Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

NGHIÊN cứu CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN đến sức KHỎE ở BỆNH NHI mắc THALASSEMIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THÂN THỊ THÙY LINH

NGHI£N CøU CHÊT L¦îNG CUéC SèNG
LI£N QUAN §ÕN SøC KHáE
ë BÖNH NHI M¾C THALASSEMIA
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 60720135

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Thị Thu Hương
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN


Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Ngô Thị Thu Hương, giảng viên Bộ môn Nhi của Trường Đại học Y Hà
Nội, là người thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Mai - Bộ môn Nhi của
Trường Đại học Y Hà Nội, đã góp ý cho tôi những ý kiến vô cùng hữu ích


trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Bộ môn Nhi, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học của
Trường Đại học y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả quý thầy cô trong hội đồng
chấm luận văn, đã dành thời gian đọc và cho tôi những đóng góp vô cùng quý
báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Mai Hương là Trưởng khoa
cùng các bác sĩ và nhân viên Khoa Huyết học và Truyền máu lâm sàng của
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
thời gian tiến hành làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhân là Trưởng khoa
và các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Nhi tổng hợp của Bệnh viện đa khoa
Xanh - pôn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành làm luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bệnh nhi và người chăm sóc trẻ đã hợp tác
với tôi khi thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã
luôn động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Thân Thị Thùy Linh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Thân Thị Thùy Linh, học viên Bác sĩ nội trú khóa 42, chuyên
ngành Nhi khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Ngô Thị Thu Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Mai.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Thân Thị Thùy Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CLCS
CPTTC
Cs
ĐTĐ
Hb
Max
Min
N
PedsQLTM 4.0

Bệnh nhân
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Chậm phát triển thể chất
Cộng sự
Đái tháo đường
Hemoglobin – Huyết sắc tố.
Maximum – Giá trị lớn nhất
Minimum – Giá trị nhỏ nhất
Number (số lượng)

Pediatric Quality of Life Inventory version 4.0 Generic
Core Scales

QHXH
SD
SF – 36
TB
THCS
THPT
TIF

(Thang đo chất lượng sống chung của trẻ em phiên bản 4.0)
Quan hệ xã hội
Standard deviation (độ lệch chuẩn)
Short form health survey – 36 question.
Trung bình
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thalassaemia International Federation

WHO

(liên đoàn Thalassemia quốc tế)
World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Thalassemia............................................................................................3

1.1.1. Định nghĩa.......................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học......................................................................................3
1.1.3. Phân loại..........................................................................................4
1.1.4. Chẩn đoán........................................................................................7
1.1.5. Biến chứng......................................................................................7
1.1.6. Điều trị............................................................................................9
1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ em.......................10
1.2.1. Định nghĩa chung về chất lượng cuộc sống..................................10
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe..............................11
1.2.3. Các bộ công cụ đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe...............12
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhi mắc thalassemia.........................15
1.3.1. Tầm quan trọng của đánh giá CLCS ở bệnh nhi thalassemia.......15
1.3.2. Công cụ nghiên cứu CLCS liên quan sức khỏe trong bệnh
thalassemia.....................................................................................16
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS liên quan đến sức khỏe ở
trẻ mắc thalassemia......................................................................17
1.3.4. Nghiên cứu về CLCS ở bệnh nhi thalassemia...............................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................23


2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân.....................................................23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................24
2.3.2. Chọn mẫu......................................................................................24
2.4. Nội dung, các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp đánh giá.. .24

2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................24
2.4.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe..............................27
2.4.3. Mối liên quan giữa CLCS và một số yếu tố xã hội học và bệnh học.. .28
2.4.4. Cách tính điểm CLCS liên quan đến sức khỏe..............................29
2.5. Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................31
2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................32
2.7. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................34
3.1.1. Đặc điểm về xã hội học.................................................................34
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu.................................35
3.2. Chất lượng cuộc sống ở trẻ mắc thalassemia.......................................39
3.2.1. CLCS phân theo nhóm tuổi...........................................................39
3.2.2. So sánh CLCS liên quan sức khỏe ở trẻ thalassemia và trẻ khỏe mạnh....42
3.2.3. Mối tương quan CLCS do trẻ và cha mẹ báo cáo.........................44
3.3. Mối liên quan của một số yếu tố với CLCS ở trẻ mắc thalassemia.....46
3.3.1. Mối liên quan giữa CLCS và các yếu tố xã hội học......................46
3.3.2. Mối liên quan giữa CLCS và các yếu tố bệnh học........................47


Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................51
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................51
4.1.1. Đặc điểm xã hội học......................................................................51
4.1.2. Đặc điểm bệnh học........................................................................53
4.2. Đặc điểm CLCS của nhóm nghiên cứu................................................58
4.2.1. Điểm CLCS liên quan sức khỏe ở trẻ thalassemia........................58
4.2.2. CLCS ở trẻ thalassemia so với trẻ khỏe mạnh..............................63
4.2.3. So sánh CLCS của trẻ mắc thalassemia do trẻ và cha mẹ trẻ báo cáo...65
4.3. Mối tương quan giữa điểm CLCS ở trẻ thalassemia và các yếu tố......66
4.3.1. CLCS ở trẻ thalassemia và các đặc điểm xã hội...........................66

4.3.2. Liên quan giữa CLCS ở trẻ thalassemia và các đặc điểm bệnh học.........68
4.4. Điểm giới hạn của nghiên cứu.............................................................76
KẾT LUẬN....................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cứu.............................34
Bảng 3.2: Trình độ học vấn và kết quả học tập của nhóm nghiên cứu............35
Bảng 3.3: Phân bố theo thể bệnh và địa điểm nghiên cứu..............................35
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu......................................36
Bảng 3.5: Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu................................37
Bảng 3.6: Biện pháp thải sắt............................................................................38
Bảng 3.7: Biến chứng của quá trình điều trị ở trẻ thalassemia........................38
Bảng 3.8: CLCS ở trẻ thalassemia từ 5 đến 7 tuổi..........................................39
Bảng 3.9: CLCS ở trẻ thalassemia từ 8 đến 12 tuổi........................................40
Bảng 3.10: CLCS ở trẻ thalassemia từ 13 đến 16 tuổi....................................41
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa CLCS và các yếu tố xã hội học.....................46
Bảng 3.12: Mối tương quan giữa CLCS tổng quát và đặc điểm điều trị.........47
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa điểm CLCS và đặc điểm cận lâm sàng..........48
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa CLCS và các biến chứng...............................50

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự phân bố bệnh Hemoglobin trên thế giới......................................4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: CLCS ở trẻ 2 đến 4 tuổi do cha mẹ báo cáo...............................39

Biểu đồ 3.2: CLCS ở các lứa tuổi do cha mẹ báo cáo.....................................41
Biểu đồ 3.3: So sánh điểm CLCS do trẻ báo cáo giữa trẻ thalassemia và trẻ
khỏe mạnh...................................................................................42
Biểu đồ 3.4: So sánh CLCS do cha mẹ báo cáo giữa thalassemia và nhóm trẻ
khỏe mạnh...................................................................................43
Biểu đồ 3.5: Mối tương quan về điểm CLCS trong lĩnh vực thể lực do trẻ và
cha mẹ báo cáo............................................................................44
Biểu đồ 3.6: Mối tương quan về điểm CLCS trong lĩnh vực cảm xúc do trẻ và
cha mẹ báo cáo............................................................................44
Biểu đồ 3.7: Mối tương quan về điểm CLCS trong lĩnh vực QHXH do trẻ và
cha mẹ báo cáo............................................................................44
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan về điểm CLCS trong lĩnh vực học tập do trẻ và
cha mẹ báo cáo............................................................................44
Biểu đồ 3.9: Mối tương quan về điểm CLCS tổng quát giữa trẻ và cha mẹ
báo cáo.......................................................................................45
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa điểm CLCS tổng quát do và nồng độ Hb
trước truyền.................................................................................49
Biểu đồ 3.11. Mối tương quan giữa điểm CLCS tổng quát và nồng độ Ferritin
huyết thanh..................................................................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc
thể thường gây khiếm khuyết trong quá trình tổng hợp hemoglobin – thành phần
chính trong hồng cầu, đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy trong máu. Theo
ước tính của liên đoàn thalassemia quốc tế có khoảng 7% dân số toàn cầu là
người mang gen bệnh [1]. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ
yếu ở khu vực Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Tại Việt Nam theo các tác giả

Dương Bá Trực và Nguyễn Công Khanh, thalassemia là nguyên nhân hàng đầu
gây thiếu máu tan máu ở trẻ em [2], [3].
Các triệu chứng của thiếu máu và quá tải sắt kéo dài gây ảnh hưởng rõ
rệt đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Giảm năng lượng trong các
hoạt động, thường xuyên phải nghỉ học để đi khám – chữa bệnh là các nguyên
nhân chính khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, quan hệ xã hội và học
tập. Một số trẻ tỏ ra bi quan, chán nản, cảm thấy mình là gánh nặng của gia
đình… Theo nghiên cứu của Keskek và cs (2013) nhận thấy tỉ lệ mắc trầm
cảm ở nhóm trẻ thalassemia cao hơn rõ rệt so với nhóm trẻ khỏe mạnh [4]. Vì
vậy, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCS) đã và đang trở
thành một trong các tiêu chí cần hướng tới khi điều trị bệnh thalassemia tại
nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Hòa và cs (2015) nhận thấy
CLCS của 67 bệnh nhi thalassemia tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng thấp hơn
rõ rệt so với trẻ khỏe mạnh ở tất cả các lĩnh vực [5]. Do vậy, bệnh cần được
xã hội quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn.


