Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 109 trang )

BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong tất cả các công
trình làm trước đây .
Tác giả

Ngô Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đõ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi và sự nỗ lực của bản thân. Đến
nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “ Nghiên cứu một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên” chuyên ngành Quản lý
xây dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Vũ Thanh Te đã hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá
trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ
môn Công nghệ và Quản lý xây dựng – khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo
thuộc các bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học & sau Đại
học Trường đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành Luận văn thạc sĩ của mình.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả



Ngô Thu Hà

ii


MỤC LỤC
BẢN CAM KẾT .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH....................................................................... 5
1.1Tổng quan về xây dựng công trình .............................................................. 5
1.1.1 Các giai đoạn xây dựng công trình ....................................................................5
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình ............................................10
1.2 Một số sự cố công trình đã xảy ra trong thời gian qua .............................. 15
1.2.1 Một số sự cố công trình ....................................................................................15
1.2.2 Nguyên nhân gây ra sự cố .............................................................................................. 18
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công thiết kế công trình .......... 20
1.3.1 Quản lý chất lượng thiết kế công trình .............................................................20
1.3.2 Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế công trình ........................................23
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGTHIẾT
KẾ CÔNG TRÌNH ........................................................................................ 30
2.1. Cơ sở lý luận về tư vấn xây dựng ở Việt Nam ........................................ 30
2.1.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................30
2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn ....................................................31

2.1.3Đánh giá về năng lực chuyên môn ....................................................................32
2.1.4. Đánh giá về năng lực quản lý tổ chức tư vấn ở Việt Nam ..............................38
2.1.5. Điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân khi thiết kế công trình ..........................44
2.1.6. Những văn bản pháp quy về công tác tư vấn thiết kế công trình ....................48
2.2. Hồ sơ thiết kế và thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình ................................ 48
iii


2.2.1. Hồ sơ thiết kế công trình ................................................................................ 48
2.2.2. Thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình ................................................................. 49
2.2.3. Nội dung phê duyệt thiết kế ............................................................................ 50
2.2.4. Nội dung thẩm tra thiết kế của cơ quan Nhà nước về xây dựng .................... 50
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế công trình ........................ 52
2.3.1. Nguồn nhân lực trong thiết kế công trình ...................................................... 55
2.3.2. Nguồn vật tư, máy móc, thiết bị ..................................................................... 55
2.3.3. Chất lượng dữ liệu đầu vào thiết kế ............................................................... 56
2.3.4. Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế .............. 56
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ
VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN ................................................... 59
3.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................... 59
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ............................................. 59
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh.................................................................................. 61
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quản lý điều hành ......................... 61
3.2. Thực trạng tư vấn thiết kế của công ty .................................................... 63
3.2.1. Năng lực hoạt động của công ty..................................................................... 63
3.2.2. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty......................... 68
3.2.3. Các công trình điển hình đã thực hiện trong thời gian qua ........................... 74
3.2.4. Đánh giá chung về công tác tư vấn thiết kế ở công ty trong thời gian qua .......
......................................................................................................................... 78

3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của công ty trong giai
đoạn 2017-2020. ........................................................................................... 82
3.3.1. Định hướng của công ty trong giai đoạn 2017-2020 ..................................... 82
3.3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .................................................................. 83
3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của công ty khai thác thủy lợi
Thái Nguyên. ............................................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 98

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình1.1 Các giai đoạn vòng đời dự án ............................................................. 5
Hình 1.2: Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ............................... 27
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý kiểu trực tuyến – chức năng .......... 30
Hình 3.1. Văn phòng Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái
Nguyên…. .................................................................................................... 60
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tổ chức thiết kế của công ty ................................... 70

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ phân theo trình độ học vấn ................................ 63
Bảng 3.2: Độ tuổi trung bình của toàn công ty ............................................... 64
Bảng 3.3: Tổng hợp chứng chỉ năng lực tư vấn thiết kế của cán bộ công ty.... 65
Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị, máy móc của công ty ................................. 66

