Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn hùng sơn, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ HOA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRẤN
HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THỊ HOA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THỊ TRẤN
HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh Tế Nông Nghiệp

Lớp

: 47 - KTNN - N01

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là
chuyên ngành của riêng bản thân tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài nghiên
cứu này là trung thực. Các số liệu trích dẫn đã ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên,tháng ….. năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá hiệu quả sản
xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” em
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Châu đã trực
tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu,
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa KT&
PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, cho phép em gửi lời cảm ơn chân
thành tới các cán bộ UBND thị trấn Hùng Sơn và nhân dân trong xã đã nhiệt tình giúp
đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho để phục vụ cho bài báo cáo.
Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong
quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để mình hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót, sơ suất, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng
toàn thể các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

Nghĩa

1



Quyết định

2

BNN

Bộ nông nghiệp

3

KHKT

Khoa học kĩ thuật

4

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

5


WHO

Tổ chức thương mại thế giới

6

VIETGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

7

NN

Nông nghiệp

8

PTNT

Phát triển nông thôn

9

IPM

Quản lý sinh vật gây hại tích hợp

10


BVTV

Bảo vệ thực vật

11

RAT

Rau an toàn

12

OCOP

Chương trình phát triển kinh tế vùng nông thôn

13

HTX

Hợp tác xã

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15


TDP

Tổ dân phố

16

ĐVT

Đơn vị tính

17

TT

Thị trấn

18

NSTB

Năng suất tung bình

19

HĐND

Hội đồng nhân dân

20


BQ

Bình quân

21

KHCN

Khoa học công nghệ

22

CS-XH

Chính sách xã hội

23

QMN

Quy mô nhỏ

24

QMV

Quy mô vừa

25


QML

Quy mô lớn


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2018 ................ 18
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam
giai đoạn 2011- 2018 .................................................................................................. 20
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn phân loại quy mô trồng rau an toàn ......................................... 23
Bảng 4.1:Hiện trạng sử dụng đất đai của thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ..................... 28
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 ......................................................................... 33
Bảng 4.3: Thống kê nhân khẩu thị trấn Hùng Sơn năm 2018 .................................... 34
Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ................ 35
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất rau màu của thị trấn Hùng Sơn năm 2018 ................... 36
Bảng 4.6: Kết quả sản xuất rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn
qua 3 năm (2016 - 2018) ............................................................................................. 38
Bảng 4.7: Một số thông tin cơ bản về các hộ điều tra năm 2018 ............................... 41
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2018 .................. 43
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra
giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................................................. 43
Bảng 4.10: Các hộ tham gia và không tham gia tập huấn năm 2018 ......................... 44
Bảng 4.11: Thị trường rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn năm 2018......................... 45
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất 1 sào rau an toàn của các hộ điều tra trên 1 vụ ............. 48
Bảng 4.13: Chi phí sản xuất 1 sào rau an toàn của các hộ điều tra trên 1 vụ ............. 50
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn

phân theo nhóm hộ điều tra năm 2018 (Nhóm rau ăn lá) ........................................... 51
Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn phân theo nhóm hộ
điều tra năm 2018 (Nhóm rau ăn củ, quả) .................................................................. 53
Bảng 4.16: Chi phí cho 1 sào trồng rau thường trên 1 vụ năm 2018 .......................... 54
Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau thường của các hộ điều tra năm 2018 ................ 54
Bảng 4.18: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất
cây rau an toàn với rau thường trên 1 sào trên vụ....................................................... 55


v

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ rau an toàn của các hộ điều tra ............................................. 46


vi

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................................... 3
1.3.3. Ý nghĩa trong học tập........................................................................................ 3
1.4. Bố cục của khóa luận ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm về sản xuất ....................................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về tiêu thụ ........................................................................................ 5
2.1.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 6
2.1.4. Một số khái niệm về rau an toàn ....................................................................... 9
2.1.5. Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất ....................................... 17
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 18
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ................................................................ 18
2.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam ............................................................... 20
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 24


vii

3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 24
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 24
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ ................................ 24
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rau an toàn................................... 26
3.4.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội
khi trồng rau an toàn ................................................................................................. 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27
4.1. Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 27

