Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch đùi chung với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm doppler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.39 KB, 6 trang )

nghiên cứu khoa học

TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ DÀY NỘI TRUNG MẠC
ĐỘNG MẠCH ĐÙI CHUNG VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH
Ở PHỤ NỮ MÃN KINH BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER
Lương Thị Hương Loan *, Nguyễn Văn Quýnh **
*Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; ** Bệnh viện TƯQĐ 108

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày nội - trung mạc (NTM) động mạch đùi chung với
một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh (PNMK) bằng siêu âm Doppler.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở PNMK, tuổi từ 42
đến 69, từ tháng 04/2014 - 03/2015, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tất cả phụ nữ tham gia nghiên cứu được khám lâm sàng, xét
nghiệm máu và siêu âm động mạch đùi trên máy PHILIPS HD 11XE với đầu dò tần số 7,5MHz. Các
thông số siêu âm được đo theo tiêu chuẩn của Hội tăng huyết áp và tim mạch Châu Âu: chiều dày
lớp nội - trung mạc ĐM bình thường <0,9mm, từ 0,9mm đến ≤ 1,3 mm là dày lớp NTM, >1,3mm là
mảng VXĐM.
Kết quả: Tổng số 428 PNMK có tuổi trung bình là 60,4 ± 5,8. Độ dày NTM động mạch đùi chung,
đường kính ngoài và đường kính trong tăng dần theo tuổi. PNMK có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ dày
NTM động mạch đùi chung cao hơn so với nhóm PNMK có BMI < 23 kg/m2 (OR= 2,06,95%CI: 1,36
- 3,11). PNMK có huyết áp tâm thu ≥ 140mm Hg và glucose máu ≥ 5,6 mmol/l có nguy cơ dày NTM
động mạch đùi chung cao hơn nhóm phụ nữ còn lại với OR = 3,33 (95%CI: 2,23 - 4,95) và OR = 2,12
(95%CI: 1,42 - 3,17). Không có mối liên quan giữa thành phần lipid máu, estradiol và testosterol với
NTM động mạch đùi chung ở PNMK.
Kết luận: BMI, huyết áp tâm thu và glucose máu ở PNMK liên quan có ý nghĩa thống kê với IMT
động mạch đùi chung.
Từ khóa: phụ nữ mãn kinh, nội trung mạc động mạch đùi, các yếu tố nguy cơ tim mạch.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ mãn kinh thường ở lứa tuổi 50,sau


mãn kinh có nhiều thay đổi như rối loạn vận mạch,
teo cơ quan sinh dục, loãng xương, và tăng cân.
Đặc biệt, sự thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn
kinh có thể liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa
lipid, rối loạn sự phân bố mỡ của cơ thể, tăng
huyết áp, đái tháo đường… Các rối loạn chuyển
hóa này góp phần làm tăng quá trình vữa xơ động
mạch (VXĐM). Tổn thương VXĐM xuất hiện từ rất
sớm khi còn ở tuổi thanh niên bằng các vạch lipid,
mảng vữa xơ thường xuất hiện từ lứa tuổi 20-30
tuổi ở động mạch chủ, động mạch vành, 30-40

tuổi ở động mạch não, chậu, đùi. Mảng vữa xơ
tiến triển chậm kéo dài hàng chục năm, có thể bị
loét, hoại tử, chảy máu và nhiễm canxi trở nên
cứng. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do sự suy giảm của
các hóc môn sinh dục nữ nên xuất hiện các tổn
thương VXĐM nhanh hơn, rõ rệt hơn.
Siêu âm với đầu dò ≥ 7.5 MHz có thể phát
hiện sớm và đánh giá tổn thương thành mạch.
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến độ dày nội
trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2, tăng huyết áp… nhưng còn ít tác giả
nghiên cứu tổn thương NTM động mạch đùi ở
phụ nữ mãn kinh.Vì vậy chúng tôi tiến hành tìm
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

343



nghiên cứu khoa học

hiểu mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động
mạch đùi, với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở
phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler.

