Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn sư phạm Chè Thái - Vị thế văn hoá và tiềm năng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

CHU THỊ THANH BÌNH

CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA
VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010

1


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

CHU THỊ THANH BÌNH

CHÈ THÁI - VỊ THẾ VĂN HÓA


VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
THS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI – 2010
2


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
ThS. Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện
Chu Thị Thanh Bình

3


Khóa luận tốt nghiệp


Chu Thị Thanh Bình

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.
Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi;
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực;
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từng được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người thực hiện
Chu Thị Thanh Bình

4


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu....................... .................................................... 7
6. Những đóng góp của khóa luận............................ ..................................... 7

7. Bố cục của khóa luận................................................................................ 7
NỘI DUNG........... ...................................................................................... 8
Chương 1. Tổng quan về chè / trà ............................................................. 8
1.1. Khái lược về chè / trà ............................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm............................................... ...................................... 8
1.1.2. Phân loại trà.. ............................................................................. 11
1.2. Vài nét về nghệ thuật thưởng trà trên thế giới ....................................... 13
1.2.1. Lược sử tục uống trà trên thế giới .............................................. 13
1.2.2. Nghệ thuật thưởng trà của một số quốc gia ................................ 14
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..................................... 18
1.3.1. Sự phát triển của cây chè Việt Nam ........................................... 18
1.3.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến chè ............................................... 20
1.3.3. Tình hình tiêu thụ chè ................................................................ 21
Chương 2. Vị thế văn hóa chè Thái .......................................................... 23
2.1. Lịch sử cây chè Thái Nguyên ............................................................... 23
2.1.1. Nguồn gốc cây chè Thái Nguyên .............................................. 23
2.1.2. Lịch sử phát triển của cây chè Thái Nguyên ............................... 24

5


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

2.2. Hương sắc chè Thái .............................................................................. 25
2.2.1. Một số đặc trưng trong gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế
biến chè...... ................................................................................................. 25
2.2.2. Đặc điểm thành phẩm chè Thái .................................................. 27
2.2.3. Đặc sản chè Tân Cương ............................................................. 28

2.3. Chè Thái trong văn hóa trà Việt ............................................................ 30
2.3.1. Sơ lược về tục uống trà của người Việt ...................................... 30
2.3.2. Chè Thái trong đối sánh với một số danh trà Việt Nam .............. 33
2.3.3. Chè Thái trong văn hóa trà Việt truyền thống ............................ 36
2.3.4. Chè Thái trong văn hóa trà Việt hiện đại .................................... 39
Chương 3. Tiềm năng kinh tế chè Thái .................................................... 42
3.1. Điều kiện phát triển cây chè, ngành chè Thái Nguyên .......................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 42
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................... 44
3.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè Thái Nguyên ................. 47
3.2.1. Thông tin chung ......................................................................... 47
3.2.2. Hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh của các doanh nghiệp
chè Thái Nguyên ......................................................................................... 50
3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng
kinh tế chè Thái Nguyên ............................................................................. 53
KẾT LUẬN ................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 60
PHỤ LỤC................................................................................................... 63

6


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chè (trà) là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế
giới. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO),

có khoảng hơn 40 nước trồng chè nhưng lại có trên 100 quốc gia tiêu thụ chè
trên toàn cầu. Tạp chí National Geographic – tạp chí nổi tiếng của Mỹ đã
xưng tụng trà là một trong sáu thức uống làm thay đổi thế giới (bia, rượu
vang, rượu mạnh, cà phê, trà, Coca cola). Gắn với tục uống trà, người Nhật
được biết đến bởi văn hóa Trà đạo, nơi triết học hòa quyện cùng thiền và mỹ
học để tôn vinh sự hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với
thiên nhiên. Trung Quốc trở nên thêm huyền bí với những huyền thoại về
Trảm Mã trà (trà trong dạ dày ngựa non), Thanh Nữ trà (trà do trinh nữ hái
trên núi, ủ vào vạt áo đem về), Thiết Quan Âm trà (trà mọc từ mí mắt vứt đi
của Đạt Ma sư tổ). Nước Anh tự hào bởi văn hóa tea – time, văn hóa trà chiều
(afternoon tea), một nếp sinh hoạt đài các và lịch duyệt…
1.2. Việt Nam được coi là một trong năm vùng nguyên sản của cây chè
với tục uống chè tươi đã có từ lâu đời. Thời phong kiến, trong giai cấp quý
tộc, vua chúa, sở thích uống trà Tàu đã rất thịnh hành. Một vài thập kỷ trở lại
đây, thay cho miếng trầu, ấm trà trở thành “đầu câu chuyện”. Mỗi khi có
khách đến chơi, việc đầu tiên chủ nhà làm là pha trà mời khách.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và 3/4 diện tích đất liền là đồi núi,
thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, ở Việt Nam đã hình thành
nhiều vùng chè như: vùng chè miền núi, vùng chè trung du ở trung du miền
núi phía Bắc, vùng chè tươi ở đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh khu Bốn cũ... Ở
miền Nam, cây chè được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai,

