Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

NGHIÊN cứu độc TÍNH cấp và tác DỤNG của VIÊN NANG TRÀNG PHỤC LINH TRONG điều TRỊ VIÊM đại TRÀNG TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ ĐÀI TRANG

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CỦA
VIÊN NANG TRÀNG PHỤC LINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM ĐẠI TRÀNG TRÊN THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2010 – 2016

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ ĐÀI TRANG

NGHIÊN CÚU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CỦA
VIÊN NANG TRÀNG PHỤC LINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM ĐẠI TRÀNG TRÊN THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA


KHÓA 2010 – 2016

Người hướng dẫn khoa học:
Th.S. Đậu Thùy Dương

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội,
em đã may mắn được thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Bộ môn Dược lý. Để
hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà nội, Phòng Quản lý Đào tạo
đại học, Bộ môn Dược lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Phạm Thị Vân Anh trưởng Bộ môn
Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ và tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Trọng Thông nguyên
Trưởng Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Đậu Thùy
Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dạy bảo và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên và cán
bộ Bộ môn Dược lý đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn bên cạnh con, là
động lực cho con cố gắng trong suốt chặng đường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn

bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt sáu
năm học, cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Đỗ Thị Đài Trang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này hoàn toàn có thực, kết quả thu
được từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi và chưa từng được đăng tải lên tài
liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Đài Trang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Sơ lược về giải phẫu - sinh lý - mô học đại tràng...................................3
1.1.1. Giải phẫu đại tràng............................................................................3
1.1.2. Sinh lý đại tràng................................................................................4
1.1.3. Mô học đại tràng...............................................................................6
1.2. Định nghĩa, phân loại bệnh viêm đại tràng.............................................7
1.2.1. Định nghĩa.........................................................................................7
1.2.2. Phân loại............................................................................................7
1.3. Dịch tễ học bệnh VĐT.............................................................................8

1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh VĐT..................................................9
1.5. Chẩn đoán VĐT.....................................................................................11
1.5.1. Chẩn đoán VĐTCT.........................................................................11
1.5.2. Chẩn đoán VĐTMT........................................................................12
1.6. Điều trị VĐT.........................................................................................15
1.6.1. VĐT do căn nguyên nhiễm khuẩn...................................................15
1.6.2. VĐT không do nhiễm khuẩn...........................................................15
1.7. Thuốc nghiên cứu..................................................................................18
1.7.1. Tác dụng của viên nang Tràng phục linh........................................18
1.7.2. Các thành phần của VNTPL............................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu........................................................................22
2.2. Hóa chất, máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu..................................23
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................24
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24
2.5.1. Nghiên cứu độc tính cấp của VNTPL theo đường uống trên chuột
nhắt trắng...................................................................................................24
2.5.2. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trong điều trị viêm đại tràng.....25
2.6. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................28


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1. Nghiên cứu độc tính cấp của VNTPL theo đường uống trên chuột
nhắt trắng......................................................................................................29
3.2. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trong điều trị VĐT trên thực nghệm.
......................................................................................................................29
3.2.1. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trên độ di động của than hoạt
trong lòng ruột...........................................................................................29
3.2.2. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trên nhu động và trương lực cơ

trơn ruột cô lập..........................................................................................31
3.2.3. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL lên mô hình VĐT gây ra bởi
acid acetic..................................................................................................34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................42
4.1. Nghiên cứu độc tính cấp của VNTPL theo đường uống trên chuột
nhắt trắng......................................................................................................42
4.2. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trong điều trị VĐT trên thực nghiệm.......43
4.2.1. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trên độ di động của than hoạt
trong lòng ruột.......................................................................................... 43
4.2.2. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trên nhu động và trương lực cơ trơn
ruột cô lập...................................................................................................44
4.2.3. Nghiên cứu tác dụng của VNTPL trên mô hình VĐT gây ra bởi
acid acetic..................................................................................................46
KẾT LUẬN....................................................................................................50
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

5 – ASA

: acid 5 – aminosalicylic

ASCA

: Anti- sacharomyces cerevisiae antibodies
(Kháng thể kháng nấm men)


CMC

: Carboxymethyl cellulose

COX

: Cyclooxygenase

CRP

: C-reactive protein (Protein phản ứng C)

DSS

: Dextran sulfat sodium

E.coli

: Escherichia coli

FDA

: United States Food and Drug Administration
(Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ)

IL-6

: Interleukin-6 (yếu tố hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu)

LOX


: Lipooxygenase

pANCA

: Perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies
(Kháng thể tế bào chất kháng bạch cầu đa nhân trung tính)

TNBS

: Trinitrobenzen sulfonic acid

TNF-α

: alpha - tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u nhóm alpha)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VĐT

