Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và hóa mô ở bệnh nhân barrett thực quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.5 KB, 7 trang )

nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ
HÓA MÔ Ở BỆNH NHÂN BARRETT THỰC QUẢN
Nguyễn Thị Khuyên*, Nguyễn Thị Vân Hồng**
*Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa; ** Trường Đại học Y Hà Nội

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và hóa mô ở bệnh nhân Barrett thực
quản. 2. Đối chiếu giữa nội soi với hóa mô ở bệnh nhân Barrett thực quản.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37 bệnh nhân Barrett thực quản
từ 01/2013 đến 07/2014. Tất cả các trường hợp đều được nội soi đường tiêu hóa trên và xét nghiệm
mô bệnh học (HE & PAS) và hóa mô (Xanh Alcian ở môi trường pH 1 và pH 2.5 ). Kết quả sẽ được
đối chiếu giữa nội soi và mô bệnh học, hóa mô.
Kết quả: Về phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng lần lượt là: ợ chua 62.2%, nóng rát
sau xương ức 56.8%, đau thượng vị 40.5%, ợ hơi 32.4%, nghẹn cổ 29.7%, đau vùng trước tim 8.1%,
rối loạn nuốt và buồn nôn 5.4%. Về đặc điểm nội soi, phân bố theo hình thái tổn thương, hình vòng
(đảo) 37.8%, dạng lưỡi 32.4%, dạng bao tay 5.4%, không rõ hình thái 24.3%; Theo chiều dài tổn
thương: đoạn ngắn 91.9%, đoạn dài 8.1%. Về đặc điểm mô bệnh học, tỷ lệ dị sản ruột: dị sản ruột
hoàn toàn 73%, dị sản ruột không hoàn toàn 27%; kết quả nhuộm Xanh Alcian: có 59.5% bệnh nhân
dương tính khi nhuộm ở môi trường pH1, 100% bệnh nhân dương tính khi nhuộm ở môi trường pH
2.5. Đối chiếu kết quả nội soi với kết quả nhuộm HE – PAS: Tổn thương trên nội soi ở nhóm có DSR
hoàn toàn: Barrett thực quản 88.9%, loét thực quản 11.1%, tổn thương nghi K sớm 0%; Tổn thương
trên nội soi ở nhóm có dị sản ruột không hoàn toàn: barrett thực quản 90%, loét thực quản 0%, tổn
thương nghi K sớm 10%. Ở nhóm có tổn thương đoạn ngắn số bệnh nhân có dị sản ruột hoàn toàn
70.6%, số bệnh nhân có dị sản ruột không hoàn toàn là 29.4%. Ở nhóm có tổn thương đoạn dài, số
bệnh nhân có dị sản ruột hoàn toàn là 100%.
Kết luận: Bệnh nhân barrett có triệu chứng ợ chua và nóng rát sau xương ức chiếm tỷ lệ cao
thương dạng vòng (đảo) và tổn thương dạng lưỡi chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 37.8% và 32.4%;
bệnh nhân có tổn thương đoạn ngắn là 91.9%. Về đặc điểm mô bệnh học, tỷ lệ dị sản ruột: có 73%
bệnh nhân có dị sản ruột hoàn toàn, 27% bệnh nhân có dị sản ruột không hoàn toàn; kết quả nhuộm


Xanh Alcian: có 59.5% bệnh nhân dương tính khi nhuộm ở cả 2 môi trường pH1 & pH 2.5, 40.5%
bệnh nhân chỉ dương tính ở môi trường pH 2.5. Độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán barrett thực
quản là 88.9%. Số bệnh nhân có DSR hoàn toàn ở nhóm bệnh nhân có tổn thương đoạn ngắn là
70.6%, ở nhóm bệnh nhân có tổn thương đoạn dài là 100%.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Barrett thực quản được mô tả lần đầu
tiên vào năm 1950 bởi Norman Barrett. Barrett
thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình
thường ở thực quản thành biểu mô trụ dạng ruột.
Cho đến nay nguyên nhân chính xác của Barrett
thực quản vẫn chưa được biết đến. Người ta cho
rằng đây là một biến chứng thường gặp của bệnh
lý trào ngược dạ dày - thực quản yếu tố khác có

