Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tổng quan chẩn đoán và điều trị Gãy cổ xương đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.22 KB, 21 trang )

1
MỞ ĐẦU
Gãy cổ xương đùi là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn
nam. Gãy cổ xương đùi nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp
sẽ gây ra nhiều biến chứng, gây tàn phế hoặc tử vong [1].Gãy cổ xương đùi có
nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều tri bảo tồn, kết hợp xương đối
với người trẻ tuổi, đối với người cao tuổi điều trị bằng thay khớp háng là phương
pháp mang lại kết quả tốt như: thời gian vận động sớm, hạn chế biến chứng, thời
gian điều trị ngắn. Đây là thành tựu của chuyên ngành chấn thương nói riêng và
của y học nói chung.
Kể từ ca phẫu thuật đầu tiên do John Charnley thực hiện đầu những năm 60
của thế kỷ trước, đến nay thay khớp háng toàn phần đã là một phẫu thuật chỉnh
hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với khoảng 1,5 triệu khớp háng
được thay hàng năm [2].
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và không thường xuyên.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật y
tế, tuổi thọ và mức sống tăng lên, phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở
nhiều trung tâm lớn. Đã có nhiều tác giả đánh giá về hiệu quả của phương pháp
điều trị này như: Nguyễn Văn Nhân, Ngô Bảo Khang, Đoàn Lê Dân, Nguyễn
Trung Sinh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Đắc Nghĩa... Các nghiên cứu cho thấy
kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ cao, chất lượng cuộc sống của người
bệnh ngày càng được cải thiện.
Hiện nay, có hai loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật
thay khớp háng là loại có xi măng và một loại không xi măng. Đã có nhiều
nghiên cứu đánh giá, so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại khớp này nhưng
mỗi loại đều có ưu điểm nổi bật trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên xu


2
hướng trên thế giới và cả ở Việt Nam đang nghiêng về sử dụng loại khớp


không xi măng vì kỹ thuật này mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh. Để
cập nhật mới những chẩn đoán và điều trị gãy cổ xương đùi hiện nay em thực
hiện chuyên đề: “Tổng quan chẩn đoán và phương pháp điều trị gãy cổ
xương đùi” nhằm mục tiêu:
1. Phân loại được các kiểu gãy cổ xương đùi
2. Các biến chứng trong điều trị gãy cổ xương đùi


3
NỘI DUNG
1. Đại cương
Gãy cổ xương đùi là một thương tổn nặng nề, và ảnh hưởng đến gia đình
và xã hội rất lớn. Trước kia gãy cổ xương đùi hay xảy ra ở người già, nay gặp ở
người trẻ cũng nhiều, do chấn thương.
Lịch sử phát triển để điều trị chấn thương chỉnh hình cũng song song với
ngành phấu thuật chấn thương chỉnh hình.
2. Giải phẫu mạch máu
Bao khớp có cấu trúc rất vững chắc và nó che phủ toàn bộ chỏm xương đùi
và một phần cổ xương đùi. Bao khớp bám phía trước vào đường liên mấu chuyển
và phía sau thì nửa ngoài của cổ xuơng đùi là ở phía ngoài bao khớp.
Mạch máu cung cấp cho xương đùi chia 3 nhóm:
+ Vòng động mạch ngoài khớp
+ Các nhánh lên thẳng vào cổ của động mạch ngoài khớp
+ Động mạch của dây chằng tròn
Vòng động mạch ngoài khớp hình thành phía sau bởi nhánh lớn của động mạch
mũ đùi trong và phía trước vởi các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài. Động
mạch mông trên và động mạch mông dưới cũng đóng góp một phần nhỏ vào
vòng nối này.
Nhánh lên thẳng vào cổ bắt nguồn từ vòng động mạch ngoài khớp.
+ Phía trước chúng đi xuyên qua bao khớp háng,ở đường liên mấu chuyển.

