Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 209 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ TRỌNG NIN

GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG
(Qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MỸ HỌC

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ TRỌNG NIN

GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG
(Qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: MỸ HỌC
Mã số: 9229007

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS,TS Trần Văn Bính
2. PGS,TS Nguyễn Bình Định


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Những kết luận, kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ công trình, luận văn, luận án nào
khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Tác giả

Lê Trọng Nin


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ÂNĐC :

Âm nhạc đại chúng



:

Cao đẳng

CLB

:


Câu lạc bộ

CNH :

Công nghiệp hóa

ĐH

Đại học

:

ĐTN :

Đoàn Thanh niên

GDTM:

Giáo dục thẩm mỹ

HĐH :

Hiện đại hóa

HSV

:

Hội Sinh viên


Nxb

:

Nhà xuất bản

TCN

:

Trước Công Nguyên

tr.

:

Trang

UBND :

Ủy ban nhân dân

VHNT:

Văn hóa, nghệ thuật

XHCN :

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1. Mô hình về cơ chế tác động của âm nhạc đại chúng
đối với sự hình thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên

50

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu 3.1. Mức độ sử dụng âm nhạc đại chúng trong nhà trường

94


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. So sánh sự yêu thích của nam, nữ sinh viên các khối học,
khóa học đối với âm nhạc

70

Bảng 3.2. Sự yêu thích của sinh viên đối với các loại nhạc

78

Bảng 3.3. Nhu cầu của sinh viên đối với các đề tài, chủ đề âm nhạc


80

Bảng 3.4. Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các yếu tố
trong âm nhạc

83

Bảng 3.5. Mức độ ưa thích của sinh viên đối với các tính chất
của tác phẩm âm nhạc

84

Bảng 3.6. Quan điểm của sinh viên đối với một số nhận định
về âm nhạc

91

Bảng 3.7. Các hoạt động văn nghệ được nhà trường quan tâm,
chú trọng

93


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và việc sử dụng nghệ
thuật trong giáo dục thẩm mỹ
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua

âm nhạc nói chung và âm nhạc đại chúng nói riêng
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
* Tiểu kết Chương 1
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÂM NHẠC
ĐẠI CHÚNG VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO SINH VIÊN THÔNG
QUA ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG
2.1. Những vấn đề lý luận về âm nhạc đại chúng
2.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông
qua âm nhạc đại chúng
* Tiểu kết Chương 2
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO SINH
VIÊN THÔNG QUA ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
3.1. Vài nét về sinh viên nước ta hiện nay
3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên
thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta hiện nay
3.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua
âm nhạc đại chúng ở nước ta hiện nay
3.4. Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta hiện nay
* Tiểu kết Chương 3
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG Ở NƢỚC TA
4.1. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông
qua âm nhạc đại chúng ở nước ta
4.2. Dự báo về những xu hướng vận động trong nhu cầu tiếp nhận
thẩm mỹ âm nhạc đại chúng của sinh viên nước ta
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta

* Tiểu kết Chương 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHỔ BIẾN KẾT QUẢ
PHỤ LỤC 2: GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU
ÂM NHẠC DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Trang
1
6
6
19
30
31

32
32
56
67
69
69
71
78
109
118

120
120

126
130
146
148
151
152
158
196


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của
một quốc gia. Mục tiêu phổ quát của giáo dục thẩm mỹ là góp phần phát triển toàn
diện các mặt của đời sống xã hội và con người. Từ việc phát triển mỗi cá nhân mà
phát triển đời sống tinh thần nói chung và thẩm mỹ nói riêng của toàn xã hội. Âm
nhạc đại chúng tham gia vào giáo dục thẩm mỹ với tư cách là nhánh âm nhạc có
“sức hút” rộng lớn đối với đông đảo công chúng, sinh viên, được xem là một hình
thức hấp dẫn và có nhiều lợi thế nhất định. Cái đẹp trong âm nhạc đại chúng sẽ làm
cho con người say mê và hoàn toàn tự nguyện đi theo những định hướng gợi mở
của nó. Tuy nhiên, cho đến nay, các chương trình giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo
dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng nói riêng ở nước ta vẫn
chưa thực sự được quan tâm đúng mức, làm hạn chế kết quả của giáo dục thẩm mỹ.
Phần lớn sinh viên không được trang bị kiến thức cơ bản về thẩm mỹ; hoạt động
tiếp nhận thẩm mỹ do vậy chỉ mang tính chất tự phát, bằng cảm tính bản năng, tạo
khoảng trống cho những sản phẩm âm nhạc phản thẩm mỹ phát triển, xâm hại đến
môi trường văn hóa, đến đời sống thẩm mỹ của công chúng, sinh viên.
Quá trình hội nhập, tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế cho thấy, các xu
hướng, trường phái, phong cách âm nhạc của nhiều nước trên thế giới đã du nhập và

có tác động không nhỏ vào âm nhạc ở nước ta. Âm nhạc đại chúng ngày một phát
triển, hấp dẫn người nghe, nhất là giới trẻ bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện
đại. Nó chi phối nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng và chiếm lĩnh thị
trường âm nhạc lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cái hay, cái tích cực,
cũng đã xuất hiện không ít những cái xấu, cái tiêu cực, ảnh hưởng tới thẩm mỹ âm
nhạc của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Sự du nhập ngày càng gia tăng
các trào lưu nhạc đại chúng từ bên ngoài vào, khiến cho nhu cầu, thị hiếu và lý
tưởng của sinh viên càng trở nên phức tạp. Điều đáng nói là những sản phẩm âm
nhạc bị nghi án “đạo”, “nhái”; những tác phẩm với suy nghĩ nông cạn, ca từ nhảm
nhí, dung tục lại vẫn nhận được sự chào đón nhiệt tình của đông đảo công chúng,
sinh viên; thậm chí ca sĩ thể hiện những ca khúc đó còn được coi là “thần tượng”,
được hâm mộ. Loại sản phẩm đó được phát tán, lan truyền qua mạng Internet và đã
tác động đến một bộ phận sinh viên, làm hình thành trong bộ phận này kiểu thị hiếu
âm nhạc không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, không phù hợp với sự
phát triển con người. Đó là chưa kể tới những ảnh hưởng tiêu cực khác đến từ “làn
sóng” âm nhạc nước ngoài, nhất là với âm nhạc đại chúng Hàn Quốc, mà ví dụ điển


2
hình cho sự hâm mộ thái quá, thiếu chọn lọc đó, là hiện tượng một bạn trẻ hôn chiếc
ghế thần tượng đã ngồi sau khi thần tượng của mình đứng lên, hay hiện tượng giữa
mùa hè vẫn mặc áo mùa đông để giống với thần tượng,… Các hiện tượng đó cho
thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng trong năng lực tiếp nhận thẩm mỹ của một bộ phận
giới trẻ. Họ đang tỏ ra thiếu một “điểm tựa”, thiếu một hệ tiêu chí thẩm mỹ đúng
đắn để dẫn dắt, lựa chọn hành động giữa một đời sống âm nhạc vẫn còn nhiều ngổn
ngang như ở nước ta hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc đại chúng là
một yêu cầu cần thiết hơn bao giờ hết, góp phần tạo ra sự cân bằng giữa đào tạo
chuyên môn và hình thành ở sinh viên những năng lực cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ
và năng lực sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Đó cũng là những lý do mà chúng

tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại
chúng (qua khảo sát tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Trường Đại học Mỏ
- Địa chất, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)” để triển khai thực hiện.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về âm nhạc đại chúng, về
giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng và từ thực trạng giáo
dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta hiện nay, luận
án bàn luận, đề xuất về một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên
quan đến đề tài.
- Phân tích nhằm chứng minh âm nhạc đại chúng là một phương tiện có
nhiều lợi thế trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên, thông qua việc nhận diện cái
đẹp trong âm nhạc đại chúng, cũng như vai trò và cơ chế tác động của nó đối với sự
hình thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên.
- Nghiên cứu làm rõ nội dung và các phương thức giáo dục thẩm mỹ cho
sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng; xác định cụ thể các chủ thể tham gia giáo
dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta.
- Khảo sát thực trạng, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng
ở nước ta hiện nay.
- Bàn luận về những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nội dung và phương thức giáo
dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc đại chúng cho sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nhận diện những giá trị thẩm mỹ của âm nhạc đại chúng
thông qua phạm trù “cái đẹp”. Bên cạnh đó, chúng tôi xem xét âm nhạc đại chúng ở
phương diện ca khúc là chủ yếu, nhất là ở Việt Nam. Mặc dù trong âm nhạc đại
chúng bao gồm cả thanh nhạc và khí nhạc, nhưng nhìn chung, thanh nhạc bao giờ
cũng chiếm tỷ lệ chính, bởi vì tư duy âm nhạc của đại đa số người Việt Nam xưa
nay chủ yếu là nghe “âm nhạc có lời”, với lối âm nhạc đơn bè, đơn tuyến là chính.
Vì thế, tâm lý thích nghe ca khúc chiếm đa số trong thị hiếu thưởng thức âm nhạc
của người Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Luận án tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục thẩm
mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây
là nơi thu hút, tập trung nhiều tài năng, tâm huyết và trí tuệ của đội ngũ văn nghệ sĩ,
trí thức nói riêng, cũng như thu hút những nhân tài của các ngành nghề khác nhau
đến từ mọi miền Tổ quốc. Đồng thời, Hà Nội cũng là nơi có nhiều trường đại học lớn
thu hút mỗi năm hàng nghìn sinh viên trong khắp cả nước đến học tập và sinh sống.
Việc lựa chọn 03 trường: Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Đại học Mỏ - Địa
chất; Học viện Báo chí và Tuyên truyền để khảo sát được chúng tôi dựa trên các
tiêu chí: Thứ nhất, đại diện cho ba khối ngành đào tạo: Khối ngành nghệ thuật; khối
ngành khoa học tự nhiên; khối ngành khoa học xã hội và truyền thông. Thứ hai, đại
diện cho tính chất của các chương trình đào tạo: 01 trường cao đẳng (chương trình
đào tạo ở mức độ thấp hơn đại học); 01 trường đại học (chương trình đào tạo
thường chuyên về giảng dạy và mang tính nghề nghiệp); 01 học viện (chương trình
đào tạo vừa mang tính chất chuyên môn, vừa thiên về nghiên cứu). Thứ ba, có ít
nhất 01 trường thuộc phạm vi quản lý của Hà Nội để nắm bắt được việc cụ thể hóa
các chủ trương, chính sách giáo dục của địa phương.
- Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu, từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn

- Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý mỹ học của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ, về văn hóa và nghệ thuật.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam thông qua các văn kiện quan trọng về các vấn đề liên quan đến đề tài; sự


4
vận động của đời sống âm nhạc ở Việt Nam hiện nay và những biến đổi trong thẩm
mỹ âm nhạc của sinh viên; những thực tế từ kết quả khảo sát tại 03 trường đại học,
cao đẳng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp luận duy vật biện chứng, luận án sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các
văn bản, tài liệu lý luận khác nhau liên quan đến vấn đề giáo dục, thẩm mỹ, giáo
dục thẩm mỹ; các tài liệu về sinh viên; về âm nhạc, âm nhạc đại chúng. Bằng cách
phân tích các văn bản, tài liệu thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu các vấn đề một
cách toàn diện; chúng tôi lựa chọn những thông tin quan trọng, phục vụ cho đề tài
nghiên cứu; đồng thời liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập
được để tạo ra một hệ thống lý luận về giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua
âm nhạc đại chúng.
- Phương pháp liên ngành: Chúng tôi tiếp cận, nghiên cứu về giáo dục thẩm
mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ
liệu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như: Triết học, mỹ học, âm nhạc
học, đạo đức học, tâm lý học, văn hóa học, giáo dục học và xã hội học để làm rõ
những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định được rõ hơn
những vấn đề về nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông
qua âm nhạc đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên
cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế bằng phương pháp quan sát và phương
pháp điều tra sử dụng bảng hỏi Ankét đối với sinh viên các trường: Cao đẳng Nghệ

thuật Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với 930 phiếu
được phát ra và thu về 911 phiếu (đạt 98%). Các số liệu nghiên cứu thực trạng được xử
lý bằng thống kê toán học và phần mềm SPSS. Trên cơ sở kết quả thu được từ cuộc
khảo sát, chúng tôi sẽ có những nhận xét về các thành tựu và hạn chế trong giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của âm nhạc đại chúng, các khía cạnh của cái
đẹp trong âm nhạc nói chung, âm nhạc đại chúng nói riêng, cũng như vai trò và cơ chế
tác động của âm nhạc đại chúng đối với sự hình thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên.
- Góp phần xác định rõ nội dung, phương thức và các chủ thể tham gia giáo
dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng.
- Góp phần làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế trong giáo dục thẩm


5
mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta hiện nay; nhận định về những
vấn đề đặt ra trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng.
- Góp phần dự báo về những xu hướng vận động trong nhu cầu tiếp nhận
thẩm mỹ âm nhạc của sinh viên; qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta.
6. Ý nghĩa của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án phân tích những giá trị thẩm mỹ của âm nhạc đại
chúng với tư cách là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Từ đó, xác
định rõ nội dung và các phương thức giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm
nhạc đại chúng.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn mỹ học ở các trường đại
học và cao đẳng; đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn
tìm hiểu, nghiên cứu về những vấn đề có liên quan.
Kết quả của luận án cũng có thể được sử dụng như những khuyến nghị đối

với ngành Văn hóa và ngành Giáo dục trong khi xác lập các chương trình giáo dục
thẩm mỹ ở mỗi ngành.
7. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
(1) Âm nhạc đại chúng là gì? Cái đẹp trong âm nhạc đại chúng được thể hiện
ở những khía cạnh nào?
(2) Âm nhạc đại chúng có vai trò như thế nào đối với sinh viên? Bằng cách nào
mà âm nhạc đại chúng có thể tác động đến sự hình thành ý thức thẩm mỹ của sinh viên?
(3) Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng bao gồm
những nội dung gì? Phương thức ra sao? Ai là người tham gia giáo dục?
8. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả
có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương, 12 mục, với 01 hình vẽ, 01 biểu đồ và 07 bảng biểu.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về âm nhạc đại chúng và giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng
Chương 3: Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc
đại chúng ở nước ta hiện nay
Chương 4: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
thẩm mỹ cho sinh viên thông qua âm nhạc đại chúng ở nước ta


