Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giúp hứng thú hơn với bài học vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.28 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT...........................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2
1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN..............................2
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................3
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................4
PHẦN THỨ HAI...............................................................................................5
NỘI DUNG........................................................................................................5
CHƯƠNG 1...................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................5
CHƯƠNG 2...................................................................................................7
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.....................................................................7
2.1. Thuận lợi.............................................................................................7
2.2. Khó khăn.............................................................................................7
CHƯƠNG 3...................................................................................................8
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ...........................................................................8
3.1. Dẫn dắt vào một tiết học - một phần trong bài học.............................8
3.2. Sử dụng bài toán định tính..................................................................9
3.3. Sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học...............................................11
3.4. Mẹo nhớ một số công thức vật lí.......................................................15
3.5. Bài học có sự liên hệ thực tế.............................................................17
3.6. Tạo môi trường học tập an toàn, tích cực cho học sinh....................19
3.7. Sử dụng đan xen một số hoạt động vào bài học vật lí.......................20
3.8. Tạo sự chú ý của học sinh.................................................................22
3.9. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh..........................................................24
CHƯƠNG 4.................................................................................................29
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................29
PHÂN THỨ BA...............................................................................................30
1



KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................32

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ

Mỗi môn học trong chương trình trung học phổ thông đều có vai trò rất
quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp
học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo,
tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và
chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Môn vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra
hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán
học. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về
những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Để việc học vật lí có tính hiệu quả cao trước hết học sinh phải cảm thấy
hứng thú với tiết học vật lí, từ đó nảy sinh ham muốn học tập và tự tìm ra cho
mình một phương pháp học phù hợp với bộ môn.

1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN

 Đồng chí Bùi Thị Quý Toàn
2


- Dẫn dắt vào một tiết học - một phần trong bài học.
 Đồng chí Nguyễn Thị Vân Thúy
- Tạo sự chú ý của học sinh + Tạo môi trường học tập an toàn, tích cực cho
học sinh.

 Đồng chí Nguyễn Trọng Hưng
- Sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học + Sử dụng đan xen một số hoạt
động vào bài học vật lí.
 Đồng chí Nguyễn Thị Mai
- Mẹo nhớ một số công thức vật lí + Sử dụng bài toán định tính.
 Đồng chí Phạm Tuấn Anh:
- Bài học có sự liên hệ thực tế.

2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Chúng tôi đã từng được nghe câu nói: “Hãy nhìn vào những đôi mắt học
trò! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang
mong đợi các thầy cô truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri
thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất.!” và
“Cách duy nhất buộc người khác làm bất cứ việc gì là khiến họ thích làm việc
đó” Dale Carnegie.
Nếu học sinh thực sự thích thú với việc học thì tự bản thân sẽ tìm mọi cách
để đạt được điều chúng muốn. Vấn đề đặt ra, liệu học sinh có tự nhiên thích
môn học, có hứng thú và tích cực với việc học hay không? Tất nhiên là không
ai hứng thú với việc học nếu chúng chẳng có gì thú vị cả. Vì thế, việc tạo ra sự
hứng thú học tập cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng hết sức
khó khăn đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên vật lí nói riêng. Nhưng
làm thế nào để học sinh hứng thú hơn với bài học vật lí? Băn khoăn với câu
hỏi này, trong suốt thời gian qua chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu và áp dụng
3


một số biện pháp giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong tiết học vật lí.
Dưới đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả các giáo
viên đặc biệt là những giáo viên đang tham gia giảng dạy vật lí để có thể giúp

học sinh của mình học tập một cách tốt nhất, góp phần vào công cuộc cải cách
giáo dục mà bộ giáo dục đang cố gắng thay đổi!