+ Phía sau đi phía dưới của các bó xơ bao khớp bịt. Khi động mạch lên, có các
nhánh nhỏ, vào hành xuơng của cổ xương đùi’
Nguồn cung cấp máu cho hành xương vòng động mạch ngoài khớp, còn cả vòng
nối với nhánh nội tuỷ của hệ thống động mạch nuôi dưỡng, những nhánh của
động mạch cổ lên và vòng nội khớp dưới bao hoạt dịch.


4
Động mạch dây chằng tròn là nhánh của động mạch bịt hoặc động mạch mũ đùi
trong.
Mặc dù động mạch dây chằng tròn cung cấp máu cho mỏm xương đùi , nhưng
chúng thường không đủ để nuôi dưỡng cho chỏm xương đùi khi gãy cổ xương
đùi di lệch.
3. Giải phẫu cấu trúc
Chỏm xương đùi không phải là hình cầu hoàn toàn. Khớp chỉ tưong thích khi ở
vị trí đứng. Chỏm nhẩng lên trên vào trong và hơi chếch ra đằng trước. Ở sau và
ở dưới đỉnh chỏm, có một chỗ lõm gọi là hố dây chằng tròn; dây này chằng
chỏm vào đáy ổ khớp.
Cổ khớp: ở giữa chỏm và các mấu cổ chếch xuống dưới và ra ngoài. Cổ dài 30
=> mm, hình ống, dẹt trước ra sau, nên có hai mặt và hai đầu.
Cổ khớp hợp với than xương một góc gọi là góc nghiêng: khoảng 130º, nên chi
duới khép vào trong và chân xoay ra ngoài. Góc góc nghiêng có thể hẹp và có
khi chỉ đo duới 90º
Vả lại, cổ khớp không ở cùg mặt phẳng với than xương nên khi chiếu trục cổ tiếp
lên trục hai lồi cầu, thì thấy một góc đo đuợc 30ºgọi là góc xiên. Góc nghiêng và
góc xiên rất cần thiết trong chẩn đoán gãy xương đùi.
4. Cơ chế tổn thương
Hầu hết bệnh nhân có gẫy cổ xương đùi, có tổn thương nhẹ và trung bình. Chỉ
một vài bệnh nhân có chấn thương mạnh.
Lực tác động vào mấu chuyển lớn, sau đó là xoay ra ngoài của chi. Trong cơ chế

này, chỏm đuợc cố định bởi bao khớp ở phía trước và dây chằng chậu đùi trong
khi cổ xoay ra phía sau.
Cơ chế thứ 3 là lực xoáy dẫn đến gẫy nhỏ hoặc gẫy lớn. Trong trường hợp bệnh
nhân trẻ với gẫy cổ xương đùi, thì thường do chấn thương mạnh, do lực tác động
trực tiếp dọc thân xương đùi có thể hoặc không có xoay.


5
5. Phân loại
5.1. Phân loại theo Linton
• Gãy sát chỏm: đường gãy ở ngay dưới sụn khớp của chỏm xương đùi.
Loại này tiên lượng nặng, dễ hoại tử chỏm.
• Gãy ngang cổ: đường gãy nằm giữa chỏm và hai mấu chuyển.
• Gãy nền cổ: đường gãy đi qua phần nền cổ nối với hai mấu chuyển. Loại
này tiên lượng tốt hơn hai loại trên nếu điều trị bằng phương pháp kết hợp xương.
5.2. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng ngang theo
Pauwels
Dựa vào góc tạo bởi đường gãy với mặt phẳng nằm ngang để phân độ

Hình 1.1. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwels
Pauwels

o

1: Góc 30

o

Pauwels2: Góc 50


o

Pauwels3: Góc 70

Góc này càng lớn thì tiên lượng càng nặng, điều trị gặp khó khăn và
thường để lại di chứng. Pauwels cho rằng: khi bệnh nhân đứng, góc lớn sẽ
không tạo nên sức nén ép giữa hai đầu xương gãy và có xu hướng làm toác
diện gãy.
5.3. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden


6
Năm 1961, Garden đã đưa ra cách phân loại sự di lệch này dựa vào sự di
lệch của các bè xương, chia làm 4 độ:
• Garden I: gãy xương không hoàn toàn, không di lệch, ở các bè xương
bị bẻ gấp nhưng không rời cong ra ngoài, loại này thường có thể là gãy rạn và
gãy cài.
• Garden II: gãy hoàn toàn nhưng không di lệch, các bè xương không rời
nhau, hướng vẫn như cũ.
• Garden III: gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch phía trước bị rách, phía
sau còn nguyên vẹn, các bè xương ở chỏm hướng nằm ngang.
• Garden IV: gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch bị rách, các bè xương
hướng lên trên di lệch hoàn toàn, chỏm trở lại vị trí bình thường trong ổ cối.

Hình 1.2. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Garden
Trong 4 loại gãy trên thì Garden III, IV là hai loại gãy nặng nhất do đầu
xương di lệch làm tổn thương gần như hoàn toàn các nguồn cung cấp máu tới
chỏm (kể cả động mạch cổ lên - nguồn cấp máu quan trọng nhất). Điều trị loại
gãy Garden I, II tương đối đơn giản, ít biến chứng.
Điều trị gãy cổ giải phẫu xương đùi ở người trẻ tuổi, gãy di lệch ít thì việc

điều trị bảo tồn còn khả quan. Nhưng với gãy di lệch nhiều (Pauwels 3, Garden III,


7
IV), gãy nát chỏm thì việc điều trị là hết sức khó khăn, với những bệnh nhân tương
đối lớn tuổi (khoảng từ 50 - 70 tuổi), hiện tượng loãng xương, thưa xương đã xảy ra
thì việc điều trị bảo tồn chỏm xương đùi cũng rất khó.
Hiện nay các tác giả chủ trương phẫu thuật kết hợp xương cho những bệnh
nhân trẻ tuổi bị gãy cổ xương đùi di lệch ít, phẫu thuật thay chỏm cho những
bệnh nhân cao tuổi (trên 75 tuổi) và phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho
những bệnh nhân gãy phức tạp di lệch nhiều mà tuổi chưa quá cao
6. Chẩn đoán
* Khám lâm sàng:
Biến dạng không rõ trên lâm sàng.
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi cử động khớp háng.
Ấn vào mấu chuyển lớn thường đau.
Gẫy di lệch có thể phát hiện trên XQ thường. Nếu gẫy lún hoặc gẫy ép không di
lệch, khó phát hiện trên XQ thưòng thì phải chụp CT hoặc MRI.
Với gãy di lệch:
Bệnh nhân gẫy nội khớp di lệch có đau toàn bộ vùng háng. Họ nằm với chân
xoay ngoài, dạng, hơi ngắn. Những bệnh nhân này không có biến dạng chi như
trong trường hợp trật khớp háng hoặc gẫy liên mấu chuyển bởi vì bao khớp còn
nguyên vẹn. Trên phim XQ thường thì dễ dàng chẩn đoán à qua đó nên đánh giá
loại gẫy, mức độ vụn ở phía sau, có hay không loãng xương.
7. Điều trị
Loại I: Gãy lún và gẫy không di lệch ( Garden I,II) chiếm 15% - 20% gẫy cổ
xương đùi.
Nhiều tác giả cho rằng nên điều trị bảo tồn.
Khi bệnh nhân cảm thấy bớt đau có thể cho bệnh nhân tập đi nhưng không tỳ đè,
tối thiểu là 4 tháng đến khi xương gẫy liền. Loại II. Gẫy di lệch ( Garden III, IV)

Điều trị bảo tồn:


8
Trứơc khi gẫy cổ xương đùi được điều trị kéo liên tục 8 tuần, sau đó đi có tỳ đè 6
tháng. Quan trọng hơn là nằm bất động lâu hay gây ra biến chứng viêm phổi, cho
nên bây giờ với gẫy cổ xương đùi ít lệch, người ta ít chỉ định mổ và di lệch thì
thường có chỉ định mổ.
Điều trị phẫu thuật:
8. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng toàn phần
8.1. Chỉ định phẫu thuật
- Đối với bệnh lý vùng khớp háng:
• Thoái hóa khớp háng giai đoạn III,IV

• Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
• Lao khớp háng giai đoạn ổn định
• Viêm cột sống dính khớp gây dính khớp háng ở tư thế xấu
- Đối với chấn thương vùng cổ chỏm xương đùi:
• Gãy cổ xương đùi ở những bệnh nhân trên 60 tuổi
• Gãy sát chỏm, vỡ nát chỏm không thể bảo tồn được
• Gãy cổ xương đùi độ III của Pauwels, độ III, IV của Garden
• Khớp giả tiêu cổ chỏm sau gãy cổ xương đùi đã điều trị bằng kết ghép
xương không có kết quả.
- U vùng cổ, chỏm xương đùi
8.2. Chống chỉ định.
- Tuổi còn trẻ <50 tuổi.
- Các bệnh nhiễm khuẩn khớp háng, nhiễm khuẩn huyết
- Bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính như suy thận, suy gan, suy tim
- Da vùng phẫu thuật bị nhiễm khuẩn
Có những chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tương đối. Một số

tác giả đặt vấn đề cần điều trị ổn định các nhiễm khuẩn bất kỳ hiện hữu như
nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm xoang, răng miệng … trước rồi mới thay khớp. Do


9
vậy, các tiêu chuẩn trên cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu
thuật.
Một số đường mổ
Có nhiều đường mổ vào khớp háng để thay khớp háng toàn phần
• Lối trước bên: đường Smith - Peterson, Hardinge...

• Lối bên: Charnley cắt mấu chuyển lớn để vào khớp háng, ngày nay ít
được sử dụng.
• Lối sau bên: Gibson, Marcy - Fletcher, Moore, Langerback...
• Lối trước: các tác giả Mỹ và Hàn Quốc cải tiến

Hình1.3. Đường mổ sau bên của Gibson
Tuy nhiên, mỗi đường mổ đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng,
không có đường mổ nào là tối ưu. Sự lựa chọn đường mổ nào là tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể, vào thói quen và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
Anderson Lewis D. nhấn mạnh “chẳng có đường mổ nào vào khớp háng
để thay khớp háng là tốt nhất trong mọi trường hợp, việc lựa chọn đường mổ
phải tùy từng điều kiện người bệnh”
Mục đích:


10
Là đưa cổ xương đùi về vị trí giải phẫu, ép lại và cố định vững bên trong.
Treo chân truớc phẫu thuật, nắn bằng tay, kéo trên bàn chỉnh hình dung các dụng
cụ kết hợp xương, tất cả là yếu tố rủi ro gây tổn thương mạch máu sau gãy

xương.
Theo nhiều nghiên cứu gần đây thì có thể giảm tỷ lệ hoại tử vô mạch
chỏm xương đùi khi mổ sớm trong vòng 12 giờ.
Kéo liên tục không có tác dụng giảm đau và không giúp được gì cho phẫu
thuật.
Bất động phần mềm và hút máu tụ trong khớp làm giảm áp lực của khớp
là cấp cứ ban đầu trong quá trình điều trị.
9. Biến Chứng chung
9.1. Tử vong
Do điều kiện gây mê, hồi sức và kỹ thuật mổ được cải hiện trong những
thập niên vừa qua, nên tỷ lệ tử vong đã giảm đi nhiều và chỉ còn tập trung vào
những người già, bệnh tim mạch, bệnh đái đuờng.
9.2. Nhiễm trùng
- Tỷ lệ nhiễm trùng cũng giảm khi điều kiện vô trùng, kỹ thuật, dinh
dưỡng ngày càng cải thiện và đặc biệt việc dùng kháng sinh dự phòng cũng giảm
đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng gặp từ 0%- 1% với các trường hợp găm kim.
- <3% với cố định CHS
- 4%- 5% với thay khớp
- Không liền: Tỷ lệ không liền tới > 30% cho nên nhiều tác giả khuyên nên
thay khớp ( Đặc biệt ở những bệnh nhân già, tốt hơn là kết hợp xương)
- Gãy dưới mấu chuyển lớn do xuyên nhiều kim nên tạo ta các hố ở thành
xương gây gãy xương.
10. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần


11
Tai biến là những sự việc không mong muốn xảy ra trong quá trình phẫu
thuật. Tai biến khác với biến chứng là những sự việc không mong muốn xảy ra
sau quá trình phẫu thuật. Có hai loại biến chứng: biến chứng sớm (gần) và biến

chứng muộn (xa). Trong phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có thể có một số
tai biến, biến chứng sau:
10.1. Tai biến trong mổ
• Tử vong: do các tai biến gây mê, sốc phản vệ…
• Tắc mạch: hiếm gặp. Nguyên nhân thường gặp là tắc mạch mỡ. Do vậy
trong quá trình phẫu thuật cần chú ý đến vấn đề này, nhất là ở thì chuẩn bị doa
ống tủy trong kỹ thuật thay khớp háng toàn phần.
• Vỡ, nứt hoặc thủng thân xương đùi do khoan, doa: xảy ra khi không đánh
giá được tình trạng chất lượng xương của bệnh nhân, quá trình đo đạc trước mổ
thiếu chính xác hay các thao tác trong mổ quá mạnh bạo. Về điều trị, có thể dùng
các phương tiện kết hợp xương đồng thời với thay khớp háng nhân tạo.
• Thủng ổ cối: như trên đã nói, khi không đánh giá chính xác chất lượng của
ổ cối (nhất là trong trường hợp bệnh nhân có các tổn thương thoái hóa kèm theo)
hay đo đạc không chính xác. Phẫu thuật viên cần nắm rõ giải phẫu và hết sức tôn
trọng lớp xương dưới sụn để làm nền móng vững chắc cho ổ cối nhân tạo. Nếu có
tai biến thủng ổ cối trong mổ, có thể ghép xương hoặc đặt các loại rổ nhân tạo.
10.2. Biến chứng sớm sau mổ
* Trật khớp nhân tạo sớm sau mổ
Trật khớp nhân tạo là một biến chứng có thể gặp sớm sau thay khớp háng
toàn phần. Thường xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau mổ.
Có nhiều nguyên nhân của trật khớp nhân tạo sớm sau mổ: khi mổ đặt
khớp nhân tạo không đúng trục, khối cơ mông yếu, tư thế của khớp háng… Có
tác giả cho rằng đường mổ phía trước có tỉ lệ trật khớp ít hơn đường mổ phía


12
sau. Bỏ qua những yếu tố so sai sót trong khâu vận chuyển bệnh nhân sau mổ, về
mặt kỹ thuật, Jesse C. Delle đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng:
• Ổ cối quá ngửa, hướng ra sau.
• Vị trí của chỏm quá nghiêng ratrước hoặc ra sau.

