Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN phương pháp dạy tiết ôn tập các bài 7,8,9 địa lí lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828 KB, 24 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾT ÔN TẬP CÁC BÀI 7,8,9 ĐỊA LÍ LỚP 6
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Các bài học Địa lý có tính liên kết và quan hệ khá chặt chẽ với nhau, các
bài trước là nền tảng cho các bài học sau và ngược lại các bài học sau bổ
sung và làm rõ thêm cho các bài học trước. Ví dụ ở địa lý 6- bài 7 : sự vận
động tự quay quanh trục của Trái đất học sinh nắm được một trong 2 hệ quả
của trái đất vận động quanh trục là sự lệch hướng các vật chuyển động, thì
đến bài 19: khí áp và gió trên Trái đất, học sinh sẽ giải thích được vì sao các
hoàn lưu gió chính trên Trái đất lại bị lệch hướng…do vậy trong quá trình
dạy học người giáo viên địa lý phải biết xâu chuổi, liên hệ kiến thức giữa các
bài học với nhau. Thông thường sau một đơn vị kiến thức khá tương đồng
thường có một tiết ôn tập để khái quát, tổng hợp lại kiến thức (sau một phần,
một chương, một số bài...)
Mục tiêu của các tiết ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học
của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối
chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng
nhất định trong việc lĩnh hội và giúp Học sinh (HS) nắm chắc kiến thức tạo
điều kiện cho các em đón nhận các tiết học ôn tập một cách thích thú nhất.
Tiết ôn tập địa lý rất quan trọng vì nó có thể giúp giáo viên khái quát lại
kiến thức một cách tổng hợp và ngắn gọn, từ đó giúp học sinh nhớ lại và nhớ
kiến thức sâu hơn. Nhưng làm cách nào để tổng hợp và khái quát kiên thức ở
tiết ôn tập cho học sinh một cách phù hợp và hiệu quả là một vấn đề nhiều
giáo viên địa lý còn lúng túng. Có nhiều cách dạy ôn tập như: khái quát kiến
thức theo bài; xây dựng sơ đồ tư duy; ôn tập theo câu hỏi….. Tuy nhiên
những cách dạy trên đều có những hạn chế nhất định. Vì vậy trong năm học
2018-2019 tôi đã nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm và từ đó xây dựng nên
đề tài "Phương pháp dạy tiết ôn tập các bài 7,8,9 địa lí lớp 6" Qua đề tài này
tôi cũng mong các đồng nghiệp trao đổi, góp ý để chúng ta cùng nhau đi đến
thống nhất trong việc lựa chọn phương pháp hiệu quả việc dạy tiết ôn tập ở
môn Địa lí.


II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu:
1


- Giáo viên và học sinh THCS trong giảng dạy và học tập môn Địa lí.
Trong đó lấy học sinh lớp 6 để dạy tiết học thực nghiệm đối chiếu.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn trong việc xây dựng phương pháp dạy tiết ôn tập môn địa lí đạt
hiệu quả trong đó thực nghiệm bằng phương pháp kết hợp kênh hình, xem
clip và phiếu học tập để dạy tiết Ôn tập các bài 7,8,9 Địa lí lớp 6 trong đó nội
dung các bài như sau:
+ Bài 7:Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả.
+ Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời và các hệ quả.
+ Bài 9: Hiện tượng ngày, đếm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tìm hiểu thực trạng dạy tiết ôn tập hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên.
- Cần phải có phương pháp như thế nào để ôn tập tốt cho học sinh, gúp các
em nắm vững hệ thống kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
- Dạy tiết ôn tập như thế nào để các em hứng thú với tiết học, không gây sự
nhàm chán, học lại kiến thức.
III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
1.Mục tiêu nghiên cứu:
- Góp phần nâng cao hiệu quả tiết ôn tập.
- Giúp học sinh có khả năng nắm vững thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến
thức, biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề thực tiễn.
- Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia một tiết học ôn tập vốn rất khó
khăn đối với cả giáo viên và học sinh.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thông qua tiết ôn tập GV kết hợp kênh hình, xem clip và phiếu học tập
trong dạy học Địa lí từ đó rèn luyện cho HS những kỹ năng tư duy tổng hợp
kiến thức, nắm vững kiến thức để vận dụng vào các bài học khác cũng như
ứng dụng vào giải thích các hiện tượng thực tế.
IV. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
- Đề tài này được thực hiện nghiên cứu ở chương trình Địa lí 6(HK1), thực
hiện phương pháp dạy ôn tập bằng kết hợp kênh hình, xem clip và phiếu học
tập.
2


- Học sinh có thể vận dụng nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương
pháp học tập tiết học tốt hơn.
V. Thời gian nghiên cứu:
Học kì I năm học 2018-2019.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tìm hiểu học sinh, lấy ý kiến từ giáo viên
- Phương pháp dạy thử nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
VII. Những đóng góp mới của đề tài
- Đưa ra phương pháp dạy tiết ôn tập hiệu quả, phù hợp với đối tượng học
sinh, từ đó để giáo viên tham khảo và vận dụng trong dạy học các năm tiếp
theo.
- Bằng việc áp dụng phương pháp dạy tiết ôn tập kết hợp kênh hình, clip,
phiếu học tập để dạy tiết Ôn tập các bài 7,8,9 Địa lí lớp 6. Một trong những
tiết ôn tập với các bài quan trọng, kiến thức trừu tượng của chương trình địa
lí lớp 6 mà rất nhiều giáo viên dạy địa lí quan tâm.