: Viêm đại tràng

VĐTCT

: Viêm đại tràng cấp tính

VĐTMT


: Viêm đại tràng mạn tính

VLĐTTCM

: Viêm loét đại trực tràng chảy máu

VNTPL

: Viên nang Tràng phục linh

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy trình nghiên cứu tác dụng của VNTPL lên mô hình gây VĐT
trên động vật thực nghiệm .............................................................27
Bảng 2.2: Bảng đánh giá tổn thương đại thể niêm mạc đại tràng.................. 28
Bảng 2.3: Bảng đánh giá tổn thương vi thể niêm mạc đại tràng ....................28
Bảng 3.1: Tác dụng của VNTPL trên độ di động của than hoạt trong lòng ruột. 29
Bảng 3.2: Tác dụng của VNTPL trên nhu động và trương lực cơ trơn cô lập.... 31
Bảng 3.3: Tác dụng VNTPL lên tổn thương đại thể niêm mạc..................... 34
Bảng 3.4: Tác dụng của VNTPL lên tổn thương vi thể niêm mạc................. 38



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tác dụng của VNTPL trên tần số nhu động ruột thỏ cô lập...... 31
Biểu đồ 3.2. Tác dụng của VNTPL trên biên độ nhu động ruột thỏ cô lập.... 32


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bậc thang điều trị VĐT theo khuyến cáo FDA năm 2010 ...........16
Hình 1.2: Khuyến cáo liều thuốc trong điều trị VĐT ...................................17
Hình 1.3: Hình ảnh cây và vị thuốc Bạch truật............................................ 19
Hình 1.4: Hình ảnh vị thuốc Bạch phục linh................................................ 20
Hình 3.1: Hình ảnh tần số và biên độ nhu động ruột – Lô 1 (Mẫu 3) ..........33
Hình 3.2: Hình ảnh tần số và biên độ nhu động ruột – Lô 2 (Mẫu 1) ..........33
Hình 3.3: Hình ảnh tần số và biên độ nhu động ruột – Lô 3 (Mẫu 5).......... 33
Hình 3.4: Hình ảnh tần số và biên độ nhu động ruột – Lô 4 (Mẫu 5) ..........34
Hình 3.5: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô chứng sinh học - Mẫu 1..............35
Hình 3.6: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô chứng sinh học - Mẫu 5.............35
Hình 3.7: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô mô hình - Mẫu 12...................... 36
Hình 3.8: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô mô hình - Mẫu 14...................... 36
Hình 3.9: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô mesalazin - Mẫu 24 ...................36
Hình 3.10: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô mesalazin - Mẫu 25.................... 36
Hình 3.11: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô VNTPL liều thấp - Mẫu 31........ 37
Hình 3.12: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô VNTPL liều thấp - Mẫu 34........ 37
Hình 3.13: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô VNTPL liều cao - Mẫu 38..........37
Hình 3.14: Hình ảnh đại thể đại tràng - Lô VNTPL liều cao - Mẫu 40..........37
Hình 3.15: Hình ảnh vi thể đại tràng lô chứng sinh học (mẫu 1)....................39
Hình 3.16: Hình ảnh vi thể đại tràng lô mô hình (mẫu 14) ............................39
Hình 3.17: Hình ảnh vi thể đại tràng lô mesalazin (mẫu 21)......................... 40
Hình 3.18: Hình ảnh vi thể đại tràng lô VNTPL liều thấp (mẫu 33) ..............41
Hình 3.19: Hình ảnh vi thể đại tràng lô VNTPL liều cao (mẫu 42)............... 41
Hình 4.1: Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc sulfasalazin .............................47



11


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đại tràng (VĐT) là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa,
gây ra những tổn thương thực thể và các rối loạn về mặt chức năng của đại
tràng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do
thuốc và các yếu tố miễn dịch v.v... Các triệu chứng thường gặp là đau bụng,
chướng bụng, rối loạn đại tiện v.v….
Theo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho
thấy tỷ lệ mắc VĐT ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang và kém phát
triển do mức sống thấp, điều kiện vệ sinh chưa được chú trọng . Theo thống
kê, trên thế giới tỷ lệ mắc VĐT chiếm tới 25% dân số, còn ở Việt Nam cứ ba
người thì có một người mắc bệnh đại tràng , . Vì vậy, vấn đề điều trị bệnh
VĐT phải được đặt ra cho ngành Y tế của tất cả các quốc gia, làm thế nào để
giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh để VĐT không còn là
một nỗi lo ngại đối với cộng đồng.
VĐT ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống người bệnh. Y học hiện đại đã đạt được nhiều kết quả trong việc
điều trị với mục tiêu làm cải thiện tiến triển bệnh, điều trị triệu chứng và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trên thế giới các thuốc Tây y được
sử dụng để điều trị VĐT như: Dẫn xuất của acid 5- aminosalycilic (5- ASA),
các thuốc điều biến miễn dịch (infliximab, azathioprin, cyclosporin),
glucocorticoid v.v… đều cho thấy có hiệu quả điều trị , . Tuy nhiên, sử dụng
thuốc theo y học hiện đại có một số nhược điểm như nhiều tác dụng không
mong muốn, giá thành cao, vì vậy Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ứng