3


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Kon Tum). Được thiên nhiên ưu đãi, cây chè Việt Nam đã cho những sản

phẩm ngon nổi tiếng như chè Shan tuyết, chè B’lao, chè Tân Cương…
1.3. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, được
cả nước nhắc đến như “Thủ đô gió ngàn” với ATK Định Hóa hay “đất thép”
với nhãn hiệu Tisco. Không những thế, cái tên Thái Nguyên còn gần gũi với
mọi người nhờ đặc sản chè – một đặc sản đã đi vào tâm thức người Việt:
“Chè Thái, gái Tuyên”. Chè Thái, đặc biệt là chè Tân Cương đã từng bước
chinh phục được nhiều loại khách hàng và đang tạo dựng thương hiệu có uy
tín trên thị trường trong và ngoài nước.
1.4. Lòng yêu mến và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thế giới
cùng sự mở rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất, chế
biến đã khiến chè – trà trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị của các
nước trồng chè như: Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka… Ở Việt Nam nói chung
và ở Thái Nguyên nói riêng, cây chè đã đem lại lợi nhuận về kinh tế, đóng vai
trò là cây làm giàu cho người nông dân. Cùng với tiếng tăm và thương hiệu
chè Thái, tiềm năng kinh tế của loại đặc sản này ngày càng được khai thác
một cách có hiệu quả.
Những hoàn cảnh, điều kiện trên đây đã khiến nghiên cứu chè Thái trở
thành một yêu cầu mang tính cấp thiết.
1.5. Đối với một sinh viên chuyên ngành Việt Nam học – ngành nghiên
cứu về đất nước và con người Việt Nam, lựa chọn đề tài “Chè Thái – Vị thế
văn hóa và tiềm năng kinh tế” – một đề tài mới mẻ, thiết thực và hấp dẫn là sự
lựa chọn hợp lý và ý nghĩa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các tư liệu trong và ngoài nước của các nhà khoa học tự nhiên, sử
học, xã hội học cho thấy cây chè đã có trên 4.000 năm lịch sử và các nghiên
cứu về cây chè / sản phẩm trà đã xuất hiện từ sớm. Cuốn Trà kinh của “Thánh

4



Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Trà” Lục Vũ (đời Đường) được coi là cuốn sách viết riêng về trà đầu tiên của
Trung Quốc và thế giới, ra đời từ thế kỷ thứ VIII, đến nay đã hơn một nghìn
năm tuổi. Các công trình nghiên cứu về chè / trà ở các thế kỷ sau phải kể đến
là Trà đạo (The book of tea) của tác giả Okakura Kakuzo (Bảo Sơn dịch,
Nxb. Lá Bối, 1967), Văn hóa trà Việt Nam, (Tổng công ty chè Việt Nam,
1997), Trà – văn hóa đặc sắc Trung Hoa của Vương Tùng Nhân (Đông A
Sáng dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, 2004), Trà kinh của Vũ Thế Ngọc (Nxb.
Văn nghệ, 2006), Khoa học văn hóa trà thế giới và Việt Nam của Đỗ Ngọc
Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2008)… và rất nhiều bài
báo, tạp chí viết về chè / trà. Đây là những nguồn tài liệu quý, cung cấp những
kiến thức cơ bản về nhiều mặt cho những người quan tâm nghiên cứu vấn đề
này.
2.2. Chè Thái Nguyên bắt đầu được biết đến vào nửa đầu thế kỷ XX và
nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, độc
đáo. Đến nay, chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nổi tiếng cả nước, được
tôn vinh là “Đệ nhất danh trà” (chè Tân Cương) và có rất nhiều bài báo viết
về sản phẩm này: “Cây chè trên đất Thái”, “Gieo “giấc mơ”… trên đất đồi”
(Thái Nguyên – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Chu Viết Luân chủ biên,
Nxb. Chính trị quốc gia, 2005); “Ngày hội tôn vinh hương sắc trà Thái
Nguyên” (Hà Linh, Bản tin Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thái Nguyên xuân
Canh Dần, 2010); “Chè Thái Nguyên, nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt
Nam” (svnhanvan.org/forum)… Đây là những bài báo nhỏ, viết về một khía
cạnh nhất định của chè Thái Nguyên như mô tả đặc điểm, tính chất của cây
chè, việc sản xuất, chế biến, kinh doanh chè và phần nào bàn về văn hóa chè
Thái Nguyên.
Đáng chú ý là từ quý II, quý III năm 2009, Sở Công thương Thái

Nguyên đã giao cho Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh biên soạn cuốn sách

5


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

“Chè Thái Nguyên” với hai ngôn ngữ Việt – Anh, in offset 4 màu nhằm giới
thiệu và tuyên truyền cho ngành chè Thái Nguyên trong quá trình phát triển
và hội nhập. Tuy nhiên, trước khi cuốn sách này được xuất bản, có thể nói vẫn
chưa có công trình nghiên cứu hay một chuyên luận nào đi sâu vào tìm tòi,
khai thác một cách có hệ thống về đặc sản chè Thái Nguyên, nhất là ở góc độ
vị thế văn hóa và tiềm năng kinh tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Xác định được vị trí và làm nổi bật vai trò của chè Thái trong văn
hóa trà Việt, có cái nhìn sâu sắc và xác đáng về tiềm năng kinh tế, giá trị
thương mại của loại đặc sản này.
3.1.2. Đi sâu nghiên cứu chè Thái từ đó phần nào giới thiệu và quảng
bá thương hiệu chè Thái.
3.1.3. Cung cấp cho những người quan tâm, yêu mến trà nói chung và
chè Thái Nguyên nói riêng một nguồn tài liệu đáng tin cậy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nắm vững mục đích và nội dung nghiên cứu của khóa luận.
3.2.2. Tập hợp được một nguồn tài liệu phong phú, đầy đủ liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.3. Xây dựng được hệ thống kiến thức đầy đủ, chính xác về đặc sản
chè Thái ở góc độ văn hóa và kinh tế.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là chè / trà Thái Nguyên trong văn hóa trà
Việt và nền kinh tế chè Việt Nam.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi rộng: lãnh thổ Việt Nam, các vùng chè ở Việt Nam và văn
hóa trà Việt.
- Phạm vi chuyên sâu: tỉnh Thái Nguyên, các vùng chè của Thái
Nguyên, vị thế văn hóa và tiềm năng kinh tế của chè Thái.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
6. Những đóng góp của khóa luận
6.1. Những đóng góp về mặt khoa học
6.1.1. Cung cấp một hệ thống lý thuyết và thực tiễn về vị thế văn hóa
và tiềm năng kinh tế của đặc sản chè Thái Nguyên.
6.1.2. Cung cấp một nguồn tài liệu chi tiết, hấp dẫn và đáng tin cậy về
đặc sản chè Thái.
6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
6.2.1. Cung cấp những kiến thức thú vị về chè Thái, đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu, khám phá của những người quan tâm, yêu mến loại chè này.

