Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tuyển tập đề văn Nghị luận xã hội cho học sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11

ĐỀ 1: Bản chất của thành công
Gợi ý
Nêu khái niệm về thành công:
– Thành công là những gì mình thực hiện được, có khi là rất giản dị, bé nhỏ nhưng mang
lại cho bạn, cho gia đình niềm vui và thanh thản.
– Thành công có được nhờ công sức lao động nghiêm túc và say mê.
– Thành công từ lao động nghiêm túc, giúp ta hoàn thiện nhân cách.
– Sẽ không có cơ hội thành công cho những ai lười biếng và ảo tưởng xa rời cuộc sống.
– Liên hệ bản thân.

Bài viết tham khảo
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình
theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác
đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được
một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành
chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những
người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những
món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng
lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm
cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến
trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu.
Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long
lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân,
không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành
cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị
trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đổ
1



không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa,
với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước
mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành
“tử sĩ". Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai
bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì
hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ
đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kì
thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một
câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại
mẹ, người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với
mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm
áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em
trong suốt hành trình của cuộc đờỉ. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại
Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình
yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào
tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh
một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó
một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao
đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích nuôi con ăn
học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều
khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp
khóa-học-của-một-người-cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai
mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên
con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp
nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang,
2



một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là
một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con
chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ây, tôi
lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và
chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công,
nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình
giàu có, muốn trở thành ti phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền
một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp
đẽ ây, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà
còn giàu có về tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn
ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của
đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành
thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận dược
tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ
những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị
và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách
nhiệm cùa bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy.
Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một
giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là
cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, chỉ đơn sơ là khi
có ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng
gửi gắm được những nghĩ suy của mình vào trang viết. Với tôi đó là đã là
một thành công.
Tác giả: HS Hà Minh Ngọc (khối chuyên văn – Trường ĐHSP Hà Nội)

3



ĐỀ 2: Tình thương là hạnh phúc của con người
Dàn ý 1

1. Mở bài
- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí
của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau
về hạnh phúc.
- Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.
2. Thân bài
a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách
nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý
nguyện. (Từ điển tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm,
đùm bọc lẫn nhau.
+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh
phúc mà tình thương mang lại.
b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình
thương:
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản
thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha
mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên
phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha
4



mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo
nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Trong phạm vi xã hội:
+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân;
tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con
người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào
khoát cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào
sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Nguyên - Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì
nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương
dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu
dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác
luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của
cuộc đời mình.
c. Phê phán, bác bỏ:
Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ,
đồng cảm và giúp đỡ người khác…
d. Liên hệ bản thân:
Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có
5



nhân cách và hành động vì tình thương.
3. Kết bài
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên
mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta
phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để
góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…
Dàn ý 2

1. Mở bài
Theo như ngạn ngữ Nga đã từng nói “ nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực
mà là nơi không có tình thương”, bởi vậy qua câu nói này chúng ta có thể
hiểu được ý nghĩa to lớn mà tình thương đem lại cho cuộc sống của chúng ta,
nó để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị, bên cạnh đó, tình thương đó
cũng chính là hạnh phúc của mỗi con người.
2. Thân bài
- Tình thương đó là sự rung động, biết khổ đau, đồng cảm và có những chia
sẻ đối với mọi người xung quanh, hay đó chính là những sự cảm thông sâu
sắc, biết khổ đau và thấu hiểu được nỗi khổ của mọi người, biết thương
những mảnh đời bất hạnh, biết lắng nghe, và giúp đỡ những người đang gặp
khó khăn.
- Hạnh phúc đó là cung bậc cảm xúc của mỗi người, đây là cung bậc thể hiện
niềm vui, hạnh phúc và qua đó thể hiện nỗi lòng và sự sung sướng khi làm
được một điều gì đó có ý nghĩa.
- Giải thích tại sao tình thương lại đi liền với hạnh phúc.
- Những người có tình thương là những người luôn biết chia sẻ, thấu hiểu và
coi trọng mọi người xung quanh.
6



