Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Báo cáo tốt nghiệp HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.32 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN THỊ THANH NHÃ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM 2005 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ


Kon Tum, tháng 5 năm 2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM 2005 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. LÊ ĐÌNH QUANG PHÚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN THỊ THANH NHÃ



LỚP

: K915LK2

MSSV

: 15152380107087

Kon Tum, tháng 5 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời
cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên trong khoa Sư phạm và Dự bị đại học trường Phân
hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tạo cơ hội cho chúng em được học tập và tìm hiểu
những bộ môn liên quan đến Luật kinh doanh. Qua đó, em có thể nhận thức một cách đầy
đủ nhất về các khía cạnh của ngành Luật Kinh Tế. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến
thầy Lê Đình Quang Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú của Công ty Luật Trách nhiệm Hữu
hạn Khởi Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
chúng em trong thời gian thực tập và luôn sẵn sàng hỗ trợ em trong việc tìm hiểu tài liệu
cũng như cung cấp kiến thức chuyên môn để em hoàn thành chuyên đề thực tập này của
mình và được nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, các hồ sơ trong quá trình thực tập tại
Công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Minh Khánh giám đốc Công ty
Luật Trách nhiệm hữu hạn Khởi Minh đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội thực tập và
làm việc ở Công ty để có thể hoàn thành được bài báo cáo thực tập.
Tuy chúng em đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực tập, nhưng chúng em biết
với những kiến thức thực tế còn hạn chế, nghiên cứu tài liệu tại nơi thực tập chưa được
nhiều và kiến thức lý thuyết chưa được sâu rộng nên trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp

này của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng
góp từ thầy, cô giáo để chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em được hoàn thiện hơn và
để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức, kiến thức của bản thân để có thêm kinh
nghiệm cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÊN TIẾNG ANH
TỪ VIẾT TẮT
TÊN TIẾNG VIỆT
World Trade
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
Organization
Association of
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Southeast Asian Nations
Asia – Pacific Economic
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
APEC
Cooperation
Bình Dương
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
MBHHQT
Mua bán hàng hóa quốc tế
HĐXNK
Hợp đồng xuất nhập khẩu
EU
Liên minh Châu Âu
EXW
EX works
Giao tại xưởng
FCA
Free Carrier
Giao cho người chuyên chở
CPT
Cariage paid to
Cước phí trả tới
CIP
Carriage insurance Paid Cước phí và bảo hiểm trả tới
to
DAT
Delivered at terminal
Giao tại bến
DAP
Delivered at place
Giao tại nơi đến
DDP
Delivered duty paid
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
FAS
Free alongside ship

Giao dọc mạn tàu
FOB
Free on board
Giao hàng trên tàu
CFR
Cost and Freight
Tiền hàng và cước phí
CIF
Cost - Insurance Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Freight
L/C
Letter of credit
Thư tín dụng

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của nền kinh tế n ước ta với các nền
kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt là sau thời đi ểm Việt Nam gia nhập Tổ ch ức
Thương mại Thế giới (WTO). Quan hệ th ương mại toàn diện giữa các tổ chức, cá
nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân n ước ngoài ngày càng mở rộng, nhất là
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Do đó, hoạt động kinh
tế đối ngoại của nước ta rất đa dạng bao gồm mua bán hàng hóa quốc tế, đầu t ư
quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác lao động quốc tế... Trong đó, mua bán hàng
hóa quốc tế là hoạt động phổ biến và quan trọng nhất trong bối cảnh Vi ệt Nam đã,
đang và sẽ ký kết nhiều điều ước quốc tế về thương mại trong khuôn khổ của WTO
và của nhiều tổ chức quốc tế khác như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…

Các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế gi ữa các ch ủ th ể hi ện nay đ ược thể
hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế hay còn g ọi là
hợp đồng xuất nhập khẩu. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan
hệ pháp lý quan trọng trong việc xác lập căn cứ pháp lý cho các ho ạt đ ộng mua bán
hàng hóa quốc tế của các chủ thể. Hoạt động th ương mại hàng hóa chủ yếu thông
qua các hợp đồng mua bán hàng hóa và giữ vị trí trung tâm trong các giao d ịch
thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng h ợp đ ồng đ ược
các chủ thể của quan hệ th ương mại quốc tế sử dụng phổ biến và th ường xuyên
nhất trong các hoạt động thương mại của mình. Do đó, các quan hệ này đã được
pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật của Vi ệt Nam cũng nh ư pháp luật các
nước trên thế giới, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế...
Đối với Việt Nam, đã xác định xây dựng và hoàn thi ện ch ế độ pháp lý v ề h ợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một vấn đề rất quan tr ọng trong ti ến trình xây
dựng và hoàn thiện pháp luật th ương mại quốc tế ở nước ta. Trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt hiện nay, các quan hệ mua bán hàng hóa qu ốc t ế ch ỉ mang l ại hi ệu
quả kinh tế xã hội khi nó đ ược thiết lập dựa trên chế độ pháp lý về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế chặt chẽ, hợp lý và sự hi ểu biết sâu s ắc c ủa các ch ủ th ể tham
gia về pháp luật nói chung, pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc t ế nói
riêng. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhà nước đã ban hành Bộ luật Dân sự
2015 và Luật Thương mại năm 2005 trong đó các quy định về hợp đồng và hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được quy định chi tiết cho phù hợp hơn các các
quy phạm pháp luật quốc tế.