2. Phương pháp nghiên cứu

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

sàng đầy đủ. Siêu âm Doppler động mạch đùi

1. Đối tượng
428 phụ nữ mãn kinh tự nhiên sau 12 tháng,
khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái
Nguyên và Bệnh viện trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, từ tháng 04/2014 đến tháng 03 năm 2015.
Loại trừ: Các bệnh nhân đang mắc các bệnh
lý cấp tính, bị gù, vẹo hay cong cột sống; các bệnh
nhân mà hình ảnh siêu âm không cho phép phân
tích đánh giá hoặc không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các bệnh nhân
được thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm
được thực hiện trên máy siêu âm Doppler màu
hãng PHILIPS HD 11XE, đầu dò tần số 7,5MHz.
Đo độ dày lớp nội trung mạc (NTM) động mạch đùi

chung là khoảng cách giữa rìa trên đường ranh
giới lòng mạch - lớp nội mạc thành xa ĐM cho đến
rìa trên đường ranh giới trung mạc - ngoại mạc.
Các thông số siêu âm được đo theo tiêu chuẩn
của Hội tăng huyết áp và tim mạch Châu Âu: chiều
dày lớp NTM bình thường <0,9mm; ≥ 0,9mm đến
≤1,3mm là dày NTM; >1,3mm là mảng VXĐM.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi, tuổi mãn kinh của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Nhóm tuổi

n

%

42 - 54

80

18,7

55 – 65

269

62,8

> 65


79

18,5

Cộng

428

100

Trung bình 60,4 ± 5,8 (thấp nhất 42; cao nhất 69)
Tuổi mãn kinh

42 - 49

150

35,0

50 - 54

217

50,7

≥ 55

61


14,3

Cộng

428

100

Trung bình 50,1 ± 3,7 (thấp nhất 42; cao nhất 56)
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,4 ± 5,8.
Tuổi xuất hiện mãn kinh trung bình: 50,1 ± 3,7 trong đó tuổi mãn kinh từ 50 - 54 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất 50,7%.
Bảng 2. Chỉ số nhân trắc và HA của đối tượng nghiên cứu
Thông số
BMI

n

%

18,5 - 22,9

135

31,5

23,0 – 29,9

288


67,3

5

1,2

≥ 30,0
Trung bình

Vòng bụng

74 - 80

102

23,8

80 – 89 (cm)

241

56,3

90 – 99 (cm)

65

15,2

≥ 100 (cm)


20

4,7

Trung bình

344

Tạp chí

24 ± 2,3 (thấp nhất 18,7; cao nhất 33,3)

85,16 ± 6,58 (thấp nhất 74; cao nhất 110)

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Thông số

n

%

HATT ( ± SD)

132,77 ± 16,54


HATTr ( ± SD)

82,27 ± 11,59

Vòng mông ( ± SD)

93,91 ± 5,90

Tỷ số bụng/mông ( ± SD)

0,91 ± 0,05

Tỷ lệ có BMI từ 23 - 29,9 là cao nhất 67,3%.
Tỷ lệ có vòng bụng từ 80-89 là 56,3%.
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu
Thông số

Nhỏ nhất

Lớn nhất

( ± SD)

Glucose( mmol/l)

3,2

30

6,97 ± 3,03


Insulin(μUI/ml)

1,0

88,7

14,44 ± 14,49

Cholesterol ( mmol/l)

2,6

8,2

5,1 ± 1,0

Triglycerid( mmol/l)

0,5

10,8

2,43± 1,64

HDL-C( mmol/l)

0,15

3,2


1,25 ± 0,35

LDL-C( mmol/l)

1

5,9

3,19 ± 0,79

Nồng độ Glucose trung bình 6,97 ± 3,03 mmol/l.
Nồng độ insulin trung bình 14,44 ± 14,49 μUI/ml.
Bảng 4. Kết quả siêu âm động mạch đùi ở nhóm phụ nữ mãn kinh theo tuổi
Nhóm tuổi

Vị trí

42 – 54
(n = 80)

55– 65
(n = 269)

> 65
(n = 79)

NTM (mm)

0,96 ± 0,32


1,14 ± 0,52

1,31 ± 0,64

D (mm)

