Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

So sánh giá trị thang điểm blatchford và rockall so với mức độ xuất huyết trong bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên do bệnh lý dạ dày tá tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.71 KB, 7 trang )

nghiên cứu khoa học

SO SÁNH GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM BLATCHFORD VÀ ROCKALL SO
VỚI MỨC ĐỘ XUẤT HUYẾT TRONG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT
TIÊU HÓA TRÊN DO BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Hoàng Phương Thủy*, Hoàng Trọng Thảng**
*Bệnh viện 199 – Bộ Công An, **Trường Đại học Y Dược Huế

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh giá trị của thang điểm Blatchford, thang điểm Rockall với mức độ xuất huyết
trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên do bệnh lý dạ dày tá tràng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu 101 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng nằm
điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 12/2011 đến tháng 4 năm 2013.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS version 19.0.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đánh giá bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
trên do bệnh lý dạ dày tá bằng thang điểm Blatchford có độ nhạy cao nhất (91,8%) tiếp đến là thang
điểm Rockall (77,05%) so với dựa trên mức độ xuất huyết (52,46%).
Kết luận: Thang điểm Blatchford và Rockall có độ nhạy cao hơn so với bảng đánh giá dựa trên
mức độ xuất huyết.
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, Thang điểm Blatchford, thang điểm Rockall.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất huyết tiêu hóa nói chung và xuất huyết
tiêu hóa từ dạ dày tá tràng nói riêng là một cấp cứu
nội khoa thường gặp nhất trong các bệnh về tiêu
hóa. Trong thực hành lâm sàng hàng ngày đánh
giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong chẩn đoán và điều
trị qua đó nâng cao chất lượng điều trị, giảm gánh
nặng cho việc hồi sức tích cực, giảm nguy cơ tử
vong cho bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều thang


điểm được áp dụng để đánh giá tiên lượng bệnh
nhân trong đó thang điểm Blachford và Rockall
được xem là hai thang điểm có anhiều ưu điểm.
Việc sử dụng các thang điểm đánh giá bệnh nhân
xuất huyết tiêu hóa như dựa vào mức độ mất máu
của xuất huyết tiêu hóa trên, thang điểm Forrest
qua hình ảnh nội soi tiêu hóa trên còn nhiều hạn
chế do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nhằm mục đích so sánh giá trị tiên lượng của
các bảng đánh giá hiện tại với các thang điểm

Blatchford và Rockall với hy vọng có thể ứng dụng
thêm công cụ mới để đánh giá tiên lượng bệnh
nhân xuất huyết tiêu hóa trên một cách hữu hiệu
hơn dựa trên các nhu cầu về can thiệp y khoa,
nguy cơ tái xuất huyết và tử vong.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 101bệnh nhân nhập viện điều trị
vì xuất huyết do bệnh lý dạ dày tá tràng tại Bệnh
viện Trung ương Huế trong thời gian nghiên cứu
từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 04 năm 2013.
1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu
hóa trên do bệnh lý dạ dày tá tràng.
- Có hình ảnh nội soi có tổn thương tại dạ dày
tá tràng.
Tạp chí


Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

325


nghiên cứu khoa học

1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa từ thực quản, bệnh lý tăng áp cửa.
- Bệnh nhân không đồng ý, không hợp tác với nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.
- Bệnh nhân được đánh giá qua các thang điểm Blatchford, Rockall, mức độ mất máu, thang điểm Forrest.
- Xử lý số liệu:Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS ver 19.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm về bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
1.1. Đặc điểm về độ tuổi

3KkQEӕWKHRQKyPWXәL
ϯϮ͕ϲϳй

ϯϱ͕ϬϬй
Ϯϳ͕ϳϯй

ϯϬ͕ϬϬй

Ϯϵ͕ϳϬй

Ϯϱ͕ϬϬй
ϮϬ͕ϬϬй

7ӹOӋ

ϭϱ͕ϬϬй
ϭϬ͕ϬϬй

ϱ͕ϵϰй

ϯ͕ϵϲй

ϱ͕ϬϬй
Ϭ͕ϬϬй



 