dụng một số thuốc để điều trị bệnh VĐT như: “Đại tràng hoàn P/H”, “Tràng
vị khang”, “Bài thuốc nam của dân tộc Thái tỉnh Sơn La” đã có hiệu quả nhất
định . Hiện nay, các nhà khoa học có xu hướng nghiên cứu các thuốc y học


2

hiện đại (YHHĐ) kết hợp với y học cổ truyền (YHCT) nhằm tìm ra các
phương pháp điều trị VĐT có hiệu quả cao, ít tác dụng không mong muốn mà
giá thành hợp lý.
Viên nang Tràng phục linh (VNTPL) có tác dụng giúp cân bằng hệ vi
khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa; giúp phòng ngừa hỗ trợ điều trị các bệnh
như viêm đại tràng cấp và mạn tính; khắc phục nhanh những triệu chứng của
bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa. Để góp
phần nghiên cứu tác dụng của viên nang Tràng phục linh (VNTPL) trên cơ sở
đánh giá khoa học về độ an toàn và hiệu quả điều trị VĐT của sản phẩm này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng
của Viên nang Tràng phục linh trong điều trị Viêm đại tràng trên thực
nghiệm” với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính cấp của VNTPL theo đường uống trên chuột
nhắt trắng.
2. Đánh giá tác dụng của VNTPL trong điều trị VĐT trên thực nghiệm.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3


1.1. Sơ lược về giải phẫu - sinh lý - mô học đại tràng

1.1.1. Giải phẫu đại tràng
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, bắt đầu từ tận cùng của hồi tràng
đổ vào manh tràng (van Bauhin) đến hậu môn, dài khoảng 1,5m - 1,8m xếp
thành một hình chữ U lộn ngược vây lấy khối ruột non và được chia làm
nhiều đoạn :
- Manh tràng: Nằm ở hố chậu phải, dài khoảng 6 cm, rộng 6 cm, hình
chiếu của nó là một hình tam giác nằm giữa các mặt phẳng bên phải, gian củ
và dây chằng bẹn. Manh tràng như một túi cùng rộng liên tiếp ở trên với đại
tràng lên và ở dưới với ruột thừa. Phúc mạc bọc lấy manh tràng nhưng hai bên
bờ lại dính vào thành bụng sau tạo nên ngách sau manh tràng.
- Đại tràng lên: Tiếp nối với manh tràng từ góc hồi manh tràng, có chiều
dài 8 – 15 cm. Đại tràng lên đi dọc mạn sườn phải lên sát tận mặt dưới gan thì
gập xuống dưới, hướng ra trước và sang trái tạo một góc khoảng 60 – 80 độ
gọi là góc đại tràng phải và liên tiếp với đại tràng ngang. Cả đại tràng lên, góc
đại tràng phải, một phần của đại tràng ngang dính vào thành bụng sau bởi mạc
dính của đại tràng phải .
- Đại tràng ngang: Đi theo một đường cong lõm mà chiều lõm hướng lên
trên từ góc đại tràng phải ở vùng thắt lưng phải tới vùng hạ sườn trái thì uốn
cong đột ngột xuống dưới tạo thành một góc khoảng 40 – 50 độ và ra sau ở
dưới lách tạo nên góc đại tràng trái. Đại tràng ngang dài khoảng 50 cm, gồm
hai phần ,:
+ Phần phải chiếm 1/3 chiều dài, là phần cố định dính vào thành bụng sau.
+ Phần trái chiếm 2/3 chiều dài, là phần di động.
- Đại tràng xuống: Đi từ góc đại tràng trái qua các vùng hạ sườn và thắt
lưng trái tới mào chậu để liên tiếp với đại tràng sigma tại eo trên và có chiều
dài khoảng 20 cm.



