Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công nhằm đảm bảo chất lượng thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN NGỌC THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
TẠI DỰ ÁN NHÀ CHUNG CƯ LINH TRUNG THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN NGỌC THẮNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
TẠI DỰ ÁN NHÀ CHUNG CƯ LINH TRUNG THỦ ĐỨC
Chuyên nghành : Quản lý xây dựng
Học viên

: Nguyễn Ngọc Thắng



Mã số

: 1581580302259

Lớp

: 23QLXD11-CS2

Người hướng dẫn khoa học
TS. BÙI QUANG NHUNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và tôi
sẽ chịu trách nhiệm về sự trung thực của các nội dung trong luận văn.

Tác giả

HV. NGUYỄN NGỌC THẮNG


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập chương trình đạo tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng,
trường Đại học Thủy Lợi-CS2, TP. HCM, được sự hướng dẫn của thầy Bùi Quang
Nhung, Em đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất

lượng thi công nhằm đảm bảo chất lượng thi công tại dự án nhà chung cư Linh
Trung Thủ Đức” và đến nay luận văn đã được hoàn thành.
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã được thầy Bùi Quang Nhung nhiệt
tình hướng dẫn. Dù rất bận rộn, nhưng thầy đã luôn đôn đốc, chỉ dẫn tận tình, cung cấp
các tài liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó em còn nhận được sự hỗ trợ rất nhiều của các thầy trong khoa Quản
lý Xây dựng, trường Đại học Thủy Lợi.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Bùi Quang Nhung, quí thầy cô ở
trường Đại học Thủy Lợi và các bạn đồng nghiệp.
Mặc dù đề tài hoàn thành nhưng chắc chắn sẽ không tránh được những sai sót
và hạn chế trong quá trình thực hiện. Kính mong quí thầy cô góp ý, bổ sung để đề tài
trở nên hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực hơn và có thể đưa ra ứng dụng cho quản lý
chất lượng công trình tại địa bàn Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.

Tác giả

HV. NGUYỄN NGỌC THẮNG


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài: ................................................................................................... 1
2. Mục đích của luận văn: ...................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 2
a) Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................................................... 2
b) Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................................. 2
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG ...................................................................................................................... 3
1.1. Quản lý chất lƣợng : ....................................................................................................... 3

1.1.1. Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ..................................................................... 3
1.1.2. Quản lý chất lƣợng thi công xây dựng. ........................................................................ 6
1.1.3. Mục tiêu và phƣơng pháp quản lý chất lƣợng thi công. ............................................................ 7
1.2. Thực trạng quản lý chất lƣợng thi công công trình xây dựng tại việt Nam: .................. 9
1.2.1. Thực trạng chung công tác quản lý chất lƣợng thi công công trình xây dựng. ........... 9
1.2.2. Những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý chất
lƣợng thi công công trình xây dựng. .................................................................................... 11
1.3. Quản lý chất lƣợng thi công công trinh xây dựng thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013
đến nay: .............................................................................................................................. 17
1.3.1. Thực trạng chung công tác quản lý chất lƣợng thi công công trình xây dựng ở thành
phố Hồ Chí Minh. .............................................................................................................. 17
1.3.2. Những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý chất lƣợng thi
công công trình xây dựng xây dựng dân dụng. .................................................................. 21
Kết luận chƣơng I .................................................................................................................. 24
CHƢƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ......................................................................... 25
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý chất lƣợng : ................................................................................. 25
2.2. Vai trò của nhà nƣớc và các cơ quan chuyên ngành về công tác quản lý chất lƣợng công
trình xây dựng (QLCLCTXD). .......................................................................................... 27
2.3. Trách nhiệm và vai trò của chủ đầu tƣ trong công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng. .................................................................................................................................. 31
2.3.1 Trách nhiệm Chủ đầu tƣ theo Điều 5 của Nghị định số 46/2015/NĐ: ......................... 31
2.3.2 Vai trò Chủ đầu tƣ : ...................................................................................................... 32
2.4. Vai trò và trách nhiệm của Các Nhà thầu liên quan đến công tác quản lý chất lƣợng thi
công công trình Xây dựng.................................................................................................. 34
2.4.1Giai đoạn khảo sát và thiết kế: ...................................................................................... 34
2.4.2 Quản lý chất lƣợng trong giai đoạn thi công xây lắp: ................................................. 38
2.4.3 QLCL trong giai đoạn bảo hành ................................................................................... 45
2.4.4 QLCL công trình sau khi đƣa vào sử dụng .................................................................. 45
2.5. Phƣơng pháp đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thi công công trình xây

dựng ................................................................................................................................... 46
2.5.1. Phƣơng pháp đánh giá và cách thức lấy mẫu .............................................................. 46
2.5.2.Thực hiện khảo sát thực tế ............................................................................................ 47
2.5.3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung thực hiện khảo sát .................................................... 47