4.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái nguyên ....................................................................................................... 36
4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn ................... 36
4.2.2. Các quy định chung về sản xuất rau an toàn của thị trấn Hùng Sơn .............. 38
4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây rau an toàn theo kết quả điều tra .............. 41
4.3.1. Tình hình sản xuất chung của các hộ .............................................................. 41
4.3.2. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau an toàn của các hộ ....................................... 47
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng
tới sự phát triển rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ ........................... 56
4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 56
4.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 57
4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn,
tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau ........................................... 58
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 60
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 60
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 61
5.2.1. Đối với huyện Đại Từ ..................................................................................... 61
5.2.2. Đối với thị trấn Hùng Sơn............................................................................... 63
5.2.3. Đối với hội nông dân trồng rau an toàn .......................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người và nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp

trồng trọt đang ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và áp dụng công nghệ
hiện đại trong sản xuất. Đặc biệt, ngành sản xuất rau an toàn hiện nay được chú
trọng đầu tư sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng
và tạo hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như cả nước.
Đối với hàng nông sản thì sản phẩm “nông nghiệp sạch” là một trong
những yếu tố đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, hiện
nay thực phẩm bẩn lại đang tràn lan trên khắp thị trường gây ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Ai cũng tự hỏi rau an toàn là rau như thế nào? và
những yếu tố nào để chứng tỏ cho nguồn rau là an toàn? bản thân mỗi người
làm nội chợ tiếp xúc với rau, củ quả thường xuyên để đánh giá một loại rau là
an toàn, đảm bảo vệ sinh thì thật khó, chủ yếu chúng ta vẫn nhìn nhận một
cách chủ quan và theo cảm tính. nếu không có những bài báo đăng tin về
những nguồn thực phẩm bị nhiễm độc thì thật khó để có thể biết được đằng sau
những rau củ xanh tươi ấy lại chứa đầy độc tố từ khâu sản xuất, chăm sóc, chế
biến được tung ra thị trường.
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong cung cấp dinh dưỡng cần thiết
hàng ngày cho con người. Ngoài ra, sản xuất rau an toàn còn có giá trị kinh tế
cho xuất khẩu hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên xuất phát
từ thực tế, rau kém chất lượng, dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại
nặng vượt mức cho phép, các vi sinh vật gây hại cho rau... có thể gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe con người hiện đang được cung cấp tràn lan trên thị
trường. Do đó, sản xuất và tiêu dùng rau sạch là vấn đề cấp thiết vì sự phát


2

triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay đã có những
chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan
tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/QĐ-BNN-KHKT ngày
28/04/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm

thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chi tiêu về rau an toàn.
Ngày 18/09/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc
tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn...
Tuy nhiên, quá trình sản xuất rau an toàn hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều
khó khăn như năng suất rau chưa cao, giá bán rau an toàn còn thấp, chưa có
kênh tiêu thụ. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá
hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thị trấn Hùng Sơn, Huyện Đại Từ, Tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn, xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất tại thị trấn Hùng Sơn - huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất an toàn trên địa bàn thị trấn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh gía thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của các hộ tại thị trấn
Hùng Sơn.
- Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
các hộ trồng rau tại thị trấn Hùng Sơn.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi
trồng rau an toàn.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
rau an toàn trong sản xuất.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên củng cố lý thuyết đã học rèn luyện kỹ năng thực hành
và kiến thức bản thân, rèn luyện kỹ năng đã học về chuyên ngành kinh tế
nông nghiệp và những môn học được đào tạo trong chương trình đào tạo của
nhà trường.
- Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc
và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi củng
cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiện
tốt công việc đúng chuyên ngành của mình.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến lược
phát triển kinh tế nuôi trồng rau tại thị trấn Hùng Sơn nói riêng và huyện Đại
Từ tỉnh Thái Nguyên nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương đưa ra
những kết luận mới hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng mô
hình nuôi trồng rau an toàn trên địa bàn và nghiên cứu tại các khu vực nông
thôn khác.
1.3.3. Ý nghĩa trong học tập
- Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá
tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như việc trồng rau an toàn nói
riêng của người dân thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở
ngại nhằm phát triển cây rau nói chung và rau an toàn nói riêng theo hướng tới
phát triển kinh tế bền vững.
1.4. Bố cục của khóa luận
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan tài liệu