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

KT-HT

Kinh tế - Hạ tầng

XDCB

Xây dựng cơ bản

TT

Thông tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

QH

Quốc hội



Quyết định


BXD

Bộ xây dựng

BOT

Xây dựng – vận hành – chuyển giao

KTTL

Khai thác thủy lợi

vii



MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tư vấn là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
nó không chỉ là lĩnh vực hoạt động mang tính xã hội mà còn là đòn bẩy mang lại
hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao cho xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên
chính thức của các tổ chức ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một
cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và đây cũng là
xu hướng tất yếu, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn mới chỉ được ghi nhận và phổ biến rộng rãi trong
khoảng chục năm trở lại đây, do vậy nó vẫn còn rất mới với các nhà tư vấn và các
đối tác sử dụng, khai thác tư vấn. Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các
nhà tổ chức tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu

phát triển của thị trường.
Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên là đơn vị tư vấn có
bề dày trên 20 năm về lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi trong tỉnh, đặc
biệt là về thiết kế sửa chữa, nâng cấp các công trình trong hệ thống thủy lợi của
Công ty quản lý.
Do đặc thù của các công trình sửa chữa, nâng cấp thường là quy mô vừa và nhỏ,
tổng mức đầu tư không lớn, do vậy các công trình này không thể mang ra để đấu
thầu, thậm trí mời nhà thầu tư vấn thực hiện cũng là điều khó khăn. Chính vì vậy từ
nhiều năm nay, Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã
chủ động thành lập một đơn vị tư vấn với mục đích trước tiên là để tự thực hiện
công tác khảo sát – thiết kế cho chính nhu cầu của Công ty, sau đó là hoạt động
kinh doanh về lĩnh vực tư vấn khảo sát thiết kế trong điều kiện có thể.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của Công ty đã từng bước được nâng
lên, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng, song do sự phát triển của nền
1


kinh tế thị trường và yêu cầu về chất lượng sản phẩm tư vấn ngày càng cao, nhất là
đối với công tác tư vấn thiết kế sửa chữa, nâng cấp các công trình trong hệ thống
của Công ty thì kết quả đạt được còn khiêm tốn. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra
cho Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên cần phải nâng
cao năng lực về tư vấn thiết kế xây dựng công trình nói chung và tư vấn thiết kế sửa
chữa, nâng cấp công trình nói riêng.
Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết nói trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công trình của Công ty TNHH
một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá công tác tư vấn thiết kế của công ty, qua
đó đưa ra được những mặt còn tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tư vấn thiết kế của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái

Nguyên giai đoạn 2017-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực tư vấn thiết kế công trình thủy lợi từ đó
đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn thiết kế tại Công ty TNHH một
thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu năng lực tư vấn thiết kế công trình xây
dựng tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Luận văn
sẽ thu thập nguồn số liệu thứ cấp tại Công ty để phân tích đánh giá thực trạng. Các
giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ áp dụng cho giai đoạn 2017-2020.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Đối tượng tiếp cận là các công trình thủy lợi do đội khảo sát – thiết kế Công ty
TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi trực tiếp thiết kế;

2


4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kế, phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết;
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tư vấn thiết kế công trình thủy lợi tại
Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên luận văn đã đề xuất
và lựa chọn được các giải pháp sát thực nhất nhằm khắc phục những hạn chế còn
tồn tại và nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kết tại công ty. Những kết quả

nghiên cứu của đề tài ở một mức độ nhất định có giá trị tham khảo đối với hoạt
động đào tạo và nghiên cứu về nâng cao năng lực tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một hướng dẫn mẫu, một gợi ý
tham khảo trong việc nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công trình thủy lợi tại Công
ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
6. Kết quả đạt được
Hệ thống được cơ sở khoa học trong đảm bảo chất lượng thiết kế.
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực công tác tư vấn thiết
kế của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình.
Chương 2: Cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng thiết kế công trình.

