Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

KHẢO sát KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH về đảm bảo CHẤT LƯỢNG TRONG TRỒNG và THU hái cây THUỐC của NGƯỜI TRỒNG THUỐC TỈNH yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.13 KB, 66 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

-----***-----

LNG TH THU HUYN

khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về
đảm bảo chất lợng trong trồng và thu hái cây
thuốc của ngời trồng thuốc tỉnh Yên Bái

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013-2019

H NI - 2019
B GIO DC V O TO

B Y T


TRNG I HC Y H NI
-----***-----

LNG TH THU HUYN

khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về
đảm bảo chất lợng trong trồng và thu hái cây
thuốc của ngời trồng thuốc tỉnh Yên Bái
Ngnh o to : Bỏc s Y hc c truyn


Mó ngnh

: 52720201

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013-2019
Ngi hng dn khoa hc:
ThS. Lờ Th Minh Phng

H NI - 2019
LI CM N


Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ từ các thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh.
Trước hết, em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học
Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnh đạo và các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng cho phép và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn
Ths.Lê Thị Minh Phương, giảng viên Bộ môn Y học cổ truyền, trường Đại học Y
Hà Nội, cô đã luôn hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Bộ môn Y học cổ truyền, cùng toàn
thể thầy cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô phòng đào tạo và thư viện
đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Khóa luận này không thể thành công nếu không có sự ủng hộ và tham gia nhiệt
tình của dự án nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị thuốc nam của Trung

tâm phát triển Khoa học công nghệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Yên Bái.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp
đỡ và chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Lương Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:




Phòng Quản lý đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Y học cổ truyền.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em là Lương Thị Thu Huyền, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội niên khóa
2013-2019 chuyên ngành Bác sỹ Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Khóa luận em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths.Lê Thị Minh
Phương. Các số liệu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được chấp thuận tại cơ sở nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Tác giả khóa luận

Lương Thị Thu Huyền



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDSH

: Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ và chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng Yên Bái

ĐBCL

: Đảm bảo chất lượng

GACP WHO

: Good Agricultural and Collection Practices

IPM

: Integrated Pests Managemen

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices


MỤC LỤC

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc là một yêu cầu
cấp thiết để phát triển ngành cây thuốc tại Việt Nam. Theo tiêu chuẩn Good
Agricultural and Collection Practices của tổ chức y tế thế giới (GACP WHO),
đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc là thiết lập được hệ
thống quản lý chất lượng và duy trì hoạt động của hệ thống này bao gồm từ
khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống cây, đất trồng, nước tưới, phân
bón, thuốc trừ sâu đến việc giám sát quá trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến,
đóng gói, bảo quản, phân phối và kiểm tra chất lượng giống cây trồng, sản
phẩm trung gian và thành phẩm cuối cùng [1].
Hiện nay ở Việt Nam nhu cầu sử dụng cây thuốc trong nước hàng năm
khoảng hơn 60.000 tấn và có xu hướng gia tăng 20% mỗi năm [2]. Tuy nhiên
chất lượng cây thuốc vẫn còn nhiều tồn tại như: cây thuốc có lẫn tạp chất;
hàm lượng hoạt chất thấp, chất lượng không đảm bảo; bị nhầm loài; trộn tạp
chất, nhuộm màu và giả mạo; nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ [3]. Do
vậy để phát triển cây thuốc một cách bền vững thì vấn đề đảm bảo chất lượng
trong trồng và thu hái cây thuốc và một vấn đề vô cùng quan trọng cần được
quan tâm. Đặc biệt là ở những vùng trồng cây thuốc trọng điểm của cả nước.
Yên Bái là 1 tỉnh được chính phủ quy hoạch thành vùng trọng điểm của
ngành cây thuốc nước ta[4]. Tuy nhiên thực trạng về đảm bảo chất lượng của
tỉnh Yên Bái vẫn chưa đạt được những kết quả mong đợi. Để có cơ sở đưa ra
biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức cũng như thúc đẩy thực hiện
đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc tại địa phương, nghiên
cứu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về đảm bảo chất lượng trong trồng

và thu hái cây thuốc của người dân tỉnh Yên Bái với mục tiêu:

1. Đánh giá tỉ lệ người trồng cây thuốc có kiến thức, thái độ đúng về
đảm bảo chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc tỉnh Yên Bái.
2. Xác định tỉ lệ người trồng cây thuốc có thực hành đúng về đảm bảo
chất lượng trong trồng và thu hái cây thuốc tại tỉnh Yên Bái.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÂY THUỐC, CÂY THUỐC TRỒNG VÀ THU HÁI
CÂY THUỐC TRONG TỰ NHIÊN

