Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm GIẤC NGỦ và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG ở NHÂN VIÊN y tế BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.66 KB, 93 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

O NGC C

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM GIấC NGủ
Và MộT Số YếU Tố ảNH HƯởNG
ở NHÂN VIÊN Y Tế BệNH VIệN BạCH
MAI
Chuyờn ngnh : Ni khoa
Mó s

: 60720140

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. V Vn Giỏp
2. TS. Lờ Khc Bo


HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và bộ môn Nội tổng
hợp – Trường Đại Học Y Hà Nội.
Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp và Trung tâm Hô hấp
– Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.


Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Văn Giáp và
TS. Lê Khắc Bảo những người thầy trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ dạy
và truyền đạt cho tôi những kinh nghiêm quý báu trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô trong hội đồng
thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bè bạn,
những người luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ, giúp cho tôi có những điều
kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Đào Ngọc Đức

năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu trong bản luận văn này do tôi
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Văn Giáp và TS. Lê Khắc Bảo.
Các số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai công bố
trong bất cứ một công trình nào.
Nếu có sự gian dối hoặc không trung thực nào, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đồng chấm luận văn, ban giám hiệu nhà trường cũng
như các quy định của pháp luật.
Hà Nội, ngày


tháng 09 năm 2019
Tác giả

Đào Ngọc Đức


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AASM

: American academy of sleep medicine
(Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ)

AHI

: Apnea – hypopnea index
(Chỉ số ngừng thở - giảm thở)

BMI

: Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

CPAP

: Continuous Positive Airway Pressure
(Thở áp lực dương liên tục)

NTKNDTN

: Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn


NREM

: Non Rapic Eye Movement
(Giai đoạn không động mắt nhanh)

OSAS

: Obstructive sleep apnoea syndrome
(Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn)

REM

: Repid Eye Movement
(Giai đoạn động mắt nhanh)

RLGN

: Rối loạn giấc ngủ

CBYT

: Cán bộ y tế

HAD

: Hospital Anxiety and Depression Scale

ISI

: Insomnia Severity Index



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ TÀI LIỆU......................................................3
1.1. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ...............................................................3
1.1.1. Định nghĩa về giấc ngủ và một số khái niệm....................................3
1.1.2. Dịch tễ học, tần xuất rối loạn giấc ngủ.............................................8
1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ....................................9
1.1.4. Các phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ...............................11
1.1.5. Mối nguy hiểm của rối loạn giấc ngủ.............................................13
1.1.6. Phương pháp điều trị và can thiệp rối loạn giấc ngủ.......................14
1.2. Giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ ở CBYT.................................................16
1.2.1. Dịch tễ học, tần xuất rối loạn giấc ngủ ở CBYT.............................16
1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ ở CBYT...................17
1.2.3. Mối nguy hiểm của rối loạn giấc ngủ ở CBYT...............................19
1.3. Tình hình nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở CBYT.............................21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở CBYT trên thế giới. .21
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở CBYT tại Việt Nam. 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:..........................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:.........................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................24
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................25
2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................26
2.3.5. Xử lí và phân tích số liệu:...............................................................26
2.3.6. Phương tiện nghiên cứu:.................................................................27
2.4. Tiêu chí đánh giá rối loạn giấc ngủ.......................................................27
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................29
3.1.1. Đặc điểm giới, và nhân trắc học......................................................29
3.1.2. Đặc điểm hành vi, thói quen khi ngủ và giấc ngủ của đối tượng
nghiên cứu...................................................................................32
3.1.3. Các triệu chứng giấc ngủ chủ quan.................................................35
3.1.4. Đánh giá triệu chứng mất ngủ theo các thang điểm........................36
3.2. Các yếu tố liên quan đến giấc ngủ trên đối tượng nghiên cứu..............38
3.2.1. Tương quan các biến độc lập với mức độ buồn ngủ ban ngày.......38
3.2.2. Liên quan các biến phụ thuộc với mất ngủ.....................................41
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................45
4.1. Đặc điểm giấc ngủ ở nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai....................45
4.1.1. Đặc điểm giới, và nhân trắc học......................................................45
4.1.2. Tần suất trực đêm............................................................................46
4.1.3. Đặc điểm hành vi, thói quen trước khi ngủ.....................................46
4.1.4. Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ.............................................47
4.1.5. Các triệu chứng giấc ngủ tự báo cáo...............................................47


