Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nhằm phát triển sức bền cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.24 KB, 13 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt năm

Đọc lập - Tự do - Hạnh phúc

S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
TRONG DẠY NỘI DUNG CHẠY BỀN”

HỌ VÀ TÊN: PHẠM TIẾN DŨNG
TRƯỜNG: THCS THẠCH LẠC

Năm học 2016 - 2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


1. Lí do chọn đề tài:
Thời đại của khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đất nước ta
đang vươn mình đứng dậy sánh vai với các cường quốc năm châu. Đề làm được
điều đó việc giáo dục cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng, mà giáo dục thê thao
những chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về mặt thể chất mà còn có
tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác học
tập tốt, thì cần có sức khỏe, muốn có sức khỏe thì nền thường xuyên tập luyện
thể dục thể thao”.
Với tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng và Nhà nước ta không ngừng tạo ra những
điều kiện thuận lợi để phát triển con người toàn diện. Bộ giáo dục – Đào tạo đã
rất quan tâm và coi trọng môn giáo dục thể chất trong các bậc học. Vì vậy, việc
tập luyện và phát triển các phẩm chất thể lực như: Sức nhanh – sức mạnh – sức
bền – sự khéo léo, mềm dẻo là vô cùng quan trọng.


Trong chương trình môn thể dục Điền Kinh là một môn học chính với các
nội dung: Đi, chạy, nhảy, ném, đẩy. Trong đó môn chạy bền là môn học hấp dẫn
chinh phục tốc độ và sức bền. Sức bền có một vai trò vô cùng quan trọng trong
hoạt động TDTT nói riêng và trong đời sống sinh hoạt của con người nói chung.
Nhưng thực tế cho thấy việc tập luyện môn chạy bền của học sinh ở bậc học
THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Có nhiều em học sinh vốn có tố chất thể lực
tương đối tốt song chưa có phương pháp và hệ thống bài tập phù hợp nên chưa
đạt kết quả cao trong học tập và thi đấu.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số
Kinh nghiệm nhằm phát triển sức bền cho học sinh THCS”
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ thực trạng dạy – học môn chạy bền ở trường THCS tôi đã đúc rút kinh
nghiệm và tiến hành nghiên cứu tìm ra những phương pháp, các bài tập phù hợp
khắc phục thực trạng đó nhằm nâng cao hiệu quả và thành tích môn chạy bền.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


- Xác định những thực trạng, sai lầm học sinh thường mắc. Tìm hiểu
nguyên nhân.
- Lựa chọn, áp dụng một số phương pháp nhằm phất huy tính tích cực của
học sinh trong tập luyện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát sự phạm.
- Phương pháp điều tra và thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8 - 9
- Thực trạng dạy – học môn chạy bền ở trường THCS.

6. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 09 năm 2015 và kết thúc vào tháng
10 năm 2016.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học:
Học sinh THCS có quá trình lan tỏa, hưng phấn trong hệ thần kinh trung
ương vẫn chiến ưu thế so với ức chế, các em đã biết kiềm chế ở mức nhất định
những hành động theo bản năng. Sức chú ý có chủ định và thời gian tập trung
chú ý vào nghe giảng hoặc bài tăng lên, nhưng cũng rất nhanh mệt mỏi nếu
những nôi dung, hình thức học tập, tập luyện nghèo nàn, đơn điệu. Mặt khác
trong độ tuổi này các em còn chưa có khả năng chịu đựng những kích động
mạnh, đơn lẻ, kéo dài có thể làm cho các em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đênh.
Chính vì đặc điểm tâm sinh lý đó nên khi dạy học môn thể dục giáo viên
phải áp dụng những bài tập phù hợp, đa dạng thì mới mang lại hiệu quả cao. Sức
bền có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có sức bền, còn
người vừa mới làm việc, vừa mới học tập đã thấy mệt mỏi. Như vậy làm việc sẽ
không mang lại hiệu quả cao.

