Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã sà phìn, huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------

VÀNG THỊ HỒNG LIÊN
Tên đề tài
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN
XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Phát triển nông thôn
: KT - PTNT
: 2015 – 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------

VÀNG THỊ HỒNG LIÊN
Tên đề tài
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA BÀN


XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Phát triển nông thôn
: K47 - PTNT
: KT - PTNT
: 2015 – 2019
: ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo
trong khoa KT&PTNT đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS. Đoàn Thị Mai, đã tận tình
giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức

bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị tại
UBND xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến
việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Vàng Thị Hồng Liên


ii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

BQ

: Bình quân


CC

: Cơ cấu

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

SL

: Số lượng

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

TB

: Trung bình

Tp


: Thành phố

UBND

: Uỷ ban nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

VNĐ

: Việt Nam đồng


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vi
Phần 1: Mở đầu .............................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.....................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................4
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..........................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch ...........................5
2.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn ..................................6
2.1.3. Về khái niệm khách du lịch: ...............................................................................6
2.1.4. Các điều kiện cần để phát triển du lịch cộng đồng .............................................8
2.1.5. Các nguyên tác cơ bản để phát triển cộng đồng .................................................8
2.1.6. Tác động của du lịch cộng đồng đến phát triển kinh tế xã hội ...........................9
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................10
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới .......................................10
2.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ............................13
2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch.................16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ......................................................17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................................17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................17


iv

3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................17
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................17
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu ................................................................18
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế -xã hội của xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn Hà Giang .....................................................................................................................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................20
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................22

4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn .......................................................26
4.2.1. Tiềm năng về thiên nhiên..................................................................................26
4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn ...................................................................27
4.2.3. Thủ công mỹ nghệ ............................................................................................31
4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ...............................................................................31
4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn .........................31
4.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............................................................33
4.3.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra. .............................36
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng động tại
xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ................................................................44
4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng .........................................44
4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng ........................................45
4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở xã Sà Phìn
huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang .................................................................................47
4.5.1. Định hướng phát triển du lịch ở xã Sà Phìn , huyện Đồng Văn . .....................47
4.5.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn
huyện Đồng Văn .........................................................................................................48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................51
5.1. Kết luận ................................................................................................................51
5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................54


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu đất của xã Sà Phìn - huyện Đồng Văn
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................21
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển

kinh tế giai đoạn 2016-2018 .......................................................................................22
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn ................23
Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến xã Sà Phìn giai đoạn 2016-2018 ....................32
Bảng 4.5 Một số cơ sở lưu trú tại xã Sà Phìn ...........................................................33
Bảng 4.6. Tống hợp một số hộ kinh doanh tại xã Sà Phìn.........................................35
Bảng 4.7. Thông tin chung về hộ điều tra ...................................................................36
Bảng 4.8. Thời gian tham gia hoạt động du lịch
của người dân trên địa bàn xã Sà Phìn ........................................................................38
Bảng 4.9. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Sà Phìn ..................39
Bảng 4.10. Doanh thu trung bình của các nhóm hộ
điều tra xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng ) .............................................................................40
Bảng 4.11. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch
cộng đồng của xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng) ...................................................................41
Bảng 4.12. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ............................................................42
Bảng 4.13. Lợi nhuận của các hộ tham gia hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng) ............43
Bảng 4.14. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch .............................45
Bảng 4.15. Một số khó khăn của người dân địa phương
khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng ..................................................................46


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Du lịch cộng đồng bản Cát Cát, xã San Sà Hồ,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ...........................................................................................14
Hình 2.2. Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng (HomeStay)
tại bản Bó, phường Chiềng An, Sơn La ......................................................................15