3



PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ KHOA HỌC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tầm quan trọng của tiết ôn tập:
Việc ôn tập chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình nắm vững kiến thức
của học sinh. Qua tiết ôn tập vừa giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, vừa
tạo điều kiện cho các em tiếp cận các kiến thức sâu hơn mà trong các tiết học
trước không có điều kiện để giáo viên và học sinh mở rộng khai thác. Sau đây
là một số tác dụng chủ yếu của việc ôn tập:
a. Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng:
Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã được học tập là nhằm củng cố cho việc
hình thành, bảo đảm các kiến thức kĩ năng nói trên, bảo đảm cho các kĩ năng
này vững chắc.
b. Ôn tập giúp đào sâu, chính xác hóa, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức
kĩ năng:
Muốn cho học sinh nắm chắc một số nội dung kiến thức nào đó thì trong
giai đoạn đầu tiên của việc dạy học, giáo viên không nên và cũng không thể
đưa ra toàn bộ kiến thức truyền thụ mà chỉ cần đưa ra những nội dung cơ bản
để cho học sinh hiểu và thấm nhuần được điều mới học. Sau đó, qua việc giới
thiệu kiến thức mới ở các lần sau, qua việc luyện tập, vận dụng vào thực tế
mà mở rộng, đào sâu, chính xác hóa dần từng bước kiến thức đã học.
Muốn vậy, cần luôn luôn quay trở lại kiến thức cũ, mở rộng dần chính là
quá trình ôn tập, hoàn thiện nó.
c.Ôn tập là cơ sở tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới.
Những kiến thức, kĩ năng mới đều xây dựng trên kiến thức, kĩ năng đã học.
Do đó, ôn tập là khâu đầu tiên trong quá trình truyền thụ kiến thức mới sắp
tới, là sự tiếp tục của kiến thức cũ, tạo tiền đề cho việc tiếp cận một hệ thống
kiến thức một cách khoa học và vững chắc.

Ngoài ra, ôn tập cón có tác dụng giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu
kiến thức của học sinh, qua đó rút kinh nghiệm việc truyền thụ kiến thức của
thầy và việc học của trò.
2. Một số hình thức ôn tập
Việc ôn tập cho học sinh mà giáo viên thường thực hiện trong quá trình
giảng dạy theo các hình thức sau đây:
4


a.Ôn tập đầu năm
Ôn khái quát hóa những kiến thức đã học ở năm trước từ đó học sinh sẽ
nắm kiến thức mới sắp học. Ví dụ trước khi vào dạy Địa lí lớp 9 (Địa lí dân
cư, kinh tế, phân hóa lãnh thổ Việt Nam) giáo viên nên dành một tiết để ôn
tập lại phần địa lí tự nhiên Việt Nam mà học sinh đã được học ở học kỳ 2 lớp
8 từ đó các em củng cố thêm kiến thức làm cơ sở để học phần địa lí lớp 9 tốt
hơn.
b.Ôn tập thường xuyên
Là quá trình liên tục nhắc nhở kiến thức cũ, được tiến hành trong mỗi bài
học và giữ vai tró chủ chốt làm cho học sinh nắm được kiến thức truyền thụ.
Ôn tập thường xuyên giúp học sinh siêng năng, chịu khó.
Ôn tập thường xuyên giúp giáo viên kiểm tra mức độ nắm kiến thức, vận
dụng kiến thức của học sinh.
Cách thức tiến hành ôn tập thường xuyên:
+ Ôn tập trước khi học bài mới.
+ Ôn tập trong khi học bài mới.
+ Ôn tập sau khi học bài mới.
- Một số cách tiến hành :
+ Thông qua hệ thống câu hỏi, tình huống thực tế.
+ Thông qua ví dụ, bài tập, xem các clip và nhận xét.
+ Thông qua hệ thống hóa kiến thức, khắc sâu kiến thức.

+ Thông qua các trò chơi - kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy.
c.Ôn tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết
Đây là việc ôn tập toàn bộ một chương, một phần, một số bài học có nội
dung kiến thức liên quan với nhau hay toàn bộ chương trình. Là một hình
thức ôn tập rất quan trọng giúp cho việc tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức
hoàn thiện thêm một bước, từ đó nâng cao tầm hiểu biết và phát triển năng
lực nhận thức của người học.
d.Ôn tập kết thúc học kì, năm học
Giống như tiết ôn tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết chương, nhưng ở
mức độ khái quát hóa cao hơn, ta phải liên hệ một cách tương hỗ giữa các
chương và phải ôn tập khắc sâu những vấn đề trọng tâm của chương trình, sự
5


tiến triển của khái niệm, rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết đã học trong
việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Những vấn đề tập trung trong tiết ôn tập
Ôn tập rất quan trọng sau mỗi một số đơn vị tiết học, mục đích chủ yếu là
củng cố những kiến thức đã học, hệ thống hóa và khái quát những kiến thức
nhằm cho học sinh nắm vững hơn kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, vận
dụng vào thực tế. Qua đó phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm cho học sinh. Tiết ôn tập cần đạt được những yêu cầu sau:
a.Tập trung củng cố những kiến thức cơ bản quan trọng trong các đơn vị
chương trình đã học.
Không có nghĩa là học lại những vấn đề đã học, chỉ tập trung vào những
vấn đề cơ bản nhất: Khái niệm cơ bản, kiến thức trọng tâm, hệ quả, vận dụng
cơ bản… Chú ý phát hiện và bổ khuyết những lỗ hổng quan trọng trong kiến
thức, hướng dẫn vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện kĩ năng.
b.Hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học