3


Chương 3: Đánh giá thực trạng vàđề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn
thiết kế công trình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái
Nguyên.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1. 1. Tổng quan về xây dựng công trình
1.1.1. Các giai đoạn xây dựng công trình [1]
Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng gồm các giai đoạn cơ bản như sau:


Hình1.1 Các giai đoạn vòng đời dự án
1.1.1.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định
đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự
án.Trong đó:
5


Tổ chức lập dự án:
Đầu tiên xác định dự án, nghiên cứu sự cần thiết đầu tư và quy mô xây dựng công
trình. Tìm kiếm những khoản đầu tư, nguồn vốn đầu tư có tiềm năng cho dự án.
Việc này có thể được xác định từ kế hoạch pháp triển kinh tế - xã hội, các báo cáo
điều tra theo lĩnh vực, theo ngành, theo vùng. Sau đó, tiếp xúc thăm dò thị trường
trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ dự án.
Cuối cùng sau khi lựa chọn được hình thức đầu tư sẽ điều tra khảo sát, chọn địa
điểm xây dựng.
Khi dự án đã được xác định, việc chuẩn bị dự án hay tiến hành lập dự án là bước đề
cập tới việc điều tra, khảo sát về khả năng thành công của thị trường và kỹ thuật, tài
chính, kinh tế và hoạt động của dự án.
Thẩm định và quyết định đầu tư:
Khi một dự án được coi là khả thi trên mọi phương diện thì gửi hồ sơ dự án và văn
bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và
cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
.Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư
của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là của các thành phần kinh tế
khác.
1.1.1.2. Giai đoạn thực hiện dự án
Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. Giai đoạn này gồm các

công việc như xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); Xin giấy
phép xây dựng nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài
nguyên (nếu có khai thác tài nguyên); Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng , thực
hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với dự án có yêu cầu tái định cư và phục
hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Mua sắm thiết bị, công nghệ; Thực hiện việc
khảo sát, thiết kế xây dựng; Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán
công trình; Tiến hành thi công xây lắp ; Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; Quản

6


lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; Vận hành thử, nghiệm thu
quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án. Khi lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án,
phải lựa chọn được những đơn vị có nhưng chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi giàu
kinh nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu,giai đoạn thiết
kế và giai đoạn quản lý giám sát xây dựng. Thông thường trước khi lựa chọn đơn vị
tư vấn chủ đầu tư sẽ yêu cầu cung cấp thong tin hồ sơ năng lực của đơn vị để xem
xét và tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực được
thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tu xây dựng.
Sau khi lực chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, đơn vị tư
vấn thiết kế thực hiện các công việc tiếp theo của mình. Tùy theo loại, cấp của công
trình và hình thức thực hiện dự án, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, hai
bước hay ba bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có
yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối

với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu
cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ sơ TKKTTDT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người có thẩm quyền
ra quyết định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp CĐT không đủ năng lực thẩm định thì
thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra dự toán thiết
kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên cơ sở kết quả thẩm định TKKT7


TDT của cơ quan chuyên môn về xây dựng người có thẩm quyền quyết định đầu tư
sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-TDT.
Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây dựng nhằm
lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt đoạng thi công xây dựng phù hợp
với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng để cung cấp các sản phẩm
dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của CĐT
và các mục tiêu của dự án.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán thương thảo và đi
đến ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý
thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao
gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây
dựng; quản lý tiến độ xây dựng; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây
dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, CĐT thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư,
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
CĐT chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu
được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật;
Nhà thầu xây lắp có trách nhiệm:

Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp;
Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ
thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo
đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công
trình;
8


Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị,
sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi
trường;
Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
Bảo hành công trình;
Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại,
không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất
lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do
nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối
với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
Yêu cầu quan trọng nhất là đưa công trình vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn
chỉnh, đúng thời hạn quy định, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
1.1.1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:
Giai đoạn này gồm các công việc như nghiệm thu, bàn giao công trình; Thực hiện
việc kết thúc xây dựng công trình; Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công
trình; Bảo hành công trình; Quyết toán vốn đầu tư; Phê duyệt quyết toán.
Giai đoạn này vận hành như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn trước,

đặc biệt phải làm rõ tính khả thi của dự án về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Những thiếu
sót ở khâu lập dự án xây dựng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc vận hành kết quả
đầu tư và việc sai sót này rất tốn kém nhiều lúc vượt khả năng của chủ đầu tư làm
cho dự án hoạt động kém hiệu quả. Do đó phải nghiên cứu kỹ ở khâu lập dự án xây
dựng để dự án đưa vào vận hành khai thác vốn và tài sản được tốt trong suốt thời kỳ
hoạt động của dự án để thu hồi vốn và thu hồi lợi nhuận.

