Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG ở BỆNH NHÂN đợt cấp BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mãn TÍNH tại TRUNG tâm hô hấp BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.39 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯỞNG

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MÃN TÍNH TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP
BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.NGUYỄN HẢI ANH

HÀ NỘI - 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CAT

COPD Asssessment Test

Bệnh nhân
Bảng điểm đánh gía triệu chứng ở

CLS


COPD

bệnh nhân COPD
Cận lâm sàng
Chronic Obstructive Pulmonary bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Disease

CS
FEV1
FVC
LS
mMRC
VC

Forced Expiratory Volume in
One Second
Forced Vital Capacity

Cộng sự
Thể tích thở ra gắng sức trong giây

Modified Medical Research

đầu tiên
Dung tích sống gắng sức
Lâm sàng
Thang điểm đánh giá khó thở sửa

Council Dyspnea Scale
Vital Capacity


đổi
Dung tích sống


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ....................................................................... 3
1.1.1 Sơ lược về lịch sử COPD......................................................................... 3
1.1.2 Dịch tễ học............................................................................................... 4
1.1.3 Định nghĩa COPD và đợt cấp COPD........................................................5
1.1.4 Sinh lý bệnh và đợt cấp COPD................................................................. 5
1.1.5 Nguyên nhân gây ra đợt cấp và yếu tố nguy cơ........................................ 6
1.1.6 Lâm sàng và cận lâm sàng........................................................................ 7
1.1.7 Chẩn đoán.................................................................................................9
1.2. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD ............................13
1.2.1.Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD............................................. 13
1.2.2.Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD.................................. 16
1.2.3.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD............................... 17
1.2.4.Một số nghiên cứu về COPD và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
COPD.............................................................................................................. 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 22
2.1. Đối tượng và tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ...................................22
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................. 22
2.1.3.Thời gian nghiên cứu...............................................................................22
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................22
2.1.5. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu..................................................22
2.1.6. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu............................................. 23

2.1.7.Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu............................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 26


2.2.2. Phương pháp thu thập các số liệu nghiên cứu .......................................26
2.2.3. Quy trình nghiên cứu............................................................................. 28
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu và quy trình kỹ thuật....................................... 28
2.2.5 Xử lý số liệu ...........................................................................................29
2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu........................................................... 30
2.2.7. Bảng tổng hợp các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................30
2.2.8. Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................33
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................34
3.1. Thông tin chung về nghiên cứu ....................................................................34
3.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đợt cấp COPD.............................. 35
3.3. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đợt cấp COPD và mối liên quan.......... 39
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN ......................................................................45
4.1. Bàn luận về tỷ lệ mắc bệnh COPD ...............................................................45
4.2. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến bệnh COPD....................................... 45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2019 .....................................10
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ nặng theo triệu chứng .................................................12
Bảng 1.3. Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO............................................... 17
Bảng 1.4. Mức độ suy dinh dưỡng theo MUAC..................................................... 18
Bảng 1.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA .............................................18

Bảng 2.1. Các rối loạn chức năng thông khí........................................................... 23
Bảng 2.2 Đánh giá mức độ tắc nghẽn dựa trên kết quả FEV1 sau test hồi phục phế quản
................................................................................................................................. 24
Bảng 2.3 Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...........................................................30
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo Tuổi, giới......................................................... 34
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của ĐTNC............................................................ 34
Bảng 3.3 Số đợt cấp COPD/năm ............................................................................35
Bảng 3.4. Triệu chứng toàn thân, cơ năng đợt cấp COPD ......................................35
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể ...............................................................................36
Bảng 3.6. Kết quả XQ phổ.......................................................................................36
Bảng 3.7. Kết quả khí máu và SP02....................................................................... 37
Bảng 3.8. Giá trị chức năng hô hấp theo giới tính theo mean SD......................... 38
Bảng 3.9. Phân loại COPD theo nhóm ABCD........................................................ 38
Bảng 3.10. Mức độ khó thở theo mMRC................................................................ 39
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD theo tuổi........................ 39
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân COPD theo tình trạng dinh dưỡng .........................40
Bảng 3.13. mối liên quan giữa SGA và kết quả đo chức năng hô hấp.................... 40
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa BMI – Số đợt nằm viện......................................... 43
Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa BMI và kết quả khí máu, SP02 ..................................43
Bảng 3.16 Mối liên hệ giữa BMI và mMRC.........................................................: 44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Đánh giá COPD theo nhóm ABCD ....................................................10
Biểu đồ 3.1 Tiền sử hút thuốc: ................................................................................35
Biểu đồ. 3.2 Bạch cầu ái toan................................................................................: 37
Biểu đồ 3.3 Mức độ tắc nghẽn đường thở theo FEV1............................................. 38
Biểu đồ 3.4. Mối liến quan giữa FEV1/FVC(%) Pre và Cân nặng......................... 41
Biểu đồ 3.5 mối liên quan giữa FEV1 (Pre) và BMI............................................... 41
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa FEV1/FVC và MUAC......................................... 42