4

- Chương 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm sản xuất
là quá trình lao động tạo ra của cải không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại cần
thiết cho sự tồn tại phục vụ lợi ích của xã hội [10].
- Đầu vào là tất cả các yếu tố sử dụng trong sản xuất như vốn đầu tư... còn
đối với sản xuất rau đầu vào bao gồm đạm, lân, kali, giống, công chăm sóc và
một số yếu tố khác...
- Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ không có sẵn trong tự nhiên nhưng nó rất cần thiết cho sự sống
của con người. Trong sản xuất rau đầu ra chính là các loại rau thông qua sản
xuất mà có để phục vụ nhu cầu của xã hội và gia đình.
- Đầu vào và đầu ra không bao giờ tách rời nhau, chúng luôn có mối quan
hệ biện chứng với nhau và thể hiện qua hàm sản xuất :
Q = f (Xi)
Trong đó: - Q: là khối lượng sản phẩm Sản xuất ra
- Xi: là các yếu tố đầu vào để sản xuất ra Q sản phẩm.
2.1.2. Khái niệm về tiêu thụ
Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua khâu tiêu thụ thì mới thực

hiện được quá trình tái sản xuất sản phẩm đó. Vì vậy, tiêu thụ là một khâu
quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình thực hiện giá
trị sản phẩm. Thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm sản xuất ra sẽ đưa
sang lĩnh vực lưu thông và tới tay người tiêu dùng.
Việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng,
chất lượng của sản phẩm, thị trường, cơ sở hạ tầng, sự nhanh nhạy của người
sản xuất, chính sách vĩ mô của chính phủ. Đối với rau thì kết quả và hiệu quả


6

kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ. Đây là loại sản phẩm cần
được tiêu thụ nhanh sau khi thu hoạch thì mới đem lại số lượng và chất lượng
sản phẩm tốt được. Cho nên, cần chú ý khi thu hoạch, bảo quản để tiêu thụ
nhanh sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất rau [10].
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
a, Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và mức
độ chi phí các nguồn lực và mức độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái
sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở
nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá
việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ [4].
b, Bản chất hiệu quả kinh tế của sản xuất
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội chung nhất có liên quan
trực tiếp đến nền sản xuất và các quy luật kinh tế khác, phản ánh chất lượng
của các hoạt động kinh tế.
Thực chất, hiệu quả kinh tế của sản xuất là một mối tương quan so sánh
giữa giá trị sản phẩm thu được và lượng chi phí bỏ ra để sản xuất. Trong quá
trình sản xuất đưa ra các phương án hay giải pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn

có hiệu quả cao, là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi
phí sẽ đầu tư. Từ đó sản xuất được các sản phẩm rau an toàn với chi phí nhỏ
nhất và thỏa mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng sản phẩm theo nhu
cầu của thị trường thì hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm càng cao. Nói
cách khác, bản chất của hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm là nâng cao
năng xuất lao động của sản phẩm.
Mặt khác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm cần phải
xem xét cả vấn đề thời gian và không gian để hiệu quả đảm bảo đạt được lợi
ích trong ngắn hạn hay lợi ích dài hạn, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của
toàn xã hội.


7

c, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất
Trong điều kiện các nguồn lực có hạn không thể tạo ra kết quả bằng mọi
giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất. Hiệu quả kinh tế của sản
xuất sản phẩm bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngay từ trong quá trình sản xuất
cho đến kết quả sản xuất, với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể như:
Khoa học công nghệ sản xuất được áp dụng vào sản xuất:
Yếu tố này nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm các
chi phí, nguồn lực. Phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào
tiết kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất sản phẩm phụ
thuộc vào những thay đổi cải tiến và kỹ năng sử dụng công nghệ, từ đó sẽ thay
đổi hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm.
Khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới của người sản xuất:
Sự tiếp thu kỹ thuật của người nông dân và năng suất của sản phẩm có
mối quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác vì vậy trình độ và kinh
nghiệm có thể thấy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
Về đất đai:

Những đặc tính lý, hóa của đất quy định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa
hình, vị trí khu vực sản xuất có thuận lợi khó khăn gì cho giao thông vận
chuyển vật phục vụ sản xuất,…
Thời tiết khí hậu:
Trong sản xuất nông – lâm nghiệp các đối tượng sản xuất khác nhau
thường bị ảnh hướng về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu cũng khác nhau vì
vậy trong sản xuất susu cần xác định các vùng sinh thái phù hợp với điều kiện
sinh trưởng phát triển tốt của cây, từ đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế.
Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuất:
Trong sản xuất nông – lâm nghiệp, phần lớn thị trường có tính cạnh tranh
hoàn hảo cao hơn so với các nghành khác. Vì vậy, khi tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.


