Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số biện pháp khắc phục lỗi viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 4 trường tiểu học trí quả thuận thành –bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.08 KB, 64 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Môn tiếng việt bước đầu dạy học cho học sinh (HS) nhận biết được
những tri thức sơ giản, cần thiết bao gồm: ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa,
ngữ pháp, chính tả.Trên cơ sở đó,rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ:
nghe,nói,đọc,viết nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng việt(TV) có hiệu quả trong
suy nghĩ và trong giao tiếp.Mục tiêu của phân môn chính tả là sự cụ thể hóa mục
tiêu của phân môn TV ở bậc tiểu học “ hình thành và phát triển ở học sinh khả
năng sử dụng TV( đặc biệt kỹ năng viết); góp phần rèn luyện cho học sinh
những hiểu biết sơ giản về tự nhiên và xã hội để góp phần giáo dục và hình
thành nhân cách cho học sinh” ( Lê Phương Nga, Nguyễn Trí(2002),Phương
pháp dạy học Tiếng Việt,NXB ĐHSP).
1.2. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người, cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một biểu hiện của nết người,dạy cho HS
viết đúng, viết cẩn thận,viết đẹp là đóng góp phần rèn luyện tính cẩn thận,tính
kỷ luật và long tự trọng”.Vì vậy chữ viết cần phải đúng,đẹp,chữ viết sai chính tả
hiệu quả giáo dục sẽ giảm xuống, hậu quả khó lường trước được.Chữ viết là kí
hiệu bằng hình ảnh, thị giác ghi lại bằng tiếng nói,mỗi đường nét tương ứng với
một âm thanh có ý nghĩa của tiếng nói. Một tổ hợp gồm các chuỗi các hình nét
được liên kết theo những cách thức nhất định để ghi lại lời nói âm thanh và trở
thành phương tiện truyền đạt nội dung.
Vì vậy, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối
với HS tiểu học. Phân môn chính tả ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện
cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả TV.
Cùng với các phân môn khác,chính tả giúp HS chiếm lĩnh văn hóa Việt- công cụ
để giao tiếp,tư duy. Ngay từ bậc đầu tiểu học,học sinh cần phải được học môn
học chính tảmột các khoa học,cẩn thận để có sử dụng công cụ này suốt những
năm tháng trong thời kì học tập cũng như suốt cuộc đời.
1.3. Thực tế áp dụng những yêu cầu trên vào giảng dạy TV nói chung và
môn chính tả nói riêng ở các trường tiểu học vùng đồng bằng còn gặp nhiều khó
1




khăn.Điều đó cũng ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn khác. Nếu không
có những biện pháp khắc phục kịp thời sẽ làm mất đi sự thống nhất của TV .
Cụ thể là trên địa bàn trường tiểu học Trí Quả-Thuận Thành-Bắc
Ninh,hiện tượng học sinh viết sai chính tả, đặc biệt là sai phụ âm đầu “ch-tr”, “
s-x ”, “ l-n”, dẫn đến viết sai.Bên cạnh đó, về phương pháp, một số giáo viên
chưa chú ý áp dụng phương pháp hợp lí khi dạy chính tả.
Nhằm nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho HS lớp 3,4 trường tiểu
học Trí Quả, tôi mạnh dạn chọn nội dung “ Một số biện pháp khắc phục lỗi viết
đúng chính tả cho học sinh lớp 3-4 trường tiểu học Trí Quả -Thuận Thành –
Bắc Ninh” để nghiên cứu, trên cơ sở thực tế đề xuất biện pháp khắc phục các lỗi
chính tả hco HS tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề
Thực tiễn đề tài này, các tác giả đã quan tâm nghiên cứu các công trình
sau:
Giáo trình“ Phương pháp dạy học TV cho HS cấp tiểu học ”Bộ GD – ĐT,
dự án phát triển GV tiểu học, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội (2006),tác giả đã
cập tới những mục tiêu cơ bản cho dậy học chính tả, chỉ ra một số hạn chế trong
việc thực hiện các yêu cầu phân môn chính tả..
Công trình “Vui học tiếng việt” –Trần Mạnh Hướng ,tập 1, 2002, NXBGD tác giả đã nhấn mạnh những kiến thức cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo
các kỹ năng nghe nói đọc viết các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng,
có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
Giáo trình “Dạy học chính tả ở tiểu học” Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân
Thảo(1995), NXB GD, tác giả đã đề cập đến khái niệm chính tả, vị trí của phân
môn Chính tả, những nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Chính tả ở Tiểu học.
Giáo trình “Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học” Lê A (1982), NXB
ĐHSP, tác giả đã đề cập tới vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn chính tả ở
tiểu học, cơ sở khoa học của việc dạy học chính tả, chương trình (sách giáo
khoa) SGK dạy chính tả.


2


Công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học” Bộ GDĐT, dự án phát triển GV tiểu học, NXB GD, Hà Nội, (2005), tác giả đã chỉ ra
những đổi mới trong nội dung và phương pháp bài dạy phân môn chính tả theo
chương trình sách giáo khoa mới. Nắm được bản chất và phương pháp dạy học
chính tả theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. Các công trình nghiên cứu
trên là những tiền đề lí luận quý báu để tác giả thực hiện khóa luận "Một số biện
pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3-4 trường Tiểu học Trí
Quả-Thuận Thành-Bắc Ninh” .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh lớp 3, 4 từ đó nhằm đề xuất một
số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3-4 trường Tiểu học nói
chung và Trường Tiểu học Trí Quả-Thuận Thành-Bắc Ninh nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê thực trạng chính tả của HS lớp 3-4 Trường Tiểu học
Trí Quả - Thuận Thành - Bắc Ninh và rút ra những kết luận cần thiết.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên viết sai chính tả.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể.
- Thực nghiệm sư phạm.
4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 3-4 trường Tiểu học Trí Quả - Thuận Thành - Bắc Ninh.
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: học sinh lớp 3-4 trường Tiểu học Trí
Quả - Thuận Thành - Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề: Vấn đề viết chính tả học sinh lớp 3-4 trường Tiểu học