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Tìm một số giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn với bài học vật lí từ đó
nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Áp dụng đề tài giúp người giáo viên gần gũi, thân thiện hơn với học sinh,
rút gọn khoảng cách giữa thầy – trò.
Hưởng ứng phong trào của bộ giáo dục và đào tạo xây dựng “Nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực”

4


PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Vật lý là một môn khoa học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc
sống, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa,
nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý
trong nhà trường là một môn học lý thú, giúp ta bước đầu nhập môn khoa học
này. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn
là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên.
Với những kinh nghiệm có được, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp
dạy học hiện hữu trong mỗi giáo viên không phải lúc nào cũng rạch ròi mà là
sự tích hợp của nhiều lý luận, nhiều thời kỳ, kể từ khi là một giáo sinh ngồi
trên ghế nhà trường sư phạm cho đến khi ra trường trực tiếp giảng dạy và

trong suốt cả quá trình giảng dạy. Nói hình ảnh một chút là phương pháp giảng
dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học
5


sinh hàng mấy chục năm và những giờ dạy đó, với phương pháp đó, ai dám
nói rằng đã lạc hậu. Nhiều khi cùng một nội dung học nhưng sử dụng các
phương pháp khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau, cũng như việc có
những học sinh cùng giải được một bài toán nhưng lại khác xa nhau về nhận
thức, tư duy.
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào những vấn đề nhằm gợi
mở cho người đọc những ý tưởng góp phần làm cho một tiết học hay hơn, gây
nhiều cảm xúc tích cực hơn đối với học sinh. Có thể ví một tiết học là một quá
trình để nấu một món ăn, đã có các bước tiến hành và nguyên liệu chuẩn bị.
Giải pháp của chúng tôi có thể coi như gia vị thêm vào để món ăn đậm đà hơn,
và đối với một số người nó có thể sẽ ngon hơn, phù hợp hơn.

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

2.1. Thuận lợi.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Luôn chủ động, tích cực trong
bồi dưỡng kĩ năng và phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu có tầm nhìn, định hướng mới trong vấn đề giáo dục. Tạo điều
kiện thuận lợi cho các giáo viên học tập, rèn luyện chuyên môn.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong

giảng dạy.
- Bộ giáo dục đào tạo phát động phong trào ‘Trưòng học thân thiện, học sinh
tích cực”
2.2. Khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm.
- Thiếu tài liệu, thiếu các buổi bồi dưỡng về tâm lí, phương pháp, kĩ năng
giảng dạy.
- Học sinh chưa có ý thức tích cực, chủ động trong học tập.
7


- Đời sống giáo viên tuy được cải thiện nhiều nhưng vẫn khó khăn, chưa tập
trung thường xuyên vào đổi mới phương pháp dạy học
- Sự chuyển đổi cấp học từ cấp 2 lên cấp 3 gây ra nhiều bỡ ngỡ về tiếp nhận
phương pháp và kiến thức cho học sinh.

CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ

3.1. Dẫn dắt vào một tiết học - một phần trong bài học.
Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học
sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. Việc dẫn dắt
vào chương mới, bài mới hay vào từng phần trong tiết học giúp học sinh định
hình trước kiến thức liên quan đến bài học và tạo sự tò mò, thích thú khi khám
phá bài học.
VD:
Đơn vị
Lớp Tên bài

kiến


Dẫn dắt

10

Tính

thức
Công

CB

tương

thức

Tiphơlixơ năm 1924, nông dân các làng capcadơ

đối của

cộng

đã hoan hô những chiếc ô tô đi ngang qua bằng

Trong cuộc đua ô tô chặng Lêningrat -

chuyển vận tốc cách ném cho các nhà thể thao đua xe nào là lê,
8



động.

táo, dưa hấu, dưa gang. Kết quả của những thứ

Công

tặng phẩm vô tội đó lại thật chẳng hay ho gì:

thức

những quả dưa đã làm bẹp, làm thủng vỡ cả hòm

cộng

xe, còn những quả táo ném phải các nhà thể thao

vận

đua xe thì làm họ bị thương nặng. Nguyên nhân

tốc.

của sự việc trên như thế nào? Sau khi học xong bài

11

Từ

Hiện


hôm nay các em sẽ trả lời được câu hỏi này.
Tôi có một khung dây kín và một nam châm

CB

thông.

tượng

thẳng, tôi có thể tạo ra dòng điện qua khung dây

Cảm

cảm

với các dụng cụ đã cho hay không? (Không có

ứng

ứng

nguồn điện). Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng

điện từ. điện từ nhau nghiên cứu phần II - Hiện tượng cảm ứng
12

Năng

CB


lượng
liên kết

Phản

điện từ.
Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật đã tốn

ứng hạt nhiều công sức để cố gắng biến đổi nguyên tố hóa
nhân

học này thành nguyên tố hóa học khác, nhất là

của hạt

thành vàng nhưng họ đã không thành công. Ngày

nhân.

nay, với những hiểu biết về hạt nhân nguyên tử, ta

Phản

đều biết rằng hạt nhân nguyên tử không phải là bất

ứng hạt

biến. Với sự phóng xạ, hạt nhân nguyên tử này có

nhân.


thể biến thành hạt nhân nguyên tử khác một cách
tự nhiên. Với các phản ứng hạt nhân nhân tạo, con
người cũng có thể thực hiện được điều đó.

