Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận án tiến sĩ hóa học: Sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân phân tích nước tiểu hỗ trợ chẩn đoán ung thư đại – trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VŨ THỊ KIM NGỌC

SỬ DỤNG KỸ THUẬT
CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN
PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN
UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Tp. Hồ Chí Minh - năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
VŨ THỊ KIM NGỌC

SỬ DỤNG KỸ THUẬT
CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN
PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN
UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG

Chuyên ngành:

HÓA LÝ THUYẾT VÀ HÓA LÝ

Mã số chuyên ngành: 62 44 31 01

Phản biện 1:



GS.TS. Nguyễn Sào Trung

Phản biện 2:

PGS.TS. Nguyễn Tiến Tài

Phản biện 3:

TS. Trần thị Như Trang

Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Nguyễn Tiến Tài
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Hà Thúc Huy

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. CHU PHẠM NGỌC SƠN
2. PGS.TS. TRẦN LÊ QUAN

Tp. Hồ Chí Minh - năm 2017



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Chu Phạm Ngọc
Sơn, PGS.TS Trần Lê Quan là những ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành
luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những ý kiến đóng góp quý báu của GS.TS.BS
Nguyễn Sào Trung, BS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn Tiến Tài giúp tôi hoàn chỉnh luận
án này.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Hóa học-Bộ môn Hóa Lý, Phòng

Thí nghiệm Phân tích Trung tâm trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, Phòng
Xét nghiệm Bệnh viện Hòa Hảo-Medic, Sở Khoa học& Công nghệ TPHCM, Trung tâm
Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các anh chị bác
sĩ, đồng nghiệp và bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin ghi khắc công ơn cha mẹ, ngƣời thân trong gia đình đã luôn đồng hành
cùng tôi, động viên vật chất và tinh thần cho tôi trong cuộc sống, học tập và công tác.
TP HCM, tháng 2 năm 2017
VŨ THỊ KIM NGỌC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.

Tác giả
VŨ THỊ KIM NGỌC


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5

1.1

UNG THƢ ĐẠI-TRỰC TRÀNG................................................................... 5

1.2

SINH HÓA NƢỚC TIỂU ............................................................................. 8

1.3

PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CHẤT CHUYỂN HÓA (METABOLOMICS) . 13

1.4

KỸ THUẬT CỘNG HƢỞNG TỪ HẠT NHÂN (NMR) ............................ 17

1.5

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA BIẾN (MVA) ................................................. 19

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 28

2.1


VẤN ĐỀ Y ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU: ..................................................... 28

2.2

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................. 28

2.3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28

2.4

CHUẨN HÓA QUY TRÌNH ....................................................................... 31

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 44

3.1

GHI PHỔ NMR ............................................................................................ 46

3.2

NHẬN DANH PHỔ NMR........................................................................... 48

3.3

MÔ HÌNH PCA THỂ HIỆN XU HƢỚNG PHÂN NHÓM CỦA TẬP HỢP


MẪU………….. ..................................................................................................... 52
3.4

MÔ HÌNH PLS DÙNG CHẨN ĐOÁN UNG THƢ ĐẠI-TRỰC TRÀNG. 54


3.5

XÁC ĐỊNH CHẤT ĐÁNH DẤU SINH HỌC UNG THƢ ĐẠI-TRỰC

TRÀNG .................................................................................................................. 57
3.6

XÁC NHẬN GIÁ TRỊ PHƢƠNG PHÁP NMR TRONG CHẨN ĐOÁN

UNG THƢ ĐẠI-TRỰC TRÀNG ......................................................................... 644
3.7

KIỂM CHỨNG LÂM SÀNG MÔ HÌNH CHẨN ĐOÁN THEO PHƢƠNG

PHÁP NMR ............................................................................................................ 66
Chƣơng 4

BÀN LUẬN ....................................................................................... 69

4.1

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH ......................................................................... 69

4.2


MÔ HÌNH CHẨN ĐOÁN SÀNG LỌC PLS ............................................... 72

4.3

SO SÁNH ĐỘ NHẠY, ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA PHƢƠNG PHÁP NMR VỚI

CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .............................................................. 766
4.4

SO SÁNH KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CHẤT ĐÁNH DẤU SINH HỌC VỚI

CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .............................................................. 777
4.5

SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ CƠ CHẾ SINH UNG THƢ ... 80

4.6

GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 81

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83
PHƢƠNG HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................. 85
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 868
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2A, 2B
PHỤ LỤC 3



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt từ tiếng Việt:
ĐTT

Đại-trực tràng

Viết tắt từ tiếng Anh:
AAS

Atomic Absorption Spectrometric
Quang phổ hấp thu nguyên tử

CE-MS

Capillary Electrophoresis Mass Spectrometry

DSS

D4,4-dimethyl-4-silapentane-1-sulfonic acid

FT-IR

Fourier Tranform Infrared Radiation
Hồng ngoại biến đổi Fourier

HR-MAS-NMR

High Resolution-Magic Angle Spinning-Nuclear Magnetic
Resonance
Cộng hƣởng từ hạt nhân góc quay kỳ diệu độ phân giải cao