6


Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sau khi Việt Nam gia nhập WTO tr ước
những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế đối ngoại và
những tác động và ảnh h ưởng sâu sắc của nền kinh tế thế giới, pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, gây khó

khăn cho các chủ thể kinh doanh khi tham gia quan h ệ mua bán hàng hóa qu ốc t ế.
Thêm vào đó, hiểu biết về luật pháp nói chung, pháp luật v ề h ợp đ ồng mua bán
hàng hóa quốc tế nói riêng của các chủ th ể kinh doanh còn h ạn ch ế làm gi ảm hi ệu
quả của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Luật Thương mại năm 2005 về cơ bản đã có các quy định về hoạt động mua
bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã đ ược sửa đổi toàn diện
cho phù hợp với thực tiễn quan hệ kinh tế đã đáp ứng đ ược những yêu cầu đòi hỏi
đặt ra về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc tri ển khai th ực thi, áp d ụng có hi ệu qu ả quy
định này trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế mới là vấn đề quan tr ọng giúp
cho các quy định này thực sự đi vào cuộc sống và phát huy vai trò của mình.
Đồng thời cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu trong quan hệ so sánh v ới các
quy định của pháp luật các nước, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế mới mang lại nhận thức toàn di ện và sâu s ắc v ề nh ững
vấn đề chế độ pháp lý của quan hệ hợp đồng.
Do vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ nội dung và hoàn thi ện ch ế đ ộ pháp lý
nâng cao khả năng nhận thức và vận dụng pháp luật Việt Nam và pháp lu ật qu ốc
tế vào các quan hệ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc t ế là nhi ệm v ụ
quan trọng và cần thiết hiện nay nhằm ổn định các quan h ệ về h ợp đ ồng mua bán
hàng hóa quốc tế và đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của các ch ủ th ể kinh doanh
vào quan hệ về mua bán hàng hóa quốc tế hạn chế thấp nhất những rủi ro và tranh
chấp.
Những điều dẫn ở trên là lý do em chọn đề tài "Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam 2005 và các quy định
của pháp luật quốc tế" để nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, em đi sâu phân tích về lý luận và thực ti ễn, những vấn đ ề pháp
lý cần lưu ý trong quá trình ký kết và thực hiện về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, đồng thời làm rõ những hạn chế của các chủ thể kinh doanh trong vi ệc
nhận thức và áp dụng pháp luật về về hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc t ế qua đó
góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi của
pháp luật trong thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
7


Trên cơ sở những tri thức đã tiếp thu đ ược trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực tiễn, đề tài góp phần làm sáng tỏ vấn đề pháp lý trong việc thực thi áp dụng các
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong quá trình ký kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giải quyết tranh chấp phát sinh có liên
quan. Qua đó tìm ra những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất đ ể từng b ước
nâng cao nhận thức, kỹ năng vận dụng có hiệu quả pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế trong thực tiễn kinh doanh ở nước ta.
Việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về lý lu ận v ề n ội
dung các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật qu ốc tế v ề h ợp đ ồng mua
bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó phát hi ện nh ững
tồn tại và nguyên nhân của nó từ đó đ ưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận
thức và kỹ năng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về nội dung các
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy định này.
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong những quy định của pháp luật Vi ệt
Nam, pháp luật một số quốc gia có quan hệ th ương mại song phương với Việt Nam,
một số điều ước quốc tế, tập quán quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được áp dụng phổ biến hiện nay trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là dựa trên phép bi ện chứng duy vật c ủa ch ủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp so sánh.

8


- Phương pháp quy nạp.
- Phương pháp tổng hợp, phản ánh thực tiễn và rút ra kết luận.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, n ội dung c ủa
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Luật TNHH MTV Khởi Minh
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá qu ốc
tế.
Chương 3: Các quy định của Luật Thương mại Việt Nam 2005 và pháp luật
quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 4: Những kiến nghị trong việc áp dụng pháp luật nhằm hoàn thi ện và
nâng cao hiệu quả pháp lý của hoạt động ký kết và thực hi ện h ợp đ ồng mua bán
hàng hóa quốc tế ở Việt Nam.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH MTV KHỞI MINH

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là khi
Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi pháp luật cho
phù hợp với nhu cầu thực tế, trong đó có Luật luật sư theo đó ban hành các quy định phù
hợp với các loại hình luật sư trên thế giới, nhằm giúp cho pháp luật của chúng ta được thi

hành một cách triệt để và chuyên nghiệp đồng thời cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu
của Quốc tế trong tiến trình hội nhập đó là “ Minh bạch trong vấn đề pháp luật”. Theo đó
hình thức tổ chức hành nghề luật sư được mở rộng so với trước kia và phù hợp với thế
giới, cụ thể là tại điểm b khoản 1 điều 32 Luật luật sư 2006 quy định: “Các luật sư có thể
hành nghề luật sư dưới dạng Công ty Luật”. Như vậy không giới hạn là Văn phòng luật
sư hay Công ty hợp danh như trước kia mà bây giờ có thêm công ty trách nhiệm hữu hạn
1 thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (theo quy định tại
Điều 34 – luật luật sư 2006). Quy định này góp phần làm nâng cao tính chuyên nghiệp
của các luật sư để dễ dàng hội nhập với luật sư trên thế giới.
- Công ty thuộc hình thức Công ty luật TNHH MTV hoạt động theo Luật luật sư và
các quy định hiện hành khác của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tên công ty: Công ty Luật TNHH MTV Khởi Minh
- Trụ sở công ty: Số 138 Lê Đình lý, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0905526767
Số 28 Tự Lập, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0915915555
Căn cứ theo quy định của Luật luật sư số 65/2006/QH ngày 29 tháng 6 năm 2006
và Nghị định số 28/2007/NĐ – CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật luật sư và căn cứ theo thông tư số 02/2007/TT-BTP
ngày 25 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật luật sư, Nghị
định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư thì văn phòng
luật sư có từ 2 người chủ sở hữu trở lên phải chuyển đổi sang hình thức công ty luật.
Công ty luật TNHH MTV Khởi Minh và cộng sự được thành lập năm 2013 do Luật
sư Nguyễn Minh Khánh sáng lập. Với phương châm hết lòng phục vụ khách hàng, Văn
phòng luật sư Khởi Minh đã đạt được những thành quả nhất định. Công ty luật TNHH
MTV Khởi Minh là một Công ty Luật uy tín và đáng tin cậy tại Việt Nam.
Công ty được thành lập theo giấy phép hoạt động kinh doanh số:…../TP/ĐKHĐ do
Phòng Đăng kí kinh doanh - Chi cục thuế quận Hải Châu cấp. Theo nội dung của giấy
phép này công ty được phép hành nghề trong các lĩnh vực:
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng.