6.2.2. Phần nào giới thiệu và quảng bá về đặc sản chè Thái Nguyên,
góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về chè Thái cho người tiêu dùng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần thủ tục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được bố cục làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về chè / trà
Chương 2. Vị thế văn hóa chè Thái
Chương 3. Tiềm năng kinh tế chè Thái

7


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHÈ / TRÀ
1.1. Khái lược về chè / trà
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học năm 2008 định
nghĩa từ “chè” như sau:
1. Cây nhỡ, lá dày cạnh có răng cưa, hoa màu trắng, quả có ba múi,
trồng để lấy lá, búp, nụ pha nước uống, như hái chè, đồi chè, pha chè…
2. Món ăn ngọt nấu bằng đường hay mật với chất có bột như gạo,
đậu…, như chè đỗ đen… [35, 191].
Cũng trong từ điển này, từ “trà” có các nghĩa:
1. Búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống, như pha

trà, uống trà, trà sen…
2. Cây cảnh cùng loại với chè, hoa đẹp màu trắng, hồng hay đỏ.
3. Tập hợp những cây cùng loại cùng gieo trồng và thu hoạch trong một
thời gian, một đợt, như trà lúa sớm, trà khoai…
Lứa tuổi, như: hai đứa cùng trà với nhau, xấu như ma cũng thể trà
con gái… [35, 1262].
Trên thực tế, chữ “trà” còn được dùng cho các loại thảo mộc được pha
chế làm thức uống chữa bệnh như pha trà (trà thảo mộc, chè thuốc).
Trong khóa luận này, khái niệm chè / trà được hiểu theo nghĩa “cây
nhỡ, lá dày cạnh có răng cưa, hoa màu trắng, quả có ba múi, trồng để lấy lá,
búp, nụ pha nước uống” có tên khoa học là Camellia Sinensis và sản phẩm
của nó (sản phẩm của lá và búp cây chè).

8


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

1.1.1.2. Phân biệt chè / trà
Tên gọi “trà” hiện nay xuất phát từ Trung Hoa, truyền đi theo hai luồng
(âm Hán phổ thông “cha” của Bắc Kinh và thổ âm địa phương “tey” của vùng
Hạ Môn, Phúc Kiến) theo con đường buôn bán chè với các nước láng giềng
phương Tây và phương Bắc, bằng đường bộ hoặc đường thủy.
Trước nhà Đường, chữ “trà” có âm đọc và sáu kiểu chữ viết khác nhau.
Bắt đầu từ thời Đường trở về sau, tên gọi trà có âm đọc là “cha”.
Âm “cha” lan truyền đầu tiên sang Nhật Bản, người nước này dùng trực
tiếp chữ trà với âm đọc “cha” sau đó lan sang Ba Tư (Iran) bằng con đường tơ
lụa, gọi là “cha” rồi biến âm thành “shai” của người Arập, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

gọi là “chay”, tiếng Bồ Đào Nha gọi là “cha”.
Âm “tey” truyền bá ra nước ngoài vào thời kỳ cuối đời Minh, đầu đời
Thanh, khi các đội thương thuyền của phương Tây đến buôn bán trao đổi
hàng hóa tại Trung Quốc. Năm 1664, các thuyền buôn của công ty Đông Ấn
Độ cập cảng biển Hạ Môn và gọi chè theo thổ âm của vùng là “tey”. Bắt đầu
viết sang tiếng Anh, “tey” chuyển thành “tee”, rồi thành “thee” và cuối cùng
là chữ “tea” như ngày nay.
Từ đó, âm “tea” đã được phổ cập trên thế giới, tiếng Pháp là “thé”,
tiếng Đức là “tee”, tiếng Tây Ban Nha là “té”, tiếng Hà Lan là “thee”, tiếng
La tinh là “thea”…
Trong tiếng Anh chỉ có một từ “tea” để chỉ chung cho cả cây chè và các
sản phẩm của nó. Trong tiếng Việt, có hai chữ “chè” và “trà” được dùng để
phân biệt giữa “cây trồng, sản phẩm tươi” và “sản phẩm đã qua chế biến”.
Ở miền Bắc, chữ “chè” dùng để chỉ cây trồng và sản phẩm chế biến của
cây chè, ví dụ: “Viện nghiên cứu chè Phú Hộ có nhiều giống chè như Trung
Du, Shan…”; “Vinatea trong năm 1998 đã xuất khẩu 17.000 tấn chè đen, chè
xanh”…