Biểu đồ 3.7 Mối liên quan giữa số ngày nằm viện và BMI..................................... 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân quan trọng hàng đầu
gây tử vong trên toàn cầu[1]. Hiện nay, tử vong do COPD đứng hàng thứ tư, dự báo
đến năm 2030, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau bệnh tim thiếu
máu cục bộ và đột quỵ. Đa số các trường hợp tử vong đều xảy ra trong đợt cấp[2].
Đợt cấp COPD là một biến cố cấp tính đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng
hô hấp làm thay đổi điều trị[3]. Tần suất trung bình khoảng 2,5-3 đợt cấp/năm. Đợt
cấp gây tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD, tăng tốc độ suy giảm chức năng
phổi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị[2, 4]. Đợt
cấp của bệnh nhân COPD nặng xuất hiện với các biểu hiện khó thở tăng, khạc đờm
tăng, hoặc đờm mủ (Đờm màu xanh, màu vàng hoặc đục). Sự xuất hiện tình trạng
đợt cấp COPD do rất nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, tim mạch, suy thận....
Trong đó suy dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên đợt cấp
COPD[2]
Suy dinh dưỡng do các nguyên nhân sau: (1) Khó thở làm tăng tiêu hao khoảng
10-15% năng lượng lúc nghỉ; (2) Bệnh nhân khó thở gây nuốt khó hoặc nhai khó dẫn
đến ăn kém; (3) Bệnh nhân thở miệng mạn tính làm thay đổi mùi vị của thức ăn, tăng
tiết chất nhầy mạn tính gây ra các triệu chứng ho nhiều, mệt mỏi, chán ăn, trầm cảm;
(4) Chế độ ăn có nhiều glucid cũng làm tăng khó thở vì glucid cung cấp năng lượng tuy
nhiên nó lại sản sinh ra CO2; (5) Tác dụng phụ của thuốc; (6) Giảm cân còn do cơ chế
bệnh sinh của bệnh là làm phân giải protein gây tiêu các cơ trong cơ thể, tăng tiết các
yếu tố viêm như interleukine 1β, IL6, IL8, yếu tố hoại tử u (TNF α) làm cho bệnh
nhân chán ăn[5, 6]. Hậu quả của bệnh nhân COPD đó chính là mất cân và teo cơ.
Khoảng 20% suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD điều trị ngoại trú và 35% - 70% suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân suy hô hấp cấp[7, 8],mất cân gây tăng đợt cấp COPD, tăng nhập

viện[9, 10]. Trong quá trình điều trị bệnh nhân, khoảng 20% bệnh nhân COPD bị giảm
cân, và suy dinh dưỡng. Việc bổ sung suy dinh dưỡng vào COPD góp phần làm giảm suy
yếu chức năng cơ hô hấp, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tiến triển khuyết tật. Giảm


2

cân, trọng lượng cơ thể thấp và suy dinh dưỡng ở COPD cũng có tác động tiêu cực đến tỷ
lệ tử vong của bệnh[11].
Trên thế giới suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD đã được chứng minh qua
các nghiên cứu: Burak Mete và CS: Trong 105 COPD được đưa vào nghiên cứu có
17% bệnh nhân COPD bị suy dinh dưỡng[12]. Ở Việt Nam, theo tác giả Vũ Thị
Thanh(2017)nghiên cứu trên 118 BN COPD thở máy có 73,7% BN COPD bị suy
dinh dưỡng theo chỉ số BMI[13].
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mối
liên quan với COPD bằng nhiều phương pháp khác nhau tập trung vào đối tượng
bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiện cứu về
vấn đề trên. Từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN đợt cấp COPD điều
trị nội trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đợt cấp COPD và 1 số
mối liên quan


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
1.1.1 Sơ lược về lịch sử COPD[14, 15]:

- Năm 1966, Burows lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính để thống nhất thuật ngữ viêm phế quản mạn tính và thuật ngữ khí phế thũng.
- Năm 1992, WHO đã nhất trí dùng thuật ngữ COPD chính thức thay thế cho
các tên gọi khác về COPD có tắc nghẽn đường dẫn khí và được áp dụng trên toàn
cầu và trong phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 9, thứ 10.
- Năm 1995, hội lồng ngực Mỹ, hội hô hấp châu Âu và các hội lồng ngực khác
thống nhất đưa ra hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị COPD.
- Năm 2001, thành lập nhóm GOLD ( Glonal initiative Chronic Obstructive
Lung Disease), đây là sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đưa ra
khuyến cáo về chẩn đoán , điều trị và dự phòng COPD đầu tiên. Các khuyến cáo
này sau đó được cập nhật hàng năm và mỗi 5 năm có chỉnh sửa.
- Năm 2006, GOLD chỉnh sửa lần 1 phân loại COPD thành 4 giai đoạn đựa
theo chức năng hô hấp.
- Năm 2011, GOLD chỉnh sửa lần 2 phân loại COPD dựa và triệu chứng lâm
sàng , yếu tố nguy cơ, chức năng hô hấp và định nghĩa “COPD là bệnh thường gặp,
có thể ngăn ngừa và điều trị”. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế luồng khí kéo dài, thường
tiến trieerun nặng dần, kèm tăng đáp ứng viêm mạn tính tại đường thở và phổi với
khí và hạt độc hại. Đợt cấp và bệnh đồng mắc góp phần vào độ nặng của toàn bộ
trên từng bệnh nhân.
- Năm 2014, GOLD cập nhật dựa trên 292 bài báo đạt tiêu chuẩn năm 2013,
có nhiều sự thay đổi quan trọng so với năm 2011, 2013. Đầu tiên là hội chứng
chồng lấp giữa hen và COPD gọi là ACOS, vieeste tắc của Asthema COPD Overlap
Symdrome, tỷ lệ ước tính theo chẩn đoán của bác sỹ là 15 – 20%, những bệnh nhân
bị hội chứng chồng lấp thường hay bị các cơn kịch phát nặng hơn, chất lượng cuộc
sống giảm, chức năng hô hấp giảm, tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị cao hơn.
COPD bao gồm nhiều kiểu hình dựa trên lâm sàng, sinh lý bệnh học. GOLD 2014


