Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Kế hoạch csgd trẻ chủ đề Trường MGVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.89 KB, 45 trang )

XÂY DỰNG MỤC TIÊU - NỘI DUNG CHÍNH
CÁC HOẠT ĐỘNG CHO:
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀNG ANH
Thời gian: 3 tuần. Từ ngày 06 / 9 /2010 đến ngày 26/ 09 / 2010
Lĩnh vục
phát triển MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

PHÁT
TRIỂN
THỂ
CHẤT
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động.
- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động, các trò chơi.
- Phát triển sự phối hợp tay mắt.
- Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận, vận động nhịp nhàng
cùng bạn.
- Phát triển các giác quan.

PHÁT
TRIỂN
NGÔN
NGỮ
- Mở rộng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động: Trò chơi, thảo luận, kể
chuyện.. .
- Biết sử dụng mạnh dạn những từ mới thuộc chủ đề trường Mầm Non và
hiểu ý nghĩa các từ đó.
- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với người
xung quanh.
-Biết biểu lộ các trạng thái cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ.


PHÁT
TRIỂN
NHẬN
THỨC
- Phát triển sự hiểu biết của trẻ về một số sự vật hiện tượng trong môi
trường gần gũi trẻ.
- Biết được ngày vui hội trung thu của bé là ngày (rằm)15-8. Ý nghĩa là
niềm vui mừng phấn khởi trong ngày trung thu.
- Biết được tên trường, lớp, cô giáo, các bạn trai, bạn gái trong lớp, trường,
đặc điểm và các hoạt động của trường, lớp.
- Biết được đặc điểm trường đang đóng, các khu vực trong trường, đồ dùng
đồ chơi.

PHÁT
TRIỂN
TÌNH
CẢM

HỘI
- Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với
đồ vật. Đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ với các thành viên trong trường lớp
Mầm Non.
- Phát triển kỹ năng hợp tác, chia sẻ quan tâm đến người khác.
- Biết nhường đường cho người già, em bé và giúp đỡ mọi người gặp khó
khăn.
- Có thói quen giao tiếp lịch sự, biết lắng nghe, thưa, gửi, cảm ơn, xin lổi.
- Yêu quí, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường, cất giữ đúng chỗ.

PHÁT
TRIỂN

THẨM
MỸ
- Biết làm đẹp bản thân, (Chải tóc, cài nơ, sữa ngay ngắn quần, áo).
- Biết làm đẹp lớp, trường, (Trang trí, lau chùi, quét dọn).
- Giữ sạch lớp, trường, sân chơi, không vứt rác bừa bãi, không ngắt hoa, hái
lá, bẻ cành. Góp phần bảo vệ môi trường, làm đẹp trường lớp.
1
XÂY DỰNG MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ CHÍNH: TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀNG ANH
Thời gian: 3 tuần - Từ ngày 06 / 09 / 2010 đến ngày 26/ 09 / 2010
Nội dung chính
liên
quan đến chủ đề
NỘI DUNG CẦN CUNG CẤP CHO TRẺ
TRƯỜNG MẦM
NON CỦA BÉ
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, địa điểm của trường, lớp.
- Trẻ biết tên và công việc của các cô trong trường.
- Biết các hoạt động trong trường Mầm Non.
- Biết một số đồ dùng đồ chơi ở trường Mầm Non.
- Biết xưng hô chào hỏi lễ phép với cô giáo, hòa thuận với các
bạn.
- biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
LỚP HỌC CỦA

- Trẻ biết tên lớp, tên cô chủ nhiệm, tên các bạn trong lớp.
- Trẻ biết chào hỏi, thưa gữi.
- Biết được đến lớp có cô dạy dỗ, hết mực yêu thương, được chơi
đùa học tập cùng bạn.
- Trẻ thích đến trường, đến lớp.

- Trẻ biết cất giữ đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết được một số qui định trong lớp.
BÉ VUI TRUNG
THU
- Ý nghĩa của ngày hội trung thu.
- Ngày 15/8 là ngày tết trung thu của trẻ.
- Những hoạt động vui nhộn trong ngày tết trung thu, Múa lân,
rước đèn, phá cổ dưới trăng.
- Trẻ vui trung thu húng thú, yêu trăng rằm.
- Cách xưng hô, chào hỏi lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn.
XÂY DỰNG MẠNG HOẠT ĐỘNG
2
CHỦ ĐỀ CHÍNH: TRƯỜNG MẪU GIÁO VÀNG ANH
Thời gian: 3 tuần - Từ ngày 06 / 09 / 2010 đến ngày 26/ 09 / 2010
Lĩnh vực
phát triển CÁC HOẠT ĐỘNG
THỂ
THỂ DỤC VẬN ĐỘNG GD DINH DƯỠNG
- Thi xem ai bật đúng.
- Bé đi, chạy quanh trường.
- Thi tài tung bóng.
- Trẻ biết được các bửa ăn chính, phụ
trong ngày.
- Trẻ biết tên các món ăn trong ngày,
ăn hết xuất.
- Vệ sinh trước, trong, sau khi ăn.
NHẬN
THỨC
LÀM QUEN VỚI TOÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Phân biệt nhiều hơn, ít hơn.