2.5.4. Nội dung bảng câu hỏi thực hiện khảo sát .................................................................. 48
2.4.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................................... 51
Kết luận chƣơng II ................................................................................................................. 52
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
THI CÔNG DỰ ÁN NHÀ CHUNG CƢ LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC ................ 53
3.1. Giới thiệu dự án và công tác quản lý chất lƣợng thi công dự án Nhà chung cƣ Linh
Trung, quận Thủ Đức. ........................................................................................................ 53
3.1.1 Giới thiệu dự án: ........................................................................................................... 53
3.1.2 Công tác quản lý chất lƣợng thi công dự án Nhà chung cƣ Linh Trung-Thủ Đức: ..... 54
3.2. Đánh giá năng lực của Chủ đầu tƣ và Ban Quản lý dự án. ............................................ 54
3.2.1. Năng lực Chủ đầu tƣ:................................................................................................... 54
3.2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vi Na: ........................................... 56
3.2.3 Sơ đồ và quy trình tổ chức ban Linh Trung: ................................................................ 57
3.2.4. Quy trình hoạt động ban quản lý dự án của Chủ đầu tƣ: ............................................ 58
3.3. Đánh giá thực trạng các Nhà thầu liên quan đến dự án. ................................................. 68
3.3.1. Nhà thầu thi công phần móng hầm: ............................................................................. 68
3.3.2. Nhà thầu thi công phần phần thân và hoàn thiện: Công ty Cổ phần Tƣ vấn thiết kế xây dựng M.P.T: ................................................................................................................ 69
3.3.3. Nhà thầu thi công cơ điện: ........................................................................................... 70
3.3.3. Nhà thầu thi công hệ thống PCCC và chống sét: ........................................................ 70
3.3.4. Nhận xét chung về các nhà thầu: ................................................................................. 71
3.3.5 Công tác Khảo sát đánh giá công tác QLCLXD cho dự ánvới các nhân tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng thi công công trình xây dựng tại chung cƣ Linh Trung -Thủ Đức ........... 72
3.3.5.1 Thống kê đối tƣợng tham gia trả lời .......................................................................... 76
3.3.5.2Thực hiện kiểm định thang đo .................................................................................... 80

3.4. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng thi công
Dự án nhà chung cƣ Linh Trung. ....................................................................................... 83
3.4.1 Định hƣớng công tác xây dựng hệ thống giải pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hƣởng và
nâng cao chất lƣợng thi công ............................................................................................. 83
3.4.2 Xây dựng mục tiêu chất lƣợng công trình .................................................................... 84
3.4.3 Phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ: ................................................................................ 84
3.4.4 Hoàn thiện năng lực Nhà thầu trong công tác tổ chức thi công,Quan điểm xây dựng
giải pháp giảm thiểu yếu tố ảnh hƣởng và nâng cao chất lƣợng thi công công trình của
nhà thầu .............................................................................................................................. 85
3.4.5 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thi công
các các công trình: ............................................................................................................. 88
3.4.6 Xây dựng quy trình xử lý sự cố công trình................................................................... 91
3.4.7 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng thi công .................................................... 92
3.4.8 Đề xuất quy trình và giải pháp thi công nâng cấp công trình thực tế ........................... 98
Kết luận Chƣơng III............................................................................................................. 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 101
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 101
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 101


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sàn bê Tông bị nứt ............................................................................................ 15
Hình 1.2: Công tác vệ sinh không đảm bảo....................................................................... 16
Hình 1.3: Bê tông bị lỗi ..................................................................................................... 17
Hình 1.4:Nhà thầu thiếu nhân lực ...................................................................................... 17
Hình 1.5: đƣờng Mai Chí Thọ (đoạn giáp cầu vƣợt Cát Lái) đang bị lún nghiêm trọng, tạo
thành những đƣờng rãnh kéo dài, sâu 10-15 cm .............................................................. .19
Hình 1.6: Cái hố sâu của lớp 8A4 với diện tích khoảng 1m2, nhƣng bên dƣới là một khoảng
trống rộng .......................................................................................................................... 20

Hình 1.7: Trần nhà bị sập tại chung cƣ Quốc Cƣờng Gia Lai. .......................................... 20
Hình 2.1: Sơ đồ Phƣơng thức QLNN về CLCTXD ......................................................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ quan hệ giữa các bên trong quá trình thi công xây dựng công trình ...... 43
Hình 2.3: Sơ đồ trình tự thực hiện nghiên cứu .................................................................. 46
Hình 2.4: Sơ đồ trình tự thực hiện khảo sát bằng câu hỏi ................................................ 47
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty ....................................................................................... 56
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA ................................................................................. 57
Hình 3.3: Thống kê đối tƣợng theo vai trò tham gia ....................................................... 76
Hình 3.4: Thống kê đối tƣợng theo kinh nghiệm công tác ............................................... 77
Hình 3.5: Thống kê đối tƣợng theo kinh nghiệm dự án đã tham gia................................ 78
Hình 3.6: Thống kê đối tƣợng trả lời theo loại công trình ............................................... 79
Hình 3.7: Thống kê đối tƣợng theo vị trí công việc tham gia .......................................... 80
Hình 3.8: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu yếu tố ảnh hƣởng và nâng cao chất lƣợng thi công
......................................................................................................................................... 87
Hình 3.9: Quy trình chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu ....................................................... 90
Hình 3.10: Quy trình xử lý sự cố công trình .................................................................... 91
Hình 3.11: Quy trình bàn giao công trình đƣa vào sử dụng ............................................. 96
Hình 3.12: Quy trình bàn giao thiết bị và chuyển giao công nghệ .................................... 97