3.2. Sử dụng bài toán định tính
Đối với giáo viên, nếu biết vận dụng khéo léo các bài tập định tính thì
sẽ nâng cao được hứng thú của học sinh khi học vật lí và giúp học sinh phát
huy được tính tích cực tiếp thu tài liệu khi lên lớp. Bài tập định tính giúp trau
9


dồi hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt sử dụng linh hoạt và đúng lúc các
bài tập định tính có tác dụng nâng cao hiệu quả nhận thức của học sinh lên rất
nhiều.
VD:

Đơn vị
Lớp Tên bài kiến
thức
10 Chuyển Cách
CB

động


xác

Bài tập định tính
Một truyện dân gian có kể


Đáp án
Người con sẽ

rằng: khi chết một phú ông đã chẳng bao giờ tìm

định vị để lại cho người con một hũ được hũ vàng vì
trí của vàng chôn trong một khu không có vật làm
vật
trong

vườn rộng và một mảnh giấy mốc.
ghi: đi về phía đông mười hai

không bước, sau đó rẽ phải tám bước
gian

chân, đào sâu 1m. Hỏi với chỉ
dẫn này, người con có tìm
được hũ vàng không? vì sao.

11
CB

Phương Cường

Những con chim khi đậu

Chim đậu trên


pháp

độ

trên dây điện cao thế có vẻ rất dây điện cao thế

giải

dòng

an toàn. Vì sao vậy?

một số

điện

(Coi: dòng điện qua chim vật dẫn mắc song

bài

qua

không xuống đất)

toán về

mạch

được xem như một
song vào hai điểm

gần nhau của dây.

toàn

Dòng điện qua cơ
10


mạch

thể chim là rất nhỏ,
tác dụng sinh lí là
rất yếu nên chim

12

Dao

Dao

vẫn an toàn.
Trong lịch sử quân sự, có
Khi bước đều,

CB

động

động


trường hợp khi một đoàn quân đoàn quân đã tạo ra

tắt dần.

cưỡng hành quân qua cầu đã làm cho một lực cưỡng bức

Dao

bức.

cầu bị sập. Người ta tính rằng tác dụng lên cầu

động

Hiện

tổng trọng lượng đoàn quân làm cho cầu thực

cưỡng

tượng

nhỏ hơn nhiều lần so với tải hiện

bức.

cộng

trọng mà cầu có thể chịu cưỡng bức. Khi tần


dao

động

hưởng. được. Vậy điều gì đã làm cho số của lực cưỡng
cầu bị sập? Hãy giải thích.

bức bằng tần số dao
động riêng của cầu
thì cầu dao động
với biên độ cực đại
(cộng hưởng) và
làm cho cầu sập.

3.3. Sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học.
Phương tiện dạy học đầy đủ sẽ giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy
học, tạo hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học. Tuy nhiên để tiết dạy đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải biết sử dụng
phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm. Thiết bị đồ dùng dạy học
chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học; quan trọng nhất vẫn là cách thức
xây dựng một tiến trình giảng dạy thật hợp lí thì bài dạy mới đạt hiệu quả cao.
Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ
nhớ kiến thức.
11


VD:
Phương
tiện dạy


Đặc điểm - Yêu cầu

học
Bảng

- Phải ghi chép một cách có hệ thống, phản ánh được quá trình
phát triển của nội dung bài học.
- Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần
thiết và quan trọng.
- Củng cố được nội dung nghiên cứu trong giờ học.
Nên chia bảng thành 2 phần:
• Một phần cần giữ lại trên bảng suốt giờ học.
• Phần thứ hai có thể xóa đi khi cần thiết.
Chữ viết cần đủ lớn, thẳng hàng và đúng lúc, có thể sử dụng
phấn màu để làm nỗi bật những điểm cần chú ý.

