Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu nồng độ resistin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.93 KB, 4 trang )

nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ RESISTIN Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Vũ Thị Minh Thu*, Đoàn Văn Đệ*
* Học viện Quân y

TÓM TẮT
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose
máu mạn tính. Trong đó bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm 90 - 95% với cơ chế chủ yếu là kháng insulin. Vai trò
của các cytokin và adipokin với kháng insulin và bệnh ĐTĐ týp 2 đã được biết đến từ lâu, trong đó có
Resistin. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát nồng độ Resistin ở 47 bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp
2và 23 đối tượng nhóm chứng, tìm hiểu mối liên quan nồng độ Resistin với một số đặc điểm ở BN
ĐTĐ týp 2. Kết quả cho thấy nồng độ Resistin tăng ở BN ĐTĐ týp 2 có béo phì so với BN ĐTĐ týp
2 không béo phì và nhóm chứng, nồng độ Resistin tương quan thuận khá chặt chẽ với chỉ số BMI,
vòng bụng, Glucose.
Từ khóa: Bệnh ĐTĐ týp 2, Resistin, béo phì.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

không béo phì (KBP) được chọn theo tiêu chuẩn.

Ngày nay, lối sống thay đổi với ít vận động,
tăng thức ăn nhanh, dẫn đến tăng tích trữ mô mỡ
thừa (béo phì), rối loạn lipid máu, kháng insulin và
hậu quả là làm tăng tỉ lệ bệnh ĐTĐ týp 2. Do vậy,
mô mỡ ngày càng được các nhà khoa học nghiên
cứu và đánh giá. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
mô mỡ không đơn giản chỉ là nơi dự trữ năng
lượng mà còn được xem như cơ quan nội tiết tiết
ra các Adipokin có vai trò quan trọng trong sinh


bệnhhọc của một số bệnh như THA, ĐTĐ, bệnh
tim mạch… Trong các Adipokin, Resistin được biết
đến như là một hormon liên kết béo phì với bệnh
ĐTĐ týp 2[9]. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với hai mục tiêu:

+ Chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo tiêu
chuẩn của WHO năm 1999[3]: (1) Có các triệu
chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ, nồng độ glucose
máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l, hoặc (2)
Glucose máu tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (ít nhất 2
lần thử máu sau một đêm nhịn đói ít nhất là 8 giờ)
hoặc (3) Glucose máu giờ thứ 2 ≥ 11,1 mmol/l sau
làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.

1. Khảo sát nồng độ Resistin ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2.
2. Tìm hiểu mối liên quan nồng độ Resistin
với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

+ Chẩn đoán týp 2 của bệnh ĐTĐ theo ADA
(2003) [4] chủ yếu dựa vào tuổi, triệu chứng khởi
phát bệnh, thể trạng, các biến chứng, thuốc kiểm
soát đường máu.
+ Chẩn đoán béo phì theo WHO (2000) áp
dụng cho người Đông Nam Á: béo phì khi BMI ≥
25 kg/m2[10].
- Nhóm chứng: 23 người lựa chọn theo tiêu
chuẩn.

+ Có tuổi tương đương nhóm bệnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Không bị ĐTĐ: Glucose máu ≤ 5,6 mmol/l.

1. Đối tượng nghiên cứu: 70 đối tượng được
chia thành 2 nhóm

+ Không có béo phì (BMI < 25 kg/m2).

- Nhóm bệnh: 47 BN ĐTĐ týp 2 chia thành 21
BN ĐTĐ týp 2 có béo phì (BP) và 26 BN ĐTĐ týp 2

278

Tạp chí

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân
ở Khoa Khớp - Nội tiết Bệnh viện 103 từ tháng
6/2014 đến 4/2015.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả, cắt ngang,
có so sánh đới chứng giữa nhóm bệnh và nhóm

chứng.
- Các bước tiền hành: Nhóm bệnh và nhóm
chứng được.
+ Thăm khám lâm sàng: khai thác các triệu
chứng cơ năng và đo vòng bụng (VB), vòng mông,
cân nặng, chiều cao, huyết áp.

