Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giao an lop 4 tuan 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.64 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
TUẦN 11 (TỪ NGÀY 1/11 – 5/11/2010)
Tiết 1: Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vợt khó
nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( Trả lời đợc các câu hỏi trong sách).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.Giới thiệu chủ điểm (2-3’)
- HS quan sát tranh vẽ trang 103, nêu nội dung
của tranh – chủ điểm Có chí thì nên.
3. Bài mới: (28-30’)
a/ Giới thiệu bài : Ông Trạng thả diều là câu
chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền
thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng
nguyên khi 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất
của nước ta.
b/Luyện đọc
- Gọi 4 em đọc tiếp nối 4 đoạn, kết hợp sửa lỗi
phát âm, ngắt giọng, hướng dẫn từ khó hiểu
trong bài.
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu : Giọng kể chậm rãi, ngợi ca.
c/Tìm hiểu bài


- Yêu cầu đọc thầm và TLCH :
+ Cậu bé Hiền sống ở đời vua nào ? Hoàn
cảnh gia đình nh thế nào ?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì ?
+ Những chi tiết nào nói lên tính chất thông
minh của Nguyễn Hiền ?
- Quan sát, trình bày
- Lắng nghe, xem tranh minh họa
- 3 lượt :
 HS1: Từ đầu ... để chơi
 HS2: TT ... chơi diều
 HS3: TT ... của thầy
 HS4: Còn lại
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 2 em đọc
- HS đọc thầm.
 Nguyễn Hiền sống đời vua Trần Nhân
Tông, gia đình rất nghèo.
 thả diều
 Đọc đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ
lạ thường, cậu có thể học thuộc hai mư-
ơi trang sách trong ngày mà vẫn có thì
giờ chơi thả diều
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế
nào ?
+ Vì sao chú bé Hiền đợc gọi là "Ông Trạng
thả diều" ?
- KL : Cả 3 phơng án đều đúng, câu "Có chí
thì nên" đúng nhất.

- Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại.
d/ Đọc diễn cảm
- Gọi 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn từ "Thầy phải
kinh ngạc ... đom đóm vào trong"
4. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xết tiết học,dặn dò hs
 Nhà nghèo, phải bỏ học chăn trâu, cậu
đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối
đến chờ bạn học bài rồi mượn vở về
học. Sách là lưng trâu, nền đất, bút là
ngón tay, mảnh gạch, đèn là vỏ trứng
thả đom đóm vào. Làm bài thi vào lá
chuối nhờ thầy chấm hộ.
 Vì Hiền đỗ Trạng ở tuổi 13, lúc vẫn
còn là chú bé ham chơi diều.
 Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có
ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên
khi mới 13 tuổi.
- 4 em đọc.
- Lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 3 em thi đọc.
- HS tự trả lời.
- Chuẩn bị bài: Có chí thì nên.
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm đợc 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đã, đang, sắp)
- Nhận biết và biết sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1,2,3) trong SGK.
- HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết ND bài 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.Kiểm tra: (2-3’)
- Như thế nào là động từ?
3. Bài mới: (28-30’)
a/ Giới thiệu bài:
-Gv nêu mục tiêu của bài học
b/Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- 2 HS trả lời.
-Nghe
- 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm, gạch chân các ĐT
được bổ sung
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng phụ
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc BT2
- Yêu cầu trao đổi và làm bài. Phát phiếu cho
3 nhóm
- GV giúp các nhóm yếu. Lưu ý mỗi chỗ
chấm chỉ điền 1 từ và lưu ý đến nghĩa sự

việc của từ.
- Kết luận lời giải đúng
Bài 3:
- Gọi HS đọc BT3
- Dán 3 phiếu lên bảng, mời đại diện 3 đội
thi làm bài
- Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hoặc bỏ
bớt
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?
4. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời
gian cho động từ ?
- Gv nhận xét tiết học,dặn dò hs
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, gạch chân
dứoi các ĐT bằng bút chì mờ.
- 2 em lên bảng
a. Tết sắp đến.
b. ... đã trút hết lá.
 sắp : cho biết sự việc sẽ diễn ra trong
thời gian rất gần
 đã : cho biết sự việc đã hoàn thành rồi
- 2 em tiếp nối đọc yêu cầu và ND. Cả
lớp đọc thầm.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 em.
- Dán phiếu lên bảng
- Nhận xét, chữa bài
a) Ngô đã biến thành ...
b) Chào mào đã hót ...
... cháu vẫn đang xa