- Tập đếm.
- Phân biệt lớn hơn, nhỏ hơn.
- Trường Mẫu giáoVàng Anh đáng
yêu của bé.
- Lớp Mẫu Giáo Nhỡ đáng yêu.
- Bé vui Trung Thu.
NGÔN
NGỮ
LÀM QUEN VĂN HỌC
- Thơ: - Nghe lời cô giáo.
- Truyện: - Đôi bạn tốt.
- Thơ: - Trăng sáng.
THẨM
MỸ
TẠO HÌNH ÂM NHẠC
- Vẽ ông mặt trời.
- Vẽ nét mặc của bạn và tô màu.
- Tô màu đồ chơi trung thu.
- Hát: Vui đến trường.
- Em đi Mẫu Giáo.
- Rước đèn dưới ánh trăng.
TÌNH
CẢM XÃ
HỘI
HOẠT ĐỘNG GÓC TRÒ CHUYỆN
- Xây dựng trường Mầm Non, đóng
vai cô giáo.
- Xây dựng lớp học.
- Thể hiện các vai chơi qua trò chơi
Múa Lân.

- Trò chuyện về trường lớp Mẫu
Giáo, tết trung thu, các bạn trong lớp(
tính tình, sở thích),
- Một số qui định ở lớp.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
3
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
Tuần thứ 3 thực hiện từ ngày 20 / 09 / 2010 đến ngày 26 / 09 / 2010
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
Lĩnh vực
phát triển
MỤC TIÊU YÊU CẦU
THỂ
CHẤT
- Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng.
- Biết được các bữa ăn trong ngày.
- Biết vệ sinh trước, trong và sau khi ăn.
NGÔN
NGỮ
- Trẻ đọc thơ "Trăng sáng" diễn cảm, rõ lời, trả lời trọn câu.
- Phát âm đúng các cụm từ, nói về tết trung thu qua trò chuyện, đàm thoại.
NHẬN
THỨC
- Trẻ biết phân biệt sự khác biệt, lớn hơn, nhỏ hơn giữa những chiếc lồng
đèn, đầu lân, trống...
- Trẻ hiểu được một số công việc cần làm để đón tết trung thu.
THẨM
MỸ
- Trẻ biết tô màu theo ý trẻ về bức tranh "Vui trung thu" đẹp, sáng tạo,phù
hợp.

- Hát múa đẹp bài "Rước đèn dưới ánh trăng", chăm chú nghe hát bài
"Chiếc đèn ông sao".
TÌNH
CẢM

HỘI
- Biết dán, ghép đầu lân, mặt nạ.
- Thể hiện được các vai trong trò chơi múa lân, Tề thiên (Ngộ Không), Ông
địa (Bấc giới).
II . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đón trẻ, trò chuyện
với trẻ. Trao đổi với
phụ huynh.
- Đón và giúp trẻ cất đồ dùng cá nhân, âu yếm gần gũi trẻ,
cùng trẻ trò chuyện về tết trung thu.
- Trao đổi với phụ huynh về sự chuẩn bị vui trung thu cho trẻ.
2. THỂ
DỤC
BUỔI
SÁNG
-HÔ HẤP
-TAY VAI
-BỤNG
-CHÂN
-BẬT
- Gà gáy
- Tay đưa lên cao hạ tay xuống.
- Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân.
- Ngồi xổm đứng lên liên tục

- Bật tách chân khép chân.
HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC NUÔI DƯỠNG
- Chải tóc cho trẻ, cắt móng tay.
- Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
4
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỨ
2
KHÁM PHÁ
KHOA HỌC - Bé vui hội trung thu.
THỨ
3
THỂ DỤC - Thi tài tung bóng.
TẠO HÌNH
- Trang trí đồ chơi trung thu.
THỨ
4
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC - Hát, múa bài: "Rước đèn dưới ánh trăng".
THỨ
5
LÀM QUEN
VỚI TOÁN - Trẻ phân biệt lớn, nhỏ của những lồng đèn, đàu lân, trống.
THỨ
6
VĂN HỌC - Thơ: "Trăng sáng"
HOẠT ĐỘNG