- Tư vấn pháp luật
- Dịch vụ pháp lý khác.
Công ty Luật Khởi Minh với đội ngũ các luật sư, chuyên viên, cộng tác viên được
đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự,
10


-

-

-

lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, lĩnh vực tư vấn cho các
doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại theo con đường Tòa án và Trọng
tài,…
Đội ngũ luật sư của Công ty trực tiếp tham gia cung cấp dich vụ tư vấn pháp luật
cho nhiều dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cũng như trợ giúp pháp lý cho các
khách hàng nước ngoài có nhu cầu.
Mục đích của Công ty Luật Khởi Minh là xây dựng và duy trì được một đội ngũ
luật sư giỏi và có uy tín trong các lĩnh vực tranh tụng, cũng như các chuyên gia trong lĩnh
vực tư vấn doanh nghiệp.
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.2.1. Tổ chức nhân sự của công ty
Nguyễn Minh Khánh: Giám đốc công ty
Ngoài ra công ty còn có các cộng tác viên là luật sư dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh
vực tư vấn cũng như tranh tụng là luật sư Trần Minh Thuận.
1.2.2. Tình hình thực hiện các hoạt động của công ty
Lĩnh vực hoạt động cụ thể:
Tư vấn doanh nghiệp và thương mại: Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp các

doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước
tại Việt nam.
Các dịch vụ của công ty bao gồm soạn thảo các tài liệu liên quan đến đầu tư như
đơn xin đầu tư, điều lệ công ty, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thuê/cho thuê
đất... và nộp các tài liệu trên lên các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, theo dõi
tiến triển và nhận phép đầu tư cho các khách hàng xin phép thành lập công ty tại Việt
Nam.
Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực khác như soạn thảo
hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý, hợp đồng phân phối, thành lập, sáp nhập chia tách và
cơ cấu lại công ty, cổ phần hóa doanh nghiệp cũng như các dịch vụ điều tra thị trường
theo yêu cầu của khách hàng.
Về luật lao động: Công ty cũng cung cấp các hoạt động tư vấn trong nhiều lĩnh vực khác
nhau liên quan đến lao động của Việt Nam, như soạn thảo các hợp đồng lao động, các
quy định làm việc trong công ty, thỏa ước lao động tập thể để ký giữa công ty và công
đoàn của công ty, các vấn đề liên quan đến luật pháp và các chế độ chính sách của nhà
nước về tiền lương, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng và sa thải lao
động cũng như chế độ bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động,... Công ty có nhiều
kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa án trong
các vụ tranh chấp hợp đồng lao động.
Giải quyết tranh chấp: Công ty luật Khởi Minh đã tham gia giải quyết nhiều vụ việc tranh
tụng kinh tế thương mại, dân sự, đặc biệt là các vụ việc có yếu tố nước ngoài tại toà án
các cấp ở Việt Nam. Các luật sư của công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong
việc giải quyết các vấn đề về tranh chấp, bao gồm các tranh chấp về hợp đồng mua bán

11


-

-


-

hàng hóa, hợp đồng đại lý, tranh chấp các công trình xây dựng, mua bán nhà ở, các tranh
chấp liên quan đến hợp đồng liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Ngân hàng, tài chính và thế chấp ngân hàng: Công ty đã giúp tư vấn cho khách hàng
nhiều vấn đề liên quan đến vay vốn ngân hàng, nhận xét hay soạn thảo các tài liệu liên
quan đến vay vốn ngân hàng, nhận xét hay soạn thảo các tài liệu liên quan như hợp đồng
vay vốn, hợp đồng bảo lãnh, thế chấp cũng như đưa ra các ý kiến pháp lý đối với các vấn
đề về các hợp đồng nêu trên.
Công ty có thể đại diện cho các ngân hàng, cơ quan tài chính và các bên vay trong
việc giao kết hợp đồng tín dụng hay các giao dịch liên quan đến thế chấp và bảo lãnh
thực hiện hợp đồng.
Hôn nhân và gia đình: Công ty cũng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong tất cả các vấn
đề có liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Các dịch vụ của công ty bao gồm tư
vấn giải quyết vấn đề ly hôn, giám hộ, tranh chấp nuôi dưỡng, chia tài sản chung và vấn
đề khác có liên quan.
Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về các vấn đề khác như kết hôn
giữa người Việt Nam và người nước ngoài cũng như các thủ tục pháp lý về nhận con nuôi
và giám hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ: Các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực này rất đa dạng, bao gồm
việc soạn thảo và các đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp và quyền tác giả. Công ty tư vấn cho khách hàng về các yêu cầu đối với tài liệu
liên quan cũng như thủ tục xin đăng ký và bảo hộ. Công ty thực hiện các tra cứu theo yêu
cầu của khách hàng về đối tượng bảo hộ với nhiều mục đích khác nhau như: Đánh giá
khả năng đăng ký và khả năng được cấp sáng chế; xác định các thiếu sót của đơn đăng ký
và khả năng được cấp sáng chế; xác định các thiếu sót của đơn vị đăng ký bảo hộ,... Công
ty còn soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng li-xăng, hợp đồng chuyển giao công nghệ cho
khách hàng.

