Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tuần 10 van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.19 KB, 10 trang )

Trường THCS Lý Thường Kiệt
Tuần 10
Tiết 37 Ngày soạn:17/10/2010
Ngày dạy:19/10/2010
Tiếng Việt: NÓI QUÁ

A. Mục tiêu.
1.Kiến thức: Học sinh phân biệt được thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong
ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng: vận dụng biện pháp nói quá trong giao tiếp khi cần thiết, cách nói quá được
sử dụng như một biện pháp tu từ.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có tinh thần học hỏi
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh
- Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá.
C: Phương pháp:
- Câu hỏi nêu vấn đề, phân tích ví dụ
D.Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83
? Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thái từ
3.Bài mới.
Hoạt động của thày Hoạt động của trò
? Cách nói của các câu tục ngữ ca dao
có đúng sự thật không.
? Thực chất cách nói ấy nói điều gì.
* Các cụm từ in đậm phóng đại mức độ,
tính chất sự việc được nói đến trong
câu.
? Tác dụng của biện pháp nói quá.


* Tạo ra cách nói sinh động, gây ấn
tượng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập
nhanh
? Cho biết tác dụng biểu cảm của nói
quá trong các câu ca dao sau:
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Không đúng sự thật.
Nói có tác dụng nhấn mạnh: ''Chưa nằm đã sáng'' - rất
ngắn; ''chưa cười đã tối'' - rất ngắn; ''thánh thót... cày'' -
ướt đẫm.
- So với thực tế, các cụm từ in đậm phóng đại mức độ,
tính chất sự việc được nói đến trong câu.

cách nói này sinh động hơn, gây ấn tượng hơn
+ Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo
+ Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
+ Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em
- Học sinh tự bộc lộ
- Học sinh khác nhận xét
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 GV: Võ Văn Chính
Trang 1
Trường THCS Lý Thường Kiệt
- Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo
bài"Cô gái Sơn Tây".

- Giáo viên đánh giá.
? Vậy thế nào là nói quá, tác dụng
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý
nghĩa của chúng trong các ví dụ
? Điền các thành ngữ đã cho vào chỗ
trống để tạo biện pháp tu từ nói quá
- Giáo viên đánh giá động viên đội làm
nhanh, tốt.
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện
pháp nói quá
? Dùng 5 thành ngữ so sánh có dùng
biện pháp nói quá
3. Kết luận
- Học sinh phát biểu.
* Ghi nhớ. SGK
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a) Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian
khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn
tay lao động)
b) đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì,
không phải bận tâm.
c) thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với
người khác.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thi giữa các nhóm giải
nhanh bài tập 2
2. Bài tập 2
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi

b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Vắt chân lên cổ
3. Bài tập 3
- Học sinh đặt câu lên bảng, học sinh khác nhận xét:
+ Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
+ Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời,
nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán
này.
4. Bài tập 4
- Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ
như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông,
lúng túng như gà mắc tóc.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ghi nhớ: Khái niệm và tác dụng của nói quá
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK tr103
- Xem trước bài ''Nói giảm, nói tránh''.
-Chuẩn bị bài ôn tập truyện kí Việt Nam :lập bảng theo SGK ,...

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 GV: Võ Văn Chính
Trang 2
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Tuần 10
Tiết 38 Ngày soạn:17/10/2010
Ngày dạy:19/10/2010
Văn học: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM


A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt
Nam học ở lớp 8.
Tích hợp với các văn bản đã học, với tập làm văn kiểu bài kể kết hợp với miêu tả biểu cảm
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét
kết hợp trong quá trình ôn tập
3.Thái độ: nghiêm túc, có tinh thần học hỏi
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh đã trả lời các câu hỏi ôn tập
trong SGK
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập trang 104 SGK
C. Phương pháp: Câu hỏi thảo luận
D.Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới.
- Giới thiệu bài: Phân biệt truyện kí hiện đại với truyện kí trung đại( Dế Mèn phiêu lưu kí, Một
thứ quà của lúa non : cốm ,Sống chết mặc bay với Mẹ hiền dạy con,...)
1. Câu 1: Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm theo mẫu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị theo từng văn bản theo các mục trong mẫu
hoặc theo từng mục.
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét (theo chú ý trong SGK)
- Giáo viên bổ sung, sửa chữa, ghi lên bảng.
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 GV: Võ Văn Chính
Trang 3
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Số TT
Tên văn bản , tác giả

