Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sổ tay lưu trình tác nghiệp bốc dỡ thép phế ở cảng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 18 trang )

SÁCH TRÌNH TỰ TÁC NGHIỆP
DỠ THÉP PHẾ

Mã số văn kiện:

Ngày sửa:

Phiên bản:
Mã phân phát:

Ngày công bố:

Bộ phận biên soạn:
制制制制制


Người soạn:

Người thẩm tra:

Người hoạch định:


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2



1/27

Mục lục
1. Mục đích……………………………………………………………..…….……. 2
2. Phạm vi sử dụng………………………………………………………................ 2
3. Tham khảo văn kiện tương quan …………………………………….................. 2
4. Định nghĩa các thuật ngữ…………………………………....................................2
5. Giải thích lưu trình tác nghiệp…………………………….…………...…..……. 4
5.1 Lưu trình bốc dỡ thép phế nói chung………….....……................................... 4
5.2 Công việc chuẩn bị trước khi tàu cập bến……...………..……….................... 4
5.3 Công việc chuẩn bị trước khi bốc dỡ thép phế..………....….......................…..5
5.4 Công việc bắt đầu bốc dỡ thép phế…………….......….................................... 9
5.5 Công việc xử lý sau khi bốc dỡ hoàn thành……..…….………..................... 21
5.6 Máy móc, bảo dưỡng thiết bị……………..…………..……......................… 21
5.7 Xử lý bất thường…………………..………………..…..…...............….........21
6. Phụ kiện……………………………………………..….......………….…...….. 27

1. Mục đích


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2


2/27

Để quá trình tác nghiệp có thể tuân theo trình tự nhất định, đảm bảo an toàn cho
nhân viên, thiết bị, tàu, đồng thời phát huy hiệu quả tốt nhất việc dỡ thép phế.
2. Phạm vi sử dụng
Bến tàu tây W3 Cảng .
3. Văn kiện tham khảo liên quan:
3.1 Sổ tay thao tác máy cẩu đa chức năng.
3.2 Sách kế hoạch ứng biến khẩn cấp khi mất điện tổ bến tàu 1.
3.3 Sơ đồ tổ chức nhân viên khu bốc dỡ bến tàu .
3.4 Quy tắc thực hiện thông báo sự cố ngoài ý muốn .
3.5 Biện pháp quản lý giám sát bảo vệ môi trường NVN104.
3.6 Biện pháp quản lý cho phép tác nghiệp an toànNVN006.
3.7 Kế hoạch ứng phó sự cố phát hiện phóng xạ trong sắt thép phế liệu nhập khẩu
và thu mua trong nước.
4. Định nghĩa danh từ.
制制制制制
4.1 Máy cẩu đa chức năng (viết tắt: MPC) Là máy bốc dỡ thép phế ở bến tàu tây 3.
4.2 Nhân viên thao tác máy (viết tắt: thao tác viên).
4.3 Nhân viên thao tác dự bị: Thao tác viên làm việc 2 giờ thì yêu cầu đổi người,
thao tác viên tiếp ca gọi là thao tác viên dự bị.
4.4 Chủ quản bốc dỡ: (gọi tắt: chủ quản bốc dỡ L/M)
4.5 Định nghĩa danh từ chuyên ngành đo lường phóng xạ (căn cứ theo sách trình tự
tiêu chuẩn tác nghiệp kiểm tra đo lường phóng xạ xe chở thép phế vào xưởng
của phòng thu hồi tài nguyên )
1制Đơn vị đo lường: μSv/h
2制Giới hạn phóng xạ môi trường thông thường: 0.1~0.15μSv/h
3制Trị số đo lường cảnh báo: Vượt quá trị số môi trường
(Cài đặt trị số cảnh báo cố định của hệ thống kiểm tra phóng xạ)
4制Trị số đo lường thông báo: 1.0μSv/h trở lên (Trị số cài đặt cảnh báo của máy

kiểm tra phóng xạ bằng tay)
5. Thuyết minh lưu trình tác nghiệp:
5.1 Sơ đồ lưu trình đơn giản (khái quát lưu trình tác nghiệp bốc thép phế)
Thuyết minh: tàu chở thép phế cập bến W3, W6 sử dụng máy cẩu đa chức năng
(MPC) đưa thép phế ở trong khoang tàu lên bờ rồi chuyển lên xe tải hoặc dùng
phểu liệu trên bờ xếp lên xe tải, sau đó xe tải vận chuyển đến bãi dự trữ thép phế.
5.2 Công việc chuẩn bị trước khi tàu cập bến:
5.2.1 Văn kiện cho phép
Thao tác viên hiện trường lấy các văn kiện cho phép.
Nhập khẩu: đơn cho phép dỡ hàng của hải quan Việt Nam.