Vật thật

(Chú ý: hình vẽ sử dụng đúng lúc, vẽ đúng kỹ thuật họa hình)
Giáo viên phải chọn lựa những vật thật có thể đưa vào lớp học
và sử dụng đúng lúc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy

Thiết bị
thí
nghiệm

học
1. Các thiết bị thí nghiệm biểu diễn
• Đủ lớn.
• Kết quả thu được chính xác.

2. Các thiết bị thực hành
• Sử dụng đơn giản bằng tay
• Việc lắp ráp ít tốn thời gian
• Dễ dàng phối hợp, thay đổi các chi tiết

Mô hình

• Các dụng cụ đều vững chắc, an toàn và đẹp về hình thức.
- Sử dụng để minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí vi mô,
12


vật chất

trực quan hóa các mô hình lý tưởng.
- Các mô hình sử dụng trong dạy học vật lí có thể là mô hình
tĩnh, mô hình động, mô hình phẳng hoặc mô hình không gian.
- Sử dụng mô hình vật chất giúp cho học sinh làm quen với một
trong các phương pháp nghiên cứu của vật lí là phương pháp mô
hình.

Tranh

Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn trên giấy, trên tấm bản trong là

ảnh -

một phương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện

Bản vẽ


tượng, quá trình vật lí vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên

có sẵn

lớp. Người ta thường sử dụng các bản vẽ trong trong những
trường hợp sau đây:
• Thông tin cần trình bày nhiều.
• Khi nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật hoặc xét các hiện
tượng cần có sự xuất hiện dần dần từng bộ phận trước mắt
học sinh, người ta thường dùng các bản trong vẽ riêng
từng bộ phận và xếp dần lên nhau trong quá trình nghiên
cứu.
• Trong tiết học có sử dụng các tranh ảnh và bản vẽ sẵn, cần
lưu ý: chỉ treo chúng lên khi cần thiết và sau khi dùng
xong, cần cất đi ngay tránh sự phân tán chú ý của học sinh.

Tài liệu
in

Hướng dẫn học sinh làm việc có hiệu quả, tận dụng tối đa các
tài liệu in như: sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn thí
nghiệm, tài liệu tham khảo.

Phương

1. Phim học tập: phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim vô

tiện dạy


tuyến truyền hình, phim VIDEO, Phim VCD, DVD.

học hiện - Các trường hợp cần thiết sử dụng phim:
13


đại

• Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng vật lí không thể
quan sát, đo đạc được trực tiếp do chúng quá nhỏ hoặc quá
to.
• Khi nghiên cứu quá trình vật lí diễn ra nhanh.
• Khi nghiên cứu các hiện tượng diễn ra ở những nơi, những
thời điểm không thể quan sát trực tiếp được.
• Khi nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật của vật lí.
• Khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề vật lí.
- Lợi ích của việc sử dụng phim trong giảng dạy vật lí
• Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học.
• Điều chỉnh được tốc độ nhanh chậm, to nhỏ của các hiện
tượng, quá trình làm cho học sinh quan sát rõ hơn các hiện
tượng, các quá trình vật lí.
• Từ tín hiệu âm thanh, hình ảnh tạo cho học sinh biểu tượng
tốt hơn về đối tượng nghiên cứu và còn làm tăng tính trực
quan và hiệu quả xúc cảm của phương tiện dạy học.
• Phim học tập có thể sử dụng ở tất cả giai đoạn của quá
trình dạy học (tạo động cơ, đề xuất vấn đề, nghiên cứu vấn
đề, cũng cố…), ở trong lớp học hoặc ngoài lớp, giờ học
chính khóa hoặc ngoại khóa.
• Trước khi chiếu phim phải định hướng sự chú ý của học
sinh vào những nội dung cơ bản. Nêu các nhiệm vụ hoàn

thành sau khi xem phim.
2. Máy tính
• Sử dụng máy vi tính trong mô phỏng các đối tượng vật lí
14


nghiên cứu của vật lí.
• Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mô hình
toán học (đồ thị, biểu thức, phương trình) của các hiện
tượng, quá trình vật lí.
• Sử dụng máy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lí.
• Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc phân tích băng hình ghi
quá trình vật lí thực.
Chú ý: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
một tiết dạy-học không có nghĩa là thời lượng toàn bộ tiết dạyhọc chỉ dành duy nhất cho ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng công nghệ thông
tin và truyền thông hay phương tiện truyền thống khác trong tiết
dạy-học khi nào xét thấy cần thiết và hiệu quả.

