Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án tại ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAN TRẦN HOÀNG SƠN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAN TRẦN HOÀNG SƠN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. Lê Trung Phong


2. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Phan Trần Hoàng Sơn học viên lớp cao học 24QLXD21-CS2
chuyên ngành “Quản lý xây dựng” niên hạn 2016 - 2018, Trường Đại học Thủy lợi
– Cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí Minh.
Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng các
công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh” đã được Hiệu
trưởng trường Đại học Thủy lợi giao nghiên cứu tại Quyết định số 2236/QĐ-ĐHTL
ngày 18 tháng 10 năm 2017. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Tp. Hồ Chí Minh,ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Trần Hoàng Sơn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn mặt dù gặp không ít khó
khăn trong việc thu thập tài liệu, cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế. Nhưng với sự
tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nổ lực của bản thân, luận văn

đã hoàn thành đúng thời hạn.
Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, nhưng do thời gian có hạn và do trình độ,
kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Để Luận văn được hoàn thiện hơn và để có thêm những kinh
nghiệm trong công tác Quản lý dự án, rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô,
bạn bè và đồng nghiệp
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Trung Phong và PGS.TS
Nguyễn Trọng Hoan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Khoa công trình, Bộ
môn Công nghệ và quản lý xây dựng, Phòng Đào tạo, Cơ sở 2 đã tạo điều kiện để
tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này.
Cuối cùng là sự cám ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè những
người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cám ơn ./.
Tp Hồ Chí Minh,ngày

tháng

năm 2018

Phan Trần Hoàng Sơn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... ii
CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ ....................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................... 8
1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình. ............................................... 8
1.1.1 Những khái niệm về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau: ........ 8
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ..................................................... 8
1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư: Gồm 3 giai đoạn ......................................... 10
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..................................................... 20
1.2.1 Khái niệm về Quản lý dự án đầu tư xây dựng: ................................................ 20
1.2.2 Đặc điểm QLDA đầu tư xây dựng công trình .................................................. 20
1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án: ............................................................................... 21
1.2.4 Nội dung quản lý dự án: ................................................................................... 22
1.2.5 Các cách thức quản lý dự án:........................................................................... 24
1.2.6 Công cụ quản lý dự án: .................................................................................... 25
1.2.7 Mục tiêu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: ...................................... 27
1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ................ 28
1.3.1 Khái niệm vốn nhà nước .................................................................................. 28
1.3.2.Các hình thức tổ chức Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn
nhà nước .................................................................................................................... 28
1.4 Các mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng trên thế giới và ở nước ta: ........... 32
1.4.1 Các mô hình quản lí dự án đầu tư xây dựng trên Thế Giới ............................. 32


1.5 Tổng quan về các cấp công trình và một số đặc trưng của các công trình thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................................................................ 37
1.5.1 Các cấp công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý ............................. 37
1.5.2 Một số đặc trưng đối với công trình giáo dục .................................................. 38

1.6 Một số vấn đề về chất lượng quản lý dự án đối với công trình Giáo dục và Đào
tạo hiện nay trong giai đoạn thực hiện đầu tư .......................................................... 39
1.6.1 Vai trò của quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư ................... 39
1.6.2 Quản lý chất lượng hồ sơ đấu thầu và hợp đồng ............................................. 40
1.6.3 Quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán ......................... 40
1.6.4 Quản lý chất lượng thi công công trình ........................................................... 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 41
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................................. 42
2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình: ....... 42
2.1.1. Các văn bản Luật, Các Nghị định, Thông tư và các pháp lý liên quan về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình ......................................................................... 42
2.1.2. Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu
tư xây dựng ................................................................................................................ 43
2.2 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ..... 44
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
giai đoạn thực hiện đầu tư của các dự án tại Ban QLĐTXD các công trình
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM ........................................................ 56
2.3.1 Theo nhân tố chủ quan ..................................................................................... 57
2.3.1.1 Cơ quan quản lý nhà nước ............................................................................ 57
2.3.1.2 Chủ đầu tư ..................................................................................................... 58
2.3.1.3 Đơn vị tư vấn thiết kế .................................................................................... 59
2.3.1.4 Tư vấn thẩm tra ............................................................................................. 60
2.3.1.5 Đơn vị thi công .............................................................................................. 60