4
đã đánh giá toàn diện bao gồm hô hấp ký, đợt kịch phát, CAT, mMRC và các bệnh

đồng mắc, các kiểu điều trị, điều trị theo nhóm A,B,C,D.
- Năm 2017, GOLD đã đánh giá lại phân loại COPD một cách toàn diện hơn
và cho ra hướng dẫn điều trị dựa trên sự phân loại về kiểu hình và các cá thể hóa
bệnh nhân COPD. GOLD 2017 đã đánh giá bao gồm phân loại dựa trên hô hấp ký
và phân nhóm A,B,C,D.
- Năm 2018, 2019, GOLD vẫn đưa ra phân loại COPD theo chức năng hô hấp
và triệu chứng lâm sàng ( thang điểm CAT, mMRC). Nhưng trong viện lựa chọn
điều trị thì GOLD 2019 đã nhấn mạnh vai trò của triệu chưng lâm sàng trong quyết
định điều trị của bệnh nhân theo phân loại GOLD A,B,C,D mà không cần dựa trên
kết quả chức năng hô hấp.
1.1.2 Dịch tễ học[16]:
- Tổ chức y tế thế giới ước tính năm 1990 trên thế giới có khoảng 210 triệu
người mắc COPD, đến năm 2010 con số này khoảng 340 triệu
- Ở Mỹ theo kết quả của nghiên cứu NHANES III, tỷ lệ bệnh nhân mắc COPD
là 13.9% tương đương với 23.6 triệu người, 1,4 % trong số đó có mắc COPD mức
độ nặng và 63% chưa tuefng được chẩn đoán BPTNMT từ trước
- Ở Tây Ba Nha trong nghiên cứu gân đây có trên 21,4 triệu người tuổi từ 40
– 80, được đo thông khí phổi chẩn đoán theo tiêu chuẩn của GOLD, kết quả có
2.185.764 người được chẩn đoán COPD, đáng lưu ý là 73% trong số này chưa từng
được chẩn đoán.
- Nghiên cứu tại Trung Quốc ( 2005) dựa trên phỏng vấn , khám lâm sàng, đo
thông khí phổi, chụp XQ đánh giá tiêu chuẩn GOLD. Kết quả tỷ lệ mắc COPD là
8,2% ở tuổi trên 40%, trong đó nam12,4%, nữ 5.1%
- Theo nghiên cứu tại 12 nước ở khu vục Đông Nam Châu Á, ước tính tỷ lệ
COPD dựa trên tỷ lệ hút thuốc ở mỗi nước, cho thấy tỷ lệ mắc thấp nhất ở Hồng
Kong và Singapore (3.5%), cao nhất ở Trung Quốc (6,5%) và Việt Nam là 3,4%
- Ngô Quý Châu và cộng sự năm 2006 nghiên cứu dịch tễ học COPD trong
cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc chung
cho cả 2 giới là 2%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%.
1.1.3 Định nghĩa COPD và đợt cấp COPD:

1.1.3.1 Định nghĩa COPD:


5
- Viện Huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (National Heart, Lung and
Blood Institute - NHLBI) phối hợp với WHO đề ra chương trình khởi động toàn cầu
về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính viết tắt là GOLD.
- GOLD 2019 định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh thường
gặp, dự phòng và điều trị được, có đặc điểm là triệu chứng hô hấp và giới hạn luồng
khí dai dẳng do bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm
với các phân tử hoặc khí độc[15].
1.1.3.2 Định nghĩa đợt cấp COPD:
- Theo Anthonisen N. R và cộng sự: “ Đợt cấp COPD được biểu hiện bằng 3
triệu chứng: Khó thở tăng, số lượng đờm tăng và đờm nhầy mủ”.
- Theo ATS/ERS (2004): “Đợt cấp COPD là sự thay đổi cấp tính các triệu
chứng cơ bản ho, khó thở và/hoặc khác đờm. Ngoài việc diễn biến hàng ngày và đòi
hỏi phải thay đổi thuốc điều trị thường ngày trên bệnh nhân COPD”
- Đợt cấp COPD theo GOLD 2019 là Tình trạng xấu đi cấp tính của triệu
chứng hô hấp ( ho, khạc đờm, khó thở), dẫn đến phải thay đổi điều trị[15].
1.1.4 Sinh lý bệnh và đợt cấp COPD[16]:
COPD là tình trạng viêm nhiễm thường xuyên toàn bộ đường dẫn khí
với sự xâm nhập đại thực bào, tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung
tính. Các tế bào viêm giải phóng ra rất nhiều chất trung gian hoạt động mạch
gồm: Leucotrien B4(LTB4), Interleukin (IL8), yếu tố hoạt tử u α (TNF –α)
và các chất khác có khả năng phá hủy cấu trúc của phổi và duy trì tình trạng
viêm bạch cầu trung tính.
Khói thuốc lá, chất độc hại là những yếu tố được cho là nguyên nhân cơ
bản gây nên tình trạng viêm cũng như phá hủy cấu trúc phế quản, phổi trong
bệnh sinh của COPD.
Sự bài tiết chất nhầy và dịch rỉ viêm trong đường thở dẫn đến ho, khạc

đờm mạn tính. Những triệu chứng này thường biểu hiện nhiều năm trước khi
xuất hiện các triệu chứng khác hoặc gây ra các bất thường về chức năng sinh
lý.
Tình trạng tắc nghẽn cố định dòng khí thở ra gây tăng sức cản đường
thở, phá hủy phế nang.


6
Tiến triển các tắc nghẽn đường thở, giãn phế năng và thay đổi vể mạch
máu làm giảm trao đổi khí của phổi, gây ra tình trạng giảm oxy máu và sau
đó là tăng CO2 máu. Tăng áp lực động mạch phổi xuất hiện ở giai đoạn
muộn của COPD ( giai đoạn III, IV)
Nghiên cứu nhận thấy rằng các đợt viêm cấp tính xen kẽ các đợt viêm
mạn tính là đặt trung của COPD. Các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân
trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, các tế bào lympho T CD4, CD8
đều có vai trò quan trọng được tìm thấy trong đờm, dịch rửa phế quản phế
năng, trong mảnh sinh thiết phế quản và số lượng các tế bào này tăng trong
đợt cấp.
Đợt cấp COPD làm trầm trọng tình trạng viêm đường thở. Các đợt
viêm tiếp theo với sự gia tăng các chất trung gian hóa học, tiền viêm, tập
trung bạch cầu, phóng thích các chất dẫn đến phá hủy mô, từ đó gây viêm,
tăng tiết bài tiết chất nhầy đường hô hấp, phù nền niêm mạch và co thắt cơ
trơn phế quản. Các đợt cấp tái diễn xen kẽ giữa các đợt viêm cấp và viêm
mạn là nguyên nhân xấu đi chức năng hô hấp, cũng như tình trạng lâm sàng.
1.1.5 Nguyên nhân gây ra đợt cấp và yếu tố nguy cơ:
1.1.5.1. Nguyên nhân gây ra đợt cấp[15]:
- Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân thường gặp, chiếm 70 – 80% nguyên
nhân gây đợt cấp
+ Vi khuẩn: (Haemophilus Influenzae, Streptococcus pneumonia,
Moraxella cartahalis, Pseudomonas aeruginosa