4.1.6. Đánh giá theo thang điểm Epworth.................................................48
4.1.7. Đánh giá theo thang điểm mất ngủ ISI...........................................49
4.1.8. Đánh giá mức độ lo lắng và trầm cảm theo thang điểm HAD........49
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhân viên y tế Bệnh viện

Bạch Mai...................................................................................................49
4.2.1. Tương quan các biến độc lập với mức độ buồn ngủ ban ngày........49
4.2.2. Tương quan các biến độc lập với thang điểm độ nặng mất ngủ.....52
KẾT LUẬN....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ......................................................................9
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, tình trạng hôn nhân........29
Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, tình trạng hôn nhân. .30
Bảng 3.3. Chất lượng giấc ngủ và hiệu xuất giấc ngủ.....................................34
Bảng 3.4. Mức độ phổ biến các triệu chứng mất ngủ tự báo cáo....................35
Bảng 3.5. Mức độ buồn ngủ ban ngày theo thang điểm Epworth...................36
Bảng 3.6. Mức độ mất ngủ theo thang điểm ISI.............................................36
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ lo lắng và trầm cảm theo thang điểm HAD........37
Bảng 3.8. Tương quan các biến độc lập với Epworth ≥ 11.............................38
Bảng 3.9. Tương quan các biến độc lập với thang điểm độ nặng mất ngủ
ISI ≥ 15...........................................................................................41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.....................................29
Biểu đồ 3.2. Phân bố tần suất trực đêm trong một tháng................................31
Biểu đồ 3.3. Phân bố thời gian ngủ 24h..........................................................33


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, cơ thể con người ngày càng phải chịu
những tác động bất lợi bởi các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ và
nhịp sinh học: môi trường làm việc, thời gian làm việc, làm việc thêm giờ,
trực đêm… Dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, chứng ngủ nhiều,
ngủ rũ (ngủ lịm), rối loạn nhịp thức ngủ hàng ngày và các rối loạn giấc ngủ có
liên quan đến hô hấp đặc biệt là hội chứng ngưng thở khi ngủ[1]
Giấc ngủ đóng vai trò quyết định trong sự cân bằng nội môi của cơ thể,
đóng góp vào sự khỏe mạnh của thể chất và tinh thần, sự phát triển, phát triển
não bộ và trí nhớ[2]. Sự gián đoạn của giấc ngủ làm giảm chất lượng cuộc
sống, góp phần vào sự xuất hiện của bệnh tật và làm nặng hơn bệnh hiện
tại. Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi có thể tác động nghiêm
trọng đến cuộc sống của cá nhân cũng như toàn xã hội.Tại Hoa Kỳ ước
tính khoảng 50–70 triệu người trưởng thành bị một hoặc nhiều rối loạn
giấc ngủ[3]. Tác động của rối loạn giấc ngủ có thể có tác động sâu rộng
đến sức khỏe bao gồm tăng nguy cơ tai nạn xe cộ liên quan đến lái xe
buồn ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái
tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, trầm cảm, thậm chí ung thư,thậm chí
một số có thể làm tăng nguy cơ tử vong[3]
Nhân viên y tế là đối tượng nguy cơ cao của rối loạn giấc ngủ do đặc
thù công việc: trực đêm, làm thêm giờ…[4] mặt khác công việc đòi hỏi sự tập
trung, tỉnh táo và độ chính xác cao.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng đối tượng nhân viên y
tế mắc các rối loạn giấc ngủ rất cao như: Nghiên cứu trên 715 nhân viên y tế


2

tại bệnh viện Masih Daneshvari 2012 (Iran)chỉ ra rằng có 6,9 % nhân viên y
tế có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ liên quan đến thời gian ngủ ban đêm