294

Tạp chí

vẻ như là yếu tố nguy cơ cho sự hiện diện của
barrett thực quản bao gồm béo phì, sự hiện diện
của thoát vị hoành, nam giới da trắng hay tuổi tác
cũng được báo cáo như là yếu tố nguy cơ của thực
quản barrett trong nhiều nghiên cứu và thú vị, sự
vắng mặt của Helicobacter pylori. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh Barrett thực quản rất nghèo nàn
và không đặc hiệu. Chẩn đoán Barrett thực quản
dựa trên nội soi và mô bệnh học, khi có bất kể

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

dấu hiệu nghi ngờ cần tiến hành nội soi thực quản
- dạ dày. Hình ảnh nội soi đặc trưng của Barrett
thực quản là sự thay đổi niêm mạc từ đường Z lan
lên phía trên (là đường tiếp nối thực quản và dạ
dày). Cũng có thể xuất hiện những vùng niêm mạc
biến đổi tách rời riêng rẽ, đó là các tổn thương thô
có màu hồng đến đỏ (đặc trưng là màu cá hồi)
khác với niêm mạc nhẵn, nhạt màu của biểu mô
vảy bình thường của thực quản, thương tổn cũng
dễ bỏ sót nếu không được quan tâm đúng mức.
Trước những hình thái tổn thương như vậy, cần
tiến hành sinh thiết làm xét nghiệm mô bệnh học
xác nhận thương tổn dị sản ruột đồng thời phát
hiện các tình trạng loạn sản khác, thậm chí là ung
thư thực quản. Mô bệnh học đặc trưng của Barrett
thực quản là các tế bào ruột hay tế bào hình đài
chế nhày khi nhuộm HE và các tế bào hình trụ bắt
màu xanh dương nổi bật khi nhuộm Xanh Alcian.
Xanh Alcian là phương pháp nhuộm dùng để phân
biệt các chất nhầy axit. Nhuộm Xanh Alcian ở 2
môi trường pH 1 và pH 2.5 cho ta biết nguồn gốc
của tế bào dị sản ruột ở ruột non hay đại tràng. Nếu
tế bào có nguồn gốc ruột non tiết chất nhầy chứa
nhóm cacboxyl chỉ dương tính khi nhuộm ở môi
trường pH 2.5. Tế bào có nguồn gốc từ đại tràng
tiết chất nhầy có chứa nhóm sulfua nên sẽ dương
tính ở cả môi trường pH 1 và pH 2.5. Khi nhuộm

Xanh Alcian ở bệnh nhân Barrett thực quản sẽ thấy
xuất hiện các tế bào hình trụ bắt màu xanh dương,
một số tác giả cho rằng các tế bào này có thể là
giai đoạn chuyển tiếp của các tế bào trụ sang các
tế bào hình đài chế nhày (tế bào dị sản ruột) [1], vì
thế nó có giá trị chẩn đoán sớm ở những trường
hợp Barrett không điển hình trên nhuộm HE. Mặt
khác, 1 số trường hợp tế bào tâm vị có thể phình
to tạo ra hình dạng dễ nhầm với tế bào DSR trên
HE, ta có thể dùng phản ứng nhuộm Xanh Alcian
để phân biệt tránh tình trạng chẩn đoán quá mức
chuyển sản ruột hay chẩn đoán dương tính giả
Barrett. Tuy nhiên, chỉ kết quả dương tính trên
nhuộm Xanh Alcian là không đủ cơ sở để chẩn
đoán Barrett khi vắng mặt tế bào dị sản ruột trên
nhuộm HE [1]. Về điều trị barrett thực quản: Hiện
nay, chưa có thuốc để đảo ngược tổn thương của
bệnh Barrett thực quản. Nhiều nghiên cứu cho
thấy thuốc ức chế acid dạ dày không có vai trò rõ
rệt trong bệnh thực quản barrett, cũng như không