- Tranh tụng dân sự và hình sự:
Dịch vụ của công ty bao gồm:
+ Tranh tụng trong lĩnh vực dân sự:
* Tranh tụng liên quan đến tài sản, bao gồm tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh, các
tranh chấp về đất đai nhà cửa như mua bán, chuyển nhượng nhà đất, xây dựng, thừa kế.
* Giải quyết tranh chấp về xây dựng, dân dụng và các tòa cao ốc.
* Tranh tụng liên quan đến cổ đông, cổ phiếu, cổ phần...
* Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng
* Giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
* Tranh tụng trong lĩnh vực bảo hiểm...
+ Tranh tụng trong lĩnh vực hình sự:
* Tham gia các vụ án lớn
* Tư vấn tham gia tranh tụng trong các vụ án liên quan đến tội phạm ma túy và gian
lận thương mại
12


* Tư vấn và tranh tụng trong các vụ án hình sự nói chung.
- Sở hữu nhà cửa và đất đai: Công ty còn cung cấp dịch vụ cho tất cả các cá nhân
và công ty, các ngân hàng, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. Công ty
còn cung cấp các dịch cụ pháp lý toàn diện trong mọi lĩnh vực liên quan đến vấn đề sở
hữu đất đai. Các dịch vụ bao gồm tư vấn các hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng và
phát triển các hợp đồng cho thuê.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
Với nguyên tắc quản lý điều hành hoạt động của công ty theo chế độ phân cấp cụ
thể, rõ ràng, hệ thống quy trình, quy định làm việc và hệ thống văn bản nội bộ của Khởi
Minh được ban hành theo một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Khởi minh đã quy tụ
được một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên bao gồm các luật sư, các chuyên gia, các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có cùng chí hướng và quyết tâm thực hiện các
mục tiêu chiến lược của Khởi Minh.

Ngoài ra, Khởi Minh còn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty luật và
các nhà đầu tư lớn tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cùng một mạng lưới công tác viên là
những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn của Khởi Minh.
Tổ chức bộ máy của Khởi Minh được chuyên môn hóa để nhằm đảm bảo chất
lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ.

13


CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
2.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 chưa định nghĩa về HĐMBHHQT, nhưng
HĐMBHHQT trước hết là hợp đồng mang đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng mua
bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015: Hợp đồng mua bán tài
sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên
mua và bên mua trả tiền cho bên bán1.
Đồng thời, HĐMBHHQT còn mang các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại
quốc tế. Tính quốc tế của quan hệ chính là điểm khác biệt của HĐMBHHQT với hợp
đồng mua bán hàng hóa thông thường. Tính quốc tế có thể được quy định khác nhau
trong pháp luật của các quốc gia, pháp luật quốc tế nhưng tựu chung lại đó là các yếu tố
nước ngoài liên quan đến quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan đến
nơi xác lập quan hệ hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng
của hợp đồng.
HĐMBHHQT mang những đặc trưng cơ bản của hợp đồng mua bán tài sản, tức là
có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
mua bán, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có đền bù. Về bản chất, hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể

bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản là người bán và
người mua. Người bán và người mua có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc cũng có thể là
Nhà nước. Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc
1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015

14


làm thế nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng… Xét về tính chất
pháp lý, hợp đồng mua bán tài sản là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng
ước hẹn. Những đặc trưng này là điểm phân biệt giữa HĐMBHHQT với các loại hợp
đồng được ký kết trong các lĩnh vực khác của thương mại quốc tế như dịch vụ, đầu tư...
Luật pháp của các nước trên thế giới đều có quan điểm thống nhất với nhau về những
điểm nêu trên.
HĐMBHHQT được thực hiện dưới các hình thức hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu,
tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. HĐMBHHQT là sự thỏa thuận
giữa các chủ thể có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên
bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu tài sản cho một bên khác gọi là bên mua một
tài sản nhất định gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Định
nghĩa trên nêu rõ bản chất của hợp đồng này là sự thỏa thuận của các bên ký kết.
Các chủ thể của HĐMBHHQT là bên bán và bên mua. Họ có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả
một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao.
Ðối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này trở
thành hàng hóa. Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa
(chuyển chủ sở hữu). Ðây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê, mượn tài sản (vì hợp
đồng thuê mượn không tạo ra sự chuyển chủ sở hữu), so với hợp đồng tặng cho (vì hợp
đồng tặng cho không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi).
Tính chất quốc tế của HĐMBHHQT được hiểu không giống nhau tùy theo quan

điểm của luật pháp các nước.
Do đó, để xác định một hợp đồng mua bán là hợp đồng mua bán quốc tế, các luật
gia thường dựa trên một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu trụ sở kinh doanh của bên mua và
bên bán được đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.
Thứ hai, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu đối tượng của hợp đồng là
hàng hóa phải được giao tại một nước khác với nước mà hàng hóa đó đang được tồn trữ
hoặc sản xuất ra khi hợp đồng được ký kết.
Thứ ba, được coi là HĐMBHHQT khi:
+ Có sự vận chuyển hàng hóa là đối tượng của hợp đồng từ lãnh thổ của quốc gia
này sang lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Tất cả các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận không được thực hiện
trên lãnh thổ của cùng một quốc gia.
+ Sự giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia mà
ở đó các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận đã được hoàn thành.
+ Các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được
chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các
bên ký kết được lập ở những nước khác nhau.

15


Nếu các bên ký kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cứ trú của họ.
Vấn đề quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài
của HĐMBHHQT.
Pháp luật một số nước Châu Âu, khi xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT,
người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý:
- Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo ra sự di chuyển
qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó
thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế.