8,94 ± 0,83

9,30 ± 0,95

9,71 ± 1,08

d (mm)

7,17 ± 0,75

7,54 ± 0,82

7,86 ± 0,98

Thông số

ĐM đùi chung

Độ dày NTM động mạch đùi chung, đường kính ngoài (D)và đường kính trong (d) tăng dần theo tuổi.
Bảng 5. Mối liên quan độ dầy NTM động mạch đùi chung với vòng bụng, BMI và huyết áp tâm thu
NTM

NTM

≥ 0,9mm

VB,BMI, HA
VB (< 90cm)

NTM
< 0,9mm

OR (95%CI)

182

53,1

161

46,9

1

51

60,0

34

40,0

1,33 (0,82 - 2,15)


BMI (< 23 kg/m )

57

42,2

78

57,8

1

BMI (≥ 23 kg/m2)

176

60,1

117

39,9

2,06 (1,36 - 3,11)

HATT (< 140mmHg)

85

39,9


128

60,1

1

HATT (≥ 140mmHg)

148

68,8

67

31,2

3,33 (2,23 - 4,95)

VB (≥ 90cm)
2

Tỷ lệ tăng IMT động mạch đùi chung ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến tăng BMI và HATT.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

345


nghiên cứu khoa học


Bảng 6. Mối liên quan giữa độ dầy NTM động mạch đùi chung với các thành phần lipid và glucose máu
Lipid, Glucose

NTM

NTM
≥ 0,9mm

NTM
< 0,9mm

OR (95%CI)

TG (< 1,7 mmol/l)

87

53,7

75

46,3

1

TG (≥ 1,7 mmol/l)

146


54,9

120

45,1

1,04 (0,71 – 1,55)

HDL- C (≥ 1mmol/l)

46

54,1

39

45,9

1

HDL- C (< 1 mmol/l)

187

54,5

156

45,5


1,02 (0,63 – 1,64)

LDL-C (< 3,4 mmol/l)

146

55,3

118

44,7

1

LDL-C (≥ 3,4 mmol/l)

87

53,0

77

47,0

0,91 (0,62 – 1,35)

CT (< 5,2 mmol/l)

130


52,4

118

47,6

1

CT (≥ 5,2 mmol/l)

103

57,2

77

42,8

1,21 (0,83 – 1,79)

Glucose (< 5,6 mmol/l)

66

42,6

89

57,4


1

Glucose (≥ 5,6 mmol/l)

167

61,2

106

38,8

2,12 (1,42 – 3,17)

Độ dầy NTM động mạch đùi chung ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến tăng glucose máu (OR:2,12
(1,42-3,17).
BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tuổi
trung bình là 60,4 ± 5,8 tuổi, tuổi mãn kinh trung
bình là 50,1 ± 3,8 tuổi, trong đó thấp nhất là 42
cao nhất là 58 tuổi. Tỷ lệ thừa cân, béo phì khá
cao chiếm tới 68,5%, trong đó mức BMI từ 23
- 29,9 là cao nhất 67,3%. Vòng bụng từ 80 trở
lên cũng chiếm tới 71,5%, trong đó vòng bụng
từ 80-89 chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,3%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với
Trần Đình Đạt và Lê Văn Chi. Do hậu quả của
sự thiếu hụt estradiol trong thời kỳ mãn kinh gây
lên hàng loạt các rối loạn chuyển hóa làm lắng
đọng mỡ nhiều nơi, tập trung mỡ ở vùng thân

đặc biệt là tăng lượng mỡ ở bụng, tăng chỉ số
khối cơ thể.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung
bình của huyết áp tâm thu, tâm trương, nồng độ
glucose, insulin và các thành phần lipid đều cao
hơn giới hạn bình thường, tỷ lệ THA, ĐTĐ type 2
và rối loạn lipid máu khá cao. Kết quả này cũng
phù hợp với các tác giả Trần Hùng Lực, Trần
Thừa Nguyên. Tăng huyết áp liên quan tuổi, giới,
béo phì rối loạn lipid máu và kháng insulin. Bình
thường insulin có tác dụng giãn mạch, khi có đề