NGOÀI TRỜI
- Quan sát bầu trời mùa thu.
- Chơi: "Múa lân"
- Chơi tự do.
TÊN GÓC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Góc xây dựng
- Góc phân vai
- Góc nghệ thuật
- Góc học tập
- Góc thiên nhiên
- Ghép đầu lân, mặt nạ, lồng đèn.
- Chơi đóng vai: "Chị Hằng vui trung thu" Phân loại lồng đèn.
- Tô dán mặt nạ, đầu lân, lồng đèn, hát múa về trung thu wor
trường Mầm Non.
- Xem tranh ảnh về tết trung thu, Phân loại lồng đèn.
- Chăm sóc cây, đong nước vào chai, đúc bánh trung thu.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Ôn hoạt động buổi sáng.
- Hoạt động góc, Điểm danh.
- Vệ sinh trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
5
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học
TRUNG THU CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được: 15 tháng 8 là ngày tết trung thu của thiếu niên nhi đồng việt nam.

- Trẻ biết được hoạt động đặc trưng của tết trung thu như: Phá cổ, rước đèn, múa lân, múa
sư tử, múa rồng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết đóng vai Tề thiên, Ông địa, Múa sư tử, đánh trống, hát múa một số bài hát.
- Phân biệt được rằm tháng 8 vui hơn so với các rằm khác.
3. Thái độ:
- Trẻ vui đùa thỏa thích trong ngày hội.
- cảm nhận được vẽ đẹp của đêm rằm trung thu.
II. CHUẨN BỊ:
- Vương niệm, hoa cài tay.
- Đầu lân, trống, quạt, gậy, (thước bảng) một số lồng đèn, bong bóng, hoa, quần áo cho các
vai: Tề Thiên, Ông địa, cháu điều khiển đầu lân, đuôi lân, đánh trống...
- Tranh ảnh về tết trung thu, mâm cổ với các thứ bánh, quả thật.
- Cát sét, băng nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Quan sát
đàm thoại:
- Cho trẻ hát bài: "Tết trung thu"
- Cô hỏi: Dọc đường đến trường hôm
nay các con nhìn thấy có bày bán những
gì lạ hơn mọi ngày?(Bánh, kẹo, đầu lân,
lồng đèn, trống con...)
- Vì sao người ta bán những thứ ấy nhiều
thế các con?
- Cô có tranh đẹp, các con cùng xem .

- Tranh vẽ gì?( Các bạn đang vui trung
thu)
- Các bạn đang chơi gì?(Múa hát nhảy
lân, rước đèn phá cổ)
- Khi nhảy lân các con thường nghe tiếng
nhạc cụ gì to nhất?(Trống)
- Tết trung thu vào ngày nào, tháng nào?
- Cả lớp hát, nhún.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xúm lại xem tranh.
- Trẻ trả lời.
6
b. Trò chơi:
Luyện tập:
4. Kết thúc:
(Mười lăm tháng tám)
- Con có nhận xét gì về đêm trung thu
rằm tháng tám?(Trăng tròn sáng, các bạn
tập trung dưới trăng chơi nhảy lân, rước
đền phá cổ...)
- Đêm rằm tháng tám khác với những
đêm rằm khác thế nào?(Các bạn thường
tập trung dưới trăng, nhảy lân, rước đèn,
phá cổ. Còn các rằm khác chỉ múa hát,
không nhảy lân, không phá cổ)
- Cô nói: Rằm tháng tám hằng năm là
ngày tết trung thu của các cháu thiếu
niên nhi đồng, vào ngày rằm và đêm rằm
tháng tám các con được xem múa lân,
rước đèn phá cổ rất là thích đấy các con.

+ Trò chơi 1:
- Bé vui hội trăng rằm.
. Cách chơi: Cô giáo đóng vai chị Hằng,
khi nghe trống vang lên, chị Hằng bước
vào sân chơi.
- Chị Hằng: Chào các em! và nói: Hôm
nay là ngày rằm tháng tám, ngày tết
trung thu của các em, chị xuống đây
cùng múa hát vui hội với các em đây.
- Cô cùng trẻ hát, múa, " Đêm trung thu".
(Trẻ hát "Ánh trăng hòa bình" "Rước đèn
dưới ánh trăng".
- Cô nói: Chị Hằng mời các em múa hát
bài tiếp theo cùng chị nào!
- Lớp hát bài: "Chiếc đèn ông sao"
- Cô nói: Dù ở xa tận nơi cùng trăng
nhưng chị vẫn biết vào ngày này các chú
Bộ đội phải đứng gác ở nơi hải đảo xa
xôi các con có thương các chú Bộ đội
không?
- Cô và các con múa hát bài "Gác trăng "
" Rước đèn dưới ánh trăng".
- Nào, đội đèn cùng rước đèn trung thu.
+ Trò chơi: " Múa lân "
- Chị Hằng tạm biệt các em, hẹn trung
thu năm sau gặp lại các em.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chào chị Hằng.
- Trẻ hát múa cùng cô.
- Trẻ múa hát cùng cô.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ cùng cô múa hát.

