Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC lục vị kỷ cúc TRONG điều TRỊ rối LOẠN THÂN KINH THỰC vật ở PHỤ nữ TIỀN mãn KINH và mãn KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM DINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
LỤC VỊ KỶ CÚC TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
THÂN KINH THỰC VẬT Ở PHỤ NỮ TIỀN
MÃN KINH VÀ MÃN KINH
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Thái Thị Hoàng Oanh
2.TS. Ngô Quỳnh Hoa

HÀ NỘI – 2017

LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà
Nội, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá
nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.


Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong khoa Y học cổ truyền là những người thầy đã tận tâm dạy dỗ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Thái
Thị Hoàng Oanh – TS. Ngô Quỳnh Hoa là người trực tiếp hướng dẫn khoa
học, đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quí
báu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc bệnh viện Y học cổ
truyền Nghệ An cùng cán bộ nhân viên của bệnh viện những người đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm giúp đỡ động viên và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong
hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa
học để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Dinh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Thị Kim Dinh học viên lớp Cao học khóa 24 – Chuyên
ngành: Y học cổ truyền xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Thái Thị Hoàng Oanh – TS. Ngô Quỳnh Hoa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Kim Dinh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr


Huyết áp tâm trương

N0

Ngày đầu tiên trước điều trị

N20

Ngày thứ 30 sau điều trị

RLTKTV

Rối loạn thần kinh thực vật

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................4
1.1. QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
VÀ HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH...............................4
1.1.1. Rối loạn thần kinh thực vật...............................................................4
1.1.2. Tiền mãn kinh và mãn kinh...............................................................9

1.2. QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
VÀ TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH.....................................................11
1.2.1. Rối loạn thần kinh thực vật.............................................................11
1.2.2. Tiền mãn kinh và mãn kinh.............................................................13
1.3. RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN
KINH, MÃN KINH...............................................................................16
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT VÀ
GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH......................................17
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................17
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước.............................................................17
1.5. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU...................................18
1.5.1. Xuất xứ bài thuốc............................................................................18
1.5.2. Thành phần của bài thuốc...............................................................18
1.5.3. Tác dụng :Tư bổ can thận, minh mục.............................................18
1.5.4. Phân tích bài thuốc và ứng dụng lâm sàng......................................18
1.5.5. Cách dùng.......................................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................20
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................20


2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................21
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................23
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu..........................................................................23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................23
2.3.3. Phương pháp dùng thuốc................................................................23
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................23
2.3.5. Cách đánh giá kết quả.....................................................................25
2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...................................26

2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................................26
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU....................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................29
3.1.1. Đặc điểm chung..............................................................................29
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................31
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................36
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC..............................................37
3.2.1. Kết quả điều trị tình trạng rối loạn thần kinh thực vật....................37
3.2.2. Kết quả điều trị các triệu chứng cuả hội chứng tiền mãn kinh và
mãn kinh..........................................................................................39
3.2.3. Kết quả điều trị chung.....................................................................40
3.2.4. Kết quả điều trị một số chứng trạng theo YHCT...........................41
3.3.1. Trên lâm sàng..................................................................................42
3.3.2. Trên cận lâm sàng...........................................................................43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................44
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................44
4.1.1. Độ tuổi.............................................................................................44


4.1.2. Đặc điểm tình trạng tiền mãn kinh, mãn kinh.................................44
4.1.3. Đặc điểm tình trạng rối loạn thần kinh thực vật.............................44
4.2. TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIIỀU TRỊ...................................45
4.2.1.Tác dụng của bài thuốc đối với các triệu chứng rối loạn thần kinh
thực vật............................................................................................45
4.2. TÁC DỤNG CẢI THIỆN MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRIỆU
CHỨNG TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH TỚI CHẤT LƯỢNG
CUỐC SỐNG........................................................................................50
4.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN
CỨU (BÀI THUỐC LỤC VỊ KỶ CÚC)................................................50

KẾT LUẬN .................................................................................................51
KIẾN NGHỊ .................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân.........30

Bảng 3.2.

Các triệu chứng rối loạn vận mạch..........................................31

Bảng 3.3.

Triệu chứng về rối loạn bài tiết mồ hôi.....................................31

Bảng 3.4.

Triệu chứng về cơ xương khớp.................................................31

Bảng 3.5.

Các triệu chứng cơ năng (Blatt – Kupperman) phân bố theo tình
trạng kinh nguyệt......................................................................32

Bảng 3.6.

Điểm số trung bình theo thang điểm Blatt - Kupperman..........33


Bảng 3.7.

Tình trạng mạch, huyết áp của đối tượng nghiên cứu...............34

Bảng 3.8.