ICP

Inductively Coupled Plasma
Quang phổ phát xạ plasma

GC-MS

Gas Chromatography Mass Spectrometry
Sắc k khí gh p khối phổ

LC-MS

Liquid Chromatography Coupled Mass Spectrometry
Sắc k lỏng gh p khối phổ

MS

Mass Spectrometry
Khối phổ

MVA

Multi-variate analysis
Phân tích dữ liệu đa biến

NMR

Nuclear Magnetic Resonance
Cộng hƣởng từ hạt nhân


PC

Principal Component
Cấu tử chính

PCA

Principal Component Analysis


Phân tích cấu tử chính
PLS

Partial Least Square
Bình phƣơng cực tiểu riêng phần

TMSP

Trimetylsilyl Propionic acid

UV

Ultra Violet
Cực tím

1D-NMR

One Dimension-Nuclear Magnetic Resonance
Cộng hƣởng từ hạt nhân một chiều


2D-NMR

Two Dimension-Nuclear Magnetic Resonance
Cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mƣời dạng ung thƣ thƣờng gặp tại Hà Nội [4]................................................. 5
Bảng 1.2: Mƣời dạng ung thƣ thƣờng gặp tại TP. Hồ Chí Minh [4] ................................ 5
Bảng 1.3. Đánh giá giai đoạn ung thƣ đại trực tràng của UICC [2] ................................. 7
Bảng 1.4: Nồng độ các chất chuyển hóa trong nƣớc tiểu ngƣời bình thƣờng [32] ......... 11
Bảng 1.5: Chất chuyển hóa và vai trò chức năng trong bệnh ung thƣ liên quan [31] .... 16
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu thực nghiệm để đánh giá phƣơng pháp .............................. 42
Bảng 3.1: Các yếu tố nhân khẩu-xã hội học của nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu 44
Bảng 3.2: Các chất chuyển hóa chính trên phổ 1H-NMR mẫu nƣớc tiểu ....................... 50
Bảng 3.3: Thông số Biểu đồ điểm số PCA theo PC1, PC2 của tập hợp mẫu ................. 52
Bảng 3.4: Thông số Biểu đồ điểm số PLS theo PLS1, PLS2 của tập hợp mẫu .............. 55
Bảng 3.5: Xu hƣớng biến đổi chất chuyển hóa trong bệnh ung thƣ đại-trực tràng ........ 63
Bảng 3.6: Kết quả chẩn đoán ung thƣ đại trực tràng . ................................................... 65
Bảng 3.7: Kết quả nội soi và kết quả giải phẫu bệnh của một số trƣờng hợp ................ 67
Bảng 4.1: Thông tin về 13 mẫu dƣơng tính giả .............................................................. 72
Bảng 4.2: Thông tin về 8 mẫu âm tính giả ...................................................................... 73
Bảng 4.3: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu trong các nghiên cứu phân tích tổng thể chất
chuyển hóa về ung thƣ .................................................................................................... 76
Bảng 4.4: So sánh kết quả về sự biến đổi chất chuyển hóa của các công trình nghiên cứu
trên thế giới ..................................................................................................................... 78


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Mẫu (Phổ) n và tập hợp N mẫu (phổ) trong không gian 3 chiều .................... 22
Hình 1.2: (a) PC1 và PC2 trong không gian; (b) Mặt phẳng tạo bởi PC1 và PC2 ......... 23
Hình 1.3: Biểu đồ điểm số theo PC1 và PC2 .................................................................. 24
Hình 1.4: Biểu đồ tải trọng một chiều và hai chiều ........................................................ 25
Hình 1.5: Diễn giải mối tƣơng quan giữa Biểu đồ điểm số (bên trái) và Biểu đồ tải trọng
hai chiều (bên phải) ......................................................................................................... 25
Hình 1.6: Cấu tử PLS thứ nhất và thứ hai trong không gian .......................................... 26
Hình 2.1: Sơ đồ các bƣớc tiến hành nghiên cứu ............................................................. 30
Hình 2.2: Chu trình xung noesygppr1d. .......................................................................... 33
Hình 2.3: Phổ 1H-NMR 800 MHz mẫu nƣớc tiểu ngƣời bình thƣờng............................ 34
Hình 2.4: Vùng chồng lấp tín hiệu của creatinine và creatine ....................................... 36
Hình 2.5: Vùng chồng lấp của trimethylamine N-oxide và betaine ............................... 36
Hình 2.6: Vùng Aliphatic của histidine và τ-methylhistidine, π-methylhistidine .......... 37
Hình 2.7: Vùng chồng lấp của citrate và dimethylamine ................................................ 37
Hình 2.8: Phổ 500 MHz 1H-NMR của mẫu nƣớc tiểu ngƣời bình thƣờng ..................... 39
Hình 3.1: Phổ 1H-NMR 500MHz từ 9,5 – 0,0 ppm của mẫu lành mã số 0022 .............. 47
Hình 3.2: Phổ 1H-NMR 500MHz từ 9,5 – 0,0 ppm của mẫu bệnh mã số 1126 ............. 47
Hình 3.3: Vùng aliphatic 3,0 – 0,8 ppm của phổ 1H-NMR 500MHz mẫu nƣớc tiểu..... 48
Hình 3.4: Vùng aliphatic mở rộng từ 4,3 – 3,0 ppm của phổ 1H-NMR 500MHz của mẫu
nƣớc tiểu. ………………………………………………………………………………49
Hình 3.5: Vùng aromatic từ 8,5 – 6,6 ppm của phổ 1H-NMR 500MHz của mẫu nƣớc
tiểu .................................................................................................................................. 49
Hình 3.6: Biểu đồ điểm số PCA theo PC1-PC2, thể hiện xu hƣớng phân nhóm của tập
hợp mẫu .......................................................................................................................... 52
Hình 3.7: Biểu đồ điểm số PLS theo PLS1-PLS2, dùng chẩn đoán sàng lọc ung thƣ đạitrực tràng ......................................................................................................................... 55