- Chứng minh được ý nghĩa và câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn, trong
cuộc sống đã có rất nhiều người luôn mong muốn giúp đỡ được những hoàn
cảnh khó khăn, để từ đó họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.
- Sống trong xã hội không phải chỉ sống vì bản thân mình, mà cần phải biết
thấu hiểu và cần có sự chủ động mạnh mẽ trong việc biết thể hiện cảm xúc,
những tình yêu thương và quý mến đối với mọi người xung quanh.
- Chia sẻ và đồng cảm cho những người nghèo khổ, hay những người đang
lâm vào hoàn cảnh đang vô cùng khó khăn.
- Ý nghĩa của tình thương là gì?
- Tình thương giúp cho đời sống tinh thần của họ giàu có hơn, cuộc sóng của
họ được ngập tràn tình cảm, sự yêu quý và kính trọng của tất cả mọi người.
- Để có được hạnh phúc, mỗi chúng ta cần phải làm những điều có ý nghĩa
cho xã hội, đó là những việc làm có ích, nó đem lại những bài học quý giá,
bởi con người không thể sống mà tách rời với xã hội được.
- Lấy dẫn chứng những bài học trong cuộc sống, tình thương giúp cho những
người nghèo khổ có được chỗ dựa vững chắc để vượt qua những giai đoạn
khó khăn nhất, nhưng qua đó tình thương còn làm ấm lên trái tim biết yêu
của mỗi người.
- Từ những tình cảm chân thành đó, tình yêu thương nồng cháy đó, con
người biết sống là chính mình, biết rung động, thấu hiểu và yêu thương mọi
người xung quanh.
- Từ những việc làm có ích đó họ thấy được cuộc sống này tràn ngập niềm
vui, hạnh phúc và tình thương của họ cũng làm cho đời sống tinh thần của họ
được ngập tràn niềm vui, và nhận được những tình cảm quý báu từ mọi
người xung quanh.
3. Kết luận
Khẳng định lại vai trò, và tầm quan trọng của tình thương, ý nghĩa của nó
7



đối với mỗi con người.
 Khẳng định câu nói trên là đúng đắn

Bài viết tham khảo 1
Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện
Hoa trái của nguyện cầu là niềm tin
Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc
Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương
Vâng! Những dòng thơ trên như những khúc hát ru nhẹ nhàng gieo vào
lòng người bao cảm xúc. Có khi nào bạn đã băng qua đường quá vội vã? Có
bao giờ bạn đã không kịp ngắm nhìn vẻ đẹp của một đóa hoa? Có món quà
nào của cuộc sống mà bạn không nâng niu cất giữ? Đừng đợi đến ngày mai
mới nhận ra cuộc sống đã yêu thương bạn biết nhường nào. Con người
chúng ta không sống đơn độc. Chúng ta sinh ra để yêu thương lẫn nhau. Và
tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
Tình yêu thương là gì, bạn biết không? Từ lúc mới sinh ra chúng ta đã
được yêu thương rồi. Khi bạn còn nằm trong bụng mẹ, có phải bạn đã cảm
nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ vỗ về, nghe được những lời thủ thỉ ngọt
ngào không? Đó chính là tình yêu thương! Rồi khi bạn cất tiếng khóc đầu
tiên, có phải bạn đã thấy gương mặt sung sướng của bố, nghe được tiếng reo
vui mừng của mọi người không? Đó chính là tình yêu thương! Rồi bạn trải
qua thời thơ ấu trong vòng tay ấm áp, trong tiếng ru hời của mẹ, nghe được
những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ của bà. Đó cũng chính là tình yêu thương!
Khi bạn đi học, có phải bạn bè luôn ở bên cạnh chia sẻ buồn vui với bạn? Đó
cũng chính là tình yêu thương!
Những điều bình dị ấy khiến bạn luôn mỉm cười. Và tình yêu thương làm
cho bạn được hạnh phúc. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho
8