Trí Quả - Thuận Thành - Bắc Ninh.
- Phạm vi đối tượng: học sinh lớp 3-4 trường Tiểu học Trí Quả - Thuận
Thành - Bắc Ninh.
3


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.3. Phương pháp toán học
5.4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
5.5. Phương pháp thực nghiệm
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của khóa luận được chia
làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương 2: Một số biện pháp khắc phục lỗichính tả cho học sinh lớp 3-4
truờng tiểu học Trí Quả - Thuận Thành - Bắc Ninh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính tả là gì?
“Chính tả phép viết đúng, là lối viết hợp với chuẩn, là hệ thống quy tắc về
cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách
phiên âm tiếng nước ngoài…Chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn
ngữ nhằm làm cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn

bản. Sự quy ước có tính chất xã hội,trong chính tả không cho phép vận dụng các
quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân”.(Khắc phục lỗiTiếng
Việt, Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh, NXB Giáo dục, Hà Nội).
Như vậy, chính tả được hiểu là “phép viết đúng” hay “lối viết hợp chuẩn”
bao gồm hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn
ngữ. Nói cách khác chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa
nhận trong ngôn ngữ toàn dân.
1.1.2. Vai trò của viết đúng chính tả
Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết hoặc hoạt động giao tiếp. Nếu
với phân môn tập viết,dạy học sinh biết viết chữ thì chính tả dạy cách tổ hợp,kết
hợp các chữ đúng quy ước, quy tắc của xã hội để làm chất liệu hiện thực hóa
ngôn ngữ.Vì thế dạy chính tả cho học sinh chính là hình thành tư duy năng lực.
Hay nói cách khác: chính tả là công cụ học tập, có vị trí quan trọng dẫn đến việc
học các môn khác.Đồng thời chính tả là môn học đặt nền móng cho sự phát triển
ngôn ngữ, văn hóa nói chung.
Viết đúng chính tả giúp hiểu đúng nội dung giao tiếp. Đối với mỗi cá
nhân, việc viết đúng chính tả thể hiên tư duy và trình độ văn hóa của người đó.
Đối với mỗi cơ quan, thể hiện sự chuyên nghiệp, sắc sảo về chuyên môn, trình
độ văn hóa, năng lực quản lí. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và hiệu
quả trong công việc.

5


Không biết chữ hoặc viết không đúng chuẩn, con người tự hạn chế hoạt
động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Hay nói cách khác: Chính tả
là công cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong học tập.
1.1.3. Đặc điểm của chữ Việt
Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái (đây là con số không quá nhiều để nhớ đối

với mỗi học viên trong bài đầu tiên tiếp cận tiếng Việt), mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết
hoặc in lớn và nhỏ. Kiểu viết hoặc in lớn gọi là "chữ hoa", "chữ in hoa", "chữ viết hoa". Kiểu
viết hoặc in nhỏ gọi là "chữ thường", "chữ in thường", "chữ viết thường”, được sắp xếp theo
thứ tự như sau:

Chữ (viết hoa & viết

Tên chữ

Đọc theo âm

Aa

a

a

Ăă

á

á

Ââ





Bb




bờ

Cc



cờ

Dd



dờ

Đđ

đê

đờ

Ee

e

e

Êê


ê

ê

Gg

giê

gờ

Hh

hát

hờ

Ii

i

i

Kk

ca

cờ

Ll


e-lờ

lờ

Mm

em mờ/e-mờ

mờ

Nn

en nờ/e-nờ

Oo

o

thường)

nờ
o

6


Ôô

ô


ô

Ơơ

ơ

ơ

Pp



pờ

Qq

cu/quy

quờ

Rr

e-rờ

rờ

Ss

ét-xì


sờ

Tt



tờ

Uu

u

u

Ưư

ư

ư

Vv



vờ

Xx

ích xì


xờ

Yy

i dài

i

Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ,
u, ư (Một số người tính thêm nguyên âm dài nữa là oo (xoong, coong) cho tiếng
Việt có tới 12 nguyên âm đơn) và 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê iê, ua - uô, ưa - ươ.
Từ bảng chữ cái, tiếng Việt có phần lớn các phụ âm được ghi bằng một chữ
cái duy nhất: b, t, v, s, x, r… Có 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ cái ghép lại:
Ph (phở, phim, phấp phới)
Th (thướt tha, thê thảm)
Tr (tre, trúc, trước, trên)
Gi (gia giáo, giảng giải )
Ch (cha, chú, che chở)
Nh (nhỏ nhắn, nhẹ nhàng)
Ng (ngây ngất, ngan ngát)
Kh (không khí, khập khiễng)
Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
Có một phụ âm được ghi bằng ba chữ cái: Ngh (nghề nghiệp)
Và trong tiếng Việt có ba phụ âm được ghi bằng nhiều chữ cái khác nhau:
7


- /k/ được ghi bằng:
K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (kí/ký, kiêng, kệ, kẻ);