1.1.1. Cây thuốc
1.1.1.1. Khái niệm
Cây thuốc là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật,
động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc [21].
1.1.1.2. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại cây thuốc: phân theo âm dương, ngũ hành,
bát pháp, phân theo dược lý cổ truyền phương đông, phân theo đặc điểm thực
vật cây thuốc, phân theo dược lý trị liệu theo nguồn gốc. Cách dễ hiểu và
được sử dụng nhiều nhất là phân loại theo nguồn gốc:
Theo nguồn gốc tạo thành cây thuốc được chia làm 3 nhóm [6]:
-

Cây thuốc có nguồn gốc thực vật.
Cây thuốc có nguồn gốc động vật.
Cây thuốc có nguồn gốc khoáng vật


Trong nghiên cứu này đề cập đến trồng và thu hái cây thuốc trong tự
nhiên có nguồn gôc thực vật.
1.1.2. Cây thuốc trồng
1.1.2.1. Khái niệm
Cây thuốc trồng là những cây thuốc được sử dụng để trồng đảm bảo
theo tiêu chuẩn của giống cây, tác dụng dược lý nhằm mục đích sử dụng cho
việc làm nguyên liệu chuẩn làm thuốc[7].
Ví dụ: Bán hạ, Bồ công anh, Đương quy, Giảo cổ lam, Đảng sâm,
Huyền sâm, Hoài sơn, Quế…
Tỷ lệ: chiếm 60% số lượng cây thuốc trên thị trường [4]
1.1.2.2. Quy trình


10

Quy trình trồng cây thuốc bao gồm các bước: chọn đất, chọn giống,
gieo trồng đến chăm sóc trong quá trình cây sinh sôi và phát triển[8].
-

Chọn đất: Đất trồng cây thuốc phải tùy theo chủng loại, mùa vụ và
thực tế quỹ đất của từng địa phương, từng cơ sở để chọn nhưng yêu
cầu cơ bản của đất trồng cây thuốc là dễ thoát nước, có mực nước
ngầm thấp, gần hệ thống tưới tiêu, cây thuốc là loại cây trồng không
thích hợp với úng ngập (trừ một số cây thủy sinh như trạch tả, dừa

-

nước….).
Chọn giống: cần chọn theo tiêu chí: hạt giống có đặc trưng đầy đủ của


-

giống, tỷ lệ nhiễm tạp thấp, hạt không bị sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao
Xử lý hạt trước gieo và gieo hạt: Ngâm ủ hạt vào cát ẩm, xử lý bằng
cơ học, hóa học và các tác nhân vật lý như xát mỏng bớt vỏ hạt, cắt
bỏ mỏm hạt, dùng axit sulfuric (H2SO4) ở nồng độ phù hợp để bào
mòn vỏ hạt hoặc một số kỹ thuật khác mục đích giúp hạt dễ hút nước
và làm cho quá trình nảy mầm của hạt nhanh hơn, rút ngắn thời gian

-

mọc mầm.
Chăm bón đối với cây thuốc: Phân bón và thuốc trừu sâu tất cả đều
phải được dùng đúng liều và thời gian sử dụng phải tuân thủ chặt chẽ
theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Cây thuốc cần được chăm
bón chu đáo, theo một quy trình chặt chẽ. Đặc biệt là chế độ làm cỏ,

-

xới xáo, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Thu hoạch: Lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp để bộ phận dùng
làm thuốc có chất lượng tốt nhất. Nên thu hoạch cây thuốc trong
những điều kiện tốt nhất có thể có được, tránh sương, mưa hoặc độ
ẩm quá cao.

1.1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của trồng cây thuốc


11


-

Thuận lợi: có thể trồng các loại cây cây với số lượng theo nhu cầu, có

-

thể lai tạo và trồng ở nơi mong muốn
Khó khăn: có thể có những cây thuốc chỉ phát triển ở số vùng nhất
định nên khi trồng ở điều kiện dù thuận lợi về mặt chăm bón cũng
không thể có được 1 sản phẩm cây thuốc chất lượng. Chi phí tốn kém
để thu được sản phẩm cây thuốc như mong muốn.

1.1.3. Cây thuốc thu hái trong tự nhiên
1.1.3.1. Khái niệm
Cây thuốc thu hái trong tự nhiên là những cây thuốc có sẵn trong tự
nhiên, phát triển nhờ tự nhiên không cần phải trồng hay chăm sóc của con
người[7].
Ví dụ: Trầm hương, Ba kích, Tỏa dương, Cây mật nhân,…
Tỷ lệ: chiếm tỉ lệ 40% trong thị trường cây thuốc[4].
1.1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của thu hái cây thuốc trong tự
nhiên:
-

Thuận lợi: có sẵn nên không cần mất thời gian, nguồn lực để trồng.
Chất lượng đảm bảo do tự nhiên chọn lọc ở những nơi phù hợp với đặc

-

tính sinh học của cây thuốc do đó chất lượng rất tốt.
Khó khăn: thu hái 1 cách bừa bãi sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt. khi

khia thác không đồng hành cùng bảo tồn sẽ dẫn đến việc khai thác
không bền vững và hủy hoại môi trường.