ít, rối loạn nhịp ngày đêm và một số các yếu tố nguy cơ khác [5].Nghiên cứu
của Jesly Joseph Mathew trên 318 nhân viên y tế tại bệnh viện Bangalore Ấn
Độ, tỷ lệ mất ngủ chiếm 39,9% , 19,8 % nhân viên buồn ngủ quá mức ban
ngày, 1,9% tổng số nhân viên có mất ngủ mức độ nặng[6]. Chất lượng giấc
ngủ của nhân viên y tế cũng là một trong những điều đáng quan tâm hiện nay.
Nghiên cứu của Ghalichi và cộng sự tại Iran năm 2013 chỉ ra rằng trong số
744 nhân viên y tế trả lời đầy đủ bộ câu hỏi thì chỉ có 56,9% là có giấc ngủ tốt
[7]. 64% điều dưỡng được hỏi xác nhận rằng họ có chất lượng giấc ngủ kém.
Chất lượng giấc ngủ kém của nhân viên y tế đang ở mức báo động. Nó
sẽ làm giảm tập chung chú ý, giảm chất lượng công việc đặc biệt là tăng nguy
cơ các biến cố trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Nghiên cứu
vào năm 2011 của Zencirci và cộng sự tại Thổ Nhĩ Kỳ trên 483 điều dưỡng
xác nhận rằng những người có chất lượng giấc ngủ kém tăng nguy cơ tai nạn
với các vật sắc và vật tù trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mọi người
hơn 3,8 lần những người có chất lượng giấc ngủ tốt [8].
Tại Viêt Nam hiện nay việc tầm soát và đánh giá các phàn nàn về giấc
ngủ trên nhân viên y tế còn rất hạn chế.Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài ‘‘Nghiên cứu đặc điểm giấc ngủ và một số yếu tố ảnh
hưởng ở nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai’’ với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm giấc ngủ ở nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai

2.

Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhân viên y tế Bệnh
viện Bạch Mai


3


Chương 1
TỔNG QUAN VÀ TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ
1.1.1. Định nghĩa về giấc ngủ và một số khái niệm
1.1.1.1. Định nghĩa giấc ngủ và một số cơ chế.
Ngủ là một hoạt động sinh lí bình thường của con người, xảy ra luân
phiên với hoạt động thức. Mỗi người trung bình dành gần một phần ba cuộc
đời của mình để ngủ. Cho đến nay có nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích về
cơ chế cũng như chức năng của hoạt động sinh lí này.Về mặt cơ bản các tác
giả đều cho rằng ngủ là một nhu cầu bắt buộc giúp con người tồn tại và phát
triển để bù đắp với hoạt động thức. Nếu hoạt động thức tiêu tốn nhiều năng
lượng thì ngủ giúp các cơ quan trong cơ thể con người được nghỉ ngơi và có
thời gian hồi phục. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quá trình ngủ, có
thể con người tiết ra nhiều chất sinh học đặc biệt là các hormone có vai trò tăng
trưởng và bảo vệ cơ thể như GH, testosterone…[7]
1.1.1.2. Tiêu chuẩn về hành vi ngủ và nhu cầu giấc ngủ.
 Tiêu

chuẩn về hành vi ngủ [8]:

- Giảm hoạt động cơ
- Giảm phản ứng với các kích thích bên ngoài
- Tư thế nằm, mắt nhắm
- Tương đối dễ đánh thức
Thời gian ngủ của con ngưởi rất khác nhau, phụ thuốc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là tuổi tác. Tuổi càng nhỏ nhu cầu ngủ càng nhiều.



4

Trẻ mới sinh có thể ngủ 16- 18 giờ một ngày, trong khi ở người trưởng thành
con số này là 7- 8 giờ
- Nhu cầu về giấc ngủ thay đổi theo tuổi và từng đối tượng
- Nhu cầu giấc ngủ ở người lớn: trung bình khoảng 7-8 giờ/ ngày [9]
- Có tính chất di truyền.
- Có khả năng thích nghi, có thể ‘’luyện tập’’ được.
- Người ngủ ít: khoảng 6 giờ mỗi ngày.
- Người ngủ nhiều: trên 9 giờ mỗi ngày
1.1.1.4. Rối loạn giấc ngủ.[10, 11]
 Khái niệm và phân loại RLGN
Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau: những người ngủ nhiều cần
khoảng 9 – 10 tiếng mỗi đêm, và một số người lại ngủ ít. Tuy nhiên, độ dài
của giấc ngủ không luôn liên quan đến RLGN.
Một nghiên cứu năm 2002 trên 1 triệu người cả nam và nữ đã chỉ ra rằng
những người ngủ trên 8.5 giờ hoặc ngủ ít hơn 3.5 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử
vong cao hơn 15% so với những người ngủ trung bình 7 giờ một đêm. Các tác
giả chưa tìm thấy nguyên nhân rõ ràng giải thích cho việc này nhưng có lẽ
những người ngủ ít có thể có những bệnh kết hợp. 4 triệu chứng chính đặc
trưng cho hầu hết các RLGN là mất ngủ, ngủ nhiều, giấc ngủ bất thường và
RL nhịp thức ngủ. Những triệu chứng này thường chồng lấp lên nhau