Q khi đứng trước bán nguyên âm u: qua, quốc;
C khi đứng trước các nguyên âm còn lại: cá, cơm, cóc, cốc,…
- /g/ được ghi bằng:
Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (ghi, ghiền, ghê, ghẻ);
G khi đứng trước các nguyên âm còn lại
- /ng/ được ghi bằng:
Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (nghi, nghiêng, nghệ, nghe);
Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại.
Trên thực tế ở nước ta hiện nay đang chấp nhận hai chuẩn chính âm nhằm đảm
bảo việc giao tiếp được thống nhất cũng như những vấn đề về đặc điểm vùng
miền đó là:
+ Chuẩn chính âm thứ nhất: phát âm chuẩn tất cả các âm vị tiếng Việt theo
quy định của chính tả;
+ Chuẩn chính âm thứ hai: trên cơ sở chính âm chung của tiếng Việt, chấp
nhận hiện tượng phát âm theo địa phương cụ thể là miền Bắc không bắt buộc
phát âm chuẩn các âm “tr, s, r”, miền Nam không bắt buộc phát âm phân biệt
“v/d”, âm cuối “t/c; n/ng”.
1.1.4. Các yêu cầu về chuẩn chính tả Tiếng Việt
Căn cứ “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt” (Ban
hành kèm theo quyết định số 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục) và “Quy
định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa” (Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành năm 2003) và các tài liệu về Ngôn ngữ học, Phương pháp dạy học
Tiếng Việt, có thể thấy hệ thống chuẩn chính tả của tiếng Việt hiện nay quy định
những vấn đề cơ bản như sau:
* Chuẩn viết các âm và các thanh tiếng Việt: được xác định theo hệ thống
ngữ âm và chữ viết.
- Chuẩn viết các âm: ngoài các âm được ghi theo tỉ lệ 1:1 (1 âm được ghi bằng 1 chữ) thì có một số
trường hợp một âm được ghi bằng nhiều con chữ khác nhau, vì vậy sẽ có một số quy tắc cần ghi nhớ:

8



TT

Các quy

Cách viết

Ví dụ

- Viết là “k” khi đứng trước i, e, ê, iê.

- kí, kén, kiến,...

- Viết là “q” khi đứng trước âm đệm “u”

- quả, quyết,...

tắc chính
tả
k/c/q
1

2
3
4
5
6

- Viết là “c” khi kết hợp với các âm còn - ca, cô, có, cũ,...

g/gh

lại: a, o, ô, ơ, u, ư,
- Viết “g” khi kết hợp với a, o, ô

- gà, gồ, gò, gù,...

ng/ngh

- Viết “gh” khi kết hợp với i, ê, e,
- Viết “ng” khi kết hợp với a, o, ô

- ghi, ghế, ghé...
- nga, ngo, ngô...

ua/uô

- Viết “ngh” khi kết hợp với i, ê, e,
- nghỉ, nghe,...
- Viết “ua” khi âm tiết không có âm cuối - cua, mùa, lúa,...

ưa/ươ

- Viết “uô” khi âm tiết có âm cuối
- muốn, xuống,...
- Viết “ưa” khi âm tiết không có âm cuối - mưa, dừa, lửa,...

i/y

- Viết “ươ” khi âm tiết có âm cuối

- Viết “i” sau âm đầu

- sương, mượt,...
- mì, miến, mịn,..

- Viết “y” sau âm đệm

- luyến, lũy, quý,..

- Là từ thuần Việt và đứng một mình

- ỉ eo, ì ạch; ý kiến,

viết “i”; là từ gốc Hán viết “y”.

y tá, y sĩ, y dược,...

- Nếu nguyên âm đôi “iê” đứng đầu

- yêu thương, yên

tiếng thì viết “y”.

ả,...

- Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm

- im ắng, in ấn,...

đệm) viết “i”.

- Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ “uy, ay,

- múi, mai, tôi,...

ây”) thì viết “i”
- Viết i/y đều đúng trong trường hợp có

- Châu Mĩ/Châu

âm tiết mở (Khuyến khích học sinh

Mỹ, Địa lí/Địa lý,

viết “i”).

Bác sĩ/Bác sỹ, Mĩ

thuật/ Mỹ thuật,...)
* Chuẩn viết các thanh: ghi dấu thanh vào trên hoặc dưới âm chính của âm
tiết. Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi thì có nguyên tắc: tiếng có âm
chính là nguyên âm đôi mà tiếng không có âm cuối thì đánh dấu vào con chữ thứ
9


nhất của nguyên âm đôi (của, lúa, lửa,...); trong trường hợp tiếng có âm cuối vần
thì đánh dấu vào con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (muốn, hường, xuồng,
tiến...).
* Chuẩn viết hoa: tuy chưa thật thống nhất nhưng xu hướng đang được chấp
nhận là viết hoa con chữ đầu của mỗi âm tiết thuộc tên riêng (Việt Nam, Bắc
Ninh...); nếu tên riêng là cụm từ thể hiện một hay hơn một danh từ chung và một

danh từ riêng thì viết hoa con chữ đầu thuộc âm tiết đầu của các danh từ chung,
còn danh từ riêng viết hoa theo quy định (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội...). Viết hoa chữ cái đầu của tiếng sau dấu kết thúc câu
(dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi).
* Chuẩn viết phiên âm từ vay mượn (tiếng nước ngoài): Trường hợp phiên
âm qua âm Hán Việt: viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam (Mạc Tư Khoa, Mao Trạch Đông, Miến Điện, Mỹ,...); Trường hợp không
phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng
và có gạch nối giữa các tiếng đang tồn tại hai cách viết phiên âm đó là phiên âm
âm tiết hóa (có gạch nối giữa các âm tiết của từ: Lê-nin; Pa-ri, Mat-xcơ-va, Phiđen Cat-xtơ-rô, Lép Tôn-xtôi...) và phiên âm từ hóa (viết liền các âm tiết: Paris,
Canađa...)
1.2. Thực tế chính tả của học sinh lớp 3-4 trường tiểu học Trí Quả -Thuận
Thành – Bắc Ninh
Tôi tiến hành khảo sát trên 368học sinh lớp 3, 4 trường tiểu học Trí Qủa –
Thuận Thành – Bắc Ninh. Hình thức khảo sát bao gồm:
- Phỏng vấn giáo viên
- Phiếu bài tập chính tả;
1.2.1. Khảo sát qua phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn giáo viên, tôi hỏi 9 giáo viên tham gia giảng dạy trực
tiếp tại các lớp 3, 4 trường tiểu học Trí Qủa – Thuận Thành – Bắc Ninh. Nội
dung các câu hỏi như sau:
- Các em có thường xuyên viết sai chính tả không?
- Học sinh thường mắc những lỗi chính tả nào?
10