Đặc điểm mạch, lưỡi theo YHCT.............................................35

Bảng 3.9.

Một số chỉ số huyết học............................................................36

Bảng 3.10.

Một số chỉ số sinh hóa...............................................................36

Bảng 3.11.

Sự thay đổi mức độ bị bệnh của các triệu chứng sau điều trị. . .38

Bảng 3.12.

Thay đổi điểm số tính theo thang điểm Blatt – Kupperman.....39

Bảng 3.13.

Sự thay đổi một số đặc điểm về mạch, lưỡi theo YHCT..........41

Bảng 3.14.


Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc................42

Bảng 3.15.

Sự thay đổi mạch, huyết áp trước và sau điều trị......................43

Bảng 3.16.

Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị...........43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi...........................................29
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng kinh nguyệt......30
Biểu đồ 3.3. Phân bố mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng mãn kinh tới chất
lượng cuộc sống (theo thang điểm MENQOL) của đối tượng
nghiên cứu..................................................................................33
Biểu đồ 3.4. Một số biểu hiện khác theo YHCT...........................................35
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật sau điều
trị...............................................................................................37
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng rối loạn
TMK và MK tới chất lượng cuộc sống theo thang điểm
MENQOL..................................................................................39
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung..............................................................40
Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi một số triệu chứng sau điều trị theoYHCT...........42


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên của mọi phụ nữ.
Trong giai đoạn này có sự sụt giảm nồng độ hormone sinh dục nữ là nguyên
nhân dẫn đến một loạt những vấn đề khó chịu cho người phụ nữ, Những vấn
đề này có thể rút ngắn cuộc sống hoặc làm giảm chất lượng sống của họ trong
những năm sau đó. Ước chừng có khoảng trên 50% phụ nữ trên toàn thế giới
bị ảnh hưởng bởi sự giảm tiết hormone trong giai đoạn này gây ra [1]. Những
thay đổi về tâm sinh lý của thời kỳ này xuất hiện rất phong phú, đa dạng, nổi
bật là các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV), xuất hiện trên
70% các trường hợp [2], [3].
Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) không phải là một căn bệnh cụ
thể, nó là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm
các rối loạn về nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa… Bệnh ngày càng phổ
biến tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt,
công việc của người bệnh. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của
hai hệ thống giao cảm và phó giao cảm, bao gồm RLTKTV thực thể và
RLTKTV chức năng. Rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền mãn kinh và
mãn kinh là rối loạn thần kinh thực vật chức năng không có tổn thương thực
thể tại hệ thống thần kinh thực vật [4].
Các thầy thuốc y học hiện đại (YHHĐ) thường dùng liệu pháp hormon
thay thế để điều trị. Liệu pháp này ngoài hiệu quả điều trị thì cũng bộc lộ một
số mặt hạn chế do tác dụng bất lợi mà nó mang lại, hơn nữa một số trường
hợp chống chỉ định dùng hormon sinh dục, nhất là khi dùng kéo dài thì nguy
cơ biến chứng sẽ cao [5], [6].
Trong YHCT không có bệnh danh của rối loạn thần kinh thực vật, dựa
trên các biểu hiện lâm sàng mà RLTKTV được xếp vào phạm vi các chứng:


2


huyễn vựng, chính xung, đầu thống, hãn chứng… Trong đó huyễn vựng là
một trong những chứng trạng hay gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền hậu mãn kinh
và có nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm công năng của ngũ tạng đặc biệt
là can thận âm hư.
Các thầy thuốc y học cổ truyền (YHCT) sử dụng các phương pháp
không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh) hoặc dùng thuốc (một
hoặc nhiều vị thuốc, bài thuốc) để điều trị những rối loạn này.
Bài thuốc “Lục vị kỷ cúc” là một trong những bài thuốc cổ phương được
xây dựng từ bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” gia vị Kỷ tử và Cúc hoa
thường dùng để chữa những chứng trạng gây ra do can thận âm hư. Trong
YHCT đã có nhiều nghiên cứu về điều trị những rối loạn trong giai đoạn tiền
mãn kinh và mãn kinh [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14]. Tuy nhiên cho
đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu đối với tình trạng RLTKTV ở phụ nữ
tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc
Lục vị kỷ cúc trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền
mãn kinh và mãn kinh” được tiến hành với 2 mục tiêu :
1.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Lục vị kỷ cúc” trong điều trị rối
loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

2.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc đối với các triệu chứng của hội
chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH,
MÃN KINH VÀ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT

1.1.1. Tiền mãn kinh và mãn kinh


3

1.1.1.1. Định nghĩa
Tiền mãn kinh là giai đoạn có rối loạn kinh nguyệt trước khi xảy ra mãn
kinh, người phụ nữ có rối loạn hoặc hết kinh nguyệt, không còn hiện tượng
phóng noãn nồng độ hormone sinh dục giảm thấp [15], [16].
Mãn kinh là sự kết thúc vĩnh viễn kinh nguyệt và khả năng sinh sản,
được xác định là xảy ra 12 tháng sau thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng [17], [18].
1.1.1.2. Nguyên nhân mãn kinh
Mãn kinh là do sự kiệt quệ của buồng trứng, ở buồng trứng số nang
noãn có khả năng đáp ứng với kích thích của Follicle Stimulating Hormon
(FSH) và Luteinnizing Hormon (LH) còn rất ít,vì vậy lượng estrogen giảm
dần đến mức thấp nhất. Với hàm lượng estrogen này thì không đủ để tạo cơ
chế điều hòa ngược dương tính kích thích phóng noãn [19], [20], [21].
1.1.1.3. Triệu chứng mãn kinh
- Rối loạn vận mạch: có những cơn bốc hỏa nóng bừng ở phần trên của
cơ thể, lan lên cổ, lên mặt, làm người nóng, giãn mạch nên mặt đỏ, lạnh đầu
chi, ra mồ hôi về ban đêm, người lúc nóng lúc lạnh. Chóng mặt, nhức đầu do
rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe.
- Rối loạn về tâm thần kinh: hay lo lắng, hồi hộp, nhiều khi tim đập
nhanh, giảm trí nhớ, hay quên, không tập trung tư tưởng, thay đổi tính tình,
cáu gắt, hờn giận, mất bình tĩnh mất tự tin, dễ buồn nản và lâm vào tình trạng
trầm cảm do những bất thường trong hệ thống dẫn truyền ở trung khu cảm
xúc và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
- Rối loạn về sinh dục tiết niệu: trương lực cơ bàng quang kém, yếu nên
dễ bị són tiểu, nước tiểu lắng đọng ở bàng quang dễ viêm đường tiết niệu, do
thiếu estrogen nên biểu mô vùng tam giác của bàng quang bị teo, dễ bị kích thích

nên có thể gây đái buốt đái dắt. Các cơ vòng niệu đạo cổ bàng quang bị teo nhỏ,
yếu dẽ hở gây đái són, đái không tự chủ hoặc bí đái.


4

Tử cung nhỏ dần, nội mạc tử cung mỏng, teo đét, các mô liên kết ở dưới biểu
mô niêm mạc bị teo mỏng khiến lòng âm đạo hẹp, hơn nữa biểu mô âm đạo
mỏng, các tuyến nhờn âm đạo và âm hộ teo nên chế tiết rất ít hoặc không chế tiết
chất nhờn. Âm đạo, cổ tử cung có rất nhiều mạch máu nên khi niêm mạc bị teo
mỏng khiến lòng âm đạo rất dễ bị tổn thương khi va chạm và gây chảy máu.
- Dấu hiệu về cơ xương khớp: mất xương là quá trình không thể tránh
khỏi của tất cả phụ nữ TMK dù thuộc bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào. Phụ
nữ bắt đầu bị mất xương xốp ở tuổi 35 và mất xương đặc ở tuổi 40. Nhưng
mất xương được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường. Từ tuổi 50
lượng xương mất đi ở 2 giới đều tăng lên nhưng tốc độ mất xương ở nữ giới
cao hơn. Đến tuổi mãn kinh người phụ nữ mất 6 – 12% xương/năm, vì mất
lượng canxi trong xương và đồng thời lượng canxi hấp thu kém đi .
- Những thay đổi ở hệ thống tim mạch.
Theo thống kê của WHO thì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Nguy cơ tim mạch ở nữ giới thấp hơn
nam, nhưng khi tuổi cao thì nguy cơ tăng với cả 2 giới.
Mạch bị xơ vữa làm giảm tính đàn hồi của thành mạch, tăng sức cản
ngoại vi, làm tim phải hoạt động mạnh để chống lại sức cản của ngoại vi nên
huyết áp có xu hướng tăng lên.
- Các biến đổi về hình thể và dinh dưỡng: phụ nữ thời kỳ MK có một số
biến đổi về tầm vóc và hình thái như giảm chiều cao do sự hẹp lại của các đĩa
đệm vì tình trạng loãng xương do giảm estrogen, kèm theo sự phân bố lại lớp
mỡ dưới da, chủ yếu tích mỡ ở trung tâm, đặc biệt là lớp mỡ bụng [20].
1.1.1.4. Điều trị