Hình 3.8: Các Biểu đồ PCA thể hiện sự góp phần các chất chuyển hóa tạo nên sự phân
nhóm điểm phổ trên trục PC1. ........................................................................................ 57
Hình 3.9-A : Trích Biểu đồ tải trọng hai chiều theo PC1-PC2 (hình 3.8 – B) - Phần nữa

trái ………………………………………………………………………. ..…………..58
Hình 3.9-B : Trích Biểu đồ tải trọng hai chiều theo PC1-PC2 (hình 3.8 – B) - Phần nữa
phải - trên ………………………………………………………………. ..…………..59
Hình 3.9-C : Trích Biểu đồ tải trọng hai chiều theo PC1-PC2 (hình 3.8 – B) - Phần nữa
phải - dƣới ………………………………………………………………. ..…………..59
Hình 3.10: Vùng aliphatic 3,0 – 0,8 ppm của phổ 1H-NMR 500MHz mẫu nƣớc tiểu
………………………………………………………………………………………….61
Hình 3.11: Vùng aliphatic mở rộng từ 4,3 – 3,0 ppm phổ 1H-NMR 500MHz mẫu nƣớc
tiểu …………………………………………………………………………………….61
Hình 3.12: Vùng aromatic từ 8,5 – 6,6 ppm của phổ 1H-NMR 500MHz mẫu nƣớc tiểu.
......................................................................................................................................... 62
Hình 3.13: Mô hình PLS dự đoán tính chất mẫu 339 ..................................................... 67
Hình 3.14: Mô hình PLS dự đoán tính chất các mẫu 101, 175, 184, 296 ....................... 68
Hình 4.1: Phức thể đƣa đến sự rối loạn tổng hợp protein, gây ung thƣ .......................... 80


MỞ ĐẦU
Ung thƣ đại-trực tràng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là loại ung thƣ phổ
biến thứ ba, sau ung thƣ vú và ung thƣ phổi. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bệnh viện
Ung bƣớu TPHCM tại Hội thảo Phòng chống Ung thƣ lần 15 ngày 6 và 7/12/2012 tại
TPHCM, ung thƣ đại-trực tràng trở thành một trong ba loại ung thƣ hàng đầu ở cả nam
giới và nữ giới [3]. Đặc biệt ở nữ giới, tỉ lệ bệnh ung thƣ đại-trực tràng gia tăng rõ rệt.
Dự đoán trong vài năm tới, số ngƣời mắc căn bệnh này ở Việt nam tiếp tục tăng nhanh,
trung bình 5,4%/năm. Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là chế độ ăn uống quá nhiều thịt
và chất béo, ít chất xơ, thức uống có chứa màu công nghiệp... Ung thƣ đại-trực tràng
có thể điều trị khỏi bằng cách phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn sớm khi tổn thƣơng khu
trú tại ruột. Tiên lƣợng sống còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và khả năng tiến hành
phẫu thuật. Nếu phát hiện ung thƣ ở giai đoạn I, tỷ lệ sống 5 năm sau điều trị là 93%.
Nhƣng ở giai đoạn III và IV tỷ lệ này chỉ còn 44% và 8% [45]. Vì vậy, chẩn đoán phát
hiện bệnh ở giai đoạn sớm là yếu tố cực kỳ quan trọng. Không may, ung thƣ đại-trực

tràng là loại bệnh diễn tiến thầm lặng, ít hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào lúc
bệnh ở giai đoạn sớm. Hầu hết các triệu chứng trong ung thƣ đại-trực tràng là thay đổi
trong thói quen đi tiêu, máu trong phân, khó chịu ở bụng, giảm cân, mệt mỏi…Tuy
nhiên, những triệu chứng này cũng chƣa hẳn là những triệu chứng đặc trƣng. Do đó,
tầm soát giúp bệnh nhân phát hiện sớm ung thƣ đại-trực tràng hiện đang là yêu cầu
bức bách của xã hội.
Phƣơng pháp chẩn đoán ung thƣ đại-trực tràng phổ biến nhất hiện nay là nội soi
đại tràng sigma hoặc nội soi với sinh thiết khối u. Đây là cách thức chẩn đoán xâm lấn,
phức tạp, chi phí cao, gây đau đớn và căng thẳng tâm l cho bệnh nhân. Ngoài ra cũng
có một số phƣơng pháp khác tuy cách thức không xâm lấn nhƣng đều có những hạn
chế nhất định nhƣ: xét nghiệm máu trong phân là một phƣơng pháp không xâm lấn
nhƣng lại thiếu tính đặc hiệu; xét nghiệm DNA trong phân tuy nhạy hơn x t nghiệm
máu trong phân, nhƣng thực hiện phức tạp và tốn kém; chụp cắt lớp (CT) cho hình ảnh
2-3 chiều của đƣờng trực tràng, thƣờng sử dụng để khảo sát sự di căn có nguồn gốc từ

1


ung thƣ đại tràng vào giai đoạn muộn. Hiện khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một
phƣơng pháp chẩn đoán theo cách không xâm lấn, ít tốn k m và đơn giản hơn.
Trong những thành tựu nghiên cứu ung thƣ, khoảng 10 năm trở lại đây, một
phƣơng pháp nghiên cứu mới là phân tích phổ đồ của dịch sinh học có chứa chất
chuyển hóa, kết hợp với xử lý dữ liệu phổ theo nguyên tắc Phân tích tổng thể chất
chuyển hóa (metabolomics). Mục đích cuối cùng là xác định Chất đánh dấu sinh
học (biomarkers) các loại ung thƣ. Mẫu nghiên cứu thƣờng là mô, tế bào cô lập,
huyết tƣơng, nƣớc tiểu, nƣớc bọt… Đặc biệt mẫu nƣớc tiểu đƣợc quan tâm lựa chọn vì
đây là loại mẫu có cách thức lấy mẫu nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Các nghiên cứu
trên mẫu nƣớc tiểu cũng đã khá nhiều, chiếm khoảng 25% tổng số các nghiên cứu
phân tích tổng thể chất chuyển hóa trong vòng 6 năm trở lại đây [82]. Có thể dễ dàng
so sánh kết quả giữa các nghiên cứu. Mẫu nƣớc tiểu đƣợc chọn cho nghiên cứu này.