 Phân loại RLGN
Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ lần thứ 3 (2014) đã có những
bản cập nhật và sửa lỗi (ICSD – 3) đã chia các rối loạn giấc ngủ thành sáu
nhóm chính [12]


5



6

o Mất ngủ
o Các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ
o Ngủ nhiều trung ương
o Rối loạn nhịp thức ngủ
o Các rối loạn cận giấc ngủ
o Các rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ được phân ra các nhóm nhỏ hơn
bao gồm:
 Ngừng thở khi ngủ tiên phát ở trẻ em.
 Hội chứng ngừng thở trung ương khi ngủ.
 Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ:
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở người lớn.
+ Hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em.
 Hội chứng giảm thông khí/giảm oxy liên quan đến giấc ngủ.
 Hội chứng rối loạn hô hấp khác liên quan đến giấc ngủ.
1.1.4.3. Các RLGN thường gặp


Mất ngủ:
- Triệu chứng: Mất ngủ được chẩn đoán khi người bệnh than phiền

không ngủ, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này
cần kéo dài ít nhất ba tháng. Mất ngủ được đặc trưng bởi hai dấu hiệu:
khó vào giấc ngủ và hay thức giấc. Người bệnh có thể mất ngủ đầu giấc,
họ đi nằm ngủ như bình thường nhưng nằm mãi mà không ngủ được. Các
bệnh nhân này thường cho biết phải đến 1-2 giờ sáng họ mới có thể vào



7

được giấc ngủ. Tuy nhiên, giấc ngủ không sâu và dễ thức giấc. Mất ngủ
đầu giấc hay gặp ở người trẻ tuổi.
Có thể mất ngủ ở giữa giấc, biểu hiện bằng việc hơi khó đi vào giấc ngủ.
Ngủ được đến 2-3 giờ sáng thì thức giấc. Sau đó phải mất từ 1-2 giờ thì mới có
thể tiếp tục ngủ tiếp được. Mất ngủ giữa giấc hay gặp ở người trung niên.
Người cao tuổi thường than phiền có mất ngủ cuối giấc. Họ thường vào
giấc ngủ không quá khó nhưng giấc ngủ không kéo dài, đến khoảng 1-2 giờ
sáng thì thức giấc và không sao ngủ lại được.
Mất ngủ hoàn toàn thường hiếm gặp. Thường không thể ngủ được
trong vòng 24 giờ. Do mất ngủ nên bệnh nhân hay cáu gắt và tỏ ra rất lo lắng
cho giấc ngủ của mình. Các trường hợp này thường có biểu hiện hơi hưng
phấn vào buổi tối. Họ quan tâm đến việc làm sao để được ngủ đầy đủ, vì thế
họ thường cố gắng tìm mọi cách để ngủ như loại bỏ các yếu tố gây khó ngủ
nhưng không thành công.


Chứng ngủ nhiều:
Ngủ nhiều được chẩn đoán khi bệnh nhân ngủ quá nhiều trong ngày,

kéo dài ít nhất một tháng mà không có nguyên nhân. Một số người có giấc ngủ
kéo dài, một số khác thì giấc ngủ ngắn hơn nhưng có nhiều lần ngủ trong ngày,
vì vậy tổng số thời gian ngủ vẫn khá dài. Thời gian ngủ của họ tuy kéo dài
nhưng điện não đồ và sinh lý giấc ngủ vẫn bình thường. Hiệu quả của giấc ngủ
và nhịp sinh học giấc ngủ của họ trong giới hạn bình thường. Người bệnh
không than phiền về chất lượng giấc ngủ nhưng việc ngủ hàng ngày và khó tỉnh
táo vào buổi sáng ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, vận động và công việc của họ.