8

Môi trường lành mạnh đó các thành phần kinh tế có quyền ngang nhau trong
tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán các sản phẩm.
Chính sách của chính phủ:
Có hai nhóm chính sách, một là các chính sách thông qua giá như chính
sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế,… có tác động trực tiếp đến kết
quả và hiệu quả kinh tế. Hai là chính sách không thông qua giá như phát triển
cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát
triển… có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế.
d, Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất
Nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm trong khi đó nhu cầu
của con người cũng ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó của xã hội thì
người sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với sản xuất nông - lâm
nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên ẩn chứa nhiều rủi
ro làm hiệu quả kinh tế không ổn định. Vì thế khi thực hiện quá trình sản xuất

các cá nhân hay tổ chức đều phải tính toán kỹ lưỡng sao cho quá trình của
mình đạt được hiệu quả nhất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế giúp xác định được đồng chi, đồng thu từ đó có
thể đưa ra mức độ đầu tư hợp lý là cơ hội để tăng lợi nhuận, đảm bảo lợi ích
cho người sản xuất, người tiêu dùng và cho cả xã hội. Đánh giá hiệu quả kinh tế
là động lực tích lũy vốn, tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ
tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... từ đó thu nhập của người sản
xuất, người lao động được cải thiện. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa
to lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nônglâm nghiệp nói riêng. Chỉ khi đánh giá được hiệu quả kinh tế thì khi đó nguồn lực
mới được khai thác và sử dụng hợp lý, đầy đủ và bền vững.
Tạo việc làm ở nông thôn miền núi, hạn chế các tiêu cực xảy ra do tình
trạng thiếu việc làm của người lao động, tình trạng du canh du cư, đốt rừng
làm nương rẫy, hoang hóa đất rừng.


9

Đa dạng hóa đối tượng sản xuất nông – lâm nghiệp, tạo nền vùng sản xuất
chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng sinh thái nông nghiệp bền vững.
Cung cấp một lượng lớn sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, thực phẩm.
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, cây rau còn đóng góp vào bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa.
e, Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất
Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất rau bao gồm:
Đánh giá chi phí sản xuất của sản phẩm.
Đánh giá kết quả.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất sản phẩm.
2.1.4. Một số khái niệm về rau an toàn
Theo PGS.TS Đăng Văn Đông “ giải thích: “ Rau an toàn có thể hiểu theo cách

ngắn gọn nhất là loại rau khi ăn vào không gây hai cho sức khỏe. Còn cách giải
thích của khoa học, rau an toàn là các loại rau có hàm lượng các hóa chất và vi
sinh vật gây hai cho con người tồn tại trong rau ở ngưỡng cho phép và khi sử
dụng không gây ra tác động xấu cho cơ thể” [9].
Suy rộng ra một sản phẩm rau được công nhận là “rau an toàn” khi các
yếu tố như nguồn đất, nguồn nước, nguồn vi sinh vật và hàm lượng thuốc bảo
vệ thực vật được kiểm soát sao cho các tác nhân gây tổn hại cho cơ thể luôn
nằm ở ngưỡng cho phép.
“Theo Trần Khắc Thi. Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB nông nghiệp Hà Nội_
2005”, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và đóng
gói đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sịnh hấp dẫn.
- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc
BVTV, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại
không vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức y tế thế giới.