Các phương pháp điều trị nhằm giải quyết nguyên nhân chính của các rối
loạn do sự thiếu hụt estrogen gây ra
* Liệu pháp hormone thay thế (HRT)
Liệu pháp hormone thay thế là bổ sung estrogen (hay phối hợp với


5

progesterone)tạo nồng độ các chất nội tiết này tương đương với nồng độ sinh
lý nhằm hạn chế các triệu chứng khó chịu giai đoạn mãn kinh [22], [23].
Lợi ích của liêụ pháp là làm giảm các triệu chứng vận mạch, giảm các
triệu chứng khô teo ở sinh dục, giảm loãng xương, giảm bệnh tim mạch, tăng
ham muốn tình dục…
- Chỉ định: Dùng HRT trong các trường hợp sau
+ Người bệnh có các triệu chứng thiếu hụt estrogen ở giai đoạn mãn kinh
với suy giảm chất lượng cuộc sống.
+ Dự phòng loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ có nguy cơ gãy xương
và xuất hiện triệu chứng không dung nạp hoặc có chống chỉ định với các biện
pháp điều trị khác trong dự phòng loãng xương
- Chống chỉ định:
+ Tiền sử tắc tĩnh mạch, động mạch.
+ Tiền sử ung thư vú.
+ Bệnh lý tiểu cầu.
+ Tai biến mạch máu não
+ Bệnh gan cấp và mãn tính.
+ Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân.
- Tác dụng không mong muốn
+ Làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư nội mạc tử cung,
ung thư vú.
+ Thuyên tắc tĩnh mạch

- Lưu ý khi sử dụng HRT:


6

+ Liều estrogen và progestogen cố gắng càng thấp càng tốt
+ Khi sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế kéo dài phải khám bệnh định kỳ
+ Đối với phụ nữ bình thường nên dùng thêm progestogen để bảo vệ nội
mạc tử cung với các chế phẩm: thuốc Utrogestan (là loại chế phẩm
progestogen tự nhiên bao gồm thuốc tiêm và thuốc uống), Progestogen tổng
hợp (Dydrogesteron, Crinon…)
Các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của liệu pháp hormone thay thế
- Bổ sung testosterone: dùng băng dán testosterone, phun sương
testosterone [23].
* Ngoài HRT có các phương pháp điều trị khác: tập luyện thể thao, thay
đổi lối sống hành vi, dinh dưỡng và các thực phẩm chức năng.
1.1.2. Rối loạn thần kinh thực vật
1.1.2.1. Chức năng của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ gồm các sợi
thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ trơn (của các tuyến, các
tạng, các mạch máu) và cơ tim. Khác với hệ thần kinh trung ương hệ thần
kinh tự chủ điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn của con người, như hoạt
động của tim, cơ quan hô hấp, tiêu hóa, có vai trò điều hòa chức phận của
nhiều cơ quan, hệ thống để sự cân bằng nội môi của cơ thể luôn giữ ổn định
trong môi trường sống luôn luôn thay đổi. Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ
thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là các hoạt động bên
trong cơ thể. Khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ như lo lắng, bất an, cơ thể có
sự phản ứng lại các yếu tố đó[24], [25], [26].
Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần
phó giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau.

Bảng 1.1. Tác dụng của hệ thần kinh thực vật lên các cơ quan.


7

Cơ quan
Mắt: - Đồng tử
- Cơ thể mi
Tuyến: - Mũi, nước mắt
- Mang tai
- Dưới hàm
- Dạ dày, tụy

Tác dụng của giao
Tác dụng của phó
cảm
giao cảm
Giãn
Co
Giãn nhẹ (nhìn xa) Co rút (nhìn gần)
Kích thích bài tiết
Co mạch và bài tiết
tăng thể tích và tăng
nhẹ
nồng độ các enzym

Tuyến mồ hôi

Bài tiết nhiều


Phổi: -Tiểu phế quản
- Mạch máu

Giãn
Co vừa

Tiết mồ hôi lòng bàn
tay
Co
Giãn

Giãn (ᵦ),co (α)

Tim: - Mạch vành
- Cơ tim

Giãn
Tăng nhịp, tăng lực Giảm nhịp, giảm lực
co
co

Ruột: - Cơ thắt
- Lòng ruột

Tăng trương lực
Giãn
Giảm nhu động và Tăng nhu động và
trương lực
trương lực


Cơ vòng dạ dày, ruột
Dương vật
Bàngquang: - Cơ detrusor
-Cơ tam giác

Co thắt
Xuất tinh
Giãn nhẹ
Co

Bài tiết của tuỷ thượng thận

Kích thích tiết

Mạch máu ở thân và chi

Co

Giãn
Cương
Co
Giãn
Ít hoặc không tác
dụng
Không tác dụng

Qua bảng này, chúng ta có thể thấy kích thích giao cảm hoặc phó giao
cảm gây kích thích lên một số cơ quan này nhưng lại gây ức chế lên một số
khác. Trong khi giao cảm kích thích thì phó giao cảm đôi khi lại ức chế cơ
quan ấy. Điều này chứng tỏ hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược



8

nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng trong phạm vi hẹp [15].
1.1.2.2. Điều hòa hoạt động hệ thần kinh tự chủ
- Ảnh hưởng của vỏ não: Ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ
thần kinh tự chủ rõ khi có cảm xúc, thể hiện bằng thay đổi nhịp tim, nhịp thở, co
giãn mạch nông, thay đổi hoạt động ở tạng. Phần lớn các phản xạ có sự tham gia
của hệ thần kinh tự chủ do các kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể là không
có ý thức nhưng cũng có một số phản xạ do kích thích từ vỏ não (phản xạ thích
nghi của mắt với ánh sáng, phản xạ bài xuất phân và nước tiểu).
- Vai trò của hành não, cầu não và não giữa: Nhiều vùng của cấu tạo
lưới thuộc hành não, cầu não, não giữa và nhiều nhân của não có tác dụng
điều hòa các chức năng tự động (huyết áp, nhịp tim, bài tiết của các tuyến tiêu
hóa, nhu động ống tiêu hóa, co cơ bàng quang). Các hoạt động chức năng có
tính sinh mệnh như tim, huyết áp, hô hấp được điều hòa bởi các trung tâm
nằm ở phần thấp của thân não.
- Vai trò của vùng dưới đồi: Vùng dưới đồi được coi là trung tâm cao
nhất của hệ thần kinh tự chủ. Kích thích phần trước của vùng dưới đồi gây ra
đáp ứng giống như kích thích phó giao cảm. Kích thích phần sau vùng dưới
đồi gây ra các đáp ứng giống như kích thích giao cảm.
- Hormon: Hormon của tuyến giáp làm tăng tác dụng của giao cảm.
Tuyến tủy thượng thận sản xuất và giải phóng adrenalin và noradrenalin nên
có thể coi như là một nơron hậu hạch giao cảm lớn.
- Stress: Các stress tâm lý và thể xác thường kích thích hệ giao cảm nên
người ta cho rằng mục đích của hệ giao cảm là làm tăng hoạt động của cơ thể
trong trạng thái stress và đó là đáp ứng với stress của hệ giao cảm. Hiện tượng
này gọi là phản ứng báo động, là phản ứng chiến đấu hay phản ứng rút lui
(tùy biểu hiện trụ lại để chiến đấu hoặc bỏ chạy)[15].

1.1.2.3. Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật


9

Hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Sự mất
cân bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh
thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm
sàng đa dạng khác nhau [25], [26], [27].
- Triệu chứng tim mạch: hồi hộp tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế đứng
(choáng váng, chóng mặt)
- Triệu chứng tiêu hóa: điển hình là táo bón, đôi khi có tiêu chảy, kích thích
đại tiện khi căng thẳng.
- Triệu chứng tiết niệu: rối loạn chức năng bàng quang tiểu không kiểm
soát, đi tiểu nhiều lần, tiểu không nín được và bí tiểu, kích thích tiểu tiện
khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu.
- Triệu chứng vận tiết mồ hôi: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết
quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, nóng lạnh bất
thường.
- Triệu chứng hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay
đổi thời tiết hoặc căng thẳng.
1.1.2.4. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật chức năng
Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng rối RLTKTV trên lâm sàng mà có hướng
điều trị khác nhau, chủ yếu là điều trị triệu chứng [28], [29], [30].
- Thuốc điều trị hạ huyết áp tư thế đứng: Fludrocortisone, Desmopressin,
Midodrine.
- Thuốc điều trị tim nhịp nhanh: Chẹn β giao cảm.
- Thuốc điều trị nhịp chậm: Atropin.
- Thuốc giảm tiết mồ hôi: Botilium A tiêm dưới da, kháng cholinergic.
- Tăng tiết mồ hôi: Methylprednisolon.

- Táo bón: Phenolphtalein, Bisacodyl.
- Tiêu chảy: Loperamid, Smecta.