Sắp xếp lại các kiến thức thành hệ thống, nên xác định vị trí từng khái
niệm, từng nội dung trong các bài học, tìm mối quan hệ bài này với bài khác,
chương này với chương khác nhắm phát triển tư duy cho học sinh.
4. Vấn đề lưu ý tổ chức ôn tập .
Việc tổ chức dạy một tiết ôn tập có hiệu quả, theo tôi, người giáo viên cần
lưu ý thực hiện những vấn đề dưới đây:
a. Để chuẩn bị cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các
"câu hỏi tự kiểm tra" và chuẩn bị các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
b. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để
cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ
học ôn tập.
c. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà
là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một
nội dung được học, vận dụng kiến thức để làm các bài tập, trả lời các câu hỏi,
giải thích các hiện tượng thực tế.
d. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức.
e. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên có một vài bài tập, câu hỏi có nội
dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với
6


học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần
nhớ và phương pháp giải. Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể.
f. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả.
Trong bất kì hình thức nào, HS cũng phải được chủ động tham gia vào quá
trình ôn tập kiến thức.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực trạng dạy và học tiết ôn tập hiện nay.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trong chương trình Địa lí lớp 6 có
nhiều kiến thức rất trừu tượng đối với học sinh, nhiều khái niệm, có nhiều bài

nội dung dài nên trong thời gian một tiết học rất khó để giáo viên giảng giải
hết cho học sinh hiểu. Là môn học không có chương trình ngoại khóa cho nên
tiết ôn tập là để giáo viên khái quát và chốt kiến thức quan trọng đồng thời
giải đáp một số thắc mắc của học sinh. Vì thế vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên
có trình độ chuyên ngành hay không chuyên ngành việc lựa chọn phương
pháp dạy học như thế nào cho phù hợp mỗi tiết học.
Thực tế trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại khi có tiết ôn
tập, nhiều giáo viên chưa có một phương pháp hiệu quả chung để dạy tiết ôn
tập, đồng thời với dung lượng kiến thức lớn trong lúc thời gian lại ít cũng là
một thách thức lớn đối với giáo viên. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy:
Đối với giáo viên:
- Mỗi khi có tiết ôn tập thường phổ biến đưa ra các câu hỏi cho học sinh tự
trả lời; hoặc giáo viên hướng dẫn để học sinh trả lời các câu hỏi về nội dung
kiến thức các bài đã học; một số giáo viên lập bảng kiến thức, sơ đồ tư duy.
- Giáo viên chủ yếu soạn và dạy theo các câu hỏi ở cuối mỗi bài trong
SGK, chủ yếu dùng phương pháp vấn đáp, giáo viên cứ theo câu hỏi nêu ra
và học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Nội dung ôn tập và dàn ý ôn tập lại không có trong sách giáo khoa, sách
tham khảo nên để tiết ôn tập có chất lượng rất khó. Đối với giáo viên Địa lí
không chuyên và giáo viên Địa lí có trình độ chuyên môn còn non thì ôn tập
thường được tổ chức đơn giản, chưa chu đáo.
Đối với học sinh:
- Thường xem nhẹ tiết ôn tập vì cứ nghĩ là học lại các bài đã học; không
chuẩn bị bài trước; không hứng thú với tiết ôn tập và thậm chí còn bị áp lực

7


nếu giáo viên hỏi lại kiến thức cũ... Học sinh có kỷ năng ôn tập môn Địa lí rất
hạn chế.

- Nội dung kiến thức của các bài đã học nên học sinh rất nhàm chán. Học
sinh không phải suy luận nhiều vì đa phần các em có sách tham khảo và cứ
thế mở ra trả lời. Chính vì vậy, chỉ sau khi tiết học kết thúc là kiến thức cũng
trả cho giáo viên không có gì đọng lại trong các em. Bởi cách dạy lý thuyết
sáo mòn hiệu quả thấp, các hoạt động xẩy ra nhàm chán rời rạc. Thực tế hiện
nay học sinh có trình độ học lực không đều; đối với học sinh trung bình, yếu,
kém, các em không thích học tiết ôn tập. Chưa nói đến đối tượng học sinh cá
biệt thì khả năng tiếp thu còn hạn chế lại không có ý thức học, giáo viên
không quan tâm chỉ ghi câu hỏi ôn tập lên bảng để học sinh tự làm thì đối
tượng học sinh này sẽ không làm và chất lượng bài kiểm tra rất thấp. Vì vậy
các em không thể hệ thống toàn bộ kiến thức khá dài đã học trong một tiết ôn
tập.
Tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò một số lớp 6 trong trường về kỷ năng
ôn tập môn Địa lí và đã thu được một số kết quả như sau:
TT

Chủ động trong khai thác kiến Dựa vào sự hướng dẫn và chờ
thức từ tiết ôn tập
thầy cô đưa ra kiến thức
Lớp
Số lượng học sinh Tỷ lệ % Số lượng học sinh Tỷ lệ %