10

- Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
+ Chỉ tiêu về nội chất: Chỉ tiêu nội thất được quy định cho rau tươi bao gồm:
1. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật -> dẫn đến ngộ độc đồng loạt nếu ăn phải.
2. Hàm lượng nitrat (NO3) -> Có thể gây ung thư và một số bệnh khó
chữa trị khác.
3. Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As -> Gây
ra ung thư và một số các bệnh khó chữa trị khác.
4. Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella...) và kí sinh
trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris) -> Gây ra tiêu chảy và tiêu chảy cấp.
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức
cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế FAO/WHO hoặc của một số

nước tiên tiến: Nga, Mỹ...Trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu
chuẩn về các lĩnh vực này.
+ Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu
từng loại rau, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát, hư thối,
không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp [5].
Sản xuất rau là một ngành trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn hiểu
về rau an toàn chúng ta phải đi từ khái niệm về nền nông nghiệp.Hiện nay trên
thế giới cũng như Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch là:
Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối [2].
+ Nông nghiệp sạch tương đối:
Là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc
biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học kỹ thuật cao với các biện pháp hữu
cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng các loại phân bón và
các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của
sản xuất đến môi trường. Đồng thời các sản phẩm sản xuất không có hoặc có
dưới mức cho phép các dư lượng chất độc nên nông nghiệp này được áp dụng
phổ biến ở các nước phát triển.


11

+ Nông nghiệp sạch tuyệt đối:
Là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Nền nông nghiệp này
người ta áp dụng các biện pháp hữ và sinh học, trở lại với chế độ canh tác tự
nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật hóa
học. Nó được trồng trong nhà kính nhà lưới để cách ly với các yếu tố độc hại
của môi trường bên ngoài. Nền nông nghiệp này chủ yếu chỉ được áp dụng ở
các nước phát triển vì họ có nền nông nghiệp tiên tiến có điều kiện về kinh tế
để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm đó mà Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức

nông lương thế giới (FAO), thì rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng không bị dư hại, dập nát, héo úa,
không ngâm, ủ bằng chất hóa học độc hại.
• Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat (NO3) và kim loại
nặng ở dưới mức cho phép.
• Rau không bị sâu bệnh không có vi sinh vật cho người và gia súc.
Ngoài ra, Sở nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh có quan
niệm như sau:
• Rau an toàn (rau sạch tương đối) là loại rau mà lượng thuốc bảo vệ thực
vật, hàm lượng Nitrat, hàm lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại
tồn đọng trong rau an toàn không vượt quá mức cho phép của tổ chức y tế thế
giới (WHO).
• Rau sạch tuyệt đối: “Ngoài các tiêu chuẩn trên còn không được dùng
thuốc hóa học và thuốc trừ sâu trong canh tác”.
a, Đặc điểm sản xuất rau an toàn
Đời sống nhân dân ngày một nâng cao về chất lượng. Vì thế nhu cầu của
người dân về rau an toàn là rất chính đáng bởi nó góp phần kéo dài tuổi thọ,
tăng sức khỏe. Rau an toàn có những đặc điểm sau:
- Hầu hết tất cả các loại rau an toàn đều phải trải qua thời kỳ ươm cây

giống, trong thời kỳ này đòi hỏi phải chăm sóc cận thận, loại bỏ những cây


12

xấu, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, do vậy sản phẩm rau phu thuộc rất
nhiều vào cây giống.
- Sản xuất rau nói chung và rau an toàn nói riêng có thời gian sinh trưởng

ngắn, có thể nhiều vụ trong năm góp phần cải tạo đất, nâng cao thu nhập cho

nguời nông dân. Rau an toàn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị đóng góp
một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của
ngành nông nghiệp nói riêng.
- Sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải bỏ vốn đầu tư như công lao động

nhiều, đòi hỏi sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhát định.
- Rau là loại cây có nhiều sâu bệnh phá hoại, trong khi đó việc sản xuất

rau an toàn lại đòi hỏi hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng thuốc hóa học. Do
đó, phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời hợp lý để đảm bảo chất
lượng rau an toàn.
b, Vai trò rau an toàn.
- Giá trị dinh dưỡng: rau an toàn có vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp
nguồn thực phẩm sạch bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Về lượng protein
và lipit thì rau không thể so sánh với các thực phẩm nguồn gốc động vật nhưng
giá trị chính của rau là ở chỗ chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ và chất
có hoạt tính sinh học. Đáng chú ý là rau chứa nhiều muối khoáng có tính kiềm,
vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
+ Rau tươi cung cấp chất xơ sau khi đi vào cơ thể không sinh năng lượng,
không chứa protein nhưng lại hấp thu nhiều nước và sức giãn nở nên có tác
dụng làm tăng nhanh hoạt động của đường ruột, giúp cơ thể hấp thu những
chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giúp bài tiết các chất
bã và các vi khuẩn độc hại ra ngoài cơ thể. Vì thế, những món ăn chứa chất xơ
có thể phòng và chữa trị được bệnh táo bón.
+ Rau tươi có khả năng kích thích thèm ăn và ảnh hưởng tới tuyến tiêu
hóa. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tinh dầu như mùi, rau thơm,
hành, tỏi,….Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protit, gluxit làm
tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày.