10

1.2. QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH VÀ
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
1.2.1. Tiền mãn kinh và mãn kinh
1.2.1.1. Đại cương
Phụ nữ trước và sau khi mãn kinh thường xuất hiện các triệu chứng
như: triều nhiệt, các cơn bốc hỏa, mặt nóng đỏ ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi,
hay hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, hay hồi hộp
đánh trống ngực, vai lưng đau mỏi, lòng bàn tay bàn chân nóng và thường
kèm theo rối loạn kinh nguyệt…. tất cả đều liên quan tới vấn đề hết kinh và
gọi là “kinh đoạn tiền hậu chứng”, hay là “kinh tuyệt tiền hậu chứng”. Những
triệu chứng này xuất hiện có thể nhiều hoặc ít, số lần và thời gian xuất hiện
không theo quy luật, quá trình bị bệnh có thể dài ngắn khác nhau (từ vài tháng
đến vài năm) [31], [32], [33]. Theo thiên “Thượng cổ thiên chân luận” sách
Tố vấn , phụ nữ từ 42 tuổi thận khí bắt đầu suy, kinh nguyệt rối loạn, ba kinh
dương trên cơ thể suy, thiên quý kiệt, nhâm mạch hư, thái xung mạch kém,
địa đạo không thông, mất kinh, thân thể gầy mòn, không thể có con…[34].
Ở thời kỳ mãn kinh, tinh tiên thiên của người phụ nữ suy giảm, thiên
quý cạn kiệt, lại thêm chức năng của ngũ tạng giảm sút nên tinh huyết hậu
thiên không bù đắp hết sự thiếu hụt này. Hậu quả của tình trạng trên là mất
cân bằng âm dương, khí huyết kém điều hòa dẫn đến một loạt rối loạn trên cơ
thể người phụ nữ.
1.2.1.2. Triệu chứng và điều trị
Trên lâm sàng được phân ra 2 thể bệnh chính thời kỳ TMK và MK đó là [35],
[36]:

- Thể thận âm hư: gồm thể Âm hư nội nhiệt, Âm hư can vượng và Tâm
thận bất giao.
- Thể thận dương hư: gồm thể Thận dương bất túc, Tỳ Thận dương hư.


11

* Âm hư nội nhiệt
+ Triệu chứng: Phụ nữ trước và sau mãn kinh lưng gối đau mỏi, đầu
choáng tai ù, bốc hỏa vã mồ hôi, triều nhiệt, gò má đỏ hoặc lòng bàn tay bàn
chân nóng hoặc tiểu ít, đại tiện táo, rối loạn kinh nguyệt, kinh trước kỳ lượng
ít hoặc nhiều. Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư âm, giáng hỏa
+ Bài thuốc: Tri bá địa hoàng thang
Thục địa

16g

Phục linh

6g

Hoàng bá 6g
Tri mẫu 6g

Sơn thù

8g

Trạch tả


6g

Hoài sơn

8g

Đan bì

6g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
* Âm hư can vượng
+ Triệu chứng: Trước và sau mãn kinh có đau lưng mỏi gối, đau đầu
chóng mặt, dễ cáu, bốc hỏa, vã mồ hôi, miệng họng khô. Chất lưỡi đỏ, rêu ít,
mạch huyền tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư bổ can thận, tiềm dương.
+ Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm
Thục địa

16g

Phục linh

6g

Kỷ tử

6g


Cúc hoa

4,5g

Sơn thù

8g

Trạch tả

6g

Hoài sơn

8g

Đan bì

6g

- Gia giảm: Nếu đau đầu, hoa mắt chóng mặt nặng: gia Thiên ma 10g,
Câu đằng 15g để bình can tức phong.
* Tâm thận bất giao
+ Triệu chứng: Trước và sau mãn kinh đau lưng mỏi gối, đầu choáng tai
ù, bốc hỏa vã mồ hôi, tâm quí, chính xung, tâm phiền không yên, ngủ kém
hay mơ nặng thì tinh thần thất thường. Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận


12


+ Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Hoàng liên a giao thang
gia giảm
Thục địa

16g

Phục linh

6g

Hoàng liên

4g

Sơn thù

8g

Trạch tả

6g

Hoàng cầm 12g

Hoài sơn

8g

Đan bì


6g

A giao

Bạch thược 12g

12g

Kê tử hoàng 2 quả

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
- Gia giảm:
. Nếu suốt đêm không ngủ: gia Long xỉ 30g, Trân châu mẫu 30g để trấn
tĩnh an thần.
. Nếu tinh thần thất thường: gia Trích cam thảo 12g, Cù tiểu mạch 30g,
Đại táo 5 quả để cam nhuận dưỡng tâm tỳ.
* Thận dương bất túc
+ Triệu chứng:Trước và sau mãn kinh bệnh nhân thắt lưng mỏi, lạnh
đau, người lạnh, chi lạnh, tinh thần uể oải, tiểu trong dài, tiểu đêm nhiều
lần, mặt chi phù thũng, ăn kém, đại tiện lỏng nát nặng thì ngũ canh tả, kinh
nguyệt lượng nhiều hoặc băng lậu, sắc tối nhợt. Chất lưỡi nhợt, rêu trắng
mỏng, mạch trầm tế nhược.
+ Pháp điều trị: Ôn thận phù dương.
+ Bài thuốc: Hữu qui hoàn gia giảm
Kỷ tử