1.1.3.3. Quy trình thu hái cây thuốc trong tự nhiên


Thời điểm và qui trình thu hái cây thuốc trong tự nhiên tùy thuộc vào


-

bộ phận dùng của cây thuốc cần được thu hái.
Khi thu hái cây thuốc cần phải chú ý [5]:
Thu hái khi trời nắng ráo.
Thu hái vào buổi sáng sớm trước khi mặt trười mọc (cây có tinh dầu)
Cần tuân theo nguyên tắc thu hái cho các bộ phận dùng khác nhau: rễ
và thân rễ (mùa thu đông), vỏ cây ( màu xuân), lá và ngọn mang hoa


12

(khi bắt đầu ra hoa), hoa (nắng ráo, trước khi hoặc ngay lúc bắt đầu hoa
nở), hạt (khi già), quả (tùy theo cây thuốc).
1.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG TRỒNG VÀ THU
HÁI CÂY THUỐC

1.2.1. Khái niệm đảm bảo chất lượng:
Đảm bảo chất lượng là việc có thiết lập được hệ thống quản lý chất
lượng và duy trì hoạt động của hệ thống này bao gồm từ khâu kiểm tra, kiểm
soát chất lượng giống cây, đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu đến

việc giám sát quá trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản,
phân phối và kiểm tra chất lượng giống cây trồng, sản phẩm trung gian và
thành phẩm cuối cùng[1].
1.2.2. Các qui định về đảm bảo chất lượng.
1.2.2.1. Các quy định về đảm bảo chất chất lượng cây thuốc trong trồng cây
thuốc


Qui định về trồng cây thuốc theo Vietnamese Good Agricultural

-

Practices (VietGAP) [9]
Người trực tiếp quản lý VietGAP, người thực hiện và người giám sát

-

đều phải được đào tạo về VietGAP.
Dụng cụ, kho chứa phân bón thuốc bảo vệ thực vật phải kín, không rò
rỉ, không đặt trong khu vực sơ chế, bảo quản sản phẩm, sinh hoạt và
gây ô nhiễm nguồn nước. Cần có dụng cụ đầy đủ để xử lý khi có sự cố

-

xảy ra.
Nhà sơ chế bảo quản sản phẩm phải xây dựng và đặt ở vị trí phù hợp để
đảm bảo không có nguy cơ lây nhiễm từ khói bụi hóa chất độc hại từ
giao thông, công nghiệp. Phải được bố trí thuận tiện 1 chiều từ nguyên

-


liệu đầu và đến lúc thành phẩm để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trang thiết bị máy móc, dụng cụ để phục vụ sản xuất sơ chế phải được
làm sạch trước và sau khi sử dụng được bảo dưỡng định kì để đảm bảo
an toàn lao động và tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm. Bao bì, dụng cụ


13

tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn của bao
-

bì và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Phải có sơ đồ về khu sản xuất, nơi chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế, nơi sơ

-

chế, bảo quản sản phẩm và khu vực xung quanh.
 Qui định về trồng cây thuốc theo GACP WHO [10].
 Nhận dạng và xác định cây thuốc trồng
Chọn cây thuốc:
Cây thuốc được lựa chọn để trồng phải đúng là loài đã được quy định
trong dược điển quốc gia hoặc được khuyến nghị dùng trong các văn kiện
khác có thẩm quyền trong nước của người sử dụng cuối cùng…

-

Lai lịch thực vật:
Lai lịch thực vật là tên khoa học (chi, loài/ loài phụ, thứ, giống trồng trọt,

tác giả và họ) của mỗi cây thuốc đang trồng cần được xác minh và lưu hồ sơ.
Nếu là giống nguyên thủy được thu thập, nhân giống, phổ biến và
trồng trong vùng nào đó thì cần lưu hồ sơ về xuất xứ của cây, hạt hoặc vật
liệu nhân giống.


Hạt giống và nguồn vật liệu làm giống:
Hạt giống và các vật liệu dùng để làm giống cần có lai lịch rõ ràng: Về

nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, tính năng và lịch sử phát triển của vật liệu
dùng làm giống.
Vật liệu nhân giống cho sản xuất nguyên liệu dùng để sản xuất sản
phẩm hữu cơ cần được chứng nhận là dẫn xuất hữu cơ. Chất lượng của vật
liệu nhân giống cần theo đúng các quy định của khu vực và quốc gia.
Trong trường hợp hạt giống và các vật liệu nguồn giống được sản xuất
tại chỗ thì cần lưu lại quy trình sản xuất và biên bản về các biện pháp xử lí
hoá học.