có vai trò trong phòng loạn sản và ung thư. Tuy
nhiên, việc điều trị GERD tiềm ẩn có thể làm chậm
tốc độ của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Một
số phương pháp điều trị qua nội soi để loại bỏ mô
loạn sản và ung thư như: Liệu pháp quang động
học (PDT): phương pháp này sử dụng một chất
nhạy sáng có tên là Photofrin và tia laser để tiêu
diệt những tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư.
Photofrin sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh

nhân 48 giờ trước khi thực hiện thủ thuật. Sau đó
tia laser sẽ được chiếu xuyên qua nội soi và hoạt
hóa Photofrin để tiêu diệt mô Barrett trong thực
quản, cắt niêm mạc qua nội soi (EMR): là phương
pháp nâng lớp niêm mạc Barrett lên và bơm một
loại dung dịch vào bên dưới hoặc để ống hút vào
đó sau đó cắt bỏ nó đi. Sau đó lớp niêm mạc này
sẽ được lấy ra ngoài qua nội soi, cắt bỏ bằng tần
số vô tuyến ( RFA): RFA sử dụng năng lượng tần
số vô tuyến, được cung cấp bởi một bóng ống nội
soi hoặc một thiết bị cắt bỏ, để tiêu diệt tế bào biểu
mô của Barrett...[2].
Barret thực quản là nguyên nhân chính dẫn
tới ung thư tuyến ở thực quản. Tại Mỹ số người
chết vì căn bệnh này đã tăng 7 lần trong 4 thập
kỉ qua [3]. Ở Việt Nam, bệnh Barrett thực quản
có thể không phải là bệnh hiếm. Song bệnh chưa
được quan tâm nhiều của các bác sĩ lâm sàng và
nội soi. Hơn nữa, các nghiên cứu về bệnh Barrett
thực quản còn rất ít. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh nội soi và hóa mô ở bệnh nhân Barrett
thực quản”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội
soi và hóa mô ở bệnh nhân Barrett thực quản.
2. Đối chiếu giữa nội soi với hóa mô ở bệnh
nhân Barrett thực quản.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 37 bệnh nhân đã được chẩn đoán

xác định là Barrett thực quản tại Khoa Tiêu hóa,
Trung tâm Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian nghiên cứu từ 01/2013 đến 07/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân có hình ảnh nội soi thực quản dạ dày là Barrett thực quản hoặc nghi ngờ Barrett
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

295


nghiên cứu khoa học

thực quản, được sinh thiết vùng thực quản tổn
thương làm mô bệnh học có biểu mô vảy được
thay thế bằng biểu mô trụ và có DSR.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân < 16 tuổi.
- Hẹp TQ.
- Sau đặt sonde dạ dày.
- Bệnh nhân có giãn tĩnh mạch TQ, xuất huyết
tiêu hóa.
- Xơ cứng bì và co thắt TQ nguyên phát.
- Bệnh nhân HIV dương tính.
- Bệnh nhân đang điều trị thuốc chống viêm
nonsteroid.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt
ngang, tiến cứu.

Nhuộm Hematoxylin - Eosin để đánh giá tổn
thương mô.
Nhuộm Periodic Acid Schiff để đánh giá chất
nhầy.
Nhuộm Blue alcian ở các môi trường pH khác
nhau để đánh giá chất nhầy axit.
Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang
học có độ phóng đại từ 40-400 lần: Trên tiêu bản
nhuộm HE - PAS.
Nhận định kết quả
- Đánh giá tổn thương TQ trên hình ảnh nội
soi chia hai loại: [4]
+ Tổn thương TQ đoạn ngắn: có chiều dài
(cao) tổn thương <3cm.
+ Tổn thương TQ đoạn dài: có chiều dài (cao)
tổn thương ≥ 3cm.
- Đánh giá tổn thương TQ trên hình ảnh nội
soi theo hình thái chia 3 loại [5]:
+ Tổn thương dạng lưỡi.

- Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.

+ Tổn thương dạng bao tay.

Quy trình nghiên cứu:

+ Tổn thương dạng vòng.


-Tất cả các bệnh nhân thu thập theo bệnh án
nghiên cứu thống nhất.

Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương trên mô bệnh
học:

- Tiến hành nội soi thực quản - dạ dày - tá
tràng cho bệnh nhân.

Theo hệ thống phân loại của Jass và Filipe [6].

- Sinh thiết tổn thương: Khi có tổn thương nghi
ngờ barrett trên nội soi tiến hành sinh thiết vùng
niêm mạc tổn thương 2-3 mảnh, trên đường Z, dưới
đường Z, tại vị trí tổn thương nếu có loét sùi sinh
thiết tại bờ ổ loét, sinh thiết phải đủ lớn và phải lấy
toàn bộ lớp niêm mạc. Muốn thế đầu ống soi phải
áp gần sát thành thực quản đồng thời phải hướng
kìm sinh thiết vuông góc với thành thực quản.

+ DSR hoàn toàn: có 1 typ.

Các bệnh phẩm sinh thiết được đưa ngay lập
tức vào các lọ đựng bệnh phẩm đã có sẵn dung
dịch cố định formol trung tính 10%. Mỗi bệnh nhân
sẽ có mã số riêng, ghi rõ số mảnh sinh thiết, yêu
cầu xét nghiệm, ngày giờ sinh thiết, đặc điểm lâm
sàng của tổn thương.


DSR được chia thành hai nhóm với 3 typ:

DSR typ 1, niêm mạc dạ dày biến đổi hoàn
toàn sang niêm mạc ruột. Các khe tuyến thẳng
được phủ bởi các tế bào hấp thu có riềm bàn chải
rõ (tế bào này chế tiết các enzym tiêu hóa như
diascharidase, peptidase và các phosphatase
kiềm) và các tế bào hình đài chế nhầy tiết ra
sialomucin và sulphomucin và một số tế bào
paneth. Các tế bào hình trụ không chế tiết.

- Chuyển bệnh phẩm về labo Trung tâm Giải
Phẫu Bệnh trong ngày.

+ DSR không hoàn toàn: Có tế bào hình đài
chế nhầy nhưng không có tế bào paneth. Giữa
các tế bào hình đài là các tế bào hấp thu không
thành thục có riềm bàn chải ngắn và không chế tiết
enzym tiêu hóa. Các tế bào này gọi là tế bào trung
gian chứa glycoprotein axit. DSR không hoàn toàn
được chia thành 2 typ:

Bệnh phẩm được xử lý theo kỹ thuật thường
quy và nhuộm theo 3 phương pháp:


DSR typ 2: Niêm mạc DSR vẫn còn giữ tính
chất của niêm mạc dạ dày gồm các tế bào hình đài

296


Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

chế tiết sialomucins + sulphomucins và các tế bào
hình trụ chế tiết sialomucins. Có rất ít hay không
có tế bào hấp thu. Cấu trúc tuyến biến đổi nhẹ.

DSR typ 3: Gần giống như DSR typ 2
nhưng các cấu trúc tuyến biến đổi nhiều hơn, các
khe tuyến ngoằn ngoèo, chia nhánh. Các tế bào
trụ có nhân tăng sắc, lớn và không đều. Các tế
bào hình đài chế tiết sialomucins + sulphomucins,
tế bào trụ chế tiết sulphomucins. DSR typ 3 dễ
nhầm với loạn sản độ thấp, thường được coi là
tổn thương tiền ung thư. Cũng cần lưu ý là cả 3
typ DSR có thể phối hợp trên cùng một bệnh nhân.
- Những BN có kết quả chẩn đoán mô bệnh học
(Trên HE và PAS) là Barrett thực quản sẽ được lấy
mẫu nhuộm Xanh Alcian ở môi trường PH1 và PH 2,5.
Xử lý số liệu:
- Số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS 16.0.