1

6A

5

16


26

84

2

6D

8

25

24

75

Xuất phát từ thực tế đó tôi nhận thấy, tiết ôn tập các em không có kỷ năng
học, không xác định được vai trò, cơ hội để mở rộng kiến thức từ tiết ôn tập
đồng thời phương pháp dạy tiết ôn tập của giáo viên cũng cứng nhắc và tầm
thường nên giờ học không gây sự hứng thú.
2. Nguyên nhân của thực trạng trên.
- Giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp, tiết ôn tập thường cho học
sinh ghi câu hỏi tự làm, tự ôn tập ghi lại những kiến thức đã học.
- Phương pháp dạy học chủ yếu là hỏi đáp thông thường.
- Giáo viên chuẩn bị chưa thật chu đáo cho tiết dạy: về phương pháp, kiến
thức, đồ dùng, nội dung ôn tập lại không có sách hướng dẫn cụ thể.
- Học sinh chưa có ý thức tự ôn tập ở nhà.
- Học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
3. Các bước tiến hành để thay đổi tiết ôn tập theo hướng đạt hiệu quả.
8



a. Nhận thức mới
Ôn tập không phải là dạy lại, học lại các kiến thức đã học, ôn tập theo tôi là
phải đạt được các nội dung sau:
- Hệ thống toàn bộ các kiến thức đã học thông qua các sơ đồ, hình ảnh trực
quan, xem các clip bằng các thiết bị máy chiếu, máy tính, loa âm thanh.
- Thông qua trực quan để từ đó kết hợp với kiến thức đã học các em trả lời
các câu hỏi liên quan thực tế mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn trong phiếu học
tập
- Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức và mở rộng kiến thức làm sao để
thu hút sự thích thú học tập của học sinh.
b. Giải pháp mới
* Giải pháp
- Xây dựng nội dung câu hỏi phù hợp, ưu tiên các câu hỏi mang tính thực
tế cao.
- Lựa chọn phương tiện dạy học cần thiết nhất cho tiết ôn tập.
- Phương pháp dạy học chủ đạo trong ôn tập là cho các em làm việc theo
nhóm, mỗi đơn vị kiến thức sẽ có hình ảnh, clip minh họa để học sinh xem và
khai thác kiến thức, vừa tiết kiệm được thời gian mà chất lượng học tập lại
cao, những em học sinh yếu, kém sẽ được các bạn trong nhóm giúp đỡ.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết ôn tập ở nhà.
- Giáo viên phải điều khiển tổ chức cho học sinh ở lớp có hiệu quả.
* Cấu trúc chung của tiết ôn tập.
- Xác định mục tiêu bài học chính xác.
- Lựa chọn kiến thức trọng tâm cơ bản của tiết ôn tập để lựa chọn hình ảnh,
câu hỏi phù hợp.
- Xác định những hình thức tổ chức dạy học trên lớp.
- Xác định phương pháp dạy học cơ bản.
- Tổng kết tiết ôn tập.

- Hướng dẫn công việc ở nhà.
* Những yêu cầu để thực hiện các giải pháp.
+ Đối với giáo viên:
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản, hệ thống hóa được kiến thức của từng
phần, từng bài, lựa chọn các bài tập kỹ năng phù hợp.
9


- Nắm được tình hình học tập của từng đối tượng học sinh.
- Có kế hoạch chuẩn bị các hình thức dạy học phù hợp cho tiết ôn tập.
- Có kỹ năng CNTT tốt để xử lí hình ảnh, clip hoàn hảo.
+ Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu mà giáo viên đưa ra ở tiết học trước.
- Chủ động và tự giác trong việc ôn tập kiến thức cũ.
- Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
B. ÁP DỤNG DẠY TIẾT ÔN TẬP CÁC BÀI 7-8-9 ĐỊA LÍ LỚP 6
1. Phương pháp thực hiện cơ bản:
- Với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học tiên tiến (máy chiếu, máy tính, loa
âm thanh, mạng Internet) giáo viên xây dựng các hình ảnh, sơ đồ, clip để mô
tả từng đơn vị kiến thức.
- Lập phiếu học tập (Nội dung yêu cầu HS trả lời cần trọng tâm, ưu tiên
câu hỏi mang tính thực tiễn)
- Học sinh dùng phiếu học tập để hoàn thành các nội dung kiến thức phù
hợp dựa trên kiến thức đã học kết hợp khai thác từ kênh hình, clip). Học sinh
sẽ sử dụng phiếu học tập này thay cho bài ghi chép vào vở.
Tóm lại tiết học là sự kết hợp giữa kênh hình, clip và phiếu học tập (ở đây
là phiếu học tập tổng hợp)
2.Cách thức tiến hành
a. Xây dựng phần trình chiếu với sự hỗ trợ của CNTT.
- Xây dựng hệ thống hình ảnh, biểu đồ, video

- Xây dựng bảng biểu, sơ đồ
- Xây dựng phiếu học tập trên giáo án
- Một số thiết kế khác…
b. Lập phiếu học tập
- Lập theo hệ thống câu hỏi (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, đúngsai…)
- Lập theo mô hình
- Lập theo Sơ đồ….
c. Tiến hành bài dạy
-Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài
10