• Cắt bỏ bao khớp phía sau nhưng không được phục hồi lại chắc.
• Do gấp hoặc xoay ở tư thế khép háng sau mổ.
Chẩn đoán xác định bệnh nhân trật khớp nhân tạo khi thấy hình ảnh trên Xquang, chỏm nhân tạo không nằm đúng vị trí so với ổ cối. Về lâm sàng, bệnh nhân
có ngắn chi và hạn chế vận động khớp háng so với kiểm tra trong mổ.
Điều trị trật khớp nhân tạo cần phải được gây mê để nắn, một số trường
hợp khó phải mổ để đặt lại khớp.
* Chảy máu sau mổ
Nguyên nhân của biến chứng này là do những sơ suất trong quá trình phẫu
thuật, phạm vào những mạch máu quanh khớp háng. Dẫn lưu ổ mổ ra máu tươi,
nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn đông máu thì càng nặng nề. Ở
mức độ nhẹ hơn, những chảy máu sau mổ gây ứ đọng dịch trong ổ mổ, nếu
không được dẫn lưu ra ngoài kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi của nhiễm khuẩn
và ảnh hưởng đến sự liền vết mổ.
* Nhiễm khuẩn
Được phân chia làm 2 loại: nhiễm khuẩn nông và nhiễm khuẩn sâu.
• Nhiễm khuẩn nông: thường dễ chẩn đoán, sau mổ bệnh nhân có sốt cao,
sưng nóng đỏ đau vùng mổ, tại chỗ có thể thấy vết mổ viêm tấy, nề, ứ đọng dịch.
Có thể chảy dịch mủ qua dẫn lưu. Điều trị bằng cách mở rộng vết mổ, dẫn lưu
mủ và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
• Nhiễm khuẩn sâu: chẩn đoán khó khăn hơn, nhất là khi xuất hiện muộn
bởi triệu chứng nghèo nàn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh. Về điều trị nhiễm khuẩn sâu cũng phức tạp hơn nhiểu vì rất khó


13
khăn để kháng sinh có thể thâm nhập vào vùng nhiễm khuẩn. Biến chứng nhiễm
khuẩn nếu xảy ra sẽ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả điều trị. Do vậy vấn
đề phòng tránh nhiễm khuẩn luôn được đặt ra trong mọi trường hợp phẫu thuật nói
chung và đặc biệt trong thay khớp nhân tạo nói riêng.
* Liệt thần kinh ngồi.

Trong quá trình phẫu thuật, nhất là ở những bệnh nhân có sử dụng đường
mổ tối thiểu, để bộc lộ phẫu trường cần có những dụng cụ chuyên biệt. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không chính xác các dụng cụ này, động tác quá thô bạo… có
thể gây tổn thương đến thần kinh ngồi ở phía sau.
10.3. Biến chứng xa sau mổ
* Lỏng khớp nhân tạo
Một trong những biến chứng hay gặp sau thay khớp háng toàn phần là
lỏng khớp nhân tạo. Đây là hậu quả của nhiều phản ứng xảy ra giữa khớp nhân
tạo và tổ chức xung quanh. Lớp xương xung quanh ổ cối và chuôi bị tiêu hủy
làm cho khớp nhân tạo không còn chắc chắn như ban đầu.
Chẩn đoán lỏng khớp nhân tạo trên lâm sàng thường khó khăn do triệu
chứng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khớp háng đã gặp trước đó. Bệnh
nhân chủ yếu thấy đau háng, dọc xương đùi hoặc đầu gối, đau tăng lên khi vận
động nhiều. Có thể có ngắn chi làm cho người bệnh đi khập khiễng. Để chẩn
đoán xác định cần dựa vào Xquang và so sánh với phim chụp ngay sau mổ.
Martin B Gringras (1980) đã đưa ra 4 dấu hiệu chính trên Xquang để chẩn đoán
lỏng khớp nhân tạo
• Vùng sáng xung quanh cán chuôi, ổ cối.
• So sánh lệch ổ cối, cán chuôi so với phim sau mổ.
• Có vùng sáng ở đầu xa của chuôi.
• Lún chỏm vào vùng mấu chuyển và tiêu vùng cựa (mào Meckel) trên
mấu chuyển bé.