- Theo tiêu chuẩn pháp lý,một hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là
HĐMBHHQT nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc
tịch của các bên, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, đồng tiền
thanh toán...
Theo quy định pháp luật về hợp đồng của Pháp, một hợp đồng mua bán hàng hóa
mang tính quốc tế khi các bên ký hợp đồng này ở các nước khác nhau, hoặc quá trình
đàm phán hợp đồng diễn ra ở một nơi khác với ký kết hợp đồng đó, hoặc có một khoản
nộp quốc tế, dịch vụ chuyển khoản hay chuyển hàng hóa từ một nước này đến một nước
khác, chung quy lại một hợp đồng được gọi là HĐMBHHQT khi nó bao hàm các điều
khoản gắn liền với nhiều hệ thống luật.
Đối với Việt Nam, khái niệm về HĐMBHHQT chưa được quy định chính thức
trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trong Quy chế tạm thời số 4794 TNXNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn việc
ký kết HĐMBHHQT hay còn gọi là HĐXNK, trong đó đưa ra ba tiêu chuẩn để hợp đồng
mua bán được thừa nhận là HĐMBHHQT, đó là:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau.
Thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước
này qua nước khác.
Thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên ký
hợp đồng.
Khái niệm và cách hiểu này đã được thừa nhận trong thực tiễn hoạt động
MBHHQT của Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, quy định trên khi áp dụng vào thực
tiễn hoạt động MBHHQT bộc lộ nhiều hạn chế và không phù hợp.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 không đặt vấn đề quốc tịch hay sự dịch chuyển
của hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT mà nêu cụ thể tại Điều 27 các hình thức
MBHHQT được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Việc MBHHQT phải được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương2. So với
các quy định của pháp luật Việt Nam trước khi ban hành Luật Thương mại năm 2005 thì
quy định này gián tiếp khẳng định việc không coi dấu hiệu quốc tịch của chủ thể hoặc
2 Điều 27 Luật thương mại 2005


16


dấu hiệu về phạm vi lãnh thổ quốc gia là căn cứ xác định HĐMBHHQT mà chủ yếu dựa
vào tính chất của quan hệ hợp đồng. Quy định này phù hợp với thực tiễn thương mại hiện
nay, đặc biệt là việc phát triển các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở.
2.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
So với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, HĐMBHHQT có những đặc
điểm khác biệt thể hiện ở những khía cạnh sau:
a. Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo pháp luật của một số nước trên thế giới (Anh, Mỹ...) hoặc theo quy định
của các văn bản pháp luật quốc tế về MBHHQT (Công ước Lahay 1964, Công ước Viên
1980...) thì chủ thể của HĐMBHHQT là các thương nhân có trụ sở ở các quốc gia khác
nhau. Theo quy định của Luật Th ương mại Việt Nam 2005, chủ thể tham gia là những
thương nhân mang quốc tịch khác nhau. Nếu thương nhân là pháp nhân thì thương
nhân mang quốc tịch quốc gia nơi pháp nhân được thành lập. Quốc tịch của thương
nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của quốc gia mà thương nhân mang
quốc tịch.
Pháp luật của các nước khác nhau thì quy định khác nhau về điều kiện chủ thể
tham gia HĐMBHHQT. Tuy nhiên, theo pháp luật của hầu h ết các n ước trên thế giới
thì mọi thương nhân có đủ năng lực tài chính để chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh của mình đều có thể trở thành chủ thể của HĐMBHHQT, không kể thương nhân
đó tồn tại dưới hình thức pháp nhân hay cá nhân. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì chủ thể có quyền tham gia ký kết HĐMBHHQT có sự thay đổi theo từng thời
kỳ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thương mại theo hướng mở rộng phạm vi chủ thể của
HĐMBHHQT.
b. Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đối tượng của hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất trong một hợp đồng mua bán

hàng hóa. Không có đối tượng của hợp đồng thì không thể có một hợp đồng mua bán
hàng hóa bởi vì mọi sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng đều nhằm đến việc
chuyển quyền sở hữu đối tượng của hợp đồng từ bên bán sang bên mua và chuyển tiền
từ bên mua sang bên bán. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản mà các bên mua bán
với nhau đều là đối t ượng của HĐMBHHQT bởi vì nếu nó không đáp ứng được những
yêu cầu mà pháp luật đặt ra thì sự thỏa thuận giữa các bên là bất hợp pháp và hợp
đồng đó bị vô hiệu.
Đối tượng của HĐMBHHQT phải thỏa mãn được các điều kiện sau đây:

17


- Đối tượng của HĐMBHHQT phải được phép mua bán giữa th ương nhân Việt
Nam với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam và của
pháp luật nước ngoài có liên quan.
- Đối tượng của HĐMBHHQT phải xác định, tồn tại thực tế và có th ể dịch
chuyển được từ nước này sang nước khác hoặc từ thị trường nội địa vào khu chế
xuất. Điều kiện này tuy không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật
nhưng chúng ta có thể suy ra từ bản chất và đặc điểm của HĐMBHHQT. Nh ư vậy,
bất động sản thì không thể trở thành đối t ượng của HĐMBHHQT hoặc các loại
hàng hóa đặc thù như: Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu t ư, các chứng từ
lưu thông hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí; đi ện
năng3.
- Đối với mỗi quốc gia, việc trao đổi hàng hóa qu ốc tế đều ảnh h ưởng trực
tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Do vậy, mỗi quốc gia đ ều có quy đ ịnh v ề m ặt hàng
được phép mua bán với thương nhân nước ngoài. Tại Việt Nam hàng năm Chính
phủ đều ban hành các văn bản điều hành xuất nhập khẩu trong đó quy đ ịnh danh
mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các mặt hàng xuất nh ập kh ẩu có
điều kiện.
Như vậy, hàng hóa muốn trở thành đối tượng của HĐMBHHQT là những hàng

hóa được phép mua bán với thương nhân nước ngoài theo pháp luật của nước bên
bán và nước bên mua. Đồng thời phải là hàng hóa mà doanh nghiệp được phép kinh
doanh theo ngành nghề đa dạng ký tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Về đồng tiền thanh toán
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong n ước, các bên thường sử dụng
nội tệ làm đồng tiền thanh toán. Trong HĐMBHHQT thì đồng ti ền thanh toán do các
bên thỏa thuận nhưng thông thường là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên.
Theo quy định của Chính phủ về quản lý ngoại hối tại Pháp lệnh ngo ại h ối thì
đồng tiền chung của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu - EU (ví d ụ đ ồng Euro)
cũng được coi là ngoại tệ.
2.2. VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC T Ế VÀ SỰ ĐIỀU CH ỈNH
CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY
2.2.1. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3 Điều 2 Công ước Viên 1980