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ VÀ VIỆC SỬ
DỤNG NGHỆ THUẬT TRONG GIÁO DỤC THẨM MỸ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Giáo dục thẩm mỹ (GDTM) và việc sử dụng nghệ thuật trong GDTM không
phải là vấn đề mới. Lĩnh vực này đã được đề cập đến từ xa xưa, gắn liền với những

biểu tượng cụ thể về con người hoàn thiện của các thời đại. Ngay từ buổi bình minh
của lịch sử mỹ học nhân loại, ở phương Đông, Khổng Tử (Kongzi, 551 - 479 TCN)
- nhà sáng lập học thuyết Nho giáo của Trung Quốc cổ đại đã thường khuyên các
môn đồ của mình cần phải tích cực lĩnh hội các loại hình nghệ thuật để không
ngừng bồi bổ tinh thần cho mình. Trong cuốn sách Luận ngữ [60], Khổng Tử đánh
giá rất cao chức năng giáo dục của nghệ thuật, đặc biệt là Thi và Nhạc trong việc
giáo dục đạo đức. Ông chú ý rất nhiều tới mặt nhận thức của nghệ thuật, bởi nghệ
thuật có khả năng mở rộng thêm mọi sự hiểu biết của con người về cuộc sống, để
mang lại cho con người những kiến thức mới. Theo ông, cần phải học Kinh Thi để
làm cho mình hứng khởi tâm trí, nhờ đó mà biết quan sát lấy mình, biết đức hạnh
mình tới đâu. Bên cạnh đó, cần phải biết thưởng thức Kinh Nhạc để mang đến cho
con người cảm xúc của cái tận thiện, tận mỹ (hết sức tốt, hết sức đẹp).
Ở phương Tây, Aristotle (384 - 322 TCN) trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca
[3] được dịch ra tiếng Việt lần đầu vào năm 1964 đã nghiên cứu một cách hệ thống
các vấn đề: Bản chất của cái đẹp, cái bi, cái hài, nghệ thuật,… trong 26 đoạn tạo
thành 26 phần của cuốn Thi pháp. Mặc dù chủ yếu bàn về bi kịch trong thơ ca,
nhưng trong tác phẩm này, Aristotle đã chỉ ra cốt lõi của nghệ thuật là thực hiện mô
phỏng tự nhiên từ đối tượng đến phương thức và mục đích. Nghệ thuật thơ ca thể
hiện sự quan tâm đặc biệt của ông đến vấn đề GDTM trên cơ sở khái quát những
kinh nghiệm thực tiễn nghệ thuật đương thời. Theo ông, hình tượng nghệ thuật phải
đẹp bao nhiêu thì đồng thời cũng phải cao cả và trong sạch về mặt đạo đức bấy
nhiêu. Vì vậy, việc cảm thụ tác phẩm nghệ thuật sẽ làm dấy lên ở con người một loạt
các cảm xúc có khả năng giúp con người được tu thiện về mặt đức hạnh. Còn khi cảm
thụ tác phẩm bi kịch, các cảm xúc do tác phẩm đem lại có tác dụng “tẩy rửa”, “thanh
lọc” (catharsis) tình cảm con người, làm cho con người trở nên cao quý hơn về tâm
hồn. Xuất phát từ quan niệm này, Aristotle đưa ra chủ trương cần phải gắn liền việc
rèn luyện cơ thể với việc GDTM và khẳng định trong việc giáo dục thì cái đẹp phải
đóng vai trò quan trọng nhất. Đây được coi là tác phẩm có tính chất nền móng cho sự



7
phát triển quan điểm thẩm mỹ duy vật sau này.
Thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nhà triết học Immanuel Kant (1724 - 1804) là
người có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu về các vấn đề thẩm mỹ.
Dưới góc độ nghiên cứu về thị hiếu, Kant trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đoán [40] của mình đã coi nghệ thuật và các hoạt động của thị hiếu có ảnh hưởng
tới các quá trình tự giác GDTM. Ông cho rằng con người có ba khả năng tiên thiên:
Năng lực nhận thức (lý tính lý luận), năng lực thực tiễn (lý tính thực tiễn) và năng
lực phán đoán. Phán đoán có năng lực phản tỉnh (phản tư). Ông bắt đầu tác phẩm
Phê phán năng lực phán đoán bằng phần phê phán khả năng phán đoán thẩm mỹ;
trong đó, ông dựa trên các phán đoán của logic hình thức để phân tích các phán
đoán thẩm mỹ (phán đoán về cái đẹp). Theo Kant, khi phán đoán một đối tượng nào
đó đẹp hay không đẹp, ta không có một luận cứ nào trong tay để làm cơ sở kết luận
ngoài cảm giác vui sướng hay không vui sướng. Vì xuất phát từ chủ quan cho nên
phán đoán thẩm mỹ được đưa ra hoàn toàn không dựa trên cơ sở của nhận thức lý
tính mà nó chỉ đơn thuần mang tính chiêm nghiệm. Do đó, Kant khẳng định rằng,
phán đoán thẩm mỹ về bản chất mang tính vô tư, không mục đích, không khái niệm
và sở thích (thị hiếu) thẩm mỹ không dựa trên bất cứ một khái niệm nào mà dựa trên
tình cảm. Mặc dù có những phức tạp trong tư tưởng, nhưng Phê phán năng lực phán
đoán của Kant đã thể hiện một sự nghiên cứu công phu về thẩm mỹ.
Tiếp đến, nhà triết học cổ điển Đức Hegel (1770 - 1831) khẳng định đối tượng
của mỹ học là cái đẹp. Nhưng cái đẹp trong quan niệm của Hegel chủ yếu được nhìn
nhận ở nghệ thuật. Ông cho rằng, nhiệm vụ của nghệ thuật không nhằm mục đích
giáo huấn, tu thiện, thanh khiết hóa tâm hồn mà nhằm bộc lộ chân lý qua các hình
thức cảm tính, qua cách bố trí nghệ thuật. Trong cuốn Mỹ học của mình [26], Hegel
đã nêu lên các quan điểm về nghệ thuật và sự tự sản sinh ra nhân cách văn hóa. Ông
khẳng định, nghệ thuật tồn tại không phải cho một nhóm người bó hẹp; không phải
chỉ cho một số ít người có học vấn cao mà nói chung cho toàn thể nhân dân. Mọi tác
phẩm nghệ thuật đều thuộc về thời đại mình, dân tộc mình, môi trường của mình và
lệ thuộc vào những ý niệm và mục đích lịch sử đặc biệt khác. Lần đầu tiên trong

lịch sử phát triển của mỹ học, Hegel đã coi nghệ thuật là sản phẩm của quá trình vận
động của tinh thần tuyệt đối và đến lượt mình, nghệ thuật trở thành chiếc chìa khóa
mở ra các vấn đề lớn lao của con người.
Vào năm 1793, nhà triết học người Đức Friedrich Schiller (1759 - 1805) đã
đề xuất một cương lĩnh GDTM nổi tiếng với mục tiêu tạo ra cái lợi sẽ gắn với cái
chân, cái thiện, cái mỹ khi viết tác phẩm Những bức thư về giáo dục thẩm mỹ (On
the Aesthetic Education of Man: In a series of letters) [80]. Schiller cho rằng, cần