13

+ Rau là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin
và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày. Hầu hết
các loại rau tươi thường dùng của người dân đều giàu vitamin nhất là vitamin
A và C là những vitamin hầu như không có hoặc chỉ có rất ít trong thức ăn
động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau chứa
nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magie giữ, đối với cơ thể
những chất này là rất cần thiết để trung hòa các sản phẩm axit do thức ăn hoặc
quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali
cacbonat, muối kali của các axit hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước
và dịch tiêu hóa.Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protit ở
tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magie trong rau tươi cũng rất đáng
chú ý, dao động từ 5-75mg%. Lượng nước trong rau từ 70-90%.
Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong bữa ăn hang ngày của
chúng ta. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau an toàn, không có vi khuẩn gây
bệnh và dư lượng các hóa chất độc nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Về kinh tế: sản xuất rau an toàn nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhàn dỗi giải quyết việc làm.
- Về y học: Một số loại rau có khả năng làm dược liệu chữa bệnh.
- Về xã hội: Các mô hình trồng rau an toàn ngày càng được phát triển tác
động nhiều mặt vào đời sống của người dân. Nâng cao thu nhập đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội, việc quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tạo
nên sự tin tưởng của người tiêu dùng, thu hút nguồn lao động, nâng cao chất
lượng cạnh tranh với các nước trong khu vực và hướng ra xuất khẩu.
Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của rau an toàn, đang được chú
trọng trong đời sống, diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng được nâng lên.
Đáp ứng nhu cầu của xã hội.
c, Quy trình sản xuất rau an toàn
Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà việc xây dựng quy trình

sản xuất rau an toàn sao cho hợp lý, ở nước ta Sở khoa học công nghệ và môi
trường đã đưa ra quy trình sản xuất rau an toàn.


14

- Môi trường sản xuất rau an toàn như đất, nước,không khí phải trong
lành, xa khu nước thải, chất thải của thành phố, khu công nghiệp, bệnh viện và
khí thải các xe cơ giới.
- Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn phải được sản xuất trong

vùng quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ nhất là về phân bón và thuốc
trừ sâu. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thu được
quy trình sản xuất mới.
- Đất trồng: phải là đất cao ráo, dễ thoát nước, thích hợp với sinh trưởng

và phát triển của cây rau. Đất không bị nhiễm độc của thuốc trừ sâu và kim
loại nặng, chọn đất xa khu công nghiệp, xa các bệnh viện, nghĩa trang, đường
quốc lộ ít nhất 200m trở lên.
- Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn những hạt giống tốt, những cây

con khỏe mạnh, không có mầm bệnh có chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh
cao. Trước khi gieo hạt giống hoặc cây con cần được xử lý bằng hóa chất hoặc
bằng nhiệt.
- Nước tưới: Vì trong rau chiếm trên 90% nước, nên tưới nước ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng rau. Do đó, tưới nước sạch cho cây, không được dùng
nước bẩn để tưới hoặc rửa rau khi thu hoạch, nếu có điều kiện tốt nhất là dùng
giếng khoan khi nước đã xử lý.
- Phân bón: Cấm dùng phân tươi để bón hoặc tưới, mà chỉ dùng phân


chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng theo
tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng của các đợn
vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và hướng dẫn.
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ

tổng hợp IPM (chọn giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây
trồng). Không được dùng thuốc bảo vệ đã cấm sử dụng mà chỉ sử dụng những
thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại đối với ký sinh thiên dịch, phân
giải nhanh, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép.
- Về Bao bì BVTV: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải được để vào nơi