+ Virus: loại virus phổ biến nhất được phân lập là rhovirus ở người
(nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường), Cúm, Á cúm, virus hợp bào
virus…
- Không nhiễm trùng: Ô nhiễm không khí, bụi mịn (PM25), khói thuốc và tiếp
xúc với khói bụi nghề nghiệp, ozone..Giảm nhiệt độ môi trường đột ngột (trong và
ngoài nhà), viêm tăng bạch cầu ái toan, dùng thuốc không đúng hoăc bỏ điều trị đột
ngột…
- Không rõ căn nguyên
1.1.5.2. Yếu tố nguy cơ[17] :


7
- Hút thuốc: Là YTNC trọng nhất của COPD. Khoảng 15 – 20 % số người hút
thuốc có triệu chứng lâm sàng của COPD và khoảng 80 – 90% các BN COPD có
hút thuốc. Trẻ em trong gia đình có người hút thuốc bị các bệnh đường hô hấp với
tỷ lệ cao hơn trẻ em trong gia đình không có người hút thuốc
- Yếu tố khác:
• Yếu tố môi trường:
Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc nhiều với bụi và hóa chất nghề nghiệp
( hơi, chất kích thích, khói), ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà ( khói
bếp do đun củi, rơm, than…)
Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dưới 8
tuổi gây tổn thương tế bào biểu mô đường hô hấp và các tế bào lông chuyển,
làm giảm khả năng chống đỡ của phổi. Nhiễm virus làm tăng tính phản ứng
phế quản, làm cho bệnh phát triển
• Yếu tố cá thể:
Tăng tính phản ứng phế quản: Là YTNC phát triển bệnh COPD. Tăng
tính phản ứng phế quản gặp ở 8 – 14% người bình thường
Thiếu α1- antitrypsin: Là yếu tố di truyền được xác định chắc hcawns gây
COPD

Tuổi: Tỷ lệ mắc COPD cao hơn ở người > 40T
1.1.6 Lâm sàng và cận lâm sàng:[17, 18]
* Lâm sàng
Các triệu chứng cơ năng
- Ho khạc đờm: Ho nhiều vào buổi sáng, ho thành cơn hoặc ho thúng thắng, có
kèm theo khạc đờm hoặc không. Ho khạc đờm nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm
thì màu trắng đục, xanh hoặc vàng
- Khó thở: Khó thở khi gắng sức, xuất hiện từ từ liên tục, tăng dần, giai đoạn
muộn có thể khó thở liên tục
Các triệu chứng thực thể:
- Kiểu thở: Thở mím môi nhất là khi gắng sức
- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: Cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
Có sử dụng cơ bụng để thở: Thở nghịch thường.
- Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên: Lồng ngực hình thùng


8
- Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào
- Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào
- Gõ vang ở bệnh nhân giãn phế nang
- Nghe: Tiếng tim mờ nhỏ, rì rào phế nang giảm, có thể thấy có ran rít, ran
ngáy, ran ẩm, ran nổ
- Có thể thấy dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi:
+ Mắt lồi như mắt ếch do tăng áp lực mạch máu màng tiếp hợp
+ Nhịp tim nhanh có thể có loạn nhịp hoàn toàn
+ T2 đanh mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm thu ở ổ van động mạch
phổi, ngựa phi phải tiền tâm thu.
+ Dấu hiệu Carvallo: Thổi tâm thu ở dọc theo bờ trái xương ức, tăng
lên ở thì hít vào
+ Tĩnh mạch cổ nổi, đập theo nhịp tim, tăng khi làm việc, gắng sức.

Đau hạ sườn phải lan ra sau lung. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính
+ Phù chân, cổ chướng
*Cận lâm sàng[19]:
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng trong đợt bội nhiễm, tăng bạch cầu
đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan có thể tăng
Hb có thể tăng do đa hồng cầu hoặc giảm do thiếu máu
- CRPhs: Tăng trong các đợt cấp
- X-quang phổi:
+ BPTNMT ởgiai đoạn sớm hoặc không có khí phế thũng, hình ảnh X-quang
phổi có thể bình thường.
+ Giai đoạn muộn có hội chứng phếquản hoặc hình ảnh khí phế thũng: trường
phổi 2 bên quá sáng, cơ hoành hạ thấp, có thể thấy cơ hoành hình bậc thang, khoang
liên sườn giãn rộng, các bóng, kén khí hoặc có thểthấy nhánh động mạch thùy dưới
phổi phải có đường kính > 16mm.
+ X-quang phổi giúp phát hiện một số bệnh phổi đồng mắc hoặc biến chứng
của BPTNMT như: u phổi, giãn phếquản, lao phổi, xơ phổi... tràn khí màng phổi,
suy tim, bất thường khung xương lồng ngực, cột sống...
- CLVT ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao (HRCT):
+ Giúp phát hiện tình trạng giãn phếnang, bóng kén khí, phát hiện sớm ung
thư phổi, giãn phếquản… đồng mắc với BPTNMT.
+ Đánh giá bệnh nhân trước khi chỉ định can thiệp giảm thểtích phổi bằng
phẫu thuật hoặc đặt van phếquản một chiều và trước khi ghép phổi.
- Điện tâm đồ: ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động


9
mạch phổi và suy tim phải: sóng P cao (> 2,5mm) nhọn đối xứng (P phế), trục phải
(> 110), dày thất phải (R/S ởV6 < 1)
- Siêu âm tim đểphát hiện tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải giúp cho
chẩn đoán sớm tâm phế mạn.