4

- Đại tràng sigma: Là đoạn đại tràng di động, chạy tiếp theo đại tràng
xuống, không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng đi từ mào chậu trái tới đốt
sống cùng III rồi cong xuống và tận cùng ở trực tràng.
- Trực tràng và hậu môn: Là phần cuối của đại tràng, có độ dài 12- 15 cm,
nằm trong tiểu khung, đoạn ống phình ra gọi là bóng trực tràng. Ống hậu môn
bắt đầu từ nơi mà bóng trực tràng đột ngột hẹp lại và từ đây chạy xuống dưới và
ra sau tới hậu môn. Trực tràng có hình chữ S theo mặt phảng cắt dọc. Cơ vòng
hậu môn được tăng cường ở ống hậu môn và tạo nên cơ thắt hậu môn.
1.1.2. Sinh lý đại tràng
Đại tràng gồm 3 chức năng chính
1.1.2.1. Chức năng vận động
Van Bauhin (van hồi manh tràng) là nếp gấp cấu tạo bởi một lớp cơ
vòng nổi gồ lên, lồi vào trong lòng ruột, van đóng rồi một làn sóng nhu động
mạnh làm van mở ra và đẩy thức ăn vào manh tràng. Van cũng ngăn cản sự
trào ngược thức ăn từ manh tràng trở lại hồi tràng. Ở đại tràng phải có những
sóng nhu động ngược đi từ góc gan xuống manh tràng với tần số 5-6 lần/phút.
Sóng nhu động toàn bộ chỉ xảy ra sau khi ăn 2 giờ, trước khi thức ăn đến
được manh tràng. Ban đêm nhu động đại tràng gần như biến mất hoàn toàn và
tái xuất hiện khi thức giấc .
Các co bóp ở đại tràng bao gồm :
- Co bóp nhào trộn (co bóp phân đoạn): giúp nhào trộn thức ăn và tiếp
xúc với niêm mạc ruột già để làm tăng khả năng hấp thu. Co bóp này xảy ra
chậm, không đều, là sự co thắt giúp cho phân lưu lại trong đại tràng để tiêu
hóa và hấp thu nước. Các sóng nhu động đẩy thức ăn về phía trực tràng, nó
tuân theo tuần tự từ trên xuống dưới, phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, yếu tố
thần kinh và thể dịch. Đại tràng phải có nhu động yếu, càng sang trái nhu
động càng mạnh lên để tống phân xuống trực tràng.



5

- Co bóp đẩy (co bóp khối): Ở một điểm của đại tràng ngang đang bị
căng ra, một co bóp vòng xuất hiện làm cho chất phân ở đoạn ruột dưới bị ép
lại thành một khối. Co bóp mạnh dần lên trong khoảng 30 giây, rồi ruột lại
giãn ra trong 2 -3 phút, một co bóp khối khác lại xuất hiện ở đoạn ruột xa hơn.
Co bóp khối giúp đẩy phân vào trực tràng và gây cảm giác muốn đại tiện.
1.1.2.2. Chức năng hấp thu
Mỗi ngày có khoảng 1000-2000ml nhũ trấp đẳng trương từ hồi tràng đi vào
ruột già. Ruột già hấp thu trên 90% lượng dịch để tạo ra 200-250ml chất phân
nửa rắn. Đoạn đại tràng bên phải chức năng chủ yếu là hấp thu nước và điện giải.
Sau đó, thức ăn đến đoạn đại tràng trái hầu như chỉ còn lại chất bã chứa một số
sợi cơ chưa tiêu hết sẽ được phân hủy gây ra hiện tượng thối rữa và hình thành
phân để xuống đại tràng sigma, rồi từng đợt rơi vào trực tràng , .
1.1.2.3. Chức năng tiêu hóa
Trong lòng đại tràng, hệ vi khuẩn phát triển khá phong phú, dưới tác
động của vi khuẩn, một số chất được tạo thành như vitamin K, vitamin B12,
thiamin, riboflavin và một số khí tạo ra hơi trong lòng đại tràng. Một số vi
sinh vật lên men phân hủy monosaccarid và acid amin còn sót lại tạo thành
một số acid như acid acetic, acid lactic, acid butyric. Nếu lượng acid nhiều
khiến cho phân có pH thấp, nhất là môi trường ở đại tràng phải phân trở nên
chua, có tác dụng kích thích niêm mạc ruột làm đại tràng tăng co bóp dẫn đến
đi lỏng. Kết quả của quá trình tiêu hóa ở đại tràng là giúp phân hủy nốt thức
ăn chưa tiêu hóa ở ruột non, tạo thành hơi và phân .
Phân là sản phẩm bài tiết cuối cùng của bộ máy tiêu hóa. Ở người
trưởng thành trung bình bài tiết 150 – 200 gam phân mỗi ngày, trong đó ¾ là
nước, 1/4 là chất rắn: 30% chất rắn là chất vô cơ, 2 – 3% là protein, 30% là
chất xơ không tiêu hóa được của thức ăn, sắc tố mật, các tế bào biểu mô ruột
non bị bong ra. Màu vàng của phân được tạo ra do chứa những sản phẩm