18


HĐMBHHQT có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, đặc bi ệt là
trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế gi ới hiện nay. Vai trò c ủa HĐMBHHQT
thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất: HĐMBHHQT là công cụ thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan
hệ MBHHQT bởi vì bản chất của hợp đồng là sự bày tỏ và thống nhất ý chí gi ữa các
chủ thể. Thông qua HĐMBHHQT các bên bày tỏ và th ống nhất ý chí gi ữa các ch ủ
thể. Thông qua HĐMBHHQT các bên bày tỏ mong muốn thi ết l ập quan h ệ mua bán
hàng hóa với nhau, cụ thể là bên bán đồng ý bán hàng cho bên mua và bên mua
đồng ý nhận hàng và trả tiền cho bên bán theo đúng các đi ều ki ện mà hai bên đã
thỏa thuận.
Thứ hai: HĐMBHHQT là công cụ để bảo vệ lợi ích của các bên chủ th ể, m ột

HĐMBHHQT đƣợc thành ký kết hợp pháp có giá trị bắt buộc đối với các bên giao
kết. Nếu một bên có hành vi vi phạm những đi ều khoản đã cam k ết trong h ợp
đồng thì bên đó phải chịu trách nhiệm vật chất tr ƣớc bên bị vi phạm. Mặt khác, khi
có tranh chấp xảy ra HĐMBHHQT là bằng chứng quan tr ọng đ ể c ơ quan gi ải quy ết
tranh chấp đƣa ra phản quyết đúng đắn, phù hợp với thực tế khách quan, đảm bảo
quyền lợi của các bên đƣơng sự.
Thứ ba: HĐMBHHQT là một trong những cơ sở để xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thứ tư: HĐMBHHQT cũng là công cụ để thực hiện các kế hoạch, ch ỉ tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra.
2.2.2. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHHQT mặc dù được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế
quy định rất chặt chẽ, trong quá trình ký kết thực hiện cũng được các bên th ỏa
thuận chi tiết, nhưng dù được ký kết hoàn chỉnh, chi ti ết đến đâu bản thân nó cũng
không thể dự kiến, chứa đựng, bao gồm tất cả những vấn đề, những tình huống có
thể phát sinh trong thực tế. Vì vậy, cần phải bổ sung cho HĐMBHHQT m ột cơ s ở
pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Đi ều này có nghĩa
là mỗi một HĐMBHHQT đã được ký kết là một cơ s ở pháp lý quan tr ọng đ ể các bên
dựa vào đó xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đ ể các bên t ự ki ểm
tra lại mình và kiểm tra đối tác.

19


Nhưng, trong thực tế lại thường xảy ra những trường hợp mà tranh chấp phát
sinh giữa các bên lại không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong h ợp
đồng. Trường hợp này, các bên phải dựa vào luật đi ều chỉnh hợp đồng, tức là d ựa
vào luật được áp dụng cho hợp đồng đó để gi ải quy ết tranh ch ấp. Không ch ỉ các
bên chủ thể phải tìm hiểu luật áp dụng cho hợp đồng mua bán đã ký k ết mà c ả tòa
án (hoặc trọng tài), được giao giải quyết tranh chấp phát sinh, cũng ph ải nghiên

cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có th ể làm t ốt đ ược ch ức năng,
nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế trong MBHHQT, các bên đương sự
hoàn toàn có quyền tự do thảo thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan h ệ h ợp
đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, đi ều ước qu ốc tế v ề thương
mại, hợp đồng thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và cả các án lệ (ti ền
lệ xét xử).
Song, điều quan trọng là ở chỗ nên chọn nguồn luật nào, làm th ế nào đ ể ch ọn
luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Vấn đề này th ật
không đơn giản. Cần phải nghiên cứu tất cả các nguồn luật nói trên và cách áp
dụng cũng như vai trò giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với HĐMBHHQT.
a. Điều ước quốc tế trong thương mại quốc tế
Khi có tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT liên quan đ ến v ấn đ ề không đ ược
quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên ký k ết h ợp đ ồng có
thể dựa vào các điều ước quốc tế trong thương mại. Do đó, điều ước quốc tế về
thương mại quốc tế là nguồn luật đầu tiên của HĐMBHHQT.
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản được các
quốc gia ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi ho ặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ mua bán quốc tế.
Điều ước quốc tế về thương mại, xét về mặt chủ thể ký kết, có thể có hai lo ại
là điều ước quốc tế có tính chất song phương và điều ước quốc tế có tính ch ất đa
phương. Xét về mặt phạm vi, quy mô ảnh hưởng, có thể có đi ều ước quốc tế về
thương mại có tính chất khu vực và điều ước thương mại có tính chất toàn c ầu. Xét
về mặt nội dung, có điều ước quốc tế chuẩn tắc và điều ước mang tính thực chứng.
Một trong những điều ước quốc tế quan trọng điều chỉnh lĩnh vực ký kết và
thực hiện HĐMBHHQT là Công ước Viên 1980 về Hợp đồng MBHHQT. Công ước
gồm 3 phần 101 điều quy định rõ những vấn đề liên quan tới vi ệc ký k ết và th ực
hiện HĐMBHHQT. Công ước là kết quả của một quá trình cố gắng, là một thành tựu
20