- Theo thầy (cô), việc viết sai chính tả của bản thân học sinh hay là do
những nguyên nhân nào?
Với các câu hỏi trên, tôi nhận được các câu trả lời của giáo viên với kết quả
cụ thể là:

- 8/9 giáo viên đều đưa ra ý kiến học sinh cũng thường xuyên sai chính tả
(tỉ lệ 89%)
- Đa số học sinh thường lỗi mắc là viết sai l hoặc n, tr hoặc ch, s hoặc x; r,
d hoặc gi nhưng chủ yếu ở các từ khó, ít gặp hoặc không hiểu rõ nghĩa; hoặc
chưa biết cách ghi chính xác tên riêng nước ngoài được phiên âm trực tiếp sang
tiếng Việt.
- Các nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh được phỏng vấn tập trung vào
một số nguyên nhân chủ yếu như:
+ Phát âm không chuẩn;
+ Chưa gặp từ đó;
+ Không hiểu nghĩa của từ.
1.2.2. Khảo sát qua phiếu bài tập chính tả
Để kiểm tra mức độ viết đúng chính tả của học sinh, tôi tiến hành sử dụng phiếu khảo sát đối với học
sinh lớp 3, 4 trường tiểu học Trí Qủa – Thuận Thành – Bắc Ninh. Phiếu khảo sát gồm 4 câu hỏi, bài tập
chính tả cơ bản nhằm kiểm tra kĩ năng chính tả của học sinh. Phiếu được phát cho học sinh làm trong
thời gian là 1 tiết của giờ sinh hoạt hoặc giờ ôn tập Tiếng Việt. Sau đây là nội dung phiếu khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
Anh (chị) vui lòng thực hiện theo các yêu cầu dưới đây.
Câu 1: Điền vào chỗ trống
a. l hay n?
…o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …
ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …oè …oẹt, …ơm …ớp.
b. s hay x?
...inh vật, ...áng tác, ...ứng đáng, họa ...ĩ, ...ơ xuất, ...a lưới, ...ác định, ...ắc
mặt, ...ốc dậy, cửa ...ổ, vô ...ong, ...ác minh, ...ác thực, cọ ...át, màu ...ắc, ...ong
toàn, ...ao động, ...ốc vác, biến ...ắc, ...ông đất, ...ôi nổi, ...uất hành
11



c. tr hay ch?
…ong …ẻo, …òn …ĩnh, , …e …ở, …úm …ím, …ẻ …ung, …en …úc, …
ải …uốt, …ạm …ổ, …ống …ải...ước tác, bức ...ướng mừng thọ, ...ướng
bụng, ...uyên ...ị, ...ưng diện, …ập …ững, …ỏng …ơ, …ơ …ọi
d. r hay d hay gi?
...ung hòa, ...ung ...ăng ...ung ...ẻ, ...uỗi chân, ...ung mạo, ...ành mạch,
...ang ngô, ...uồng ...ẫy, ...ớm ...ớm, ...òn ...giã, trống ...ong cờ mở, ...iễu
hành, ...iễu cợt, ...eo neo, ...anh ...ới, ...ang tay, ...ặt ...ũ, ...án ...ấy, bánh ...án,
...ằng xé, ...ãy ...ụa, nương ...rẫy, ...ãy nhà, lắp ...áp, ...áp ...anh, ...áo mác,
khô ...áo, ...ưỡng ...ục.
Câu 2:Tìm 3 từ có chứa tiếng:
- xát, sắc, song, sổ.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- nam, lam, lan, nan.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- trí, chí, triều, trở, chuyền.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- giang, danh, giành, rành
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 3:Điền dấu thanh thích hợp vào các tiếng trong các từ sau (giải thích cách
điền):
Chiêc thuyên, thua nao, ngon mia, khuc khuyu, (khen) thương, (mong) muôn,
thuơ nao, (con) sưa, khuya khoăt, (hoa) huê, (con) sêu,...
Câu 4:Em hãy viết đúng các trường hợp sau theo đúng quy định viết hoa
tên người, tên địa lí, tên cơ quan tổ chức theo quy định viết hoa tiếng Việt.
a. Hãy viết tên 5 bạn cùng tổ em (họ, tên đệm, tên riêng).