346

Tạp chí

kháng sẽ dẫn đến mất khả năng giãn mạch của
insulin. Mặt khác insulin máu làm gia tăng hoạt
tính giao cảm kích thích sự tái hấp thu muối tại
thận, làm gia tăng thể tích. Tất cả các yếu tố trên
dẫn đến THA.
Theo nghiên cứu của M.C. Carr sự tích tụ
mỡ ở vùng bụng khi mãn kinh gây tăng acid béo tự
do trong máu và giảm adiponectin. Những thay đổi
này làm tăng Apo-B dẫn đến tăng triglyceride máu,
thay đổi thành phần của LDL, LDL nhỏ, đậm đặc
tăng từ 10-13% trong giai đoạn tiền mãn kinh lên
30-49% khi mãn kinh. Đây là yếu tố nguy cơ tim
mạch làm tăng quá trình VXĐM và gây ra nhiều
biến chứng nư đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,

đột quỵ não...
Trong bệnh lý VXĐM biểu hiện tổn thương
xuất hiện từ rất sớm, khi còn ở tuổi thanh niên
bằng các vạch lipid, mảng vữa xơ thường xuất
hiện từ lứa tuổi 20-30 tuổi ở động mạch chủ,
động mạch vành, 30-40 tuổi ở động mạch não,
chậu, đùi. Mảng vữa xơ tiến triển chậm kéo dài
hàng chục năm, có thể bị loét, hoại tử, chảy máu
và nhiễm canxi trở nên cứng. Phụ nữ mãn kinh,
do sự suy giảm của các hóc môn sinh dục nữ
nên xuất hiện các tổn thương VXĐM nhanh hơn,

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

rõ rệt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi
càng lớn độ dày lớp NTM và MVX càng tăng. Ở
lứa tuổi từ 65 trở nên độ dày NTM cao hơn hẳn
so với các nhóm tuổi 55-65 và 42-54 tuổi. Có mối
liên quan giữa độ dày NTM động mạch đùi chung
với chỉ số khối cơ thể BMI và THA. Phụ nữ mãn
kinh thừa cân, béo phì có BMI ≥ 23cm và huyết
áp tâm thu ≥ 140mmHg thì có nguy cơ dày NTM
động mạch đùi chung cao hơn những phụ nữ mãn
kinh có BMI <23cm và huyết áp <140mmHg với
OR 2,02 (95%CI; 1,4 – 3,1) và OR :3,33 (95%CI;
2,2 – 4,9). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi
giống như kết quả nghiên cứu của Markku J và

cộng sự.
Khảo sát các thành phần lipid và Glucose
máu cho thấy các thành phần lipid bình thường
và cao không có liên quan đến độ dày NTM, chỉ
có nồng độ glucose máu với mức độ bình thường
và cao có liên quan đến độ dày NTM. Nghiên cứu

của chúng tôi đã cho thấy ở phụ nữ mãn kinh có
glucose máu ≥ 5.6mmol/l có nguy cơ bị dày nội
trung mặc động mạch đùi chung gấp 2.1 lần (OR:
2,1) so với những phụ nữ mãn kinh có glucose
máu mức < 5.6mmol/l. Kết quả của chúng tôi
tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải
Thủy và Lê Thị Bích Thuận, nhưng động mạch mà
chúng tôi tiến hành khảo sát là động mạch đùi, còn
động mạch mà tác giả nghiên cứu là động mạch
cảnh.
IV. KẾT LUẬN
Phụ nữ mãn kinh có thừa cân béo phì, tăng
huyết áp và rối loạn glucose máu lúc đói có mối liên
quan đến độ dày nội trung mạch động mạch đùi
chung có ý nghĩa thông kê với OR : 2,06 (95%CI:
1,36 – 3,11); OR: 3,33 (95%CI: 2,23 - 4,95) và
OR = 2,12 (95%CI: 1,42-3,17). Không có mối liên
quan giữa các thành phần lipid máu, estradiol và
testosterol với NTM động mạch đùi chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Chi (2010), “Nghiên cứu hội chứng
chuyển hóa và vai trò của kháng insulin, estradiol

