành nghề và gồm nhiều bộ phận, phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp của tỉnh: vùng đất phù sa, đất nhiểm mặn, đất cát giồng, đất líp,
đất bồi đắp ven biển. Các lĩnh vực trong nền kinh tế nông nghiệp phát triển
khá đồng đều, sản lượng lương thực hàng năm đều trên 1 triệu tấn. Trên địa
bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng, thế mạnh đang cần được khai thác phát huy tác
dụng để kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ như: kinh tế ven biển, kinh
tế trang trại, chăn nuôi, các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
Ba là, nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh được xây dựng và phát triển
trong điều kiện có những thuận lợi, nhưng gặp nhiều khó khăn về địa hình,



18
khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình và kết quả
xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bốn là, đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành kinh tế nông nghiệp, tuy
đã có bước trưởng thành, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành đã được nâng
lên một bước, song vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế nông
nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực tuy đã được nâng lên song nhìn chung còn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.
Năm là, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp đã được
giải quyết một bước tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
Hệ thống giao thông, thủy lợi trong tỉnh và trong các huyện, thành phố
đã được giải quyết nâng cấp, hệ thống điện phục vụ tưới tiêu, chế biến nông,
thủy sản đã phát huy tác dụng, các tổ hợp sản xuất, dịch vụ chế biến nông,
thủy sản đã hình thành phục vụ đắc lực cho sản xuất, chế biến sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp. Tuy vậy, kết cấu hạ tầng nhìn chung đang còn thấp kém, đặc
biệt vùng sâu, vùng xa. Các công trình thủy lợi chỉ mới phục vụ tưới cho lúa
khoảng 90% diện tích canh tác, hệ thống thủy lợi cho cây trồng cạn, cây ăn
quả, nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Giao thông nông
thôn, đặc biệt là giao thông nội đồng còn thấp kém.
1.1.2. Tỉnh ủy Trà Vinh - vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm
1.1.2.1. Khái quát về Đảng bộ, Tỉnh ủy Trà Vinh và vai trò của Tỉnh
ủy trong giai đoạn hiện nay
Đảng bộ và Tỉnh ủy Trà Vinh ra đời rất sớm vào mùa thu năm 1930 do
đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng làm bí thư. Đảng bộ và Tỉnh ủy được xây dựng
và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Đảng và sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo
nhân dân đấu tranh dành chính quyền năm 1945 góp phần cùng cả nước lập
nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân
dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giành thắng lợi to lớn, chống



19
đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, Tỉnh ủy và Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, gian
khổ, thách thức, quyết liệt, giành được những thành tựu to lớn, đóng góp cho
Đảng một số cách làm hay, kinh nghiệm có giá trị để Đảng sửa đổi, bổ sung chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ và Tỉnh ủy đã trải
qua các giai đoạn: là một Đảng bộ độc lập trực thuộc Trung ương, trong một
thời gian Đảng bộ Trà Vinh sáp nhập với Đảng bộ Vĩnh Long thành Đảng bộ
Cửu Long, sau đó Đảng bộ Trà Vinh lại được tách khỏi Đảng bộ Cửu Long
trở thành Đảng bộ độc lập từ đó đến nay. Mặc dù có sự sáp nhập và chia tách
nói trên, song nhìn chung Đảng bộ Trà Vinh vẫn luôn được xây dựng có năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, liên tục phát triển và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ trong các thời kỳ cách mạng, góp phần to lớn vào thành quả cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân.
Hiện nay, nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh khóa IX, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ
trực thuộc gồm đảng bộ các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu
Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú; đảng bộ thành phố Trà Vinh; đảng bộ
cơ quan Dân chính Đảng; đảng bộ khối Doanh nghiệp; đảng bộ Quân sự;
đảng bộ Công an; đảng bộ Bộ đội biên phòng; với 596 tổ chức cơ sở đảng và
33.211 đảng viên. Tỉnh ủy có 55 đồng chí tỉnh ủy viên, trong đó có 15 đồng
chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Vai trò to lớn rất quan trọng của Tỉnh ủy đối với thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh đã được khẳng định và được thực tiễn
hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy, Đảng bộ tỉnh và nhân dân Trà Vinh chứng
minh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay vai trò của Tỉnh ủy lại càng quan
trọng, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trên địa bàn tỉnh. Đường lối đổi