9


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Ở miền Nam, khi dùng từ “chè” và “trà” có sự phân biệt cây trồng và
sản phẩm chế biến như: “Công ty chè Lâm Đồng có trà Rồng Vàng”; “Trạm
nghiên cứu chè Bảo Lộc có nhiều giống chè chọn lọc giâm cành…”; “Người
miền Nam thích uống trà Tiến Đạt, Đỗ Hữu, Châm Anh…”.
Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối. “Chè” thường

được dùng cho cả cây trồng, sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến. Từ “trà”
đôi khi vẫn được dùng để chỉ cây: cây trà, đồi trà…
1.1.1.3. Cây chè
Cây chè thuộc bộ Ericals, họ Theaceae, chi Camellia, loài C. Sinensis,
có tên khoa học là Camellia Sinensis (tên gọi “Sinensis” trong tiếng Latinh có
nghĩa là Trung Quốc).
Trước đây, cây chè có danh pháp khoa học cũ là Thea Bohea và Thea
Viridis.
Cây chè nguyên thủy đã có từ bốn đến năm nghìn năm trước đây. Chè
cũng là một trong những loài cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Vùng nguyên sản cây chè trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học
tranh luận, nghiên cứu. Đến nay, đã có năm thuyết: Thuyết Trung Hoa của
Lục Vũ (760), Linné (1753); thuyết Ấn Độ của Robert Bruce (1823); thuyết
nhị nguyên của Cohen Stuart (1918); thuyết chiết trung của Đào Thừa Trân
(1951) và thuyết Việt Nam của K. M. Djemukhatza (1976).
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác nhận: cây chè phát
nguyên từ một vùng sinh thái hình cánh quạt, giữa các ngọn đồi Naga,
Manipuri và Lushai, dọc theo biên giới giữa Assam và Mianma ở phía tây,
ngang qua Trung Quốc ở phía đông và theo hướng nam chạy qua các ngọn
đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục tây đông từ kinh độ 95o →
120o Đông, trục bắc nam từ vĩ độ 29o → 11o Bắc.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Chè là loại cây ưa đất chua, thường mọc ở các vùng núi cao, sống lưu

niên. Cây chè mọc hoang trên núi có kích thước lớn, có thể cao tới 8 – 10 m.
Cây gây trồng thường nhỏ và phân nhánh thấp, thân bụi. Hệ rễ chè gồm rễ trụ
(rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Thân chè có ba loại: thân gỗ, thân nhỡ, thân bụi.
Cành chè chia làm nhiều đốt, lá mọc cách trên cành, hình trái xoan nhọn ở
gốc và đỉnh, phiến lá dày, bóng, dai, mép khía răng cưa. Búp chè là một đoạn
non ở đỉnh ngọn của cành chè, gồm có tôm là phần lá non ở chóp đỉnh của
cành chưa xòe ra và hai đến ba lá non sát nó. Hoa chè mọc ở nách lá, lưỡng
tính, màu trắng ánh vàng, gồm bảy đến tám cánh hoa. Cây chè ra hoa từ tháng
chín, mười đến tháng hai, có quả vào tháng tư.
1.1.2. Phân loại trà
1.1.2.1. Phân loại theo công nghệ chế biến
Theo công nghệ chế biến, trà được chia ra làm hai loại chính là trà đen
và trà xanh, ngoài ra còn có trà vàng, trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ.
Trà đen là loại trà được chế biến bằng cách cho lên men hoàn toàn
nguyên liệu búp chè một tôm hai, ba lá, làm biến đổi hầu hết các cấu tử, thành
phần hóa học của lá chè, khi pha cho màu nước đỏ nâu, trong, có hương thơm
tươi mát, dễ chịu, vị chát dịu, sảng khoái, có hậu.
Trà xanh cũng được chế biến từ nguyên liệu như trà đen, song được
diệt men triệt để ngay từ đầu vì vậy thành phần hóa học của trà xanh rất gần
với thành phần hóa học của lá chè tươi. Về nội chất, trà xanh có hương thơm
đặc trưng của vùng và giống chè, vị chát dịu, có hậu ngọt, nước pha có màu
xanh vàng hay vàng xanh.
Trà vàng là sản phẩm trung gian giữa trà xanh và trà đen, dưới tác dụng
sơ bộ của men ôxi hóa trong quá trình làm héo, được chế biến từ búp chè một
tôm, hai đến ba lá, thậm chí bốn lá từ giống chè Shan. Trà vàng có tính chất

11


Khóa luận tốt nghiệp


Chu Thị Thanh Bình

gần giống trà xanh, hương vị dịu đượm, tươi mát, nước có màu vàng ánh kim
và màu vàng đậm hơn trà xanh.
Trà Ô Long là sản phẩm độc đáo được sản xuất từ chè đọt tươi giống
của Trung Quốc, Đài Loan như Ô Long Thanh Tâm, Thúy Ngọc, Kim
Tuyên…, thuộc loại trà bán lên men, có dạng hình viên và bán cầu, hương
thơm rất bền và độc đáo, mùi hoa ngọc lan và mùi quả chín, vị chát dịu mát,
màu nước vàng trong gần giống như trà xanh.
Trà Phổ Nhĩ được chế biến từ nguyên liệu giống chè màu vàng sáng, có
công nghệ chế biến khác hẳn công nghệ chế biến trà xanh và trà đen. Trà Phổ
Nhĩ cho nước pha màu nâu và nâu đỏ màu gan lợn, mùi hương cũ, vị chát dịu
có hậu, bã đỏ nâu.
1.1.2.2. Phân loại theo hình thái bên ngoài
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, trà được chia thành trà rời, trà bánh, trà
bột (cao chè). Gần đây còn xuất hiện trà túi lọc, trà đóng chai và trà hòa tan.
Trà rời có trà đen rời (trà cánh, trà mảnh, trà vụn), trà xanh rời (trà
cánh, trà mảnh, trà vụn, trà sợi, trà dẹp, trà tròn).
Trà bánh được chế biến từ trà đen, trà xanh và trà vụn ép thành từng
miếng. Các loại trà bánh đều được sản xuất từ nguyên liệu chè già.
Trà bột và cao chè được chế biến từ nước chè cô đặc lại và sấy khô.
Trà túi lọc được sản xuất từ các loại trà xanh, trà đen, trà Ô Long…, có
thể phối hợp với các thảo mộc khác. Về ngoại hình, mặt trà phải nhỏ, tương
đối đều, màu nước, mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.
Trà đóng chai, trà hòa tan là sản phẩm cho thế hệ mới, công nghệ được
nhập từ nước ngoài. Chè nguyên liệu thường là các loại chè cám xanh, đen
cùng với các hương liệu mùi hoa quả.