- Đo độ bão hòa oxy qua da (SpO2) và khí máu động mạch: đánh giá mức độ
suy hô hấp, hỗ trợ cho quyết định điều trị oxy hoặc thở máy. Đo SpO2 và xét
nghiệm khí máu động mạch được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu suy
hô hấp hoặc suy tim phải
- Đo chức năng thông khí phổi: kết quả đo CNTK phổi là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân
BPTNMT.
Chẩn đoán xác định khi: rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục
hoàn toàn sau test hồi phục phế quản: chỉ số FEV 1/FVC < 70% sau test
HPPQ
1.1.7 Chẩn đoán:
1.1.7.1 Chẩn đoán xác định COPD: GOLD 2019[15]

- Tuổi > 40 tuổi
- Tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, khói bụi nghề nghiệp,
hóa chất, khói bếp và khối của nhiên liệu đốt.
- Ho khạc đờm mạn tính, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian.
- Chức năng hô hấp có biểu hiện rối loạn thông khi tắc nghẽn không phục
hoàn toàn sau test 400µg Salbutamol : Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <70 %,
1.1.7.2 Đánh giá COPD
Theo GOLD 2019[15]
-

Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở
Bảng 1.1. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2019
Giai đoạn GOLD Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản

-

GOLD 1


FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết

GOLD 2
GOLD 3
GOLD 4

50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết
FEV1 < 30% trị số lý thuyết

Đánh giá triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh:


10
 Bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (mMRC)
(phụlục1): gồm 5 câu hỏi với điểm cao nhất là 4, điểm càng cao thì mức
độkhó thởcàng nhiều. mMRC < 2 được định nghĩa là ít triệu chứng,
mMRC ≥2 được định nghĩa là nhiều triệu chứng.
 Bộ câu hỏi CAT (phụ lục 2) gồm 8 câu hỏi, tổng điểm 40, điểm càng cao
thì ảnh hưởng của bệnh tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân càng lớn.
CAT < 10 được định nghĩa ít triệu chứng, ít ảnh hưởng, CAT ≥10 được
-

định nghĩa ảnh hưởng của bệnh nhiều.
Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABCD: GOLD 2019

Biểu đồ 1.1. Đánh giá COPD theo nhóm ABCD ( GOLD 2019)
1.1.7.3 Chẩn đoán đợt cấp CODP
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán BPTNMT và có triệu chứng đợt cấp theo tiêu

chuẩn Anthonisen (1987): [19]
+ Khó thở tăng.
+ Khạc đờm tăng.
+Thay đổi màu sắc của đờm, đờm chuyển thành đờm mủ.
- Theo GOLD 2019[15]
Tình trạng xấu đi cấp tính của triệu chứng hô hấp ( ho, khạc đờm, khó thở),
dẫn đến phải thay đổi điều trị.
 Lâm sàng:
+ Khó thở: Khó thở tăng lên so với bình thường, mức độ khó thở tăng theo
từng bệnh nhân, nhiều bệnh nhân có biểu hiển khó thở cả khi gắng sức nhẹ hoặc
nghỉ ngơi. Một số bệnh nhân khó thở phải sử dụng cả các cơ hô hấp phụ, co kéo
lồng ngực, khò khè, cò cử.
+ Ho tăng, ho từng cơn, có thể ho khan, nhưng thường ho kèm theo khạc đờm
nhiều.


11
+Biến đổi màu sắc đờm: Màu xanh, vàng hoặc đờm mủ.
+Nghe phổi: Ri rào phế nang giảm, có thể nghe thấy ran rít, ran ngáy,ran ẩm,
ran nổ.
+ Có thể gặp trong đợt cấp một hoặc nhiều triệu chứng toàn thân khascn nhau:
Mệt mỏi, trầm cảm, lú lẫn, giảm khả năng gắng sức, sốt.
 Cận lâm sàng:
+ Khí máu động mạch: là xét nghiệm rất quan trọng để đánh giá mắc độ nặng của
đợt cấp về mức độ giảm oxy máu, tăng carbonic máu và tình trạng toan hô hấp cấp
+ XQ phổi
+ Tổng phân tích máu ngoại vi:
+ CRPhs, Procalcitonin
+ Cấy đờm, Kháng sinh đồ
-


Đánh giá mức độ nặng đợt cấp[19]:
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ nặng theo triệu chứng

+ Phân loại mức độ nặng theo tiêu chuẩn Anthonisen:
. Mức độ nặng: khó thở tăng, số lượng đờm tăng và đờm chuyển thành đờm


12
mủ.
. Mức độ trung bình: có 2 trong số 3 triệu chứng của mức độ nặng.
. Mức độ nhẹ: có 1 trong số triệu chứng của mức độ nặng và có các triệu
chứng khác: ho, tiếng rít, sốt không vì một nguyên nhân nào khác, có nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên 5 ngày trước, nhịp thở, nhịp tim tăng > 20% so với ban đầu.
+ Đánh giá tình trạng suy hô hấp:
. Không suy hô hấp: nhịp thở 20 - 30 lần/phút; không co kéo cơ hô hấp phụ;
không rối loạn ý thức; tình trạng oxy hoá máu được cải thiện khi được
thởoxy với FiO2:
- 35%; không tăng PaCO2
. Suy hô hấp cấp: Không có dấu hiệu đe doạ tính mạng: nhịp thở > 30
lần/phút; co kéo cơ hô hấp; không rối loạn ý thức; tình trạng giảm oxy
máu cải thiện khi thở oxy với FiO2: 35 - 40%; PaCO2: 50 - 60mmHg;
. Suy hô hấp cấp - Có dấu hiệu đe doạ tính mạng: nhịp thở> 30 lần/phút; co
kéo cơ hô hấp phụ; rối loạn ý thức cấp tính; tình trạng giảm oxy máu cải thiện khi
được thở oxy với FiO2> 40%; PaCO2> 60mmHg, hoặc có toan hoá máu (pH <
7,25).
+ Các yếu tố làm tăng mức độnặng của đợt cấp BPTNMT:
. Rối loạn ý thức.
. Đợt cấp đã thất bại với điều trịban đầu.
. Có ≥3 đợt cấp BPTNMT trong năm trước.