3


Vậy sức bền là gì? Sức bền là khả năng chịu đựng của cơ thể chống lại mệt
mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện TDTT kéo dài. Sức bền gồm có: Sức
bền chung và sức bền chuyên môn...
- Sức bền chung:
Là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung với thời gian
kéo dài. Hay nói cách khác là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ
trung bình, thu hút hầu hết cơ tham gia hoạt động. Trong trường hợp này, khả
năng ưa khí của con người là cơ sở sinh lý của sức bền chung. Như vậy sức bền
chung phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện.

- Sức bền chuyên môn:
Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động,
hay bài tập thể thao thao trong một thời gian kéo dài. Cơ sở lý luận của sức bền
chuyên môn là khả năng yém khí của cơ thể, tức là khả năng làm việc thiếu ô xi
– nợ dưỡng.
Như vậy các hoạt động liên quan đến sức bền đều có đặc điểm chung là tiêu
hoa năng lượng. Vì vậy việc giáo dục sức bền của học sinh đều nhằm vào việc
hoàn thện cơ chế cung ứng năng lượng của cơ thể. Sự phát triển sức bền phần
lớn phụ thuộc vào quá trình sinh học nhằm đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài
và ổn định của hệ thần kinh đối với kích thích có cường độ lớn. Ngoài ra ý chí là
một thành phần quan trọng để duy trì cường độ vận động khi mệt mỏi. Do đó
cần kết hợp rèn luyện việc phát triển sức bền với rèn luyện ý chí tập luyện.
2. Cơ sở thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy. Việc tập luyện phát triển sức bền ở đa số học
sinh rất kém đặc biệt đối học sinh nữ. Sở dĩ như vậy vì phần lớn các em chưa có
điều kiện đầy để học tập, rèn luyện theo năng khiếu chuyên biệt, chưa có
phương pháp tập luyện phù hợp, tâm lí sợ chạy bền. Đa số các em tập luyện còn
mang tính bột phát, thời vụ và không tuân theo một nội quy luật, nguyên tắc nào
cả.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy nhiều học sinh “ngại” khi phải chạy bền,
lười tập luyện, hoặc chỉ tập để đối phó với giáo viên, kiến thức hiểu biết về tập
4


luyện chạy bền của các em còn hạn chế, các em coi môn học này là môn học
phụ nên không chú ý khi học. Rất nhiều em có tố chất thể lực tương đối tốt
nhưng tập luyện chưa đúng phương pháp, bài tập chưa phong phú nền khi chạy
bền đã xẩy ra các hiện tượng như: Tức ngực, đau sóc, khó thở, choáng ngất...
Tất các lý do trên đã cho thấy một thực trạng học tập môn chạy bền chưa hấp
dẫn đối với các em. Từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao, chưa đáp ứng với

các yêu cầu bộ môn đề ra.
3. Số liệu điều tra và khảo sát thực tiễn:
a. Khảo sát thực tiễn:
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng học sinh khối 8 ở trường THCS mà
tôi đang giảng dạy, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1
Bảng điều tra tỷ lệ học sinh chạy hết cự ly 500m
nhưng không tính thời gian
Khối
8
9
b. Nguyên nhân:

Học sinh Nam
1%
1%

Học sinh Nữ
3%
2%

* Đối với học sinh:
- Do lần đầu tiên học kĩ thuật chạy bền nên chưa nắm được kĩ thuật cơ bản,
chưa hiểu rỏ về vai trò và tác dụng của chạy bền
- Xuất phát từ nguyên nhân học sinh chưa ý thức được vai trò của sức bền
trong việc rèn luyện sức khẻo và phát triển thể lực. Các em coi môn chạy bền là
môn học phụ nền các em chưa tập trung học tập và tập luyện, kéo theo nhiều
nguyên nhân khác:
+ Chưa tập luyện thường xuyên
+ Chưa tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình tập luyện như: Nguyên tắc

tiến, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc vừa sức...
+ Chưa thực hiện đúng kỹ thuật chạy bền: Cách hít- thở, đánh tay, vượt
chướng ngại vật, cách phân phối sức trong khi chạy...
+ Các bài tập rèn luyện sức bền chưa phong phú, hấp dẫn
5