2

Để góp phần nâng cao CLCS ở trẻ mắc thalassemia, một số câu lạc bộ
thalassemia trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thành lập trong đó có
khoa nhi Bệnh viện đa khoa Xanh – pôn… với mục đích tạo cho trẻ mắc
thalassemia một môi trường sinh hoạt lành mạnh, giúp trẻ hiểu biết và thích
ứng với bệnh tốt hơn, đồng thời trẻ được chia sẻ và nhận lại nhiều sự động
viên, quan tâm từ đội ngũ nhân viên y tế và các tổ chức cộng đồng.
Đánh giá thường kỳ về CLCS liên quan đến sức khỏe giúp cho các bác sĩ
lâm sàng, các nhà nghiên cứu khoa học thấy được sự ảnh hưởng của bệnh đến
cuộc sống của trẻ mắc thalassemia qua từng thời kì phát triển, đồng thời gián tiếp
đánh giá được kết quả điều trị với một cách nhìn toàn diện. Xuất phát từ những

thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống
liên quan sức khỏe ở bệnh nhi mắc thalassemia” với hai mục tiêu:
1.

Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ mắc thalassemia bằng thang
điểm PedsQLTM 4.0.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của trẻ mắc
thalassemia.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Thalassemia.
1.1.1. Định nghĩa.
Thalassemia là bệnh khiếm khuyết di truyền trong sự tổng hợp chuỗi
globin, làm cho hemoglobin không bình thường, hồng cầu bị vỡ sớm gây
thiếu máu. Bệnh được gọi tên theo chuỗi globin bị thiếu hụt. Khi thiếu hụt
chuỗi α – globin thì bệnh được gọi là α – thalassemia. Khi thiếu hụt chuỗi β –
globin bệnh được gọi là β – thalassemia. Trên thực tế tại các quốc gia Đông
Nam Á, sự thiếu hụt chuỗi β – globin thường hay kết hợp với bệnh lí HbE tạo
nên thể bệnh dị hợp tử kép HbE/β – thalassemia [6].
1.1.2. Dịch tễ học
Những trường hợp Thalassemia được công bố đầu tiên vào năm 1925 là
thể β – thalassemia ở bờ biển Địa Trung Hải, sau đó bệnh đã được phát hiện ở

nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, thalassemia được biết đến là một
trong những bệnh rối loạn di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Tỉ lệ mang
gen bệnh của các dân tộc dao động trong khoảng từ rất thấp 0,1% đến rất cao
40% như ở một số bộ lạc của người Ấn Độ [6]. Ở Đông Nam Á, tỉ lệ người
mang gen bệnh thalassemia rất cao [7].
Tại Việt Nam, bệnh thalassemia phân bố ở khắp các tỉnh thành và dân
tộc trên cả nước, tần suất mang gen thalassemia dao động trong khoảng 3,5 –
28% thay đổi theo từng dân tộc [2], [3], [8-11].


4

Hình 1.1: Sự phân bố bệnh Hemoglobin trên thế giới [12].
1.1.3. Phân loại.
a. Phân loại theo kết quả điện di huyết sắc tố.
Dựa theo kết quả điện di huyết sắc tố, bệnh thalassemia được phân loại
thành ba thể: thể α – thalassemia, β – thalassemia, HbE/β – thalassemia.
 Bệnh β – thalassemia.
β - thalassemia là một nhóm bệnh di truyền đặc trưng bởi giảm một phần
hoặc giảm hoàn toàn sự tổng hợp chuỗi β – globin, dẫn đến làm giảm nồng độ
hemoglobin trong hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu. Ở người bệnh β –
thalassemia sự giảm tổng hợp chuỗi β – globin (β+) hoặc không tổng hợp
được chuỗi β – globin (βo) dẫn đến hậu quả giảm tổng hợp HbA1 và dư thừa
chuỗi α bình thường. Các chuỗi α dư thừa sẽ cản trở sự sinh hồng cầu bằng
cách lắng đọng lên màng tế bào tạo hồng cầu trong tủy xương và gây tổn
thương màng hồng cầu khiến cho hồng cầu dễ vỡ, gây thiếu máu nặng.
Bệnh β – thalassemia được phân loại thành 3 thể:
- Thể nặng: thiếu máu nặng, khởi phát sớm (dưới 2 tuổi). Trẻ phụ thuộc
vào truyền máu. Lách to sớm. Xét nghiệm: Hb thấp dưới 7 g/dl, điện di cho