-Bước 2: GV phát phiếu học tập - hướng dẫn học sinh
-Bước 3: Tiến hành ôn tập kiến thức
+ Mỗi đơn vị kiến thức HS được xem các tranh, hình hảnh, clip, từ đó các
em hoàn thành phiếu học tập theo từng phần, phù hợp với yêu cầu và tiến
trình bài giảng của giáo viên
+ Giáo viên sử dụng máy chiếu và bảng ghi để khái quát kiến thức, có thể
làm rõ thêm những phần học sinh hiểu chưa rõ.
+ Cứ xong một phần kiến thức trên phiếu học tập, giáo viên kiểm tra
nhanh.
-Bước 4: Kiểm tra kết quả hoàn thành của học sinh, nhắc nhở - dặn dò
3. Thực nghiệm chuyên đề
a) Giáo án: Tiết ôn tập địa lý lớp 6 ( ôn tập bài 7-8-9)
ÔN TẬP ( bài 7- 8- 9)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
HS cần nắm:
- Trái đất có 2 chuyển động cơ bản là vận động tự quay quanh trục và
chuyển động quanh Mặt trời .Đặc điểm chính của những chuyển động đó

- Nắm được hệ quả của 2 chuyển động đó :
+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp
+ Hiện tượng các vật chuyển động bị lệch hướng
+ hiện tượng các mùa
+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
2. Kỹ năng.
- Biết dùng các mô hình quả địa cầu để giải thích các vận động của Trái
đất. Giải thích được hiện tượng ngày, đêm kết tiếp nhau, hiện tượng các mùa
II. Chuẩn bị của giáo viên và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Xây dựng các slide hình ảnh, clip ứng với từng đơn vị kiến thức trong
phiếu học tập.
- Máy tính, loa, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Bản đồ thế giới tự nhiên, quả địa cầu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại ở nhà các bà 7,8,9
III. Hoạt động dạy và học:
1.Giới thiệu bài và phát phiếu học tập (1 phút)
Để nắm rõ hơn kiến thức về đặc điểm và hệ quả của sự vận động tự quay
11


quanh trục và sự chuyển động tự quay quanh mặt trời đồng thời biết vận
dụng vào thực tiễn để giải thích các hiện tương xung quanh các em sẽ quan
sát hình, xem video và hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập
GV phát phiếu học tập dặn HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

CHỦ ĐỀ 1:Sự vận động tự quay quanh
CHỦ ĐỀ 1:Sự vận 20'
trục của trái đất và các hệ quả.
động tự quay quanh
trục của trái đất và
HĐ1:
HS Quan sát clip (Sự vận động tự quay các hệ quả.
quanh trục của TĐ) và kiến thức đã học để trả
lời các câu hỏi a trong phiếu HT:
GV cho Clip Sự vận động tự quay quanh trục
của TĐ chạy và HS quan sát (GV nên dừng lại
ở vị trí hợp lí của Clip để phân tích rõ hơn cho
HS)
- Trái đất tự quay
a. Quan sát hình/clip quanh trục theo hướng
kết hợp kiến thức đã học từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay
điền nội dung đúng vào
một vòng quanh trục
các ý sau:
- Hướng vận động tự quay quanh
là 24 giờ (1 ngày
trục .............................................
đêm).=> Trái đất được
- Thời gian tự quay 1 vòng ..........
chia làm 24 múi giờ.
- Trái đất được chia làm ..............
múi giờ

HS làm trong vòng 1 phút GV mời 1 em trình

bày kết quả.
GV chốt kiến thức.
HĐ2:
HS Quan sát hình (máy chiếu) và kiến thức
đã học để trả lời các câu hỏi b trong PHT:
b.Tính giờ ở một số địa điểm trái đất
Ở Việt Nam là 8 giờ ngày 18/12 hãy cho biết
giờ và ngày của các địa điểm sau?
+ Luân Đôn (Nước Anh)? ...........……...............
b. Ở Việt Nam là 8
+ Tokyo (Nhật Bản)?......................….......……. giờ ngày 18/12, lúc dó
+ Niu Ioóc (Hoa Kỳ)............................................ giờ ở các địa điểm như
sau:
+ Luân Đôn: 1 giờ
ngày 18/02 (Vì Luân
12


Đôn ơ múi giờ số 0 có
giờ muộn hơn VN 7
giờ)
+ Tokyo: 10 giờ
ngày 18/02 (Vì Tokyo
ở múi giờ số 9=> sớm
hơn VN 2 giờ)
+ Niu Ioóc: 20 giờ
ngày 17/02 Vì Niu
Ioóc ở múi giờ số 19
HS làm trong vòng 3 phút GV mời 1 em trình thuộc BC Tây nên
bày kết quả. Trong quá trình chốt đáp án GV có muộn hơn VN 12 giờ)

thể hỏi HS cách làm.
Các nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức.
c. Hệ quả Sự vận
Trong quá trình tính giờ nên hướng dẫn HS
vạch từng múi giờ rồi lần lượt cộng thêm (về động tự quay quanh
trục của trái đất:
phía Đông) và bớt đi (nếu về phía Tây)
HĐ3:
c. Sự vận động tự quay quanh trục của trái
đất đã sinh ra những hệ quả nào?
HS ghi các hệ quả vào câu c trong phiếu
học tập.
Để hiểu thêm về hiện tượng ngày, đêm GV
cho HS xem video.