* Đối với giáo viên:
+ Chưa tìm hiểu rõ thực trạng và áp dụng các bài tập phù hợp
+ Các tiết dạy chạy bền còn hạn chế về mặt thời gian (chỉ ít phút cuối phần
cơ bản).
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho chạy bền còn yếu và thiếu.
+ Sân bãi tập luyện chua đẩm bảo
+Chưa hướng dẫn học sinh tập luyện ngoại khóa.
c. Biện pháp khắc phục:
Từ các điều tra bên trong cho thấy, tập luyện sức bền cần có thời gian,
phương pháp và bài tập cụ thể.
Bắt đầu từ khi bước vào tập luyện giáo viên phải phân tích rõ vai trò của
việc rèn luyện sức bền đối với sức khẻo. Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết
về sức bền và một số phương pháp tập luyện sức bền:
- Do cự ly dài nên phải biết phân phối sức để chạy hết cự ly quy định, phải
biết cố gắng, kiên trì và quyết tâm chạy hết cự ly.
- Phải biết phối hợp nhịp nhàng giữa bước chạy và nhịp thở. Thông thường
cứ hai bước chạy thì hít vào, hai bước tiếp theo thì thở ra. Khi thấy thở dốc,
người mệt thì chạy chậm lại rồi hít thở sâu bằng cách cứ bốn bước chạy thì hít
vào, bốn bước tiếp theo thì thở ra. Sau 4 đến 6 lần như vậy thì chuyển vể thở
bình thường.
- Khi chạy người phải thả lỏng, tốc độ nguồng chân chậm.
- Khi chạy đến các đường vòng, cần hoi ngả thân trên vào phía trong và
điều chỉnh bước chân, đánh tay phù hợp để giữ thăng bằng.

- Không nên cho các em chạy bền với quảng đường dài hoặc thời gian dài
ngay trong lần tập đầu, điều đó dẫn đến gây tâm lý lo sợ khi tập chạy bền. Cho
nên khi dạy chạy bền cần đan xen, lồng ghép các trò chơi, tăng độ khó các yêu
cầu, sử dụng các phương tiện dạy học, cung cấp đủ những thông tin cần thiết về
chạy bền cho học sinh. Đồng thời cần có kế hoạch chọn lựa và bồi dưỡng đội
tuyển điền kinh để khích lệ tinh thần tự giác tập luyện, nổ lực của các em trong
quá trình tập luyện chạy bền.
6


- Phải biết vượt qua cực điểm. Trong chạy bền cục điểm thường xuất hiện ở
giai đoạn chạy giữa quảng, là thời kì mệt mỏi nhất, nó xuất hiện sớm hay muộn
tùy thuộc vào trình độ tập luyện và sức khỏe của từng người. Khi xuất hiện cực
điểm giáo viên cần động viên học sinh có ý chí vượt qua bằng cách cố gắng phối
hợp nhịp nhàng giữa tần số bước chạy và nhịp thở, kết hợp phân phối sức hợp lý
thì có thể sẽ dần hồi phục.
- Biết cách khắc phục các hiện tượng có thể xẩy ra trong chạy bền như: Đau
sóc, choáng, ngất và các chấn thương khác có thể gặp...
- Giới thiệu các động tác hồi tĩnh sau khi chạy.
- Luôn nhắc nhở học sinh khi chạy xong khồng dứng lại đột ngột mà cần
chạy như nhàng và hít thở sâu.
- Cho học sinh chơi các trò rèn luyện sức bền.
* Một số biện pháp mà tôi đã áp dụng:
- Đi nhanh chuyển sang chạy 50-60m
- Trò chơi “Chạy vượt chướng ngại vật”
- Trò chơi “Chạy theo đường dích dắc”
- Chạy theo vòng số 8 2p – 3p
- Chạy hỗn hợp (300+200+100m) x 2 nhóm.
- Chạy biến tốc cự ly 200-300m.
- Tại chổ di động kết hợp thở và bước chạy.