8
nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân để họ có thể hưởng thụ các di sản văn hóa,
tinh thần và nhiệm vụ cơ bản của GDTM là tìm một con đường cải tạo xã hội theo
tinh thần dân chủ tư sản, không kinh qua cách mạng và thị hiếu thẩm mỹ là cái
không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ xã hội. Ông kêu gọi phải vận dụng việc
GDTM để khôi phục tính cách hoàn chỉnh, cũng như khẳng định hoàn thiện con
người thông qua việc giáo dục về cái đẹp là cách duy nhất để cứu con người tránh
khỏi các thảm họa xã hội. Tuy nhiên, do dựa trên cơ sở triết học duy tâm và chủ
nghĩa nhân đạo không tưởng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần của con người, đối lập
GDTM với thực tiễn cải tạo thế giới, nên lý luận của Schiller chung quy lại cũng chỉ
là một ước mơ đẹp đẽ mà thôi.
Các nhà dân chủ cách mạng Nga (thế kỷ XIX) là những người lần đầu tiên
trong mỹ học trước Mác đã xác lập một cách đúng đắn về vị trí của vấn đề GDTM
đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện con người. Lý luận mỹ học đã trở thành vũ
khí đấu tranh chính trị hữu hiệu, gắn bó mật thiết với phong trào giải phóng con
người. Trong mỹ học của họ, GDTM được đặt ra như là một bộ phận hợp thành của
việc xây dựng bộ mặt tinh thần của những con người mới, như một bộ phận hợp
thành của việc giáo dục mối quan hệ cách mạng đối với hiện thực. Nhà phê bình văn
học người Nga Vissarion Belinsky (1811 - 1848) cho rằng: Cảm xúc thẩm mỹ là đức
tính quan trọng nhất của con người hoàn mỹ, đầy hòa điệu, là cơ sở của đạo đức. Vì
vậy, nghệ thuật phải thực hiện vai trò giáo dục thẩm mỹ [62, tr.250]. Còn nhà toán

học lỗi lạc, đồng thời là nhà duy vật chủ nghĩa người Nga Nikolai Ivanovich
Lobachevsky (1792 - 1856) xác định GDTM là một trong các bộ môn giáo dục quan
trọng nhất. Ông cũng khẳng định một cách dứt khoát rằng, việc giáo dục con người
mới sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi sự thống nhất của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức
và văn hóa trí tuệ [39, tr.336 - 337]. Trong luận văn nhan đề Quan hệ thẩm mỹ của
nghệ thuật với hiện thực [12], Chernyshevsky (1828 - 1889) đã đưa ra quan điểm cho
rằng nghệ thuật làm cho con người yêu cuộc sống hơn. Nghệ thuật không chỉ là
những sản phẩm tạo ra thế giới của những khoái cảm thẩm mỹ, nó còn là một phương
tiện quan trọng đối với việc nhận thức cuộc sống. Tuy vậy, do ảnh hưởng của chủ
nghĩa nhân bản, các nhà duy vật nói trên vẫn chưa thể phát hiện ra bản chất thật sự
của mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực; đồng thời bị hạn chế bởi
những điều kiện xã hội của thời đại, nên tư tưởng về GDTM của các nhà mỹ học duy
vật trước Mác, dù là tiến bộ, rốt cuộc vẫn không thể trở thành một tất yếu xã hội.
Các Mác (Karl Marx, 1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (Friedrich Engels, 1820 1895) không để lại một tác phẩm mỹ học nào riêng biệt. Các tư tưởng mỹ học của
các ông đều gắn liền với ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác (Triết học Mác -


9
Lênin, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học) để giải quyết những vấn đề
quan trọng của hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội. Theo quan điểm của mỹ
học duy vật biện chứng, GDTM sẽ không thể thực hiện được mục đích của mình nếu
không dựa vào những tiền đề khách quan, vào trình độ của thực tiễn xã hội và những
khuynh hướng vận động của nó. Tiền đề khách quan cho GDTM chính là những
thành tựu kinh tế, xã hội và văn hóa của xã hội hiện thực trong giai đoạn lịch sử đó.
GDTM có mục đích mang tính nhân đạo, bởi vì nó góp phần vào việc giáo dục nhân
cách phát triển hoàn thiện, hài hòa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, GDTM có cơ sở
thực tiễn hết sức rộng lớn, bao gồm mọi hoạt động sống của con người, là toàn bộ sự
đồng hóa hiện thực nói chung của con người, chứ không bó hẹp chỉ trong phạm vi
của sự đồng hóa hiện thực bằng thẩm mỹ.
Đến thế kỷ XX, khi bàn về khái niệm GDTM, tác giả Morris Weitz (1916 1981) trong bài viết Giáo dục thẩm mỹ là gì? (What is Aesthetic Education?) [83]

cho rằng rất khó để có thể định nghĩa chính xác về GDTM. Theo ông, cách để hiểu
GDTM không phải là định nghĩa nó mà là nhắc đến mục tiêu lớn của nó. Đó là việc
nâng cao sự phát triển toàn diện của con người về thẩm mỹ. GDTM như là nỗ lực
mở rộng các tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng, tri giác và khả năng nhận thức
trong nghệ thuật. Tuy nhiên, khái niệm về GDTM như vậy mới chỉ gắn với nghệ
thuật. Và do đó, khái niệm này theo chúng tôi là chưa thực sự đầy đủ.
Trong công trình Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin của đồng tác giả I.U.A.
Lukin và V.C Skaterosiskov [39], các tác giả đã trình bày những quan niệm tổng
quát nhất về GDTM, về bản chất và nhiệm vụ của GDTM. Trong đó, các tác giả coi
GDTM là một phương tiện quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nhân
cách của con người. Đồng thời, khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật đối với quá
trình GDTM, có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển lối sống của con người.
Dưới góc độ tâm lý học, tác giả Lý Trạch Hậu trong công trình Bốn bài giảng mỹ
học [25] đã đi sâu vào vấn đề mỹ cảm và chỉ ra quá trình thẩm mỹ, kết cấu thẩm mỹ, các
hình thái thẩm mỹ; đồng thời khẳng định GDTM có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng tình cảm thẩm mỹ ở con người. Tác giả cũng đã chỉ ra ba giai đoạn của hoạt động
mỹ cảm: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn thành quả. Trong các giai
đoạn này, tác giả đã phân tích về đặc điểm, vai trò, vị trí của các thành tố như cảm xúc,
tình cảm, ý thức thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ, tri giác thẩm mỹ… trong việc đạt đến thành
quả của chủ thể thẩm mỹ. Sự phân tích về mỹ cảm của chủ thể thẩm mỹ là cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu cơ chế tác động tâm lý của GDTM thông qua nghệ thuật.
Những năm gần đây, các tác giả nước ngoài đã tập trung nghiên cứu về
GDTM dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong số đó có thể kể đến tác giả Olga


10
Denac trong công trình Ý nghĩa và vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường
(The Significance and Role of Aesthetic Education in Schooling) [69]. Công trình
này đã nêu ra được các nhiệm vụ của GDTM, trong đó nhấn mạnh một số yêu cầu
cần được phát triển ở giới trẻ, có thể tóm lược như sau: (1) Khả năng cảm nhận chất