mới toàn diện đất nước do Đảng đề ra và lãnh đạo thực hiện được Tỉnh ủy


20
quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện trên địa bàn
tỉnh đã thu được thắng lợi to lớn. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó có lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp là nhân tố quyết định để các hoạt động ấy đi đúng đường lối,
quan điểm của Đảng, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Nhìn lại những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, tại Đại
hội IX, Đảng ta nghiêm khắc nhận khuyết điểm và khẳng định: "Những thành
tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn
liền với trách nhiệm của Đảng và những ưu, khuyết điểm trong công tác xây
dựng Đảng" [23, tr.137]. Điều khẳng định đó hoàn toàn đúng đối với các cấp ủy
địa phương và với Tỉnh ủy. Điều đó cũng nói lên và khẳng định rõ vai trò quyết
định của Tỉnh ủy đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh.
Tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định:
Bước vào giai đoạn mới bên cạnh những cơ hội lớn, đất nước ta và
Đảng ta cũng đối mặt với những thách thức rất gay gắt. Trước tình
hình đó, xây dựng Đảng với vai trò là nhiệm vụ then chốt càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề sống còn đối với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta [26, tr.259].
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bàn
và thống nhất ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”. Nghị quyết khẳng định:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn
không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết
điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa

sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tôn vong
của chế độ [31, tr.21].


21
Điều khẳng định đó, chứng tỏ, Đảng đã nhận thức sâu sắc của Đảng về
vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện hiện nay. Vai trò ấy lại càng quan
trọng và tăng lên trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và
trong nước, trước sự tăng cường phá hoại của các thế lực thù địch đối với sự
nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Tỉnh ủy là người
chịu trách nhiệm trước sự phát triển mọi mặt của tỉnh.
Vai trò rất quan trọng của Tỉnh ủy đối với sự phát triển mọi mặt của
tỉnh, mà trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế nông
nghiệp được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
- Tỉnh ủy Trà Vinh là một tổ chức đảng trong hệ thống tổ chức của Đảng
từ Trung ương đến cơ sở, đó là tổ chức thứ hai sau Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, tức là Tỉnh ủy là cấp dưới trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng. Tỉnh ủy Trà Vinh lãnh đạo Đảng bộ tỉnh có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến
cơ sở và có đông đảo đội ngũ đảng viên, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn
và có dân cư đông đúc, lãnh đạo mọi mặt trên địa bàn tỉnh. Trà Vinh là cấp
hành chính thứ hai sau Trung ương, trong hệ thống hành chính 4 cấp của Nhà
nước ta, quản lý một khu vực lãnh thổ rộng lớn, đông dân cư. Tỉnh có vị trí
quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh đối với đất nước. Tỉnh ủy
là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh; chịu
trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Đảng bộ tỉnh từ xây dựng nội bộ
Đảng đến hoạt động lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Tỉnh ủy là hạt nhân lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh, vận động giáo dục nhân dân thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh và chính sách, pháp luật Nhà nước.
- Tỉnh ủy tiếp nhận đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính

sách, pháp luật Nhà nước và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, biến đường lối,
chủ trương, chính sách đó thành hiện thực. Tỉnh ủy có thể động viên khá lớn
sức người, sức của để tiến hành một nhiệm vụ trọng tâm, hoặc một dự án kinh


22
tế - xã hội quan trọng. Tỉnh ủy cũng có đủ tư cách để liên kết tạo sự phối hợp
với các tỉnh khác, với các cơ quan Trung ương để hoạt động đạt kết quả tốt.
- Tỉnh ủy còn là cấp trên trực tiếp của các huyện ủy, thành ủy và các
đảng ủy trực thuộc tỉnh, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo
các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Tỉnh ủy là nhân tố đặc
biệt quan trọng để kinh tế nông nghiệp của các huyện, thành phố trong tỉnh
phát triển mạnh mẽ, đúng hướng.
- Sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội của tỉnh, trong đó có kinh
tế nông nghiệp phụ thuộc và được quyết định bởi sự lãnh đạo đúng đắn của
Tỉnh ủy. Bởi vậy, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tỉnh ủy trong điều kiện
hiện nay, trong đó có năng lực lãnh đạo kinh tế nông nghiệp là một nhiệm vụ
trọng tâm và là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Nếu Tỉnh ủy yếu kém, năng
lực lãnh đạo kinh tế hạn chế, thậm chí không có chủ trương và giải pháp đúng
để giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn sẽ xuất hiện
những phức tạp, thậm chí trở thành điểm nóng, đưa lại hậu quả khó lường. Vai
trò lãnh đạo của Tỉnh ủy sẽ giảm, kinh tế - xã hội không phát triển, ảnh hưởng
nhất định đến sự phát triển chung của đất nước.
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Tỉnh ủy Trà Vinh
* Chức năng của Tỉnh ủy Trà Vinh
Vai trò, chức năng chung nhất của Đảng là đội tiên phong chính trị của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chức năng chủ
yếu của cấp ủy đảng nói chung và của Tỉnh ủy Trà Vinh nói riêng là lãnh đạo
chính trị đối với toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm

bảo cho các hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của tỉnh có chất lượng về
tổ chức hoạt động có hiệu quả; đảm bảo cho các lĩnh vực đời sống xã hội trên
địa bàn tỉnh phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật Nhà nước và theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.


×