6

thoái hóa của bilirubin là stercobilin và urobilin. Mùi của phân là do các chất
indol, skatol, merkaptan, hydrogen sulfua, đó là các sản phẩm của vi khuẩn.
1.1.3. Mô học đại tràng
Thành đại tràng cũng giống như các đoạn khác của ống tiêu hóa gồm 4
lớp tính từ trong ra ngoài lần lượt là: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp
cơ và lớp thanh mạc .
1.1.3.1. Lớp niêm mạc đại tràng: chia làm 3 lớp
- Biểu mô: Lớp biểu mô lợp niêm mạc đại tràng là biểu mô trụ đơn do 3
loại tế bào tạo thành: Tế bào hấp thu, tế bào hình đài, tế bào ưa bạc. Ở đại
tràng thì số lượng tế bào hình đài tiết nhầy nhiều hơn ở ruột non. Ở trực tràng,
lớp biểu mô phủ có 2 phần rõ rệt: bóng trực tràng lợp biểu mô trụ đơn, ống
hậu môn lợp biểu mô lát tầng.
- Lớp đệm: Được tạo thành bởi mô liên kết trong đó có nhiều tương bào
và lympho bào. Những nang bạch huyết trong lớp đệm thường vượt qua lớp
cơ niêm, xâm nhập xuống lớp dưới niêm mạc. Những tuyến Lieberkuhn trong
lớp đệm thường dài, thẳng hơn ở ruột non và có nhiều tế bào hình đài hơn ở
ruột non.
- Lớp cơ niêm: Được tạo thành bởi những bó cơ trơn vòng và dọc.
Những bó sợi cơ mảnh tách ra từ cơ niêm có thể đi lên tận trên mặt niêm mạc.
1.1.3.2. Lớp dưới niêm mạc
Cũng giống như ở ruột non, tầng này là tổ chức liên kết chứa nhiều mạch
máu và thần kinh.
1.1.3.3. Tầng cơ
Chia làm 2 lớp: Phía ngoài là lớp cơ dọc, phía trong là lớp cơ vòng.
Phần lớn cơ dọc tập trung ở 3 dải, thấy rõ ở manh tràng và đại tràng lên,
phân tán ở đại tràng xuống và không thấy ở đại tràng Sigma.

1.1.3.4. Tầng thanh mạc


7

Ở ngoài cùng, rất mỏng nhưng dai chắc, độ dày chỉ khoảng 1/10 mm.
1.2. Định nghĩa, phân loại bệnh viêm đại tràng

1.2.1. Định nghĩa
Viêm đại tràng là một bệnh lý thường gặp của hệ tiêu hóa, gồm một
nhóm các nguyên nhân gây viêm ở đại tràng, dẫn đến các tổn thương về mặt
hình thái và rối loạn chức năng của đại tràng .
1.2.2. Phân loại

 Theo tiến triển của bệnh, VĐT được chia làm 2 loại , :
- Viêm đại tràng cấp tính (VĐTCT): Thường xảy ra sau nhiễm vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng. Bệnh diễn biến cấp tính, nếu không được điều trị dứt
điểm sẽ trở thành mạn tính.
- Viêm đại tràng mạn tính (VĐTMT): là tình trạng viêm nhiễm gây tổn
thương sâu và rộng, khu trú hoặc lan tỏa trên biểu mô niêm mạc đại tràng.
Bệnh diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển. Có nhiều nguyên nhân gây
nên VĐTMT bao gồm nhiễm khuẩn mạn tính và bất thường hệ thống miễn
dịch của cơ thể, trong đó bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu là
những nguyên nhân thường gặp nhất .
Ngoài ra, còn có viêm đại tràng cấp tính hoặc mạn tính xảy ra sau điều
trị các thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng và do tia phóng xạ để điều trị
bệnh lý ác tính.
 Theo nguyên nhân, VĐT được chia thành , :
- VĐT do nguyên nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng).
- VĐT không do nguyên nhân nhiễm khuẩn gồm:

+ Do thuốc, hóa chất, tia phóng xạ, thiếu máu cục bộ, viêm túi thừa đại
tràng, do các bệnh máu ác tính v.v…
+ VĐT qua trung gian miễn dịch: gồm bệnh Crohn, viêm loét đại trực
tràng chảy máu (VLĐTTCM), VĐT không phân định được là bệnh


8

Crohn hay viêm loét đại trực tràng chảy máu và VĐT không điển
hình (gồm VĐT tạo keo và VĐT lympho bào).
1.3. Dịch tễ học bệnh VĐT