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát ............................................................................................... 72
Bảng 3.2: Thống kê đối tƣợng trả lời theo vai trò tham ............................................................. 76
Bảng 3.3: Thống kê đối tƣợng trả lời theo thời gian công tác .................................................... 77
Bảng 3.4: Thống kê đối tƣợng trả lời theo kinh nghiệm số dự án tham gia ........................... .77
Bảng 3.5: Thống kê đối tƣợng trả lời theo loai dự án tham gia .............................................. 78
Bảng 3.6: Thống kê đối tƣợng trả lời theo vị trí công việc tham gia ......................................... 79
Bảng 3.7: Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu khảo sát ....................................................... 80



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATLĐ: An toàn lao động
BQLĐTXDCT: Ban Quản lý đầu tƣ xây dựng công trình
CBKT: Cán bộ kỹ thuật
CBVC: Cán bộ viên chức
CĐT: Chủ đầu tƣ
CHT: Chỉ huy trƣởng
CLCTXD: Chất lƣợng công trình xây dựng
CTXD: Công trình xây dựng
HTQL: Hệ thống quản lý
QLCL: Quản lý chất lƣợng
QLDA: Quản lý dự án
QLNN: Quản lý Nhà nƣớc
QPKT: Quy phạm kỹ thuật
QPPL: Quy phạm pháp luật
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TVGS: Tƣ vấn giám sát
TVTK: Tƣ vấn thiết kế
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Kinh tế trong nƣớc đang trên đà tăng trƣởng bởi những chính sách đúng đắn của
Đảng và Chính phủ trong việc định hƣớng phát triển và điều hành nền kinh tế. Trên đà
phát trển chung của toàn xã hội, đại bộ phận con ngƣời trong xã hội cũng đƣợc tăng
lên đáng kể thì nhu cầu về nhà ở nhờ đó cũng ngày càng cao. Nguồn cung cấp về nhà ở
hiện này cũng rất đa dạng từ nhiều doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh bất động sản
trong và ngoài nƣớc.

Trƣớc những bối cảnh đó đòi hỏi phƣơng án xây dựng công trình cho chung cƣ
ngày càng đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng cao thể hiện phong cách tiện ích hiện đại,
văn minh. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay không ít một số dự án chung cƣ có chất
lƣợng không đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tƣ cần phải quán triệt chất lƣợng là sống còn của
các doanh nghiệp, xã hội. Thực chất của vấn đề đó là công tác quản lý chất lƣợng dự
án đầu tƣ xây dựng, kết quả cuối cùng là công tác quản lý chất lƣợng thi công công
trình xây dựng. Với niềm hy vọng của học viên là một chuyên gia trong lĩnh vực quản
lý đầu tƣ xây dựng muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong lĩnh vực công tác
quản lý xây dựng cũng nhƣ vấn đề chung của xã hội, tạo ra cho xã hội một sản phẩm
chung cƣ mẫu mực về chất lƣợng và hiệu ích về mặt kinh tế. Với nguyện vọng nêu
trên, học viên đã chọn cho mình đề tài:
N
b oc

c
c

ạ dự

àc

c L

c

c

Tr


T ủ Đ c”.

2. Mục đích của luận văn:
Điều tra thu thập số liệu thông tin đánh giá thực trạng công tác quản lý chất
lƣợng thi công công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó rút ra
những vấn đề cần giải quyết đảm bảo tiêu chí quản lý chất lƣợng thi công.
Điều tra thu thập số liệu thông tin đánh giá thực trạng công tác quản lý chất
lƣợng thi công công trình xây dựng dân dụng trong địa bàn quận Thủ Đức, trên cơ sở
Trang 1


đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng thi công dự
án chung cƣ Linh Trung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Dự án Nhà chung cƣ Linh Trung quận Thủ Đức trong lĩnh vực quản lý chất
lƣợng thi công xây dựng
b) Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan công tác quản lý chất lƣợng thi công ở nƣớc ta, thành
phố Hồ Chí Minh và công tác quản lý chất lƣợng thi công các dự án xây dựng dân
dụng trong địa bàn quận Thủ Đức.
+ Thời đoạn nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động
quản lý chất lƣợng thi công các dự án xây dựng dân dụng từ năm 2013 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp;
- Phƣơng pháp thống kê: Điều tra thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phƣơng pháp hệ thống hóa;
- Phƣơng pháp phân tích đánh giá.
- Phƣơng pháp chuyên gia


Trang 2


CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
1.1. Quản lý chất lƣợng :
1.1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
a) K

ệ c

v c

:

- "Chất lƣợng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lƣợng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất
lƣợng đã đƣợc các chuyên gia chất lƣợng đƣa ra nhƣ sau:
- " Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sƣ ngƣời Mỹ).
- " Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo
sƣ Crosby.
- " Chất lƣợng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trƣờng với chi phí thấp nhất" Theo
Giáo sƣ ngƣời Nhật – Ishikawa.
- Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm
về chất lƣợng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lƣợng đƣợc thừa nhận
ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều
3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lƣợng là: "Mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có"
- Chất lƣợng là khái niệm đặc trƣng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách

hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng
thì bị coi là kém chất lƣợng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu
đi nữa. Đánh giá chất lƣợng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm ngƣời tiêu dùng.
Cùng một mục đích sử dụng nhƣ nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao
hơn thì có chất lƣợng cao hơn.
- Do đó chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãng nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lƣợng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều

Trang 3


kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mảng những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu
này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ nhƣ các yêu
cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
- Nhu cầu có thể đƣợc công bố rõ ràng dƣới dạng quy định, tiêu chuẩn nhƣng
cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, ngƣời sử dụng chỉ có thể cảm nhận
chúng, hoặc chỉ phát hiện đƣợc trong quá trình sử dụng (nhu cầu tiềm ẩn).
- Chất lƣợng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lƣợng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
b) K

ệ c

v

c

:


- Quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp để định hƣớng và kiểm soát
một tổ chức về chất lƣợng. Việc định hƣớng và kiểm soát về chất lƣợng nói chung bao
gồm lập chính sách chất lƣợng và mục tiêu chất lƣợng, hoạch định chất lƣợng, kiểm
soát chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng.
- Quản lý chất lƣợng hiện đã đƣợc áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn
đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trƣờng quốc tế hay không. Quản lý chất
lƣợng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng,
theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng
tại mọi thời điểm".
- Theo PM Book của Viện Quản lý Dự án (PMI) thì: "Quản lý chất lƣợng bao
gồm tất cả các hoạt động có định hƣớng và liên tục mà một tổ chức thực hiện để xác
định đƣờng lối, mục tiêu và trách nhiệm để thỏa mãn đƣợc mục tiêu đã đề ra, nó thiết
lập hệ thống quản lý chất lƣợng thông qua đƣờng lối, các quy trình và các quá trình lập
kế hoạch chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng".
- Quản lý chất lƣợng có thể đƣợc xem là gồm 3 thành phần chính: kiểm soát chất
lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng.

Trang 4


c)

K

ệ v

c


c



ây dự

- Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng là toàn bộ các hoạt động của một tổ
chức nhằm duy trì chất lƣợng và giảm thiểu chi phí của sản phẩm xây dựng. Quá trình
phát triển của quản lý chất lƣợng gồm các mức:
- Kiểm tra chất lƣợng: Kiếm tra chất lƣợng sản phẩm xây dựng là những hoạt
động của một bộ phận trong tổ chức, có nhiệm vụ kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
(KCS). Nội dung chính của nó là: Dùng những hoạt động nhƣ cân, đong, đo, đếm, xem
xét, thử nghiệm để xác định một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả
với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
- Kiểm soát chất lƣợng: Kiểm soát chất lƣợng là những hoạt động và các biện
pháp kỹ thuật có tính tác nghiệp nhằm theo dõi một quá trình, đồng thời loại trừ những
nguyên nhân làm hoạt động không thỏa mãn tiềm ẩn trong mọi giai đoạn thi công xây
dựng để đạt hiệu quả kinh tế.
Đây là một bƣớc tiến bộ của quản lý chất lƣợng mà nội dung cơ bản của nó là:
Kiểm soát mọi yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng (nhƣ con ngƣời, vật liệu, máy móc…,
kiểm soát cả quá trình, phòng ngừa sai hỏng. Nội dung kiểm soát ở mức này đã đƣợc
đúc kết thành công thức 5M nhƣ sau:
“Man – Machine- Material - Method- Milieu”
(Con ngƣời - Máy móc – Vật liệu – Phƣơng pháp – Môi trƣờng làm việc).
Theo cách này chỉ cần một yếu tố kém sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng của sản phẩm.
- Đảm bảo chất lƣợng : Đảm bảo chất lƣợng là tạo sự tin tƣởng cho khách hàng
rằng: Một tổ chức sẽ luôn luôn thỏa mãn đƣợc mọi yêu cầu của chất lƣợng, thông qua
việc tiến hành các hoạt động trong hệ thống chất lƣợng theo kế hoạch, có hệ thống.
Khi đƣợc yêu cầu, những hoạt động này hoàn toàn có thể đƣợc trình bày, chứng minh
bằng các văn bản và hồ sơ ghi chép các hoạt động của quá trình.

Theo phƣơng pháp này, các đơn vị liên quan sẽ tự kiểm soát chất lƣợng, kèm theo
việc lập hồ sơ ghi chép để làm bằng chứng. Khách hàng có thể tìm hiểu chính sách
chất lƣợng và hệ thống chất lƣợng qua văn bản của các đơn vị, để có độ tin cậy và lựa
chọn ban đầu. Sau đó đơn vị xem xét hệ thống quản lý có đúng với văn bản hay không.