12



Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

1.1.2.3. Phân loại theo phương pháp gia công
Dựa trên phương pháp gia công, người ta chia trà thành hai loại là trà
xô (trà mộc) và trà hương.
Trà xô là loại trà không ướp hương.
Trà hương, trà hoa là loại trà đã hấp thụ hương thơm của hương liệu
hoặc hoa tươi như hạt mùi, quế, cam thảo, sen, nhài, sói, hồng…
1.2. Vài nét về nghệ thuật thưởng trà trên thế giới
1.2.1. Lược sử tục uống trà trên thế giới
Trà được ghi nhận là khởi nguồn từ Trung Quốc vào khoảng những
năm 3300 – 3100 TCN. Theo truyền thuyết, vua Thần Nông của vùng lúa
nước phương Nam Trung Hoa, trong một lần tuần thú đã vô tình uống thứ
nước đun sôi có lá cây chè rơi vào. Ông khen thứ nước “làm cho phấn chấn,
tinh thần thoải mái, sáng suốt” và gọi là “trà”. Trà đến với nhân loại từ đó.
Chính thức theo lịch sử, trà mới chỉ được đề cập đến từ thời Tam Quốc.
Trong một thời gian dài, người Trung Hoa dùng các loại chè mọc hoang như
một vị thuốc, uống theo kiểu đơn giản là hái lá đem về nấu, chưa trồng, chế
biến chè như một loại đồ uống và có quy định về lễ nghi, kiểu cách như sau
này. Tới thời Đường, cùng với sự ra đời của cuốn Trà kinh (Lục Vũ), nghệ
thuật thưởng thức trà mới thực sự được biết đến.
Từ Trung Quốc, bằng nhiều con đường khác nhau (truyền giáo, thỉnh
giáo, buôn bán…), trà đã lan dần ra khắp thế giới.
Cuối thế kỷ XI, trà lan sang Nhật. Người Nhật đem nó hòa quyện với
văn hóa bản địa và nâng lên thành một triết lý riêng của dân tộc – Trà đạo.
Tới thế kỷ XIV, trà trở thành đồ uống thông dụng với mọi tầng lớp trong xã

hội Nhật Bản.

13


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Sang đầu thế kỷ XVII, trà du nhập vào châu Âu theo các thuyền buôn
ly hương tới Bồ Đào Nha, Hà Lan... Ban đầu, trà được bày bán ở các hiệu bào
chế thuốc.
Năm 1657, trà xuất hiện ở Anh. Thứ nước vàng sóng sánh này đã chinh
phục hoàng hậu Catherine Brazanga ngay từ những ngụm đầu tiên. Thói quen
uống trà dần phổ biến như một “mốt thời thượng” (snobbery). Sau năm 1784,
khi quốc hội Anh giảm thuế nhập khẩu trà từ 119% xuống còn 12,5% và sản
xuất được trà ở Ấn Độ (lúc đó là thuộc địa của Anh), trà thực sự trở thành loại
thức uống phổ cập ở xứ sở sương mù.
Từ đây, trà lan ra khắp châu Âu và nhanh chóng vượt qua cà phê để giữ
vị trí đồ uống được ưa chuộng nhất lục địa già. Sau đó, theo chân người Âu,
trà tìm đến lục địa mới – châu Mỹ và tiếp tục chiếm được cảm tình của cư dân
nơi đây.
1.2.2. Nghệ thuật thưởng trà của một số quốc gia
1.2.2.1. Ở Trung Quốc
Trung Quốc là nước biết uống trà và dùng trà làm thuốc từ sớm. Ngay
từ thế kỷ VIII, ở Trung Quốc đã có những ghi chép về nghệ thuật thưởng trà.
Sự phát triển của trà ở Trung Quốc có thể chia ra làm ba giai đoạn
chính: trà nấu (đoàn trà), tương ứng với nguyên liệu trà bánh; trà khuấy (mạt
trà) tương ứng với nguyên liệu trà bột; trà ngâm (yêm trà hay tiễn trà) tương
ứng với nguyên liệu trà rời.