. Đã được chẩn đoán BPTNMT mức độnặng hoặc rất nặng.
. Đã từng phải đặt ống nội khí quản vì đợt cấp.
. Đã có chỉ định thởoxy dài hạn, thởmáy không xâm nhập tại nhà.
. Bệnh mạn tính kèm theo (bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim sung huyết, đái
tháo đường, suy thận, suy gan).
. Chỉ số khối cơthể(BMI) ≤20 kg/m2
. Không có trợgiúp của gia đình và xã hội
1.2. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD
1.2.1.Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD:
1.2.1.1.Thay đổi cấu trúc cơ thể
Nghiên cứu của Sergi và cộng sự (2006) cho thấy bệnh nhân COPD
có giảm lớp mỡ dưới da, teo cơ vân so với người khỏe mạnh . Nghiên cứu tại


13
Hà Lan, với lượng lớn bệnh nhân COPD ngoại trú đã cho thấy tỷ lệ BMI
bình thường có giảm lớp mỡ dưới da chiếm 15%; BMI thấp có giảm lớp mỡ
dưới da chiếm11%[20].
Nghiên cứu củaZaklad và cộng sự (29) tại Ba Lan đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân bị COPD và tác động của chế độ ăn uống về nguy
cơ COPD. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân và teo cơ là những chỉ số tiên
lượng xấu. Do đó, chẩn đoán sớm suy dinh dưỡng là một biện pháp quan
trọng trong điều trị COPD[21].
1.2.1.2. Chức năng hô hấp và cơ hô hấp thay đổi[22].
Nghiên cứu của Massaro và cộng sự (2004) mô tả tổn thương các phế
nang phổi khi thiếu năng lượng và tái sinh sau khi đủ năng lượng .Suy kiệt dẫn
đến thay đổi thành ngực và phổi một cách rõ rệt, chẳng hạn như biến dạng cấu
trúc của cơ hoành và cơ liên sườn, giảm chất căng bề mặt (surfactant), giảm độ
đàn hồi của nhu mô phổi . Các cơ tham gia động tác hít vào và thở ra tối đa
cũng bị yếu so với người bình thường. Cơ hoành là một trong những cơ tham

gia động tác thở chính đã bị thoái hóa protein và mất cơ. Đây là yếu tố quyết
định đến sự sống còn của bệnh nhân COPD nặng
Nghiên cứu Burak Mete và cộng sự ( 2018) Khi các biến số đo phế
dung được so sánh theo trạng thái trầm trọng, các giá trị FEV1 được tìm thấy
thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân suy dinh dưỡng (P, 0,001).Khi các giá trị FEV1 và
FEV1 / FVC được so sánh theo BMI, người ta thấy rằng các biến số đo phế dung
của những người có BMI dưới 18,5 kg / m2 thấp hơn đáng kể (P, 0,001 và P =
0,028, tương ứng)[12].
1.2.1.3. Hoạt động thể chất giảm
Một trong những đặc điểm nổi bật của COPD là sự suy giảm dần dần
khả năng tập thể dục do mất cơ xương và rối loạn chức năng. Sự thích nghi
trao đổi chất trong COPD đã được quy cho sự chuyển đổi loại sợi cơ dẫn đến
sự thay đổi trong phân phối lại của sợi loại 1 và loại 2a dẫn đến tăng khả
năng dễ bị mỏi[23].
Nghiên cứu của Pitta F và cộng sự (2006) tại Bỉ nghiên cứu đánh giá


14
chính xác về số lượng và cường độ hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng
ngày trên bệnh nhân COPD bằng hai phương pháp: Phương pháp chủ quan
(bộ câu hỏi, ghi nhật ký), phương pháp cảm biến chuyển động (máy cảm
biến điện tử hoặc cơ). Nghiêncứu cho thấy phương pháp chủ quan có giá trị
thực tiễn chủ yếu trong việc cung cấp các quan điểm của bệnh nhân về hiệu
suất hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi sử dụng
các phương pháp chủ quan để đo chính xác các hoạt động thể chất thực hiện
hàng ngày của bệnh nhân. Phương pháp cảm biến chuyển động có thông tin
chính xác hơn có thể có sẵn với cảm biến chuyển động chứ không phải là
bảng câu hỏi. Lựa chọn phương pháp cảm biến chuyển động dùng để định
lượng hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng ngày nên phụ thuộc chủ yếu
vào mục đích sử dụng[24].

1.2.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng
Tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân suy kiệt có nhiều đợt cấp COPD, ngoài
ra tỉ lệ tử vong có thể xảy ra ở bệnh nhân COPD có suy dinh dưỡng. Trong
thời gian nằm viện, bệnh nhân COPD có thể giảm cân nhiều bởi vì nhu cầu
trao đổi chất cao hơn do khó thở hoặc nhiễm trùng.
Theo Edmond Chailleux và cộng sự ( 2003) Tổng cộng có 4.088 bệnh
nhân được chẩn đoán viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng, FEV1 / tỷ
lệ năng lực sống <60%, PaO2 <8 kPa và điều trị bằng LTOT trong khoảng từ
1984 đến 1993. Các phép đo và kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng, như đã xác
định theo chỉ số khối cơ thể (BMI) <20, là 23% ở nam và 30% ở nữ. BMI
tương quan đáng kể với FEV1 và FEV1 / VC. Thời gian theo dõi trung bình
là 7,5 năm. Tỷ lệ sống sau 5 năm lần lượt là 24%, 34%, 44% và 59% đối với
bệnh nhân có BMI <20, 20 đến 24, 25 đến 29 và> 30.Phân tích đa biến bằng
mô hình Cox đã chứng minh rằng ảnh hưởng của BMI đối với sự sống còn
không phụ thuộc vào tuổi, FEV1, PaO2 và giới tính. BMI thấp hơn là yếu tố
dự báo mạnh mẽ nhất về thời gianvà tỷ lệ nhập viện, độc lập với nồng độ khí
trong máu và chức năng hô hấp. Thời gian trung bình hàng năm (SD) ở bệnh
viện là 29,6± 40,4 ngày đối với bệnh nhân có BMI <20 so với 17,5± 30,1