................................................................................................................................
b. Hãy viết tên 5 địa danh của Việt Nam.
12


................................................................................................................................
c. Hãy viết tên 5 người và địa danh vùng dân tộc ít người.
................................................................................................................................
d. Hãy viết tên 5 người và địa danh nước ngoài (được phiên âm qua âm HánViệt)
................................................................................................................................
e. Hãy viết tên 5 người và địa danh nước ngoài ( được phiên âm trực tiếp sang
tiếng Việt).
................................................................................................................................
g. Hãy tìm 5 cụm từ chỉ các tổ chức, đơn vị, cơ quan, đoàn thể,... và viết lại cho
đúng quy tắc viết hoa.
................................................................................................................................
Cảm ơn sự hợp tác các em!
Để đánh giá khả năng chính tả của học sinh qua phiếu khảo sát trên, tôi
chia thành các mức độ như sau:
- Mức độ 1: sai hoặc bỏ trống từ 0 đến 4 lỗi
- Mức độ 2: sai hoặc bỏ trống từ 5 đến 9 lỗi
- Mức độ 3: sai hoặc bỏ trống từ 10 đến 14 lỗi
- Mức độ 4: sai hoặc bỏ trống trên 15 lỗi.
Sau đây là bảng thống kê các lỗi chính tả được khảo sát trên 386 phiếu bài làm của học sinh lớp
3, 4 trường tiểu học Trí Qủa – Thuận Thành – Bắc Ninh:

T

Các


T

lỗi
chín

1
2
3

h tả
l/n
tr/ch
s/x

4

r/d/g

5

i
Viết

Mức độ 1
Số
Tỉ
lượng

Mức độ 2
lệ Số

Tỉ lệ

(%)

lượng

(%)

Mức độ 3
Số
Tỉ lệ

Mức độ 4
Số
Tỉ lệ

lượn

(%)

lượng (%)

48.9%
52.2%

133
104

36.2
32.6


119

%
32.3

g
20
32
36

5.4 %
8.7 %
9.8 %

35
40
43

9.5 %
10.9 %
11.7 %

180
192
170

46.2%

40


10.9

51

13.9%

177

46.2%

100

%
29%

34

%
9.2 %

46

12.5%

150

40.8%

138


37.5

13


6

hoa
Dấu
than

50

13.6

78

21.2%

165

44.8%

%

75

%
20.4

%

h
Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy học sinh vẫn còn
nhiều hạn chế về chính tả tiếng Việt trong đó đặc biệt là việc viết đúng các từ bắt
đầu bằng cặp phụ âm đầu dễ lẫn l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi với các từ ít gặp, ít dùng;
viết hoa tên riêng người, địa lí nước ngoài; các cơ quan tổ chức. Từ kết quả khảo
sát chúng ta thấy được số lượng và tỉ lệ học sinh viết sai và bỏ trống còn nhiều,
chủ yếu các em ở mức độ 3 và 4, : mức độ 3 (l/n) 48.9%, 52.2% (tr/ch), 46.2%
(s/x), 46.2% (r/d/gi) 40.8% (viết hoa), dấu thanh 44.8%,mức độ 1 và 2số lượng
còn hạn chế. Do vậy, việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3, 4
trường tiểu học Trí Qủa - Thuận Thành – Bắc Ninh là cần thiết.
1.2.3. Nguyên nhân mắc lỗi chính tả
Từ kết quả khảo sát có thể xác định những nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi
chính tả của học sinh đó là:
- Do phát âm chưa chuẩn xác;
- Không trau dồi vốn ngôn ngữ thường xuyên;
- Không hiểu nghĩa của từ;
- Không cẩn thận trong bài viết và trình bày;
Dựa vào những nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh cũng như những
khó khăn và thuận lợi của học sinh trong quá trình học tập, tôi sẽ đề xuất những
biện pháp phù hợp để rèn chính tả cho học sinh lớp 3, 4 trường tiểu học Trí Qủa
- Thuận Thành – Bắc Ninh

14


TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương I, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề khoa học để triển
khai đề tài, đó là những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu,. Đặc

biệt, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 3, 4 trường tiểu học Trí Qủa, Thuận
Thành, Bắc Ninh về những lỗi chính tả các em thường mắc phải. Trên cơ sở
khảo sát, phân tích số lượng, tôi nhận thấy các em còn viết sai chính tả tường đối
nhiều đặc biệt các phụ âm: l/n, ch/tr, s/x, gi/r/d, các thanh điệu và các cách viết
hoa tên người, tên địa lý, tên người nước ngoài, tên phiên âm,… Với kết quả
khảo sát đó, tôi đã nghiên cứu để đề xuất những biện pháp có hiệu quả dựa trên
các lỗi chính tả thường mắc cũng như nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh
nhằm nâng cao khả năng viết chish tả, cũng như hạn chế tối đa viết sai chính tả
cho học sinh lớp 3,4 trường tiểu học Trí Qủa, Thuận Thành, Bắc Ninh.

15


CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 3, 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÍ QỦA
THUẬN THÀNH – BẮC NINH
2.1.Rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh
Trên cơ sở lí luận tôi đã phân tích xung quanh việc dạy và học phân môn
chính tả cho học sinh lớp 3-4, đồng thời dựa vào kết quả điều tra thực trạng dạy
và học,tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn là một yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao và cải thiện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Đối với học sinh trường tiểu học Trí Qủa - Thuận Thành – Bắc Ninh, các
em chủ yếu phát âm chưa chuẩn âm l/n (hướng cách phát âm đài phát thanh
truyền hình Hà Nội). Do vậy, tôi rèn kĩ năng phát âm l/ n cho học sinh vào tất cả
các tiết dạy học trên lớp như Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả,… và
lên kế hoạch cho các em luyện tập trong những tiết sinh hoạt ngoại khóa.
2.2. Củng cố quy tắc viết hoa và dấu thanh cho HS
Tôi cung cấp cho học sinh quy tắc viết hoa và dấu thanh chuẩn của tiếng
Việt, đồng thời yêu cầu mỗi học sinh có một bảng ghi rõ về quy tắc viết hoa và
dấu thanh để trước bàn học ở nhà, hoặc để trong cặp mang đi mỗi ngày.