Trẻ chơi múa lân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
7
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THI TAÌ TUNG BÓNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay đúng hướng, hạn chế việc làm rơi bóng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, định hướng đúng, nhanh nhẹn.
3. Thái độ:
- Trật tự trong hoạt động, ham thích và tích cực trong hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:

- Bóng nhựa lớn.
- Bóng nhựa nhỏ hơn.
- Sân tập an toàn sạch sẽ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Khởi động:
2. Trọng động:
a. BTPTC:
b. VDDCB:
- Cho trẻ đi các kiểu chân qua lời
hướng dẫn của cô: "Con lân khỏe, lân

múa nhẹ, lân lên dốc, lân xuống dốc,
lân đi bình thường, lân múa vui ngày
hội lớn".
- Để khỏe hơn nữa, trong ngày hội vui
trung thu các con cùng cô tập bài tập
phát triển chung.
+ Tay vai: Tay đưa lên cao hạ xuống.
+ Chân: Ngồi xuống đứng lên liên tục.
+ Bụng: Hai tay chống hông, quay
người sang hai bên.
+ Bật: Bật tại chỗ.
- Cô hỏi: Khỏe chưa các con ?
- Cô nói: Để cho ngày tết trung thu
vui hơn, cô cháu mình cùng chơi với
quả bóng. (Cô đưa quả bóng ra).
- Trẻ đi trong vòng tron các
kiểu chân: mũi chân, gót
chân, cả bàn chân, làm
động tác nhảy lên rồi đứng
lại.
- Trẻ tập theo nhịp hô của
cô.
- Tập 2 lần 4 nhịp
- Tập 2 lần 4 nhịp
- Tập theo nhịp 1.2..4 lần
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
8
c. TCVĐ:
3. Hồi tĩnh:

- Cô hỏi:Con thích chơi gì với bóng
nào?
- Cô nói: Cô cháu mình thống nhất
chơi:" Tung và bắt bóng".
- Cô cho trẻ tung, bắt tự do vài lần.
- Cô nói: Muốn" tung bắt bóng" đẹp
hơn nữa và hạn chế việc rơi bóng quá
nhiều như các con vừa chơi, các con
hãy xem cô tung và bắt bóng tặng con.
- Cô tung bắt bóng lần đầu.
- Lần 2 cô vừa tung vừa hướng dẫn.
+ TTCB: Các con cầm bóng bằng 2 tay
đưa ra trước, mắt nhìn theo bóng.
+ TH: Con tung bóng lên cao rồi theo
dõi theo hướng bóng sắp rơi để đưa 2
tay ra đón bóng.
- Cô mời 2 cháu tung và bắt bóng thử.
. Cô cho lớp thực hiện theo tổ.
- Cô quan sát sửa sai, động viên trẻ
không làm rơi bóng, tuyên dương kịp
thời tung bắt bóng đúng hướng, nhanh
nhẹn, không làm rơi bóng nhiều.
- Cô nói: Rất nhiều bạn tung và bắt
bóng giỏi, cô thưởng cho các con trò
chơi " Chuyền bóng".
- Cách chơi: Đặt quả trứng bằng nhựa
vào một cái thìa rồi chuyền từ bạn này
sang bạn khác, ai không làm rơi trứng
khỏi thìa thì được khen.
- Tổ chức cho lớp chơi.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
- Một số trẻ nêu ý thích của
mình.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
- Cả lớp quan sát.
- Mỗi tổ đứng thành một
vòng tròn và tung bắt bóng
- Trẻ nghe, trả lời.
- Trẻ lắng nghe hướng dẫn
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
9
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
TRANG TRÍ ĐỒ CHƠI TRUNG THU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CÀU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dùng màu tô, vẽ đẹp của những chiếc lồng đèn, đầu lân, trống cơm. Qua đó biết
được những thứ đồ chơi này được chơi trong dịp tết trung thu hằng năm.
2. Kỹ năng:
- Chọn màu phù hợp, tô gọn không nhem ra ngoài.
- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi tay trẻ.
3. Thái độ:
- Hăng hái, chăm chỉ khi thực hiện nhiệm vụ.
- Hứng thú khi hoàn thành sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ:
- Một tranh vẽ lồng đèn, 1 tranh đầu lân, 1 tranh trống cơm đã tô màu đẹp, rõ ràng.
- Giá bày sản phẩm.
- Tranh vẽ lồng đèn ( hoặc đầu lân, trống ) lên giấy A/4 cho mỗi trẻ 1 tờ ( chưa tô màu ).
- Sáp màu cho mỗi trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Quan sát mẫu:
b. Đàm thoại:
- Cho lớp hát: "Tết trung thu".
- Cô hỏi: Tết trung thu năm nay các
con dự định sẽ chơi gì ?(Múa lân,
múa sư tử, múa rồng, rước đèn, phá
cổ...)
- Cô có nhiều tranh vẽ về tết trung
thu các con lại gần đây xem cùng
cô.
- Cô hỏi:
. Tranh này vẽ gì đây các con ?
. Lồng đèn ông sao được tô những
màu gì ?(Xanh, đỏ, vàng..)
. Còn tranh này vẽ gì ?(Đầu lân)
- Lớp hát, vỗ tay.
- Trẻ trả lời:
- Trẻ ngồi gần lại để xem
tranh.