Những chƣơng trình nghiên cứu tổng thể chất chuyển hóa thƣờng theo trình tự
các bƣớc sau: phân tích từ vài chục đến vài trăm mẫu bằng phƣơng pháp phân tích hóa
học, áp dụng xử lý thống kê đa biến trên bộ dữ liệu nhận đƣợc về hàng trăm chất
chuyển hóa có trong mẫu, từ đó xác định chất đánh dấu sinh học.
Những phƣơng pháp phân tích phổ đồ thƣờng đƣợc sử dụng là: Cộng hƣởng từ
hạt nhân - NMR [6-8, 74, 84]; Khối phổ - MS [29, 33, 52, 53]; Sắc ký khí - GC [20,
24]; Sắc ký lỏng ghép khối phổ - LC/MS [25, 35, 58]; Sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS [19, 86]. Phổ biến hơn cả là phƣơng pháp NMR và MS. Tuy nhiên, đối với
phƣơng pháp MS, hiện vẫn chƣa có thƣ viện dữ liệu đầy đủ của các chất chuyển hóa
nên khó khăn trong việc nhận danh phổ vẫn đang là thách thức.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu dùng kỹ thuật NMR trong nghiên cứu ung
thƣ nhƣ: nghiên cứu ung thƣ bàng quang [6]; ung thƣ đƣờng mật [37]; ung thƣ cổ tử
cung và ung thƣ vú [18, 77]; tiểu đƣờng [42, 62], ung thƣ thận [69]; bệnh về gan [10,
47]; ung thƣ phổi [44]; bệnh tim [50]; rối loạn chuyển hóa bẩm sinh [31, 54]… Kỹ
thuật NMR có ƣu điểm là một phƣơng pháp không xâm lấn, thời gian thực hiện ngắn;
không phá huỷ mẫu, không chọn lọc khắt khe loại mẫu, chi phí chấp nhận đƣợc. Theo
nguyên lý, kỹ thuật NMR có độ nhạy kém so với những kỹ thuật khác. Tuy nhiên gần

2


đây, những tiến bộ vƣợt bậc về công nghệ đã cho phép chế tạo các thiết bị NMR đạt độ
nhạy cao, độ phân giải tốt. Nhờ vậy việc giải đoán phổ NMR trở nên thuận lợi hơn rất
nhiều (xem mục 1.4).
Bộ dữ liệu thu nhận từ phổ đồ rất lớn và chứa nhiều thông tin, nên cần thiết phải
sử dụng một kỹ thuật xử l thống kê để đơn giản hóa bộ dữ liệu và phân loại nhóm
mẫu theo những tính chất, đặc trƣng. Đó là kỹ thuật Phân tích dữ liệu đa biến
(Multivariate Analysis - MVA). Ngày nay kỹ thuật này đã khá phổ biến. Nhiều phần
mềm có thể phân tích trực tiếp từ phổ đồ, tức số hóa các dữ liệu trên phổ đồ để đƣa
vào xử lý thống kê. Đây là thuận lợi lớn cho các nhà khoa học thực nghiệm về sinh
học, hoá học, y học, vật l , môi trƣờng…

Với những lý do trên, kỹ thuật NMR và mẫu nƣớc tiểu đƣợc chọn để nghiên
cứu ung thƣ đại-trực tràng trong đề tài “Sử dụng kỹ thuật Cộng hƣởng từ hạt nhân
để phân tích nƣớc tiểu, hỗ trợ chẩn đoán ung thƣ đại –trực tràng”.
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu tƣơng tự đƣợc công bố nhƣng những
nghiên cứu này còn một số hạn chế, chƣa cho ph p kỹ thuật NMR đƣợc chấp nhận nhƣ
một công cụ chẩn đoán ung thƣ đại-trực tràng. Những hạn chế đó là :
 Số lƣợng mẫu trong mỗi nghiên cứu chỉ khoảng vài chục mẫu, quá nhỏ so với số
lƣợng biến số cần khảo sát là khoảng vài trăm chất chuyển hóa [27] nên chƣa phù
hợp với phƣơng pháp thống kê đa biến. Mặt khác, nếu có những ảnh hƣởng ngoại
lai nhƣ chế độ ăn uống, thuốc đang điều trị…gây ra sự khác biệt thành phần mẫu,
sẽ cần khảo sát thêm mới có thể đánh giá chính xác về chất chuyển hóa [37].
 Các nghiên cứu chỉ dừng ở mức mô hình trong phòng thí nghiệm và quan sát trên
chuột để dễ kiểm soát các tác động ngoại lai [36, 38, 75].
Vì thế trong luận án này, nghiên cứu đƣợc thiết kế với những cải tiến sau:
 Số lƣợng mẫu trong nghiên cứu đƣợc tính toán đủ lớn nhằm phản ánh trung thực
xu hƣớng thực tế và để kết quả có giá trị về mặt thống kê.
 Nghiên cứu trực tiếp trên mẫu nƣớc tiểu của ngƣời, thay vì dùng mô hình là chuột.
Mẫu đƣợc thu thập từ các bệnh viện, sử dụng kết quả xác định chính xác bệnh bằng
phƣơng pháp nội soi kết hợp sinh thiết giải phẫu bệnh.