VĐT là một bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Ở các nước phát
triển nguyên nhân gây VĐT chủ yếu do bất thường miễn dịch, còn ở các nước
đang và kém phát triển chủ yếu là VĐT do nhiễm khuẩn , .
Tỷ lệ mắc VĐT qua trung gian miễn dịch cao nhất ở các nước phương
Tây, đặc biệt là Bắc Âu và Canada, ít gặp ở châu Á . Các nghiên cứu mới nhất
được thực hiện tại một loạt các quốc gia đã chứng minh tỷ lệ mắc VĐT ngày
càng gia tăng. Năm 2010, tại Mỹ có khoảng 250.000 – 500.000 người mắc
bệnh VĐT với tỷ lệ 2 – 7/100.000 dân. Tốc độ gia tăng tỷ lệ thể VLĐTTCM
là 2,2 – 14,3/100.000 dân (năm 2010) đã tăng lên 19,2/100.000 dân (năm
2015), với thể bệnh Crohn là 3,1 – 14,6/100.000 dân (năm 2010) đã tăng lên
20,2/100.000 dân (năm 2015) , . Nghiên cứu VĐT tại châu Á trong khoảng
thời gian từ năm 2011-2012 cho thấy tỷ lệ gia tăng hàng năm là 1,37/100.000
dân/năm. Một số nghiên cứu tại Trung Quốc, trong vòng 10 năm 1991 – 2000,
số ca VĐT qua trung gian miễn dịch tăng gấp 3 lần (7512 so với 2506 ca) .
Trước đây, VĐT qua trung gian miễn dịch ít gặp ở Việt Nam, nhưng gần đây
bệnh đang có xu hướng gia tăng . VĐT gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở
lứa tuổi 15 -30 (chiếm 25% tổng số người mắc VĐT), sau đó là lứa tuổi 60 –
80. Tỷ lệ mắc VĐT ở nam/nữ ≈ 1/1 , .

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên toàn cầu có
khoảng 200 triệu trường hợp mắc VĐT do căn nguyên nhiễm khuẩn và
650.000 trường hợp tử vong, 90% gặp ở các nước đang phát triển. Bệnh lưu
hành ở châu Á, Trung và Nam Phi, Trung Mỹ, hay gặp ở các nước có điều
kiện sống thấp, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém hiệu quả .
Tại Việt Nam, theo thống kê của Nguyễn Xuân Huyên, cứ 3 người thì có
một người mắc bệnh lý đại tràng. VĐTCT nếu được điều trị sớm và triệt để sẽ


9

có tiên lượng tốt. Nguy hiểm hơn, nếu VĐTCT không được điều trị hay
VĐTMT lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như giãn
đại tràng cấp tính (2 – 6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1 – 5%)
và ung thư hóa với tỷ lệ tăng dần theo thời gian mắc bệnh (trên 10 năm: 3 5%; trên 25 năm: 41%; trên 35 năm: 56%) , .
1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh VĐT

 Viêm đại tràng do nguyên nhân nhiễm khuẩn:
Phần lớn là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa qua đường miệng, thường
gặp vi khuẩn (Escherichia coli (E.coli), Vibrio cholera, Shigella, Salmonella,
Pseudomonas), virus (Rotavirus, Herpes simplex, Cytomegalovirus), ký sinh
trùng (lỵ amip, Histoplamosis, nấm Candida, nấm Aspergillus). Tùy theo cơ
chế không xâm nhập hay xâm nhập của quá trình nhiễm khuẩn mà biểu hiện
lâm sàng khác nhau .
- Nhóm gây bệnh theo cơ chế không xâm nhập: Đó là cơ chế như nhiễm
độc tố trong bệnh tả, E.coli sinh độc tố ruột v.v… Tác nhân gây bệnh sẽ dính
vào biểu mô đường ruột, sinh sôi nảy nở nhưng không xâm nhập vào trong
biểu mô nên cấu trúc mô học của tế bào ruột vẫn bình thường. Chúng thường
tiết ra một loại độc tố gọi là độc tố ruột làm giãn mao mạch, rối loạn chuyển
hóa tế bào, gây thoát nước và điện giải rất nhanh qua thành ruột, đồng thời

làm tăng bài tiết dịch ruột.
- Nhóm gây bệnh theo cơ chế xâm nhập: Bao gồm lị amip, Rotavirus,
Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia v.v… Tác nhân gây bệnh gắn
vào niêm mạc đaị tràng, xâm nhập nhanh vào các tế bào biểu mô, phá hủy các
tế bào và gây phản ứng viêm cùng với các ổ loét ở niêm mạc đại tràng. Những
sản phẩm phá hủy tế bào, viêm bài tiết vào trong lòng ruột gây nên ỉa chảy.
Mức độ lan tràn của tổn thương thay đổi tùy theo nguyên nhân và sức đề
kháng của vật chủ.