đáng kể của Liên hợp quốc nhằm tiến tới việc nhất th ể hóa luật về mua bán qu ốc
tế, loại bỏ những cản trở do những quy định quá khác xa nhau trong h ệ th ống pháp
luật quốc gia về những vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng
giữa người mua với người bán.
Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Vi ệt Nam đ ều là thành viên
của Công ước này. Việt Nam đã gia nhập Công ước viên 1980 vào cu ối tháng 122015 và Công ước chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1-1-2017. Những
điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà n ước ta không ký kết, chưa ký kết, tham
gia hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối v ới các chủ th ể Vi ệt
Nam trong HĐMBHHQT. Những điều ước quốc tế này không phải là nguồn luật
đương nhiên của HĐMBHHQT do các chủ thể Việt Nam ký kết v ới th ương nhân và
pháp nhân nước ngoài. Chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT n ếu
các bên thỏa thuận dẫn chiếu tới chúng trong hợp đồng.
Đối với điều ước quốc tế về thương mại quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia
ký kết và phê chuẩn chúng ta sẽ tuân thủ theo nh ững quy đ ịnh trong đi ều ước quốc
tế;
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan h ệ dân s ự
có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác v ề pháp lu ật áp
dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy đ ịnh c ủa đi ều ước qu ốc
tế đó được áp dụng4.
Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa
thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp lu ật
Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố n ước ngoài không được pháp luật
Việt Nam điều chỉnh, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã h ội ch ủ nghĩa
Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
hoặc hợp đồng giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán qu ốc tế, n ếu vi ệc áp

dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên t ắc cơ bản c ủa
pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4 Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015

21


Những quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế là những quy phạm luật
thực chất đã được các quốc gia thống nhất. Do vậy, dựa vào đi ều ước quốc tế, các
chủ thể của HĐMBHHQT, dù ở các nước khác nhau, có thể sẽ có một sự hiểu biết
thống nhất trong việc giải quyết nhanh chóng tranh chấp phát sinh, ti ết ki ệm th ời
gian. Song hiện nay, đối với Việt Nam thì do n ước ta chưa ký nhiều điều ước quốc
tế về mua bán hàng hóa trong th ương mại với các nước ngoài, đặc biệt là các nước
phát triển, nên điều ước quốc tế về thương mại và HĐMBHHQT với ý nghĩa là
nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT chưa phát huy thật sự vai trò của nó.
b. Luật quốc gia
Vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐMBHHQT, các chủ th ể c ủa
hợp đồng có thể lựa chọn luật pháp của một quốc gia nào đó để gi ải quyết các
quan hệ hợp đồng.Trong trường hợp này, luật quốc gia trở thành nguồn luật điều
chỉnh HĐMBHHQT.
Luật quốc gia của một nước sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT khi:
- Các bên thỏa thuận trong HĐMBHHQT, điều này có nghĩa là ngay từ lúc đàm
phán ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận đưa vấn đề này vào thành m ột
điều khoản của HĐMBHHQT, gọi là điều khoản về luật áp dụng.
- Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi HĐMBHHQT
đã được ký kết. Phương pháp này thường được áp dụng khi trong hợp đồng mua
bán hàng hóa mà các bên đã ký kết trước đó, vì một lý do có tính ch ất khách quan
hoặc chủ quan (hợp đồng được soạn thảo quá đơn giản, ngắn gọn để chớp th ời cơ,
chính bản thân các bên ký kết chưa thấy rõ được tầm quan tr ọng c ủa đi ều kho ản

luật áp dụng...) không có điều khoản về luật áp dụng. Lúc này th ường là tranh ch ấp
đã xảy ra nhưng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để th ỏa thu ận ch ọn lu ật áp
dụng. Tất nhiên, trong thực tế, trường hợp này rất khó có được một sự nhất trí
trong việc chọn luật của nước nào trong số luật của hai nước liên quan, song, n ếu
chúng ta chọn luật của nước thứ ba hoặc dẫn chiếu tới một đi ều ước quốc tế thì
vấn đề cũng có thể được tháo gỡ.
- Khi luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan. Đi ều này có
nghĩa là nếu trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký k ết (ho ặc th ừa
nhận) có quy định điều khoản về luật áp dụng cho các h ợp đ ồng mua bán qu ốc t ế
thì luật đó đương nhiên được áp dụng, các chủ thể của HĐMBHHQT không phải
mất thời gian đàm phán về vấn đề đó nữa.

22


Luật quốc gia được các bên lựa chọn có thể là luật nước người bán, luật n ước
người mua, luật của nước thứ ba hoặc luật của bất kỳ nước nào khác có mối liên
quan với HĐMBHHQT, chẳng hạn như luật nơi ký kết hợp đồng, lu ật n ơi th ực hi ện
nghĩa vụ, như thanh toán, giao hàng…
Việc chọn luật của nước nào hoàn toàn do các chủ th ể của HĐMBHHQT tự
thỏa thuận và quyết định. Khi nói luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh
HĐMBHHQT không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật quốc gia đều được đem áp
dụng, mà chỉ áp dụng những văn bản pháp luật có liên quan tới MBHHQT nói chung
và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong hệ thống luật quốc gia, luật có liên
quan tới MBHHQT là luật dân sự (civil law), luật thương mại (commercial law)...
Đặc biệt, khi pháp luật Việt Nam được chọn áp dụng đ ể điều chỉnh các m ối
quan hệ về HĐMBHHQT nhưng ở Việt Nam, ngoài những quy định chung của luật
dân sự còn có những quy tắc pháp luật được quy định để điều chỉnh riêng những
mối quan hệ phát sinh từ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, th ương m ại (Luật
thương mại, Luật sở hữu trí tuệ, Luật xây dựng…) Vậy chúng ta sẽ d ựa vào nh ững

quy tắc nào? Chúng ta chỉ áp dụng những quy tắc đã giành riêng cho nh ững h ợp
đồng đặc thù. Nói một cách cụ thể hơn, nếu luật áp dụng cho HĐMBHHQT là lu ật
Việt Nam thì những quy định về hợp đồng mua bán có trong B ộ luật Dân s ự 2015
và Luật Thương mại Việt Nam 2005 sẽ được áp dụng. Ngoài ra còn có những quy
định trong luật và các văn bản luật khác liên quan đến MBHHQT thu ộc lĩnh v ực đ ặc
thù cũng sẽ được áp dụng.
c. Tập quán quốc tế về thương mại
Tập quán quốc tế về thương mại cũng là nguồn luật của HĐMBHHQT. Tập
quán thương mại là những thói quen thương mại được công nhận r ộng rãi. Nh ững
thói quen thương mại sẽ được công nhận và tr ở thành tập quán th ương m ại khi
thỏa mãn ba yêu cầu sau:
- Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường
xuyên.
- Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất.
- Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có th ể d ựa vào đó đ ể xác
định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