+ Xét nghiệm cận lâm sàng: các chỉ số
Glucose, lipid máu, insulin, HbA1C tại labo xét
nghiệm Khoa Sinh hóa Bệnh viện 103.
+ Định lượng Resistin huyết tương theo
phương pháp ELISA, sử dụng bộ kít Human
Resistin của hãng Demedetec/ Đức tại labo xét
nghiệm Khoa Sinh lý bệnh, Học viện Quân Y.
- Xử lý số liệu: bằng phần mềm excel 2007
và SPSS 22.0.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố tuổi và giới ở các đối tượng nghiên cứu
Nhóm
Đặc điểm

ĐTĐ týp 2 BP
(n = 21)

ĐTĐ týp 2 KBP
(n = 26)

Chứng

(n = 23)

60,4 ± 9,7

60,9 ± 8,8

54,1 ± 11,9

< 60

8 (38,1%)

9 (34,6%)

11(44,7%)

≥ 60

13 (61,9%)

17 (65,4%)

12(52,2%)

Nam

17 (81%)

11(42,3%)


15 (65,2%)

Nữ

4 (19%)

15 (57,7%)

8 (34,8%)

± SD
Tuổi

Giới

p

> 0,05

> 0,05

Không có sự khác biệt về tuổi trung bình cũng như phân bố các nhóm tuổi giữa nhómnghiên cứu và
nhóm chứng; phân bố về giới giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng tươngđương nhau (p > 0,05). Kết
quả phân bố tuổi và giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trong nước
như Nguyễn Kim Lưu[1], Nguyễn Thị Phi Nga[2].
2. Nồng độ resistin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Bảng 2. Nồng độ resistin ở các đối tượng nghiên cứu
Resistin
± SD
P


ĐTĐ týp 2 BP (1)
n = 21

ĐTĐ týp 2 KBP (2)
n = 26

Nhóm chứng
n = 23 (3)

7,67 ± 3,42

5,12 ± 3,45

5,31 ± 2,3

p12< 0,01, p13< 0,05< 0,05, p23 > 0,05

Resistin được tiết từ mô mỡ, được cho là hocmon liên kết béo phì và bệnh ĐTĐ. Các nghiên cứu
khác trên thế giới đều thấy rằng những BN ĐTĐ týp 2 có béo phì có nồng độ Resistin tăng cao hơn
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không béo phì. Bằng phương pháp chụp CLVT để ước lượng khối lượng mỡ ở
vùng dưới da, trung thất và màng ngoài tim, người ta thấy rằng khối lượng mỡ cơ thể tương quan thuận
với nồng độ Resistin và làm tăng nồng độ Resistin[7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả
phù hợp, nồng độ Resistin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có béo phì là 7,67 ± 3,42ng/ml cao hơn so với nhóm
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không có béo phì 5,12 ± 3,45 ng/ml và nhóm chứng 5,31 ± 2,3ng/ml có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


279


nghiên cứu khoa học

3. Mối liên quan nồng độ Resistin với một số
đặc điểm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
3.1. Tương quan nồng độ Resistin với chỉ số
khối cơ thể (BMI)

– 15,53. Từ đó cho thấy nồng độ Resistin tăng cao
ở những đối tượng có béo trung tâm (béo bụng).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như
Gharibeh (2010)[6] (r = 0,22), Naglaa (2012)[8] (r
= 0,39).
3.3. Mối tương quan của nồng độ Res với chỉ
số Glucose máu

Resistin có mối tương quan thuận khá chặt
chẽ với chỉ số BMI, hệ số tương quan là r = 0,401,
p = 0,005. Phương trình tương quan là:
Y = 0,65X – 9,86.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với kết quả nghiên cứu gần đây như nghiên cứu
của Chen (2009)[5], Naglaa (2012)[8]. Điều này
chứng tỏ Resistin tỉ lệ thuận với khối lượng mỡ
trong cơ thể.
3.2. Mối tương quan của Resistin với vòng bụng


Vai trò của Resistin trong điều hòa chuyển
hóa glucose được đề cập đến trong các nghiên
cứu khác nhau dựa trên các mô hình thực nghiệm
ở động vật. Truyền Resistin huyết thanh dẫn đến
tình trạng tăng glucose máu có thể giải thích được
bằng việc tăng sản xuất glucose từ gan. Ngược lại
giảm nồng độ Resistin bằng cách hủy gen mã hóa
Resistin, truyền kháng thể kháng Resistin đều có
tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng tăng đường
máu chủ yếu là do khôi phục đáp ứng của gan
với insulin[9]. Từ đó cho thấy nồng độ Resistin và
Glucose máu có mới liên hệ mật thiết với nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, Resistin
có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với Glucose
máu lúc đói, hệ số tương quan là r = 0,36, p <
0,05. Phương trình tương quan Y = 0,47X + 1,85.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như
Naglaa (2012)[8].
IV. KẾT LUẬN