3


 Xác nhận độ tin cậy của kết quả bằng một số mẫu “mù”, là các mẫu đƣợc phân tích
độc lập bằng 2 phƣơng pháp: NMR và phƣơng pháp chẩn đoán hiện hành. Qua đó
xác nhận giá trị phƣơng pháp NMR.
Vì đây là hƣớng nghiên cứu mới tại Việt Nam nên luận án này chú trọng việc
chuẩn hóa các quy trình thu thập mẫu, lƣu trữ, xử l và phân tích mẫu, xử l dữ liệu…
với các bƣớc thực hiện, các điều kiện, thông số tƣơng tự những nghiên cứu đã đƣợc
công bố trên thế giới, để có thể so sánh, đánh giá kết quả sau cùng.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:
1. Dựa trên phổ NMR, so sánh bức tranh tổng thể các chất chuyển hóa trong mẫu
nƣớc tiểu của nhóm bệnh nhân ung thƣ đại-trực tràng và nhóm ngƣời không bệnh.
2. Xác định sự thay đổi chất chuyển hóa trong nƣớc tiểu bệnh nhân ung thƣ đại-trực
tràng. So sánh kết quả với các công trình nghiên cứu tƣơng tự trên thế giới
3. Thiết lập mô hình phân biệt nƣớc tiểu bệnh nhân ung thƣ đại-trực tràng so với
ngƣời không bệnh. Mô hình này đƣợc đề xuất là công cụ sàng lọc, hỗ trợ chẩn đoán
bệnh ung thƣ đại-trực tràng.
Kết quả thu đƣợc, ngoài việc cung cấp thêm dữ kiện khoa học về sự rối loạn
chuyển hóa chất trong quá trình tiến triển bệnh ung thƣ đại-trực tràng, còn hy vọng
đƣa đến một kỹ thuật chẩn đoán mới không xâm lấn, nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Về
mặt kinh tế, có thể kết hợp chẩn đoán đồng thời nhiều loại bệnh (nhƣ xác định mức độ
bệnh tiểu đƣờng dựa trên hàm lƣợng glucose, bệnh thoái hóa cơ khi tăng creatinine…)
cùng với chẩn đoán ung thƣ đại tràng, chỉ trong một lần phân tích mẫu nƣớc tiểu, giúp
tiết kiệm chi phí xét nghiệm. Về mặt xã hội, phƣơng pháp chẩn đoán mới với những
ƣu điểm trên sẽ giúp mọi tầng lớp bệnh nhân đều có cơ hội tầm soát, phát hiện sớm
bệnh ung thƣ đại tràng, giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân trong việc điều trị và tăng
cơ hội sống sót cho bệnh nhân; giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội về khoản chi
phí lớn để điều trị bệnh ung thƣ.

4


Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
UNG THƢ ĐẠI-TRỰC TRÀNG

1.1

1.1.1


UNG THƢ ĐẠI-TRỰC TRÀNG TẠI VIỆT NAM

Vào năm 2000, ung thƣ đại-trực tràng đƣợc đánh giá là loại ung thƣ đứng hàng
thứ tƣ ở cả nam và nữ tại Việt Nam. Thống kê các dạng ung thƣ thƣờng gặp tại 2 thành
phố lớn, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đƣợc trình bày ở bảng 1.1 và 1.2.
Bảng 1.1: Mƣời dạng ung thƣ thƣờng gặp tại Hà Nội [4]
STT

NỮ

NAM
Cơ quan

Xuất độ (%)

Cơ quan

Xuất độ (%)

1

Phổi

34,0

Cổ tử cung

20,3

2


Dạ dày

26,7

Dạ dày

13,0

3

Gan

17,0

Phổi

8,6

4

Đại - trực tràng

9,5

Đại - trực tràng

6,4

5


Vòm hầu

6,5



4,6

6

Thực quản

4,1

Buồng trứng

4,3

7

Da

2,1

Gan

4,0

8


Thanh quản

2.0

Thân tử cung

3,4

9

Tuyến tiền liệt

1,5

Tuyến giáp

2,0

10

Khoang miệng

0,8

Khoang miệng

0,3

Bảng 1.2: Mƣời dạng ung thƣ thƣờng gặp tại TP. Hồ Chí Minh [4]

STT

NỮ

NAM
Cơ quan

Xuất độ (%)

1

Gan

26,6

Cổ tử cung

28,6

2

Phổi

25,6



16,0

5


Cơ quan

Xuất độ (%)


STT

NỮ

NAM

3

Dạ dày

17,0

Đại - trực tràng

10,0

4

Đại - trực tràng

14,8

Phổi


8,7

5

Tuyến tiền liệt

4,8

Dạ dày

8,2

6

Hốc miệng

4,6

Gan

5,6

7

Vòm hầu

4,5

Buồng trứng


5,2

8

Thực quản

4,3

Tuyến giáp

3,8

9

Lymphô

3,9

Thân tử cung

3,1

10

Bệnh bạch cầu

3,6

Bệnh bạch cầu


3,0

Tuy nhiên chỉ sau 12 năm, ung thƣ đại-trực tràng nhanh chóng trở thành loại
ung thƣ phổ biến thứ ba ở cả 2 giới (theo báo cáo của Bệnh viện Ung bƣớu TPHCM
tại Hội thảo Phòng chống Ung thƣ lần thứ 15 – tháng 12/2012).
1.1.2

XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC BỆNH

Các phƣơng pháp chẩn đoán ung thƣ đại trực tràng hiện đang đƣợc áp dụng là:
 Thử máu: đa số bệnh nhân bị thiếu máu do chảy máu k o dài ở khối u.
 X t nghiệm chức năng gan: ung thƣ đại-trực tràng có thể di căn qua gan.
 Tìm các chất đánh dấu sinh học ung thƣ
 Sinh thiết: khi nội soi đại tràng, nếu thấy có tổn thƣơng bác sĩ sẽ lấy một mẫu
mô đem thử và xem dƣới kính hiển vi để xác định có tế bào ung thƣ hay không.
 Siêu âm: sóng siêu âm chỉ cho hình ảnh nội tạng trong cơ thể.
 CT Scan (Computed Tomography): giúp biết ung thƣ có lan qua gan, phổi ...
 MRI (Magnetic Resonance Imaging): thƣờng dùng cho bệnh não, bệnh cột
sống.
 X quang phổi: để biết ung thƣ có di căn qua phổi không.
 PET Scan (Positron Emission Tomography): khi nghi ngờ khả năng ung thƣ lan
tràn nhƣng không rõ vị trí.