Vào thế kỷ IV – V, trà là món đồ uống ưa thích của dân chúng ở thung
lũng Dương Tử Giang. Người dân lấy lá chè hấp lên, bỏ vào cối giã, ép thành
bánh, khi dùng đem nấu với gạo, gừng, muối, vỏ cam, hương liệu, sữa. Đến
thời nhà Đường, trà trở nên phổ biến với mọi người dân.
Thời Tống, trà bánh được thay thế bằng trà bột (mạt trà). Lá trà được
bỏ vào cối đá xay thành bột rồi đem khuấy trong nước sôi bằng một thứ dụng

14


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

cụ bằng tre tốt có một đầu chẻ ra thành nhiều mảnh. Muối và các hương liệu,
gia vị bị bỏ dần.
Đến thế kỷ XIII, các kết quả của nền văn hóa Tống, trong đó có nghi lễ
uống trà bị tàn phá do chiến tranh. Nghệ thuật thưởng trà suy vi và chỉ được
phục hồi vào thời Minh – Thanh. Minh Thái Tổ (1368 – 1399) là người đầu
tiên nghĩ ra cách pha búp trà vào đỉnh, khi trà chìm xuống thì uống. Sau năm
1391, Minh Thái Tổ đã ra chiếu quy định trà cống nạp cho triều đình phải
được đổi từ dạng bánh sang dạng rời. Điều này đã làm thay đổi thói quen
uống trà của người dân: từ uống trà khuấy chuyển sang uống trà ngâm.
Nghệ thuật thưởng trà là một nét đặc thù của nền văn hóa Trung Hoa.
Người Trung Quốc đã quý tộc hóa các nghi thức thưởng trà khô rất cầu kỳ,
phức tạp, mang tính quy phạm cao trong sự giới hạn về số lượng người tham
gia (độc ẩm, song ẩm, quần ẩm), có sự đa dạng về các sản phẩm trà với hương
vị, màu sắc khác nhau (trà Ô Long, trà Thiết Quan Âm, trà Long Tỉnh…). Trà
cụ Trung Quốc rất phong phú và tuân theo những nghi thức nhất định (Lục
Vũ đã đưa ra danh sách gồm hai mươi tám trà cụ chia làm tám nhóm), trong

đó đồ gốm Nghi Hưng (Cảnh Đức Trấn, Giang Tây) rất được ưa chuộng vì
những đặc tính quý báu phù hợp với việc pha trà.
Một điểm nhấn trong văn hóa trà Trung Hoa là hội đấu trà. Có hai cách
thức thi đấu là thi pha trà và thi phân loại trà. Trong cuộc thi, ban giám khảo
sẽ cho thí sinh xem trước năm mẫu trà, sau đó bí mật pha chế thành nhiều
chén trà để thí sinh uống và đấu với nhau, bình phẩm, phân loại, mô tả trà qua
hương sắc, mùi vị, từ đó cho biết độ lên men, cách sao và xuất xứ của trà.
Ngày nay, nghệ thuật thưởng trà ở Trung Quốc vẫn rất phát triển.
Nhiều quán Trà đạo lớn được mở, thu hút một số lượng lớn những người yêu
thích trà tìm đến để thưởng thức nghệ thuật thanh tao này. Tuy nhiên, về lễ

15


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

nghi, nghệ thuật thưởng trà đã khác xa đời Đường, đời Tống. Người ta chỉ
đánh giá trà tuyệt vời nhờ hương vị.
1.2.2.2. Ở Nhật Bản
Người Nhật Bản biết đến trà lần đầu tiên vào thời Nara (710 – 794), khi
các đoàn sứ giả Nhật tới triều Đường, Trung Quốc thấy tục uống trà mới lạ
nên mang một ít trà về làm quà. Năm 801, Saicho (Tối Chừng, 767 – 822)
được hoàng gia phái sang Trung Quốc và khi nhà sư trở về Nhật Bản đã mang
theo những hạt giống trà đầu tiên đem trồng quanh vùng chân núi Hiei thuộc
tỉnh Shiga. Sau năm 894, mối bang giao Nhật Bản – Trung Quốc bị gián đoạn
kéo theo việc nhập khẩu và trồng chè ở Nhật không phát triển. Đến cuối thời
Heian đầu thời Kamakura, quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc được phục hồi,
trà và văn hóa trà tiếp tục được truyền bá vào Nhật Bản. Cây chè được nhân

rộng ra nhiều vùng. Dần dần trà trở nên thịnh hành trong giới sư tăng và võ sư
cao cấp. Dưới ảnh hưởng của tầng lớp Samurai, những quy định trong việc
thưởng trà dần hình thành. Đây là những cơ sở đầu tiên của Trà đạo. Đến thế
kỷ XV, dưới thời tướng quân Ashikaga Yashimasu (1436 – 1490), những nghi
thức thưởng trà đã hoàn thiện và được các trà sư ghi chép lại để truyền bá
thành những trường phái biệt lập.
Để thực hiện một nghi thức Trà đạo nhất thiết phải có đầy đủ các yếu
tố: trà thất, trà viện, đạo cụ pha chế và thưởng thức trà. Số khách mời cũng
được quy định tối đa là năm người.
Trà thất thường làm bằng gỗ giữa một vườn đầy hoa lá. Những trà đồ
trước khi bước vào trà thất phải tự mình rũ bỏ hết cái thế giới ồn ào, bon chen
để nhập vào sự tĩnh lặng của tâm hồn, quên hết mọi ưu phiền. Nghi lễ uống
trà kéo dài khoảng bốn giờ và được quy định rất cầu kỳ, gồm bốn lễ: Kaiseki
(một bữa ăn nhẹ), Nakadachi (thời gian nghỉ xả hơi), Gozairi (lễ chính) dâng
trà đậm Koicha và cuối cùng là lễ Usucha (dâng trà ngon).