lượng trong thẩm mỹ để cho giới trẻ có thể đánh giá cao kỳ quan thiên nhiên, hình
dạng, sắc thái và hình ảnh, họ phải có khả năng nhận thấy chúng trước tiên. Đây là
lý do tại sao sự phát triển của khả năng nhận thức cái đẹp là nhiệm vụ chính của
GDTM. Nếu khả năng nhận biết chất lượng thẩm mỹ không được phát triển, chúng
ta cũng không thể trải nghiệm được chúng. (2) Khả năng trải nghiệm các năng lực
thẩm mỹ - các năng lực thẩm mỹ phải được trải nghiệm và khả năng để trải nghiệm
về mặt thẩm mỹ cũng cần phải được nuôi dưỡng, phát triển. (3) Năng lực sáng tạo đó là điều cần thiết để cho phép giới trẻ tham gia vào các hoạt động, nhằm phát
triển khả năng sáng tạo của bản thân. (4) Phán đoán thẩm mỹ hoặc đánh giá chất
lượng, đánh giá thẩm mỹ hoặc đánh giá nhu cầu thẩm mỹ hình thành nên các “tiêu
chuẩn chất lượng”. Để cho vẻ đẹp bộc lộ giá trị thực sự của nó, chúng ta phải làm
quen với đặc thù và ngôn ngữ của nó. Trong suốt quá trình GDTM, giảng viên phải
nắm vững các loại kiến thức khác nhau, khả năng và tiêu chí đánh giá, trong đó sẽ
giúp họ phân biệt: Cái đẹp dựa vào cái không đẹp, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm dựa
vào những phản giá trị. Bằng cách này, giới trẻ sẽ có thể phát triển các cơ sở để
đánh giá cái đẹp. Nhìn chung, qua các phần đánh giá, phân tích, tác giả đã chứng
minh được mối quan hệ khăng khít giữa GDTM và giáo dục nghệ thuật, cũng như
vai trò của chúng đối với giới trẻ trong việc hình thành các khả năng nhận thức,
phát triển tình cảm, hoàn thiện nhân cách của chúng và trường học là một môi
trường lý tưởng để thực hiện điều đó. Kết quả của công trình này, nhất là các nhiệm
vụ mà tác giả đặt ra trong GDTM là những vấn đề chúng tôi thực sự quan tâm.
Ở một góc độ tiếp cận khác khi nghiên cứu về quyền con người, tác giả
Thomas Steinforth trong bài tham luận Quyền được giáo dục thẩm mỹ và một cuộc
sống tốt đẹp (The right to aesthetic education and the good life) [82] tại Hội thảo
MANCEPT năm 2014 được tổ chức dưới sự bảo trợ của Trung tâm lý luận chính trị
Manchester (Anh Quốc) đã viện dẫn các điều khoản từ Luật Nhân quyền quốc tế và
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người được thông qua năm 1948 để khẳng định
quyền giáo dục đã được công nhận và phát triển rộng rãi và được cụ thể hóa bởi một
số văn bản quy phạm quốc tế do Liên hợp quốc xây dựng. Qua đó, tác giả tập trung
vào GDTM để xem xét câu hỏi: Liệu quyền con người trong giáo dục có bao gồm
quyền con người hay quyền cơ bản đối với GDTM? Chúng tôi cho rằng, đây là một

cách tiếp cận khá hấp dẫn khi nghiên cứu về GDTM.


11
Từ các Công ước về Quyền trẻ em (theo Điều 29 và Điều 31), tác giả bàn đến
mục tiêu của GDTM, đó là giáo dục cho trẻ hướng đến sự phát triển về nhân cách, tài
năng, cũng như các khả năng về thể chất và tinh thần của trẻ. Đồng thời, Thomas
Steinforth đã chỉ ra những quan niệm sai lầm về GDTM khi bó hẹp phạm vi của nó
trong việc giáo dục nghệ thuật (mặc dù nghệ thuật rất quan trọng trong GDTM). Theo
ông, cần phải hiểu nội dung của GDTM ở phạm vi rộng lớn hơn, đó là sự phát triển
con người một cách toàn diện. GDTM cho phép đứa trẻ đạt được và phản ánh được
kinh nghiệm thẩm mỹ trong nhận thức. Kinh nghiệm thẩm mỹ không phải là một thứ
xa xỉ, thừa thãi mà nó là một chức năng cơ bản và quan trọng đối với một cuộc sống
tốt đẹp của con người. Kinh nghiệm thẩm mỹ được kích hoạt bởi GDTM. Thomas
Steinforth cho rằng điều này là rất quan trọng, bởi vì chúng là điều kiện cần thiết cho
các mối quan hệ của bản thân và thế giới “không giới hạn”, cho tự do và vì điều đó
mang lại cho trẻ một cuộc sống tốt hơn. Từ quan điểm đó, tác giả đã tiếp tục đi sâu
vào tìm hiểu các đặc trưng chủ yếu của kinh nghiệm thẩm mỹ để chứng minh GDTM
là điều kiện tiên quyết cần thiết để có được kinh nghiệm thẩm mỹ.
Thomas Steinforth đưa ra quan điểm: “Nhạy cảm” (Aisthesis theo tiếng Hy
Lạp) như là sự nhận thức giác quan (sense perception). Kinh nghiệm thẩm mỹ là nền
tảng của sự gợi cảm cơ thể (bodily sensuality). Nhận thức giác quan là bước đầu tiên
và quan trọng của kinh nghiệm thẩm mỹ trong quá trình trải nghiệm và đánh giá thẩm
mỹ. Trong khi đó, GDTM có mục đích nhằm phát triển các năng lực nhận thức, bao
gồm cả các giác quan. Do vậy, GDTM còn có thể hiểu là giáo dục các giác quan.
Kinh nghiệm thẩm mỹ là kinh nghiệm của bản thân. Một kinh nghiệm thẩm mỹ có
thể dẫn đến việc một cá nhân trở nên ý thức về vấn đề nào đó mà bản thân cá nhân
đó đã được trải nghiệm. Như vậy, việc kinh nghiệm thẩm mỹ được kích hoạt và hỗ
trợ bởi GDTM chính là cơ sở cho giáo dục và tự giáo dục. Kinh nghiệm thẩm mỹ có
mối quan hệ chặt chẽ với nghệ thuật. Thực hành và nhận thức nghệ thuật có thể thúc

đẩy kinh nghiệm thẩm mỹ trong thế giới, vì nó làm “sắc nét” các giác quan và cho
phép nhận thức về thế giới bằng một “đôi mắt” khác biệt.
Bài viết cũng đã bàn đến vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia
GDTM. Trước hết là cha mẹ và gia đình - trong giới hạn của nguồn lực và vốn văn
hóa của chính họ, phải có trách nhiệm định hướng thẩm mỹ cho trẻ em và đảm bảo
rằng con cái họ được hưởng các điều kiện giáo dục tốt nhất. Giáo dục mầm non nên
cung cấp không gian và cơ hội cho nhận thức cảm tính, về bản thân, người khác và
thế giới. Giáo dục ở trường một mặt phải chịu trách nhiệm giảng dạy khả năng nhận
thức, hiểu được các biểu tượng thẩm mỹ và tác phẩm nghệ thuật, cũng như khả
năng thể hiện bản thân; mặt khác phải thúc đẩy, lồng ghép các chương trình GDTM


12
vào các môn học khác. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến việc GDTM ngoài nhà
trường, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật (VHNT) của các tổ chức văn
hóa. Chúng tôi cho rằng, với cách tiếp cận GDTM ở phạm vi khá rộng, bài viết
không thể đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể, mà chỉ đưa ra vấn đề mang tính
khái quát. Tuy vậy, kết quả của công trình này đã gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn
đề, nhất là về vai trò và trách nhiệm của các chủ thể tham gia GDTM. Đây là một
trong những nội dung mà luận án quan tâm và sẽ làm rõ trong quá trình triển khai.
Tóm lại, cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về mỹ học nói
chung, về GDTM nói riêng của nhiều học giả trên thế giới được xuất bản mà chúng
tôi mới chỉ có thể tiếp cận được một số ít công trình. Điều đó cho thấy, vấn đề
GDTM cũng như việc sử dụng nghệ thuật trong GDTM luôn là “mảnh đất” thu hút
khá nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, đã từ lâu môn mỹ học được đưa vào giảng dạy trong các trường
học thuộc khối VHNT và khối khoa học xã hội và nhân văn. Vì vậy, có rất nhiều
cuốn giáo trình mỹ học bàn đến vấn đề GDTM, như: “Mỹ học Mác - Lênin” của Đỗ
Văn Khang [41]; “Mỹ học đại cương” của Lê Ngọc Trà [58]; “Giáo trình Mỹ học