15
ngày đối với bệnh nhân có BMI> 30[25].
1.2.1.5. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy suy dinh dưỡng là một yếu tố
bất lợi và tiên lượng xấu cho bệnh nhân đợt cấp COPD. Suy dinh dưỡng là
nguy cơ gây đợt cấp COPD.
Nghiên cứu Barkha Gupta và cộng sự (2010) trên 83 bệnh nhân nhập
viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kết quả có thấy bệnh nhân giảm
5kg trong vòng 6 tháng trước đó. Nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ suy dinh

dưỡng cao ở bệnh nhân đợt cấp COPD nhập viện[26].
Từ cuối những năm 1950, các nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhân bị
COPD có trọng lượng cơ thể thấp. Hơn nữa, những bệnh nhân COPD bị
thiếu cân hoặc giảm cân không mong muốn có tỷ lệ tử vong cao hơn so với
những bệnh nhân mắc các bệnh lý khác. Nghiên cứu của Sarah Bernard và
cộng sự (1998) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân COPD mức độ nặng và 16
người khỏe mạnh tìm mối liên quan sức mạnh của khối cơ. Kết quả cho thấy
những bệnh nhân COPD mức độ nặng bị giảm khối cơ so với những người
khỏe mạnh (p<0,05). Nguyên nhân do bệnh lý tại phổi và do dùng thuốc
corticoid trong điều trị bệnh[27].
1.2.2.Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD[28]:
- Thứ nhất, thiếu năng lượng do giảm khẩu phần ăn do mất cảm giác ngon
miệng liên quan đến giảm hoạt động thể chất nói chung, xu hướng trầm cảm,
hoặckhó thở khi ăn có thể được suy đoán.
- Thứ hai, tăng tiêu hao năng lượng do tăng cường công việc hô hấp cũng có
thể giải thích cho tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tiêu hao năng lượng nghỉ ngơi (REE)
tăng ở bệnh nhân COPD và tăng REE đã được chứng minh ở bệnh nhân COPD
gầy.
- Thứ ba, Nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD, ảnh
hưởng của các yếu tố viêm như cytokine gây viêm, adipokine và hormone đối với
dinh dưỡng đã được chỉ ra. COPD thường được công nhận là một rối loạn viêm
toàn thân không liên quan đến phổi đơn thuần, và là đặc trưng bởi sự gia tăng sản


16
xuất các cytokine gây viêm như interleukin (IL) -6, IL- 8 và yếu tố hoại tử khối u
(TNF) -α và cả chemokine. Sự gia tăng đáng kể sản xuất TNF-a từ các bạch cầu đơn
nhân máu ngoại vi đã được chứng minh ở những bệnh nhân COPD cực kỳ gầy .
Mối tương quan quan trọng cũng đã được thể hiện giữa sản xuất IL-6 và giảm sự
thèm ăn .

- Tuy nhiên, các đối tượng béo phì được biết là có nồng độ IL-6 huyết thanh
tăng cao , có lẽ là kết quả của việc tăng cường sản xuất IL-6 từ mô mỡ trắng. Một
nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân COPD đã tăng nồng độ IL-6 huyết thanh,
không có sự khác biệt đáng kể về mức độ giữa bệnh nhân gầy và béo phì. Do đó,
vai trò của IL-6 trong suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD vẫn
chưa rõ ràng

1.2.3.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD:
Mục tiêu của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân COPD là
xác định những thay đổi hữu cơ và chuyển hóa phụ thuộc vào dinh dưỡng.
Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác nhau có thể được sử
dụng như: Chỉ số nhân trắc học; Đánh giá tổng thể đối tượng (SGA)
Các phương pháp này có thể phối hợp với nhau để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD một cách chính xác nhất.
1.2.3.1. Phương pháp nhân trắc học
-

Chỉ số khối cơ thể
Trong phương pháp nhân trắc, các chỉ số được sử dụng là cân nặng,
chiều cao được tính theo công thức sau:
Chỉ số khối cơ thể (BMI) = cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2 [29].
Bảng 1.3. Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO
Tình trạng dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng nặng
Suy dinh dưỡng trung bình
Suy dinh dưỡng nhẹ
Bình thường
Thừa cân


WHO (năm 1998)
BMI (kg/m2)
<16
16 – 16,99
17 – 18,49
18,5 – 24,9
≥ 25,0


17
-

Tiền béo phì:
Béo phì độ I:
Béo phì độ II:
Béo phì độ III:

25,0 – 29,9
30,0 – 34,9
35,0 – 39,9
≥ 40,0

Tại Ấn độ (2012) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân COPD cho
thấy 38% bệnh nhân COPD suy dinh dưỡng (BMI <18,5) có ý nghĩa thống kê với
(p<0,001).[36] Theo Burak Mete và cộng sự ( 2018) khoảng 8,6% bệnh nhân có BMI
thấp hơn 18,5 kg / m2, 24,8% bị béo phì (BMI trên 30 kg / m2) và phần còn lại ở mức
bình thường đến thừa cân. Theo BMI, người ta thấy rằng các biến số đo phế dung của
những người có BMI dưới 18,5 kg / m2 thấp hơn đáng kể (P, 0,001 và P = 0,028, tương
ứng)[12].
- Chu vi vòng cánh tay (MUAC): Đo bằng thước dây chia 0 – 150cm, không

giãn. Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay tính từ mỏm cùng xương vai đến mỏm trên lồi
cầu xương cánh tay
Bảng 1.4. Mức độ suy dinh dưỡng theo MUAC[30]
Nam
Nữ