người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó. Trong đêm tối
tăm đến mức bạn không thể thoát ra được, hãy tin rằng yêu thương là ánh
sáng tràn về soi rọi khắp nơi, cho bạn thấy được cánh cửa của hạnh phúc.
Trong lúc bạn đớn đau nhất vì đánh mất những thứ vô cùng quan trọng, hãy
tin rằng yêu thương là liều thuốc hữu hiệu nhất để xoa dịu vết thương. Khi
bạn vấp ngã trong cuộc sống, hãy tin rằng yêu thương là cái nắm tay đỡ bạn
dậy và dìu bạn đi tiếp trong cuộc đời. Khi bạn cảm thấy cô đơn chán chường,
hãy tin rằng yêu thương là khúc nhạc dịu êm xua tan đi đêm trống vắng. Hãy
cứ tin rằng yêu thương là chìa khóa mang đến hạnh phúc cho bạn. Hạnh
phúc là khi bạn nghe tiếng chim hót mỗi sớm. Hạnh phúc là được ở bên cạnh
những người mà bạn yêu thương. Hạnh phúc là được tự do, được làm những
gì có ích cho đời. Hạnh phúc có đôi khi chỉ là cái siết tay, là ánh mắt nhìn
nhau lưu luyến, là cái ôm thật chặt khi sắp chia xa. Hạnh phúc là những điều
rất bình dị, rất nhỏ nhoi, nhưng tất cả đều bắt đầu từ tình thương yêu to lớn.
Thật hạnh phúc khi người ta biết cho đi tình yêu thương mà không cần nhớ
đến, biết nhận và không hề quên. Tình thương yêu chỉ đẹp, chỉ thật sự có ý
nghĩa khi chúng ta biết cho đi chứ không phải cố gắng níu giữ lại thật chặt.
Bởi khi níu giữ lại tình yêu thương là chúng ta vô tình níu giữ lại hạnh phúc
đã qua, mà hạnh phúc miễn cưỡng có bao giờ vui, có bao giờ ý nghĩa? Hãy
cứ để mọi thứ trôi qua, cho dù theo thời gian, mọi thứ rồi sẽ tàn phai nhưng
tình yêu thương vẫn luôn còn đó, và hạnh phúc mới luôn được sinh ra.
Vì sao chúng ta phải yêu thương lẫn nhau? Vì chúng ta là con người, và
vì Thượng Đế luôn rất công bằng. Người có thể ban cho ai đó giọng hát ngọt
ngào như chim sơn ca, nhưng cũng có quyền lấy đi của họ ánh sáng của đôi
mắt. Người có thể ban cho người nghệ sĩ đôi tay lả lướt trên những phím đàn,
nhưng cũng có quyền tước đi khả năng nghe được âm thanh của sự sống.
Người có thể ban cho bạn tài năng xuất chúng nhưng cũng có quyền đẩy bạn
9



vào bể khổ của cuộc đời. Người không ban tặng cho ai sự hoàn hảo. Bởi thế,
con người chúng ta ai cũng có khiếm khuyết, ai cũng có khó khăn, ai cũng
cần một bờ vai để tựa khi mệt mỏi, ai cũng cần một lời động viên chân thành.
Và ai cũng cần có tình yêu thương để chia sẻ. Để đêm sẽ qua và ngày mới lại
đến, để ánh sao kia vẫn chiếu sáng cho bầu trời đêm, để thời gian vẫn cứ trôi,
để con người vẫn cảm nhận được hạnh phúc.
Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi bạn vẫn còn bị mê hoặc bởi
vẻ đẹp của cuộc sống. Đừng bao giờ nói không còn yêu thương khi bạn vẫn
còn cảm thấy hạnh phúc bên cạnh người thân. Đừng bao giờ nói không còn
yêu thương khi ánh mắt của ai đó vẫn có thể níu giữ được bạn. Đừng bao giờ
nói không còn yêu thương khi bạn vẫn cảm nhận được trái tim mình muốn
đem lại hạnh phúc cho ai đó. Hãy cứ yêu thương chân thành dù biết có thể
không được đáp lại, vì biết đâu bạn sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình
trong chính hành động ấy? Bởi yêu thương là món quà mà Thượng Đế chia
đều cho mỗi người, ai cũng tình yêu thương, ai cũng có quyền được hạnh
phúc.
Có người hỏi tôi: “Phải yêu thương thế nào?”. Cuộc sống bây giờ quá
vội vã, ai ai cũng nghĩ chỉ có tiền bạc, quyền lực, danh vọng mới có thể đem
lại hạnh phúc cho mình và người xung quanh. Như vậy quả thực là sai lầm.
Bởi những thứ đó chỉ có thể đem lại hạnh phúc về vật chất, chứ không giúp
gì cho tinh thần. Hãy cứ trải lòng mình ra với cuộc sống và cứ yêu thương.
Hãy đi chậm lại để cảm nhận được vẻ đẹp của giọt sương mai buổi sớm. Hãy
ngừng bước để lắng nghe tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Hãy dắt tay một
bà lão qua đường. Hãy ôm chặt mẹ và nói: “Con yêu mẹ!” mỗi ngày. Yêu
cuộc sống, yêu những sự vật xung quanh, yêu người thân bè bạn cũng chính
là yêu thương bản thân mình, cũng chính là cho mình một cơ hội để khám
phá nét đẹp của cuộc sống, cho mình một cơ hội để biết thế nào là hạnh
10