2.3.1.6 Đối với tư vấn giám sát ................................................................................. 61
2.3.2 Theo nhân tố khách quan ................................................................................. 62
2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 65

2.4 Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát số liệu .................................. 66
2.4.1 Khái quát chung. .............................................................................................. 66
2.4.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ................................................................ 67
2.4.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 67
2.4.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 67
2.4.2.3 Quy trình nghiên cứu. ................................................................................... 68
2.4.2.4 Các nhóm nhân tố được xây dựng ................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 70
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM ... 71
3.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM ................................................................. 71
3.1.1 Giới thiệu sơ lược Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo Tp. HCM .......................................................................................... 71
3.1.2 Tình hình triển khai các dự án trong thời gian qua ......................................... 72
3.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý đầu tư
xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM .................... 72
3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM ................................................................................. 73
3.2.2. Một số công trình mà BQLĐTXD thuộc Sở GD&ĐT đã, đang và sẽ thực hiện
...................................................................................................................... 74
3.3 Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý
dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư của các dự án tại Ban
QLĐTXD các công trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM .................. 80
3.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu. ............................................................................... 80


3.4 Kiểm tra độ tin cậy ............................................................................................. 86
3.4.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ........................................... 86

3.4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho các biến phụ thuộc từ
PT1 đến PT4 ..................................................................................................... 87
3.4.3 Kiểm định mô hình. .......................................................................................... 90
3.4.3.1 Phân tích tương quan. ........................................................................... 90
3.4.4 Thảo luận kết quả.............................................................................................. 95
3.5 Những bài học thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo Tp. HCM ........................................................................................... 96
3.5.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án .............................................. 96
3.5.2 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng dự án
đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư .................................. 97
3.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo làm chủ đầu tư giai đoạn thực hiện đầu tư ...................................... 98
3.6.1 Giải pháp quản lý chất lượng Đề cương giám sát chất lượng thi công công
trình của tư vấn giám sát .......................................................................................... 98
3.6.2 Giải pháp quản lý Đề cương kiểm định chất lượng thi công công trình của tư
vấn kiểm định ............................................................................................................ 99
3.6.3 Nâng cao chất lượng công tác phê duyệt Kế hoạch, biện pháp kỹ thuật, biện
pháp tổ chức và tiến độ thi công công trình của nhà thầu thi công ....................... 100
3.6.4 Giải pháp quản lý năng lực nhân lực, thiết bị và tài chính của đơn vị thi công
đưa vào sử dụng tại công trình ............................................................................... 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 104
1. Kết luận: ..................................................................................................... 104
2. Một số kiến nghị: ................................................................................................. 105
2.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương: .................... 105


2.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. ......................... 106

3. Hạn chế của đề tài............................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 108


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 4: Sơ đồ Quản lý công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu .................. 14
Hình 1. 5: Sơ đồ Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu ....................................... 14
Hình 1. 6: Sơ đồ Công tác kết thúc đầu tư ........................................................ 19
Hình 1.7: Sơ đồ các giai đoạn của dự án .......................................................... 19
Hình 1.8. Sơ đồ các lĩnh vực của quản lý dự án. ............................................... 24
Hình 1.9. Sơ đồ tam giác mục tiêu chất lượng quản lý dự án .................................. 27
Hình 1.10. Các hình thức quản lý dự án ........................................................... 28
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 66
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu.(Nguồn: tác giả nghiên cứu [15]) ................... 68
Hình 2.3: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo đơn vị công tác................... 72
Hình 2.4: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo số năm kinh nghiệm làm việc
......................................................................................................................... 72
Hình 2.5: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vị trí hiện tại ...................... 73
Hình 2.6: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo loại dự án công trình.......... 74
Hình 2.7: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo tình trạng biết về quản lý dự
án ..................................................................................................................... 74
Hình 2.8: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo sự cần thiết của chất lượng
QLDA ............................................................................................................... 75
Hình 2.9: Biểu đồ P – P plot của hồi quy phần dư chuẩn hóa ........................... 82
Hình 2.10 Biểu đồ Histrogram .......................................................................... 83
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM ........................................................................ 89
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức giám sát thi công công trình của chủ đầu tư và nhà thầu
......................................................................................................................... 99