Trồng trọt


14

Việc trồng cây thuốc cần thâm canh và quản lí chặt chẽ. Nếu quy trình
trồng trọt không có các căn cứ khoa học (các công trình nghiên cứu) thì nên
căn cứ vào phương pháp trồng trọt truyền thống nếu phương pháp này có khả
thi. Nếu không có cả hai căn cứ trên, cần nghiên cứu phát triển phương pháp
trồng trọt. Quy trình kỹ thuật lưu hồ sơ.
Cần căn cứ theo các nguyên tắc canh tác tốt, bao gồm cả việc luân canh

thích hợp và tuân theo những kĩ thuật nông nghiệp bảo tồn nếu thấy thích hợp.
-

Lựa chọn địa điểm trồng trọt:
Trồng trọt cây thuốc khác hơn nhiều so với các loài cây trồng khác.
Thông thường nên lựa chọn địa điểm trồng là nơi xuất xứ hoặc những vùng có
điều kiện sinh thái tương tự như nơi xuất xứ của cây nhằm đảm bảo chất
lượng cho cây thuốc hoặc hoạt chất của cây thuốc.
Việc lựa chọn địa điểm trồng trọt cần hết sức cẩn thận, nguy cơ ô
nhiễm có thể xảy ra từ đất, nước, không khí hay các nguồn hoá chất khác.

-

Khí hậu:
Chọn địa điểm sản xuất cần lưu ý lựa chọn vùng có khí hậu phù hợp
với nhu cầu của cây cây thuốc.

-

Thổ nhưỡng:
Đất cần có thành phần dinh dưỡng thích hợp, chất hữu cơ và những yếu
tố khác để đảm bảo chất lượng, sinh trưởng, phát triển tối ưu của cây thuốc
được chọn để trồng.
Sử dụng đất để trồng trọt cần tuân theo những tập quán nơi sản xuất,
góp phần bảo tồn đất đai, giảm thiểu xói mòn.

-

Tưới nước và thoát nước:
Tưới tiêu cần theo đúng các yêu cầu của từng loại cây thuốc và theo

từng thời kì tăng trưởng khác nhau của cây.


15

Nước dùng để tưới cần đạt tiêu chuẩn chất lượng của địa phương, khu
vực và quốc gia. Không để cây ở vào tình trạng thiếu nước hoặc úng nước.
-

Bảo quản và bảo vệ cây trồng:
Việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật đúng lúc, nhằm khống chế hoặc
kích thích sự phát triển của cây, cải thiện chất lượng hoặc số lượng của cây
thuốc sản xuất được.
Mọi hóa chất nông nghiệp dùng để kích thích tăng trưởng hoặc để bảo
vệ cây cần được hạn chế ở mức tối thiểu và chỉ áp dụng khi không còn biện
pháp nào khác.
Cần chú ý đặc biệt phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp Integrated
Pests Managemen (IPM) trong việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây thuốc.
Trong trường hợp phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ sử dụng các loại
thuốc đã được áp dụng cho các nước của người trồng và người sử dụng cuối
cùng.
Chỉ có các nhân viên đủ khả năng sử dụng các thiết bị đã có sự phê
chuẩn mới được tiến hành áp dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Tất cả các
lần áp dụng đều phải lưu hồ sơ.
Giới hạn tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở cả cây giống và
trên sản phẩm thảo dược khi thu hoạch phải theo qui định của các cơ quan
luật pháp địa phương, khu vực và cấp quốc gia của các nước và khu vực của
cả nhà cung cấp giống và người sử dụng cuối cùng.

-


Tác động đối với môi trường sinh thái và xã hội:
Việc trồng cây thuốc có thể gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và
xã hội, gây mất cân bằng sinh học…Cần theo dõi tác động sinh thái của các
hoạt động trồng trọt theo thời gian để có giải pháp điều chỉnh.