Mác - Lênin” của Vũ Minh Tâm [54]; “Giáo trình Mỹ học Mác - Lênin” của Khoa
Triết học, Phân viện Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [29]; “Giáo
trình Mỹ học Mác - Lênin” của Khoa Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh [28]; “Mỹ học đại cương” của Thế Hùng [33]; “Mỹ học Mác - Lênin cho trình
độ sau đại học ngành văn hóa nghệ thuật” của Đỗ Huy [38],… Vì được dùng để
phục vụ cho công tác giảng dạy, nên những nội dung về đối tượng nghiên cứu của mỹ
học trong các cuốn giáo trình này được trình bày khá chi tiết và cụ thể. Về vấn đề
GDTM, các giáo trình này đều dành riêng một chương để nêu rõ bản chất, nội dung
và các hình thức, biện pháp của GDTM trên cơ sở quan điểm của Mỹ học Mác Lênin. Theo đó, bản chất của GDTM được thống nhất là một hệ thống những biện
pháp, cách thức nhằm rèn luyện và hoàn thiện những năng lực thụ cảm, thấu hiếu và
đánh giá đúng các hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật, cũng
như năng lực sáng tạo theo những quy luật của cái đẹp. GDTM bao gồm hai nội dung
cơ bản là giáo dục văn hóa nghệ thuật và giáo dục văn hóa thẩm mỹ. Nghệ thuật là
nơi tập trung nhất trong mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại; là công cụ,
phương tiện GDTM hữu ích, không thể thiếu. Có thể thấy, các giáo trình này là
những tài liệu lý luận quan trọng nhất của luận án, cung cấp cho chúng tôi những kiến
thức nền tảng về mỹ học nói chung và GDTM nói riêng.
Bên cạnh các cuốn giáo trình kể trên, vấn đề GDTM và việc sử dụng nghệ


13
thuật trong GDTM còn thu hút được khá nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu, thể
hiện qua nhiều công trình có giá trị, giúp chúng tôi có thêm được nhiều ý kiến xung
quanh mảng đề tài này. Trước hết có thể kể đến công trình “Giáo dục thẩm mỹ và xây
dựng con người mới” của tác giả Lê Anh Trà [57] được xuất bản năm 1982. Trong
công trình này, khi nghiên cứu về việc sử dụng nghệ thuật như là một phương thức
hữu hiệu của GDTM, tác giả đã khẳng định rằng, nghệ thuật đóng một vai trò quan
trọng, bởi nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm
tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của
nghệ thuật. Do đó, GDTM thông qua nghệ thuật sẽ giúp con người hiểu được cái hay,

cái đẹp của cuộc sống; từ đó sẽ có cách ứng xử tốt hơn với cộng đồng và xã hội.
Kế tiếp là công trình “Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mỹ trong thời kỳ quá độ”
[64] do Viện Triết học chủ biên. Công trình gồm 02 phần: Phần I - Hệ thống phạm trù
đạo đức học và việc nghiên cứu đạo đức. Phần II - Giáo dục thẩm mỹ và sự hình thành
con người mới trong thời kỳ quá độ. Ở phần II, công trình đã tập hợp 21 bài nghiên cứu
của nhiều tác giả bàn về vấn đề GDTM mỹ xoay quanh vào 03 nhóm vấn đề chính:
- Nhóm thứ nhất đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận trong
việc giải quyết những nhiệm vụ chung nhất của GDTM. Bài viết “Vài khía cạnh
phương pháp luận của vấn đề: giáo dục thẩm mỹ với sự hình thành con người mới”
của tác giả Tạ Văn Thành [56] cho rằng, GDTM không đặt cho mình một mục tiêu
riêng. Mục tiêu của nó cũng là của toàn bộ hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó là
con người mới xã hội chủ nghĩa. Do đó, những quan điểm của Triết học Mác - Lênin
về con người mới xã hội chủ nghĩa là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu sâu hơn
về hình thức, phương pháp, phương tiện GDTM, cũng như về vị trí, vai trò của nó
trong sự hình thành con người mới. Đồng tình với đánh giá trên, tác giả Văn Thu Hà
nhấn mạnh thêm về vai trò của Mỹ học Mác - Lênin với bài viết “Vai trò của Mỹ học
Mác - Lênin trong sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ của chúng ta” [23]. Theo tác giả, Mỹ
học Mác - Lênin với hệ thống phạm trù có tính chất khoa học và biện chứng của nó là
cơ sở cần thiết để chủ thể đi sâu vào quan hệ thẩm mỹ của mình với hiện thực, và là
tiền đề đem lại cứu cánh cho chủ thể chi phối quan hệ ấy.
Tác giả Hà Huy Bính tiếp cận nhiệm vụ GDTM từ việc phân tích, làm rõ
quan niệm nhất quán về GDTM. Trong bài viết “Phương pháp tiếp cận giáo dục
thẩm mỹ” của Hà Huy Bính [7], tác giả khẳng định, GDTM là giáo dục những năng
lực thẩm mỹ của con người. Đó là chức năng riêng của một mình GDTM mà thôi.
Từ đó, GDTM có nhiệm vụ: (1) Giáo dục những tư tưởng, những quan điểm thẩm
mỹ, những chuẩn mực thẩm mỹ; (2) Giáo dục những tri thức thẩm mỹ; (3) Giáo dục
những cảm xúc - tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ. Tiếp cận


14

GDTM ở một góc độ khác, tác giả Tương Lai trong bài viết “Phạm trù Người của
triết học mác-xít và mối quan hệ của giáo dục đạo đức và giáo dục thẩm mỹ” [43]
nhiều lần nhấn mạnh rằng, nói đến GDTM mà không xuất phát từ phạm trù Người
của triết học mác-xít thì cũng khó mà xác lập được nội dung của sự giáo dục, nhằm
đạt đến được mục tiêu và tìm ra các biện pháp thích hợp; đồng thời tác giả khẳng
định GDTM có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với giáo dục đạo đức. Bổ sung cho
những quan điểm trên, Tô Duy Hợp trong bài viết “Logic học và giáo dục thẩm mỹ”
[31] cho rằng, giáo dục con người và nhất là giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa
là một sự nghiệp giáo dục tổng hợp.“Giáo dục thẩm mỹ một mặt, là độc lập, tự trị
như một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp giáo dục hoàn chỉnh; song mặt khác, lại
phụ thuộc, bị quy định bởi đường lối giáo dục tổng hợp” [31, tr.191].
Nhìn chung, nhóm này tập trung vào những vấn đề phương pháp luận trong việc
GDTM và xây dựng con người mới; vai trò của Mỹ học Mác - Lênin trong việc định
hướng sự nghiệp GDTM; vai trò của mỹ học kỹ thuật trong việc hình thành tình cảm
thẩm mỹ mới; các nguyên tắc chung nhất của GDTM; đạo đức học, giáo dục học.
- Nhóm thứ hai bàn về bản chất của GDTM và nhiệm vụ của nó trong thời kỳ
quá độ ở nước ta, bao gồm các vấn đề như GDTM và việc định hướng các nhu cầu
thẩm mỹ; GDTM và việc xây dựng những thị hiếu thẩm mỹ mới; GDTM và sự hình
thành các khả năng sáng tạo,... Bài viết “Giáo dục thẩm mỹ và sự hình thành các khả
năng sáng tạo” của Đỗ Huy [35] đã dành phần lớn sự quan tâm vào việc đánh giá vai
trò của quá trình rèn luyện, đào tạo và giáo dục trong việc hình thành các khả năng
sáng tạo của con người. Các khả năng sáng tạo có thể theo hai hướng thể hiện của hai
loại nhu cầu. Các nhu cầu thụ cảm và sản xuất các giá trị thẩm mỹ mà từ đó thúc đẩy
mạnh mẽ các hoạt động lành mạnh bao giờ cũng là mục tiêu khẳng định của GDTM.
Vì thế, đối với việc xây dựng khả năng sáng tạo thì nhu cầu trở thành tiêu điểm
trong việc xây dựng một chủ thể thẩm mỹ phát triển mạnh khỏe và bình thường.
Cũng bàn về nhu cầu thẩm mỹ, tác giả Hồng Mai trong bài viết “Giáo dục thẩm mỹ
và sự định hướng nhu cầu thẩm mỹ” [47] đề cập chủ yếu đến việc định hướng các
nhu cầu thẩm mỹ của con người, bởi nguồn gốc của hoạt động thẩm mỹ nói chung,
của hoạt động nghệ thuật nói riêng chính là nhu cầu thẩm mỹ của con người.