i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân lại dự án .................................................................................... 8
Bảng 1.2: Mô hình quản lí dự án của các chủ thể tại một số dự án quan trọng ở
Việt Nam........................................................................................................... 35
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................ 81
Bảng 2.3: Tổng thống kê các yếu tố biến độc lập .............................................. 86
Bảng 2.4: Số trường hợp tính toán biến phụ thuộc............................................ 87
Bảng 2.5: Tổng thống kê các yếu tố biến phụ thuộc .......................................... 87
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett ............................................... 87
Bảng 2.7: Ma trận nhận tố đã xoay .................................................................. 88
Bảng 2.8: KMO and Bartlett's Test .................................................................. 88
Bảng 2.9: Ma trận nhận tố đã xoay (chạy lại lần 2) .......................................... 89
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập ............................................................................................... 90
Bảng 2.11: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án .. 91
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định F ....................................................................... 92
Bảng 2.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .............................................. 94
Bảng 2.14: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .................................................. 94
Bảng 3.1 Tổng hợp các dự án của Ban đã, đang và sẽ thực hiện ...................... 74

ii


CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ
QLDA

Quản lý dự án


CĐT

Chủ đầu tư

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLĐT

Quản lý đầu tư

QLNN

Quản lý nhà nước

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

CLCT XD

Chất lượng công trình xây dựng

TVGS

Tư vấn giám sát

TW


Trung Ương

QLCLCT

Quản lý chất lượng công trình

QLCL CTXD

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

QLCL QLDA

Quản lý chất lượng quản lý dự án

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng công trình

DAĐT

Dự án đầu tư


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

BQLDA

Ban quản lý dự án

BQLĐTXD

Ban quản lý đầu tư xây dựng

TCXL

Thi công xây lắp

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

BVTC

Bản vẽ thi công

BTCT

Bê tông cốt thép

DA


Dự án



Hợp đồng

SL

Sản lượng

ATLĐ &VSMT

An toàn lao động vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là
tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu

đó, một trong những lĩnh vực trọng tâm đã và đang được nhà nước tập trung đầu tư với
tỷ trọng lớn đó là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, bên cạnh đó
việc đầu tư phát triển giáo dục, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt
chuẩn nhắm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong thời điểm hiện
tại và tương lai
Hiện nay do áp lực dân số cơ học ngày càng cao, nhất là ở các thành phố đô thị dẫn
đến việc gia tăng số lượng học sinh. Vì vậy mạng lưới trường lớp phải phát triển mạnh
mới đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu quỹ đất phục vụ cho các công trình
công cộng ngày càng bị thu hẹp. Để không xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, UBND
thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp yêu cầu Sở GD&ĐT, các ngành liên quan và
UBND quận, huyện, tập trung đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho các nhà
trường đòi hỏi nhà nước cần có những giải pháp toàn diện và hiệu quả. Trong những
năm gần đây với sự tập trung đầu tư lớn của Nhà nước từ nhiều nguồn vốn: vốn ngân
sách, vốn vay tín dụng và nguồn vốn xã hội…, trên khắp cả nước đã có sự phát triển
vượt bậc về số lượng công trình giáo dục, trường học. Nhiều công trình có quy mô lớn
đã hoàn thành đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội. Đối với
các trường THPT do Sở quản lý hiện nay thì khối công lập có tất cà 109 trường; khối
ngoài công lập (tư thục và có yếu tố nước ngoài) có khoảng 108 trường. Đối với khối
Giáo dục thường xuyên có khoảng 30 trường được bố trí rải rác 24 quận huyện trên địa
bàn thành phố nhằm giúp mọi người có thể tham gia học tập bổ sung kiến thức, góp
phần xây dựng đất nước
Vị trí địa lý
TP.Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0
22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