- Cách viết hoa tên riêng Việt Nam: tên người, tên địa lí, tên dân tộc,tên
cơ quan tổ chức đoàn thể; (xem mục 1.1.4 – chương 1)
- Cách viết hoa tên riêng nước ngoài: tên người, tên địa lí, tên cơ quan tổ
chức đoàn thể nước ngoài; (xem mục 1.1.4 – chương 1)
- Quy tắc ghi dấu thanh trong các âm tiết tiếng Việt. (xem mục 1.1.4 –
chương 1)
Để kiểm tra chất lượng học sinh viết đúng không, tôi tiến hành kiểm tra
trong mỗi tiết dạy của mình trên lớp và các phiếu bài tập trong giờ ôn tập Tiếng
Việt hoặc giờ sinh hoạt.
2.3. Cung cấp một số mẹo chính tả
* Mẹo chính tả phân biệt l và n

16


Mẹo phân biệt l/n
- Mẹo âm đệm:

Ví dụ

+ n: không thể đứng trước âm đệm (ngoại trừ - lòa xòa, cái loa,loắt choắt,
từ” noãn” nghĩa là trứngdùng trong hai từ loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận,
Hán Việt là “noãn cầu” và “noãn bào”).

quần loe, lóe sáng, luyến tiếc,

+ l: có thể đứng trước âm đệm (các vấn có luyện tập, lũy thừa, liên lụy…
âm đệm trong tiếng Việt: oa, oăn, oắt, uân,
uất, oe, uê, uy).
- Mẹo thay thế âm đầu nh – l:Khi gặp một - lài – nhài, lầm – nhầm, lem –

tiếng chưa rõ viết với “l” hay “n” mà thấy nhem, lời – nhời, loáng –
đồng nghĩa với một tiếng khác viết với “nh” nhoáng, lố lăng – nhố nhăng,
thì có thể kết luận tiếng chưa rõ ấy sẽ được nhăm nhe – lăm le,
viết với “l”.
- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp - này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu,
thường viết bằng n.
- Trong cấu tạo từ láy:

né, nép, ..
- no nê, nợ nần, nao núng, nôn

+ Láy âm: Cả l và n đều có từ láy âm nhưng nao, nung nấu,... lo lắng, lầm
chúng không láy âm với nhau.

lì, lanh lảnh, lung linh, long

+ Láy vần: l có thể láy vần với nhiều phụ âm lanh,...
khác; n thường đứng ở tiếng thứ hai trong - la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ
các từ láy vần có tiếng thứ nhất bắt đầu bằng mơ, lan man, lõm bõm, lạch
gi hoặc tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu.

bạch, ... gian nan, gieo neo,
giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn
năn,...

* Mẹo chính tả phân biệt ch/tr

Mẹo phân biệt ch/tr
Ví dụ
- Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần - sáng choang, áo choàng,

âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các choáng váng, chập choạng, ...
dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.

loắt choắt, chí chóe, chuệch

choạc, chuếnh choáng...
- Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc - trọng, trường, trạng, trình tự,
thanh huyền thường có âm đầu tr.

trừ phi, giá trị, trào lưu, trù
17


bị, ...
- Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các - chăn, chiếu, chai, chén, chổi,
loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các chum, chạn, chõng, chảo, ...
hoạt động, chỉ quan hệ giữa những người chuối, chanh, chôm chôm, cháo,
trong gia đình và những từ mangý nghĩa chè, chả, chạy, chặt, chẻ, ... cha,
phủ định thường có âm đầu ch.

chú, chị, chồng, cháu, chắt,

chẳng, chưa, chớ, chả, ...
- Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm - trồng - giồng, trầu - giầu, trời đầu gi.
Trong

cầu

tạo


từ

giời, trăng - giăng, ...
láy: - chông chênh, chen chúc, chăm

+ Láy âm: Cả tr và ch đều có từ láy âm. Do chỉ, chân chất, chập chững, ...
đó nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả tròn trĩnh, trùng trục, trăn trở,
hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.

tròng trành, trập trùng, ...

+ Láy vần: Trong các từ láy vần chỉ có tiếng - chơi vơi, lừng chừng, chàng
có âm đầu ch (trừ một số trường hợp đặc màng, chênh vênh, chán ngán,
biệt: trét lẹt, trót lọt, trụi lủi)

chót vót...

* Mẹo chính tả phân biệt s/x

Mẹo phân biệt s/x
Ví dụ
- Chữ s không đứng đầu các tiềng có âm đệm - xuề xoà, xoay xở, xoành
(oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: xoạch, xuềnh xoàng, xoăn,
soát, soạt, soạng, soạn, suất.
-

Trong

cấu


tạo

xoe,
từ

xuân,

...

láy: - sắc sảo, sờ soạng, sục sạo,

+ Láy âm: Cả s và x đều có từ láy âm. Do đó sung sướng, sỗ sàng, ... xao
nếu gặp từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai xuyến, xôn xao, xì xào, xí xoá,
tiếng

cùng



âm

đầu s hoặc x. xấp

xỉ,

xoèn

xoẹt,

...


+ Láy vần: Tiếng có x thường láy với tiếng - liểng xiểng, loăn xoăn, loà
có l, trừ một số trường hợp: sáng láng. Do đó xoà, lộn xộn, lao xao, xích
nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm mích, xa lạ,
đầu x.
- Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và - xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác
có một số tiếng có âm đầu x
* Mẹo chính tả phân biệt r/d/gi

suất, xổ số, soi xét, ...
18


Mẹo phân biệt r/d/gi
Ví dụ
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiềng có vần - kinh doanh, doạ nạt, hậu
có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các duệ, duy nhất, duyệt binh, ...
tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không
chọn r hoặc gi.
- Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng

- diễn viên, hấp dẫn, bình dị,

thường viết với âm đầu d.

mậu

+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi


- giải thích, giảng giải, giá cả,

thường viết gi.

giám sát, giới thiệu, tam

+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang

giác,

thường viết với âm đầu gi khi vần có âm

- gian xảo, giao chiến, giai

đầu avà viết với âm đầu d khi vần có âm đầu

nhân, tăng gia, gia nhân, du

khác a.

dương, do thám, dương liễu,


dịch,



diệu,

...