Thể loại
Phương thức biểuđạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
''Tôi đi học''
(1941)
Thanh Tịnh
(1911-1988)
Truyện ngắn
Tự
sự
xen
trữ
tình
- Những kỉ niệm trong sáng
về ngày đầu tiên được đến
trường đi học
- Tự sự kết hợp với trữ tình,
kể chuyện kết hợp miêu tả,
biểu cảm, đánh giá. Sử
dụng hình ảnh so sánh mới
mẻ, gợi cảm
2
''Trong lòng
mẹ''
(1940)
Nguyên
Hồng
(1918-1982)

Hồi kí
Tự
sự
xen
trữ
tình
- Nỗi cay đắng tủi cực, lòng
căm thù chế độ phong kiến
với những hủ tục hà khắc,
bất nhân và tình thương yêu
mãnh liệt của Hồng khi xa
mẹ và được gặp mẹ
- Tự sự kết hợp với trữ tình,
văn giàu cảm xúc, chân
thực trữ tình, thiết tha.
3
Tức nước vỡ
bờ (Trích
''Tắt đèn'')
(1939)
Ngô tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết (trích)
Tự
sự
- Phê phán chế độ tàn ác,
bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp
tâm hồn, sức sống tiềm tàng
của người phụ nữ nông
thôn, số phận bi thảm của

người nông dân cùng khổ
và phẩm chất cao đẹp của
họ
- Khắc hoạ nhân vật và
miêu tả hiện thực 1 cách
chân thật, sinh động, xây
dựng tình huống truyện bất
ngờ, có cao trào... hợp lí
4
''Lão Hạc''
(1943)
Nam Cao
(1915-1951)
Truyện ngắn (trích)
Tự
sự
xen
trữ
tình
- Số phận bi thảm của
người nông dân cùng khổ
và nhân phẩm cao đẹp của
họ.
- Khắc hoạ ngoại hình sống
động ,diễn biến tâm lí sâu
sắc, cách kc tự nhiên, linh
hoạt, chân thực đậm chất
triết lí trữ tình.
2. Câu 2: (10') Nêu điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3
văn bản ở bài 2, 3, 4

- Giáo viên gọi học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên bổ sung, chốt lại
* Điểm giống:
- Thể loại văn bản: Văn bản tự sự, truyện kí hiện đại
- Thời gian ra đời: Trước cách mạng, giai đoạn 1930-1945
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 GV: Võ Văn Chính
Trang 4
Trường THCS Lý Thường Kiệt
- Đề tài: Cuộc sống và con người trong xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận cực
khổ của những con người bị vùi dập.
- Giá trị tư tưởng: Đều chứa chan tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng, ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của con người, phê phán những gì tàn ác, xấu xa)
- Về nghệ thuật: Lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực). Đó là những
điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng.
+ Giáo viên nói thêm về dòng văn học này.
* Điểm khác nhau: Chủ yếu như câu 1, khắc sâu về đề tài, nghệ thuật (cảm xúc tuôn trào - nghệ
thuật tương phản qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động - diễn biến tâm lí sâu sắc, giọng văn trầm
buồn)
3. Câu 3:
- Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn viết về 1 nhân vật hoặc 1 đoạn văn trong các văn bản
thuộc bài 2, 3, 4 mà em thích nhất (đã viết ở nhà)
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh
4. Củng cố:
? Nhắc lại tên các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học ở lớp 8
? Đặc điểm của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng 8
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45'
- Giải thích thành ngữ ''tức nước vỡ bờ'' - thành ngữ này đã được chọn làm nhan đề văn
bản có thoả đáng không? Vì sao.

- Viết một kết truyện khác cho truyện ngắn ''Lão Hạc''
- Soạn văn bản ''Thông tin ngày trái đất năm 2000''

Tuần 10
Tiết 39 Ngày soạn: 18/10/2010
Ngày dạy: 20/10/2010
Văn bản : THÔNG TIN NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử
dụng bao bì ni lông và vận dụng mọi người cùng thực hiện
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni
lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích tực về các việc tương tự trong vấn
đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi
trường.
2. Kỹ năng: Bước đầu có kỹ năng nhận biết, cảm thụ văn bản có yếu tố thuyết minh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực suy nghĩ
B. Chuẩn bị.
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10 GV: Võ Văn Chính
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×