phúc.
Khi bạn tìm thấy niềm vui của mình trong hạnh phúc của người khác
nghĩa là bạn đã biết yêu thương. Hãy cứ yêu thương đi, và bạn sẽ tìm thấy
hạnh phúc cho riêng mình. Không bao giờ là quá trễ để nói lời yêu thương,
để mang lại hạnh phúc cho mình và cho người khác.

Bài viết tham khảo 2
“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống…
đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta
vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần,
ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ
những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong
lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương
chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương,
chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng
ta có thể thấy rõ:” Tình thưong là hạnh phúc của con người”.
Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng
nhìn chung tình thương là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó
vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình
thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng
hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì thế mà tình thương
yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.
Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người
luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu
giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng
chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên
tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những
11



người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến
với các bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung
thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu.
Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở
tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha,
người ông, người bà, … đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành
những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu
muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong
nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.
Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu thương
cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những
người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví
như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó
lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở
nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.
Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có
kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi
người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ
biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết
rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy
những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ
những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.
Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có
ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của
trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì
như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn
giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình
12



người.

Bài viết tham khảo 3
Khi ta dành tình thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và ta sẽ càng
hạnh phúc hơn nếu ta nhận tình thương của người khác dành cho mình. Cuộc
sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cũng biết chia sẻ và dành tình thương cho
người khác. Chính vì ý nghĩa đối với cuộc sống của tình thương mà nhiều
người cho rằng tình thương là hạnh phúc của con người
“Tình thương” là sự quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Còn “hạnh
phúc” là tâm trạng vui sướng khi đạt được điều mình muốn hay khi mang lại
hạnh phúc cho người khác. Tình thương có ở tất cả mọi người trong xã hội,
nhưng nó xuất hiện khi con người muốn thể hiện nó. Sống trong gia đình
chúng ta sẽ nhận được tình thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, đến
trường sẽ cảm nhận tình thương giữa bạn bè, của thầy cô. Khi tất cả mọi
người đều dành tình thương cho nhau, con người sẽ dễ vượt qua những khó
khăn của cuộc sống, sẽ phấn đấu để đạt được mục đích mà mình đặt ra.
Chúng ta dành tình thương cho người khác thì cũng sẽ nhận được tình
thương của người khác dành cho mình. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất
mà chỉ những người biết trân trọng mới đáng được nhận nó.
Với những người kém may mắn hơn, chúng ta không nên coi khinh ghẻ
lạnh mà nên có sự đồng cảm giúp đỡ chia sẻ với họ. Khi thể hiện tình thương
chúng ta cũng cần thể hiện đúng chỗ, đúng mục đích. Nếu chúng ta không
biết cách thể hiện tình thương, có thể tình thương đó sẽ mang bất hạnh cho
người mình thương yêu. Nhiều cha mẹ vì quá yêu thương con, cưng chiều
con cái quá mức vừa vô tình làm hư con mà dẫn đến bất hạnh cho cuộc sống
của chúng sau này. Hay những kẻ đã lợi dụng tình thương của người khác
mà làm chuyện phi pháp, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
13



Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình thương với người khác, có
thể bằng những hành động hết sức nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Đó
là những hành động của người đi chợ có thể mua nhanh, mua đắt hơn cho
những người già cả, nghèo khó. Hay chính là những hành động của những
người có những đồ dùng không dùng nữa tuy quý nhưng vẫn sẵn sàng cho
những người nghèo khó mang về sử dụng. Tất cả chúng ta hãy dành tình
thương cho những người xung quanh để nhận được tình thương của mọi
người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đáng sống biết nhường nào.
Suy nghĩ về tình thương trong xã hội, tôi đã rút ra được nhiều bài học
cho bản thân. Tôi thấy hạnh phúc hơn khi mình đã làm một việc tốt cho
người khác dù việc đó rất nhỏ, và cầu mong rằng tất cả mọi người hãy gạt bỏ
những thói ích kỉ cá nhân để sống và hành động vì cộng đồng của mình.
Mình hãy vì mọi người rồi đến lúc nào đó tất cả mọi người sẽ vì mình.
Tình thương chính là hạnh phúc của con người, chỉ cần thể hiện sự chia
sẻ và quan tâm tới người khác đó cũng là một niềm vui trong cuộc sống.
Chúng ta hãy cứ cho đi tình thường mà đừng mong chờ sẽ nhận lại được,
như thế chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa và sẽ thấy hạnh phúc gấp nhiều lần.

Bài tham khảo 4
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mỗi người trong chúng ta thường
nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn.
Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định
mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng
“Tình thương là hạnh phúc của con người”. Đó cũng chính là một chân lí
vĩnh hằng của cuộc sống.
Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những
tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng
14



cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả
là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi
nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn
lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương – đó là tấm lòng yêu
thương chân thành và trong sáng – là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận
lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình
cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Và kết quả của sự
yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim – cái được gọi là niềm hạnh phúc.
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm
hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó
một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản. Chỉ có thể nói về hạnh
phúc như là một trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.
Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà
là cả một tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng
thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt
nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh.
Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được một sự giúp
đỡ hay một lời chia sẻ chân thành. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu
từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên
cõi đời.
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có một mối
liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người không
thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh
phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử
thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong
''Những người khốn khổ'' (V.Huy-gô), triết lí tình thương của nhân vật
Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con
15



người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí: ''Trong
đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau''. Không chỉ với người nhận, sự
trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ một bà
cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có
phải bạn đang vui? Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu
thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi:
khổ đau được san sẻ sẽ với nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi.
Thomas Merton đã từng nhận xét: ''Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho
riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích
thực là biết sống vì người khác – một tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi
phải được đền đáp''.
Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người
khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho
con người. Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta
phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia
đình và xã hội. ''Cái đẹp cứu vớt thế giới'' (Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là
nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.
Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống
trở nên có ý nghĩa hơn.
Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của
cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với
người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: ''Hãy sống thật hạnh
phúc khi bạn còn đang sống – Bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà
thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những
điều tương tự? Mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát
hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để
có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn
16



nhất.
ĐỀ 3: Nghị luận xã hội về chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách
nhất
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích
- Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc
phục được những thử thách.
- Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái
xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình
(con người có hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…)
- Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: Chiến thắng bản thân
là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh
không dễ nhận diện… Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho
sự đầu hàng…
=> Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn
trong chính mỗi con người.
2. Phân tích – chứng minh
Ý 1: Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng.
- Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh
tồn:
+ Đấu tranh với thiên nhiên…
+ Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác…
+ Đấu tranh với đói nghèo …
+ Đấu tranh với…
Ý 2: Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó
khăn:
17



- Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến
quyết định đúng đắn, tốt đẹp.
- Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính
bản thân ta.
- Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhât
là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ.
- Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách
dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.
* Dẫn chứng:
- Socrate: nói ngọng bẩm sinh nhưng ông đã chiến thắng trong cuộc chiến
đấu với phần khiếm khuyêt của bản thân bằng cách tập nói, luyện diễn
thuyết trước sóng biển để trở thành nhà hùng biện
- Nguyễn Ngọc Kí: chiến thắng những lúc muốn bỏ cuộc khi luyện viết bằng
chân.
- Pa-ven Cooc-sa-ghin: chiến thắng những phút đau đớn về thể xác, những
lúc muốn kết thúc cuộc đời bởi nghĩ mình đã trở thành người tàn phế..
3. Đánh giá- mở rộng
- Câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn
tới những giá trị đích thực của bản thân.
- Phê phán lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân.
- Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn
lúc nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình.
4. Bài học
* Nhận thức:
- Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để con
người hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng.
- Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và
18



bản lĩnh.
* Hành động:
- Với học sinh, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường (quay
cóp trong kiểm tra, thi cử, nghiện games…
- Phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, ý chí, kĩ năng sống… để có đủ sáng
suốt, có khả năng chiến thắng bản thân.

Bài viết tham khảo
Cuộc đời của mỗi người từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành rồi nhắm
mắt xuôi tay đều phải trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Nhưng thực
chất, thứ đáng sợ nhất ngăn cản bước chân của bạn tiến đến thành công
chính là nỗi sợ hãi, sự tự ti ẩn sâu bên trong con người bạn, khiến bạn không
dám đối mặt và vượt qua chông gai chứ không phải là những khó khăn bên
ngoài. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn có dám đương đầu với những trở
ngại của chính mình hay không, bởi “Chiến thắng bản thân là chiến thắng
hiển hách nhất”.
Chiến thắng là từ dùng để chỉ một kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau
quãng thời gian vất vả đấu tranh, vượt qua thử thách. Bởi vậy, chiến thắng
bản thân, thực chất chính là vượt lên nỗi sợ hãi, sự tự ti, yếu đuối và những
cái xấu bên trong con người bạn, cản trở bạn đến với thành công, đến với
những điều tốt đẹp. Câu nói "Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách
nhất” cũng nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của việc mỗi người có thể thoát khỏi
lớp vỏ bọc yếu kém của bản thân để dũng cảm đối mặt với những khó khăn
trong cuộc sống.
Có thể, bạn sẽ vượt qua được khó khăn, thử thách, nhưng cũng có thể
bạn sẽ không thành công tại thời điểm đó, nhưng chỉ cần bạn dũng cảm, tự
tin chiến đấu đến cùng thì dù kết quả thế nào, bạn cũng vẫn là người chiến
19



thắng.
Ngay từ khi sự sống mới bắt đầu, con người ta đã phải đổi diện với vô
vàn hiểm họa từ thiên nhiên tới những tai nạn cho chính con người gây ra.
Nếu bạn chán nản, buông xuôi hay tự cho rằng mình không có khả năng
chiến thắng mà từ bỏ ngày từ đầu thì sự sống của bạn sẽ chấm dứt. Cho dù
bạn đang sống thì cũng chỉ đơn giản là sự tồn tại mà thôi.
Trên thế giới đã có muôn vàn những tâm gương minh chứng cho thành
công của sự dũng cảm đương đầu và tinh thần tranh đấu đến cùng, như Bill
Gate, như Jackma, như Nick Vujicic, như cả dân tộc Việt Nam đã đấu tranh
hàng nghìn năm để chống ách đô hộ và giặc ngoại xâm… Hay gần gũi nhất
với các thế hệ học trò chính là tâm gương sáng mang tên Nguyễn Ngọc Ký.
Mặc dù mất cả hai tay từ nhỏ, nhưng với những nỗ lực hết mình, tinh thần
tranh đấu quyết không từ bỏ, ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một
thầy giáo đáng kính, được lớp lớp thế hệ học trò yêu mến.
Đáng tiếc là hiện nay, nhiều bạn trẻ vì được nuông chiều, được sống
trong sự bao bọc từ nhỏ, nên khi bước ra ngoài cuộc sống, đối mặt với chút
khó khăn liền nhanh chóng nản chí. Thậm chí có nhiều bạn quen với lối sống
hưởng thụ mà không có tinh thần tự lập, dễ dàng buông thả bản thân để rồi
sa đà vào những cám dỗ, những tệ nạn và dần hủy hoại cuộc sống của chính
mình.
Tất nhiên, vẫn có những người dù sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh nào
cũng ý thức rõ được tầm quan trọng của việc tự kiểm soát và chiến thắng bản
thân. Để có thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức cũng như những cám dỗ
của cuộc sống, các bạn cần phải tự tin, bản lĩnh để đối mặt và trước hết là
phải chiến thắng chính bản thân mình.
Chỉ cần bạn có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi, sự tự ti và cả những ham
muốn, dục vọng tồn tại bên trong con người mình thì chắc chắn, thành công
20