14
Tuy nhiên, phần lớn chẩn đoán dựa vào đường sáng giữa xương và khớp
nhân tạo. Nếu nó xuất hiện sau mổ 6 tháng mà trước đó không có hoặc ngày càng
rộng ra > 2mm là dấu hiệu của lỏng khớp. Ngoài ra nếu ổ cối lệch, xoay so với sau
mổ là lỏng ổ cối, chuôi lún di lệch so với sau mổ là lỏng chuôi.
* Đau khớp háng và dọc xương đùi

Đau là triệu chứng chủ quan do người bệnh cảm nhận thấy và có thể được
biểu hiện thông qua những hậu quả của triệu chứng đau mang lại. Ở người bệnh
có bệnh lý khớp háng, đau là biểu hiện đầu tiên và xuyên suốt quá trình tiến triển
của bệnh.
Các tổn thương viêm mạn tính, thoái hóa khớp kéo dài gây ra những thay
đổi ở tại khớp và quanh khớp, các tổ chức thoái hóa bất thường cũng có thể gây
ra triệu chứng đau cho bệnh nhân. Giải quyết triệu chứng này cũng là một trong
những mục đích điều trị của chỉ định phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.
* Tiêu xương quanh khớp nhân tạo
Sự tồn tại của khớp háng nhân tạo trong cơ thể người bệnh về thực chất đã
làm thay đổi những hiện tượng sinh lý, sinh cơ học bình thường của khớp. Trước
hết, nó gây ra những thay đổi tại chỗ mà hiện tượng tiêu xương quanh khớp nhân
tạo là một biểu hiện.
Có nhiều nguyên nhân của hiện tượng này. Khi hiện tượng tiêu xương xảy
ra quanh ổ cối, nhiều tác giả cho rằng chính các mảnh vật liệu rất nhỏ được
phóng thích do sự ma sát và bào mòn của khớp nhân tạo kích thích quá trình tiêu
xương. Người ta cũng nói đến hiện tượng không chịu lực của xương vùng mấu
chuyển ở bệnh nhân có khớp háng nhân tạo bởi lực do sức nặng cơ thể truyền
qua khớp đến phần dưới của cán gây loãng xương dẫn đến tiêu xương vùng mấu
chuyển.
Tiêu xương quanh khớp háng nhân tạo cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn
đến tình trạng lỏng khớp nhân tạo sau này.


15
* Cốt hóa lạc chỗ
Đây là hiện tượng tạo xương bất thường trong phần mềm quanh ổ khớp
sau thay khớp nhân tạo. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do các mảnh
xương vụn bắn ra xung quanh trong quá trình phẫu thuật không được bơm rửa
sạch, lẫn vào trong phần mềm xung quanh và phát triển dần.

Brooker và cộng sự chia cốt hóa lạc chỗ thành 4 độ
• Độ 1: Đảo xương nằm trong cơ và phần mềm.
• Độ 2: Đảo xương mọc từ xương đùi hoặc xương chậu nhưng cách xa
hơn 1cm.
• Độ 3: Như độ 2 nhưng cách xa dưới 1cm.
• Độ 4: Xương mọc từ hai phía dính vào nhau gây cứng khớp.
Biến chứng này nếu ở mức độ nặng sẽ gây đau cho bệnh nhân, nặng hơn
nữa có thể làm cản trở tầm hoạt động của khớp.


16
KẾT LUẬN
1. Về phân loại các kiểu gãy cổ xương đùi
Phân loại 4 độ theo Garden thường được sử dụng
• Garden I: gãy xương không hoàn toàn, không di lệch, ở các bè xương
bị bẻ gấp nhưng không rời cong ra ngoài, loại này thường có thể là gãy rạn và
gãy cài.
• Garden II: gãy hoàn toàn nhưng không di lệch, các bè xương không rời
nhau, hướng vẫn như cũ.
• Garden III: gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch phía trước bị rách, phía
sau còn nguyên vẹn, các bè xương ở chỏm hướng nằm ngang.
• Garden IV: gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch bị rách, các bè xương
hướng lên trên di lệch hoàn toàn, chỏm trở lại vị trí bình thường trong ổ cối.
2. Các biến chứng trong điều trị gãy cổ xương đùi
Tai biến là những sự việc không mong muốn xảy ra trong quá trình phẫu
thuật. Tai biến khác với biến chứng là những sự việc không mong muốn xảy ra
sau quá trình phẫu thuật. Có hai loại biến chứng: biến chứng sớm (gần) và biến
chứng muộn (xa)



17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Hoạt (2011). “Nghiên cứu kết quả điều trị gãy cổ xương đùi
do chấn thương bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bằng xi măng”.
Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

2.