3.4. Mẹo nhớ một số công thức vật lí.

Để kích thích hứng thú học môn vật lí thì việc nhớ công thức và áp dụng
vào bài tập là vấn đề vô cùng quan trọng với học sinh. Ở đây chúng tôi mạnh
dạn đưa ra một số cách thức để việc nhớ công thức vật lí trở lên tự nhiên hơn ,
hiệu quả hơn.
- Gắn công thức với những câu nói, bài thơ, bài hát ...phù hợp, dễ nhớ qua
đó giảm bớt sự căng thẳng và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
VD:
Lớp


Tên bài

Đơn vị kiến thức

Công thức

Mẹo nhớ công

Nguyên lí I nhiệt A + Q = ∆U

thức
Anh Quân Ú

10

Các nguyên lí của

CB
11

nhiệt động lực học động lực học.
Điện năng. Công Điện năng tiêu thụ
15

A = UIt

Ăn uống ít thôi


CB

12

suất điện.

của đoạn mạch.

Sóng cơ và sự

(công thức
giảm béo)
Người vợ tôi

λ = vT
.

Bước sóng

CB
truyền sóng cơ.
- Nhớ công thức chính xác thông qua nhớ đơn vị của các đại lượng trong
công thức.
VD:
Lớp

Tên bài

Đơn vị kiến

Công thức sai


Công thức đúng

10

Chuyển

thức
vận tốc của

v = v0 + at2

v = v0 + at

CB

động thẳng

chuyển động

m/s m/s m/s2.s2

biến đổi đều

thẳng biến

m/s m/s

11

Định luật


đổi đều
Suất điện

(Vô lí)
E = IRN + I

CB

ôm đối với

động của

V A.Ω

12

toàn mạch
Mạch có R,

nguồn điện
Tổng trở của

CB

L, C mắc

mạch

m


m/s m/s

m/s2.s

m/s m/s

m/s

( Hợp lí)
E = IRN + Ir

A

V

(Vô lí)
Ω2

Z = R2 + (ZL − ZC )2

2

Ω2

nối tiếp

A.Ω

(Hợp lí)


Z = R + (ZL − ZC )
2

A.Ω

2



Ω2

(Vô lí)

Ω2

Ω2

(Hợp lí)

- Tìm lại công thức thông qua các công thức trung gian.
VD:
Lớp
10

Tên bài
Phương trình

Đơn vị kiến thức
Các đẳng quá


CB

trạng thái của

trình

khí lí tưởng

16

Công thức


= p2V2 T1=T2
1 1
 pV
 V V
pV
pV
1 1
= 2 2 ⇒ 1= 2
p1 = p2
T1
T2
 T1 T2
p p
 1= 2
V1 = V2
 T1 T2



11

Tụ điện

Năng lượng của

CB

điện trường trong

12

tụ điện
Chu kì dao động

Mạch dao động

CB

riêng của mạch
dao động

1
Q2
W= CU 2 =
2
2C


Với: Q = CU
T=


= 2π LC
ω

Với: ω =

1
LC

- Các công thức thuộc một số chương có sự tương tự nhau, nhớ công thức
thuộc phần này học sinh có thể tự suy ra công thức thuộc phần khác.
VD:
Lớp
Đơn vị kiến thức

10 (Cơ bản)
Chuyển động thẳng biến

12 (nâng cao)
Chuyển động quay (quanh
trục cố định)

Vận tốc v và tốc độ

đổi đều
v = v0 + at


góc ω
Tọa độ x và tọa độ

x = x0 + v0t +

at2
2

ω = ω0 + γ t
ϕ = ϕ 0 + ω0t +

γ t2
2

góc ϕ
Công thức độc lập

v2 − v02 = 2a(x − x0 )