10

 Viêm đại tràng qua trung gian miễn dịch
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, cho dù
đã biết rất rõ triệu chứng, diễn biến và tổn thương giải phẫu bệnh như bệnh
Crohn, VLĐTTCM. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố
gia đình hoặc di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường.
- Gen: Khoảng 20% bệnh nhân có người trong gia đình bị VĐT mạn tính tự
phát. Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tác giả nhận thấy những người có gen
HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người có gen DR4.
- Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát
của bệnh. Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, gồm
Clostridium difficile, Escherichia coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter
pylori.
- Miễn dịch: Liên quan tới sự xuất hiện của 2 tự kháng thể pANCA
(perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies – kháng thể tế bào chất
kháng bạch cầu đa nhân trung tính) và ASCA (anti-sacharomyces cerevisiae
antibodies – kháng thể kháng nấm men). Trong đó, pANCA dương tính ở
40% bệnh Crohn và 80% ở bệnh VLĐTTCM, còn ASCA dương tính ở hơn
50% bệnh Crohn và ít gặp ở VLĐTTCM.

- Môi trường: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc VLĐTTCM qua
trung gian miễn dịch thấp hơn người không hút thuốc lá 40%, do nicotin có
tác dụng ức chế hoạt động của tế bào lympho T hỗ trợ dẫn tới giảm nồng độ
của Interleukin-1 và Interleukin-8. Tuy nhiên hút thuốc lá lại làm tăng nguy
cơ mắc bệnh Crohn. Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc
bệnh cao gấp 2,5 lần so với những người không sử dụng thuốc tránh thai.
- Tâm lý, sinh lý: Căng thẳng về thể lực, stress tinh thần, hoạt động tình
dục quá mức cũng là những yếu tố góp phần làm bệnh nặng thêm.


11

 Ngoài ra còn có viêm đại tràng do các nguyên nhân khác bao gồm: Thuốc chống
viêm không steroid, thuốc tránh thai, cocain, hóa chất trong điều trị ung thư v.v…
1.5. Chẩn đoán VĐT

1.5.1. Chẩn đoán VĐTCT , , .
 Lâm sàng: Tùy căn nguyên nhiễm khuẩn, tùy cơ chế gây bệnh mà biểu hiện
hoặc là hội chứng lỵ hoặc ỉa chảy hoặc cả 2.
- Ỉa chảy: xảy ra đột ngột, phân toàn nước, có thể ỉa liên tục do mất tác
dụng của cơ thắt hậu môn. Người bệnh có thể mất 3 – 4 lít nước/ ngày qua
phân, nhanh chóng dẫn đến mất nước và điện giải, nặng sẽ có biểu hiện trụy
tim mạch. Phân thường như nước vo gạo, không có máu, mủ hay chất nhày.
- Hội chứng lỵ: Ỉa rất nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ có rất ít hoặc không có
phân. Nổi bật nhất là tam chứng lỵ với biểu hiện đau quặn bụng (đau nhiều
nhất ở vùng đại tràng sigma và trực tràng), mót rặn và phân nhày máu mũi.
- Toàn thân: có thể có hoặc không có biểu hiện nhiễm khuẩn.
 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm phân: Là quan trọng nhất để xác định tác nhân gây bệnh (vi
khuẩn, virus, kí sinh trùng) bằng nuôi cấy, soi tươi hay phân lập vi khuẩn, tìm

hồng cầu và bạch cầu trong phân v.v…
- Soi đại tràng:
+ Lỵ trực khuẩn (Shigella): Thấy hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc,
có những ổ loét nông đường kính 3 – 7 mm, có thể xuất huyết chỗ loét.
+ Lỵ amip: có nhiều ổ loét sâu trên một niêm mạc gần như bình thường.
+ Salmonella: Niêm mạc đại tràng ít khi bị viêm nặng mặc dù có nhiều
mủ và máu trong phân.
+ Virus: niêm mạc gần như bình thường.
1.5.2. Chẩn đoán VĐTMT


12

Tùy từng loại mà có biểu hiện khác nhau, một số loại VĐTMT thường
gặp :
1.5.2.1. Bệnh Crohn , ,
Bệnh Crohn (được Crohn, Ginzherg & Oppenheimen mô tả năm 1932)
gọi là bệnh viêm đoạn cuối hồi tràng. Sau đó, vì phát hiện thêm những tổn
thương tương tự ở các đoạn khác ở hồi tràng mà còn được gọi là bệnh viêm
hồi tràng đại tràng từng đoạn.
 Lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng (hạ sườn phải, hố chậu phải), ỉa chảy
mạn tính, đôi khi ỉa máu.
- Triệu chứng thực thể:
+ Tại đường tiêu hóa: sờ nắn bụng thấy đau, đôi khi thấy một khối ranh
giới rõ ở hố chậu phải dễ nhầm thành đám quánh ruột thừa. Hay gặp tổn
thương ở hậu môn và ngoài hậu môn (loét, rò, áp xe)
+ Ngoài ống tiêu hóa (1/3 số bệnh nhân): Xương khớp (hồng ban nút,
viêm đốt sống, viêm khớp), da niêm mạc (loét ở niêm mạc lưỡi, viêm da mủ),
mắt (viêm màng bồ đào), gan mật (amylose thứ phát).