Bảng 2. Phân bố Barrett TQ theo hình thái tổn
thương
Số bệnh

nhân (n)

Tỷ lệ
(%)

Hình vòng

14

37.8

Hình lưỡi

12

32.4

Hình bao tay

2

5.4

Không rõ hình thái

9

24.3

Tổng số


37

100

Tổn thương

Bảng 3. Phân bố Barret TQ theo chiều dài tổn
thương
Số bệnh
nhân (n)

Tỷ lệ
(%)

Đoạn ngắn

34

91.9

Đoạn dài

3

8.1

37

100


Tổn thương

Tổng

- Sử dụng thuật toán χ để so sánh 2 tỷ lệ.
2

Bảng 4. Tỷ lệ dị sản ruột

III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo các triệu
chứng cơ năng
Số bệnh
nhân (n)

Tỷ lệ
(%)

Ợ chua

23

62.2

Ợ hơi

12

32.4


Buồn nôn

2

5.4

Đau thượng vị

15

40.5

Rối loạn nuốt

2

5.4

Nóng rát sau xương
ức

21

56.8

Nghẹn cổ

11


29.7

Đau vùng trước tim

3

8.1

Triệu chứng

Hình thái
DSR hoàn toàn
DSR
toàn

không

hoàn

Tổng

Số bệnh
nhân (n)

Tỷ lệ
(%)

27

73


10

27

37

100

Bảng 5. Kết quả nhuộm Xanh Alcian
pH 1
(n = 37)

pH 2.5
(n = 37)

Dương tính

22
59.5%

37
100%

Âm tính

15
40.5%

0

0%

Kết quả

Xanh Alcian

Bảng 6. Đối chiếu kết quả nội soi với kết quả nhuộm HE – PAS
PAS - HE

Nội soi

DSR hoàn toàn

DSR không hoàn toàn

Số BN (n=27)

Tỷ lệ %

Số BN (n=10)

Tỷ lệ %

Barrett TQ

24

88.9

9


90

Loét TQ

3

11.1

0

0

Tổn thương nghi K sớm

0

0

1

10

p

0.149
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


297


nghiên cứu khoa học

Bảng 7. Mối liên quan giữa chiều dài tổn
thương Barrett với kết quả nhuộm PAS –HE
HE-PAS

Chiều dài Đoạn ngắn

Đoạn dài

n = 34

n=3

Có DSR hoàn toàn

24
70.6%

3
100%

Có DSR không hoàn
toàn

10
29.4%


0
0%

P

0.548

IV. BÀN LUẬN
- Đặc điểm lâm sàng
Chúng tôi gặp 23 bệnh nhân có triệu chứng ợ
chua (chiếm 62.2%) và 21 bệnh nhân có nóng rát
sau xương ức (chiếm 56.8%), đây là 2 triệu chứng
có tần xuất gặp nhiều nhất ở bệnh nhân Barrett và
là triệu chứng điển hình của bệnh thực quản trào
ngược. Điều này theo chúng tôi là phù hợp với
quan điểm cho rằng Barrett thực quản chủ yếu là
hậu quả của bệnh thực quản trào ngược. Các triệu
chứng buồn nôn, rối loạn nuốt và đau vùng trước
tim chiếm tỷ lệ ít nhất và tương đương nhau. Rối
loạn nuốt là triệu chứng lâm sàng của bệnh thực
quản trào ngược ở giai đoạn muộn. Triệu chứng
đau ngực không do tim cũng là 1 trong những triệu
chứng điển hình của hội chứng trào ngược thực
quản, thực tế đã gặp những bệnh nhân GERD đi
khám chuyên khoa Tim Mạch vì đau ngực. Cần
lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng
lâm sàng và tổn thương thực thể.
- Đặc điểm nội soi:
Phân bố theo hình thái tổn thương:

Chúng tôi gặp nhiều nhất là tổn thương dạng
đảo (dạng vòng) chiếm 37.8%, tiếp đến là tổn
thương dạng lưỡi chiếm 32.4%, gặp ít nhất là tổn
thương dạng bao tay chiếm 5.4%, còn lại là tổn
thương không rõ hình thái. Các bệnh nhân không
nhận rõ hình thái tổn thương trên nội soi chủ yếu
là các tổn thương nghi do bệnh lý khác được phát
hiện tình cờ khi đọc tổn thương trên mô sinh thiết.
Ở nghiên cứu của Nguyễn Thành Hưng năm 2010
thì tỷ lệ này như sau: Hình vòng 30.6%, hình lưỡi

298

Tạp chí

11.1%, hình bao tay 5.6%, không định rõ hình thái
tổn thương 19.4% [7].
Phân loại theo chiều dài tổn thương
Phân loại theo chiều dài tổn thương chia làm
2 loại: - Barrett đoạn ngắn có chiều dài tổn thương
< 3cm, - Barrett đoạn dài có chiều dài tổn thương
> 3cm. Chúng tôi gặp chủ yếu là tổn thương
Barrett đoạn ngắn (< 3cm) gồm 34/37 bệnh nhân
chiếm 91.9%. Tổn thương đoạn dài chỉ có 3 bệnh
nhân chiếm 8.1%. Kết quả này phù hợp với nhiều
nghiên cứu khác trên thế giới. Theo nghiên cứu
của 1 nhóm các nhà khoa học Hy Lạp thì Barrett
ngắn chiếm 94.7%, chỉ có 5.3% là barrett dài. Tổn
thương Barrett theo chiều dài được quan tâm
nhiều do nó có ý nghĩa trong tiên lượng tiến triển

của bệnh thành ung thư tuyến thực quản đặc biệt
là vai trò của barrett dài. Nhiều nghiên cứu cho
thấy mối liên quan tỷ lệ thuận giữa chiều dài của
đoạn barrett thực quản với nguy cơ loạn sản và
ung thư tuyến thực quản. Tỷ lệ loạn sản trong
nhóm barrett đoạn dài là 29.7% tăng có ý nghĩa so
với nhóm Barrett ngắn (0.95%). Nhóm nghiên cứu
Tomoyuki Akiyama và cs đã chứng minh rằng tăng
gấp đôi chiều dài của biểu mô Barrett làm tăng
nguy cơ ung thư tuyến 1,7 lần [8]. Mặc dù nhiều
nghiên cứu đã được báo cáo Barrett đoạn dài có
xu hướng tăng nguy cơ ung thư, nhưng hiện nay
chưa có bằng chứng về tương quan chiều dài của
Barrett và nguy cơ ung thư [9].
- Đặc điểm mô bệnh học
Tổn thương của barrett trên nhuộm PAS - HE
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 27/37
bệnh nhân Barrett có dị sản ruột hoàn toàn hay
có chứa tế bào hình đài chế nhày chiếm 73%, tỷ
lệ này là 40.5% trong nghiên cứu của Westerhoff
M1 và cs, đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
chắc chắn Barrett thực quản. 10/37 bệnh nhân
còn lại có hình ảnh mô học là DSR không hoàn
toàn, đó là hình ảnh các tế bào trụ của biểu mô
tuyến thay thế hoàn toàn biểu mô vảy, 10 bệnh
nhân này được khẳng định là Barrett do bắt màu
xanh dương trong phản ứng nhuộm Xanh Alcian
ở môi trường pH1 và pH2.5. Hình ảnh chuyển