5

thấy HbF >50%, HbA2 <4%.
- Thể trung gian: biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn, triệu chứng lâm sàng xuất
hiện sau 2 tuổi. Lách to độ 2 hoặc 3. Nồng độ Hb: 8 – 10 g/dl. Kết quả điện
di: HbF: 10 – 50% và HbA2 >4%.
- Thể nhẹ: thường không biểu hiện lâm sàng. Hồng cầu nhỏ nhược sắc.
 HbE/β – thalasesemia.
HbE/β – thalasesemia là kết quả của hiện tượng đồng di truyền gen gây
bệnh β – thalassemia từ bố hoặc mẹ kết hợp với bất thường cấu trúc HbE
được di truyền từ người còn lại. Cơ chế bệnh sinh ở bệnh nhân HbE/β –
thalassaemia do nhiều yếu tố bao gồm giảm tổng hợp chuỗi β – globin dẫn đến
mất cân bằng giữa các chuỗi globin, tạo máu không hiệu quả, chết tế bào theo
chương trình, tổn thương hồng cầu và giảm đời sống của hồng cầu. Trong trường
hợp bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng hay bệnh lý khác, tính không ổn định của
HbE sẽ làm tăng hiện tượng tan máu và làm nặng thêm tình trạng bệnh [13].
Triệu chứng lâm sàng tương tự thể β – thalassemia và cũng được chia làm 3
thể: thể nặng, thể trung gian và thể nhẹ [13].
- Thể nặng: triệu chứng lâm sàng tương tự β – thalassaemia thể nặng, trẻ
phụ thuộc truyền máu, nồng độ Hb thấp 4 – 5 g/dl.
- Thể trung bình: triệu chứng lâm sàng tương tự β – thalassaemia thể
trung bình, trẻ không phụ thuộc truyền máu, nồng độ Hb từ 6 – 7 g/dl.
- Thể nhẹ: tình cờ phát hiện qua xét nghiệm thấy số lượng hồng cầu tăng,
hồng cầu nhỏ, nhược sắc, nồng độ Hb từ 9 – 12 g/dl.
 α-thalassemia.
Trong bệnh α – thalassemia sự khiếm khuyết chuỗi α – globin sẽ dẫn đến


6


giảm số lượng chuỗi α – globin và gây dư thừa chuỗi γ và β – globin, tạo
thành Hb Bart’s (γ4) và HbH (β4). Hai loại hemoglobin này tan trong nước và
không kết tủa trong tủy xương, vì vậy quá trình tạo máu hiệu quả hơn so với
bệnh β – thalassemia. Tuy nhiên, HbH không bền vững và lắng đọng tại chính tế
bào hồng cầu chứa HbH gây tổn thương màng tế bào hồng cầu và hồng cầu bị
phá hủy trong lách rút ngắn thời gian sống của hồng cầu.
Dựa theo số lượng gen α – globin còn lại, bệnh được chia thành các thể:
- Thể ẩn (người mang gen): bệnh nhân còn 3 gen α – globin. Không biểu
hiện triệu chứng lâm sàng, không thay đổi trên công thức máu. Xét nghiệm
lúc mới sinh có thể thấy Hb Bart’s chiếm 1 – 2%, khi trưởng thành tỉ lệ huyết
sắc tố không có gì đặc biệt.
- Thể nhẹ (còn 2 gen): không có biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm Hb
trong giới hạn bình thường, hồng cầu nhỏ nhược sắc, xét nghiệm lúc mới sinh
có thể thấy Hb Bart’s chiếm 2 – 5%, khi trưởng thành tỉ lệ HbA2 trong giới
hạn thấp.
- Thể HbH (còn 1 gen): lâm sàng có thiếu máu nhẹ đến vừa, thỉnh thoảng
có đợt tan máu cấp khi có điều kiện thuận lợi như sốt. Xét nghiệm: Hb giảm,
hồng cầu nhỏ nhược sắc, có thể thấy thể Heinz, điện di huyết sắc tố có HbH
và Hb Bart’s.
- Thể Hb – Bart’s (không còn gen nào): biểu hiện lâm sàng rất nặng, trẻ
thường chết ngay trong giai đoạn bào thai hoặc chết ngay trong ngày đầu sau sinh.
b. Phân loại theo nhu cầu truyền máu.
Dựa trên biểu hiện lâm sàng và nhu cầu truyền máu, thalassemia được
phân loại thành 2 nhóm:
 Nhóm phụ thuộc truyền máu: những bệnh nhân thuộc nhóm này cần
phải truyền máu thường xuyên, thường có biến chứng nặng và tuổi thọ ngắn.