Trang 5


Cuối cùng họ có thể xem hồ sơ, tài liệu ghi chép quá trình kiểm soát chất lƣợng đã
đƣợc thực hiện.
1.1.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng.
a)

K

ệ v c

c

ây dự

c

rì :

Chất lƣợng thi công xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhƣng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lƣợng thi công công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt
kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã

hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhƣng không phù hợp
với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hƣởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an
toàn môi trƣờng…), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lƣợng
công trình. Có đƣợc chất lƣợng công trình xây dựng nhƣ mong muốn, có nhiều yếu tố
ảnh hƣởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của
chủ đầu tƣ) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm
xây dựng.
b) Va rò, vị rí

à

ớc v c

c



ây dự

:

Luật Xây dựng đã tạo bƣớc đột phá quan trọng của hệ thống pháp luật về đầu tƣ và
xây dựng ở nƣớc ta. Luật Xây dựng đã đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến hoạt
động xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tƣ xây
dựng công trình. Luật cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về xây dựng. Nội dung đổi mới trong
quản lý nhà nƣớc (QLNN) về chất lƣợng công trình xây dựng (CLCTXD) của Việt
Nam là chính quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp qua công cụ pháp luật tác
động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày của ngƣời mua (chủ đầu tƣ) và ngƣời
bán (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng- một loại sản phẩm có tính đơn chiếc.

Nhà nƣớc tập trung xây dựng văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản quy
phạm kỹ thuật (VBQPKT), hệ thống tổ chức, hƣớng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý
cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hƣớng tới việc hình
thành công trình có chất lƣợng cao làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là:
Nhà nƣớc kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã
hội.

Trang 6


Song, tình trạng còn tồn tại về chất lƣợng công trình, lãng phí, đặc biệt các dự án
vốn ngân sách nhà nƣớc. Nhận định của cơ quan soạn thảo cho rằng khâu kiểm soát
của các cơ quan của chính quyền chƣa thực hiện “tiền kiểm”. Do đó, cần làm rõ và
tách bạch nội dung thẩm định: Các nội dung mà chính quyền cần quan tâm và kiểm
soát chặt là các điều kiện liên quan đến an toàn sinh mạng, an toàn môi trƣờng, an toàn
xã hội, sự phù hợp với quy hoạch và thiết kế đô thị của các công trình xây dựng thuộc
mọi nguồn vốn khác nhau. Công việc này do cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan quản
lý nhà nƣớc về xây dựng theo phân cấp thực hiện. Riêng việc kiểm soát sâu các yêu
cầu đảm bảo chất lƣợng nhƣ độ bền vững, mức độ an toàn, công năng và mỹ thuật thì
phải do chủ đầu tƣ tổ chức kiểm soát thông qua “cơ quan chuyên môn trực thuộc
ngƣời quyết định đầu tƣ” tổ chức thực hiện.
Nhƣ vậy có thể hiểu rằng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng phải thực
hiện hai vai: Vai cơ quan chuyên môn về xây dựng (thuộc chức năng QLNN) để kiểm
soát các yêu cầu “phù hợp” của các dự án đầu tƣ xây dựng thuộc mọi nguồn vốn
nhƣng đồng thời là cơ quan chuyên môn trực thuộc ngƣời quyết định đầu tƣ đối với
các dự án thuộc nguồn vốn nhà nƣớc đặc biệt đối với các dự án vốn ngân sách nhà
nƣớc.
1.1.3. Mục tiêu và phương pháp quản lý chất lượng thi công.
Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của chính phủ về
đảm bảo chất lƣợng công trình xây dựng đã nêu rõ một số Nguyên tắc chung trong

quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, cụ thể nhƣ sau:
- Công trình xây dựng phải đƣợc kiểm soát chất lƣợng theo quy định và pháp luật
có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tƣ xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình
nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ đƣợc phép đƣa vào
khai thác, sử dụng sau khi đƣợc nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng,
tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, phải có biện pháp tự quản lý chất lƣợng các công việc xây dựng do mình thực
hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lƣợng công việc do
nhà thầu phụ thực hiện.

Trang 7


- Chủ đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lƣợng công trình phù hợp với
hình thức đầu tƣ, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn
đầu tƣ trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình theo quy định của Nghị
định này. Chủ đầu tƣ đƣợc quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều
kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hƣớng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lƣợng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lƣợng
công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lƣợng công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật.
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4
và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lƣợng các công việc do mình thực hiện.
Yêu cầu quản lý chất lƣợng dự án xây dựng:
Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng: Công tác