ω 2 − ω02 = 2γ (ϕ − ϕ 0 )

thời gian
Hợp lực F và tổng

F = ma

M = Iγ

các mô men lực
Động lượng p và


p = mv

L = Iω

momen động lượng

3.5. Bài học có sự liên hệ thực tế.

17


Để một tiết dạy vật lí thực sự có ý nghĩa và thành công thì sự liên hệ thực tế
đối với mỗi nội dung bài học là vấn đề rất quan trọng. Trong mỗi tiết học, học
sinh sẽ cảm thấy sự gần gũi giữa vật lí và cuộc sống từ đó nhận thấy rằng vấn
đề học vật lí là cần thiết và quan trọng. Có thể thông qua những mối liên hệ
thực tế này, một số học sinh sẽ tìm ra con đường phù hợp mà mình muốn đi
sau này.
VD:
Lớp

Tên bài

Đơn vị

Liên hệ thực tế

kiến
10


Tính

thức
Công

CB

tương đối

thức

các giọt mưa rơi nghiêng (hắt vào mặt ta) ngay

của

cộng

cả khi trời lặng mà lẽ ra khi lặng gió, các giọt

chuyển

Đi xe máy trong mưa ta thường có cảm giác

vận tốc mưa sẽ rơi thẳng đứng và không thể hắt vào

động.

mặt ta được. Nguyên nhân là do giọt mưa rơi

Công thức


theo phương xiên so với người đi xe.

cộng vận
11

tốc.
Dòng điện

Cường

CB

không đổi.

độ

là một loài cá thuộc họ cá chép, sống ở sông

Nguồn

dòng

Amadôn Nam Mỹ. Khoảng 4/5 độ dài cơ thể là

điện.

điện.

do các tế bào sinh điện tổ chức thành, các tế


Dòng

bào ở đoạn chót của thần kinh sắp xếp lại với

điện

nhau rất chặt chẽ, mỗi tế bào tương đương với

không

một cục pin nhỏ. Khi cá chình điện phát hiện ra

đổi.

con mồi hoặc gặp nguy hiểm nó sẽ phóng ra

Cá chình điện thực ra không phải là lươn mà

một dòng điện tương đối lớn, điện áp có thể lên
tới 400V - 600V. Ngoài cá chình, còn rất nhiều
18


loài cá có khả năng sinh ra điện mà nguyên lý
phóng điện của chúng hoàn toàn giống như cá
12

Phản ứng


Phản

chình.
Quả bom nguyên tử mà máy bay Mĩ ném

CB

phân hạch

ứng

xuống thành phố Hirôsima của Nhật bản năm

phân

1945 được cấu tạo từ U235 nguyên chất có

hạch

khối lượng tới hạn mh = 50kg. Lúc đầu urani

dây

được chia làm hai khối ở cách nhau có khối

chuyền lượng nhỏ hơn mh nên không nổ. Khi thả bom,
người ta làm chập hai khối lại làm cho khối
lượng urani vượt mh và bom nổ.

3.6. Tạo môi trường học tập an toàn, tích cực cho học sinh.


Tạo môi trường học tập an toàn, tích cực cho học sinh là yêu cầu rất quan
trọng để học sinh có thể phát huy tối đa khả năng hoạt động của bộ não. Khi
đó học sinh mới có thể tiếp thu thông tin, tư duy và sáng tạo một cách tốt nhất.
Để tạo môi trường học tập an toàn, tích cực cho học sinh ta có thể sử dụng
một số cách sau:
- Cười : Khi đứng trước lớp, giáo viên nên luôn dành cho học sinh những
nụ cười, thể hiện sự thân thiện của mình với học sinh, vì thế học sinh sẽ cảm
thấy hứng khởi hơn trong học tập. Thái độ của giáo viên khi đứng trên lớp có
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của học sinh trong lớp. Một giáo viên quá
nghiêm khắc sẽ khiến học sinh luôn bị ức chế trong giờ học, không thể tư duy
được.
- Khen: Khen ngợi đúng lúc trong quá trình dạy học sẽ là công cụ rất hữu
ích để củng cố động cơ học tập cho học sinh. Lời khen được tăng cường đáng
kể qua giao tiếp bằng mắt, nhất là nếu được duy trì và kèm theo nụ cười. Biểu