1


Phần 1 : Mở đầu
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, du lịch
được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng to lớn
góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, những năm vừa qua du lịch
Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc đạt được những kết quả đáng ghi nhận
đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho thu nhập quốc gia, đóng góp tích cực
vào sự nghiệp kinh tế xã hội. Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng chúng ta có 54 dân tộc anh em với 54 nền văn hóa khác nhau mang nét
đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và đó chính là nguồn tài nguyên du
lịch hết sức phong phú để chúng ta đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch.
Hòa chung vào sự phát triển ngành du lịch mạnh mẽ, du lịch Hà Giang
không ngừng lớn mạnh và đang từng bước tận dụng khai thác triệt để tiềm
năng du lịch mà thiên nhiên ban tặng.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 4
huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, phía đông giáp tỉnh Cao
Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang,
nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu
Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới chính đặc điểm này đã khiến cho Hà
Giang có một khí hậu trong lành mát mẻ, rất thích hợp để du khách đến thăm
quan cũng như nghỉ dưỡng tại nơi đây, do đó tỉnh có tiềm năng phát triển các
loại hình du lịch. Hà Giang nổi tiếng với các điểm du lịch như : phố cổ Đồng
Văn, dinh thự vua Mèo, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, Núi Đôi cô
tiên,....các khu du lịch cộng đồng.
Trên thực tế năm 2012 lượng khách du lịch đến tỉnh Hà Giang là khoảng
100.000 lượt khách nhưng đến năm 2017 đã lên tới 1 triệu lượt khách, có thể
thấy Hà Giang đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch
nước nhà.



2

Đồng Văn là huyện có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn nhất trong 4
huyện vùng núi phía Bắc là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi
rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc, cao nguyên đá Đồng Văn được
công nhận là công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010 đây là một trong
những vùng núi đá vôi đặc biệt chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử
phát triển vỏ Trái Đất
Nằm ở cực bắc của Tổ Quốc, xã Sà Phìn là thung lũng đã và đang chứa
đựng một công trình với kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang, không
chỉ bị thu hút bởi nét đẹp của một thung lũng đầy sắc vàng của mùa hoa cải mà
nơi đây còn đưa du khách đến thăm “ Dinh Thự Vua Mèo ”. Đây chính là điểm
dừng chân không thể bỏ qua đối với du khách khi bước chân đến Hà Giang.
Nhìn từ trên cao “Dinh Thự Vua Mèo” nằm giữa thung lũng Sà Phìn
huyện Đồng Văn, trên một khối đất nổi cao như hình mai rùa tượng trưng cho
thành Kim Quy, bao quanh bởi một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế
phòng thủ rất tuyệt vời.
Bước vào khu dinh thự ấn tượng đầu tiên là những hàng cây sa mộc cao
vút, thẳng tắp hàng trăm năm tuổi, chiếc cổng đá của dinh thự hiện lên bề thế và
được trạm trổ tinh tế cổng nhà cong vút uốn lượn với những cánh dơi, biểu tượng
cho chữ “Phúc”. Mái cổng bằng ngỗ được chạm khắc tinh xảo với nhiều hoa văn,
chính vì vậy “ Dinh Thự Vua Mèo” đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách
trong nước và ngoài nước, mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho xã Sà Phìn.
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây
thì lượng khách đến với xã Sà Phìn huyện Đồng Văn đã tăng lên rất nhiều và
để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải
trí được xây dựng, các địa điểm du lịch được tu sửa, các hoạt động dịch vụ du
lịch cũng đươc mở rộng và phát triển hơn ngành du lịch phát triển đã tạo ra
việc làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân tham gia hoạt động du lịch tại xã

Sà Phìn.


3

Mặc dù ngành du lịch tại xã Sà Phìn nói riêng và huyện Đồng Văn nói
chung đang rất phát triển những song bên cạnh đó cũng có những tác động
đáng kể đến đời sống của người dân nơi đây, vậy cụ thể những tác động đó là
gì và có những biện pháp nào hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát huy
những ảnh hưởng tích cực tới người dân trong địa bàn xã Sà Phìn ?
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự đồng ý của ban giám hiệu
trường ĐHNL Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông
thôn, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Đoàn Thị Mai, em tiến hành thực hiện đề
tài : “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang’’
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sà Phìn huyện
Đồng Văn tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hơn nữa
hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn , hạn chế các tác động tiêu cực đối
với đời sống người dân tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Sà
Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang .
- Tìm hiểu được thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng
- Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
các hoạt động văn hóa , du lịch cộng đồng .
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học để từ đó vận dụng vào thực tiễn, giúp bài khóa luận hoàn thành tốt hơn.


4

- Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân, đồng
thời giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề
tài khoa học cụ thể.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong
lĩnh vực du lịch. góp phần thu thập số liệu về thực tiễn sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án để phát triển du
lịch tại địa phương hoặc địa phương khác.
- Thấy được tầm quan trọng và tác động của du lịch đến đời sống của
người dân tại một địa phương, từ đó có những biện pháp mô hình phát triển du
lịch nhằm tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.