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

sản sang biểu mô trụ là giai đoạn đầu của Barrett
trước khi xuất hiện các dị sản ruột hay nói cách
khác tỷ lệ Barrett được chẩn đoán sớm là 27%.
Có nhiều quan điểm trái ngược vẫn còn là vấn đề
tranh cãi hiện nay. Tiêu chuẩn chẩn đoán Barrett
năm 2011 của hiệp hội tiêu hóa Mỹ (AGA) là sự
có mặt của tế bào hình đài chế nhày (DSR), trong
khi ở các nước khác lại cho rằng sự có mặt của
biểu mô trụ là bằng chứng của Barrett bất kể sự
có mặt của dị sản ruột hay không [10]. Một số các
nghiên cứu của các nhà Tiêu hóa Đức và Nhật
Bản cho rằng nguy cơ ung thư là có thể xảy ra ở
bệnh nhân Barrett ngay khi vắng mặt tế bào hình
đài chế nhày [11].
Trong khi các nghiên cứu vùng Bắc Mỹ lại cho
những kết quả khác biệt. Chuyển sản ruột có mặt
trong 87,4% số bệnh nhân, và chứng loạn sản và/
hoặc ung thư tuyến chỉ được nhìn thấy ở những
bệnh nhân này.
Kết quả nhuộm Xanh Alcian:
Kết quả của chúng tôi: 100% bệnh nhân
dương tính khi nhuộm Xanh Alcian ở môi trường
pH 2.5; 22/37 bệnh nhân dương tính khi nhuộm
ở môi trường pH 1 chiếm 59.5%. Nhuộm Xanh
Alcian ở các môi trường pH khác nhau để phát
hiện các chất nhầy axit, cho ta biết nguồn gốc của

các tế bào dị sản ruột. Nếu tế bào có nguồn gốc
ruột non tiết chất nhầy chứa nhóm cacboxyl chỉ
dương tính khi nhuộm ở môi trường pH 2.5. Tế
bào có nguồn gốc từ đại tràng tiết chất nhầy có
chứa nhóm sulfua nên sẽ dương tính ở cả môi
trường pH 1 và pH 2.5. Như vậy, chúng tôi có
59.5% bệnh nhân có dị sản đại tràng, 40.5% bệnh
nhân có dị sản ruột non.
- Đối chiếu kết quả nội soi với hóa mô
Đối chiếu kết quả nội soi với kết quả nhuộm
HE - PAS
Trong 27 bệnh nhân có dị sản ruột hoàn toàn
hay 27 bệnh nhân được chẩn đoán chắc chắn là
Barrett trên PAS - HE thì chỉ có 24 bệnh nhân được
chẩn đoán là Barrett trên nội soi chiếm 88.9%, như
vậy độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán Barrett
thực quản là 88.9%. Có 3 bệnh nhân loét thực

quản trên nội soi khi nhuộm PAS – HE được chẩn
đoán thực quản Barrett. Trong 10 bệnh nhân có
tổn thương DSR không hoàn toàn trên PAS - HE
thì có 9 bệnh nhân được chẩn đoán trên nội soi là
Barrett thực quản chiếm 90%.
Mối liên quan giữa chiều dài tổn thương
barrett với kết quả nhuộm PAS -HE
Về chiều dài của tổn thương trên nội soi
nghiên cứu của chúng tôi có 24/34 bệnh nhân
đoạn ngắn có dị sản ruột hoàn toàn chiếm 70.6%;
3 bệnh nhân ở nhóm Barrett dài đều có dị sản ruột
hoàn toàn. Một nghiên cứu năm 2003 cho biết sự