Resistin có mối tương quan thuận khá chặt
chẽ với chỉ số VB, hệ số tương quan là r = 0,442,
p = 0,002. Phương trình tương quan là Y = 0,25X

280

Tạp chí

Kết quả nghiên cứu trên 47 BN ĐTĐ týp 2 và

23 người không bị ĐTĐ, chúng tôi rút ra kết luận
sau:

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

1. Nồng độ Resistin ở BN ĐTĐ týp 2
Nồng độ Resistin huyết tương tăng cao ở BN

2. Mối liên quan giữa nồng độ Resistin với một
sô đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2

ĐTĐ týp 2 có BP (7,67 ± 3,42 ng/ml) so với ĐTĐ

Nồng độ Ressistin huyết tương ở BN ĐTĐtýp

týp 2 KBP (5,12 ± 3,45 ng/ml) và người không bị

2 có tương quan thuận khá chặt chẽ với BMI, vòng

ĐTĐ (5,31 ± 2,3 ng/ml) (p < 0,05).

bụng, glucose máu lúc đói (p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Lưu (2012) Nghiên cứu sự
biến đổi nồng độ Adiponectin ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2, Luận án tiến sỹ, Học Viện Quân

Y, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Phi Nga (2009) Nghiên cứu
nồng độ TNF-a, CRP huyết thanh và liên quan
với hình thái, chức năng động mạch cảnh gốc
bằng siêu âm doppler mạch ở bênh nhân đái tháo
đường týp 2, Luận án tiến sỹ, Học Viện Quân Y,
Hà Nội.
3. Alberti, K. G., et al (1998) “Definition,
diagnosis and classification of diabetes mellitus
and its complications. Part 1: diagnosis and
classification of diabetes mellitus provisional
report of a WHO consultation”. Diabet Med, 15 (7),
pp.539-553.
4. American, Diabetes Association (2003)
“Report of the expert committee on the diagnosis
and classification of diabetes mellitus”. Diabetes
Care, 26 (1), pp.5-20.
5. Chen, Brian H., et al. (2009) “Circulating
Levels of Resistin and Risk of Type 2 Diabetes in

Men and Women: Results From Two Prospective
Cohorts”. Diabetes Care, 32 (2), pp.329-334.
6. Gharibeh M.Y, Al Tawallbeh G.M., Abboud
M.M. (2010) “Correlation of plasma resistin with
obesity and insulin resistance in type 2 diabetic
patients”. Elsevier Masson SAS, 36, pp. 443-449.
7. Jain, S. H., et al. (2009) “Cross-sectional
associations between abdominal and thoracic
adipose tissue compartments and adiponectin and
resistin in the Framingham Heart Study”. Diabetes

Care, 32 (5), pp.903-908.
8. Naglaa A.a., et al (2012) “Correlation of
serum resistin level with insulin resistance and
severity of retinopathy in type 2 diabetes mellitus”.
Journal of Saudi Chemical Society, pp.1-6.
9. Steppan, C. M., et al. (2001) “The hormone
resistin links obesity to diabetes”. Nature, 409
(6818), pp.307-312.
10. World Health Organization (2000) The
Asia Pacsific perspecctive: Redefining obesity and
its treatment, p.20.

ABSTRACT
Diabetes is a metabolic disorder characterized by extensive state of chronic hyperglycaemia. In
that type 2 diabetes accounts for 90-95% with the main mechanism is insulin resistance. The role of
cytokines and adipokin with insulin resistance and type 2 diabetes is known, Resistin is a one of them.
In this study, we measuredserum Resistin levels in 47 patients with type 2 diabetes and 23 controls,
as well as exploring the relationship concentration serum Resistin with clinical indicators, preclinical
in patients with type 2 diabetes. Results showed that serum Resistin levels were significantly higher
in obese patients with type 2 diabetes than in non-obesepatients with type 2 diabetes and controls,
Resistincorrelated significantly and positively with BMI, waist circumference and Glucose.
Keyword: Diabetes type 2 mellitus, Resistin, Obesity.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

281




×