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

3/27

5.2.2. Trực ban chủ quản hiện trường (hoặc người đại diện) phải nắm rõ mọi
thông tin tàu cập cảng, đồng thời xác định tàu có thể cập bến tàu, cần thông
báo cho nhà thầu, để nhà thầu thuận tiện chuẩn bị dụng cụ và nhân viên.
5.2.3. Hạng mục chú ý trước và sau khi tàu cập bến.
1) Trước khi tàu cập bến, nhân viên thao tác hiện trường xem xét trạng thái bến
tàu, độ dài, loại hình tàu và vị trí của các thiết bị bốc dỡ trên bến tàu, đồng
thời phối hợp yêu cầu cập bến mạn trái/phải của tàu quy hoạch vị trí tàu cập

bến cho phù hợp, trước khi tàu cập bến cắm cờ N ở vị trí chỉ định.
2) Trong quá trình tàu cập cảng/rời cảng, nhân viên tác nghiệp hiện trường phải
mang theo bộ đàm dải tần hàng hải, cùng với hoa tiêu và nhân viên tháo buộc
dây thừng duy trì liên lạc, đồng thời chú ý vị trí tàu đến.
3) Sau khi tàu cập bến nhân viên thao tác phải kiểm tra thang lên xuống xem có
đảm bảo tiêu chuẩn không, nếu kiểm tra thang lên tàu không đảm bảo, thông
báo tàu trưởng lập tức cải thiện, không có cách cải thiện thì nghiêm cấm
nhân viên lên xuống tàu.
5.3 Công việc chuẩn bị trước khi dỡ thép phế.
5.3.1 Tuần tra và ghi chép thiết bị:
Trước khi dỡ thép phế nhân viên nhà thầu cần tiến hành kiểm tra máy, thao tác
thử máy, kiểm tra tình trạng đóng mở gàu ngoạm có bất thường không, xác
thực kiểm tra theo bảng liệt kê các danh mục thực thi và ghi chép tài liệu liên
quan, đồng thời đem kết quả viết vào “Biểu kiểm tra trước khi máy MPC làm
việc” (phụ kiện 6.1).
1) Hạng mục chú ý khi nhân viên tuần tra máy.
(1) Nhân viên phải mang dụng cụ như mũ an toàn, găng tay, khẩu trang, nếu leo
lên máy thì phải mang theo dây an toàn chống rơi.
(2) Trước khi tuần tra thiết bị, phải xác nhận máy dừng đồng thời tắt nguồn điện
điều khiển, đảm bảo thiết bị không khởi động được.
(3) Nếu phát hiện thiết bị bất thường thông báo cho trực ban chủ quản hiện
trường (hoặc người đại diện) để viết đơn ủy thác tiến hành cải thiện.
5.3.2 Yêu cầu quy cách thép phế.
Trong thép phế không được có các loại vật liệu制
1) Thép tấm mạ thiếc, kẽm, dây cáp, thép hợp kim cao (hàm lượng Cu\ Ni\ Cr\
Mo cao) gang đúc, thép phế máy tiện, dây thép và ống gió.
2) Vật liệu phi kim loại.
3) Vật liệu có hàm lượng chất lưu huỳnh cao (sơn, cặn dầu, các loại cao su).
4) Các vật liệu dễ nổ (như đạn pháo, các đồ đựng dạng kín).
5) Các vật có bức xạ.

6) Các sản phẩm điện tử phế bỏ.
5.3.3 Sắp xếp trình tự bốc dỡ.
Chủ quản bốc dỡ (L/M) hoặc trực ban chủ quản (hoặc người đại diện) sau khi


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

4/27

thảo luận với đại phó về bảng thứ tự bốc dỡ, trực ban chủ quản (hoặc người
đại diện) phân bố nhân viên thao tác máy và dựa theo trình tự dỡ hàng để dỡ
hàng.
5.3.4 Công việc đo nồng độ khí và đối sách xử lí sau khi mở khoang trước khi dỡ
Sau khi tàu mở khoang, trước tiên lĩnh ban hiện trường (hoặc người đại diện)
cùng với lĩnh ban nhà thầu (hoặc người đại diện), nhân viên an toàn, 3 bên
cùng với nhà tàu kiểm tra trong khoang hàm lượng khí oxi >18%, H 2S
<10ppm, chất cháy nổ dưới 30%, cacbon monoxide (CO )<35ppm, đồng thời
nằm trong phạm vi tiêu chuẩn nhân viên mới được vào khoang.
Nếu khi đo hàm lượng khí oxi, khí H2S, khí cháy nổ (LEL) vượt qua giá trị
cho phép, lượng khí CO không phù hợp tiêu chuẩn, cần mời trực ban chủ
quản (người đại diện) hoặc chủ quản bốc dỡ (L/M) yêu cầu bên tàu dùng
thiết bị thông khí tiến hành thông khí, hàm lượng khí oxi >18%, H2S
<10ppm, chất cháy nổ dưới 30%, cacbon monoxide (CO ) <35ppm thì mới