Ngủ nhiều có thể xuất hiện vào một thời điểm trong đời và có tính chất gia
đình. Các trường hợp này thường than phiền họ rất dễ rơi vào giấc ngủ.


8


9



Ngủ rũ (ngủ lịm):
Ngủ rũ được đặc trưng bởi ngủ quá nhiều và có các triệu chứng phụ

như biểu hiện của giấc ngủ REM trong lúc thức. Người bệnh đột ngột rơi và
giấc ngủ mà không thể cưỡng lại được. Giấc ngủ kéo dài 10 – 20 phút, sau đó
họ tỉnh giấc và cảm thấy thoải mái. Ngủ rũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào (khi
ăn, khi nói, khi lái xe, khi quan hệ tình dục…). Ngủ rũ có các triệu chứng của
giấc ngủ REM như áo giác trong lúc nửa thức, nửa ngủ, thất điều, liệt trong
giấc ngủ. Giấc ngủ REM xuất hiện khoảng 10 phút sau khi bắt đầu ngủ được
coi là bằng chứng cho ngủ rũ. Bệnh có thể gây nguy hiểm trong khi lái xe
hoặc làm việc với máy móc vì dễ gây tai nạn. Ngủ rũ thường không hiếm gặp,
chiếm 0,02 – 0,16% ở người lớn và có tính chất gia đình. Ngủ rũ không phải
là một dạng của động kinh hoặc một bệnh tâm thần khác. Bệnh ngủ rũ có thể
xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi vị thành niên và thanh niên.
Bệnh tiến triển chậm và kéo dài suốt đời.
Trong ngủ rũ, triệu chứng phổ biến nhất là có cơn buồn ngủ không thể
cưỡng lại, người bệnh đột ngột rơi vào giấc ngủ. Triệu chứng mất trương lực
cơ rất phổ biến, gây ngã khi đứng. Trương lực cơ mất đột ngột khiên hàm trễ
xuống, đầu gục xuống, gối khụy, liệt tất cả các cơ xương. Lúc đó, bệnh nhân

vẫn còn thức, sau đó mới rơi vào giấc ngủ. Nếu ghi điện não giai đoạn này
thấy đó là giấc ngủ REM.


RLGN liên quan đến hô hấp
Hội chứng ngừng thở khi ngủ:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ (SAS) đặc trưng bởi sự xuất hiện những

cơn ngừng thở và/ hoặc giảm thở trong khi ngủ. Những biến cố hô hấp này


10

được đặc trưng bởi việc ngưng dòng khí (ngưng thở) hay giảm dòng khí trên
50% trong hơn 10 giây xuất hiện trên 5 lần/giờ [13]
*Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn: xảy ra khi xuất hiện xẹp đường dẫn
khí, các cơ hô hấp hoạt động gắng sức để thực hiện động tác thở nhưng không
thành công và nồng độ oxy trong máu giảm. Nồng độ oxy trong máu giảm
gây kích thích não làm cơ thể tỉnh giấc và thực hiện động tác thở. Nghiên cứu
tiến hành ở Mỹ trên nhóm đối tượng từ 30-60 tuổi thấy tỷ lệ mắc hội chứng
ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là 4-9% ở nam giới và 2,5% ở nữ giới.
*Hội chứng ngừng thở trung ương: là rối loạn trong đó bệnh nhân có
dấu hiệu ngừng thở khi ngủ do thiếu sự gắng sức hô hấp, hiện tượng xảy ra
khi não không truyền tín hiệu chính xác đến các cơ hô hấp. Ngừng thở trung
ương ít gặp hơn và thường phối hợp với các bệnh lý thần kinh cơ.
*Hội chứng ngừng thở khi ngủ hỗn hợp: là trường hợp phối hợp cả 2
loại hội chứng ngừng thở tắc nghẽn và hội chứng ngừng thở trung ương.
Cơ chế có thể do khi mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn nặng và kéo dài
dẫn tới mất thăng bằng kiềm toan và rối loạn cơ chế phản hồi về nồng độ
CO2 bất thường trong máu dẫn đến hậu quả là những rối loạn về hô hấp,

thần kinh, tim mạch [14].
1.1.2. Dịch tễ học, tần xuất rối loạn giấc ngủ.
Cùng với sự phát triển của ánh sáng nhân tạo. Các hình thức ngủ cũng đã
được thay đổi đáng kể để phù hợp với mỗi xã hội và nền kinh tế. Nhìn chung,
báo cáo của Ủy ban Quốc gia về rối loạn giấc ngủ của Hoa Kỳ đã nghiên cứu
và ước tính rằng tổng thời gian ngủ của dân số Hoa Kỳ đã giảm 20 % trong
một thế kỷ qua[15]