...

dật,

ung

dung,

- Trong cấu tạo từ láy:

- giãy giụa, giục giã, già giặn,

+ Láy âm: Cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu

... dai dẳng, dào dạt, dằng

gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng dặc, dập dìu, dãi dầu, ... ríu
có âm đầu gi, r hoặc d.

rít, ra rả, rì rào, réo rắt, run
rẩy, rung ring, rưng rức, rùng
rợn, rón rén, rừng rực, rạng

+ Láy vần: Tiếng có d thường láy với tiếng

rỡ,

rực


rỡ,

...

có l, tiếng có r thường láy với tiếng

- lim dim, lò dò, lai dai, ... bứt

có b hoặc c, tiếng có gi thường láy với tiếng

rứt, cập rập, bịn rịn, co ro, cò

có n.

rò, bủn rủn, ... gian nan, gieo

- Một số từ láy có các biến thể khác nhau

neo, giãy nảy.
- rào rạt - dào dạt, rập rờn –
dập dờn, dân dấn - rân rấn,
dấm dứt - rấm rứt, dở dói giở giói, gióng giả - dóng dả,

19


réo rắt - giéo giắt, rậm rật giậm giật, ...
- Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có - già dặn, giáo dục, giao dịch,
từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm giả dối, giản dị, giao du,
đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và giảng dạy, giận dữ, gian dối,

âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi.
2.4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

giận dỗi, giao duyên, ...

Trong chương trình chsnh tả lớp 3,4 có hai loại bài tập chính tả cơ bản đó
là bài tập chính tả bắt buộc và bài tập chính tả tự chọn.
Bài tập chính tả bắt buộc là loại bài tập sử dụng chung cho tất cả các vùng
phương ngữ trên toàn quốc, các bài tập này nhằm rèn luyện cho HS viết đúng
các âm, vần khó.
VD : Điền vào chỗ trống oa hay oao?
Ngọt ng..., mèo kêu ng... ngao..., ng... ngán
(Tiếng Việt 3 - tập 1 trang 10)
Bài tập tự chọn là bài tập dành cho những vùng phương ngữ khác nhau
nhằm viết đúng chính tả âm vần dễ bị lẫn do bị ảnh hưởng cách phát âm ở địa
phương. Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2- 3 bài tập nhỏ dành cho từng vùng phương
ngữ nhất định, GV căn cứ vào đặc điểm phương ngữ và những lỗi chính tả HS
thường hay mắc để lựa chọ bài tập phù hợp với đối tượng HS.
VD : Điền vào chỗ trống?
Con ...âu,

...in lỗi,

...ung túc.

Khi hướng dẫn HS làm bài tập chính tả, GV cung cấp cho HS những qui
tắc chính tả, các mẹo chính tả, giải nghĩa từ cho HS giúp HS khắc sâu các hiện
tượng chính tả một cách có hiệu quả hơn.
VD : Khi hướng dẫn HS viết từ “ nghĩ ngợi” thì GV hướng dẫn cách viết
theo nhóm thanh điệu (huyền, ngã, nặng, sắc, hỏi, ngang).

GV cho HS đọc thầm bài chính tả và tự nêu lên những từ mà HS thấy khó
viết, GV viết toàn bộ những từ khó đó lên bảng rồi phân tích, so sánh cho HS để
HS nắm chắc cách viết.
20


VD : Viết tiếng “ trường ”- GV cho HS phân tích “ Tr + ương +huyền”,
sau khi HS phân tích xong GV cho HS đọc lại những từ mà HS phân tích để HS
nắm vững cách đọc đúng sau đó GV cho HS viết lại những từ đó vào bảng con
nhằm tái hiện lại cách viết.
Dù là loại bài tập nào, GV cũng phải là người gợi ý tổ để HS làm bài, không
làm thay các em.
Đối với các bài tập chính tả lựa chọn, GV phải căn cứ vào đặc điểm ngôn
ngữ của HS khu vực mình giảng dạy để lựa chọn các bài tập có nội dung thích
hợp. Với các bài tập không có tác dụng rèn kĩ năng chính tả cho HS địa phương,
GV có thể thay thế bằng bài tập khác do GV sưu tầm hoặc tự xây dựng. Trên cơ
sở đó, tôi đã xây dựng một số dạng bài tập lựa chọn để rèn chính tả cho học sinh
lớp 3 4 trường tiểu học Trí Qủa – Thuận Thành – Bắc Ninh.
2.4.1. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả sửa lỗi phụ âm đầu
2.4.1.1. Bài tập rèn kĩ năng chính tả phân biệt l/n
Bài tập 1: Điền l / n
a. ...ệt bệt, ... ạc đà, ...ạc hậu, ...ạc quan, ...ão thành, ...inh ứng, mầm
...on, ...ưu ...ạc, ...y biệt, ...ước hoa, ...ước cốt, ...ữ công, ...ữ quyền, ...õm
bõm, ...o ...ê, ...o ...ắng, ...ưu ...uyến, ...ô ...ức, ...ão ...ùng, ...óng ...ảy,
...ăn ...óc, ...ong ...anh, ...ành ...ặn, ...anh ...ợi, ...oè ...oẹt.
b. Hoa thảo quả …ảy dưới gốc cây kín đáo và …ặng …ẽ. Dưới tầng đáy
rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa …ửa, chứa …
ắng.
c. Tới đây tre …ứa …à nhà
Giò phong …an …ở nhánh hoa nhuỵ vàng