quản lý chất lƣợng công trình xây dựng là một khâu quan trọng trong quản lý xây
dựng cơ bản, nhằm làm cho công trình xây dựng thoả mãn các tính năng cụ thể phải có
về bảo đảm hiệu quả đầu tƣ, tính ổn định, an toàn, tiện nghi, thẩm mỹ, môi trƣờng, phù
hợp với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan.
Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng là một vấn đề sống còn đƣợc Nhà nƣớc và
cộng đồng hết sức quan tâm. Nếu quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tốt thì sẽ hạn
chế tiến tới xóa bỏ đƣợc các hiện tƣợng tham ô, rút ruột công trình. Vì vậy việc nâng
cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng không chỉ là nâng cao chất lƣợng
công trình mà còn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động ngăn ngừa tham
nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân
thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng công trình thì ở
đó chất lƣợng công trình tốt.
Mặt khác, công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thƣờng khác vì
công trình xây dựng đƣợc thực hiện trong một thời gian dài do nhiều chủ thể thực hiện
bởi do nhiều vật liệu tạo nên, chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc
nâng cao công tác quản lý chất lƣợng là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra
tổn thất rất lớn về ngƣời và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.

Trang 8


Nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình là góp phần nâng cao chất lƣợng
sống cho con ngƣời, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả của các
ngành sản xuất vật chất khác.
1.2. Thực trạng quản lý chất lƣợng thi công công trình xây dựng tại việt Nam:
1.2.1. Thực trạng chung công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy đƣợc công tác xây dựng thể chế cho công tác quản lý chất
lƣợng xây dựng công trình ở Việt Nam đƣợc thực hiện khá bài bản với xƣơng sống là
Luật xây dựng số 50/2014, cơ sở pháp lý đó là các văn bản dƣới Luật nhƣ Nghị định
46/2015/NĐ – CP về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng.

Văn bản quy phạm kỹ thuật, hệ thống tổ chức, hƣớng dẫn và kiểm tra để tạo pháp
lý cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hƣớng tới việc hình
thành công trình có chất lƣợng cao làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là:
Nhà nƣớc kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã
hội. Mô hình cho công tác quản lý chất lƣợng xây dựng công trình đƣợc xây dựng
thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cho từng dạng quản lý.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng đƣợc các
cơ quan quản lý nhà nƣớc, các chủ đầu tƣ và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo
thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng
đã phát huy hiệu quả đầu tƣ, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lƣợng thấp, cá biệt có công trình vừa
xây dựng xong đã xuống cấp, hƣ hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền
của, không phát huy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu
tƣ, các tổ chức tƣ vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không
tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tƣ đến thi
công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lƣợng, nghiệm thu, bảo hành,
bảo trì công trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lƣợng công trình xây dựng từ
thành phố đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chƣa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng chƣa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham
gia hoạt động quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trong các bƣớc chuẩn bị đầu tƣ

Trang 9


dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cƣơng...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm
thu đƣa công trình vào sử dụng.
Trong những năm gần đây, khi nƣớc ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện
mạo đất nƣớc ngày càng không ngừng đổi mới. Đó là việc đời sống kinh tế của ngƣời

dân ngày càng đƣợc cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trƣởng và phát triển.Tất
nhiên cùng với sự phát triển và nâng cao không ngừng của các ngành nghề kinh tế,
các lĩnh vực khác của đời sống, bộ mặt đất nƣớc ngày càng thay đổi. Đó là sự mọc lên
của các công trình nhằm đáp ứng yêu cần của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.Tất nhiên rằng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển
không ngừng, đó là sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành xây dựng trong nƣớc
với nhau và giữa các công ty nƣớc ngoài, liên doanh. Một trong những yếu tố cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng không chỉ là quy mô, tính chất
công trình mà còn là chất lƣợng công trình xây dựng. Trên thực tế hiện nay, đã xảy ra
không ít sự cố liên quan tới chất lƣợng công trình xây dựng mà hậu quả của chúng là
vô cùng to lớn, không thể lƣờng hết đƣợc, chẳng hạn nhƣ vụ sập vữa trần khu Trung
Hòa - Nhân Chính, vụ rút ruột công trình nhà A2, vụ sập tƣờng công viên Hoàng
Quốc Việt (tỉnh Bắc Ninh), cho đến sự cố gần đây nhất là vụ sập cầu Cần Thơ với 54
ngƣời thiệt mạng và hàng chục ngƣời bị thƣơng, gây thiệt hại không nho cho nhà
nƣớc và xã hội.
Theo các chuyên gia xây dựng, kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới và
trong khu vực thì vấn đề đảm bảo chất lƣợng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm
bảo an toàn thi công xây dựng. Nhƣng ở nƣớc ta hiện nay, chƣa có sự quản lý thống
nhất trong lĩnh vực này. Do đó, khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn
trong thi công, chất lƣợng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm xử lý vụ việc đối
với các bên liên quan không rõ ràng. Bản thân Luật Xây dựng khi điều chỉnh về vấn
đề này cũng có khá nhiều điểm thiếu rõ ràng. Đơn cử nhƣ khâu lựa chọn nhà thầu, cơ
quan chủ quản không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu khi
tham gia xây dựng các công trình. Lực lƣợng quản lý xây dựng nói chung và quản lý
chất lƣợng công trình xây dựng nói riêng ở địa phƣơng còn mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu. Còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất

Trang 10



lƣợng công trình xây dựng giữa tổ chức thanh tra và cơ quan quản lý nhà nƣớc.Bên
cạnh đó, năng lực của CĐT cũng bị xem nhẹ.
1.2.2. Những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý chất
lượng thi công công trình xây dựng.
Nguyên nhân c ủ a : C c c ủ ể a
ế kế úc dự
(C ủ ầ
,T v ,N à ầ

a dự
ừ k â c ẩ bị ầ
c
...) cụ ể à:

- Công tác khảo sát thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu xây
dựng và công nghệ thi công: Công tác tƣ vấn khảo sát thiết kế còn nhiều hạn chế,
nhất là bƣớc lập dự án và thiết kế cơ sở chƣa đảm bảo chất lƣợng, nên đến giai đoạn
khảo sát thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trƣờng hợp phải điều chỉnh
qui mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện.
- Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tƣ vấn, từ Tƣ vấn lập dự án, Tƣ vấn KSTK
đến Tƣ vấn thẩm tra, Tƣ vấn giám sát, Tƣ vấn kiểm định chất lƣợng trong điều kiện
hiện nay còn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh, ảnh hƣởng đến chất
lƣợng và tiến độ thực hiện dự án.
- Quy trình thiết kế, quy trình thi công chuyên ngành chƣa phù hợp: Việc áp
dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chƣa đảm bảo sự lựa
chọn tối ƣu về kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án.
- Sự tuân thủ trong quá trình thi công và năng lực của nhà thầu: Nhìn chung, hệ
thống quản lý chất lƣợng của nhà thầu chƣa tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện về
quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án; Các biện pháp đảm bảo an toàn
công trình, an toàn lao động, thực hiện các quy định về môi trƣờng còn bị coi nhẹ.

Các công trƣờng xây dựng triển khai thiếu khoa học, mặt bằng thi công bề bộn; Bộ
máy kiểm soát chất lƣợng và chi phí cho việc đảm bảo chất lƣợng của nhà thầu chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Nguy cơ vi phạm chất lƣợng công trình xây dựng là lớn và
tiềm ẩn.
- Đầu tƣ thiết bị và công nghệ của các đơn vị thi công hạn chế (trong đó có lý
do cơ chế khoán cho đơn vị, đơn vị dƣới công ty manh mún), không có điều kiện đổi
mới công nghệ và thiết bị.

Trang 11


- Quản trị tài chính doanh nghiệp yếu kém; Tính toán chi phí quản lý, phục vụ
thi công chƣa đúng.
- Chƣa có chính sách quản trị nguồn nhân lực.
- Công tác quản lý, giám sát trong quá trình thực hiện: Công tác quản lý, giám
sát chất lƣợng công trình xây dựng của Chủ đầu tƣ, Ban QLDA, Giám sát xây dựng,
Giám sát tác giả của tƣ vấn thiết kế... còn nhiều điểm yếu, thiếu tính chuyên nghiệp.
Đội ngũ TVGS chƣa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lƣợng trên công
trình, chƣa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lƣợng.
- Đấu thầu giá thấp để thắng thầu, dẫn đến yếu kém về chất lƣợng trong thi
công, không đủ chi phí đảm bảo chất lƣợng công trình.
- Kinh phí bảo trì, duy tu, sửa chữa công trình không đủ nên công trình xuống
cấp, không đảm bảo đƣợc tuổi thọ công trình.
a) Đ

vớ c ủ ầ

:

Chƣa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, phó mặc cho tƣ vấn, nhà thầu

thi công; Với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án
sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tƣ vẫn còn dễ bị hiểu là “Ông chủ hờ”. Họ chƣa bị
ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chƣa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý
chất lƣợng, biết nhƣng vẫn làm (cố tình lựa một số đơn vị tƣ vấn không đủ điều kiện
năng lực hành nghề hoạt động xây dựng để ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi
công không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính, chuyên môn...vì lợi ích cá nhân nào
đó).
b) Đ

vớ c c ổ c

c

v

ây dự

:

Hiện nay thiếu các tƣ vấn chất lƣợng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các
chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật
công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; Trong nhiều trƣờng hợp đã để xảy ra các sai sót,
phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hƣởng lớn đến chất
lƣợng công trình.
Nhiều tổ chức tƣ vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chƣa
có những định hƣớng, chiến lƣợc phát triển rõ rệt. Các Công ty tƣ vấn xuất hiện tràn