11

Rối loạn giấc ngủ rất phổ biến, có thể sảy ra trên mọi lứa tuổi và đối
tượng. Theo một thống kê rối loạn giấc ngủ trên dân số chung năm 2017 tại
Ấn Độ tỷ lể rối loạn giấc ngủ được thể hiện trong bảng1.1
Bảng 1.1. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ [16]
Các rối loạn

Tần suất

Mất ngủ

10-15%

Ngủ rũ

Không thống kê

Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ

14%


Hội chứng chân không yên

2%

Rối loạn nhịp thức ngủ trễ

10%

Rối loạn nhịp thức ngủ cao

1%

Rối loạn ca làm việc

2%

Nghiên cứu của Bixler(1979) trên dân số Los Angeles trong vòng năm
năm từ 1973-1978 cho thấy tỷ lệ các vấn đề về giấc ngủ trong quá khứ và hiện
tại rất cao lần lượt là 52% và 38% số người được khảo sát có một vấn đề về giấc
ngủ. Trong đó tỷ lệ mất ngủ là 32.2% [17]. Kết quả này tương đương với các
nghiên cứu của Trung tâm thống kê sức khỏe quốc tế 1970 và nghiên cứu của
Balter 1975 tại Hoa Kỳ với tỷ lệ mất ngủ lần lượt là 32.4% và 33% [18], [19]
1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ.
Trong các rối loạn giấc ngủ nói chung theo bảng 1.1 thì mất ngủ là một
rối loạn có tần xuất cao nhất, các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ:
 Giới tính: Mất ngủ có khả năng được báo cáo ở phụ nữ nhiều hơn so
với nam giới [20].Tỷ lệ báo cáo các triệu chứng về mất ngủ của phụ nữ/ nam
giới là 1.4 [21].



12

 Độ tuổi: Sự khác biệt về tần xuất triệu chứng giấc ngủ của nữ giới và
nam giới tăng theo tuổi, tỷ lệ phụ nữ/ nam giới khoảng 1.7 sau 45 tuổi. Phụ nữ
có khả năng được chẩn đoán mất ngủ cao hơn gấp hai lần so với nam giới, lý
giải điều này giả thiết về mãn kinh được cho là hợp lý hơn cả. Một số nghiên
cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh tăng cao hơn so với
những người trẻ tuổi hơn [22], [23]. Đa phần các nghiên cứu về dịch tễ học
đều báo cáo tỷ lệ mắc triệu chứng về mất ngủ tăng theo tuổi và đạt xấp xỉ
50% ở những đối tượng trên 65 tuổi [24], [25], [26].
 Tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ các triệu chứng về mất ngủ được báo cáo
nhiều hơn ở những người đang trong tình trạng: ly thân, ly dị, hoặc những đàn ông
góa vợ, nhưng mối liên quan này thường gặp hơn ở nữ giới [27], [25], [26].
 Nghề nghiệp: Đáng chú ý nhất là đối tượng làm việc ban ngày và làm
việc theo ca. Người ta ước tính rằng ở các nước công nghiệp phát triển có
khoảng 20% công nhân phải làm việc ca đêm [28]. Trung bình có khoảng từ
5% đến 8% dân số có giờ làm việc không cố định cả ngày lẫn đêm. Do đó có
giả thiết cho rằng có khoảng 2%-5% dân số gặp phải các vấn đề liên quan đến
việc thiếu ngủ do thay đổi giờ ngủ ban đêm [29].
 Các chất kích thích:
Hút thuốc lá đã được chứng minh là có liên quan đến việc khó đi vào
giấc ngủ [30]. Nghiên cứu của Philips và Danner đánh giá giấc ngủ và sức
khỏe trên 869 đối tượng nhận thấy rằng nhóm người hút thuốc lá có báo cáo
về triệu chứng về giấc ngủ như: buồn ngủ ban ngày, tai nạn nhỏ, trầm cảm và
số lượng cao dùng caffeine cao hơn so với nhóm người không hút thuốc [31].