16


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Trà đạo Nhật Bản cũng sử dụng cung cách pha trà như một phương
pháp lắng tâm. Qua phần nghi lễ, người uống trà có dịp tập trung theo dõi
từng hơi thở và thiền định. Trà làm cho tâm hồn người uống lắng đọng, thanh
thản do vậy nước pha trà phải trong trẻo, thanh khiết, không vướng mùi tạp.
Với bộ dụng cụ đặc biệt, người pha trà biểu diễn những bước pha trà nhanh và
khéo. Bột trà được cho vào bát sứ với lượng chuẩn nhất định, sau đó rót nước
sôi vào từng bát rồi dùng dụng cụ nhỏ bằng tre đánh nhẹ cho đến khi trà sủi

bọt thì đem mời khách. Trước khi uống, khách phải để hai tay xuống sàn nhà,
cúi đầu chào mọi người rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay ba lần theo chiều
kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Uống xong, khách lại xoay ba lần bát theo
hướng ngược lại rồi nhẹ nhàng đặt xuống.
Với người Nhật, Trà đạo là một tôn giáo không có giới hạn, giúp cân
bằng thế giới nội tâm, dung hòa tâm hồn con người với vũ trụ. Nó đóng vai
trò rất quan trọng đối với đời sống tinh thần người Nhật.
1.2.2.3. Ở Anh
So với một số nước phương Đông, châu Âu nói chung và nước Anh nói
riêng biết đến trà khá muộn. Trà xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1644,
khi công ty Đông Ấn Độ tiến cống trà cho vua nước này và thú uống trà bắt
đầu hình thành trong giới quý tộc giàu có từ đó.
Do việc vận chuyển trà từ Trung Quốc về Anh rất tốn kém và vua
Charles II đánh thuế nhập khẩu trà quá nặng (119%) nên giá thành trà cao,
một pound trà (khoảng gần 0,5 kg) có thể có giá tới 20 bảng Anh (bằng lương
cả năm của một luật sư thời bấy giờ). Để xứng đáng với thứ đồ uống đắt tiền
này, các gia đình quý tộc đặt mua những bộ ấm trà đẹp bằng bạc và bằng sứ
men Trung Quốc.
Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ việc giảm thuế và số lượng tàu buôn trà tăng,
giá trà không còn cao như trước, phong cách uống trà của giới quyền quý

17


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

không còn chiếm giữ địa vị độc tôn. Trà được phổ biến rộng rãi trong mọi
tầng lớp xã hội.

Người Anh thích uống trà đen (hồng trà). Họ pha trà trong ấm bằng sứ,
rót nước sôi tinh khiết lên lá trà rồi hãm trong vài phút. Để tăng thêm vị đậm
đà cho chén trà, hầu hết người Anh khi uống đều kết hợp với một lượng sữa
hay đường, tùy theo khẩu vị và sở thích của từng người.
Ở Anh có một tục lệ độc đáo và nổi tiếng, khiến văn hóa trà Anh thực
sự trở nên khác biệt: tục lệ uống trà theo giờ. Thời gian uống trà của người
Anh được gọi là “giờ trà” (tea – time). Trong một ngày có nhiều giờ trà,
nhưng quan trọng nhất là bữa trà chiều (afternoon tea) diễn ra lúc 4 – 5 giờ.
Bữa trà chiều do nữ quận công Bedford đặt ra vào năm 1840, bao gồm trà,
bánh mứt kem, mứt hoa quả, vài lát bánh sandwich. Người uống tự pha trà
cho mình, đổ sữa vào chén rồi gắp một vài lát chanh để lên mặt chén.
Trung bình, mỗi người Anh một ngày uống 6 – 7 tuần trà. Trà trở thành
“trà cơm hàng ngày” và chính vì lẽ đó người Anh được gọi là quán quân uống
trà trên thế giới.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
1.3.1. Sự phát triển của cây chè Việt Nam
Từ các tư liệu lịch sử, khoa học trong và ngoài nước, có thể khẳng định
cây chè là cây bản địa ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cũng đã công nhận
Việt Nam là một trong những vùng nguyên sản của cây chè.
Sự phát triển của cây chè ở Việt Nam chia làm ba thời kỳ: thời kỳ trước
năm 1882, thời kỳ 1882 – 1945 và thời kỳ 1945 đến nay.
- Thời kỳ trước năm 1882:
Trước năm 1882, cây chè ở Việt Nam tồn tại dưới hai loại hình: trong
tự nhiên, cây chè mọc thành rừng ở các vùng núi Hà Giang, Yên Bái… Người
dân hái lá chè về chế biến thành loại chè lên men một nửa (chè mạn). Đồng