16



Thu hoạch:
Cần thu hoạch cây thuốc đúng mùa vụ hay khoảng thời gian tối ưu để

có được sản phẩm cây thuốc có năng suất và chất lượng tốt nhất có thể có
được. Tốt nhất là lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp để bộ phận dùng làm
thuốc có chất lượng tốt nhất.
Nên thu hoạch cây thuốc trong những điều kiện tốt nhất có thể có được,
tránh sương, mưa hoặc độ ẩm quá cao.
Các trang thiết bị máy móc phục vụ việc thu hoạch cần được giữ vệ
sinh tốt để hạn chế mức tối thiểu thiệt hại do ô nhiễm. Cần bảo quản tốt các
trang thiết bị này ngoài các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.
Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của thảo dược sau thu hoạch với đất để giảm
tối thiểu sự xâm nhập của vi khuẩn và các nguồn gây hại nguy hiểm từ đất.
Vật liệu chứa đựng dùng để thu hoạch cũng phải được giữ sạch sẽ cách
ly an toàn với các nguồn gây ô nhiễm và từ cây thuốc đã thu hoạch trước đó.
Nên tránh sự hư hại cơ học hoặc nén chặt nguyên liệu khi thu hoạch.
Các loại cây thuốc bị hư hỏng cần phải được đánh dấu và loại bỏ trong khi thu
hoạch, kiểm tra sau thu hoạch và chế biến để tránh ô nhiễm vi khuẩn và tổn
thất chất lượng sản phẩm.



Nhân lực:
Nhân sự trong lĩnh vực trồng trọt cây thuốc cần có sự hiểu biết về loại

cây thuốc mà họ đang trồng hay chế biến. Phần này bao gồm đặc điểm thực
vật học, các đặc tính trong canh tác và yêu cầu về môi trường cũng như các
phương tiện thu hoạch và tồn trữ.
Toàn bộ nhân sự tham gia sản xuất cần giữ vệ sinh cá nhân đúng mức
và được tập huấn về trách nhiệm vệ sinh của họ.
1.2.2.2. Qui định về đảm bảo chất lượng cây thuốc trong thu hái cây thuốc:


Thu hái cây thuốc theo GACP WHO [10].


17



Giấy phép thu hái :

Thu hái cây thuốc phải có giấy phép của cơ quan có chức năng cấp. Với
các cây thuốc dùng cho xuất khẩu từ nước thu hái, phải xin giấy phép xuất
khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và các giấy phép khác, nếu cần.


Lập kế hoạch thu hái:

Trước khi tiến hành thu hái cây thuốc cần lập kế hoạch thật cụ thể về

loài cần thu háí, đặc tính sinh thái học, kỹ thuật thu hái, phương tiện và
phương pháp vận chuyển, các trang thiết bị cần thiết. Có kế hoạch đào tạo bộ
phận nhân lực phục vụ việc thu hái.


Chọn cây thuốc để thu hái:

Loài cây thuốc được lựa chọn để thu hái phải chính xác và phải có căn
cứ cụ thể về trữ lượng hiện có (được xác định trong các tài liệu mới nhất và
có độ tin cậy cao). Với những loại cây thuốc mới du nhập thì cần lập hồ sơ
xác định loài hoặc loại thực vật được chọn để thu hái như loại vật liệu nguồn
đã được mô tả trong nền y học cổ truyền ở các nước xuất xứ.


Thu hái:

Khối lượng thu hái và kỹ thuật thu hái cần đảm bảo được sự tồn tại lâu
dài của các quần thể hoang dã và môi trường sống của chúng.
Cần thu hái cây thuốc trong thời vụ hay khoảng thời gian thích hợp để
bảo đảm chất lượng tốt nhất khả dĩ có được của cây thuốc nguồn và thành phẩm.
Chỉ được theo những phương pháp thu hái không làm hủy hại môi
trường sinh thái.
Không nên thu hái cây thuốc ở trong hay gần khu vực có nồng độ thuốc
bảo vệ thực vật cao hay những chất độc khác. Ngoài ra, nên tránh thu hái cây
thuốc ở trong và gần nơi chăn thả súc vật để tránh ô nhiễm vi khuẩn từ phân
thải của súc vật.


18


Nếu cần thu hái nhiều loài cây thuốc hoặc nhiều bộ phận của cây thuốc
thì cần thu gom riêng từng loài cây thuốc hay loại cây thuốc khác nhau và vận
chuyển trong các bộ phận chứa khác nhau.
Những dụng cụ dùng cho việc thu hái cần được giữ sạch sẽ và bảo
quản trong điều kiện thích hợp.


Nhân lực:
Các chuyên gia địa phương tham gia công tác thu hái cần có trình độ

học vấn được đào tạo chính quy (có bằng cấp) hoặc đào tạo ngắn hạn về thảo
dược và có kinh nghiệm trong công tác thực địa. Họ có trách nhiệm huấn
luyện, giám sát công nhân và lập hồ sơ đầy đủ về công tác đã thực hiện.
Nhân lực làm việc tại thực địa cần được tập huấn đầy đủ và phải có khả
năng nhận biết cây thuốc theo tên thông dụng của chúng, tốt nhất là theo tên
latin (tên khoa học).