8g

Nhục quế 4-8g


Sơn thù 6g

Đỗ trọng 8g

Thục địa16g

Phụ tử chế 4-12g

Đương quy 12g

Thỏ ty tử 8g

Lộc giác giao 8g

Hoài sơn 8g

- Gia giảm:
. Nếu kinh nguyệt lượng nhiều hoặc băng lậu: gia Xích thạch chi 15g, Bổ
cốt chi 15g để ôn thận cố xung chỉ huyết.
. Nếu đại tiện nát lỏng: gia Bạch truật sao 25g, Phục linh 15g, Bổ cốt chỉ


13

15g để ôn thận kiện tỳ, táo thấp chỉ tả.
* Tỳ thận dương hư
+ Triệu chứng: lưng đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, đại tiện
phân nát lỏng, xuất hiện chứng “ngũ canh tả”, người có thể phù nề, lượng
kinh nguyệt có lúc nhiều, lúc ít đôi khi xuất hiện băng lậu. Chất lưỡi nhợt, rêu

lưỡi trắng nhuận, mạch trầm trì.
+ Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ thận dương
+ Bài thuốc: Hữu quy thang phối hợp với Lý trung thang

Đỗ trọng 8g

Chích cam thảo 4-8g

Đẳng sâm 8 -16 g

Đẳng sâm 8-16g

Thỏ ty tử 8g

Sơn thù 6 g

Phụ tử chế 4-12g

Lộc giác giao 8g

Bào khương 4 - 8g

Đương quy 12g

Hoài sơn

Nhục quế 4 – 8 g

8g


Bạch truật 8-16g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
1.2.1. Rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
1.2.1.1. Đại cương
Y học cổ truyền không có bệnh danh rối loạn thần kinh thực vật, dựa trên
các biểu hiện lâm sàng mà RLTKTV được xếp vào phạm vi các chứng: huyễn
vựng, tâm quý, đầu thống, hãn chứng … Trong đó huyễn vựng là một trong
những chứng trạng hay gặp ở phụ nữ rối loạn tiền hậu mãn kinh. Những khó
chịu do nó mang lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như công việc
của người phụ nữ. Huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như
ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt. Nhẹ thì hết


14

ngay khi nhắm mắt lại, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, có thể
ngã… Thường phân thành 4 thể [35], [36].
* Can dương thượng cang
+ Triệu chứng: ù tai, đầu căng đau, tăng khi suy nghĩ, căng thẳng. Mặt
đỏ, phiền táo dễ cáu, ngủ ít hay mơ, miệng khô táo. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền.
+ Pháp điều trị: bình can tiềm dương, thanh hỏa tức phong.
+ Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
- Gia giảm:
. Can hỏa thiên thịnh: mặt đỏ, mắt đỏ họng đau rõ: gia Long đởm thảo,
Đan bì để thanh can tiết nhiệt hoặc dùng Long đởm tả can thang gia Thạch
quyết minh, Câu đằng… để thanh can tả hỏa.
. Nếu kèm phủ nhiệt táo bón: gia Đại hoàng, Mang tiêu để thông phủ
tiết nhiệt.
. Nếu can dương vượng sinh phong: huyễn vựng muốn nằm, đau đầu

nhiều… có thể dùng Mẫu lệ, Đại giả thạch sắc uống cùng bột Linh dương
giác để kiềm tỏa can tức phong hoặc dùng Linh dương giác thang gia giảm để
phòng biến chứng trúng phong.
. Các triệu chứng này là biểu hiện của tiêu thực, nhưng cũng có thể đồng
thời xuất hiện biểu hiện của bản hư là chứng thận âm hư hoặc can thận âm hư.
Nếu xuất hiện thì nên gia các vị thuốc có tác dụng tư dưỡng can thận, bình can
tiềm dương như: Mẫu lệ, Qui giáp, Miết giáp, Hà thủ ô. Nếu can thận âm hư
nặng nên tham khảo chứng thận tinh bất túc để điều trị.
* Đàm trọc trung trở
+ Triệu chứng: Đầu choáng, nặng nề không minh mẫn, ngực phiền buồn
nôn, nôn ra đờm dãi, ăn ít, hay mơ. Chất lưỡi bệu, rêu dầy bẩn hoặc trắng dầy
nhớt, mạch hoạt hoặc huyền hoạt hoặc nhu hoãn.