SDD nhẹ
18.5 – 23,5 cm
18.5 – 22cm

SDD vừa
16 - <18.5 cm
16 - < 18.5 cm

SDD nặng
<16 cm
< 16 cm

1.2.3.2. Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (Subject Global Assessment)
SGA là một phương pháp kết hợp dữ liệu từ các khía cạnh chủ quan
và khách quan. Có 2 phần đánh giá. Phần 1: Kiểm tra bệnh sử thay đổi cân
nặng, thay đổi khẩu phần ăn, các triệu chứng tiêu hóa và những thay đổi
chức năng; Phần 2: Kiểm tra lâm sàng mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt
cá chân và cổ chướng. Phần này giúp đánh giá dinh dưỡng khi bệnh nhân
vào viện và theo dõi trong quá trình can thiệp dinh dưỡng. Ưu điểm của
phương pháp này là biết rõ được sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng trong thời
gian 2 tuần, 6 tháng, áp dụng cho bệnh nhân có phù[31, 32]
Bảng 1.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA
SGA
(Đánh giá tổng thể chủ quan)

Mức A

Tình trạng dinh dưỡng
Không có nguy cơ SDD


18
Nguy cơ SDD mức độ nhẹ đến vừa
Mức B
Nguy cơ SDD mức độ nặng
Mức C
Cách tính điểm SGA:
- Phương pháp SGA không phải tính điểm bằng số.
- Điểm nguy cơ dinh dưỡng tổng thể không dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ.
- Không nên sử dụng hệ thống tính điểm cứng nhắc dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể.
Hầu hết tính điểm từ: Phần 1: Sụt cân; Khẩu phần ăn; Phần 2: Giảm khối cơ; Giảm
dự trữ mỡ.
Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “A” hoặc ít nguy cơ dinh dưỡng
- Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại.
- Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn.
- Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.
- Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểu.
Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “B” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng
- Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng trước khi nhập viện (5-10%).
- Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình thường < 50%).
- Mất lớp mỡ dưới da, giảm nhiều hoặc mất khoảng 2cm.
Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “C” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng
- Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình thường).
- Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn bình thường > 50%).
- Mất lớp mỡ > 2cm, giảm khối cơ nặng.

Chú ý:
Khi do dự giữa điểm A hoặc B, chọn B.
Khi do dự giữa điểm B hoặc C, chọn B.
Nghiên cứu của Gupta B cộng sự (2010) đánh giá tình trạng dinh dưỡng
có sử dụng phương pháp SGA ở bệnh nhân COPD ở Ấn Độ năm 2010 với 106
bệnh COPD nhân nhập viện kết quả tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI <20
có 83% bị suy dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA có
59,5% nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ đến vừa, 23,5% nguy cơ suy dinh
dưỡng mức độ nặng [32].
1.2.4.Một số nghiên cứu về COPD và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
COPD.
1.2.4.1. Thế giới: So sánh các phương pháp đánh giá tình trạng thiếu hụt hoặc thừa
dinh dưỡng ngay ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích các số
liệu về tiêu thụ lương thực, thực phẩm và tập quán ăn uống (chỉ sho bệnh nhân để
nâng cao kết quả điều trị, giảm chi phí.


19
- Theo Barkha Gupta và CS (2010) Trong 83 bệnh nhân COPD nhập viện liên
tục với tình trạng trầm trọng cấp tính trong khoảng thời gian một năm. Trọng lượng
cơ thể trung bình là 50,03 ± 9,23 kg. Đối tượng đã có giảm cân khoảng 5 kg trong
sáu tháng trước. Tất cả đối tượng có BMI thấp (19,38 ± 3,10) và MUAC (21,18 ±
2,31) đó là đáng kể dưới mức dự đoán. Sự tương quan giữa trọng lượng cơ thể và
FEV1 / FVC% là tốt (r = 0,648, p = 0,003). BMI có tương quan nghịch (r = 0,0103, p = 0,03) với thời gian điều trị tại bệnh viện[26].
- Theo Burak Mete và CS ( 2018) Trong 105 BN COPD được chọn: Tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc COPD của chúng tôi được tìm thấy là 17%. Các thông
số sinh trắc học được tìm thấy là thấp hơn đáng kể ở những bệnh nhân có chỉ số
BMI thấp và suy dinh dưỡng. Khi thang điểm mMRC tăng lên, tần suất suy dinh
dưỡng tăng (P = 0,002). Mối tương quan đáng kể tích cực đã được tìm thấy giữa các
biến số đo phế dung và khối lượng cơ và khối lượng mô mỡ bên ngoài của bệnh

nhân (P, 0,001)[12].
- Theo . Inderpaul S. Sehgal và CS (2017) BMI trung bình của dân số nghiên
cứu là 22,6 kg / m2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (BMI <18,5 kg / m2) trong nghiên cứu
của chúng tôi là 22,5% (2449/10 865). Suy dinh dưỡng cao hơn đáng kể ở nam
(23,9%) khi so với nữ (17%). Có một mối tương quan dương (r2¼0.11; P <0,0001)
giữa BMI và FEV1 Hơn nữa, tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng đáng kể với mức độ nghiêm
trọng của bệnh COPD ngày càng tăng. Do đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng gộp ở bệnh nhân
COPD được tìm thấy trong tổng quan hệ thống và phân tích (37% ở COPD ổn định)
và tần suất quan sát trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi (22%) cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao hơn nhiều so với dân số nói chung (13 %) ở những quốc gia đang phát
triển. Do đó, rất cần phải tạo ra nhận thức trong số các bác sĩ để chẩn đoán và điều
trị suy dinh dưỡng. Thật không may, trong một nghiên cứu trên 121 bác sĩ hô hấp,
chỉ có ba bác sĩ thường xuyên đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc COPD[33].
1.2.4.2 Việt Nam:
Số người mắc bệnh COPD ngày càng tăng. Tuy nhiên Bộ Y Tế Việt
Nam chưa xây dựng phác đồ điều trị dinh dưỡng cho đối tượng này. Bên
cạnh đó với đặc điểm đời sống kinh tế nên vấn đề dinh dưỡng đang dần được


×