23


Thông thường, các tập quán thương mại quốc tế được chia thành ba nhóm:
các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại qu ốc t ế chung và
các tập quán thương mại khu vực.
Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán được nhi ều n ước công
nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực: các đi ều kiện th ương mại qu ốc t ế do
Phòng thương mại quốc tế tập hợp và soạn thảo (gọi tắt là Incoterms 1953 - 1980
- 1990 - 2000 - 2010) trong đó quy định các đi ều ki ện th ương m ại khác nhau (nh ư
điều kiện FOB, CFR...) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.
Các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán th ương m ại
quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng.

Trong các loại tập quán quốc tế về thương mại Incoterms là một loại có n ội
dung bao hàm nhiều nhất, phạm vi sử dụng rộng rãi nhất và ảnh hưởng lớn nhất.
Ngoài ba nguồn nói trên, thực tiễn buôn bán của các n ước phương Tây còn
thừa nhận cả án lệ và các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghi ệp
làm nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương.
Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT trong các
trường hợp:
- Khi chính HĐMBHHQT quy định.
- Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định.
- Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa ch ọn, không có
hoặc có nhưng không đầy đủ, còn khiếm khuyết về vấn đề tranh chấp, v ề vấn đ ề
cần được điều chỉnh.
Trong ba trường hợp trên, tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng đ ể
điều chỉnh HĐMBHHQT.
Tuy nhiên, cần chú ý là: vì tập quán quốc tế th ường có nhi ều lo ại cho nên, đ ể
tránh sự nhầm lẫn hoặc sự hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó. Khi áp
dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập
quán đó. Bởi vậy, sẽ là thuận lợi nếu người bán và người mua có được thông tin đầy
đủ về tập quán thương mại khi họ bước vào đàm phán ký kết HĐMBHHQT.

24


KẾT CHƯƠNG 2
Việc nghiên cứu đề tài "Hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc t ế theo quy đ ịnh
của Luật Thương mại Việt Nam 2005 và pháp luật quốc tế" góp ph ần làm sáng t ỏ
những vấn đề lý luận của quan hệ hợp đồng MBHHQT, trong đó làm sáng tỏ khái
niệm về hợp đồng MBHHQT theo quy định của pháp luật Vi ệt Nam và pháp lu ật
quốc tế từ đó phân tích những đặc điểm mang tính đặc thù của h ợp đ ồng MBHHQT
để phân biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong quan hệ th ương m ại trong

nước ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005 VÀ PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
3.1. NHỮNG TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI THƯỜNG HAY SỬ DỤNG TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TẠI INCOTERMS
Mua bán hàng hóa quốc tế có đặc đi ểm là hàng hóa được vận chuy ển trên
quãng đường dài, qua nhiều khâu liên quan đến hải quan, ngân hàng, bảo hi ểm.... và
mang tính rủi ro cao. Do vậy, để đảm bảo quyền l ợi cho mình, các bên th ường đàm
phán rất kỹ và quy định chi tiết, cụ thể trong hợp đồng về các v ấn đề như: đ ịa
điểm giao hàng, phương thức giao hàng, nghĩa vụ của mỗi bên trong vi ệc gánh ch ịu
rủi ro, chi phí; trách nhiệm các bên trong việc làm thủ tục thông quan xu ất kh ẩu,
nhập khẩu...
Ngày nay, các công việc đó được các bên tiến hành tương đối nhanh chóng và
thuận lợi nhờ sử dụng các điều kiện đã trở thành tập quán thông d ụng trong
thương mại quốc tế. Những điều kiện này được sử dụng và giải thích thông qua các
thuật ngữ trong thương mại quốc tế. Đây là các thuật ngữ đã hình thành t ừ lâu
trong thực tiễn buôn bán hàng hóa quốc tế dùng để biểu thị rủi ro, trách nhi ệm của
các bên đối với việc chịu chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí khác.
Việc nghiên cứu các thuật ngữ về những điều kiện tập quán trong thương mại
quốc tế này giúp chúng ta xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng. Đồng thời, việc sử dụng các thuật ngữ này cũng giúp cho quá trình đàm
phán và ký kết hợp đồng của các bên diễn ra nhanh chóng, ti ết ki ệm th ời gian và
chi phí. Thay vì phải đàm phán về một loạt các vấn đề nh ư trên các bên ch ỉ c ần ch ỉ
ra thuật ngữ sẽ được áp dụng trong hợp đồng. Ngoài ra, việc sử dụng các đi ều ki ện
mang tính tập quán thương mại quốc tế còn giúp cho văn bản h ợp đ ồng ng ắn g ọn,
súc tích tạo điều kiện thuận lợi cho các bên cũng nh ư các ch ủ th ể có liên quan nh ư
hải quan, công ty bảo hiểm, ngân hàng... thực hiện nhiệm vụ của mình.
Để các chủ thể kinh doanh hiểu thống nhất về các thuật ngữ th ương mại
quốc tế này Phòng Thương mại quốc tế đã soạn thảo và ban hành một văn b ản tập
hợp các quy tắc giải thích thống nhất các thuật ngữ đó gọi là INCOTERMS

(International commerial terms). Bản quy tắc này được ban hành l ần đ ầu tiên vào
năm 1936 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm 1953, 1967, 1976,

25


×