7


Gồm β – thalassemia thể nặng, HbE/β – thalassemia thể nặng và α –
thalassemia thể nặng (Hb Bart's).
 Nhóm không phụ thuộc truyền máu: nhóm bệnh nhân này không cần
truyền máu suốt đời, chỉ cần truyền máu trong một số trường hợp hoặc trong
một khoảng thời gian nhất định, hoặc những đợt bệnh như sốt, nhiễm trùng,…
Gồm các thể: β – thalassemia thể trung bình/nhẹ, HbE/β – thalassemia thể
trung binh/nhẹ và HbH, α – thalassemia thể nhẹ.
1.1.4. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định các thể bệnh thalassemia dựa theo Phụ lục 1, gồm:
- Tiền sử gia đình
- Đặc điểm lâm sàng:
+ Thiếu máu các mức độ từ nhẹ đến nặng
+ Lách to
+ Bộ mặt thalassemia
+ Xạm da
+ Chậm phát triển thể chất, dậy thì muộn…
- Xét nghiệm công thức máu và đặc điểm hồng cầu có thể giúp hướng
tới chẩn đoán bệnh thalassemia:
+ Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
+ Hồng cầu lưới tăng
+ Sắt huyết thanh, ferritin tăng
- Xét nghiệm điện di huyết sắc tố và DNA giúp chẩn đoán xác định
bệnh và chẩn đoán thể bệnh.
1.1.5. Biến chứng.
Biến chứng chính trong bệnh thalassemia bao gồm: các biến chứng liên


8


quan đến quá tải sắt và các bệnh lí lây nhiễm qua đường truyền máu.


9

a. Quá tải sắt.
Quá tải sắt xảy ra ở cả thể phụ thuộc truyền máu và thể không phụ thuộc
truyền máu. Trong thể phụ thuộc truyền máu, hiện tượng quá tải sắt xảy ra do
bệnh nhân phải truyền máu quá nhiều lần từ nhỏ. Ngay cả trong thể không
phụ thuộc truyền máu, hiện tượng quá tải sắt vẫn xảy ra do cơ thể tăng hấp
thu sắt để sản sinh hồng cầu đồng thời vì trong bệnh lý thalassemia hồng cầu
bất thường nên thường chết sớm giải phóng ra một lượng lớn sắt, do vậy gây
nên hiện tượng quá tải sắt [14].
Quá tải sắt làm cho vị trí gắn sắt của transferrin bị bão hòa, lượng sắt dư
thừa sẽ gắn không đặc hiệu với các chất khác như albumin, citrate, aminoacid
và đường… sắt gắn với các chất này sẽ vào tế bào. Đầu tiên, sắt được tích lũy
tại tế bào Kuffer trong gan và các đại thực bào lách, rồi đến nhu mô gan, các tế
bào cơ tim, tuyến nội tiết [15].
Quá tải sắt ở cơ tim gây ra suy tim hoặc rối loạn nhịp tim, biến chứng
này thường xảy ra từ thập kỉ thứ hai trong đời sống bệnh nhân. Suy tim do
quá tải sắt là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân thalassemia,
chiếm tới 60% các nguyên nhân gây tử vong [16]. Quá tải sắt tại cơ tim gây ra
rối loạn cả chức năng tâm thu và chức năng tâm trương. Chức năng tâm
trương thường bị rối loạn nặng nề hơn, trong khi chức năng tâm thu thường
được bảo tồn ở giai đoạn sớm [17].
Gan là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương trong bệnh
thalassemia. Hai cơ chế chính gây tổn thương gan trong bệnh lí thalassemia
đặc biệt trong thể phụ thuộc truyền máu là do sự quá tải sắt và sự lây nhiễm
vius viêm gan C, viêm gan B thông qua đường truyền máu.
Ngoài ra còn các biến chứng trên hệ nội tiết như: tổn thương tuyến yên,

rối loạn chuyển hóa đường (quá tải sắt gây phá hủy tế bào đảo tụy)…Theo
nhiều nghiên cứu, quá tải sắt chính là nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân
thalassemia không được điều trị thải sắt (chiếm khoảng 70%) [1], [18].