Trang 12



lan, đã bắt đầu có hiện tƣợng một số doanh nghiệp tƣ vấn về việc thực hiện dịch vụ
theo kiểu môi giới hoặc thuê mƣợn, thiếu thực lực gây hiện tƣợng cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt động tƣ vấn.
Trong các năm gần đây số lƣợng các công ty tƣ vấn phát triển tràn lan nhƣng
năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chƣa làm tròn trách nhiệm, còn vi
phạm nguyên tắc quản lý đầu tƣ xây dựng. Tất cả các đơn vị tƣ vấn trên địa bàn đều
không có hệ thống quản lý chất lƣợng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót,
khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tƣ vấn xây dựng, nhất là trong
thiết kế. Sai sót của tƣ vấn thiết kế có trƣờng hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc
phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tƣ vấn xây dựng không nhiều nhƣng lại có ảnh
hƣởng rất lớn. Những thiếu sót, sai lầm của công tác tƣ vấn xây dựng thuộc phạm trù
chất xám nên khó phát hiện nhƣng điểm lại các nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là:
- Với tƣ vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tƣ vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết
kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây
dựng còn hạn chế (vẫn còn tình trạng mƣợn chứng chỉ: 01 ông kiến trúc sƣ có chứng
chỉ thiết kế có trong hồ sơ năng lực của nhiều công ty tƣ vấn); do thiếu về năng lực
hành nghề chuyên môn vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất
lƣợng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì không có sự đầu tƣ nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ
các công trình tƣng tự, điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sƣ mới ra trƣờng, chƣa
có kinh nghiệm...); đa số các đơn vị tƣ vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra KCS;
các đơn vị tƣ vấn thiết kế thƣờng không có sự giám sát tác giả và từ trƣớc tới nay
chƣa có công trình nào đƣợc thiết kế lập quy trình bảo trì hoặc biệm pháp thi công chỉ
đạo.
+ Trong bƣớc thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát
điều tra địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này hầu hết lại không
đƣợc Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trƣờng mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải
pháp thiết kế đƣa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở
dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết
kế bổ sung…


Trang 13


+ Các biểu hiện về chất lƣợng khi công trình thi công xong đƣa vào sử dụng đã
xảy ra hiện tƣợng nứt, lún, sụt trƣợt, xử lý nƣớc ngầm… nhƣ các dự án nêu trên.
Không thể nói chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây
ra.
- Giám sát tác giả của tƣ vấn thiết kế:
Mới chỉ thực hiện ở dự án do Tƣ vấn trong nƣớc thiết kế, nhƣng nhìn chung
việc giám sát tác giả của Tƣ vấn thiết kế cũng chƣa nghiêm túc, trách nhiệm về sản
phẩm thiết kế chƣa cao, chƣa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của
mình.
- Với tƣ vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều Kết
quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phƣơng án khảo sát hầu nhƣ không có
nhiệm vụ khảo sát đƣợc phê duyệt; quá trình khảo sát không đƣợc nghiệm thu; có đơn
vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân cận để đƣa ra kết quả khảo
sát hoặc chỉ khảo sát một hai vị trí sau đó nội suy cho các vị trí còn lại,...
- Với tƣ vấn giám sát: Đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất
lƣợng, chất lƣợng công trình có đƣợc bảo đảm phụ thuộc nhiều vào đội ngũ TVGS.
Tƣ vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tƣ (Ban QLDA) để giám sát thi công; chấp nhận
khối lƣợng, chất lƣợng của nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà
thầu thực hiện; thay mặt chủ đầu tƣ đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện
trƣờng. Do vậy, ở những dự án có chất lƣợng cao, thi công an toàn là những dự án Tƣ
vấn giám sát đã làm đúng chức trách của mình và ngƣợc lại.
+ Đánh giá về lực lƣợng TVGS: Lực lƣợng TVGS tuy đông về số lƣợng nhƣng
còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sƣ tƣ
vấn giám sát và chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với công tác TVGS chƣa đƣợc
coi trọng, chƣa có cơ chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền
hạn của TVGS; Chƣa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tƣ vấn giám sát,
kiểm soát năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tƣ vấn giám sát.

+ Hoạt động giám sát chất lƣợng của Tƣ vấn đƣợc thực hiện chƣa đầy đủ,
TVGS chƣa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát

Trang 14


đƣợc chất lƣợng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện
trƣờng để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chƣa kiên quyết xử ký các vi phạm
về chất lƣợng trong quá trình thực hiện dự án.
c) Đ

vớ

à



c

ây dự

: Vẫn còn có nhà thầu không có cán bộ

kỹ thuật, không có chỉ huy trƣởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ
huy trƣởng công trƣờng không đúng với hồ sơ dự thầu... đa số các nhà thầu chƣa quan
tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lƣợng nội bộ, không bố trí đủ cán
bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho đội thi công và tƣ vấn giám sát; Biện
pháp thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ là hình thức, chƣa đƣa ra đƣợc các biện pháp sát
thực để phục vụ thi công, chỉ đạo thi công một cách khoa học.
Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng công

trình xây dựng, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả vốn đầu tƣ.
Các hình ảnh thi công làm ảnh đến chất lƣợng công trình:

.
Hình 1 .1: Sàn bê Tông bị nứt.
Nguyên nhân:
- Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bảo dƣỡng không đảm bảo.
- Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
- Nƣớc sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tƣợng mất nƣớc xi
măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở...).

Trang 15


- Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra
kỹ)
- Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
Công tác vệ sinh không đảm bảo:

Hình 1 .2: Công tác vệ sinh không đảm bảo

Trang 16


×