được vào khoang.
5.3.5 Công việc đo phóng xạ và đối sách xử lí sau khi mở khoang trước khi dỡ
1制Sau khi tàu cập bến tiến hành 3 bên kiểm tra, khi tàu mở khoang đo xong
nồng độ khí không có bất thường sẽ do phòng xếp dỡ, công ty công chứng,
bộ phận luyện thép cùng bên tàu tiến hành kiểm tra, bên công chứng phụ
trách dùng máy đo phóng xạ cầm tay đo phóng xạ của thép phế ở các
khoang.
2 制 Khi kiểm tra phát hiện vật phóng xạ, nhân viên bộ phận luyện thép cùng
tham gia kiểm tra sẽ gọi điện thông báo cho tổ an toàn vệ sinh phòng tổng
giám đốc, tổ an toàn vệ sinh phòng tổng giám đốc sẽ phụ trách thông báo cho
cục an toàn phóng xạ hạt nhân cùng với sở khoa học công nghệ Hà Tĩnh, sau
đó bộ phận luyện thép lập “Đơn khai báo vật phóng xạ” nộp cho tổ an toàn
vệ sinh phòng tổng giám đốc trình báo.
3制Sau khi chuyên viên chính phủ Việt Nam vào xưởng, căn cứ theo pháp luật
Việt Nam quy định chỉ đạo trả lại nguyên tàu thép phế về quốc gia xuất khẩu,
phòng xếp dỡ và phòng xuất nhập khẩu phối hợp với bên hải quan làm việc.
5.3.6 Hạng mục chú ý khác:
1) Trước khi tác nghiệp phải lắp đặt bạt giữa bờ và tàu phòng ngừa trong quá
trình dỡ thép phế rơi xuống biển.
2) Nếu bởi vì nhu cầu bảo dưỡng và kiểm tra thử máy, nhân viên thao tác hiện
trường cần được sự đồng ý của chủ quản trực ban (hoặc người đại diện) mới
tiến hành làm việc, để thuận lợi cho việc quản lý khi vị trí tàu thay đổi.
3) Xác nhận không có người không phận sự ở trong khu vực tác nghiệp đo
phóng xạ, cử nhân viên canh gác ở khu vực đo, người thực hiện đo độ bức
xạ cần có chứng chỉ an toàn liên quan do cơ quan chức năng cấp.
4) Trước khi hàng hoá, vật phẩm cấp lên tàu nhân viên hiện trường cần yêu


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế


Phiên bản

Trang

2.2

5/27

cầu bên đại diện tàu cung cấp danh sách các lạo hàng hoá và xác nhận giấy
tờ chứng chứng minh bên hải quan, biên phòng, cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh,
kiểm dịch đã đồng ý đưa hàng lên tàu, nhân viên hiện trường cần sao chép
một bản để bảo lưu làm phụ kiện, nhân viên hiện trường cần kiểm tra tỷ mỉ
nội dung và ghi chép vào “Biểu ghi chép cung ứng thực phẩm cho tàu” (phụ
kiện 6.7)sau khi trưởng phòng ký tên thì giao cho nhân viên phụ trách của
tổ phân tích kinh doanh tổng hợp trình xưởng trưởng ký tên và tiến hành
lưu giữ.
5.4 Bắt đầu công việc bốc dỡ thép phế.
5.4.1 Lộ trình tác nghiệp
Phương thức tác nghiệp của máy cần dựa theo trình tự tác nghiệp, mỗi tầng
cần san bằng để không phải lo lắng thép phế bị sụp đổ, đồng thời điều chỉnh
đúng lúc bên biển và bờ.
Khi máy MPC bắt đầu làm việc, nhân viên thao tác sử dụng gàu ngoạm hoa
mai trực tiếp dỡ thép phế trong khoang đổ trên mặt bến sau đó xếp lên xe
hoặc đổ vào phểu liệu trên bến tàu, xe tải sẽ nhận liệu ở đáy của phểu liệu,
sau đó xe tải vận chuyển liệu đến bãi chứa thép phế của phòng thu hồi tài
nguyên, xe tải chở thép phế cần đi qua cổng đo phóng xạ để tiến hành kiểm
tra xác nhận trong thép phế có vật nhiễm phóng xạ hay không, rồi mới được
vào bãi dự trữ thép phế .
5.4.2 Kiểm soát lượng thép phế bốc lên xe tránh phát sinh xe bị quá tải.

Trước khi tiến hành công việc bốc dỡ vận chuyển thép phế, công ty vận chuyển cần
cung cấp số lượng xe chở hàng, biển số xe, tải trọng cho phép của xe cho nhân
viên quản lý của tổ thao tác 1 và nhà thầu xếp dỡ. Nhà thầu xếp dỡ sẽ dựa theo
trọng tải của mỗi xe để tiến hành kiểm soát lượng thép phế bốc lên xe thông qua
số lượng gàu ngoạm đổ lên xe (trọng lượng thép phế mỗi lần ngoạm có hiển thị
trên phòng lái máy), đảm bảo lượng hàng chất lên xe không gây quá tải cho xe.
5.4.3 Sơ đồ lưu trình tác nghiệp đo phóng xạ


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

5.4.4 Hạng mục chú ý tác nghiệp với gàu thủy lực

Phiên bản

Trang

2.2

6/27


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang


2.2

7/27

5.4.4.1 Trong quá trình bốc dỡ cần đảm bảo cho cáp ở trạng thái làm việc bình thường,
không được bị biến dạng hay gấp gãy.
5.4.4.2 Khi tiến hành cắm rút ổ điện ra cần phải đưa nút điều khiển trên vào cơ khí về vị
trí 0, nghiêm cấm rút cắm điện khi động cơ đang hoạt động gây ra nguye hiểm.

O

Có thể cắm rút

X

Không được cắm rút

X

Không được cắm rút

5.4.4.3 Trong quá trình tác nghiệp với gàu thủy lực phải đảm bảo ổ cắm điện phải kết
nối chắc chắn không rơi lỏng gây chập cháy.
5.4.4.4 Khi nhấn khởi động (open), đèn chỉ thị cẩu hoạt động sáng (run), biểu thị rằng
động cơ thủy lực đang chạy.

Ấn nút nguồn mở đèn sáng
5.4.4.5 Gàu xúc khi lấy vật liệu, cố gắng hạ thấp gầu ngoặm vuông góc trên vật liệu,
giẫm công tắc chân. Sau nâng móc cẩu có thể nới lỏng bàn đạp.



Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

8/27

5.4.4.6 Khi xả nguyên liệu ,cần phải căn chỉnh thùng xả và cấm xả nguyên liệu ở trên
cao.
5.4.4.7 Nghiêm cấm gàu ngoặm đặt bị lệch trên vật liệu lấy.

O

X

Gàu đặt đứng
Gàu đặt nghiêng
5.4.4.8 Động cơ gầu ngoặm hoạt động trong thời gian dài, nhiệt độ của thùng dầu và
động cơ tang lên. Lúc đó trong thời gian giao ca hoặc trong lúc nghỉ ngơi nên
dừng lại, nhấn nút STOP
5.4.4.9 Nếu không sử dụng gầu ngoặm và lúc xoay cẩu nên gạt cần điều khiểm ở vị trí
trung lập.
5.4.5 Giới hạn tác nghiệp.
1) Phát sinh các nhân tố ở dưới đây thì dừng máy bốc hàng, tránh thiệt hại máy
và tàu.

(1) Tốc độ gió tác nghiệp 20m/s trở lên.
(2) Sóng cao 1M trở lên.
(3) Nếu như có mưa, sấm sét, thì do chủ quản trực ban (hoặc người đại
diện ) phán đoán hoặc bên tàu thông báo tạm ngừng công việc .
(4) Phía đất liền cảnh báo có bão thì phải đem máy di chuyển đến vị trí khóa
gió chắc chắn, tránh tạo thành hư hại cho thiết bị.
2) Điều chỉnh bốc dỡ.
Nếu bên tàu thông báo thân tàu bị nghiêng, do trực ban chủ quản (hoặc người


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

9/27

đại diện) theo tình hình hiện trạng để điều chỉnh phương thức tác nghiệp bốc
dỡ. Như dỡ hàng bên bờ, bên biển hoặc phương thức dịch khoang tàu hoặc
thông báo chủ quản bốc dỡ (L/M) nhờ tàu viên điều chỉnh nước ép khoang tàu
để giúp đỡ xử lý tình hình tàu bị nghiêng .
3) Dịch khoang tàu.
Trực ban chủ quản (hoặc người đại diện) cần dựa vào tình hình bốc dỡ thực tế,
kịp thời thông báo cho nhân viên thao tác theo thứ tự bốc dỡ thép phế đưa máy
dỡ thép phế dịch chuyển đến vị trí khoang tàu kế tiếp để tiếp tục bốc dỡ. Khi
muốn dịch chuyển máy trước tiên cần phải đưa gầu ngoạm của máy di chuyển

trở lại mặt bến tàu sau đó xác nhận không còn nguy cơ mất an toàn mới được
di chuyển máy. Khi dịch khoang và máy cẩu nhân viên thao tác dự bị cần phải
ở hiện trường giúp đỡ chỉ huy và chú ý vị trí tương quan của máy, đồng thời
bất cứ lúc nào cũng có thể hồi báo cho nhân viên thao tác máy.
5.4.6 Hạng mục chú ý khi dọn khoang tàu.
1) Trong khi làm việc do trên boong tàu có cột treo, cột đèn v.v…chướng ngại
vật, dẫn đến khi máy làm việc ở góc chết nhân viên thao tác tại hiện trường
phải hồi báo cho chủ quản trực ban (hoặc người đại diện ) thông báo trước cho
nhân viên lái máy dọn dẹp phối hợp với máy để làm việc .
2) Nếu thang trong khoang tàu là thang kiểu ẩn, sau khi nhân viên thao tác treo
máy dọn dẹp vào khoang tàu cần phải phối hợp bốc dỡ đến nơi thấp nhất ở lối
ra cầu thang khi đó mới có thể mở cửa制nhân viên dọn khoang mới được vào
khoang, nghiêm cấm từ thang xoắn (kiểu kín) để vào khoang.
5.4.7 Hạng mục chú ý khi kiểm tra dây cáp:
Trước khi làm việc, nhân viên thao tác hiện trường phải yêu cầu nhân viên
treo móc của nhà thầu kiểm tra xác thực tất cả dây cáp và thiết bị, nếu đạt quy
định dưới đây phải vứt bỏ không được sử dụng.
1) Dây cáp có các sợi cáp bị dứt 10% trở lên.
2) Đường kính dây cáp bị mòn lớn hơn 7% so với đường kính tiêu chuẩn.
3) Dây cáp bị xoắn vào nhau.
4) Dây cáp bị biến dạng và bị ăn mòn rõ rệt.
5) Ở điểm đầu mút dây cáp không bó như bình thường.
6) Dây cáp, vòng treo, móc treo hoặc linh kiện treo móc khác có sức chống đỡ
không đủ (quá tải).
7) Độ dài dây cáp không thích hợp, dây cáp bị mài mòn, chốt chống trượt ở
móc treo bị mất tác dụng. Kết quả kiểm tra được ký nhận vào “Biểu kiểm tra
dây cáp”制phụ kiện 6.2制.
5.4.8 Công việc treo máy dọn dẹp khoang tàu.
Do trực ban chủ quản (hoặc người đại diện) báo cho nhà thầu chuẩn bị đưa
máy dọn dẹp khoang tàu tới bến tàu XX và khoang XX, theo quy định phải