10

b. Các bệnh lây qua đường truyền máu.
Nhiễm trùng là biến chứng gặp trong quá trình điều trị do bệnh nhân
phải truyền máu. Đặc biệt trên thể phụ thuộc truyền máu, bệnh nhân thường
xuyên phải truyền máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu
như HCV, HIV, HBV, giang mai… [1]. Nhiễm virus viêm gan B hoặc C là những
yếu tố làm tăng nguy cơ tăng men gan và xơ gan trên bệnh nhân thalassemia [1]
c. Cường lách:
Cường lách là hậu quả của quá trình tan máu mạn tính, do lách phải tăng
cường hoạt động để bắt giữ và phá hủy hồng cầu bất thường. Cường lách
được chẩn đoán khi trẻ thalassemia có biểu hiện lách to kèm theo sự sụt giảm
của một hay nhiều dòng tế bào máu (bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu). Trẻ thiếu
máu nặng hơn và tăng nhu cầu truyền máu so với trước. Tiểu cầu giảm khiến
trẻ có nguy cơ bị xuất huyết. Bạch cầu giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng, càng làm tăng mức độ tan máu do hồng cầu phải tăng cường hoạt động
để cung cấp oxy để đáp ứng với phản ứng viêm, vì vậy đời sống hồng cầu
càng ngắn lại.
1.1.6. Điều trị.
Nguyên tắc điều trị (điều trị cụ thể - Phụ lục 2)

 Truyền máu
- Chỉ định khi: Hb < 7 g/dl. Duy trì: Hb 9 – 10,5 g/dl
- Truyền 10 – 15 ml/kg khối hồng cầu/ 1 lần trong 3 – 4 giờ.
- Khoảng cách giữa các lần truyền máu khoảng 4 – 6 tuần tùy theo mức

độ tan máu.

 Thải sắt
- Chỉ định khi: ferritin > 1000 ng/ml hay sau truyền máu 10 – 12 lần (ở
trẻ > 3 tuổi). Có thể lựa chọn các cách điều trị sau:


11

- Viên uống: Deferasirox: 20 – 30 mg/kg/ngày.Uống 1 lần.
- Viên uống – Deferiprone: 75 mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần.
- Truyền dưới da/ truyền tĩnh mạch – Desferrioxamine: 25 – 35 mg/kg
truyền dưới da 8 – 12 giờ/đêm x 5 – 6 đêm/tuần.

 Cắt lách
Về nguyên tắc là không khuyến cáo cắt lách, cố gắng trì hoãn cắt lách vì sau
cắt lách có nhiều nguy cơ như huyết khối, nhiễm trùng. Chỉ định cắt lách khi:
- Truyền KHC quá 225 – 250 ml/kg/năm, khoảng cách giữa 2 lần truyền
máu < 3 tuần, hay khối lượng KHC cần truyền tăng gấp đôi.
- Lách to quá rốn
- Trẻ ≥ 6 tuổi.

 Điều trị hỗ trợ: Acid folic, Calci, Vitamin E.
 Ghép tủy phù hợp HLA
Ngày nay, bên cạnh các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh, một vấn
đề đang được xã hội quan tâm chính là tìm ra các biện pháp cải thiện chất
lượng cuộc sống ở bệnh nhân thalassemia.
1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở trẻ em.
1.2.1. Định nghĩa chung về chất lượng cuộc sống.
CLCS là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội,

liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Thuật ngữ này được
đo lường thông qua sự đánh giá của từng cá nhân nên đây là một khái niệm có
tính chủ quan. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Chất lượng
cuộc sống là sự nhận thức cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống phù hợp
với văn hóa và các giá trị mang tính hệ thống ở các nơi mà họ sinh sống và
phù hợp với các mối quan hệ, với mục đích, với sự kì vọng, với trình độ và sự


12

quan tâm của họ” [19].
WHO đã đưa ra tiêu chí về chất lượng cuộc sống (Quality of life – 100)
gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là [19]:
- Mức độ sảng khoái về thể chất bao gồm:
- Sức khỏe
- Tinh thần
- Ăn uống
- Ngủ, nghỉ ngơi
- Đi lại (bao gồm giao thông, vận tải)
- Thuốc men (bao gồm y tế và các hoạt động chăm sóc sức khỏe)
- Mức độ sảng khoái về tâm thần:
- Yếu tố tâm lý
- Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)
- Mức độ sảng khoái về xã hội:
- Các mối quan hệ xã hội.
- Môi trường sống (bao gồm môi trường xã hội an toàn, an ninh, kinh
tế, văn hóa, chính trị… và môi trường tự nhiên).
Theo cơ sở trên, CLCS là một khái niệm rất rộng với nhiều khía cạnh
ngoài lĩnh vực sức khỏe. Vì vậy, khái niệm về CLCS liên quan đến sức khỏe
đã ra đời, nhằm mục đích phục vụ các đánh giá và nghiên cứu trong y học.