... mùa na sắp tàn
- 1 em đọc yêu cầu và 1 em đọc mẩu
chuyện vui.
- 3 đội cử đại diện lên bảng thi làm bài.
- HS đọc và chữa bài.
 đã : thay đang
 bỏ từ sẽ hoặc thay bằng đang
 Tên trộm lẻn vào thư viện nhưng nhà
bác học lại hỏi : "Nó đang đọc sách gì ?"
- HS trả lời.
- Chuẩn bị bài: Tính từ.
Tiết 3: Chính tả( Nhớ- viết)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
2. Làm đúng bài tập 3 ( Viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho ) làm được bài tập 2 b II.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu khổ to viết BT 2b, 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định: (3-4’)
- Kiểm tra VBT, vở tập, bút chì, thước kẻ.
2. Bài mới : (28-30’)
* GT bài: Gv nêu mục tiêu của bài.
3. Hướng dẫn:
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng 4 khổ đầu bài
thơ: Nếu chúng mình có phép lạ
- Yêu cầu đọc thầm, nêu cách trình bày và
các từ ngữ khó viết
- Yêu cầu HS gấp sách viết bài

- Chấm vở 1 tổ, nhận xét
*Làm BT chính tả
Bài 2b:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm thảo luận, phát phiếu cho 2
nhóm
- Gọi HS nhận xét
- Kết luận lời giải đúng :
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc lại câu đúng
4.Củng cố- dặn dò: (1-2’)
- GV nhận xét tiết học,dặn dò hs
- Nhóm 2 em kiểm tra chéo rồi báo cáo.
- Lắng nghe
- 2 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ bài : nếu
chúng mình có phép lạ , cả lớp theo dõi
SGK.
 hạt giống, nảy mầm, đáy biển, lái máy
bay
 đầu dòng lùi vào 3 ô, giữa 2 khổ thơ để
cách 1 dòng
- HS tự nhớ - viết bài, tự sửa bài.
- HS chữa lỗi.
- 1 em đọc.
- Nhóm 4 em thảo luận làm BT.
- Dán phiếu lên bảng.
- HS nhận xét.
- 2 em đọc lại đoạn văn.
- Làm VBT

 nổi tiếng - đỗ Trạng - ban thưởng - rất đỗi
- chỉ xin - nồi nhỏ - thuở hàn vi - phải - hỏi
mượn - của - dùng bữa - đỗ đạt
-1 em đọc.
- 2 em làm trên phiếu, lớp làm VBT.
a. Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn
b. Xấu ngời đẹp nết
c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể
d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
-Nghe về thực hiện
Tiết 4: Tập đọc
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không
nản lòng khi gặp khó khăn. ( trả lời các câu hỏi trong SGK )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa
- Bảng phụ kẻ nội dung BT1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1’)
2.Kiểm tra: (4-5’)
- Gọi 2 em nối tiếp đọc truyện Ông Trạng ttthả
diều và trả lời câu hỏi 1, 2
3. Bài mới: (28-30’)
a/Giới thiệu bài :
-Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết
7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý

chí.
b/ Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ.
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả 7 câu
- Đọc diễn cảm cả bài chú ý nhấn giọng các từ
ngữ : quyết, hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ
c/Tìm hiểu bài
- Xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho:
- Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc
điểm khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu :

- Gợi ý cho HS phát biểu, cho VD về 1 số biểu
hiện không có ý chí.
- Gv chốt lại khuyên HS phải rèn luyện ý chí
vượt khó, vượt sự lười biếng.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm và thuộc lòng
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học thuộc lòng.
4. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
- Gv nhận xét tiết học,dặn dò hs
- 2 HS đọc tiếp nối truyện: Ông trạng
thả diều và trả lời câu hỏi 1,2.
-Nghe
- HS đọc 2- 3 lượt
- 1 em đọc chú giải.
- Nhóm 2 em luyện đọc.

- 2 em đọc.
- Lắng nghe
- Nhóm 2 em thảo luận.- HS trình bày.
. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định
thành công: Câu 1, 4
. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã
chọn: Câu 2, 5
.Khuyên người ta không nản lòng khi
gặp khó khăn: Câu 3, 6, 7
- Cả lớp trao đổi, suy nghĩ, phát biểu ý
kiến.
+ ngắn gọn, ít chữ
+ có vần, nhịp cân đối
+ có hình ảnh
- HS trả lời.
- Lớp theo dõi
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 3 em thi đọc.
-Nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng các
câu tục ngữ
 Khẳng định có ý chí thì nhất định
thành công, phải giữ vững mục tiêu đã
chọn và không nản lòng khi gặp khó
khăn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×