18


Khóa luận tốt nghiệp


Chu Thị Thanh Bình

thời, chè cũng được trồng ở vườn hộ gia đình (ở vùng đồng bằng sông Hồng),
trên đồi (chè đồi ở Nghệ An) để lấy lá uống tươi.
“Như vậy, ở các tỉnh Trung du miền núi cao nguyên của đất nước Việt
Nam đều có chè và các gia đình nông dân đều trồng chè, trồng ở vườn, trồng
ở núi... Người Việt Nam đã uống chè, lá chè tươi là chủ yếu, chè tươi nấu cả
cành gọi là chè Gay ở Nghệ An...” [8, 7].
- Thời kỳ 1882 – 1945:
Thời kỳ này đánh dấu sự xuất hiện của các đồn điền chè lớn do tư bản
Pháp đầu tư. Năm 1890, những đồn điền chè đầu tiên ở Tình Cương (Phú
Thọ) và ở Đức Phổ (Quảng Nam) được thành lập.
Năm 1925 – 1940, người Pháp mở các đồn điền chè lớn ở cao nguyên
Trung Bộ với diện tích khoảng 2.750 ha.
Để phục vụ cho sản xuất, các cơ sở nghiên cứu về cây chè được thành
lập ở Phú Hộ (Phú Thọ) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Một điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích trồng chè phân tán, lẻ
tẻ, sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc. Kỹ thuật canh tác sơ sài với phương
thức quảng canh, năng suất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5 tấn búp tươi / ha.
- Thời kỳ 1945 đến nay:
Từ năm 1945 đến năm 1954, do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến
chống Pháp, các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư
chăm sóc vì vậy diện tích và số lượng chè thời kỳ này giảm sút.
Sau năm 1954, ngành chè phát triển chủ yếu ở hai khu vực:
Khu vực tập thể do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý đã phục hồi, cải
tạo các vườn chè cũ, đồng thời mở rộng diện tích trồng chè mới. Những năm
gần đây, nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè ở Thái Nguyên và trồng chè là
chủ yếu ở Phú Thọ… đã ra đời.


19


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

Từ năm 1960, Nhà nước xây dựng nhiều nông trường quốc doanh trồng
chè. Ngoài ra ở miền Nam còn có một bộ phận tư nhân sản xuất chè.
Đến hết năm 2002, tổng diện tích chè của cả nước là 108.000 ha, trong
đó có 87.000 ha chè kinh doanh. Tổng lượng chè sản xuất đạt 98.000 tấn,
trong đó xuất khẩu 72.000 tấn, đạt doanh thu 82.000.000 USD.
1.3.2. Hiện trạng sản xuất, chế biến chè
Từ năm 1975, ngành chè Việt Nam có nhiều điều kiện để mở rộng diện
tích và tăng sản lượng chè. Đến nay trên cả nước đã hình thành bảy vùng chè:
vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Đông
Bắc, vùng chè trung du Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ, vùng chè duyên hải
miền Trung và vùng chè Tây Nguyên.
Năm 1999, Chính phủ đã có quyết định xây dựng và phát triển chè đến
năm 2010 cả nước đạt 104.000 ha, năng suất bình quân 7,5 tấn tươi / ha, sản
lượng chè búp 665.000 tấn, chè khô 147.000 tấn.
Sản xuất chè ở Việt Nam tồn tại dưới hai hình thức chính: sản xuất thủ
công / bán thủ công ở các hộ gia đình và sản xuất công nghiệp dựa trên các
dây chuyền, thiết bị kỹ thuật tại các nhà máy chế biến kinh doanh chè.
Theo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ II (12 – 2006) của Hiệp hội chè Việt
Nam, đến năm 2006, cả nước có khoảng 40.000 hộ sản xuất chè, hơn 600
doanh nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2
triệu lao động tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và
dịch vụ.
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng chè toàn quốc liên tục tăng.

Năm 2000 diện tích chè là 86.938 ha, sản lượng 314.692 tấn. Năm 2005, tổng
diện tích là 118.400 ha, sản lượng 534.200 tấn. Năm 2007, cả nước trồng
được 131.000 ha chè, sản lượng chè khô đạt 167.000 tấn, sản lượng xuất khẩu
đạt 130.000 tấn, sản lượng nội tiêu 37.000 tấn.

20


Khóa luận tốt nghiệp

Chu Thị Thanh Bình

1.3.3. Tình hình tiêu thụ chè
1.3.3.1. Thị trường nội địa
Theo báo cáo của FAO, tiêu thụ chè bình quân đầu người ở Việt Nam
năm 1997 đạt 260 gam, năm 2005 đạt 380 gam, thấp hơn nhiều so với các
nước châu Á có tập quán uống trà khác. (Hồng Kông 1.400 gam, Đài Loan
1.300 gam, Nhật Bản 1.050 gam [17, 15]). Nhu cầu tiêu dùng chè trong thị
trường nội địa không lớn. Phần lớn chè tiêu thụ nội địa là chè xanh, với 90%
sản lượng chè xanh được tiêu thụ ngay trên thị trường trong nước.
Chè đen chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn với tỷ lệ nhỏ (1% tổng
mức tiêu thụ). Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu đối với các loại trà đen ướp hương
đang tăng nhanh ở các khu vực thành thị. Ước tính Lipton và Dilmah chiếm
khoảng 70% thị phần ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Trong khi xuất khẩu chè có chiều hướng tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ
nội địa biến động mạnh. Chè bán trên thị trường nội địa là những sản phẩm đã
qua chế biến có chất lượng khá tốt và giá cao hơn giá xuất khẩu. Người Việt
Nam cũng rất nhạy cảm trong vấn đề chất lượng chè. Chè được trồng ở các
vùng phía Bắc như Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái khá phổ biến ở
Hà Nội và các tỉnh thành ở miền Bắc, trong khi chè Lâm Đồng chủ yếu được

tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Chè xanh ướp hoa
nhài, hoa sen và các loại hương liệu khác cũng khá quen thuộc, chiếm khoảng
20% lượng tiêu thụ nội địa.
1.3.3.2. Hoạt động xuất khẩu
Ngành chè Việt Nam chủ yếu tập trung vào xuất khẩu với hơn 80% sản
lượng chè được bán ra thị trường thế giới. Chè xuất khẩu hầu hết dưới dạng
thô hoặc sơ chế nên giá thành không cao.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đang đứng thứ 7 về
xuất khẩu và chiếm 6% sản lượng xuất khẩu chè thế giới. Năm 2004, Việt

21


×