1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.
Theo Tổ chức y tế thế giới định nghĩa sức khỏe không chỉ là không có bệnh
tật mà còn là trạng thái khỏe mạnh về mặt thể chất, tâm thần và xã hội. Vì vậy,
khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe là một khái niệm đa chiều bao gồm các
lĩnh vực liên quan đến chức năng thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội.
Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe ngày càng được công nhận là một


13

mục tiêu của quá trình điều trị và chăm sóc y tế [20]. Điều này đúng với các bệnh
mạn tính mà sự bình phục hoàn toàn là cả một quá trình dài hoặc không có khả
năng. Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe giúp xác định mức độ mà bệnh và
các điều kiện y tế hoặc các biện pháp điều trị tác động đến từng cá nhân một cách
cụ thể nhất. CLCS liên quan đến sức khỏe cũng góp phần giúp cho các nhà hoạch
định chính sách y tế thấy được gánh nặng của một bệnh lí cụ thể tác động lên đời
sống xã hội. Các con số sinh hóa, sinh lí chỉ phản ánh mức độ nặng hoặc diễn tiến
của một bệnh mà không thể hiện được tác động của bệnh đến cuộc sống của
người bệnh, đặc biệt là cảm nhận của bệnh nhân. Trẻ em là đối tượng đang phát
triển về thể chất và tâm lí. Việc đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe ở bệnh nhi
mắc các bệnh lí mạn tính rất quan trọng, đưa ra các kết quả về khả năng hoạt động
thể lực, cảm nhận của trẻ, chất lượng các mối quan hệ xã hội và hiệu quả học tập.
Từ đó giúp các bác sĩ lâm sàng, cha mẹ trẻ và cộng đồng có các biện pháp can
thiệp kịp thời để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lí cũng như các
phương pháp điều trị đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các công cụ đánh giá chất lượng cuộc
sống, tuy nhiên các công cụ ấy đều có sự thống nhất về hai khía cạnh chính:
Một là, chất lượng cuộc sống đều có thể được đánh giá tại bất cứ thời
điểm nào trong cuộc sống của bệnh nhân.
Hai là, chất lượng cuộc sống phải là một cấu trúc đa chiều bao gồm sự

kết hợp chặt chẽ giữa ít nhất là ba lĩnh vực chính có thể bị ảnh hưởng bởi tình
trạng bệnh cũng như các phương pháp điều trị bệnh bao gồm: chức năng thể
chất, chức năng tâm thần và chức năng xã hội.
1.2.3. Các bộ công cụ đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe.
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được các tác giả đề cập


14

đến chủ yếu ở các chức năng thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội. Đó là
những lĩnh vực rất trừu tượng, định tính không thể đo được cụ thể như các chỉ
số về sinh lý, sinh hóa, điện sinh học… Vì vậy, ngày nay việc lượng hóa các
thông số về CLCS liên quan sức khỏe để các bác sĩ lâm sàng, các nhà nghiên
cứu có thể đánh giá chính xác hơn về CLCS liên quan sức khỏe nhiều nhóm tác
giả đã nghiên cứu và xây dựng những công cụ có thể qui đổi những cảm nhận
định tính về sự hài lòng của các khía cạnh CLCS liên quan sức khỏe sang những
con số tương đối chính xác và cụ thể. Đó chính là các bộ câu hỏi, thang điểm.
Mỗi bộ công cụ này có đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, số lượng câu
hỏi khác nhau. Việc lựa chọn bộ công cụ nào phải tùy theo từng bệnh lí cụ thể,
trên các đối tượng cụ thể.
Lý tưởng nhất là mỗi quốc gia có những bộ câu hỏi phù hợp với ngôn
ngữ, với văn hóa và với điều kiện sống của từng nước; mỗi bệnh lí có từng bộ
câu hỏi riêng đặc thù từng bệnh và mỗi độ tuổi nên có những bộ câu hỏi riêng
để phù hợp với tâm sinh lí của từng độ tuổi. Tuy nhiên việc làm này vô cùng tốn
kém về cả nhân – vật lực và thời gian, do vậy hiện nay các nghiên cứu thường có
xu hướng sử dụng các bộ công cụ được các trung tâm nghiên cứu lớn trên thế
giới xây dựng, được ứng dụng và chứng minh giá trị trong thực tiễn. Đồng thời,
việc sử dụng cùng một bộ công cụ có thể dễ dàng so sánh điểm số CLCS liên
quan sức khỏe giữa các nghiên cứu khác nhau trên cùng một bệnh lí.
- Các thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe:

Hiện nay, có một số bộ câu hỏi tổng quát chung để đánh giá CLCS ở tất cả
các bệnh cũng như người khỏe mạnh, đó là: WHO – 100, SF – 36… Bên cạnh đó,
cũng có các thang đo chuyên biệt như PedsQL dành riêng cho trẻ em.
- SF36 (Short Form 36 for Health Survey):
Bộ câu hỏi SF36 được xây dựng từ năm 1988 bởi Stewart gồm 36 câu