sẽ đến với bạn vào một ngày không xa. Hãy nhớ rằng, ở bất cứ thời điểm nào,
hoàn cảnh nào thì "chiến thắng bản thân vẫn là chiến thắng hiển hách nhất".
ĐỀ 4: Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông
(346-264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có
hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn".

Bài viết tham khảo
Ai cũng có miệng để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như
thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử
giữa người với người trong cộng đồng.
Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên)
với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và
suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít
hơn”.
Câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép. Kẻ bẻm mép là kẻ
nói hay mà ít làm, không chịu làm. Hai chữ “chúng ta” trong câu nói cùa
Dê-nông như một lời tâm sự, một điều chiêm nghiệm nên không làm mất
lòng đối với người đang đối thoại, dù đó là kẻ bẻm mép. Dê- nông đã từ một
hiện thực cụ thể hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” để rút ra
một bài học, một chân lí, một lời khuyên giản dị mà sâu sắc: Ai cũng nên
nghe nhiều hơn và nói ít hơn.
Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép
thường ăn nói ba hoa, khoe mẽ; nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ăn nói
khoe khoang là bản tính của kẻ bẻm mép. Lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất
cứ ai, kẻ bẻm mép bao giờ cũng vậy, ăn nói huyên thuyên, hết đưa xa cái lí lẽ
này, lời bình phẩm nọ, tung ra mọi tin tức thông báo, rồi nhận xét, đánh giá.
21


Anh ta cũng có hai tai đấy, nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên

khoe biết, khoe tài, khoe giỏi. Anh ta có biết đâu, nhưng người đang nghe
anh ta nói khó chịu và coi thường anh ta.
Trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Nói là để biểu đạt tình
cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình. Phải biết làm chủ bản thân
mình nên phải nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn. Tục
ngữ có câu:
- Người khôn nói ít làm nhiều,
Không như người dại lắm điều rởm tai.
- Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.
Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự, đức
tính chín chắn. Ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, ta cũng
phải làm chủ thái độ, làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời, đừng đỏ mặt tía tai,
đừng vừa nói, vừa vung tay! Nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay,
điều tốt đẹp. Ông bà, cha mẹ thường dạy bảo con cháu: "Học ăn, học nói,
học gói, học mở”. Học ăn, nói, gói, mở, để ứng xứ, để giao tiếp, để tu dưỡng
nhân cách, đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong giao tiếp, bất cứ
ai cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe
nhiều, nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.
Đó đây trong nhà trường, ở đường phô, trên báo chí; .. ta thường bắt gặp
những kẻ đa sự, nói nhiều. Có kẻ nói nhiều đã trở thành bệnh lí, cố tật. Kẻ
bẻm mép có biết đâu bị thiên hạ cười chê. Nói dài, nói dai, nói dại: Đất xấu
trồng cây khẳng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu – những lời
châm biếm ấy của dân gian hình như những kẻ bẻm mép chưa bao giờ được
nghe, chưa hao giờ được nghĩ tới.
Trong xã hội mới, trong nền kinh tế trí thức, bài học nghe nhiều, nói ít
22


vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Học cho rộng, suy

cho kĩ, nghĩ cho sâu mới là con người mới. Nói và làm phải đi đôi với nhau,
cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng”, nghĩa là nói
nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được. Ngày nay, việc lớn là công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì không thể dùng được những kẻ bẻm mép nói
nhiều hơn làm.
Sau hơn hai nghìn năm, câu nói trên đây của nhà triết học Hi Lạp
Dê-nông vẫn còn nguyên giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời
khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thìa. Nói ít, nghe nhiều,
làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. Nhắc lại câu nói của Dê-nông,
làm theo câu nói của Dê-nông là để sống đẹp.