1



TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của
khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim
bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế .
Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động
10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách
trung tâm thành phố 7km

Hình 1. 1: Bản đồ phân khu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, TP
Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Trong đó Thành Phố
Hồ Chí Minh được phân chỉa thành 1 khu đô thị chính và 4 khu đô thị vệ tinh:
Khu đô thị Trung tâm TP.HCM bao gồm 13 quận chính : Quận 1, Quận 3, Quận 4,
Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh,
Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú
Khu đô thị phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh: Huyện Hóc Môn, Quận 12, Huyện Củ Chi
2


Khu đô thị phía Nam thành phố Hồ Chí Minh: Quận 7, Huyện Bình Chánh, Huyện
Nhà Bè, Huyện Cần Giờ
Khu đô thị phía Tây thành phố Hồ Chí Minh: Huyện Bình Chánh, Quận Bình Tân
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhiều công trình trường học lớn, nhiều khu đô thị
mới với hạ tầng giao thông hiện đại đồng bộ được xây dựng đã phát huy hiệu quả và
đang là minh chứng thuyết phục cho chủ trương đầu tư đúng đắn của thành phố. Tuy
nhiên, quy trình quản lý dự án vẫn chưa hoàn thiện, thiếu chặt chẽ, thống nhất và thiếu
minh bạch đã làm hạn chế hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Trong thời gian qua, một số công trình trường học đang thực sự có vấn đề, còn nhiều
công trình khi đưa vào sử dụng không đảm bảo chất lượng xảy ra sự cố gây thiệt hại về
người và của, và tạo dư luận bức xúc trong xã hội. Sau một thời gian đưa vào sử dụng,

không ít công trình xây dựng đã có biểu hiện hư hỏng như: nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột,
bong rộp... phải sửa chữa, gây tốn kém, lãng phí. Nhiều công trình không tiến hành
bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ và còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết nhất là
vấn đề chất lượng công trình. Như chúng ta đã biết thời gian qua đã có nhiều công
trình quy mô từ nhỏ đến lớn khi đưa vào sử dụng không đảm bảo chất lượng để xảy ra
sự cố gây mất an toàn và thiệt hại lớn về kinh tế cũng như tính mạng con người như:
- Sập tường tầng 3 tại trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng hồi tháng
8/2017, rồi dự án trường Mầm non Vườn Xanh, quận Nam Từ Liêm bị đổ sập đêm
25/9 (theo Báo Tuổi Trẻ Online ngày 25/09/2017 16:34 GMT+7)… một lần nữa báo
động về chất lượng công trình ngay từ khâu thi công
Hình 1. 2: Sập công trình trường mầm non Vườn xanh đang thi công

Toàn cảnh công trình bị đổ sập

Chi tiết đổ sập tại một góc công trình
3


- Trường tiểu học Trần Văn Kiểu (đường Vành Đai, phường 10, quận 6, TP.HCM)
nằm trong khu dân cư kiểu mẫu, có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng nhưng khi đưa vào
sử dụng được 1 năm, ngôi trường có dấu hiệu xuống cấp với biểu hiện lún móng, nứt
tường... Dù được sửa chữa nhưng đến năm 2010, do hư hỏng quá nặng, trường ngừng
hoạt động và bị bỏ hoang gần 7 năm nay (Theo Baomoi.com ngày 06/10/17)
Hình 1. 3: Trường TH Trần Văn Kiểu bị lún,nứt và đã bỏ hoang gần 7 năm