 

•

Biểu đồ 1. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi >80 chiếm tỷ lệ cao nhất 32,67% kế tiếp là nhóm tuổi 60-79 29,70%, nhóm tuổi
<20 chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,96%. Tuổi trung bình 64,49 ± 19,91.
1.2. Đặc điểm về giới
Bảng 1. Đặc điểm về giới của mẫu nghiên cứu
Giới

n


Tỷ lệ %

Nam

62

61,39

Nữ

39

38,61

Tổng cộng

101

100,00

p
p< 0,001

Nhận xét: Nam chiếm tỷ lệ 61,39% gấp 1,6 lần nữ (38,61). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
1.3. Mức độ xuất huyết tiêu hóa
Bảng 2. Mức độ xuất huyết tiêu hóa của mẫu nghiên cứu
Mức độ xuất huyết tiêu hóa

n


%

Nhẹ

19

18.81

Vừa

47

46.53

326

Nặng

35

34.65

Tổng cộng

101

100.00

Tạp chí


Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 46,53%, tiếp đến là xuất
huyết tiêu hóa nặng chiếm tỷ lệ 34,65%, xuất huyết
tiêu hóa nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 18,81%.
1.4. Hình ảnh tổn thương xuất huyết tiêu hóa
theo Forrest
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại Forrest
Forrest
Nguy cơ
cao
Nguy cơ
thấp

n

%

Ia

0

0,00

Ib


6

5,94

IIa

1

0,99

IIb

6

5,94

IIc

7

6,93

III

81

80,20

101


100,00

Tổng cộng

Nhận xét: Tổn thương Forrest III chiếm tỷ lệ cao
nhất 80,2%, Forrest Ia không gặp trường hợp nào.
1.5. Đánh giá theo thang điểm Blatchford
Bảng 4. Đánh giá tổng điểm Blatchford của
mẫu nghiên cứu
Tổng điểm
Blatchford

n

%

0

3

2,97

1

7

6,93

2


6

5,94

3

1

0,99

Nhận xét: Điểm Blatchford trung bình của
nhóm bệnh nhân nghiên cứu 7,91 ± 3,81. Điểm
Blatchford 7 cao nhất chiếm tỷ lệ 13,86%, tiếp đến
là 11 chiếm tỷ lệ 12,87%. Nhóm bệnh nhân có điểm
Blatchford >6 chiếm tỉ lệ 72,28% cao hơn 2,62 lần
so với nhóm bệnh nhân có điểm Blatchford ≤ 6 có
tỷ lệ 27,72%. Điểm Blatchford cao nhất là 15 điểm,
thấp nhất là 0 điểm.
1.6. Đánh giá xuất huyết tiêu hóa theo thang
điểm Rockall
Bảng 5. Đánh giá xuất huyết tiêu hóa theo
thang điểm Rockall
Tổng điểm
Rockall

N

%


≥ 3 điểm

64

63,37

< 3 điểm

37

36,63

Trị trung bình
± SD

3,23 ± 1,81 Roc max = 9,
Roc min= 1

Nhận xét: Trong nghiên cứu bệnh nhân có
điểm Rockall ≥ 3 điểm chiếm tỷ lệ 63,37% cao gấp
1,73 lần nhóm Rockall < 3 điểm (36,63%). Điểm
Rockall trung bình 3,23 ± 1,81.
2. So sánh giá trị thang điểm Blatchford và
rockall trong đánh giá tiên lượng xuất huyết
tiêu hóa trên