- Nhóm thứ ba bàn về các hình thức và biện pháp GDTM. Các bài viết không
hoàn toàn tập trung vào việc “duy nhất hóa” phương tiện GDTM là nghệ thuật, mà
còn quan tâm tới một hệ thống rộng lớn các phương tiện tác động thẩm mỹ từ cảnh
đẹp tự nhiên đến chủ nghĩa anh hùng truyền thống, các quan hệ tốt đẹp trong gia
đình; việc giao tiếp với người tốt, việc tốt và thưởng thức các giá trị VHNT. Một số
bài viết xoay quanh vấn đề này như: “Từ những ý kiến của Mác suy nghĩ về giáo


15
dục thẩm mỹ trong giai đoạn quá độ của chúng ta” của tác giả Nguyễn Nghĩa
Trọng [59]; “Vai trò của giáo dục thẩm mỹ qua môi trường lao động” của Nguyễn
Ngọc Dũng [15]. Các tác giả đều khẳng định, GDTM gắn liền với toàn bộ hoạt động
đời sống của con người và ở tất cả các quan hệ con người đối với thế giới, nghĩa là
quan hệ xã hội giữa con người với con người và cả quan hệ con người đối với thế
giới tự nhiên; đồng thời cần phải tiến hành GDTM một cách rộng khắp cho tất cả các
đối tượng, từ trẻ em đến người lớn, từ gia đình, nhà trường đến cơ quan; từ hoạt động
nghỉ ngơi, giải trí đến học tập, làm việc, lao động sản xuất.
Tiếp đến là công trình “Giáo dục thẩm mỹ - mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn”của tác giả Đỗ Huy [36]. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu vào những
nhiệm vụ cấp bách của mỹ học trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta; đồng thời tập trung nghiên cứu về bản chất của GDTM và vai trò của nó trong
việc xây dựng con người mới. Theo tác giả, thành tố quan trọng hàng đầu của mọi
nền văn hóa thẩm mỹ chính là chủ thể thẩm mỹ. Vì vậy, cần phải xây dựng tình cảm
thẩm mỹ, thị hiếu, lý tưởng, ý thức thẩm mỹ, quan điểm mỹ học đúng đắn để nó trở
thành động lực phát triển nền văn hóa thẩm mỹ của chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ
quá độ. Để cho mỗi người hiểu được thế nào là đẹp chân chính, để đạt được sự toàn
thiện, toàn mỹ trong cuộc sống của mình, thì hơn lúc nào hết “giáo dục thẩm mỹ phải
trở thành nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa” [36, tr.29].
Dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động đánh giá thẩm mỹ, tác giả Vũ Minh
Tâm trong công trình “Hoạt động đánh giá thẩm mỹ và hướng phát triển của nó

trong xã hội hiện nay” [53] đã nêu ra một số luận điểm cơ bản về chủ thể hoạt động
đánh giá thẩm mỹ. Các luận điểm về chủ thể hoạt động đánh giá thẩm mỹ được xem
xét khá phù hợp với sự phát triển của đời sống thẩm mỹ trong xã hội Việt Nam
những năm 90 của thế kỷ XX. Sự phát triển của hoạt động đánh giá thẩm mỹ bao
giờ cũng có quy luật đặc thù của nó. Những quy luật đặc thù của hoạt động đánh giá
thẩm mỹ tồn tại như “chiếc cầu” nối giữa hoạt động thực tiễn - tinh thần của con
người nói chung và hoạt động thẩm mỹ của nó nói riêng. Theo tác giả, khuynh
hướng phát triển chung nhất của hoạt động đánh giá thẩm mỹ là tiến gần đến sự
đánh giá phù hợp với bản chất người, với quy luật của cái đẹp do con người và vì
con người. Quá trình phát triển của hoạt động đánh giá thẩm mỹ trùng khớp với
những “nấc thang” con người tìm kiếm và chiếm hữu lại chính mình, cũng như
không ngừng hoàn thiện mình. Tác giả cũng khẳng định rằng, hoạt động đánh giá
nghệ thuật được xem là hình thức hoạt động đánh giá tập trung nhất, sâu sắc nhất,
đa dạng nhất và cũng phức tạp nhất. Điều đó không chỉ do phẩm chất thẩm mỹ của
đối tượng đánh giá (tác phẩm và hiện tượng nghệ thuật) quy định, mà còn do chính


16
con người - chủ thể đánh giá nghệ thuật xác định. Và như vậy, nó đòi hỏi tính chủ
động, tích cực của chủ thể tiếp nhận và đánh giá nghệ thuật.
Cũng là hướng nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng nghệ thuật trong GDTM,
tác giả Lê Quang Vinh trong công trình “Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ
ở nước ta hiện nay” [66] đã đi sâu vào phân tích vai trò của một loại hình nghệ thuật
cụ thể, đó là vai trò của văn học trong GDTM. Trên cơ sở khảo sát cấu trúc của chủ
thể thẩm mỹ, tác giả cũng đã chú ý đề cập đến các hình thức GDTM, cũng như đánh
giá thực trạng GDTM thông qua văn học ở nước ta trong những năm đầu của thời kỳ
đổi mới (công trình khảo sát từ năm 1986 đến năm 1996). Qua đó, khẳng định những
đóng góp tích cực và tiến bộ của loại hình nghệ thuật văn học đối với quá trình
GDTM cho nhân dân, góp phần phê phán những khuynh hướng sai lầm trong đời
sống văn học, thể hiện tập trung ở cả khâu sáng tạo, lý luận phê bình và thưởng thức