19


Hình 4: Chọn màn hình đơn sắc

dương cá nhân có tác dụng mạnh hơn biểu dương cả lớp. Lời khen bất ngờ có
tác dụng đặc biệt.
- Vỗ tay: Một tràng vỗ tay có rất nhiều tác dụng trong một tiết học. Tràng
pháo tay lúc đầu giờ giúp học sinh chuyển hướng tập trung nhanh từ lúc đang
làm việc riêng hoặc vừa giờ ra chơi còn chưa thực sự bắt đầu cho tiết học mới.
Vỗ tay còn tự tạo cho học sinh không khí vui vẻ (hiệu ứng dây truyền), học
sinh sẽ thấy tiết học nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
3.7. Sử dụng đan xen một số hoạt động vào bài học vật lí


Tạo động lực học tập cho học sinh thông qua một số câu chuyện có liên
quan đến bài học vật lí.
VD:
+ Kể về những tấm gương của các nhà bác học vật lí (liên quan đến bài dạy)
đã nỗ lực rất nhiều để khẳng định sự nghiệp của mình như : Einstein, Edison
vv…
+ Chia sẻ những kinh nghiệm học tập và làm việc của mình.
+ Chia sẻ cách giúp học sinh vượt qua sự lười biếng: tìm niềm vui khi làm
việc và hậu quả nếu không làm việc đó.
Tổ chức trò chơi học tập như trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức (chọn ra 3 đến
4 đội chơi, mỗi đội khoảng 5 học sinh. Giáo viên đưa ra một bài tập gồm
nhiều bước giải hay nhiều đáp số. Lần lượt mỗi học sinh trong đội sẽ lên viết
kết quả của mình. Nhóm nào hoàn thành trước là thắng!) giúp học sinh vừa
được chơi, vừa được củng cố kiến thức của bài học và khắc sâu kiến thức trên
lớp.
VD:
Trò chơi ô chữ ( Vật lí 10 - Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học )
Hàng ngang
20


1. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình không truyền nhiêt.
2. Có đơn vị là K.
3. Đặc trưng cho mức độ nóng lạnh.
4. Định luật khái quát nhất của vật lí.
5. Tên của một dạng năng lượng có thể chuyển hóa thành nội năng.
6. Quá trình tuân theo định luật sác-lơ.
7. Phần vật lí nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng.
Hàng dọc. Hãy tìm từ của hàng dọc trong ô in đậm.
1

2
3
4
5
6
7

Đáp án.
1
2
3
4

B

N

H

I





O

T

O


C
T
N
À

Ô
Đ
H
N

N

I
N
21

G
K

Ă

E
T
N

N
Đ
G


V

L

I

N

Ư



N

G


5
6
7 N H

C
I



T

Đ


Ơ
Đ


N

N

Ă
N
G

N
G
L

G
T


Í
C

C
H

H


C


Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: dạy học bằng trải nghiệm,
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học bằng vấn đáp, phương pháp
chia nhóm, phương pháp động não, sử dụng phiếu học tập... Các phương pháp
này được có thể được áp dụng cho các phần trong một tiết học hay cho các
tiết học khác nhau, với đối tượng học sinh khác nhau để phát huy hiệu quả học
tập cao nhất.
3.8. Tạo sự chú ý của học sinh
Tạo sự thu hút, sự chú ý của học sinh trong suốt bài giảng, đây có lẽ là vấn
mà khá nhiều giáo viên quan tâm. Có một số cách để tạo ra sự chú ý cho học
sinh chúng tôi xin phép được đưa ra để đồng nghiệp tham khảo.
- Thay vì mở đầu bằng lời (lời dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ...) ta kèm theo đó
là một trang hình phù hợp với nội dung nói, một câu hỏi thảo luận đầu giờ,
một hình ảnh có ý nghĩa ...
- Giới thiệu sơ qua về nội dung bài học. Hãy dành một trang chiếu nêu tên
bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và cũng nên giới thiệu sơ qua
các phần đó đề cập đến vấn đề gì, học sinh sẽ dễ dàng có một tổng quan về bài
giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
- Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn: một câu chuyện để
chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập
cho học sinh làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có thể pha một ít tính
hài hước …để lôi kéo người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập
trung.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần cần nhấn mạnh đúng chỗ, ngôn
ngữ tạo sắc thái biểu cảm, thu hút người nghe, có sự khen, chê đúng chỗ.
22