- Chạy lên, xuống cầu thang.
- Chạy trên địa hình tự nhiên theo nhóm sức khoẻ tăng dần cự ly: 400m,
500m, ...
- Nhảy dây bền trong thời gian 5-6 phút.
- Chạy tại chổ 8-10 phút
- Chạy biến tốc (100m nhanh+100 chậm) 4 lần x 2 nhóm
- Chạy lặp lại 100m x 5 lần
- Các trò chơi: “Hai lần hít vào hai lần thở ra”, “chạy tiếp sức chuyển vật”,
nhảy dây bền, tầng cầu bền.

7


Bên cạnh những bài tập trên trong quá trình học, giáo viên cần phải phân
nhóm sức khoẻ, năng khiếu học sinh... ngay khi đàu cấp. Trong quá trình tập cần
có kế hoạch tập luyện riêng cho những học sinh có tố chất, hướng dẫn các em
tập luyện ngoại khoá để động khích lệ các em kịp thời.
- Trong quá trình tập phải luôn gần gũi, động viên, theo dõi về chế độ ăn
uống và cần kiểm tra sức khoẻ (qua sắc mặt, qua các biểu hiện bên ngoài, thông
qua đó theo dõi mạch trước- trong – sau vận động)
- Hướng dẫn các em tập luyện thêm sức bền ở nhà bằng các bài tập cụ thể
và có kiểm tra mức độ hoàn thành...
- Trang bị cho các em những kiến thức về môn chạy bền. Đặc biêt là các
điều luật về môn chạy ngắn và chạy bền. Ngoài ra còn cung cấp thêm những
thành tích của các Hội thi điền kinh cấp cụm, huyện, tỉnh, trong nước cũng như
quốc tế để các em tự so sánh, đối chiếu với thành tích của mình. Từ đó tạo niềm
tin và gây hứng thú cho học sinh.
d. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng những bài tập và các phương pháp tập luyện trên thì tôi thu
được những kết quả sau:

Bảng 3
Bảng điều tra tỷ lệ học sinh chạy hết cự ly 500m
nhưng không tính thời gian
Khối
8
9

Học sinh Nam
1%
1%

Học sinh Nữ
3%
2%

Qua bảng kết quả học tập môn chạy bền cự ly 500m của học sinh khối 8 và
9 trường THCS thạch lạc mà tôi đang công tác cho thấy: Thành tích đạt được so
với bảng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đã được nâng lên, số lượng học sinh đạt
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở mức khá, giỏi khá cao, bên cạnh đó số học sinh
không đạt chiếm tỉ lệ thấp. Quan trọng nhất là học sinh có nhiều biểu hiện yêu
thích và ham mê muôn chạy bền, các em nữ không còn “ngại” khi phải chạy
như trước. Điều đó chứng tỏ chất lượng giờ học chạy bền được đảm bảo, thành
8


tích nâng cao. Áp dụng các bài tập này sẽ cho giờ học môn chạy bền thêm
phong phú, hấp dẫn. Giúp cho giáo viên giảm được những giảng giải thừa, đơn
điệu.
Qua kiểm tra cho thấy sức khoẻ của các em phát triển tốt, khả năng chịu
đựng sự mệt mỏi trong học tập, lao động và tập luyện TDTT cũng cao hơn.