Hình cắt từ clip hiện tượng ngày và đêm
Sau khi xem HS giải thích nguyên nhân hiện
tượng ngày – đêm.
Để nắm rõ hơn hiện tượng lệch hướng của
gió, dòng nước HS Quan sát hình các hoàn lưu
13

22'


gió trên trái đất không thổi theo hướng BắcNam mà có sự lệch hướng.

Tác động của lực Coriolit lên hướng gió
CHỦ ĐỀ 2 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA
TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ

QUẢ.
HĐ1
HS xem video sự chuyển động của trái đất
quanh mặt trời và trả lời các câu hỏi:

- Trái Đất chuyển động
quanh Mặt Trời theo 1
quỹ đạo có hình elip
gần tròn.
- Đặc điểm chuyển
động:GV có thể dừng
clip lại ở một số ngày
đặc biệt đặc biệt trong
năm để các em đối
chiếu hướng và góc
nghiêng của trục TĐ.
- Thời gian quay 1vòng
: 365 ngày 6 giờ.

- Nguyên nhân sinh
ra các mùa:
Qua clip HS cần
nhận ra:
1. Đặc điểm chuyển động của trái đất quanh
- BC nào có góc
mặt trời:
chiếu tia sáng mặt trời
với mặt đất càng lớn
+ Qũy đạo thời gian và đặc điểm chuyển
động của trái đất quanh mặt trời:....................... thì ở đó mùa nóng và

ngược lại.
2. Tìm hiểu các hệ quả
- Do chuyển động
Sự chuyển động của TĐ quanh mặt trời đã
tịnh tiến nên các BC
sinh ra những hệ quả nào?
luân
phiên
nhau
HS trả lời và GV chốt lại 3 hệ quả. Để nắm
14


rõ các hệ quả các em làm các câu a,b,c vào hướng về mặt trời nên
phiếu HT
các mùa ở hai BC
cũng thay đổi cho
nhau.
a.

b.

Hiện tượng các mùa
Ngày Hạ chí (........../.......) ánh sáng mặt trời
chiếu vuông góc với mặt đất lúc 12 giờ
tại ............................................
Thời gian này Bán cầu Bắc là mùa .............
Bán cầu nam là mùa...........................................
Ngày Đông chí chí (......./.......) ánh sáng mặt
trời chiếu vuông góc với mặt đất lúc 12 giờ

tại ..........................
Thời gian này Bán cầu Bắc là
mùa ................... Bán cầu nam là
mùa......................
Ngày Xuân phân (......./.......) và Thu Phân
(......./.......) ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc
với
mặt
đất
lúc
12
giờ
tại ...........................................đây là thời gia
chuyển giao giữa mùa nóng và mùa lạnh nên
gọi là mùa ....................và mùa.........................
Ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau
theo mùa
Điền các từ dài/ngắn
* Vào ngày Hạ chí ở nửa BC Bắc có
ngày .............hơn đêm; nửa BC Nam có
ngày ......... hơn đêm.
* Vào ngày Đông chí ở nửa BC Bắc có
ngày .........hơn đêm; nửa BC Nam có
ngày ..............hơn đêm
* Vào những ngày nào trong năm khắp mọi
nơi trên trái đất đều có ngày và đêm bằng
nhau?........................……………………………....
* Nơi nào trên trái đất quanh năm không có
chênh lệch ngày và đêm?.................……...........
c. Hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ ở

hai miền cực:
15

- Nguyên nhân sinh
ra ngày, đêm dài ngắn
ở các vĩ độ khác
nhau:
GV cần dừng clip
lại để cho HS nhận
thấy:
- Nhận diện trục
trái đất và đường
phân chia sáng tối là
không trùng nhau.
- Một địa điểm nào
đó vào ngày Hạ chí
hoặc Đông chí khi
Trái đất vận động
quanh trục thì thời
gian nó đi trong tối
và ngoài sáng là lệch
nhau (trừ đường xích
đạo)
GV nên dừng clip lại
tại vị trí 2 ngày 22/6
và 22/12 để chỉ cho
HS thấy hiện tượng tối
và sáng ở hai miền
cực.



(Hình cắt từ video)

Hạ chí
Đông chí
Vào ngày Hạ chí khi trái đất vận động quanh
trục ở miền cực Bắc và Miền cực Nam có hiện
tượng gì xẩy ra?
.........................................................................
........
Vào ngày Đông chí khi trái đất vận động
quanh trục ở miền cực Bắc và Miền cực Nam có
hiện tượng gì xẩy ra?
.........................................................................
.
GV yêu cầu từng em đại diện cho mỗi bàn
đứng dậy trình bày kết quả. Mỗi em chỉ trình
bày 1 câu, các nhóm khác bổ sung, GV chiếu
kết quả lên màn hình
Giáo viên có thể thu lại phiếu học tập của học sinh để chấm điểm với số
lượng thùy ý không nhất thiết phải cả lớp.
2.Dặn dò (2 phút)
- Nắm vững những kiến thức chính đã được khái quát
- Vận dụng những kiến thức đã được học và ôn tập vào thực tế hằng ngày.
- Có thể củng cố thêm kiến thức bằng việc làm thí nghiệm về mô hình