-

Thu hái cây thuốc theo tiêu chuẩn FairWild[11].
Giữ gìn các nguồn tài nguyên thực vật hoang dã:
Tình trạng bảo tồn các loài mục tiêu được đánh giá và xem xét

-

thường xuyên.
Các hoạt động thu hái và quản lý được dựa trên việc nhận diện, lập hồ





sơ, kiểm kê, đánh giá và giám sát đúng mức các loài mục tiêu và những
tác động của việc thu hái.
Mức độ (cường độ và tần suất) của việc thu hái các tài nguyên mục tiêu

-

không vượt quá khả năng tái sinh dài hạn của chúng.

-

Ngăn chặn các tác động tiêu cực lên môi trường:
Các loài vật quý hiếm, bị đe dọa và nguy cấp và các sinh cảnh có thể bị
tác động bởi việc thu hái và quản lý các loài mục tiêu được xác định và

-

bảo vệ.
Các hoạt động quản lý hỗ trợ cho việc thu hái các loài mục tiêu trong tự
nhiên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng, quá trình và
chức năng của hệ sinh thái.


19


-

Tuân thủ luật, các qui định và thỏa thuận:
Những người thu hái và các nhà quản lý có quyền và thẩm quyền rõ

ràng và được thừa nhận về sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên
mục tiêu.
Việc thu hái và quản lý các nguồn tài nguyên mục tiêu tuân thủ tất cả

-

các thỏa thuận quốc tế và luật quốc gia và địa phương, các quy định và
các yêu cầu hành chính, bao gồm những luật liên quan đến loài và khu

-

vực được bảo vệ.
Tôn trọng các quyền mang tính phong tục tập quán và chia sẻ lợi ích:
Các cộng đồng địa phương và người bản địa có quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng hợp pháp hoặc theo phong tục duy trì sự kiểm soát, ở
mức độ cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi, kiến thức hoặc tài nguyên

-

truyền thống của mình đối với các công ty thu hái.
Các thỏa thuận với cộng đồng địa phương và người bản địa được xây
dựng dựa trên kiến thức đầy đủ và thích hợp về quyền sở hữu, quyền
tiếp cận, các yêu cầu quản lý và giá trị nguồn tài nguyên. Những thỏa
thuận này đảm bảo việc chia sẻ công bằng và hợp lý cho tất cả các bên
liên quan.


-

Thúc đẩy mối quan hệ hợp đồng công bằng giữa các đơn vị điều


hành và người thu hái:
Quan hệ kinh tế giữa công ty và người thu hái là công bằng và minh
bạch, cho phép người thu hái tham gia vào các quyết định quan trọng

-

như việc sử dụng tiền thưởng hoặc các thỏa thuận về giá.
Không có sự phân biệt đối xử đối với những người thu hái dựa trên
chủng tộc, màu da, gốc gác, tôn giáo, giới tính hay các quan điểm chính

-

trị và khuyến khích phụ nữ tham gia thu hái.
 Hạn chế sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động thu hái:
Trẻ em không được kí hợp đồng tham gia thu hái. Những người thu hái
vị thành niên không được làm những công việc nguy hiểm.


20

Những người thu hái không ký hợp đồng với trẻ em để giúp họ trong

-

-

công việc thu hái hay chế biến.
Trẻ em tham gia rất ít vào việc thu hái và chỉ làm dưới sự giám sát.
 Đảm bảo lợi ích của những người thu hái và cộng đồng của họ:

Các công ty thu hái phải đảm bảo giá cả hợp lý được trả dài hạn cho
người thu hái thông qua các yêu cầu minh bạch trong tính toán chi phí,
để người thu hái tham gia vào các quyết định về giá, rút ngắn dây
chuyền thương mại và đảm bảo kịp thời gian chi trả cho người thu hái.
Ngay sau khi nhận được khoản tiền cho quỹ FairWild Premium, khoản

-

tiền nay sẽ được quản lý một cách minh bạch và các quyết định liên
quan đến việc sử dụng quỹ này được đưa ra 1 cách có trách nhiệm bởi
tổ chức người thu hái, ban đại diện người thu hái hoặc 1 ban quản lý
quỹ FairWild Premium được chỉ định gồm các bên liên quan.


Bảo đảm điều kiện làm việc công bằng cho tất cả các lao động làm

-

viêc thu hái:
Công ty thu hái tôn trọng các giá trị con người cơ bản và các quyền

-

căn bản tại nơi làm việc của tất cả công nhân.
Phải cung cấp 1 môi trường an toàn hợp vệ sinh, luôn lưu ý đến các

-

kiên thức phổ biến của ngành và các trường hợp rủi ro cụ thể.
Công ty thu hái có vai trò như là một chủ sử dụng lao động có trách



-

nhiệm về xã hội và đảm bảo các điều kiện làm việc tốt.
Áp dụng các thông lệ quản lý có trách nhiệm:
Kế hoạch quản lý loài mục tiêu ngời tự nhiên phải dựa trên những thông

-

lệ quản lý thích ứng, thiết thực, có sự quản lý và tham gia minh bạch.
Việc quản lý thu hái các loài hoang dã được hộ trợ bởi công tác điều
tra nguồn tài nguyên, đánh giá và giám sát các tác động thu hái 1 cách

-

thiết thực và thích hợp.
Công ty thu hái phải đảm bảo chỉ có những người thu hái đã qua đào
tạo và có chuyên môn mới được tham gia thu hái các loài mục tiêu và
giám sát việc thực hiện hiệu quả các hướng dẫn về thu hái.