15

hỏi được chia thành 8 lĩnh vực: hoạt động thể chất (10 câu hỏi), sự giới hạn
vai trò do sức khỏe thể chất (4 câu), sự đau đớn (2 câu), tình hình sức khỏe
chung (6 câu), sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần (3 câu), năng
lượng sống/ sự mệt mỏi (4 câu), trạng thái tâm lí (5 câu), chức năng xã hội (2
câu). Trong đó 4 lĩnh vực đầu được xếp vào nhóm sức khỏe thể chất, 4 lĩnh
vực sau được xếp vào nhóm sức khỏe tâm thần. Trong trường hợp thời gian
hạn hẹp có thể sử dụng bộ câu hỏi SF12 hoặc SF8. Độ tin cậy trong 8 lĩnh vực
dao động từ 0,67 đến 0,94 [21-22].
- PedsQLTM 4.0 (Pediatrics Quality of Life Inventory):
Bộ câu hỏi PedsQLTM 4.0 được phát triển từ Bệnh viện nhi và trung tâm
sức khỏe San Diego, California là một công cụ hữu ích để đánh giá chất lượng
cuộc sống áp dụng riêng cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Thang điểm này do tác
giả W.Varni và cs công bố năm 2002.
Phiên bản đầu tiên là Thang đo chất lượng cuộc sống tổng quát dành cho
trẻ em (Pediatric Quality of Life Inventory version 4.0 generic core scales PedsQLTM 4.0). Ngày nay, thang điểm này được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu gần đây về đánh giá chất lượng cuộc sống ở cả cho trẻ em khỏe
mạnh và trẻ đang mắc các bệnh cấp hoặc mạn tính [23]. Thang điểm
PedsQLTM 4.0 gồm 23 câu hỏi được chia vào 4 lĩnh vực chính là: chức năng
thể lực, chức năng cảm xúc, chức năng quan hệ xã hội và chức năng học tập.
Đồng thời, thang điểm PedsQLTM 4.0 gồm 2 phiên bản (01 phiên bản dành riêng
cho trẻ tự đánh giá và 01 phiên bản dành riêng cho bố mẹ trẻ đánh giá). Vì vậy,

PedsQLTM 4.0 là một thang đo đưa ra được cái nhìn đa chiều, hạn chế được tính
chủ quan của các công cụ khác.
Hiện nay, thang điểm PedsQLTM đang dần được các nhóm tác giả xây
dựng đặc trưng cho từng bệnh lí như: Thang điểm PedsQL 3.2 Diabetes Modul


16

trên đối tượng bệnh nhi ĐTĐ type 1 [24]; Thang PedsQL 3.0 Rheumatology
Module cho bệnh nhi bị thấp khớp [25]; Thang PedsQL 3.0 Cancer Module cho
bệnh nhi mắc bệnh ung thư [26]…
Tại Việt Nam, thang điểm PedsQLTM 4.0 bằng tiếng Anh đã được
Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự chuyển dịch sang tiếng Việt theo đúng qui
trình của nhóm tác giả xây dựng phiên bản gốc PedsQL TM 4.0 yêu cầu. Thang
điểm đã được sử dụng cho 1225 trẻ em khỏe mạnh Việt Nam từ 2 – 18 tuổi
thông qua các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai và cs (2017)
[27]. Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra mức điểm CLCS ở trẻ bình thường
và được nhiều nhóm tác giả nghiên cứu trên trẻ bệnh so sánh và bàn luận.
Thang điểm PedsQL TM 4.0 phiên bản Việt Nam cũng đã được sử dụng trong
các nghiên cứu CLCS của trẻ em bệnh lý mạn tính như: u não [28], bệnh
nhân thận giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận [29], Tiểu đường [30],
lupus ban đỏ hệ thống [31], động kinh [32]…
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhi mắc thalassemia.
1.3.1. Tầm quan trọng của đánh giá CLCS ở bệnh nhi thalassemia
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được ứng dụng rất rộng rãi
trên cả các đối tượng người bình thường được coi là không bệnh tật, các đối
tượng mắc bệnh lí cấp tính, chấn thương, bệnh mạn tính… Ngày nay các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe trên
các đối tượng mắc bệnh mạn tính như hen phế quản, thấp khớp, đái tháo
đường, lupus ban đỏ, bệnh lí ung thư... [24-26], [31]. Trong đó thalassemia là

một bệnh lí mạn tính với tỉ lệ dân số mắc bệnh cao, là bệnh di truyền chưa có
điều trị đặc hiệu nên người bệnh phải chung sống suốt cuộc đời với bệnh cũng
như với các biến chứng của bệnh, các biến chứng trong quá trình điều trị bệnh


×