23


ĐỀ 5: Vì sao chúng ta không nên “sợ vấp ngã”?
Bài viết gợi ý
Cuộc sống là một chuỗi khó khăn, khắc nghiệt đến mức nếu bạn yếu lòng
đầu hàng trước nó thì bạn sẽ thua, thua một cách đầy thảm bại. Khi bản thân
rơi vào lòng sâu của sự nghiệt ngã số phận, bạn sẽ hiểu được rằng ý chí vươn
lên không gục ngã là cách duy nhất giúp bạn vươn lên và sống tốt trong cuộc
sống này.
Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là “không gục ngã”?
Khi gặp khó khăn, còn người ta thường phân vân giữa hai lựa chọn. Một
là chùn bước hoặc loay hoay tìm lối thoát, hai là dấn bước với tất cả ý chí và
sức mạnh, không gục ngã để đương đầu với thử thách. Không có khó khăn
nào dễ đánh gục con người hơn tinh thần nhưng tinh thần rồi cũng như một
khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nó giống như một viên đá vô hình vô
tình bạn vấp phải rồi gục ngã, và rồi chẳng ai giúp được bạn ngoài bản thân
bạn. Lúc này, bạn với vết thương đau nhưng vẫn gồng mình đứng dậy và
bước tiếp, đó gọi là ‘’không gục ngã’’.

Tôi từng biết đến những con người đến từ những vùng đất khác nhau, ẩn
sau họ là những câu chuyện cuộc đời dài lê thê. Bất hạnh có, đau khổ có, bế
tắc có nghèo khó có, tàn tật có, nhưng họ lại có một điểm chung đáng quí : là
dù rằng cuộc đời có nhấn chìm họ dưới đáy kiệt cùng của vực sâu thì với bản
năng con người cùng ý chí vươn lên, không gục ngã vẫn thôi thúc họ tiếp tục
bước tiếp.
Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney nhớ lại thất bại cay
đắng của những ngày đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa thải
vì khả năng sáng tạo kém. “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc, không
danh vọng. Tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sôpha
rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ
24


chuột”. Walt Disney đã sống như vậy trong suốt một thời gian dài, để chúng
ta, và cả thế hệ con cháu chúng ta, được những trận cười nắc nẻ trước những
bộ phim hoạt hình vui tươi và đầy tính sáng tạo của ông.
Nicholas James Vujicic – nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc
Serbia, khi sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh
về cả tinh thần, tình cảm cũng như thể xác với số phận của mình, nhưng rồi
thay vì đau đớn mặc cảm, anh lại quyết định đối mặt với khuyết tật. Để rồi
năm 17 tuổi, bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm của mình, anh thành lập tổ chức
phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi “Life Without Limbs”. Anh đi khắp
nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người
khuyết tật mang hi vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Điều gì đã khiến những số phận đau thương ấy có thể vượt qua muôn
vàn gian nan để khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống
tươi đẹp hơn từ khó khăn gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và
quyết tâm chiến thắng số phận. Họ đã không đánh mất đi niềm tin yêu vào
cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn. Và hơn hết, họ đã khẳng

định cho tất cả chúng ta một chân lí: mỗi con người đều có khả năng cảm
hóa những nổi đau và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và
hạnh phúc.
Từ những tấm gương trên, phần nào đã cho chúng ta những bài học hay.
Cuộc sống vốn chứa đựng những khóc khăn và thử thách, đừng để những trở
ngại ấy làm giảm đi ý nghĩa trong cuộc sống bạn. Thất bại, điều đó có thể
xảy ra đối với bạn, nhưng thất bại một lần không có nghĩa những lần tiếp
theo bạn vẫn thất bại, cũng như nhà phát minh vĩ đại Albert Einstein từng
phát biểu “Tôi tư duy từ ngày này qua ngày khác và từ năm này sang năm
khác . 99 lần tôi kết luận sai và đến lần thứ 100 thì tôi đúng”. Thực tế đã
chứng minh được mọi thứ, biến những định nghĩa khô khan thành hiện thực.
25


×