21

-

Các cán bộ quản lý nguồn tài nguyên và người thu hái phải có kỹ
năng phù hợp (đào tạo, giám sát, kinh nghiệm) để thực hiện các điều

-


khoản của kế hoạch quản lý và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Các hoạt động thu hái phải được tiến hành 1 cách minh bạch liên
quan đến việc lập kế hoạch và thực hành quản lý, lưu trữ và chia sẻ
thông tin,và sự tham gia các bên liên quan.


22

1.3. TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Trên thế giới
Hiện nay các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, đang được sử dụng
ngày càng nhiều trên toàn thế giới. Đồng thời cũng đã có nhiều báo cáo về
việc bệnh nhân bị các hậu quả có hại cho sức khoẻ khi sử dụng các chế phẩm
từ thảo dược. Một trong những nguyên nhân chính của các phản ứng có hại đã
được báo cáo liên quan trực tiếp đến chất lượng kém của các loại thuốc từ
thảo dược, bao gồm cả những nguyên liệu thảo dược. Điều này là do việc bảo
đảm chất lượng và kiểm tra chất lượng các loại thuốc thảo dược vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Vì vậy việc quan tâm tới đảm bảo chất lượng cây
thuốc là hết sức cần thiết.
Theo báo cáo chuyên sâu về kiến thức và thực hành của người dân tại
vùng Uttarakhand của trung tâm đất nước Ấn Độ đã chỉ ra rằng tình hình cây
thuốc tại địa phương rất đáng báo động do tình trạng khai thác cây thuốc từ tự
nhiên 1 cách bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc quý giá từ môi
trường. Một số nguồn cây thuốc thực vật đã được liệt kê là có nguy cơ tuyệt
chủng. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân khi thực hiên các dự án trồng
cây và thu hái cây thuốc để cải tạo tài nguyên thiên nhiên thì chưa cao [14].
Theo nghiên cứu của Medcrave chất lượng cây thuốc rất khó kiểm soát

vì sự phức tạp của hàm lượng hóa học và sự đa dạng của các hoạt tính sinh
học. Đó là yếu tố bên trong còn lý do khách quan bên ngoài là do vấn đề trồng
và thu hái cây thuốc chưa được đảm bảo [15].
Theo Xiwen Livà cộng sự lượng cây thuốc mà Trung Quốc đang tiêu
thụ có 80% cây thuốc thu hái từ tự nhiên chưa được bảo tồn song song, chưa
khoa học. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tài nguyên khai thác bị cạn


23

kiệt là do kiến thức của người thu hái còn hạn chế, không tuân thủ theo những
quy định về thu hái bền vững [27].
Nghiên cứu của Laith Moh’d Rousan và cộng sự cho thấykiến thức về
cây thuốc của người dân JorDan tương đối tốt. Họ ý thức được việc cần phải
trồng và bảo tổn cây thuốc. Tuy nhiên có 17% người dân có nhận thức trung
bình về việc đảm bảo chất lượng cây thuốc. JorDan vẫn đang rất tích cực trong
việc khai phá nhận thức cho người dân cách khai thác và trồng trọt đúng [28].
Theo nghiên cứu của Prakash C. và cộng sự Ấn Độ tích cực tăng cường
các hoạt động trồng cây thuốc để bù dần dần bảo tồn sinh thái vì lý do khai
thác tự nhiên không khoa học đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường mà họ
sinh sống. Vấn đề nâng cao nhận thức trong trồng và thu hái cây thuốc đã
được trở thành một ưu tiên trong chương trình nghị sự như là một phần của
việc đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế theo quy ước đa dạng sinh học [29].
1.3.2. Thực trạng về vấn đề đảm bảo chất lượng tại các vùng trồng cây
thuốc ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình chung
Việt Nam đã quy hoạch thành các vùng trồng cây thuốc trọng yếu để có
thể tập trung phát triển ngành cây thuốc. Tuy nhiên tình hình đảm bảo chất
lượng cây thuốc còn những vấn đề tồn đọng sau [17]:


-

Khái thác tràn lan không chú ý tái tạo bảo tồn:
Khai thác rừng bừa bãi, chưa có kê hoạch tái sinh phát triển, nhiều loại
cây thuốc mọc tự nhiên trong rừng cho nhiều loại cây thuốc quý bị phá

-



hủy đã và đang làm cho vốn quý sinh học cây thuốc đang dần bị cạn kiệt.
Tình trạng chảy máu tài nguyên cây thuốc đang cực kỳ nghiêm trọng
với các cây thuốc hoang dại ở các vùng biên giới.
Sử dụng các loài có độc tính mà chưa chế biến kỹ: Cách chế biến và thu
hái các loại cây thuốc có độc tính cao không đúng cách cũng đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng.