4

3


2,97

5

3

2,97

2.1. Can thiệp y khoa trong xuất huyết tiêu hóa
Bảng 6. Can thiệp y khoa trong xuất huyết
tiêu hóa

6

5

4,95

7

14

13,86

8

10

9,90


9

8

7,92

Can thiệp y khoa

N

%

10

11

10,89

Truyền máu

47

46,53

Nội soi can thiệp

12

11,88


Phẫu thuật

2

1,98

Chung

61

60,40

11

13

12,87

12

9

8,91

13

4

3,96


14

3

2,97

15

1

0,99

>15

0

0,00

Trị trung bình
± SD

7,93 ± 3,98 B max =15, Bmin = 0

Nhận xét: Trong nghiên cứu can thiệp y khoa
chiếm 60,40% số bệnh nhân, trong đó truyền máu
chiếm tỷ lệ 46,53%, còn nội soi can thiệp 11,88%
và phẫu thuật chỉ chiếm tỷ lệ 1,98%.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


327


nghiên cứu khoa học

2.2. Độ chính xác theo mức độ xuất huyết
Bảng 7. Độ chính xác theo mức độ xuất huyết
Can thiệp y khoa
Mức độ xuất huyết
Nặng
Vừa & Nhẹ
Tổng cộng

Có can thiệp

Không can thiệp

Tổng cộng

32
29
61

3
37
40

35
66

101

Nhận xét:
- Độ chính xác:

- Giá trị dự báo:

+ Độ nhạy = 32/61 = 52,46%

+ Dự báo (+) = 32/35 = 91,43%

+ Độ đặc hiệu = 37/40 = 92,50%

+ Dự báo (-) = 29/66 = 56,06%

2.3. Độ chính xác theo thang điểm Blatchford
Bảng 8. Độ chính xác theo thang điểm Blatchford
Can thiệp y khoa

Blatchford

>6
≤6
Tổng cộng

Có can thiệp

Không can thiệp

Tổng cộng


56
5
61

17
23
40

73
28
101

Nhận xét:
- Độ chính xác:

- Giá trị dự báo:

+ Độ nhạy = 56/61 = 91,80%

+ Dự báo (+) = 56/73 = 76,71%

+ Độ đặc hiệu = 23/40 = 57,50%

+ Dự báo (-) = 23/28 = 82,14%

2.4. Độ chính xác theo thang điểm Rockall
Bảng 9. Độ chính xác theo thang điểm Rockall
Can thiệp y khoa


Rockall

≥3
<3
Tổng cộng

Có can thiệp

Không can thiệp

Tổng cộng

47
14
61

17
23
40

64
37
101

Nhận xét:
- Độ chính xác:

- Giá trị dự báo:

+ Độ nhạy = 47/61 = 77,05%


+ Dự báo (+) = 47/64 = 73,44%

+ Độ đặc hiệu = 23/40 = 57,50%

+ Dự báo (-)= 23/37 = 62,16%

2.5. Giá trị dự báo của các thang điểm
Bảng 10. Giá trị dự báo của các thang điểm
Giá trị dự báo
Thang điểm
Mức độ mất máu
Blatchford
Rockall

328

Tạp chí

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Dự báo (+)

Dự báo (-)

52,46%
91,80%
77,05%


92,50%
57,50%
57,50%

91,43%
76,71%
73,44%

56,06%
82,14%
62,16%

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Nhận xét:
-Độ nhạy của thang điểm Blatchford trong
đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
trên là cao nhất 91,80%, tiếp đến là thang điểm
Rockall 77,05% và thấp nhất là của mức độ mất
máu 52,46%.
-Mức độ mất máu có độ đặc hiệu cao nhất
92,50% và thang điểm Blatchford và Rockall là
như nhau với 57,50%.
-Giát trị dự báo (+) cao nhất là mức độ mất
máu 91,43% tiếp đến là thang điểm Blatchford
76,71% và thấp nhất là thang điểm Rockall