e. Nguyên nhân đạt được:
- Bài tập đơn gian, dễ thực hiện
- Phù hợp với tâm – sinh lý của học sinh
- Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Đặc biệt phương pháp tập luyện lồng gép các trò chơi nhằm gây hứng thu
cho người tâp
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sức bền rất cần thiết cho cơ thể, tập chạy bền là hình thức có hiệu quả nhất
để nâng cao sức khoẻ. Nội dung và hình thức tập chạy bến rất đa dạng. Tập chạy
bền rất dễ, có thể tập cá nhân tại chỗ hoặc chạy vòng số 8 trong phạm vi hẹp, có
thể chạy bên trên hè phố, đồng ruộng, đồi núi theo nhóm... Tuy nhiên tập luyện
sức bên đòi hỏi phải kiên trì và có ý thức tự giác khắc phục khó khăn. Phải tập
thường xuyên, hằng ngày và sau buổi tập năng suất cao... là dấu hiệu báo rằng
sức khoẻ đã tăng lên. Khi sức khoẻ đã tăng lên có thể tăng thêm cự ly chạy hoặc
thêm thời gian như vậy lại kiểm tra, xem xét nếu thấy sức khoẻ tốt hay có những
dấu hiệu không tốt thì cần điều chỉnh lại cự ly, bài tập hay thời gian tập luyện...
Trước khi chưa áp dụng những kinh nghiệm và các bài tập trên tôi thấy học
sinh còn lười tập luyện, còn sợ chạy bền, thành tích học tập và thi đấu chưa cao.
Nhưng sau khi áp dụng những kinh nghiệm và các bài tập trên học sinh có tiến
bộ rõ rệt, học sinh thích học chạy bến hơn và thành tích đạt cao hơn
2. Kiến nghị:
Để thực hiệt giảng dạy bộ môn thể dục nói chung và nội dung chạy bền nói
riêng có hiệu qua và đáp ứng với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

9


- Đề nhị nhà trường tham mưu vơi các cấp các ngành huy động moi nguồn
lực đẻ làm sân thể dục đạt chuẩn

- Mua sắm thêm cơ sở vật chật phục vụ dạy và học
- Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng nhiều trong quá trình viết sáng kiến kinh
nghiệm nhưng vì thời gian có hạn, quá trình công tác và kinh nghiệm còn ít
nên không thể tránh được những thiếu sót. Kinh nghiệm của bản thân còn
mang nặng tính chủ quan và hơi phiến diện. Rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp có tâm huyết để đề tài của
tôi được hoàn thiện và có thể áp dụng vào thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên thể dục lớp 6 (Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo viên thể dục lớp 8 (Nhà xuất bản giáo dục)
3. Sách giáo viên thể dục lớp 9 (Nhà xuất bản giáo dục)
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn thể dục
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004-2007)
6. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục trung học cơ sở
7. Sách điền kinh (Nhà xuât bản TDTT)
8. Sách sinh lí học TDTT (Nhà xuất bản TDTT)
9. Sách điền kinh và thể dục (Bộ GD&ĐT- Vụ giáo dục thể chất)

11


MỤC LỤC

Trang


I. Đặt vấn đề..............................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài………...………………………...……………

1

2. Mục đích nghiên cứu………………...………….………………

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………...……………

1

4. Phương pháp nghiên cứu …………..……………………….......

2

5. Đối tượng nghiên cứu………………………..…………………

2

6. Thơi gian nghiên cứu…….………………………………..……

2

II. Giãi quyết vấn đề ......................................................................


2

1. Cơ sở khoa học...........................................................................

2

2. Cơ sở thực tiển............................................................................

3

3. Số liệu điều tra và khảo sát thực tiển............................................

4

a. Khảo sát thực tiển...................................................................

4

b. Nguyên nhân…………………………………………………….

5

c. Biện pháp khắc phục…………………………………………….

6

d. Kết quả đạt được……………………………………………….

8


e. Nghuyên nhân đạt được…………………………………………

9

III. Kết luận và kiến nghị..............................................................

9

12


13



×