Hiện trạng ngôi trường bị bỏ hoang

Nền sân bị sụt lún từ 40 – 60 cm so với móng

Móng bị sụt lún nghiêm trọng


Bên trong một phòng học của Trường

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ
Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Ban
Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được thành lập
theo Quyết định số 6017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình
4


thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhằm giúp cho Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ
chức quản lý thực hiện các dự án do Sở Giáo dục và Đào tạo làm Chủ đầu tư; trực tiếp
quản lý và thực hiện triển khai các dự án đầu tư của các đơn vị trường học trực thuộc;
chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời chịu sự hướng
dẫn nghiệp vụ của các Sở - ngành chức năng đối với các hoạt động liên quan.
Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đang triển
khai một số dự án xây dựng công trình trường học (Trường Trung cấp cao đẳng nghề,
trường THPT,.....) tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, công tác quản lý dự án hiện
nay chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn nhiều bất cập cần phải có sự tổng kết, phân tích,
đánh giá để rút ra được những bài học kinh nghiệm từ đó vận dụng 1 cách hiệu quả
vào thực tiễn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó và tìm hiểu tại đơn vị thì việc cần
"NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM" là hết sức cần thiết. Qua đó cũng góp phần
tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình là góp phần cải thiện tính
hiệu quả của quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, làm
thế nào để kiểm soát được tiến độ, chất lượng, giá thành, hiệu quả đầu tư trong quá
trình xây dựng công trình, mức độ công khai, minh bạch. Vấn đề tăng cường công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng luôn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành. Chính

vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án tại Ban
QLDA là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn, mang lại hiệu quả cao cho
đơn vị sử dụng và cho xã hội. Đồng thời đây cũng là đề tài nghiên cứu mà tôi chọn làm
luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các cơ sở pháp lý và khoa học về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Từ đó điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để rút ra những bài học kinh
nghiệm, xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng quản lý dự án tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng
các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu: áp dụng cho các dự án tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công
trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM ở giai đoạn thực hiện đầu tư.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận toàn diện, thực tiễn và tổng hợp: Hướng nghiên cứu của đề tài là một hệ
thống nhất trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống gồm: điều kiện tự nhiên, con
người, phương thức quản lý, các quy định về thể chế, tình hình thực tế của mỗi cấp
quản lý, mỗi địa phương.v.v…, đây là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ
ràng buộc, tác động lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu của đề tài đòi hỏi phải xem xét
một cách toàn diện, thực tiễn và tổng hợp để đề xuất được các giải pháp quản lý đầu tư
xây dựng liên quan đến sử dụng vốn Ngân sách nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển
KT-XH thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các dự án của địa phương nói riêng.

+ Tiếp cận hệ kinh tế – xã hội – môi trường & phát triển bền vững: Mục tiêu cơ bản
của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ về mặt lý luận, thực tiễn về đầu tư, hiệu quả sử
dụng vốn Ngân sách Nhà nước và công tác QLDA ĐTXD đối với Ban QLDA cấp Sở.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây
dựng cho Ban QLDA cấp Sở. Việc đầu tư xây dựng các công trình sẽ tác động tới kinh
tế - xã hội và môi trường. Vì vậy cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc hiệu quả và
đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
+ Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có liên quan đến
đề tài nghiên cứu:
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước: Đề tài sẽ tập trung phân tích, chọn lọc và
bổ sung những kết quả đã nghiên cứu để sử dụng cho đề tài, tạo nền tảng và điểm xuất
phát thực hiện những đổi mới của công tác quản lý

6


Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân
tích tổng hợp, kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng, phương pháp kiểm
soát và đánh giá chất lượng quản lý, phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng quản lý kết hợp với phần mềm SPSS 22 để phân tích thực trạng công tác
Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM.
Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đầu tư xây
dựng theo các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm
hiện hành.
Vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Kinh tế đầu tư, Pháp luật trong xây dựng, Phân tích các mô hình quản lý, Kế
hoạch tiến độ, Chất lượng công trình...., để xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý dự án công trình có cơ sở khoa học và thực tiễn.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1.1 Những khái niệm về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
Theo Luật Xây dựng hiện hành: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự
án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”
(Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13).