16


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:
1. Kết luận và những đánh giá kết quả của đề tài.
Đề tài được nghiên cứu và thử nghiệm đi đến áp dụng trong năm học 20182019 là cả một quá trình thực hiện nghiêm túc, khoa học. Trong quá trình
nghiên cứu tôi đã huy động được trí tuệ tập thể, trong đó phải kể đến sự góp
ý, đóng góp chân thành của các đồng nghiệp cùng chuyên môn cũng như giáo
viên trong tổ. Đặc biệt thông qua các tiết dạy thử nghiệm có sự dự giờ của
các đồng nghiệp sau đó đánh giá, bổ sung từng chi tiết được các đồng nghiệp
đánh giá cao trên nhiều phương diện cụ thể là:
- Đây là một tiết học ôn tập rất nhiều giáo viên chưa định hình được
phương pháp dạy tối ưu để đạt được hiệu quả
- Nội dung bài ôn tập này có tính trừu tượng cao, kiến thức khó đặc biệt là
đối với học sinh lớp 6 để các em nắm tốt những kiến thức trong các bài học
vừa ôn tập này đòi hỏi giáo viên phải nắm tốt kiến thức đồng thời có phương
pháp tốt để học sinh vận dụng tiếp thu tích cực và hiệu quả.
- Bài học được xây dựng phương pháp trên cơ sở kết hợp kênh hình, clip,
và vận dụng thực tế. Giáo viên phải ứng dụng tốt CNTT và vận dụng một
cách linh hoạt mới xây dựng được bài dạy tốt, hiệu quả.
- Qua bài dạy cũng đã làm thay đổi tư duy, phương pháp về một tiết ôn tập
vốn khô khan, thường được tổ chức một cách đơn giản.
- Qua tiết dạy thử nghiệm các đồng nghiệp đều đánh giá cao tiết dạy đồng
thời cũng chỉ ra một số tồn tại cần bổ sung như các clip phải trọng tâm hơn,
một số clip cần dừng lại nhiều lần hơn cho HS có điều kiện phân tích. Trên
cơ sở phân tích, đánh giá có 4 giáo viên tham gia đánh giá tiết dạy thì kết quả
cụ thể như sau:
17


+ 03 giáo viên đánh giá tiết dạy đạt 19 điểm
+ 01 giáo viên đánh giá tiết dạy đạt 18,75 điểm
- Sau tiết dạy giáo viên đã thu 15/32 phiếu học tập để đánh giá chấm điểm

và kết quả cụ thể như sau:
Mức điểm
Số lượng
Tỷ lệ %

9-10
6
40

7-8,5
8
53

5-6,5
1
7

dưới 5
0
0

2. Ý nghĩa của đề tài:
- Qua nghiên cứu đề tài bản thân tôi cũng đã có thêm được nhiều kinh
nghiệm và tự tin để vận dụng phương pháp dạy một tiết ôn tập địa lí có hiệu
quả, phát huy được tính tích cực của học sinh hơn. Qua đây tôi cũng nhận ra:
nếu giáo viên chủ động đổi mới phương pháp dạy tích cực hơn thì học
sinh cũng sẽ chủ động, thích thú và tích cực hơn trong việc học" từ đó hiệu
quả dạy và học sẽ tốt hơn.
- Việc thực hiện đề tài này thành công cũng đã góp phần tìm thêm hướng đi
đúng, hiệu quả cho một tiết dạy ôn tập vốn bấy lâu nay rất nhiều giáo viên

quan tâm, e ngại đặc biệt là các tiết ôn tập có kiến thức khó.
- Qua phân tích, đánh giá hội đồng chuyên môn nhà trường cũng đã thống
nhất cao áp dụng đề tài vào thực hiện dạy và học vào các năm tiếp theo, đồng
thời vận dụng nền tảng cơ bản của phương pháp dạy học ở tiết ôn tập để đưa
vào các bài học khác đạt hiệu quả.
- Thông qua đề đã hình thành nên phong trào đổi mới phương pháp đặc
biệt là việc ứng dụng CNTT mạnh mẽ và hiệu quả hơn, không còn chỉ là
phương pháp trình chiếu đơn thuần và biết kết hợp nhiều công dụng khác
nhau trong CNTT để hình thành một tiết dạy ví dụ trong môn lịch sử (dùng
các đoạn phim lịch sử, phim hoạt hình lịch sử kết hợp với lời thoại....), môn
giáo dục công dân (dùng các clip về tình huống thực tế để học sinh phân tích
nhận xét)...
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua nghiên cứu đề tài tôi cũng xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất sau:
+ Hàng năm có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm từ các giáo viên, có những
sáng kiến có hiệu quả thiết thực chúng ta nên giới thiệu và nhân rộng để được
áp dụng vào dạy và học trong toàn ngành đạt hiệu quả.
18


+ Trong quá trình áp dụng đề tài tùy vào đối tượng học sinh ở từng lớp,
từng trường mà có thể thay đổi nội dung phiếu học tập để phù hợp hơn đồng
thời không nhất thiết phải mỗi học sinh có một phiếu học tập mà tạo mỗi lớp
thành 6-8 nhóm cùng làm chung một phiếu học tập để tiết kiện kinh tế cho
giáo viên.
+ Đề tài được xây dựng chủ yếu từ việc đúc kết kinh nghiệm của bản thân
và sự góp ý của các đồng nghiệp trong trường nên rất cần sự góp ý bổ sung từ
Hội đồng giám khảo và nhiều đồng nghiệp khác trong toàn ngành đặc biệt là
giáo viên cùng chuyên môn Địa lí./.
Hà Tĩnh, tháng 2 năm 2019