- Toàn thân: sốt, gầy sút cân (gặp 10 – 20% trường hợp) do ỉa chảy,
biếng ăn và kém hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng.
 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Giảm albumin máu, thiếu máu, hội chứng viêm như
tăng CRP (C-reactive protein hay protein phản ứng C), tăng bạch cầu và tăng
tốc độ máu lắng v.v…
- Chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang: Hẹp ruột khư trú đoạn bị
bệnh và giãn đoạn ruột ở trên, phù nề niêm mạc với những ổ loét thể hiện
bằng các ổ đọng thuốc, giả polyp và “hình ảnh đường lát đá”.


13

- Nội soi đại tràng: Đóng vai trò chủ yếu trong chẩn đoán xác định bệnh với
đặc điểm đặc trưng là loét không liên tục. Giai đoạn sớm có hình ảnh loét áp-tơ
trên nền niêm mạc bình thường, giai đoạn sau có hình ảnh loét sâu nham nhở hình
bản đồ, hoặc loét vòng, ranh giới rõ ràng, có thể thấy hình ảnh hẹp, lỗ rò. Hình ảnh
sỏi cuội chứng tỏ quá trình loét và hoại tử tái phát nhiều lần và kéo dài.
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: cho phép quan sát bất thường trong và
ngoài lòng ruột.
+ Thành ruột dày > 2 cm
+ Tổn thương từng đoạn, không đồng đều
+ Có thể có tổn thương ở ruột non
+ Kèm bệnh lý quanh hậu môn, áp-xe, lỗ rò.
1.5.2.2. Viêm loét đại trực tràng chảy máu , ,
 Lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng: thường có biểu hiện của hội chứng lỵ, triệu chứng đau
quặn bụng, mót rặn, đỡ đau sau khi đi ngoài.
+ Tăng số lần đại tiện trong ngày: trong đợt tiến triển có thể tới 20

lần/ngày.
+ Tính chất phân: Phân lỏng kèm theo phân nhầy hoặc có máu đỏ tươi
tùy mức độ bệnh.
- Triệu chứng thực thể:
+ Tại đường tiêu hóa: Rất nghèo nàn, có khi chỉ ấn đau dọc khung đại
tràng, đặc biệt vùng đại tràng sigma. Không gặp khối u ở bụng và tổn thương
hậu môn, quanh hậu môn.
+ Ngoài đường tiêu hóa (1/3 số bệnh nhân): Xương khớp (đau khớp,
viêm khớp, loãng xương), da niêm mạc (hồng ban nút, loét miệng lưỡi, viêm
da mủ), mắt (viêm mống mắt tái diễn, viêm màng bồ đào), thận (thoái hóa
dạng tinh bột, sỏi thận), gan mật (gan nhiễm mỡ, sỏi mật, xơ gan mật) v.v.


14

- Toàn thân: Thường không thay đổi ở những đợt đầu, trong các đợt tiến
triển có thể sốt, gầy sút cân, rối loạn nước điện giải, lâu dài bệnh nhân có
thiếu máu, suy dinh dưỡng.
 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Trong giai đoạn bệnh hoạt động thường thấy hội
chứng viêm (tăng CRP, tăng bạch cầu, tăng tốc độ máu lắng), thiếu máu, giảm
albumin máu.
- Chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang: Cho phép phát hiện tổn
thương là những ổ loét nông, nhỏ và giả polyp, đại tràng cứng và hình ống.
Tuy nhiên cũng hết sức cân nhắc và thận trọng trong trường hợp loét nặng.
- Nội soi đại tràng: Hai đặc điểm đặc trưng của VLĐTTCM để phân
biệt với bệnh Crohn là tính chất dễ chảy máu khi chạm ống nội soi vào
niêm mạc đại tràng và tính chất đồng đều liên tục toàn bộ đại tràng của các
ổ viêm .
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: có giá trị thấp hơn nội soi

+ Thành đại tràng dày nhưng < 1,5 cm
+ Tổn thương liên tục
+ Không có dày thành ruột non, tổn thương tập trung chủ yếu ở quanh
đại tràng sigma và trực tràng
+ Có hình ảnh giả u, giả polyp
+ Không có tổn thương áp xe, lỗ rò kèm theo.
1.5.2.3. Lỵ amip mạn tính
Biểu hiện dưới 2 hình thái , :
 Rối loạn đại tiện:
- Triệu chứng cơ năng: Có thể là hội chứng lỵ hoặc ỉa chảy tái phát nhiều
lần, hoặc xen kẽ lỵ, ỉa chảy, táo bón. Kèm theo các rối loạn tiêu hóa khác như
trong thể cấp tính.


×