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bảng phân loại
các dự án thông thường theo một tiêu chí cơ bản như sau:
Bảng 1.1 Phân lại dự án
STT

Tiêu chí phân loại

Các loại dự án

1

Theo cấp độ dự án

Dự án thông thường; chương trình; hệ thống


2

Theo quy mô dự án

Nhóm A; nhóm B; nhóm C

3

Theo lĩnh vực

Xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp

4

Theo loại hình

Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đổi mới;
đầu tư; tổng hợp.

5

Theo thời hạn

Ngắn hạn (dưới 2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn
(trên 5 năm).

6

Theo khu vực


Quốc tế; quốc gia; vùng; miền; liên ngành; địa phương.

7

Theo chủ đầu tư

Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ

8


8

Theo nguồn vốn

Vốn từ ngân sách Nhà nước; Vốn ODA; vốn tín dụng;
vốn tự huy động của doanh nghiệp Nhà nước; vốn liên
doanh với nước ngoài; vốn góp của dân; vốn của các tổ
chức ngoài quốc doanh; vốn FDI, …

Dự án đầu tư XDCT thường được phân loại theo qui mô, tính chất, loại công trình
chính của dự án, theo nguồn vốn sử dụng.
a. Phân loại dự án đầu tư XDCT theo qui mô đầu tư:
Tùy theo tính chất của dự án và qui mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân loại
thành: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C
(Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
Tiêu chí chủ yếu để phân nhóm dự án là tổng mức đầu tư bên cạnh đó còn căn cứ vào
tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư, tính chất của lĩnh vực đầu tư; nội dung cụ thể như
trong Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 59/2015/NĐ-CP

về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Với việc phân chia dự án như trên giúp cho chúng ta đào tạo được người làm công tác
QLDA chuyên nghiệp, đi sâu vào từng lĩnh vực riêng, góp phần cho công tác QLDA
được tốt hơn, từ đó cho ra đời nhiều dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, thúc
đẩy xã hội phát triển.
b. Phân loại dự án đầu tư XDCT theo tính chất công trình:
Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, các DAĐT XDCT
được phân thành 5 nhóm: Dự án đầu tư XDCT dân dụng; Dự án đầu tư XDCT công
nghiệp; Dự án đầu tư XDCT hạ tầng kỹ thuật; Dự án đầu tư XDCT giao thông; Dự án
đầu tư XDCT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sự khác biệt với các Nghị định số
209/2004/NĐ-CP trước đó là loại công trình: “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”
thay thế cho “Công trình thủy lợi” với việc bổ sung các công trình lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thủy sản, chăn nuôi.
c. Phân loại dự án đầu tư XDCT theo nguồn vốn đầu tư:

9


Vốn đầu tư XDCT có nhiều nguồn khác nhau, do đó có nhiều cách phân loại chi tiết
khác nhau theo nguồn vốn đầu tư như: Phân loại theo nguồn vốn trong nước và nước
ngoài; phân loại theo nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn ngoài nhà nước; phân loại
theo nguồn vốn đơn nhất (sử dụng 1 nguồn vốn duy nhất) và nguồn vốn hỗn hợp....
Tuy nhiên, thực tế quản lý phân loại DAĐT XDCT theo cách thức quản lý vốn được
sử dụng phổ biến hơn.
Theo cách phân loại này, DAĐT XDCT được phân thành:
- DAĐT xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Là những dự án có sử dụng từ
30% vốn nhà nước trở lên trong tổng vốn đầu tư của dự án.
- DAĐT xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Là những dự án có sử dụng
vốn nhà nước (vốn nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước theo quy định của pháp
luật nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước) trong tổng vốn đầu tư của dự án.