24




Cây thuốc mốc kém chất lượng:
Ở Việt Nam với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng
nước trong không khí cao, cộng với cây thuốc phân lớn có nguôn gốc
thực vật (lá, thân, rễ, hoa,quả, hạt,...), nguồn gốc động vật (xương, da
thịt, mật,...) và một số từkhoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phần dinh
dưỡng thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển. Theo
thống kê tỷ lệ số cây thuốc bị mốc mọt 15-20%, tỷ lệ khối lượng cây

thuốc bị mốc 12-28%. Nấm mốc làm giảm chất lượng cây thuốc, tiết men
phân huỷ hoạt chất trong cây thuốc, tiết các độc tố(mycotoxin) đặc biệt là



các aflatoxin trong cây thuốc.
Quá trình chế biến cây thuốc và bảo quản cây thuốc còn nhiều bất câp




như sử dụng các chất bảo quản không đúng quy định.
Quản lý cây thuốc và sản phẩm có nguồn gốc cây thuốc còn nhiều bất cập.
Việc thu hái chưa khoa học ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống
của cả con người và động vật, thực vật [13]. Trong quá trình sản xuất
thuốc và cây thuốc vẫn còn chưa đảm bảo hết các quy trình tuân thủ đảm



bảo chất lượng cây thuốc. [12].
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt tại Sa Pa- Lào Cai” năm 2002 đã chỉ ra
rằng kiến thức, thái độ và thực hành của người trồng cây thuốc tại Sa Pa
còn nhiều thiếu sót. Sản xuất cây thuốc ở Sa Pa còn mang tính độc canh,
trình độ canh tác còn lạc hậu, thu nhập của người nông dân còn thấp
(36,916 đ/người/tháng) đã làm hạn chế việc phát huy lợi thế của điều
kiện tự nhiên khí hậu đất đai và giàu tiềm năng lao động trong thâm canh



tăng năng suất cây trồng[18].

Nghiên cứu củaTrần Văn Ơn tại vườn quốc gia Ba Vì năm 2003 cho thấy
người dân có hiểu biết về các vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát triển
bền vững cây thuốc, có thái độ xây dựng trong bảo tồn và phát triển bền
vững tài nguyên cây thuốc trong khu vực vườn quốc gia Ba Vì. [19].


25

1.3.2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình đảm bảo chất lượng cây
thuốc tại tỉnh Yên Bái
Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái
Yên Bái với địa hình nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc, diện tích


-

6882,9 km2, dân số 800100 người, mật độ dân số 116 người/ km 2 (2016). Địa
hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, độ
cao trung bình 600m so với mực bước biển và có thể chia làm 2 vùng: vùng
thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của
trung du, vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông
-

Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi[20].
Yên Bái có nhiều thuận lợi trong phát triển cây thuốc. Với điều kiện đất đai,
khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi phù hợp trồng các loại cây cây thuốc, đặc biệt
là cây quế và cây sơn tra; việc thu hút nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn
vốn cho phát triển cây cây thuốc khá thuận lợi. Nhân dân trong vùng đã có
nhiều kinh nghiệm, tập quán sản xuất một số cây như cây quế, cây sơn tra từ


-

khâu trồng đến khâu chăm sóc, bảo vệ, khai thác và tiêu thụ sản phẩm[22].
Đa số cây cây thuốc trên địa bàn tỉnh là dễ trồng, thích hợp với điều kiện khí
hậu tại các địa phương trong tỉnh, nhiều chủng loại cây cây thuốc đã gắn bó
với người dân từ nhiều năm nay, nên quá trình mở rộng và phát triển cây cây
thuốc có nhiều thuận lợi, đặc biệt đối với các cây trồng như quế, sơn tra, thảo
quả, sả, gừng… [22].
1.3.2.3. Tình hình đảm bảo chất lượng cây thuốc tỉnh Yên Bái
Những khó khăn
Phát triển cây thuốc tại tỉnh Yên Bái vẫn gặp những khó khăn nhất định do


-

điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên
tai, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, khí hậu khắc nghiệt, rét đậm, rét hại, giao


×