6


 Chụp mạch máu (Angiography): khảo sát mạch máu của khối u trƣớc khi mổ để
tránh chảy máu nhiều khi cắt bỏ [4].
XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN BỆNH


1.1.3

Theo Hiệp hội Quốc tế Chống Ung thƣ (Union International Contre le Cancer UICC), ung thƣ đại-trực tràng đƣợc xếp giai đoạn theo 3 tiêu chí: T (Tumor) - mức độ
khối u nguyên phát, N (Nodus) - tình trạng hạch vùng, M (Metastasis) – tình trạng di
căn xa. Có 4 giai đoạn ung thƣ đại-trực tràng, tình trạng mỗi giai đoạn đƣợc xác định
nhƣ trong bảng 1.3:
Bảng 1.3. Đánh giá giai đoạn ung thƣ đại trực tràng của UICC [2]
Giai đoạn

Tình trạng bệnh

0

Tis, N0, M0

1

T1, N0, M0 hoặc T2, N0, M0

2

T3, N0, M0 hoặc T4, N0, M0

3

Tany, N1, M0 hoặc Tany, N2, N3, M0

4

Tany, Nany, M1


Trong đó:
Tis: ung thƣ tại chỗ
T1: u xâm nhập vào lớp dƣới niêm mạc
T2: u xâm nhập vào lớp cơ
T3: u xâm nhập qua lớp cơ vào lớp dƣới thanh mạc hoặc vào mô quanh trực tràng và
đại tràng
T4: u ăn thủng phúc mạc tạng hoặc xâm nhập trực tiếp vào các mô hoặc cơ quan khác
Tany: bất cứ T nào
N0: không di căn hạch lympho
N1: u di căn 1-3 hạch lympho quanh trực tràng hoặc quanh đại tràng
N2: u di căn 4 hoặc hơn các hạch lympho quanh trực tràng và quanh đại tràng

7


N3: di căn vào bất cứ hạch lympho nào dọc theo đƣờng đi của các mạch máu chính
Nany: bất cứ N nào
M0: không có di căn xa
M1: có di căn xa
Đánh giá giai đoạn bệnh giúp bác sĩ chọn cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Đối với ung thƣ giai đoạn sớm, chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u là đủ. Đối với ung thƣ
đã tiến triển xa, cần điều trị đa mô thức, tức ngoài phẫu thuật còn phải có sự hỗ trợ của
hóa trị và xạ trị.
1.1.4

PHÁT HIỆN SỚM BỆNH

Tầm soát ung thƣ là phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm trƣớc khi bệnh nhân có
triệu chứng. Một số x t nghiệm cho ngƣời không có triệu chứng bệnh là:

 FOBT (Fecal Occult Blood Test): giúp phát hiện xuất huyết vi thể trong đại
tràng. Nếu kết quả dƣơng tính sẽ làm thêm các x t nghiệm khác nhƣ nội soi đại
tràng để tìm nguyên nhân xuất huyết. Một loại x t nghiệm mới gọi là FIT
(Fecal Immunochemical Test) dễ thực hiện và chính xác hơn FOBT.
 Nội soi đại tràng sigma bằng ống soi mềm: quan sát trong lòng hậu môn, trực
tràng và đại tràng sigma để tìm polyps. Kỹ thuật này chỉ quan sát đƣợc một nữa
khung đại tràng.
 Nội soi đại tràng: giúp quan sát toàn bộ khung đại tràng.
 Chụp X quang đại tràng có cản quang [4].
1.2

SINH HÓA NƢỚC TIỂU
1.2.1

TÍNH CHẤT LÝ HOÁ

 Số lƣợng: Trong 24 giờ, lƣợng nƣớc tiểu trung bình ở ngƣời lớn khoảng 1000 –
1400ml. Tuy nhiên, thể tích nƣớc tiểu thay đổi theo điều kiện sinh lý và bệnh
lý.
-

Thay đổi theo điều kiện sinh lý: Tùy theo độ tuổi, trẻ em có lƣợng nƣớc tiểu
nhiều hơn so với ngƣời lớn (tính theo thân trọng). Tuỳ theo chế độ làm
việc: làm việc trong điều kiện nóng, ra nhiều mồ hôi thì lƣợng nƣớc tiểu có
thể ít. Tùy theo thời tiết: mùa hè đi tiểu ít, mùa đông đi tiểu nhiều hơn.

8


-


Thay đổi theo bệnh lý: Trong bệnh tiểu đƣờng, đái tháo nhạt, lƣợng nƣớc
tiểu có thể tăng trên 2500 ml/24 giờ. Trong các bệnh gây thiểu niệu, vô niệu
nhƣ viêm cầu thận cấp, mất máu, bỏng, mất nƣớc cấp tính do tiêu chảy, sốt
cao... lƣợng nƣớc tiểu có thể giảm dƣới 750 ml/24g.