- Người thày luôn có sự bao quát lớp, giải quyết kịp thời những tình huống
gây sao nhãng trong học tập. Tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi sự tế nhị, kinh

nghiệm trong cuộc sống và nếu có thể tạo được một bài học nhỏ (đa số học
sinh đồng tình) cho đối tượng học sinh đáng lưu ý hoặc chuyển hướng sang
được bài học thì càng tốt.
- Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ trang này
sang trang khác. Công việc trên còn phải được kết hợp linh hoạt với nghệ
thuật trình bày của giáo viên.
- Tránh gây ra sự “chú ý” vào sự sặc sỡ của màn hình, vào những sự “nhảy
múa” đủ kiểu của chữ và hình trong trang trình chiếu sẽ dễ làm học sinh mất
tập trung vào nội dung bài học.
- Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu
kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em vào môn
học. Bài tập, câu hỏi giáo viên đưa ra cần có sự phân loại dành cho các đối
tượng học sinh trong lớp. Đối với học yếu kém, giáo viên cần giúp học sinh
hiểu đề bài (cho cái gì và cần tìm cái gì), đặt những câu hỏi mang tính gợi mở
theo cấp độ tư duy tăng dần và hướng dẫn học sinh làm những bài tập mẫu,
bài tập tương tự. Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng
trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em
cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em
cầu tiến. Tuy nhiên bên cạnh đó giáo viên cũng cần chú ý đến những đối
tượng học sinh khá, giỏi; tránh gây ra sự nhàm chán và tự tin thái qua đối với
học sinh khá giỏi. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo số lượng và chất lượng bài
tập hợp lí theo tính gợi mở dần để học sinh cảm thấy mình đang đi trên một
con đường khá quen thuộc, và tất nhiên đối với những học sinh khá giỏi giáo
viên phải làm cho các em nhìn thấy con đường tuy có vẻ dễ đi nhưng đôi chỗ
vẫn có những ổ gà thông qua những câu hỏi cần sự tư duy. Bên cạnh đó giáo

23


viên giảng dạy vừa kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nghiêm túc xử lí những

trường hợp không tiến bộ, thậm chí liên hệ với gia đình giáo dục…
3.9. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh

3.9.1. Mẫu phiếu thăm dò:

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên: ...................................................

Lớp: .......

Vật lí là một môn học có vai trò và vị trí quan trọng trong chương trình trung học
phổ thông. Làm thế nào để học sinh hứng thú hơn với tiết học vật lí? Đó là câu hỏi mà
các giáo viên giảng dạy vật lí luôn luôn trăn trở.
Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo ý kiến học sinh về một số giải pháp giúp học
sinh hứng thú hơn với bài học vật lí. Nếu học sinh chọn câu trả lời nào thì tích dấu “X”
vào ô trống

.

1. Dẫn dắt vào một tiết học - một phần trong bài học giúp học sinh hứng thú hơn với
bài học vật lí.
a. Đúng

b. Sai

c. Ý kiến khác

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

2. Sử dụng bài toán định tính trong tiết học giúp học sinh hứng thú hơn với bài học
vật lí.
a. Đúng

b. Sai

c. Ý kiến khác

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
3. Sử dụng thiết bị thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí giúp
học sinh hứng thú hơn với bài học vật lí.
a. Đúng

b. Sai

c. Ý kiến khác

24


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
4. Bài học có sự liên hệ thực tế giúp học sinh hứng thú hơn với bài học vật lí.
a. Đúng

b. Sai


c. Ý kiến khác

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
5. Sử dụng đan xen một số hoạt động vào bài học vật lí (kể chuyện, chia sẻ kinh
nghiệm học tập, thảo luận, chơi trò chơi......) giúp học sinh hứng thú hơn với bài học
vật lí.
a. Đúng

b. Sai

c. Ý kiến khác

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
6. Ý kiến đóng góp khác của học sinh về một tiết dạy vật lí để giúp học sinh hứng thú
hơn với bài học vật lí.

..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

3.9.2. Kết quả:
- Tổng số học sinh tham gia: 118 hs
Thuộc 3 lớp: 10A1 (48 hs)
11A3 (33 hs)
12A2 (37 hs)
- Bảng tổng hợp kết quả:

25


×