đưa máy dọn dẹp khoang tàu và giá treo đến được vị trí cần thiết trong thời


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

10/27

gian ngắn nhất. Trực ban chủ quản (hoặc người đại diện) phải thông báo cho
nhà thầu cẩu trục hiện trường cần phải định vị giá 3 góc và kéo thận trọng và
ủy nhiệm nhân viên kiểm soát tiến hành kiểm soát nhân viên thao tác nghiêm
cấm không đi vào khu vực đang làm việc. Nhà thầu dùng bộ đàm và dùng tay
ra hiệu chỉ huy cho nhân viên thao tác trên bến tàu, đưa gầu ngoạm của máy
MPC hạ xuống trên bề mặt bến tàu.
Máy cần di chuyển vào trong mặt bến tàu sau đó dựa vào khối lượng của máy
dọn khoang tàu và biên độ treo của máy MPC phân thành 2 kiểu sau:
 Nếu bán kính treo móc của máy MPC nằm trong khoảng 30m, có thể dùng tai
móc của gầu ngoạm để treo máy dọn dẹp (≦20 tấn) vào khoang tàu.
 Nếu bán kính treo móc của máy MPC nằm trong khoảng 30m~35m cần tháo
dỡ gầu ngoạm xuống rồi sử dụng dụng cụ treo móc của máy dọn khoang tàu,
thông qua lắp ghép dây cáp đem máy dọn khoang tàu vào khoang.
Nhân viên thao tác chầm chậm đưa máy dọn khoang tàu lên cao, khi nhấc lên
cao người lái cẩu chọn dùng dây thừng phụ để kéo ngăn không cho máy dọn
dẹp khoang tàu quay và dây cáp quấn lại với nhau rất nguy hiểm.

1) Khi máy dọn khoang xuống khoang tàu, nhân viên chỉ huy của nhà thầu ở
trong khoang dùng máy bộ đàm và tay ra hiệu chỉ huy nhân viên thao tác đặt
máy dọn khoang vào dưới khoang.
2) Sau khi máy dọn khoang vào khoang tàu tháo dụng cụ treo ra, nhà thầu phải
đem dụng cụ treo móc trở lại vị trí cũ đồng thời xác nhận không ảnh hưởng
đến máy bốc dỡ dịch chuyển.
3) Nếu như đem máy dọn khoang từ trong cabin treo ra mặt bến cảng, thì ngược
hướng thứ tự thao tác từ 2 đến 1, nhưng trước khi máy dọn khoang rời khỏi
khoang, thì tài xế phải đem bánh xích di động vệ sinh sạch sẽ, đồng thời
kiểm tra ống dầu xem có rò rỉ dầu hay không v.v.. mới được treo lên mặt bến
cảng.
5.4.9 Những điều khoản mà người chỉ huy (nhà thầu ) cần chú ý :
1) Người chỉ huy ngoài việc quen thuộc với cách thức chỉ huy, ngoài công việc
treo cẩu ra, phải hiểu rõ đối với trọng tải định mức của máy, bán kính làm
việc và tính năng vận chuyển.
2) Người chỉ huy trong cả quá trình phải đeo dây bảo hiểm, đồng thời chọn vị
trí thích hợp có tầm nhìn tốt nhất, không được đứng ở lan can miệng khoang
tàu, xà ngang cửa khoang, dưới chỗ vật treo và nắp khoang chưa được phép
mở, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến tình hình an toàn, động thái làm việc
của nhân công bốc dỡ trong khoang tàu, theo qui định ra hiệu bằng tay của
chỉ huy cần trục mà tiến hành thao tác, nếu như chỗ đứng cách mặt đất từ
2 M trở lên, thì phải lấy dây an toàn móc lên chỗ kết cấu vững chắc của tàu.
3) Chỗ đứng của người chỉ huy phải là chỗ mà người điều khiển máy dễ nhìn


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản


Trang

2.2

11/27

thấy, hiểu rõ tình trạng công việc và nơi an toàn.
4) Khi kéo vật treo lên, khi dây cáp căng lên thì dừng lại một lát, xác nhận
phương pháp treo của cáp treo đã an toàn thì sau đó chỉ thị nâng lên.
5) Trước khi đưa vật treo xuống gần mặt đất thì phải tiến hành giảm tốc độ,
đồng thời cách mặt đất 30-40cm dừng lại một lát, xác định an toàn xong mới
chỉ thị hạ xuống.
5.4.10 Công việc dọn khoang tàu :
Công việc dọn khoang cần ưu tiên cân nhắc đến an toàn của nhân viên, thiết
bị và thân tàu, phối hợp công cụ dọn khoang đem thép phế ở tường của
khoang tàu và các góc đáy của khoang tàu đến tập trung ở trung tâm của
khoang tàu, để thuận lợi cho máy bốc dỡ MPC làm việc.
1) Nhân viên làm sạch khoang trước khi vào khoang do lĩnh ban hiện trường
(hoặc người đại diện) cùng với lĩnh ban nhà thầu (hoặc người đại diện), nhân
viên an toàn 3 bên cùng với nhà tàu kiểm tra trong khoang hàm lượng khí oxi
>18%, H2S <10ppm, chất cháy nổ dưới 30%, cacbon monoxide (CO )
<35ppm, liệu trong khoang cao dưới 1 mét, theo “Biểu kiểm tra ba bên trước
khi vào khoang”(phụ kiện 6.3), đồng thời nằm trong phạm vi tiêu chuẩn nhân
viên mới được vào khoang.
2) Nếu khi đo hàm lượng khí oxi, khí H2S, khí cháy nổ (LEL) vượt qua giá trị
cho phép, lượng khí CO không phù hợp tiêu chuẩn, cần mời chủ quản trực
ban (người đại diện) hoặc chủ quản bốc dỡ (L/M) yêu cầu bên tàu dùng thiết
bị thông khí tiến hành thông khí, hàm lượng khí oxi >18%, H 2S <10ppm,
chất cháy nổ dưới 30%, cacbon monoxide (CO ) <35ppm thì mới được vào
khoang.