Như vậy các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước cũng phải vận hành theo cơ chế
này.
- DAĐT xây dựng sử dụng vốn trong nước khác: Là những dự án sử dụng vốn trong
nước khác mà trong tổng vốn đầu tư của dự án không sử dụng vốn nhà nước hoặc sử
dụng vốn nhà nước với tỷ lệ ít hơn 30%.
- DAĐT xây dựng sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Là những DAĐT mà
nguồn vốn là của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
d. Phân loại theo các bước lập và hồ sơ dự án:
DAĐT lập theo hai bước là lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lập dự án khả thi.
DAĐT lập theo một bước là lập dự án khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Việc phân loại DAĐT xây dựng công trình có ý nghĩa trong QLDA về thẩm quyền,
trình tự và thời gian phê duyệt dự án, về nội dung dự án, về chi phí và phân bổ vốn cho
dự án cũng như về một số vấn đề quản lý khác như yêu cầu về năng lực hoạt động của
tổ chức và năng lực hành nghề của cá nhân
1.1.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư: Gồm 3 giai đoạn
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.

10


Ban QLĐTXD các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được UBND thành phố
giao làm chủ chủ tư và thực tiếp điều hành quản lý dự án đối với 3 giai đoạn nêu trên.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của Ban về thực chất chỉ bắt đầu khi dự án có quyết định
đầu tư đến khi giai đoạn kết thúc đầu tư và quyết toán hoàn thành công trình. Trong
đó, giai đoạn thực hiện đầu tư, BQLĐXD chú trọng vào các công việc sau:
1.1.3.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của
các giai đoạn tiếp sau của dự án.Ở giai đoạn này bao gồm các công việc
- Công tác đo vẽ, khảo sát hiện trạng địa hình, địa chất
- Công tác lập dự án đầu tư (lập Báo cáo nghiên cứu khả thi)/ lập báo cáo kinh tế kỹ

thuật
- Công tác lựa chọn nhà thầu
. Ở giai đoạn này chưa xuất hiện các nhà thầu tư vấn giám sát, thi công,…, mà chủ yếu
là các thủ tục pháp lý và dự án đầu tư được duyệt là cơ sở để triển khai các bước tiếp
theo. Trong giai đoạn này vấn đề chất lượng, sự chính xác của các kết quả nghiên cứu,
việc tính toán và lập dự toán là quan trọng nhất.
Lập dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng 50/2014/QH13: Lập dự án đầu tư xây dựng là việc lập Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư
xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc
cần thiết khác để chuẩn bị đầu tư xây dựng.
a. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ
về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét,
quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.
Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trước khi lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội xem
xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

11


Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
b. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: là tài liệu trình bày các nội dung
nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo
phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư. Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm thiết kế cơ sở và các nội dung khác.
Thiết kế cơ sở: Lập phải đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây
dựng thuộc dự án, đảm bảo sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử
dụng, gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình
thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết
cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho
từng công trình;
- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống
cháy, nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập
thiết kế cơ sở
Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và
diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn
công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu
trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây
dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử
dụng công trình và bảo vệ môi trường;
12


- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái
định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống
cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử
dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối
hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án và các nội dung khác có liên quan.
1.1.3.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Những công việc chủ yếu của giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: Thực hiện việc giao

đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; lập thiết kế
thi công, dự toán xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lựa chọn
nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công
xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây
dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
và thực hiện các công việc cần thiết khác.
Quản lý công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Đây là những bước đầu tiên trong giai đoạn này do Tổ Kế hoạch đầu tư thực hiện:
Hình 1. 4: Sơ đồ Quản lý công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

13


×