9


Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử
dụng bao gồm:
Nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng, vận hành công
trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình, quyết toán vốn đầu tư,
phê duyệt quyết toán.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh
theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng.
Hồ sơ bàn giao phải đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy
định pháp luật về lưu trữ Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời
hạn bảo hành công trình.
Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc
tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dưng có trách nhiệm vận hành,
khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích sử dụng và các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt.
Theo phân tích trên đây ta thấy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ
hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh
giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề
của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng CĐT luôn đóng vai trò
quan trọng và quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng công trình xây
dựng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cơ bản kể trên.

10


1.1.2.1. Yếu tố nguồn nhân lực
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác đầu tư xây dựng công trình, quyết
định tới chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cán bộ, công nhân lao động trong
xây dựng công trình cần phải được đào tạo kỹ trình độ chuyên môn, tay nghề; có kỹ
năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của từng lao động trong doanh nghiệp. Trình
độ của người lao động còn được đánh giá thông qua sự hiểu biết, nắm vững về
phương pháp, công nghệ, quy trình sản xuất, các tính năng, tác dụng của máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, sự chấp hành đúng quy trình, quy phạm, phương pháp
công nghệ và các điều kiện đảm bảo an toàn trong xây dựng công trình.
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng
được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn, nhất là thời đại ngày nay, thời đại
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Để nâng cao chất lượng quản lý trong hoạt động
xây dựng cũng như nâng cao trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tư phát
triển và bồi dưỡng cần phải được coi trọng. Phải có biện pháp tổ chức lao động
khoa học, đảm bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trường làm việc an toàn,
vệ sinh cho người lao động. Bên cạnh đó, phải có các chính sách động viên, khuyến
khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm thông qua chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Mức thưởng phạt phải phù hợp,
tương ứng với phần giá trị mà người lao động làm lợi hay gây thiệt hại cho công
trình. Vì vậy để thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng công trình cần phải có

nguồn nhân lực tốt, đáp ứng yêu cầu, đem lại hiệu quả cao nhất.
1.1.2.2. Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành
thực thể sản phẩm. Chất lượng công trình cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào và quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Quá
trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo
đảm cho quá trình xây dựng diễn ra liên tục, nhịp nhàng; công trình hoàn thành
đúng thời hạn với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có được những công trình

11


có chất lượng cao từ nguyên vật liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó
còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể bảo đảm được việc cung ứng nguyên
vật liệu cho quá trình xây dựng với chất lượng cao, kịp thời, đầy đủ và đồng bộ ?
Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như các doanh nghiệp cung ứng vật liệu
xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp
trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra), khả
năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý...
Việc quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho
công trình xây dựng được quy định rõ tại điều 24 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [2], theo đó:
*Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là
hàng hóa trên thị trường:
-Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu
(bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có
liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định
của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật khác có
liên quan;

- Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của
hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
-Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản
phẩm xây dựng;
-Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết
bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
*Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị
sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:

12


-Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá
trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết
kế;
-Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên
giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong
việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ
tại công trình;
-Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
-Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
- Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài liệu liên
quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.
* Trách nhiệm của bên giao thầu:
- Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản xuất, chế tạo phù
hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
- Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản

xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm của mình trước khi nghiệm thu, cho phép đưa
vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
- Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã
thống nhất với nhà thầu.
1.1.2.3. Yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị
Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng công
trình xây dựng thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị lại có tầm quan trọng
đặc biệt quyết định việc hình thành chất lượng công trình. Vì vậy cần phải chú ý
việc lựa chọn thiết bị, kỹ thuật và công nghệ phù hợp để đưa vào sử dụng trong xây
13