3) Trình tự kiểm tra an toàn nhân viên khi vào khoang: do nhân viên , lĩnh ban
quản lý làm sạch khoang, nhân viên vào khoang (nhân viên dọn khoang hoặc
lái máy làm sạch) cùng xác nhận môi trường tác nghiệp an toàn xong mới bắt
đầu tác nghiệp. Nhân viên làm sạch phải mang theo các dụng cụ như mũ an
toàn, dây đai an toàn, khẩu trang, còi, giày chống trượt, bộ đàm, đèn điện
mang trên đầu (làm việc ban đêm thì mang) máy đo dưỡng khí kiểu đeo bên
thân mới vào khoang làm việc. Nhân viên khi lên xuống khoang nếu gặp
thang lên xuống loại thẳng đứng thì phải sử dụng dây an toàn và móc chặt để
leo thang hoặc lợi dụng thiết bị móc chặt chống rơi để leo, nhân viên sử dụng
dây an toàn móc chặt trên thiết bị phòng rơi rớt để lên xuống thang hoặc sử
dụng dây an toàn móc chặt vào thang theo 3 điểm không động một điểm
động, đảm bảo an toàn cho nhân viên.
4) Trong lúc tác nghiệp dọn dẹp khoang tàu, nhân viên lái máy cần phải chú ý
những điểm dưới đây:
(1) Chủ quản bốc dỡ (L/M) tại thời điểm tàu cập bến hỏi thăm các khoang tàu
gần vị trí các két chứa dầu và ở đáy khoang có phải chỗ lồi ra hay không?


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

12/27

Đồng thời báo cho nhân viên lái máy lúc tiếp nhận khoang tránh những khu

vực này.
(2) Gầu ngoạm không được tiếp xúc với mặt đáy khoang tàu, đặc biệt phải chú ý
khi có sóng gió quá lớn hoặc khi thời tiết xấu.
(3) Bất cứ lúc nào thăm dò đáy khoang tàu nhắc nhở nhân viên lái máy dọn dẹp
và nhân viên dọn dẹp khoang tàu giữ khoảng cách an toàn giữa gầu ngoạm
và đáy khoang.
5) Hạng mục nhân viên thao tác chú ý:
Tránh việc thao tác viên khi thao tác máy bốc dỡ tàu sơ suất khiến cho thiết bị
hỏng hóc và tình trạng hỏng tàu, các chủ quản phải xác minh yêu cầu thao tác
viên tuân thủ những quy phạm nêu sau :
(1) Ngoài việc đặc biệt cần sửa chữa ra, nghiêm cấm đem gầu ngoạm của máy dỡ
hàng đặt ở trên nắp khoang tàu hoặc mặt boong tàu.
(2) Trước khi khởi động máy, nhân viên thao tác cần xác nhận lại bản thân con
máy và tình trạng môi trường xung quanh, để tránh phát sinh bất thường.
(3) Nhân viên thao tác khi gặp tình trạng đặc biệt cần phải rời khỏi máy, phải
đem máy dịch chuyển về phía trong pháp tuyến với bến cảng đồng thời được
sự đồng ý của chủ quản trực ban, ở tình trạng bình thường, nhân viên lái máy
không được tùy tiện rời khỏi máy.
(4) Khi máy dọn khoang tiến hành tập trung thép phế, thì thao tác viên phải đem
gầu ngoạm kéo lên một độ cao thích hợp tránh việc máy dọn khoang tàu va
đập vào gàu ngoạm .
6) Quy định việc dừng máy.
(1) Sau khi máy MPC hoàn thành công việc, phải đem gầu ngoạm đến ví trí xác
định trên mặt bến cảng, đồng thời tắt nguồn điện điều khiển.
(2) Khi tốc độ gió quá lớn vượt quá 20m/s, các máy dừng tác nghiệp, di chuyển
máy đến vị trí khóa bão và cố định máy, đồng thời tắt nguồn điện điều khiển,
chờ khi tốc độ gió giảm xuống nhỏ hơn 20 m/s, sau khi chủ quản trực ban xác
nhận hiện trường bình thường thì tiếp tục làm việc.
(3) Nếu do các nguyên nhân khác mà không thể đưa máy đến vị trí tránh bão,
phải nhét khối gỗ hoặc các vật khác có thể hãm để bánh xe không di chuyển,

phòng khi gió quá to tạo thành bánh xe di chuyển.
(4) Máy do phối hợp bảo dưỡng sửa chữa máy cần phải di chuyển máy thì sau khi
bảo dưỡng sửa chữa, cần đưa máy về vị trí cố định khóa bão và tắt nguồn điện
điều khiển.
5.4.11 Nhật ký thao tác.
Nhân viên lái máy phải đem các hạng mục của quá trình bốc dỡ khoang tàu,
thời gian bắt đầu và kết thúc, lượng bốc dỡ, hạng mục bất thường ghi chép tỉ
mỉ vào “ Biểu ghi chép thao tác máy MPC” (phụ kiện 6.4), ví dụ như : thời
gian, tên tàu, thời gian cập bến, thời gian rời bến, thời gian hoàn thành bốc dỡ,