73,44%.
-Giá trị dự báo (-) cao nhất là thang điểm
Blatchford 82,14%, tiếp đến là thang điểm Rockall
62,16%, thấp nhất là mức độ mất máu 56,06%.
IV. BÀN LUẬN
1. Về các thang điểm đánh giá tiên lượng
1.1. Mức độ của xuất huyết
Đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết
tiêu hóa theo mức độ dựa vào các yếu tố sau:
Lượng máu mất: không trung thực vì lượng
máu mất thấy được qua lâm sàng không phản ánh
chính xác lượng máu mất thực sự của bệnh nhân.
Dung tích hồng cầu ( Hct): thường chưa phản
ánh thực sự trị số đúng lúc ban đầu, vì cần có thời
gian thì cơ thể bù trừ lượng thể tích tuần hoàn đã
mất, lúc đó Hct mới phản ánh giá trị thực.
Dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu thiếu máu ở mô.
Vậy thì đánh giá bệnh nhân xuất huyết dựa
trên mức độ thì dựa nhiều vào lâm sàng và xét
nghiệm máu, không lưu ý đến tuổi, tiền căn bệnh
lý nội khoa đi kèm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa mức độ vừa chiếm
tỷ lệ cao nhất 46,53%, tiếp đến là xuất huyết tiêu
hóa nặng chiếm tỷ lệ 34,65%, xuất huyết tiêu hóa
nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 18,81%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
như Lê Tuấn Long tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết
mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 45,24 %, tiếp đến

là xuất huyết mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 37,30% và
thấp nhất là xuất huyết nặng 17,46%.

1.2. Mức độ xuất huyết theo Forrest
Phân độ Forrest giúp đánh giá tổn thương
còn chảy máu hay không khả năng tái xuất huyết
và chỉ định can thiệp cầm máu qua nội soi. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tổn thương gặp chủ yếu
là Forrest II và Forrest III, trong đó Forrest III tỷ
lệ cao nhất chiếm 80,2%, Forrest Ia không gặp
trường hợp nào, Forrest Ib chiếm 5,94 %, Forrest
IIa chiếm tỷ lệ 0,99% Forrset IIb chiếm tỷ lệ 5,94%,
Forrest IIc chiếm tỷ lệ 6,93%.
1.3. Đánh giá về thang điểm Rockall
Đánh giá dựa vào các tiêu chí: Tuổi, dấu hiệu
sinh tồn, bệnh lý nội khoa đi kèm, kết quả chẩn
đoán của nội soi, bằng chứng chảy máu trên nội
soi, so với đánh giá tiên lượng dựa vào mức độ
thì thang điểm này có tính đến tuổi bệnh lý đi kèm,
ngoài ra còn có nội soi. Nhiều nghiên cứu đã thực
hiện sử dụng thang điểm này đầu đánh giá cao về
tính thực dụng của thang điểm Rockall.
Trong nghiên cứu bệnh nhân có điểm Rockall
≥ 3 điểm chiếm tỷ lệ 63,37% cao gấp 1,73 lần
nhóm Rockall <3 điểm (36,63%). Điểm Rockall
trung bình 3,23 ± 1,81. Điểm Rockall cao nhất là
9, thấp nhất là 1.
1.4. Đánh giá về thang điểm Blatchford
Thang điểm Blatchford là hệ thống tính điểm
một cách hữu ích và thiết thực nhằm đánh giá mức

độ mất máu, nguy cơ tái xuất huyết, tử vong, yêu
cầu can thiệp Y khoa (như truyền máu, can thiệp
qua nọi soi, phẩu thuật ) của bệnh nhân xuất huyết
tiêu hóa [6].Thang điểm này sử dụng nhiều tiêu
chí lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau bao gồm:
Tỷ số huyết áp tâm thu, mạch, BUN, Hemoglobin,
đi cầu phân đen, ngất, suy tim, suy gan. Mỗi tiêu
chí được cho bằng số điểm khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm
Blatchford trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu 7,91 ± 3,81. Điểm Blatchford 7 cao nhất chiếm
tỷ lệ 13,86%, tiếp đến là 11 chiếm tỷ lệ 12,87%.
Nhóm bệnh nhân có điểm Blatchford > 6 chiếm
tỉ lệ 72,28% cao hơn 2,62 lần so với nhóm bệnh
nhân có điểm Blatchford ≤ 6 có tỷ lệ 27,72%. Điểm
Blatchford cao nhất là 15 điểm, thấp nhất là 0 điểm.
Theo nghiên cứu của Trần Kim Thành, Bùi
Hữu Hoàng (2011), khảo sát 257 bệnh nhân
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

329


nghiên cứu khoa học

bị XHTH do loét dạ dày tá tràng, có thang điểm
Blatchford trung bình 11,95 ± 3,83. [3].