 Màu sắc: Nƣớc tiểu thƣờng có màu từ vàng nhạt tới vàng đậm nhƣ hổ phách,
tuỳ vào độ đậm đặc. Những sắc tố chính là urochrom, urobilin. Trong một số
bệnh l , nƣớc tiểu có thể có màu nâu vàng khi có bilirubin; có màu đỏ khi chứa
hemoglobin (đái ra máu).
 Độ trong suốt: Khi mới bài tiết nƣớc tiểu thƣờng trong suốt. Sau một thời gian
ngắn để lắng sẽ có một đám mây vẩn đục lơ lửng ở giữa hay ở đáy lọ đựng. Đó
là những tế bào nội mô đƣờng tiết niệu, chất nhày urosomucoid. Ngoài ra, có
thể có tủa lắng là cặn acid uric, muối urat hoặc phosphat.
 Mùi: Nƣớc tiểu thƣờng có mùi đặc biệt. Khi để ngoài không khí có mùi khai do
urê bị biến đổi thành amoniac. Trong trƣờng hợp bệnh lý, nƣớc tiểu có mùi
aceton khi hôn mê do tiểu đƣờng; có mùi hôi khi ung thƣ thận, bàng quang.
 Sức căng bề mặt: Nƣớc tiểu có sức căng bề mặt từ 64 - 69 dyn /cm2 (thấp hơn
nƣớc). Trong trƣờng hợp bệnh l nhƣ viêm gan tắc mật, sức căng bề mặt của
nƣớc tiểu giảm do có muối mật.
 Tỷ trọng: Ở nhiệt độ 15oC, tỷ trọng nƣớc tiểu ngƣời lớn dao động từ 1,005 1,030 trong 1 ngày. Trong một số bệnh lý, tỷ trọng nƣớc tiểu thay đổi. Tỷ trọng
tăng cao khi bị tiểu đƣờng. Tỷ trọng thấp khi bị đái tháo nhạt.
 Độ pH: Nƣớc tiểu thƣờng có pH khoảng 5 - 6 (tính acid nhẹ) do có một số acid
tự do nhƣ acid uric và một số hợp chất acid dạng muối amoni.
-

Thay đổi theo điều kiện sinh lý: Tuỳ theo chế độ ăn, ăn nhiều rau làm nƣớc
tiểu có tính kiềm; ăn nhiều thịt làm nƣớc tiểu có tính acid. Lao động cơ bắp,
hoạt động thể thao làm nƣớc tiểu tăng tính acid.


-

Thay đổi theo bệnh lý: pH kiềm trong trƣờng hợp viêm bể thận, viêm bàng
quang; pH acid khi bị tiểu đƣờng nặng thể cetonic niệu [1].

9


1.2.2

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

1.2.2.1 Các chất vô cơ:
Các ion đƣợc thải ra trong nƣớc tiểu là Na+, Cl-, Ca+2, NH4+, Mg+2, PO4-3, SO4-2… Nói
chung nồng độ của các chất vô cơ thay đổi nhiều trong nƣớc tiểu, xét nghiệm các chất
này trong nƣớc tiểu ít có giá trị lâm sàng.
1.2.2.2 Các chất hữu cơ
 Urea: là thành phần có nhiều nhất trong nƣớc tiểu. Lƣợng urea thải ra theo nƣớc
tiểu trong 24 giờ khoảng 20 – 30 gram. Sự bài xuất urea phụ thuộc vào chế độ
ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn nhiều đạm. Định lƣợng urea trong máu và nƣớc
tiểu là xét nghiệm cơ bản để thăm dò chức năng thận.
-

Thay đổi theo bệnh lý: Urea niệu tăng do tăng thoái hoá protid, do bị tiểu
đƣờng, cƣờng tuyến thƣợng thận, nhiễm độc arsenic và phospho. Urea niệu
giảm do viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì hoặc thuỷ ngân, trong
các bệnh lý về gan.

 Creatinine: Sự bài xuất creatinine trung bình ở ngƣời trƣởng thành là khoảng 20
- 25mg/kg thân trọng ở nam giới, khoảng 15 - 20mg/kg thân trọng ở nữ giới.

-

Thay đổi theo bệnh lý: Creatinine niệu tăng trong bệnh cơ nguyên phát nhƣ
viêm đa cơ, teo cơ có kèm thoái hoá cơ, cƣờng cận giáp. Creatinine niệu
giảm khi bị suy thận mạn.

 Acid uric: Lƣợng acid uric bài xuất trong nƣớc tiểu thay đổi tuỳ theo chế độ ăn,
tăng khi ăn nhiều đạm. Trong trƣờng hợp bệnh lý về thận, rối loạn chuyển hoá
nucleoprotein ở tế bào nhƣ bệnh bạch cầu, lƣợng acid uric trong nƣớc tiểu tăng.
 Acid amin: Nƣớc tiểu chứa tất cả các loại acid amin có trong protein. Mỗi loại
thải ra theo nƣớc tiểu trong 24 giờ khoảng 20 – 30 gram. Ngoài ra trong nƣớc
tiểu còn có các hormon nhƣ hormon sinh dục, hormon vỏ thƣợng thận; vitamin
nhƣ B1, PP, C; enzym nhƣ amylase.
1.2.3

CÁC CHẤT BẤT THƢỜNG TRONG NƢỚC TIỂU

Là những chất chỉ có lƣợng rất ít hoặc không có trong nƣớc tiểu bình thƣờng,
không phát hiện đƣợc bằng phƣơng pháp kiểm nghiệm thông thƣờng.

10


 Glucid: Nƣớc tiểu bình thƣờng bao giờ cũng có tính khử yếu do có một lƣợng
nhỏ glucose, arabinose, galactose. Trong một số bệnh l , nƣớc tiểu xuất hiện
thêm fructose, galactose do rối loạn enzym bẩm sinh.
 Protein: Nƣớc tiểu bình thƣờng có một ít protein. Lƣợng protein thải ra trong 24
giờ khoảng 50 - 150 mg.
 Các chất cetonic: Nƣớc tiểu bình thƣờng chứa acid acetic khoảng vài mg/lít và
acid beta-hydroxybutyric khoảng vài trăm mg/lít. Các chất cetonic trong nƣớc

tiểu tăng khi rối loạn chuyển hoá glucid nhƣ trong bệnh đái tháo đƣờng, đói lâu
ngày…
 Sắc tố mật, muối mật: Thành phần của mật nhƣ bilirubin liên hợp (sắc tố mật),
muối mật lƣu thông trong huyết tƣơng và đào thải qua thận trong một số trƣờng
hợp tổn thƣơng gan và đƣờng mật. Đôi khi có một lƣợng nhỏ urobilinogen, chất
này đƣợc tạo thành từ ruột do gan không có khả năng giữ lại.
 Hồng cầu và hemoglobin: Nƣớc tiểu có hồng cầu trong bệnh viêm thận cấp, lao
thận, ung thƣ thận. Nƣớc tiểu có hemoglobin trong trƣờng hợp sốt rét ác tính,
tan huyết, bỏng nặng.
 Cặn và sỏi: Cặn là phần lắng xuống của nƣớc tiểu mới bài xuất, thƣờng là acid
uric và muối urat, carbonat, oxalat, phosphat calci...Cặn lắng kết lâu ngày gây
nên sỏi. Loại sỏi hay gặp ở ngƣời Việt Nam là sỏi oxalat calci và sỏi urat.
1.2.4

CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA

Trong hàng trăm loại chất chuyển hóa bài xuất ra nƣớc tiểu, khoảng 20-30 chất
chuyển hóa thông thƣờng đã đƣợc nghiên cứu định lƣợng. Hàm lƣợng 24 loại chất
chuyển hóa thƣờng gặp trong nƣớc tiểu ngƣời bình thƣờng đƣợc liệt kê trong bảng 1.4:
Bảng 1.4: Nồng độ các chất chuyển hóa trong nƣớc tiểu ngƣời bình thƣờng [32]
Nồng độ (mM)

STT
Chất chuyển hóa

1

Giá trị đo đƣợc ± SD

Giá trị thấp nhất/

Giá trị cao nhất

0,06 ± 0,02

0,02 / 0,15

2- Hydroxysobutyrate

11


Nồng độ (mM)

STT
Chất chuyển hóa

Giá trị đo đƣợc ± SD

Giá trị thấp nhất/
Giá trị cao nhất

2

2- Oxoisocaproate

0,03 ± 0,02

0,00 / 0,08

3


4- Amimohippurate

0,02 ± 0,02

0,00 / 0,12

4

4- Hydroxyphenylaetate

0,12 ± 0,05

0,06 / 0,29

5

Alanine

0,28 ± 0,12

0,07 / 0,73

6

Aspartate

0,17 ± 0,11

0,00 / 0,53


7

Citrate

3,05 ± 1,98

0,12 / 10,9

8

Creatine

0,66 ± 0,55

0,00 / 2,54

9

Creatinine

1,00 ± 0,00

10,0 / 10,0

10

Cytidine

0,05 ± 0,11


0,00 / 0,49

11

Formate

0,41 ± 0,50

0,07 / 3,10

12

Glutamate

0,16 ± 0,12

0,00 / 0,70

13

Hippurate

2,28 ± 1,43

0,27 / 6,87

14

Histidine


0,53 ± 0,36

0,02 / 1,45

15

Hypocathine

0,04 ± 0,03

0,00 / 0,16

16

Lactate

0,40 ± 1,08

0,07 / 8,28

17

N-Methylhistidine

0,25 ± 0,13

0,00 / 0,60

18


Phenylalanine

0,14 ± 0,08

0,04 / 0,40

19

Salicylurate

0,07 ± 0,11

0,00 / 0,48

20

Trans – Aconitate

0,05 ± 0,04

0,00 / 0,20

21

Threonine

0,10 ± 0,07

0,00 / 0,32


12


Nồng độ (mM)

STT
Chất chuyển hóa

Giá trị đo đƣợc ± SD

Giá trị thấp nhất/
Giá trị cao nhất

22

Trytophan

0,13 ± 0,07

0,03 / 0,33

23

Tyrosine

0,13 ± 0,14

0,02 / 1,09


24

Undine

0,01 ± 0,01

0,00 / 0,06

1.3

PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CHẤT CHUYỂN HÓA (METABOLOMICS)
1.3.1

KHÁI QUÁT

Phân tích tổng thể chất chuyển hóa là nghiên cứu chất chuyển hóa, dẫn xuất
chất chuyển hóa trong hệ sinh hóa phức tạp và có tổ chức nhƣ cơ thể ngƣời, động vật,
thực vật [59].
Chất chuyển hóa là những phân tử hữu cơ nhỏ, khối lƣợng phân tử nhỏ hơn
1000 Da nhƣ các peptide, oligonucleotides, đƣờng, acid hữu cơ, ketones, amino acid,
chất b o, steroid, alkaloid…Số lƣợng chất chuyển hóa trong cơ thể ƣớc tính khoảng
2.000 đến 10.000 loại (ít so với khoảng 23.000 loại gen và 60.000 loại protein). Đến
nay, khoa học vẫn chƣa hiểu biết hết về thành phần chất chuyển hóa và quá trình
chuyển hóa. Nhiều loại lipid, các chất dinh dƣ ng và dẫn xuất vẫn chƣa có cơ sở dữ
liệu.
Một số quá trình chuyển hóa đã đƣợc chứng minh có mối liên hệ với quá trình
xâm lấn ung thƣ. Ví dụ: Các nghiên cứu đã khẳng định quá trình glycolysis hiếu khí
tăng mạnh trong ung thƣ ("hiệu ứng Warburg") [48]. Một số nghiên cứu khác cho thấy
cách thức quá trình glycolysis sản xuất năng lƣợng cung cấp cho tế bào ung thƣ, tổng
hợp carbohydrate, acid b o, acid amin, nucleotide để tạo nên protein, tăng sinh tế bào

[34, 43, 71, 73, 76, 77].
Nhiều nghiên cứu khảo sát metabolomics sử dụng hợp chất đánh dấu đồng vị để
xác định xu hƣớng biến đổi quá trình chuyển hóa hoặc theo dấu giai đoạn tiến triển
bệnh. Ví dụ: Đồng vị 13C-glucose đƣợc dùng để theo dõi glucose đã chuyển hóa theo

13


×