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

13/27

nguyên nhân dừng máy và các tư liệu khác. Nhân viên thao tác các ca phải ký
tên lên “Biểu ghi chép thao tác máy MPC ” (phụ kiện 6.4) đồng thời trình lên
trực ban chủ quản ký tên để bảo lưu tài liệu kiểm tra.
5.5 Công việc xử lý sau khi dỡ thép phế hoàn thành.
5.5.1 Công việc 5S mặt bến cảng và thiết bị:
Sau khi bốc hoàn thành, nhà thầu cần dọn sạch thép phế ở gầu ngoạm và mặt bến
tàu, để đáp ứng yêu cầu về môi trường, chủ quản hiện trường hoặc người đại
diện được chỉ định cùng nhà thầu hội ý kiểm tra nghiệm thu việc dọn dẹp, đồng

thời tại “Biên bản nghiệm thu, quyết toán” (phụ kiện 6.5) kiểm tra kèm theo hình
ảnh bất thường hoặc văn kiện, hai bên phải ký nhận rồi trình chủ quản ký.
5.5.3 Báo cáo quá trình dỡ thép phế sau mỗi đợt tàu hoàn thành việc dỡ hàng xong, kỹ
sư bến tàu phải theo制Báo cáo công việc dỡ thép phế制(phụ kiện 6.6) trình lên chủ
quản phê duyệt.
5.6 Bảo dưỡng máy móc, thiết bị đồ dùng khí cụ.
5.6.1 Nhân viên bảo dưỡng trước khi tiến hành sửa chữa, phải đem đơn sửa lại cho
chủ quản tại hiện trường (hoặc người đại diện ) kiểm ký đồng thời đã ngắt điện
thiết bị và khóa lại, mới có thể tiến hành thi công .
5.6.2 Sau khi hoàn thành thi công, nhân viên bảo dưỡng phải đem đơn sửa lại cho chủ
quản tại hiện trường (hoặc người đại diện ) kiểm ký xong thì đem thiết bị cấp
điện lại, mới có thể giao cho thao tác viên làm việc.
5.7 Xử lý bất thường
Khi phát sinh tình hình bất thường, ví dụ như trong lúc dỡ hàng phát sinh chất lượng
thép phế khác thường hoặc có vật lạ hay kết cấu thân tàu có vấn đề v.v.., gây ra việc
dỡ thép phế và dọn khoang tàu trở nên khó khăn, quá trình xử lý chủ yếu như sau :
thao tác viên trước tiên phải dừng dỡ hàng đồng thời thông báo cho chủ quản trực
ban (hoặc người đại diện ) và nhân viên trực bên tàu, nếu như xác nhận không thể
tiếp tục dỡ hàng thì thông báo cho chủ quản bốc dỡ (L/M) lập tức lập thư kháng
nghị và công chứng ghi chép thời gian dừng máy, thao tác viên đem ảnh phim quay
được giao cho kỹ sư bến tàu phát hàm cho bộ phận trợ giúp xử lý đền bù và giải
quyết những vấn đề liên quan.
5.7.1 Xử lý rơi liệu
Xử lý liệu rơi xuống đất: do nhân viên nhà thầu ở mặt đất lập tức quét dọn tập hợp
lại tránh ô nhiễm lan rộng.
5.7.2 Xử lý thép phế bất thường:
Khi nhân viên thao tác ở trên tàu tiến hành công việc dỡ hàng, phát hiện thép phế
trong khoang tàu có vật lạ, thép phế quá nhỏ /quá lớn, gây ra khó khăn cho công
việc bốc dỡ tại hiện trường thì theo phương thức dưới đây tiến hành xử lý khác
thường.

1) Lập tức thông báo cho trực ban chủ quản hiện trường (người đại diện) hoặc chủ
quản bôc dỡ (LM) trưởng phòng và xưởng trưởng, tự thuật chi tiết chất lượng


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

14/27

của thép phế và tình hình tác nghiệp bất thường, xin ý kiến lựa chọn từng bước
thi hành, đồng thời đem dị vật quay phim, chụp ảnh để lưu trữ làm bằng chứng.
2) Nếu như quan sát phẩm chất của thép phế liên tục phát sinh bất thường lớn thì
đề nghị công ty công chứng lập thư kháng nghị giao cho công ty cung ứng đến
hiện trường xác nhận và mở cuộc họp rút kinh nghiệm phương thức cần thiết,
đồng thời ghi chép lưu lại cuộc họp và ký tên làm bằng chứng để thực hiện.
3) Nếu như chất lượng thép phế bất thường, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và hỏng hóc thiết bị hoặc nguy hiểm an toàn công việc không có phương
pháp thích hợp giải quyết, thì trình lên chủ quản để cân nhắc an toàn lập tức
ngừng công việc, đồng thời bộ phận thu mua và công ty cung ứng đem dịch đến
bên ngoài cảng đợi hoặc đến cảng khác dỡ hàng, tránh ảnh hưởng bến sau đó
tiếp tục vận chuyển.
5.7.3 Xử lý thép phế trong khoang tàu có dị vật khác thường.
1) Nhân viên thao tác bốc dỡ thép phế trong khi làm việc phát hiện trong khoang
tàu có dị vật khác thường như tấm sắt mạ thiếc, mạ kẽm, dây cáp, thép hợp kim