quy định và được thu gom thường xuyên, xử lý, tiêu hủy theo quy định Nhà


15

nước. Các chất thải khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom, đưa ra
khỏi khu vực sản xuất hoặc xử lý thường xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở
khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.
- Thu hoạch và bảo quản: Cần thu hoạch đúng độ chín của sản phẩm và

thời gian cách ly. Sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ lá già, úa, dập nát, bị bệnh,phân
loại sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu thụ kịp thời. Đồng thời phải
có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất cho con người và được trồng nhiều ở hầu hết các nước trên thế giới.
d, Tác hại của việc sử dụng rau không an toàn
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sản
xuất nông ngiệp, trong đó có sản xuất rau cùng với sự lỗ lực phấn đấu của
người dân. Nên phát triển tương đối nhanh và đạt được những thành tựu to

lớn. Cùng với sự phát triển đó, một thực tế là người dân chạy theo lợi nhuận,
ít quan tâm đến việc phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc hóa học, phân bón
không khoa học, các bước chăm sóc thì chưa đúng quy trình kỹ thuật. Nên đã
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đặc biệt
người tiêu dùng không được sử dụng rau an toàn mà phải sử dụng rau không
an toàn. Chính vì vậy, số vụ ngộ độc ngày càng gia tăng. Khi nền kinh tế càng
phát triển thì nguy cơ nhiễm độc của con người ngày cang cao. Ngay như sản
xuất rau, nếu lượng NO3 ở dưới mức cho phép thì không gây nguy hiểm
nhưng nếu vượt quá ngưỡng cho phép thì ảnh hưởng nghiêm trọng đén sức
khỏe con người. Vì trong cơ thể NO3 bị khử thành NO2 mà NO2 là một trong
những chất vận chuyển oxi trong máu (oxihaemoglobin) thành chất không
hoạt động được gọi là Methaemoglobin. Ở mức độ cao có thể giảm mức hô
hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát
triển khối u. Nếu lượng

trong cơ thể ở mức độ cao có thể gây phản ứng

với amin thành chất gây ung thư gọi là Mitrasamin. Thực tế nước ta qua các
cuộc điều tra của Viện nghiên cứu rau quả cho thấy, dư lượng

trung bình

ở cây su hào là từ 645,11 đến 1080,1 mg/kg. Đối với hành tây dư lượng
trung bình 120 đến 180mg/kg trong đó WHO quy định <80mg/kg. Với những


16

lý do đó mà chương trình sản xuất rau an toàn được thực hiện và rất cần thiết
và hợp lý với tình hình thực tế.

e, Những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất rau
- Thời tiết khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất:
Có thể nói điều kiện tự nhiên (khí hậu, chất đất, nguồn nước...) là những yếu tố
quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nhà nước, tổ chức,
người sản xuất muốn đưa ra được những quyết định tối ưu trong công tác tổ
chức sản xuất đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ những điều kiện trên bởi vì các yếu tố
này liên quan trực tiếp đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản
xuất, tổ chức cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất.
- Trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, tập quán của người sản xuất
Kinh nghiệm, tập quán và kĩ thuật của người sản xuất ảnh hưởng nhiều
đến bố trí, cơ cấu cây trồng, chất lượng sản phẩm. Thật vậy, một địa phương
có tập quán sản xuất rau gia vị không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất
rau ăn lá và ngược lại.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất RAT.
RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng
lớn nếu khu vực nào cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì không thể tổ chức sản
xuất RAT được.
- Những đơn vị, tổ chức cung ứng đầu vào trong quá trình sản xuất RAT.
Tổ chức cung ứng đầu vào cho sản xuất RAT là 1 khâu then chốt trong
quá trình sản xuất RAT. Đơn vị cung ứng đầu vào là nhân tố quyết định đến tổ
chức cung ứng đầu vào trong phát triển sản xuất RAT. Trường hợp không có
đơn vị cung ứng đầy đủ những thuốc được phép sử dụng trong sản xuất RAT
dẫn đến các hộ sử dụng những thuốc BVTV không được phép sử dụng trong
RAT hay những đơn vị cung ứng không hướng dẫn cách sử dụng có thể dẫn tới
việc sử dụng sai quy cách ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm .
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà Nước: Tác động trực tiếp tới cung
cầu của một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất
thông qua tác động của thị trường chính là giá cả, chính sách về tiêu thụ sản



×