dựng công trình; những thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao được chất lượng
công trình và nếu biết áp cụng các công nghệ xây dựng hiện đại vào thì sẽ đem lại
hiệu quả và năng suất cao. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ thuật – công nghệ thiết bị có mối quan hệ khá chặt chẽ, không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất
lượng công trình mà còn tăng tiến độ xây dựng công trình, rút ngắn thời gian, giá
thành hạ.
1.1.2.4. Yếu tố về phương pháp tổ chức quản lý
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng công trình xây dựng nói
riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất
lượng công trình. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực
tế 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy, nói đến quản trị chất
lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị. Các yếu
tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật-công nghệ-thiết bị, và người lao động dù
có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp
nhàng, ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể
tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất
lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của
cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ
đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng.

1.1.2.5. Yếu tố môi trường
Các công trình xây dựng thường được tiến hành ở ngoài trời, do đó nó chịu ảnh
hưởng khá nhiều của điều kiện khí hậu, thời tiết. Vì vậy ở mỗi vùng có điều kiện tự
nhiên khác nhau thì cho phép khai thác các kiến trúc khác nhau để phù hợp với điều
kiện thực tế.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét... ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi. Đồng thời,
nó cũng ảnh hưởng tới tiến độ thi công, hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc,
đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời.

14


Để đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn công trình, tính mạng con người và tài
sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các dự án xây dựng công trình,
các Chủ đầu tư, các đơn vị điều hành dự án thực hiện một số nội dung sau:
- Trong quá trình thực hiện dự án công trình phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn
trong xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy,
nổ và bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn trong suốt quá trình thực hiện
dự án. Đặc biệt chú trọng và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực
hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản,
công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình
hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi
xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.
1.2. Một số sự cố công trình đã xảy ra trong thời gian qua
1.2.1. Một số sự cố công trình
Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số sự cố ngay trong giai

đoạn thi công xây dựng công trình, gây thiệt hại về người và tài sản. Gần đây nhất
là công trình cầu vượt chạy qua xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thuộc
dự án đường cao tốc La Sơn – Túy Loan nối hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
vừa xảy ra sự cố nghiêm trọng khi 3 thanh dầm cầu bị sập; công trình khách sạn
Royal lotus Đà Nẵng trong quá trình thi công đã xảy ra sự cố thang vận thăng rơi tự
do làm 6 công nhân bị thương vong; sập đổ hoàn toàn hệ dầm sàn mái khi đang đổ
bê tông công trình Nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm tỉnh Thái Nguyên…
Bên cạnh đó, một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về
chất lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như:Dự án nâng cấp mở rộng đường
liên huyện Song Lộc – Thuận Lộc vừa thi công xong đã bộc lộ nhiều vấn đề kém
chất lượng như: bờ kè 2 bên đường nứt toác kéo dài hàng chục mét, phía trên mặt
15


đường có đoạn trơ đá, bề mặt nham nhở, phần bê tông bong tróc, sụt lún, hở hàm
ếch, xuống cấp…; hiện tượng trồi sụt, bong tróc mặt đượng Đại lộ Đông Tây; Cầu
treo bản Lợi bắc qua sông Lò, xã Trung hạ, huyện Quan sơn, tỉnh Thanh Hóa, công
trình này vừa xây xong còn chưa kịp bàn giao vị trí mố cầu đã có nhiều vết nứt; Cầu
treo Kẻ Nính (xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) khi xây dựng cầu
xây xong chưa kịp bàn giao thì chỉ một tháng sau đó, mặt đường dẫn ở đầu cầu đã
bị lún sâu, gãy ngang, phần kè ta luy mố cầu cũng bị vỡ kết cấu, kéo lệch cả nền
đường bê tông...
Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn xảy ra
những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng những sự cố
thường gặp nhất, gây nên những tổn thất về người và của nhất, huỷ hoại môi trường
lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xẩy ra đối với hồ chứa, trong đó kể cả mục
đích hồ cho sử dụng tổng hợp hoặc chỉ để tưới hay phát điện.
Thống kê từ Tổng Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) [3], ở nước ta hiện nay, đối với hồ
chứa lớn có 93 hồ đập bị thấm ở mức độ mạnh và 82 hồ có đập bị biến dạng mái, 15
hồ có tràn xả lũ bị nứt và 188 hồ có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu

năng, 95 hồ hư hỏng tháp cống và 72 hồ có cống hỏng tháp van, dàn phai. Vì đây là
những hồ có dung tích trữ lớn và đập tương đối cao, nếu trong lưu vực có mưa lũ
lớn và sự cố sẽ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Một số trường hợp sự cố hồ, đập đã xảy ra như: năm 1978 vỡ đập Quan Hài và Đồn
Húng (Nghệ An); năm 1990 vỡ đập hồ Buôn Bông (ĐăkLăk); năm 2009: vỡ đập hồ
Z20 (Hà Tĩnh); năm 2010: vỡ đập hồ Khe Mơ, hồ Vàng Anh (Hà Tĩnh); vỡ đập hồ
Phước Trung (Ninh Thuận); năm 2011: vỡ đập hồ Khe Làng, hồ 271 (Nghệ
An); năm 2012: vỡ đập hồ Tây Nguyên (Nghệ An); năm 2014 vỡ đập hồ Đầm Hà
Động (Quảng Ninh)...
Công trình hồ chứa nước hồ chứa nước đầm Hà Động [4]
Công trình đảm bảo tưới nước tự chảy cho 3485hadiện tích phục vụ sản xuất nông
nghiệp và 185,5ha diện tích phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Dung ích hữu ích của hồ 12,3 riệu m3 nước.
16


Gồm 1 đập chính có chiều dài 244m; và 3 đập phụ nối các ngọn đồi tạo thành hồ
nước (đập phụ 1 có chiều dài 151m, đập phụ 2 có chiều dài 79m, đập phụ 3 có chiều
dài116,55m).
Chiều cao thân đập: đập chính cao 31.5m; đập phụ 1 cao 22.5m; đập phụ 2 cao
10.5m và đập phụ 3 cao 7m.
03 cửa xả tại đập phụ số 3.
Kết cấu chính: thân đập đắp đất, mái nghiêng phía thượng lưu ốp tấm bê tông; phía
hạ lưu trồng cỏ.
Sự cố vỡ đậpkhông gây thiệt hại về người; đổ 1 nhà cấp 4; trôi 32 công trình phụ;
88 nhà dân bị ngập lụt phải sơ tán khẩn cấp, nhiều nhà dân khác bị ngập nước. Lũ
cuốn trôi 3.682 con gia súc, gia cầm; thiệt hại 36,38 ha rau màu; 281,78 ha lúa mùa;
40,63 ha và 30 ô lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; lũ cuốn trôi 18,1 ha cây lâm
nghiệp; 0,173 ha mía và 7,9 tấn lương thực. Khu vườn hoa công viên thị trấn Đầm
Hà bị sập cầu và trôi 250 m2 gạch lát.

Lũ cũng đã làm ngập lụt, hư hỏng gần như toàn bộ trang thiết bị y tế, kho thuốc
chữa bệnh, vật tư y tế tại tầng 1 của Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà thuộc các khoa:
Khám bệnh, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn. Hệ thống
công trình ngầm, bể phốt, lò xử lý rác thải, giao thông nội bộ, vườn cây thuốc nam
bị ngập nước hư hỏng toàn bộ.
Về thủy lợi, lũ cuốn trôi 4 đập thời vụ phía hạ lưu thuộc xã Quảng An; xói lở vai
đập tràn Thanh Y, đập Bình Hồ xã Quảng Lâm; sạt lở, hư hỏng 1.050 m đường giao
thông; 70 m kè sông bị sạt lở; nước làm ngập, hư hỏng 5 tấn xi măng chương trình
xây dựng NTM tại xã Dực Yên; 790.800 viên gạch mộc tạo hình của Nhà máy gạch
tuynel Đầm Hà; hệ thống bể chứa nước, trạm bơm cấp nước của nhà máy cấp nước
sinh hoạt bị hỏng…
Đập Suối Hành tỉnh Khánh Hòa [5]
Đập Suối Hành có dung tích hồ: 7,9 triệu m3 nước; chiều cao đập: 24m; chiều dài
đập: 440m
17


×