cao (hàm lượng Cu, Ni, Cr, Mo), gang đúc, phoi máy tiện, sợi thép, ống gió, vật
liệu phi kim loại, rác thải điện tử thì lập tức thông báo chủ quản trực ban (hoặc
người đại diện) đồng thời phản ánh với nhân viên phía tàu, không được tự hành
động hay yêu cầu nhà thầu vào trong khoang lấy ra.
2) Đề nghị công ty công chứng hoặc L/M lập thư kháng nghị bàn giao cho bên phía
tàu ký nhận, nếu làm cho máy bị hư hại, sẽ do xưởng bảo dưỡng đem các chi phí
liên quan đến sửa chữa và công ty công chứng xuất báo cáo đền bù đồng thời do
kỹ sư bến tàu phát văn bản và liên lạc bộ phận thu mua tiếp cận bên cấp hàng
yêu cầu đền bù để giữ quyền lợi của công ty.
3) Sau khi dị vật trong thép phế được các bên liên quan kiểm tra xác nhận và công
ty công chứng xuất báo bất thường thì bốc lên xe tải vận chuyển đến bãi thép
phế xử lý.
5.7.4.Lưu trình thông báo bất thường nước thải tàu
1制Thuyết minh lưu trình:
(1) Nguyên tắc tuần tra
a) Thời điểm tuần tra: sau khi tàu vào cảng cập bờ, trước và trong khi bốc
dỡ,lúc tàu chuẩn bị rời cảng.
b)Tần suất tuần tra: mỗi 2 tiếng một lần.
(2)Phạm vi tuần tra:
a) Tuần tra trên bờ: nhân viên tuần tra từ trên bờ quan sát thân tàu (mạn
phía bờ) xem lỗ thoát nước của tàu có đang xả nước hay không.
b) Tuần tra trên tàu: nhân viên tuần tra lên tàu quan sát mạn phía biển
của tàu, xem lỗ thoát nước của tàu có đang xả nước hay không.


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản


Trang

2.2

15/27

c) Nhân viên tuần tra: Do chủ quản trực ban hiện trường điều phối, hai
người lập thành một tổ tiến hành tuần tra, nhân viên ATVSMT tuần
tra không định kỳ, đôn đốc và tăng cường năng lực tuần tra.
2) Lưu trình thông báo
(1) Nhân viên tuần tra thông báo: khi phát hiện tàu xả nước bẩn lập tức thông
báo cho chủ quản trực ban hiện trường và chủ quản bốc dỡ (Loading
Master).
(2) Chủ quản trực ban hiện trường, chủ quản bốc dỡ thông báo: trực ban và
chủ quản bốc dỡ tiến hành xác nhận tình trạng bất thường, tìm hiểu
nguồn gây ô nhiễm, chụp ảnh sau đó ghi chép rõ sự việc (người, việc,
thời gian, địa điểm, sự vật), sau đó chủ quản trực ban hiện trường báo cáo
cho trưởng khu.
(3) Chủ quản bốc dỡ xác nhận với thuyền trưởng hoặc đại phó, yêu cầu lập
tức cải thiện, nhằm tránh ô nhiễm lan rộng.
(4) Thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh:
a) Ngày thường do tổ bốc dỡ trực tiếp thông báo cho đại diện Cảng vụ
Hàng hải Hà Tĩnh tại cảng - Trương Ngọc Châu (0902-114041), sau
đó báo cho đài VTS và đề nghị nhân viên trực ban VTS ghi chép vào
sổ trực: tình hình bất thường, người, sự việc, thời gian, địa điểm, sự
vật, biện pháp xử lý và tình hình xử lý.
b) Ca đêm và ngày nghỉ do tổ bốc dỡ thông báo đến số điện thoại trực
ban của Cảng vụ Hàng hải (0393-900100), nếu không có người nghe
máy thì báo lại cho đài VTS, đề nghị nhân viên VTS ghi lại thời gian
đồng thời chuyển thông báo đến nhân viên trực ca ngày hôm đó của

Cảng vụ Hàng hải.
c)Số điện thoại liên hệ đơn nhất của bộ phận Xếp dỡ bến tàu là (0838981808), nếu không có người nghe máy thì gọi vào số của nhân viên
phòng điều khiển (0393-722123 rồi ấn số máy lẻ 6618 hoặc 6625).
Người liên hệ bộ phận cũng như nhân viên trực phòng điều khiển nếu
nhận được điện thoại từ Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh thì phải ghi chép
lại đầy đủ.
3) Báo cáo tình hình xử lý
(1) Nếu cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh đến hiện trường thực hiện nghiệp vụ,
chủ quản trực ban hiện trường và chủ quản bốc dỡ bắt buộc tham gia
đi cùng, chủ quản trực ban hiện trường cần thông báo tình hình xử lý ở
hiện trường cho trưởng khu.
(2) Báo cáo cho các cấp chủ quản nắm được tình hình xử lý bất thường


Mã số văn kiện
Sách trình tự tác nghiệp dỡ thép phế

Phiên bản

Trang

2.2

16/27



×