19


PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên học sinh/Nhóm học sinh:.............................................................
CHỦ ĐỀ 1: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ
CÁC HỆ QUẢ

a. Quan sát hình/clip kết hợp kiến thức đã học điền nội dung đúng vào các ý
sau:
- Hướng vận động tự quay quanh trục .........................................
- Thời gian tự quay 1 vòng ...........................................................
- Trái đất được chia làm .................................................. múi giờ.

b. Tính giờ trên trái đất
* Ở Việt Nam là 8 giờ ngày 18/12 hãy cho biết
giờ và ngày của các địa điểm sau?
+ Luân Đôn (Nước Anh)? ...................................
+ Tokyo (Nhật Bản)?......................…..................
+ Niu Ioóc (Hoa Kỳ)............................................

c. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất đã sinh ra những hệ quả nào?
Hệ quả 1:.........................................................................................................
Hệ quả 2:.........................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
VÀ HỆ QUẢ

20



HS quan sát hình/clip và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
1. Đặc điểm chuyển động của trái đất quanh mặt trời:
+ Qũy đạo có dạng hình:…………………….. Thời gian chuyển động 1 vòng:
…………….………………………………………………………………………
+ Trong quá trình chuyển động hướng và góc nghiêng của trục trái đất…..
……………….……..…. gọi là chuyển động .......................................
2. Hệ quả
a. Hiện tượng các mùa
* Ngày Hạ chí (......../.......) ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất lúc
12 giờ tại ................
Thời gian này Bán cầu Bắc là mùa ............. Bán cầu nam là mùa...............
* Ngày Đông chí chí (...../.....) ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất
lúc 12 giờ tại ...............
Thời gian này Bán cầu Bắc là mùa .............. Bán cầu nam là mùa................
* Ngày Xuân phân (......./......) và Thu Phân (......./.......) ánh sáng mặt trời chiếu
vuông góc với mặt đất lúc 12 giờ tại ...........................................cả hai nửa bán cầu
nhận được lượng nhiệt như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa hai mùa nóng và lạnh
ở hai nửa cầu của trái đất.
b. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa.

21


* Vào ngày Hạ chí ở nửa BC nào có ngày ngắn đêm dài.................……
* Vào ngày Đông chí ở nửa nào có đêm dài ngày ngắn:.........……………
c. Hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24 giờ ở hai miền cực:
Vào ngày Hạ chí nơi nào trên trái đất có ngày dài suốt 24 giờ....................
………………nơi nào trên trái đất có đêm dài suốt 24 giờ.…………….........
Vào ngày Đông chí nơi nào trên trái đất có ngày dài suốt 24 giờ.........................

……………….nơi nào trên trái đất có đêm dài suốt 24 giờ......……………............
==========HẾT============
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học tích cực và một số phương pháp và kỹ thuật dạy học (NXB Đại học
Sư phạm - Nguyễn Lăng Bình chủ biên)
2. Sách Giáo khoa Địa lí 6 - NXB Giáo dục.
3. Thiết kế bài giảng Địa lí 6 - NXB Giáo dục.
5. Hướng dẫ trả lời câu hỏi và bài tập địa lí 6 (NXB Đại học quốc gia Hà Nội)
4. Lý luận dạy học môn Địa lí – PGS- TS Nguyễn Đức Vũ - NXB Huế.
5. Nguồn Internet.

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
CNTT

:Công Nghệ Thông tin

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

PHT

: Phiếu học tập.
22



PPDH

: Phương pháp dạy học.

MỤC LỤC
Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề: .......................................................................................
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................
1. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................
2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................
III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:..................................................
1.Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................
IV. Giới hạn nội dung nghiên cứu:.....................................................
V. Thời gian nghiên cứu:.....................................................................
VI. Phương pháp nghiên cứu:............................................................
VII. Những đóng góp mới của đề tài..................................................
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ KHOA HỌC.......................................................................
I. CƠ SỞ LÝ
LUẬN............................................................................
23

Trang
1
1
1
2
2

2
2
2
3
3
3
4
4
4


1. Tầm quan trọng của tiết ôn
tập:.......................................................
2. Một số hình thức ôn tập
...................................................................
3. Những vấn đề tập trung trong tiết ôn tập........................................
4. Vấn đề lưu ý tổ chức ôn
tập .............................................................
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................
1. Thực trạng dạy và học tiết ôn tập hiện nay.....................................
2. Nguyên nhân của thực trạng
trên....................................................
3. Các bước tiến hành để thay đổi tiết ôn tập theo hướng đạt hiệu
quả.............................................................................................................
B. ÁP DỤNG DẠY TIẾT ÔN TẬP CÁC BÀI 7-8-9 ĐỊA LÍ LỚP 6
1. Phương pháp thực hiện cơ bản:......................................................
2.Cách thức tiến hành..........................................................................
3. Thực nghiệm chuyên đề...................................................................
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT

LUẬN:......................................................................................
1. Kết luận và những đánh giá kết quả của đề
tài...............................
2. Ý nghĩa của đề tài:............................................................................
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................
PHIẾU HỌC
TẬP................................................................................

24

4
6
6
7
7
8
9
10
10
11
18
18
19
19
21



×