Trưa …ằm đưa võng, thoảng sang
Một …àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
…án đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây …ót …á cho mình đỡ đau…
(Tố Hữu)
*Đáp án :
21


Bài tập 1: Điền l / n
a. lệt bệt, lạc đà, lạc hậu, lạc quan, lão thành, linh ứng, mầm non, lưu
lạc, ly biệt, nước hoa, nước cốt, nữ công, nữ quyền, lõm bõm, no nê, lo lắng,
lưu luyến, nô nức, não nùng, nóng nảy, lăn lóc, long lanh, lành lặn, lanh
lợi, loè loẹt.
b. Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Dưới tầng đáy
rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
c. Tới đây tre nứa là nhà
Giò phong lan nở nhánh hoa nhuỵ vàng
Trưa nằm đưa võng, thoảng sang
Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
Lán đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây lót lá cho mình đỡ đau…
(Tố Hữu)
Bài 2. Tìm lỗi sai và sửa lại cho đúng:
a) Khoanh tròn vào từ sai chính tả. Sửa lại cho đúng cách viết các từ đó.
- quạt lan, nan hoa, mũ ca lô, lương náu, vốn niếng, vốn liếng, lăn lỉ,
sáng lạng, ni ti, béo nẳn, lặng nề, lặng lẽ, nưng nửng, lâng liu, nảy nở, nòng
lợn, nòng súng, lấp ló, nuột là, là lượt, bàn là, nề nếp, nấp đất, lấp liếm, ẩn nấp.
b. Chọn các từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu
sau:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy xuất hiện
một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/ nấc náo) đảo
mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ (lên/ nên) tiếng
(lá lành/ ná nành) đùm (lá/ná) rách
- Tính tình ông ấy rất ... ... (lóng lảy/nóng lảy/ nóng nảy).
- .... sàng xuống .... (lọt/ nọt; lia/nia)
- Mọi người không nên sử dụng túi ... để bảo vệ môi trường (li nông/ ni lông)
22


- Đôi má của em bé ..... (lúng lính/ núng nính).
- Đôi mắt .... .... của người quan họ thật khó quên! (lúng liếng/ núng niếng).
- Em bé làm ... mẹ. (lũng/ nũng).
- Chúng tôi đang đi xuống ... ... (thung lũng/ thung nũng).
- Thị trường đang ... ... (lũng đoạn/ nũng đoạn).
- Cô ấy nói ... .... (liến thoắng/ niếng thoắng/ luyến thoắng).
- Cậu ấy thật .... .... (lém lỉnh, ném nỉnh).
(Đáp án:
a. quạt lan -> quạt nan, lương náu -> nương náu, vốn niếng -> vốn liếng,
nưng nửng -> lưng lửng, lâng liu -> nâng niu - sáng lạng -> xán lạn, ni ti -> li ti,
béo nẳn -> béo lẳn, lặng nề -> nặng nề, nòng lợn -> lòng lợn, nuột là -> nuột nà,
nấp đất -> lấp đất.
b.
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà
già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất
tiếng khàn khàn hỏi:
- Còn ai thức không đấy?
- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng

Lá lành đùm lá rách.
Tính tình ông ấy rất nóng nảy.
Sàng xuống lọt nia.
Mọi người không nên sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường.
- Đôi má của em bé núng nính.
- Em bé làm nững mẹ.
- Chúng tôi đang đi xuống thung lũng.
- Thị trường đang lũng đoạn.
- Cô ấy nói liến thoắng.
- Cậu ấy thật lém lỉnh.
Bài 3. Tìm các tính từ
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l. M : lỏng lẻo
23


- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n. M : nóng nảy 
Đáp án:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ
lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng,
lộ liễu.
- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ,
non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức.
Bài 4: Tìm các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.
Đáp án
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: Nản chí
(nản lòng)
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới: Lí tưởng

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: Lạc lối (lạc hướng)
Bài tập 5:
Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng,
năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.
*Đáp án:
– la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,…
– lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,…
– lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,…
- nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,…
– lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,…
-lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,…
-nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,…
-nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,

– lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,…
24


-lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,…
– lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,…
-lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,…
– năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,…
– lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,…
2.4.1.2. Bài tập rèn kĩ năng chính tả phân biệt ch/tr
Bài 1: Điền ch / tr:
...a con, ...ải nghiệm, động ...ạm, bươn ...ải, ...ân phương, nam ...âm, ...í
nhớ, thủy ...iều, cây ...ông, ...í hướng, ...iều đình, ý ...í, ...âu báu, mẹ ...a, ...iều
vua, bún ...ả, dây ...uyền, ...ướng bụng, ...í khí, ...ở mặt, ...ân dung, bức
...anh, ...anh ảnh, ...ở về, ...í dũng, ...e đậy, ...ạm khắc, ...í óc, ...ai lọ, ...ân
giò, ...ống đồng, gà ...ống, ...ở gót.

Đáp án
cha con, trải nghiệm, động chạm, bươn trải, chân phương, nam châm, trí
nhớ, thủy triều, cây chông, chí hướng, triều đình, ý chí, châu báu, mẹ cha, triều
vua, bún chả, dây chuyền, chướng bụng, chí khí, trở mặt, chân dung, bức tranh,
tranh ảnh, trở về, trí dũng, .che đậy, chạm khắc, trí óc, chai lọ, chân giò, trống
đồng, gà trống, trở gót.
Bài tập 2:
a) Điền chung / trung:
– Trận đấu ….. kết.
- Phá cỗ ….. Thu.
- Tình bạn thuỷ …..
- Cơ quan ….. ương.
b) Điền chuyền hay truyền:
- Vô tuyến …. hình.
- Văn học … miệng.
- Chim bay …. cành.
- Bạn nữ chơi ….
Đáp án
25


×