74,69%, giá trị dự báo ( +) 81,73%, giá trị dự báo
(-) 68,89% [1].

2. So sánh giá trị thang điểm Blatchford và
Rockal trong đánh giá tiên lượng

2.4. Giá trị dự báo của các thang điểm

2.1. Độ chính xác theo mức độ xuất huyết

Độ nhạy của thang điểm Blatchford trong
đáng giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
trên là cao hơn thang điểm Rockall (91,80%, so
với 77,05%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ
lệ can thiệp y khoa chiếm 60,4%, trong đó bệnh
nhân cớ mức độ xuất huyết nặng chiếm 31,68%,
bệnh nhân mức độ vừa và nhẹ chiếm 28,7%. Độ
nhạy 52,46%, độ đặc hiệu 92,50%, giá trị dự báo
(+) 91,43%, giá trị dự báo (-)56,06%.
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Lãm
và cộng sự (2011) thì độ nhạy 40,89%, độ đặc
hiệu 96,39%, giá trị dự báo (+) 93,4%, giá trị dự
báo (-) 52,03%.
2.2. Độ chính xác theo thang điểm Blatchford
Qua nghiên cứu 101 bệnh nhân XHTH trên
do bệnh lý dạ dày tá tràng, kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ can thiệp y khoa chiếm 60,4%, trong
đó bệnh nhân điểm Blatchford ≤ 6, can thiệp y

khoa chiếm 4,95%, bệnh nhân có điểm Blatchford
>6 can thiệp y khoa chiếm 55,45%. Độ nhạy là
91,80%, độ đặc hiệu 57,50%, giá trị dự báo (+)
76,71%, giá trị dự báo (-) 82,14%.
Theo nghiên cứu của Đào Xuân Lãm và
cộng sự (2011), nghiên cứu 205 bệnh nhân XHTH
trên có tỷ lệ can thiệp y khoa là 59,51%. Điểm
Blatchford ≥6 có yêu cầu can thiệp y khoa, có độ
nhạy 94,26%, độ đặc hiệu 37,34%, giá trị dự báo
(+) 68,86%, giá trị dự báo (-) 81,58% [1].
Theo nghiên cứu của Trần Kim Thành, Bùi Hữu
Hoàng, với Blatchford ≤6 điểm, không có trường
hợp nào can thiệp y khoa và tái xuất huyết cũng như
tử vong. Độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu 15,67% [3].
2.3. Độ chính xác theo thang điểm Rockall
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ can
thiệp y khoa chiếm 60,4%, trong đó bệnh nhân có
điểm Rockall ≥3 chiếm tỷ lệ 46,54%, bệnh nhân
có điểm Rockall <3 chiếm tỷ lệ 13,86%. Độ nhạy
77,05%, độ đặc hiệu 57,50%, giá trị dự báo (+)
73,44%, giá trị dự báo (-) 62,16%.
Theo nghiên cứu của Đào Xuân Lãm và cộng
sự (2011), điểm Rockall ≥ 6 điểm, yêu cầu can
thiệp y khoa với độ nhạy 77,05%, độ đặc hiệu

330

Tạp chí

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:


Độ đặc hiệu thang điểm Blatchford và Rockall
là như nhau với 57,50%.
Giá trị dự báo (+) của thang điểm Blatchford cao
hơn thang điểm Rockall (76,71% so với 73,44%).
Giá trị dự báo (-) của thang điểm Blatchford
cao hơn Rockall ( 82,14% so với 62,16%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương với kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Lãm.
Như vậy trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa có cần can thiệp y khoa hay không,
dự báo nguy cơ tử vong thì thang điểm Blatchford
có ưu thế hơn [1].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu so sánh 101 bệnh nhân
xuất huyết tiêu hóa trên do bệnh lý dạ dày tá tràng
chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Thang điểm Blatchford và Rockall có giá trị
trong đánh giá tiên lượng và yêu cầu can thiệp y khoa.
- Thang điểm Blatchford có độ nhạy cao hơn
mức độ xuất huyết (91,80% so với 52,46%).
- Thang điểm Rockall có độ nhạy cao hơn
mức độ xuất huyết (77,05% so với52,46%).
- Thang điểm Blatchford có độ nhạy cao hơn
thang điểm Rockall; (91,80% so với 77,05%).
- Giá trị dự báo (+) của mức độ xuất huyết cao
hơn so với thang điểm Blatchford và cao hơn thang
điểm Rockall (91,43% so với 76,71% và 73,44%).
VI. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu 101 bệnh nhân xuất

huyết tiêu hóa trên do bệnh lý dạ dày tá tràng
chúng tôi có một số kiến nghị:
- Nên áp dụng thang điểm Blatchford và
Rockall trong đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất
huyết tiêu hóa trên trong thực hành lâm sàng.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đào Xuân Lãm và cs, (2010) “Nhận xét
thang điểm Rockall và Blatchford trong việc đánh
giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên”,
Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập V, số18,
tr 1213-1230.

Nam, Tập VI, số 25,tr 1665 - 1675.

2.Lê Tuấn Long, ( 2012), Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và áp dụng chỉ số Rockall ở bệnh
nhân xuất huyết tiêu hóa trên giai đoạn cấp, Luận
văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

5.Albedawi M, Qadeer M.A, Vargo J J,(2010)
“Managing acute upper GI bleeding, preventing
recurrences” Cleveland Clinic Journal of Medicine,
Vol 77, number 2, pp 131-142.


3.Trần Kim Thành, Bùi Hữu Hoàng (2011),
“Thang điểm Rockall và Blatchford trong đánh giá
tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét
dạ dày tá tràng”, Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt

6.Blatchford O, Davidson L.A, et all, (1997),
“Acute upper gastrointestinal haemorrhage in west
of Scotland: case ascertainment study”, BMJ,
volume 315,pp 510- 514.

4.Nguyễn Thi Thu Trang và cộng sự, (2012),
“ Giá trị tiên lượng của thang điểm Blatchford trên
bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp”, Kỷ yếu
hội nghị khoa học, Bệnh viện An Giang, tr 67 -78.

ABSTRACT
COMPARISON VALUE BLATCHFORD SCORE AND ROCKALL SCORE COMPARED WITH THE
LEVEL OF HEMORRHAGE IN PROGNOSIS OF GASTROINTESTINAL BLEEDING PATIENTS
CAUSED BY PEPTIC DISASE
Objectives: Comparison the value of the scale Blatchford, Rockall scale with the level of bleeding
in patients assess prognosis in gastrointestinal bleeding due to peptic disease.
Subjects and Methods: Prospective cohort study of 101 patients with gastrointestinal bleeding
due to gastroduodenal disease treated at Hue Central Hospital from 12/ 2011 to April 2013.
The data were processed by SPSS ver 19.0.
Results: The results of our study show that patients rated the upper gastrointestinal bleeding
due to peptic disease in The Blatchford score had the most sensitivity (91.8%), next to Rockall score
(77.05%) compared with the level of hemorrhage (52.46%).
Conclusion: The Blatchford score and Rockall score had higher sensitivity compared with the
level of hemorrhage (52.46%).
Keywords: Gastrointestinal bleeding, Blatchford score, Rockall score.


Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

331



×