văn học. Cùng một hướng nghiên cứu khi đánh giá vai trò của các tác phẩm văn học
trong quá trình GDTM, tác giả Hoàng Văn Cẩn với bài viết “Giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ em qua tác phẩm văn học thiếu nhi” [9] cũng đã nhận định: GDTM thông qua các
tác phẩm văn học là sự tác động tích cực, có định hướng đối với mọi người. Với trẻ
em, sự định hướng ấy cần tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động - phù hợp với phương pháp
giáo dục trẻ là “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, vai trò của văn học trong
GDTM có những ưu thế, hạn chế gì so với việc sử dụng các loại hình nghệ thuật khác
trong GDTM thì chưa thực sự được các tác giả đề cập rõ.
Tập trung nghiên cứu về sức tác động của nghệ thuật, tác giả Đào Duy Thanh
trong công trình “Vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người”
[55] đã nghiên cứu dưới cả ba dạng đặc thù của hoạt động tinh thần là hoạt động
nhận thức, hoạt động đánh giá và hoạt động sáng tạo của con người. Mặc dù công
trình này không hoàn toàn nghiên cứu về vấn đề GDTM, nhưng lại có giá trị tham
khảo cao cho đề tài của luận án. Bởi, qua các phần phân tích, đánh giá, tác giả đã
góp phần minh chứng được sức mạnh tác động đặc biệt của nghệ thuật đối với đời
sống tinh thần của con người, mà trước hết là sức tác động đến ba dạng đặc thù của
hoạt động tinh thần, đó là: Hoạt động nhận thức, hoạt động đánh giá và hoạt động
sáng tạo của con người. Theo tác giả, đời sống tinh thần xã hội không cần phải biểu
thị tất cả những dấu hiệu mang tính đa dạng phong phú của nó, mà chỉ cần xác định
những dấu hiệu mang tính bản chất của đời sống tinh thần - đó là cái phản ánh, cái
phụ thuộc, cái độc lập tương đối nhưng lại tác động trở lại một cách tích cực đối với
đời sống vật chất của xã hội. Sự phong phú của các hệ thống hình tượng nghệ thuật
không chỉ kích thích năng lực nhận thức của con người, mà nó còn bảo đảm tính
toàn vẹn và tính sinh động của đời sống hiện thực, thông qua sự thống nhất giữa


17
tình cảm và lý trí. Sự thống nhất đó làm cho nghệ thuật có khả năng như một cơ chế
tổng hợp cảm xúc về mọi phương diện tình cảm, gìn giữ những kinh nghiệm của
nguồn năng lượng xã hội và thẩm định những giá trị chân - thiện - mỹ của con

người. Sáng tạo nghệ thuật chính là cái quy định khả năng gợi mở của nghệ thuật để
phát huy mọi khả năng ẩn chứa trong thế giới tinh thần của con người.
Những năm gần đây, vấn đề GDTM và việc sử dụng nghệ thuật trong GDTM
vẫn tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Năm 2016, tác giả
Nguyễn Ngọc Ánh trong công trình “Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động văn
hóa nghệ thuật” [2] cho rằng, cái đẹp nảy sinh và phát triển trên nền văn hóa xã hội.
Giáo dục quan điểm thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng để đào tạo con
người, bồi dưỡng và xây đắp cho con người một giá trị tinh thần có tính đặc thù, đó là
giá trị thẩm mỹ. Giá trị đó là một trong những thành tố không thể thiếu của một nhân
cách phát triển toàn diện, hài hòa và phong phú, tạo ra trong con người trình độ và
năng khiếu, trí tuệ và tình cảm, tư duy và hoạt động sáng tạo một cách tự giác theo
những quy luật khách quan và “theo quy luật của cái đẹp”. GDTM cần đi đôi với bồi
đắp kiến thức giúp cho mỗi con người hiểu biết những giá trị đó. Trên cơ sở khảo sát
thực trạng, tác giả đã chỉ ra những thành tựu quan trọng của quá trình GDTM thông
qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật như lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, các
hoạt động thể thao, các cuộc thi sắc đẹp, trong lĩnh vực biểu diễn người mẫu, thời
trang, trong hoạt động truyền hình thực tế, trong tổ chức các ngày lễ. Từ đó khẳng
định vai trò quan trọng của lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đối với quá trình GDTM ở
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong GDTM
thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật chưa được tác giả chỉ rõ trong bài viết.
Năm 2018 có công trình “Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
cho sinh viên ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Thị Minh Tuấn [61]. Mục đích
của công trình này là làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật với giáo dục thị hiếu thẩm
mỹ; đồng thời chỉ ra vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh
viên. Tác giả cho rằng, bản thân nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là
sự phản ánh đặc thù của con người với hiện thực thông qua các hình tượng nghệ
thuật. Với các giá trị thẩm mỹ được tạo ra từ các hình tượng, nghệ thuật cố gắng đưa
con người đến một tổng thể toàn mỹ trong cuộc sống, mà hạt nhân của tổng thể toàn
mỹ ấy là thị hiếu thẩm mỹ trong sáng, tinh túy và nhuần nhụy. Thị hiếu thẩm mỹ là
biểu hiện năng lực thẩm mỹ của cá nhân, đồng thời được quy định bởi các yếu tố xã

hội. Vì vậy, thị hiếu thẩm mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nghệ thuật. Trong đó, thị
hiếu thẩm mỹ tạo ra nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, cơ chế hoạt động để đánh giá
nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ thuật; ngược lại, nghệ thuật đóng vai trò là


18
nhân tố định hướng tình cảm, tri thức, nhân cách trong thị hiếu thẩm mỹ và là nhân tố
góp phần xây dựng hệ chuẩn giá trị cho thị hiếu thẩm mỹ. Tuy nhiên, những vấn đề
như nội dung, phương thức để GDTM (hay giáo dục thị hiếu thẩm mỹ) cho sinh viên
thông qua nghệ thuật lại chưa được tác giả đề cập đến một cách cụ thể.
Sau cùng, chúng tôi cho rằng, khi nghiên cứu vấn đề GDTM ở Việt Nam,
việc phải nắm chắc các quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực này là rất quan
trọng. Một số tài liệu mang tính định hướng đối với lĩnh vực VHNT và những vấn
đề liên quan đến GDTM có thể kể đến như: “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương (khóa VIII)” [16]; “Tài liệu nghiên cứu, quán triệt Nghị
quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về „Tiếp tục xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới‟” của Ban Tuyên giáo Trung ương [4]; cuốn
“Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn nghệ - những mốc phát
triển” của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương [14]; “Văn
kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)” [20]; “Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII” [22]; “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016)” [21] của Đảng Cộng sản Việt
Nam,... Nhìn chung, quan điểm của Đảng được trình bày trong các nghị quyết, chỉ
thị, kết luận về VHNT đều gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế - xã hội và nội
dung GDTM ở nước ta. Trong đó, Đảng ta luôn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng
của VHNT trong quá trình GDTM nhằm xây dựng và phát triển con người toàn
diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Theo quan điểm của Đảng, GDTM phải gắn liền với giáo dục đạo đức, để cái
tốt trở thành cơ sở của cái đẹp; để đức tính cần cù, sáng tạo, tình cảm lạc quan, yêu
đời được phát huy cao độ và không ngừng được bổ sung thêm những nhân tố mới,

trên cơ sở tôn trọng các thành tố riêng của tình cảm thẩm mỹ khi gắn bó với các tình
cảm chính trị, tình cảm đạo đức. Bên cạnh đó, tình cảm thẩm mỹ của con người phải
gắn liền với các nhu cầu thẩm mỹ, các thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ. Vì thế,
GDTM, trước hết là giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp, để từ đó con người
biết hưởng thụ, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ đúng đắn và sâu sắc. GDTM cần hướng
vào xây dựng cổ vũ và làm lành mạnh hóa các nhu cầu của nhân dân và xã hội về cái
đẹp trong sáng tạo. Đây là những tài liệu lý luận quan trọng cho luận án.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã trình bày khá cụ
thể một số vấn đề lý luận về GDTM, như: Bản chất, đặc trưng của GDTM; những
nguyên tắc và hình thức GDTM cơ bản. Các tác giả đều cho rằng GDTM là một nội
dung trọng tâm trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta; đồng thời, khẳng định
thành quả các hoạt động GDTM có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố vệ tinh như


×