phổ biến của dị sản ruột tăng dần với chiều dài của
đoạn Barrett, có mặt trong 70,4% ở nhóm 1 đến 2
cm, 89,5% ở nhóm 3 đến 4 cm, và 100% trong ≥
nhóm 5 cm. Nghiên cứu của Westerhoff M1 và cs
năm 2012 cho thấy chỉ tìm thấy DSR ở 19% bệnh
nhân có tổn thương Barrett trên nội soi < 2cm và
nhận thấy rằng những người có Barrett đoạn ngắn
mà không có DSR cũng sẽ không có DSR ở các
sinh thiết tiếp theo. Một nghiên cứu khác lại cho
thấy có 12/44 bệnh nhân ở nhóm Barrett ngắn và
4/6 bệnh nhân Barrett dài có chuyển sản ruột. Như
vậy, Barrett dài thường cho tỷ lệ DSR cao hơn và
là yếu tố tiềm năng của loạn sản và ung thư tuyến
thực quản.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân barrett có triệu chứng ợ
chua và nóng rát sau xương ức chiếm tỷ lệ cao
nhất tương ứng là 62.2%, 56.8%. Hình ảnh Barrett
thực quản trên nội soi: tổn thương dạng đảo và
dạng lưỡi chiếm tỷ lệ cao nhất và tương đương
nhau là 32.4%. Tỷ lệ Barrett đoạn ngắn/ đoạn dài
là 34/3. Có 59.5% số bệnh nhân dương tính khi
nhuộm Xanh Alcian ở 2 môi trường pH1 và pH
2.5; và có 40.5% số bệnh nhân chỉ dương tính khi
nhuộm Xanh Alcian ở môi trường pH 2.5. Barrett
được chẩn đoán qua nội soi ở nhóm có DSR hoàn
toàn là 88.9%, ở nhóm có DSR không hoàn toàn
là 90%. Số bệnh nhân có DSR hoàn toàn ở nhóm
có tổn thương đoạn ngắn chiếm 70.6%. Số bệnh
nhân có DSR hoàn toàn ở nhóm có tổn thương

đoạn dài chiếm 100%.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

299


nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cantarelli JC Jr1, Fagundes RB, Meurer
L et al (2009). Immunoreactivity of cytokeratins
7 and 20 in goblet cells and columnar blue cells
in patients with endoscopic evidence of Barrett’s
esophagus. Arq Gastroenterol, 46(2),127 - 31.

Cell Pathol. 2(3):195–216.

2. Spechleremai SJ, Rebecca FC, Ganapathy
AP et al. (2010). History, Molecular Mechanisms,
and Endoscopic Treatment of Barrett’s Esophagus.
Gastroenterology. 138(3), 854 - 859.

8. Tomoyuki A, Masahiko I, Atsushi N et al.
(2010). Shape of Barrett’s epithelium is associated
with prevalence of erosive esophagitis. World
Journal of Gastroenterology: WJG, 16(4), 484–
489.


3. Nichalas J.N. (2009). Barrett’s esophagus
– How is high grade dysplasia managed
Gastrointestinal endoscopy. 360, 2310 - 2320.
4 . Sharma P, Morales TG, Sampliner RE
(1998). Short segment Barrett’s esophagus - the
need for standardization of the definition and of
endoscopic criteria. Am J Gastroenterol. 93, 1033
- 1036.
5. Ronkainen J, Aro P, Storskrubb T, et al
(2005). Prevalence of Barrett’s esophagus in
the general population: an endoscopic study.
Gastroenterology.129, 1825-31
6. Filipe MI (1979). Mucins in the human
gastrointestinal epithelium: a review. Invest

300

Tạp chí

7. Nguyễn Thành Hưng (2010). Đối chiếu
hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân barrett
thực quản, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội, Hà Nội

9. Sharma P, McQuaid K, Dent J et al (2004). A
critical review of the diagnosis and management of
Barrett’s esophagus: the AGA Chicago Workshop.
Gastroenterology, 127, 310 - 330.
10. Westerhoff M1, Hovan L, Lee C et al.
(2012). Effects of dropping the requirement

for goblet cells from the diagnosis of Barrett’s
esophagus. Clin Gastroenterol Hepatol, 10(11),
1232 - 6.
11. Andrea G, Catherine J. S. (2014).
Histopathology in Barrett Esophagus and Barrett
Esophagus-Related Dysplasia. Clin Endosc
,47(1), 31 - 39.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×