13


Riêng đối tượng nam giới có báo cáo chỉ ra rằng nhóm người hút thuốc
thường ngủ ít hơn 6h mỗi đêm so với nhóm không hút thuốc [32].
Rượu là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương gây nghiện khá phổ
biến trên thế giới. Rượu làm tăng tốc độ khởi phát về giấc ngủ, làm tăng
thời gian ngủ song chậm, giảm thời gian chuyển động mắt nhanh và gây
gián đoạn giấc ngủ [33]. Tuy nhiên rượu lại thường được sử dụng như một
chất làm dễ ngủ [34], [35].
 Rối loạn tâm thần: Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần và mất ngủ
đã được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu dịch tễ học: 80% những người mắc
chứng rối loạn trầm cảm bị mất ngủ [36], [37].
1.1.4. Các phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ.
Có nhiều phương pháp thăm dò và đánh giá về giấc ngủ và rối loại giấc
ngủ như:
 Đánh giá khách quan: Đa ký giấc ngủ ban đêm, đa ký hô hấp ban đêm,
đo cử động liên tục …
 Đánh giá chủ quan: thang điểm thị giác đơn thuần, bảng câu hỏi hệ
thống, nhật ký giấc ngủ.
Trong đó phương pháp thăm dò giấc ngủ bằng Thang điểm thị giác đơn
thuần và bảng câu hỏi hệ thống có những ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng.
Cho biết về chất lượng của giấc ngủ. Thu thập được các triệu chứng quan
trọng của rối loạn giấc ngủ. Hiểu rõ được các thói quen, lối sống và giấc ngủ
của người bệnh. Phản ánh cảm nhận chủ quan của người bệnh về giấc ngủ của
họ. Giúp định hướng những thăm dò cầm làm để bổ xung chẩn đoán[38]
1.1.4.1. Đánh giá khách quan:


14




Phương pháp ghi giấc ngủ qua đêm
Để chẩn đoán xác định hội chứng ngưng thở khi ngủ, các phương pháp

khảo sát có thể tiến hành bao gồm: đa ký hô hấp (polygraphie: ghi các chỉ số
hô hấp) và đa ký giấc ngủ (polysomnographie- PSG: giống đa ký hô hấp và
ghi thêm các thông số tim mạch và thần kinh) là một phương tiện chẩn đoán
và giám sát các rối loạn mất ngủ hoàn chỉnh về cả ban ngày lẫn ban đêm ghi
lại nhiều biến cố trong quá trình ngủ.



Thang điểm thị giác đơn thuần
Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng, cho biết về chất lượng giấc ngủ và

đánh giá độ mệt mỏi một cách nhanh chóng [39]



Bảng câu hỏi hệ thống.
Bảng câu hỏi hệ thống cho phép:
- Thu thập các triệu chứng quan trọng của rối loạn giấc ngủ
- Hiểu rõ các thói quen của cuộc sống và giấc ngủ của bệnh nhân
- Phản ánh cảm nhận khách quan của bệnh nhan về giấc ngủ của họ
- Định hướng nên làm những thăm dò gì
- Bảng câu hỏi có thể được gửi trước khi người bệnh đến khám
Bảng câu hỏi hệ thống thăm dò giấc ngủ đánh giá bằng chủ quan cho

phép đánh giá:
Các điều tổng quát: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp (giờ làm việc), cân nặng
(gần đây có lên cân ?), chiều cao…. Tiền sử gia đình, cá nhân…(tim mạch, hô

hấp, nội tiết, rối loạn giấc ngủ… tai mũi họng). Các thuốc đang dung, rượu,
thuốc lá, cà phê, trà…. Thói quen về giấc ngủ, trước khi đi ngủ, buổi tối, ban