- Trẻ Q.S tranh 1 và trả lờì.
10
c. Trẻ thực hiện:
d. Trưng bày
S.P:
đ. Nhận xét S.P:
4. Kết thúc:
. Bạn tô đầu lân những màu gì ? Tô
thế nào ?(Xanh, đỏ, vàng, tô kín,
không lem ra ngoài)
- Con có nhận xét gì về bức tranh
vẽ cái trống cơm ?
- Cô lần lượt hỏi một số trẻ thích tô
màu, đồ chơi gì ? tô như thế nào ?
- Cô nói: Các con hãy thi nhau tô
màu thật đẹp những đồ dùng, đồ
chơi của tết trung thu.
- Cô mở máy hát những bài nhạc
nhẹ thuộc chủ đề "Tết trung thu "
để tạo hứng thú cho trẻ đồng thời
quan sát động viên trẻ hoàn thành
sản phẩm có sáng tạo.
- Cô thông báo đã hết giờ rồi các
con cùng trưng bày bài lên giá, cô
phụ trưng bày cùng trẻ.
- Lớp hát bài: "Chiếc đèn ông sao"
- Cho trẻ tập thể dục chống mỏi với
bài "Kéo cưa lừa xẽ"
- Cô khen chung cả lớp.
- Hỏi trẻ: con thích bài tô màu nào?

Vì sao con thích bài đó?
- Sau mỗi lần nhận xét của trẻ cô
tóm ý rõ ràng hơn.
- Cô chọn và nhận xét vài bài đẹp,
sạch, hoàn hảo hơn.
- Hỏi trẻ:
- Khi tham gia chơi các trò chơi
trong dịp tết trung thu các con phải
thế nào ?
(Không chơi ngoài nắng, không
chơi quá khuya, chơi trong vĩa hè,
không múa lân rước đèn ngoài lòng
đường...)
- Cô nhắc lại nhằm giáo dục và dặn
dò trẻ
Cho lớp đọc thơ: "Trăng sáng"
Trẻ nêu nhận xét về cách tô
màu.
- Trẻ nêu ý tưởng.
- Trẻ chuyễn vào bàn ngồi
thực hiện.
- Trẻ mang bài lên trưng bày.
- Trẻ vừa hát, vừa chuyển đội
hình đứng trước giá bày sản
phẩm.
- Trẻ vừa đọc vừa làm động
tác.
- Trẻ lần lượt chọn và nhận
xét một số bài.
- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.
- Lớp đọc thơ, ra ngoài.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
11
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
RƯỚC ĐÈN DƯỚI ÁNH TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng nhạc, vui hội, hồn nhiên, hát múa nhịp nhàng đúng động tác, hứng thú khi
chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Nghe hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, nhún nhịp nhàng.
3. Thái độ:
- Yêu trăng, tỏ thái độ vui vẻ, phấn khởi khi biết bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Một chiếc đèn ông sao.
- Tham khảo trước 2 bài hát: " Rước đèn dưới ánh trăng" và " Chiếc đèn ông sao".
- Luyện động tác múa thành thạo trước khi dạy.
- Cát sét, băng nhạc.
- Trống lắc, phách tre, trống con, động tác múa.
- Hai chiếc đèn ông sao cho 2 cháu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Dạy hát:

b. Dạy vận
động:
- Lớp chơi trò chơi" Bốn mùa"
- Cô hỏi: Các con vừa chơi gì?
- Hôm nay là mùa gì? (Mùa thu)
- Mùa thu có ngày hội gì? (Tết trung thu)
- Cô nói: Cô cháu mình cũng hát về ngày
Tết trung thu.(Hát: "Tết trung thu")
- Hỏi: Tết trung thu con thường chơi
những trò chơi gì? (Múa lân, rước đèn
dưới trăng"
- Cô nói: Để thể hiện điều đó chú Phạm
Tuyên đã sáng tác bài hát" Rước đèn
dưới ánh trăng". Lớp mình cùng hát.
- Cô mở nhạc rồi hát cùng trẻ vài lần.
- Hỏi: Bài hát này con thích vận động gì?
- Cô nói: Chúng ta thống nhất vận động
- Cả lớp chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát:
- Trẻ trả lời.
- Lớp hát 2 ...3 lần.
- Trẻ chọn một số vận
12
c. Nghe hát:
d. Trò chơi
âm nhạc:
4. Kết thúc:
múa nhé.
- Cô múa lần 1 cho trẻ xem( soi gương).

- Cô hướng dẫn động tác múa.
- Lần 2: Cô múa cùng chiều với trẻ.
- Cô tập cho trẻ múa theo từng câu:
+ Câu 1: " Tùng dinh dinh dinh, cắt tùng
dinh dinh dinh".
+ Câu 2: " Múa vui...linh đình".
+ Câu 3: " Kìa ông trăng...bao la".
+ Câu 4: " Ánh trăng vàng...sân nhà".
- Cô cho lớp chuyễn đội hình.
- Cho trẻ múa từng tổ múa, từng nhóm,
từng đôi.
- Cô nói: Cô có quà Trung thu cho lớp.
( Cô đưa chiếc lồng đèn ông sao ra).
- Cô hỏi: Lồng đèn gì?
- Qua đó cô giới thiệu bài hát" Chiếc đèn
ông sao" và hát cho trẻ nghe lần 1.
- Lần 2 cô mở máy hát và mời 2 cháu có
đèn lên múa cùng cô.
- Cô giới thiệu trò chơi: " Giọng hát to,
giọng hát nhỏ".
- Cách chơi: 1 cháu chơi ra khỏi lớp, cô
dấu 1 đồ chơi ra sau 1 cháu ngồi trong
lớp, dấu xong gọi cháu chơi vào, vừa lúc
lơp hát 1 bài. Nếu xa vật dấu hát nhỏ nếu
bạn chơi đến gần vật dấu thì hát to, để
gây chú ý cho bạn chơi.
- Lớp hát múa lại bài:" Rước đèn dưới
ánh trăng" 1 lần.
động.
- Cả lớp quan sát.

- Trẻ chú ý xem.
- Trẻ xem.
- Trẻ chuyển 3 hàng.
- Trẻ vỗ tay mỗi bên 3 lần
kết hợp nhún.
- Trẻ đưa 2 tay lên cao vẫy
qua lại theo nhịp nhạc.
- Trẻ đưa 2 tay lên cao
cuộn cổ tay đồng thời quay
người một vòng vừa quay
vừa nhún theo nhịp nhạc.
- Trẻ vỗ tay sang trái kết
hợp đá chân phải và ngược
lại ( 4 nhịp).
- Lớp chuyễn 3 vòng tròn
rồi múa 1..2 lần.
- Từng tổ múa, nhóm múa,
từng đôi múa.
- Trẻ ngồi gần lại để xem
lồng đèn.
- Trẻ trả lời.
- Hai trẻ múa.
- Trẻ nghe và xung phong
lên chơi.
- Lớp hát múa.
- Kết thúc.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
13

CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán
TRẺ PHÂN BIỆT LỚN, NHỎ CỦA ĐẦU LÂN-LỒNG ĐÈN-TRỐNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được sự khác biệt giữa các cặp đồ chơi như: Đầu lân lớn nhỏ, lồng đèn
lớn, nhỏ và trống cơm lớn nhỏ.
2. Kỹ năng:
- So sánh, phân biệt.
3. Thái độ:
- Hăng hái, tích cực hoạt động
II. CHUẨN BỊ:
- Hai lồng đèn thiên nga( 1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai búp bê( 1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai bánh trung thu( 1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai gói quà trung thu(1 lớn, 1 nhỏ).
- Nhiều lồng đèn cá chép( lớn, nhỏ).
- Hai đầu lân(1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai trống cơm( 1 lớn, 1 nhỏ).
- Hai cái thùng( 1 lớn,1 nhỏ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Vào bài:
- Cho lớp hát 1 bài: "Rước đèn dưới
ánh trăng".
- Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì?
- Cô đưa ra 2 chiếc lồng đèn thiên nga
nhỏ và lớn hỏi: Cô có gì đây?