và testosterol ở phụ nữ mãn kinh”, Luận án tiến sĩ
Y học, Đại học Y Dược Huế.
2. Trần Đình Đạt (2011), “Nghiên cứu tổn
thương động mạch cảnh qua siêu âm Doppler ở
phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa”, Luận
án tiến sĩ Y học.
3. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2008),
“Nghiên cứu kháng insulin ở phụ nữ mãn kinh”,
Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung ương Huế.
4. Carr M.C, et al., “Changes in LDL density
across the menopausal transition”. Joural Invest
Med, 2000. Vol 48: p. 245-250.
5. Markku J and e. al, “Effects of hypertension
and risk factors on diameters of abdominal
aorta and common iliac and femoral arteries in
middle-aged hypertensive and control subjects:
A cross-sectional study with duplex ultrasound”.
Atherosclerosis, 2000. Vol 153(1): p. 99-106.
6. Stefano De Gennaro, et al., “Menopause
Increases the Risk of Carotid Atherosclerosis in

Essential Hypertension”. High Blood Pressure &
Cardiovascular Prevention, 2010. Vol 17(1): p. 3136.
8. Palacios S, et al., “Age of menopause and
impact of climacteric symptoms by geographical
region”. Climacteric, 2010. Vol 13: p. 419-428.
9. Kim Anh Do, et al., “Predictive factors
of age at menopause in a large Australian twin
study”. 1998. Vol 70(6).
10. Bulun S.E and Adashi E.Y, “The physiology

and pathology of the female reproductive axis”.
Williams Textbook of Endocrinology, 2003: p. pp
587- 665.
11. Gorodeski, “Impact of the menopause on
the epidemiology and risk factor of coronary artery
heart disease in women”. Eperiental Gerontol,
1994. Vol 29: p. 75.
12. Nguyễn Văn Quýnh “Góp phần nghiên
cứu giá trị của phương pháp siêu âm Doppler liên
tục có định hướng trong chẩn đoán và đánh giá
kết quả điều trị tắc nghẽn động mạch chi dưới”.
1993, Học viện Quân Y.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

347


nghiên cứu khoa học

ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN INTIMA-MEDIA THICKNESS OF THE FEMORAL ARTERY AND
CARDIOVASCULAR RISKS IN POSMENOPAUSAL WOMEN BY DUPLEX ULTRASOUND
Objective: To investigate the relationship between the intima - media thicknees (IMT) of the
common femoral artery and cardiovascular risk in the posmenopausal women.
Patients and methods: This was a cross-sectional study on postmenopausal women from 42
– 69 years old, admitted to Thai Nguyen Central Hospital and the Hospital of Thai Nguyen University
of Medicine and Pharmacy from April to March 2015. Clinical examination, laboratory tests and
femoral artery Duplex ultrasound by PHILIPS HD11XE with sector 7.5 MHz were conducted for all

participants. The ultrasonic parameters were measured and calculated according to the standard of
the European Society of Hypertention and of the European Society of Cardiology. IMT< 0.9mm was
considered normal, ≥ 0.9 mm and ≤ 1.3 indicated thickening, and > 1.3mm was considered plaque.
Results: Of total 428 postmenopausal women, the mean age was 60.39 ± 5.77 years old.
IMT, external and internal diameter of the common femoral artery were increased with age in the
posmenopause women. The postmenopausal women with body mass index (BMI) ≥ 23 kg/m2 had
2.06 times the odds of developing common femoral IMT than postmenopausal women with BMI < 23
kg/m2. Postmenopausal women with systolic blood pressure ≥ 140 mmHg and fasting blood glucose
≥ 5.6 mmol/l were associated with the developing of common femoral IMT than other groups, with odd
ratios OR= 3.33 (95%CI: 2.23 – 4.95) và OR = 2.12 (95%CI: 1.42 – 3.17), respectively. There was no
association between lipid, estradiol and testosterol levels with common femoral IMT.
Conclusion: BMI, systolic blood pressure, fasting blood glucose were significantly associated
with common femoral IMT in postmenopausal women.
Keywords: postmenopausal women, intima-media thickness, cardiovascular risks.

348

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×