15

đêm. Giờ giấc ngủ (các ngày trong tuần, cuối tuần, ngày lễ), ngủ trưa. Ước
lượng thời gian ngủ.
Các rối loạn giấc ngủ chính, bắt đầu, yêu tố khởi phát
Triệu chứng định hướng: ngáy, buồn ngủ, ngưng thở, mất ngủ, cơn mất
trương lực, ảo giác lúc vào giấc ngủ, bồn chồn ở chân, cử động chân ban đêm
Đã được điều trị chưa ?, Với thuốc nào, Hiệu quả ra sao ?
Các triệu chứng kết hợp: dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, kém trí nhớ…
 Thang điểm buồn ngủ ban ngày Epworth.
 Thang điểm mức độ nghiêm trọng mất ngủ ISI.
 Thang điểm lo lắng và trầm cảm HAD (Hospital Anxiety And Depression).
Thang điểm Epworth được dùng chủ yếu trong hội chứng ngừng thở
khi ngủ do tắc nghẽn để xác định mức độ buồn ngủ quá mức ban ngày cũng
như đánh giá sau khi điều trị (CPAP) để ghi nhận sự cải thiện về triệu chứng
ban ngày [40]. Trong chứng ngủ rũ thang đo Epworth có độ đặc hiệu lên đến
100% và độ nhạy 93.5% [41].
Thang điểm mức độ nghiêm trọng của mất ngủ (ISI) là một công cụ
đang tin cậy để định lượng mức độ nghiêm trọng của mất ngủ và là công cụ
hữu ích trên lâm sàng để sàng lọc, là thước đo kết quả trong các nghiên cứu
về mất ngủ [42].
Thang điểm lo lắng và trầm cảm HAD (Hospital Anxiety And
Depression) là một công cụ có giá trị trong sàng lòng sớm lo lắng và trầm cảm (để
chẩn đoán xác định cần phải dựa trên thăm khám lâm sàng). HAD đã được chứng
minh là có thể dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình
trạng lo âu và trầm cảm với độ nhạy và độ đặc điệu xấp xỉ 0.80 [43].



16

1.1.5. Mối nguy hiểm của rối loạn giấc ngủ.
Y học giấc ngủ đã phát triển trong vòng 25 năm qua dựa trên sự phát
triển mạnh về khoa học giấc ngủ và nhịp sinh học (chronobiology). Tầm quan
trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và cuộc sống được chứng minh bởi các thí
nghiệm cổ điển được thực hiện trên chuột bởi Rechtschaffen A [13]. Trong thí
nghiệm này tổng số thiếu ngủ dẫn đến cái chết của tất cả chuột trong vòng từ
2-3 tuần. Chọn lọc thiếu chuyển động mắt không nhanh (NREM) và chuyển
động mắt nhanh (REM) cũng dẫn đến cái chết của động vật trong một khoảng
thời gian dài hơn một chút. Với sự thiếu thốn giấc ngủ liên tục, những con
chuột trở nên siêu cân bằng và giảm cân mặc dù lượng thức ăn tăng lên.Họ
phát triển các tổn thương da và xói mòn đường tiêu hóa, với sự giảm thân
nhiệt phát triển ngay trước khi chết. Điều tra tiếp theo ghi nhận rằng những
con chuột này đã chết vì nhiễm trùng do đó cho thấy thiếu ngủ có thể làm
giảm khả năng hệ thống miễn dịch của cơ thể đối phó với nhiễm trùng [44]
Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến
nhất nhưng thường bị bỏ qua. Hậu quả của rối loại giấc ngủ đối với cộng
đồng là rất lớn như lỗi trong phán đoán gây ra tai nạn thảm khốc của tàu con
thoi Challenger.
Hậu quả của việc thiếu ngủ có thể là thảm họa. Thiếu ngủ với sự mệt
mỏi của các nhà lãnh đạo có thể có liên quan đến nhiều thảm họa công cộng,
chẳng hạn như sự cố tràn dầu của Exxon Valdez và cuộc khủng hoảng hạt
nhân tại Three Mile Island. Cục Quản Lý An toàn Giáo Thông Quốc gia Hoa
Kỳ ước tính rằng 100.000 tai nạn xe cơ giới hàng năm là hậu quả của sự buồn
ngủ hoặc mệt mỏi của lái xe [45] Một vài hậu quá ít thấy của rối loạn giấc ngủ



×