- Cô nói: Các con cùng chơi với chiếc
lồng đèn này nhé!
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về 2 chiếc
lồng đèn thiên nga này?
- Cô đặt 2 lồng đèn sát lại nhau cho trẻ
so sánh. (Một lồng đèn lớn,1 lồng đèn
nhỏ)
- Cô nói: Cô có 2 bạn búp bê rất muốn
- Lớp hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chuyền tay nhau cùng
xem.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Hai trẻ lấy lồng đèn rồi
14
3. Trò chơi
luyện tập:
4. Kết thúc:
chơi lồng đèn cô mời 2 bạn đại diện
cho lớp lên tặng lồng đèn lớn cho bạn
búp bê lớn, lồng đèn nhỏ cho bạn búp
bê nhỏ.
- Cô tiếp: Hai bạn búp bê cũng rất
muốn được phá cổ cùng lớp mình, cô
mời 2 bạn khác đại diện cho lớp lên
tặng bánh Trung thu lớn cho bạn búp bê
lớn, bánh Trung thu nhỏ cho bạn búp
bê nhỏ.
+ Trò chơi 1: "Tìm bạn"

- Cáh chơi- Cô yêu cầu:
- Đầu lân lớn tìm đầu lân nhỏ.
- Trống lớn tìm trống nhỏ.
- Lồng đèn cá chép lớn tìm lồng đèn cá
chép nhỏ.
- Bánh Trung thu lớn tìm bánh Trung
thu nhỏ.
- Cô nhận xét khen trẻ.
+ Trò chơi 2:" Múa lân"
Cách chơi: Cháu có đầu lân, trống, lồng
đèn lớn hợp thành đôi lân lớn. Cháu có
đầu lân, trống, lồng đèn nhỏ hợp thành
đội lân nhỏ.
- Sau đó cô yêu cầu đội lân lớn múa,
đội lân nhỏ ngủ và ngược lại.
- Múa xong cô đặt 2 gói quà lớn, nhỏ
kề nhau và yêu cầu lân lớn lấy gói lớn,
lân nhỏ lấy gói nhỏ.
- Sau đó trống nhỏ dần.
- Cô nhận xét khen 2 đội chơi.
+ Trò chơi 3: " Ai đúng hơn"
- Cách chơi: Mỗi đội chơi tự nguyện
mang đồ chơi đi cất: Đầu lan, trống,
lồng đèn lớn cất vào thùng lớn,đầu lân,
trống, lồng đèn nhỏ cất vào thùng nhỏ.
Đội nào cất đúng, nhanh, đội đó thắng.
- Cho lớp hát "Chiếc đèn ông sao"
chọn búp bê để chọn cho
đúng.
- Hai trẻ lên tặng.

- Trẻ nghe theo yêu cầu của
cô cầm đồ chơi đi tìm đúng
yêu cầu và tạo thành 1 đôi
bạn.
- Trẻ tự tìm đến đúng đội
lân của mình tạo thành 2
đội lân lớn nhỏ và múa
theo nhịp trống.
- Trẻ làm theo yêu cầu của
cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi thi đua.
- Lớp hát kết thúc.
15
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRUNG THU CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Văn học
Thơ: TRĂNG SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận cảnh đẹp của thiên nhiên thể hiện qua ánh trăng.
2. Kỹ năng:
- Đọc thơ diễn cảm, rõ lời, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, sắc thái theo lời thơ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thiên nhiên, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ nội dung trăng, khổ thơ, dưới tranh có lời.
- Bài thơ viết bằng chữ in thường, để trống một số từ tượng hình để dán hình ảnh.
- Những ảnh nhỏ như: Nhà, trăng, thuyền, đĩa.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
a. Đọc mẫu:
- Trẻ chơi trò chơi " Bốn mùa"
- Trò chơi con vừa chơi có mấy mùa?
- Mùa thu có ngày hội gì vui nhất? (Tết
trung thu)
- Tết Trung thu vào ngày tháng nào?
(Rằm tháng tám)
- Đêm rằm có gì đẹp? (Có trăng đẹp)
- Trăng rằm thế nào? (Trăng rất tròn)
- Cô nói: Những đêm trời có trăng thì rất
đẹp và sáng nữa, điều đó Nhược Thủy và
Phương Hoa cảm nhận qua bài thơ"
Trăng sáng". Các con lắng nghe cô đọc.
- Cô đọc diễn cảm lần 1.
- Đọc xong cô tóm tắc nội dung: Bài thơ"
- Trẻ chơi cả lớp.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
16
b. Đọc trích
dẫn, giảng từ
khó:
c. Đàm thoại:

d. Luyện đọc:
đ. Trò chơi
luyện tập:
4. Kết thúc:
Trăng sáng" miêu tả cảnh đẹp của ánh
trăng soi xuống sân nhà của bạn nhỏ,
trăng tròn ví như cái đĩa thật đáng yêu.
- Cô đọc lần 2, vừa đọc vừa trích dãn:
+ Hai câu đầu: Miêu tả trăng trăng rọi
xuống sân rất sáng.
+ Bốn câu tiếp: Tác giã ví trăng tròn như
cái đĩa, trăng khuyết giống con thuyền
trôi.
+ Hai câu cuối: Ý nói trăng rất gần với
chúng ta, dù bất cứ nơi đâu cũng có trăng
đi theo.
- Giải thích từ khó:
- " Lơ lững" Nói trăng ở trên không gian,
mắt nhìn lên thấy giống cái đĩa nhưng
không rơi ở lưng chừng trên trời.
. Trăng tròn như thế nào? (giống cái gì?)
. Trăng khuyết giống cái gì?
. Câu thơ nào cho bé thấy trăng ở đâu
cũng có? (Em đi trăng theo bước)
. Con có yêu trăng không?
+ Giáo dục trẻ:
- Yêu trăng, yêu thiên nhiên.
+ Dạy trẻ đọc thơ:
- Từng tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Cô kịp thời sửa sai, khen trẻ.

. Chú ý: Nhịp điệu, tốc độ đọc, luyện kỹ
năng đọc diễn cảm và rõ lời.
- Cho lớp chơi dán ảnh thay từ.
. Cách chơi;
- Hai đội cùng đọc từng câu thơ, đọc đến
từ tượng hình: Nhà, trăng, đĩa, thuyền,
trăng . Mỗi đội tự chọn hình ảnh dán vào
chỗ trống thay cho từ vừa đọc. Đến khi
trò chơi kết thúc cô kiểm tra đội nào đọc
hay, dán đúng hơn đội đó thắng.
- Tổ chức cho lớp chơi.
- Chơi xong khen đội thắng.
- Hát : " Rước đèn dưới trăng".
- Trẻ lắng nghe xem tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc diễn cảm, kết hợp
điệu bộ, dưới nhiều hình
thức: lớp, tổ, cá nhân.
- Trẻ lắng nghe.
- Hai đội chơi thi đua.
- Lớp hát kết thúc.
KẾ HOẠCH CHĂM SOC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG M.G VÀNG ANH CỦA BÉ
Tuần thứ 1 thực hiện từ ngày 06 đến 12 tháng 9 năm 2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
17
Lĩnh vực
phát triển
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
THỂ

CHẤT
- Trẻ biết bật tại chỗ.
- Khi bật trẻ chạm đất nhẹ nhàng bằng hai chân.
- Biết tên một số món ăn.
NGÔN
NGỮ
- Trẻ thích trò chuyện về trường M.N,về các bạn trong trường, những thứ
đồ dùng, đồ chơi của trường, gọi được tên trường, tên lớp, cô giáo .
- Đọc thơ diễn cảm.
NHẬN
THỨC
- Trẻ biết tên trường, tên cô hiệu trưỡng, cô hiệu phó, cô chủ nhiệm...và
một số hoạt động của trường M.N Vàng Anh.
THẨM
MỸ
- Hát múa nhịp nhàng bài" Vui đến trường"
- Chăm chú nghe hát, nghe nhạc, thích làm đẹp cho mình, bạn.
- Vẽ được ông mặc trời, tô màu phù hợp.
TÌNH
CẢM
XÃ HỘI
- Biết yêu trường,chăm sóc cây xanh, hoa.
- Thể hiện tốt mối quan hệ qua lại khi chơi đống vai
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đón trẻ, trò chuyện
với trẻ.
- Trao đổi với phụ
huynh
- Cô âu yếm,gần gũi trẻ, giúp trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện về trường M.N, những hoạt động cô chuẩn bị
trong ngày, tuần
- Trao đổi với phụ huynh về những công việc, những chuẩn bị
cần thiết để đưa cháu đến trường.
- Điểm danh.
2. THỂ
DỤC
BUỔI
SÁNG
-HÔ HẤP
- TAY VAI
- BỤNG
- CHÂN
- BẬT
- Thổi nơ bay.
- Tay đưa ra trước gập trước ngực.
- Hai tay đưa lên cao, cuối gập người về trước tay chạm ngón
chân.
- Đứng co 1 chân đổi chân liên tục.
- Bật tiến về trước.
HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG
- Nhắc trẻ thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
- Trẻ biết đánh răng sau khi ăn và lúc ngủ dậy.
- Nhắc trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG M.G VÀNG ANH CỦA BÉ
18

×