15

+ Pháp điều trị: Táo thấp trừ đàm, kiện tỳ hòa vị
+ Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm
- Gia giảm:
. Huyễn vựng nặng, nôn mửa: gia Đại giả thạch, Toàn phúc hoa, Đởm
nam tinh để trừ đàm giáng nghịch.
. Rêu lưỡi dầy, thủy thấp đình lưu: phối hợp với Ngũ linh tán khiến lợi
tiểu tiện, thấp theo đó mà ra ngoài.
. Bụng đầy không muốn ăn: gia Bạch khấu nhân, Sa nhân để hóa thấp
tỉnh vị.
. Nếu ù tai nặng tai: gia Sinh khương, Thạch xương bồ, Viễn trí để thông
dương khai khiếu.
. Chứng này tuy lấy tiêu thực là chính nhưng trên lâm sàng thường áp
dụng nguyên tắc “trị bệnh tất cầu kỳ bản” nên nếu tỳ hư sinh đàm thì nên
dùng Lục quân tử thang gia Hoàng kỳ, Trúc nhự, Đởm nam tinh, Bạch giới

tử… Nếu hàn ẩm nội đình có thể dùng Linh quế truật cam thang gia Can
khương, Phụ tử, Bạch giới tử… để ôn hóa hàn ẩm. Nếu đàm uất hóa hỏa nên
dùng Ôn đởm thang gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Thiên trúc hoàng… để hóa
đàm tiết nhiệt hoặc phốithạch đàm hoàn để giáng hỏa trừ đàm. Nếu phẫn nộ
uất ức, đàm hỏa can phong cùng đốt dùng Nhị trần thang hợp Đương qui long
hội hoàn đồng thời tùy chứng mà gia các vị tức phong như: Thiên ma, Câu
đằng, Thạch quyết minh…
* Khí huyết hư nhược
+ Triệu chứng:Đầu choáng mắt hoa, nặng lên khi gắng sức, đoản khí,
nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, môi và móng tay
móng chân không nhuận, tâm quí, ngủ ít, ăn uống kém. Chất lưỡi nhợt bệu, có
hằn răng, ít rêu hoặc rêu trắng mỏng, mạch tế nhược.
+ Pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, kiện vận tỳ vị


16

+ Phương dược: Thập toàn đại bổ thang
- Gia giảm:
. Tỳ dương hư nhược, trung tiêu vận hóa không tốt biểu hiện sợ lạnh,
chân lạnh, môi và móng tay móng chân nhợt: bỏ Địa hoàng, Kỷ tử, Ngưu tất;
gia Can khương, Thục phụ phiến… để ôn vận trung dương.
. Chứng này dùng pháp kiện tỳ ích khí sinh huyết làm chính. Vì tỳ vị là
gốc hậu thiên, nguồn sinh hóa khí huyết nên nếu tâm tỳ lưỡng hư biểu hiện
tâm quí ngủ ít, hay quên rõ có thể chọn dùng Quy tỳ thang để bổ huyết dưỡng
tâm an thần.
. Khí huyết hư nhược mà huyết hư là chính thường có tiền sử mất máu:
có thể dùng Đương qui bổ huyết thang gia vị để trên cơ sở đại bổ nguyên khí
khiến huyết được sinh ra. Cũng có thể dùng phương này gia Hoàng tinh, Sơn
dược, Kỷ tử, Kê huyết đằng…Nếu có xuất huyết nên tìm vị trí và nguyên

nhân mất máu, có thể tham khảo biện chứng huyết chứng để điều trị.
* Thận tinh bất túc
+ Triệu chứng: Đầu choáng váng, trống rỗng, tinh thần uể oải, ngủ ít hay
mơ, hay quên, ù tai, mỏi thắt lưng, di tinh, răng rụng hoặc lung lay.Nếu thiên
về âm hư: gò má đỏ, họng khô, phiền nhiệt, người gầy, lưỡi có gai đỏ, ít rêu
hoặc trơn bóng, mạch tế sác.Nếu thiên về dương hư:Tứ chi không ấm, người
lạnh, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.
+ Pháp điều trị: Bổ thận dưỡng tinh, dưỡng não tủy.
+ Phương dược:Tả qui hoàn gia giảm
- Gia giảm:
. Thiên về âm hư có biểu hiện của nội nhiệt: gia Trích miết giáp, Tri
mẫu, Hoàng bá, Đan bì, Cúc hoa, Địa cốt bì… để tư âm thanh nhiệt.
. Thiên về dương hư nên bổ thận trợ dương: gia các vị ôn nhuận trợ
dương mà không hại âm như Ba kích, Tiên linh tỳ…, cũng có thể dùng Hữu


×