Trần Nguyễn Phương (2009). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay
khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt
nghiệp cao học, Trường đại học y Hà Nội.

3.

Lowel J.D. (1980). “Result and complication of femoral neck fracture”,
Clinical orthopaedics anh related research, No. 152, 162 - 171.

4.

Calandneccio R.A

(1987). “Campbell’s Operative orthopaedics”, The C.V

Morby company 7th edition, 1213 - 1501.
5.

Frabalese L (1994). “Total hip replacement in fracture neck of femur”,
Total hip replacement in the patient, 117 - 121.


6.

Sterry Canale, M.D, Kay Daugherty and Linda Jones, Barry Burns
(2003). “Campbell’s operative orthopaedics”, Vol. 1, 416 - 426.

7.

Lê Phúc (2000). Khớp háng toàn phần - những vấn đề cơ bản, Trường Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 2 - 12.

8.

Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Xuân Liên (1988). Kết quả bước ñầu tạo lại
khớp háng toàn phần kiểu Sivach, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Quân Y
109, (1), 45 - 49.

9.

Bảo Khang (1978). “Thay khớp háng toàn bộ bằng khớp nhân tạo”, Tạp
chí Ngoại khoa Việt Nam, 6(5), 129 - 136.


18
10. Ngô Bảo Khang (1978 - 1980). “Kết quả bước đầu của phẫu thuật thay
khớp háng”, Một số công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Hà
Nội, 74 - 79.
11. Nguyễn Tiến Bình (2001). “Nhận xét về tổn thương giải phẫu bệnh lý
chỏm xương đùi trong bệnh lý hư khớp háng được phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần”, Tạp chí Thông tin Y dược, (9), 13 - 15.



12. Nguyễn Tiến Bình (2002). “Đánh giá kết quả bước đầu thay khớp háng
toàn phần không xi măng”, Hội thảo khớp háng gối, Bệnh viện E Hà Nội.


MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................3
1. Đại cương.......................................................................................................3
2. Giải phẫu mạch máu......................................................................................3
3. Giải phẫu cấu trúc..........................................................................................4
4. Cơ chế tổn thương..........................................................................................4
5. Phân loại.........................................................................................................5
5.1. Phân loại theo Linton..............................................................................5
5.2. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng ngang
theo Pauwels..................................................................................................5
5.3. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden...................................5
6. Chẩn đoán......................................................................................................7
7. Điều trị...........................................................................................................7
8. Chỉ định và chống chỉ định thay khớp háng toàn phần..................................8
8.1. Chỉ định phẫu thuật.................................................................................8
8.2. Chống chỉ định........................................................................................8
9. Biến Chứng chung.......................................................................................10
9.1. Tử vong.................................................................................................10
9.2. Nhiễm trùng..........................................................................................10
10. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần......11
10.1. Tai biến trong mổ................................................................................11
10.2. Biến chứng sớm sau mổ......................................................................11
10.3. Biến chứng xa sau mổ.........................................................................13
KẾT LUẬN..........................................................................................................16

1. Về phân loại các kiểu gãy cổ xương đùi......................................................16
2. Các biến chứng trong điều trị gãy cổ xương đùi..........................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN CHẨN ĐOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI

Học viên: Lê Thái Hà
Lớp: Chuyên khoa II Ngoại - Khóa 12

NGUYÊN – 2020

THÁI



×