5

Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc
tính chung của dịch vụ. Sản phẩm ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn
tại dưới dạng vật thể, không lưu kho bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử
dụng. Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt

động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời
sống của con người và ngày càng phát triển phong phú.
Định nghĩa tổ chức du lịch thế giới WTO đã xác định rõ : du lịch là hành
động rời khỏi khu vực thường trú, đi đến một nơi khác một môi trường khác
trong một thời gian ngắn để tìm hiểu khám phá vui chơi giải trí nghỉ dưỡng.
Như vậy du lịch là khái niệm bao gồm nhiều nội dung, một mặt du lịch
mang ý nghĩa nghỉ ngơi, giải trí vui chơi,liên quan mật thiết đến việc di chuyển
chỗ ở của khách du lịch, mặt khác du lịch được nhìn nhận như là một hoạt
động gắn chặt với hoạt động kinh tế, sản xuất tiêu thụ những giá trị của vùng
du lịch điều này cho ta thấy cách nhìn nhận tổng hợp toàn diện hơn về hoạt
động du lịch.
Du lịch cộng đồng
Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức
quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung,
thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (
phong cảnh, văn hóa, …)
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm
hiểu về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau, du


6

lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các vùng nông
thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn
- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa
phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói. Điều này cực kỳ quan
trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh

quan địa phương.
- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với
sự mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ
du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không,
nghĩa là hệ thống các cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn, điều kiện tiếp cận
tốt hơn : khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch, viễn thông ….
- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm, thông qua các loại hình thức dịch
vụ, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng
tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và người dân địa phương. Du lịch cộng
đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từu nông
thôn ra đô thị.
- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần
phục hồi phát triển các di sản và văn hóa, truyền thống, bảo vệ cải tạo tài nguyên
thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa,
truyền thống và là cơ hội để phát triển kinh tế của các vùng khó khăn.
2.1.3. Về khái niệm khách du lịch:
Luật Du Lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du lịch khác nhau
Khách nội địa, khách du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đến Việt Nam.
Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch,
còn khách du lịch từ trong nước ra nước ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối
quan trọng mà du lịch thụ động có thể đem lại.
- Khách du lịch nội địa là: Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.


7

- Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam là: Người đến từ nước ngoài,
những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch người ngoài, là công dân
của một quốc gia và những người ngước ngoài đang sống trên lãnh thổ của một

quốc gia đó đi du lịch trong nước
- Khách du lịch nước ngoài: Là người nước ngoài, người Việt Nam và
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
* Các hình thức du lịch cộng đồng:
Du lịch sinh thái là :
Loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên
nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cả giá
trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít
tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tếxã hội cho cộng đồng địa phương.
Du lịch văn hóa :
Là loại hình du lịch dựa và bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống
Mục đích chủ yếu của khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là
nghiên cứu tìm hiểu các đối tượng văn hóa như : các di tích văn hóa lịch sử,
các công trình kiến trúc tiêu biểu các di sản văn hóa các phong tục tập quán
Du lịch nông nghiệp :
Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực như vườn cây, trang trại
nông lâm kết hợp, các trang trại động vật đã được chuẩn bị sẵn phục vụ cho
khách du lịch, khách du lịch có thể xem hoặc tham gia vào trải nghiệm những
công việc thực tiễn bằng các dụng cụ nhà nông đã chuẩn bị sẵn mà không làm
ảnh hưởng đến công việc cũng như năng xuất của chủ nhà.
Du lịch bản địa :
Là một hoạt động du lịch mà nơi đồng bào dân tộc thiểu số hay người
dân bản địa sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch,và nền văn hóa vốn có
của họ sẽ là điểm thu hút lớn nhất của loại hình du lịch này.


8

Du lịch gắn với hộ gia đình (homestay):

Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà
người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá,
trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng
miền tại địa phương đó.
Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch
dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi
đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất.
2.1.4. Các điều kiện cần để phát triển du lịch cộng đồng
- Tiện nghi và các điểm du lịch hấp dẫn của cộng đồng : phương tiện đi
lại, thông tin, nơi lưu trú, dịch vụ cho khách du lịch tại vùng du lịch, nguồn
nhân lực, nơi mua sắm. các điểm trải nghiệm, khu vui chơi giải trí...
- Tiềm năng thị trường : khách hàng là nhân tố rất quan trọng nó quyết
định sự thành bại của một ngành nghề nào đó trong xã hội, du lịch cộng đồng
cũng vậy du khách chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của một
chương trình phát triển du lịch cộng đồng, việc hiểu rõ được nhu cầu của du
khách, du khách muốn gì, và cần gì là điều rất cần thiết mà mỗi địa phương
phát triển du lịch cộng đồng cần nắm rõ.điều này giúp cho cộng đồng xác định
đúng mực tiêu để từ đó có kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương sao cho
hợp lý và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất.
2.1.5. Các nguyên tác cơ bản để phát triển cộng đồng
Phát triển du lịch luôn hướng tới và tuân thủ theo 10 nguyên tắc :
1. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch hợp lý
2. Hạn chế tối đa việc sử dụng quá mức tài nguyên, giảm thiếu rác thải từ
hoạt động du lịch ra môi trường
3. Phát triển du lịch phải phù hợp với phát triển kinh tế xã hội
4. Phát triển du lịch phải luôn gắn liền với bảo tồn tính đa dạng tài nguyên
và môi trường


9


5. Phát triển du lịch cần chú trọng việc chia sẻ lợi ích cộng đồng
6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du
lịch cộng đồng
7. Thường xuyên trao đổi giữa cộng đồng địa phương và các bên có liên
quan tới du lịch cộng đồng
8. Luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lưc, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập và phát triển kinh tế thị trường
9. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm
10. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và
thực tiễn
Muốn thực hiện phát triển du lịch cộng đồng bền vững thì phải tôn tọng
những nguyên tác trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên môi trường
kinh tế môi trường xã hội.
2.1.6. Tác động của du lịch cộng đồng đến phát triển kinh tế xã hội
 Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho thu nhập của địa
phương đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ hơn, điều
này cực kỳ quan trọng vì nó giảm được áp lực của con người lên các nguồn tự
nhiên và cảnh quan địa phương.
 Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng cho phát triển ngành du lịch
với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các
dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay
không nghĩa là giao thông, điện, điều kiện tiếp cận,các nguồn nước sạch, bưu
chính viễn thông tốt hơn...
 Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra việc làm cho người dân trong
địa phương, du lịch cộng đồng có thể làm thay đổi cơ cấu việc làm cho từng
địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra thành thị.
 Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên văn hóa du lịch
cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống kể cả



10

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội
để giao lưu văn hóa kinh tế Việt Nam với các nước, đây là nhân tố quan trọng
đẻ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và cũng là cơ hội để
phát triển kinh tế ở các vùng khó khăn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới
 Ở Nhật Bản
Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nông
nghiệp và công nghiệp có những trang trại mà khi vào tham quan ta cứ ngỡ vào
khu du lịch.
Nhật Bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp
hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá
trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho
phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu
công nghiệp hóa là rất cao (những năm 1870, thuế nông nghiệp chiếm đến 35%
sản lượng lúa của nông dân). Kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu
chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công
nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông
nghiệp. Sỡ dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho công
nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ „nuôi‟ để mà „vắt‟ và không ngừng đầu tư trở
lại cho công nghiệp. Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản
là chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông
thôn (không chỉ các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi
trọng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay
đổi,góp phần tăng thu nhập của nông dân (1950 thu nhập phi nông nghiệp
đóng góp 29% và 1990 là 85% tổng thu nhập của nông dân). Ðiều này có thể
thực hiện được là bởi vì chính phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng

lượng và thông tin liên lạc trên khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ


11

Nhật còn luôn kiên trì giữa giá nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả
khi nông sản hàng hóa dư thừa.
 Ở Đài Loan
Sự hợp lý ở đây thể hiện ở việc Ðài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra
khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông
nghiệp. Thành công lớn của Ðài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp
và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập (Ðài Loan và
một số nước Châu Âu có thu nhập cân bằng nhất trên thế giới). Mặc dù phải
đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn
trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại
Ðài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không
những thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông
nghiệp còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát
triển của các ngành chế biến nông sản xuất khẩu, vấn đề phân hóa giàu nghèo
trong giai đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Ðài Loan
trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa
(từ 1956 đến 1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh
vực công nghiệp chế tạo). Thành công của Ðài Loan có được là nhờ chính sách
không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết
hay phối hợp hợp lý giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của
quá trình công nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp hóa
đưa công nghiệp về phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly
nông bất ly hương”), nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ
sở để phát triển tiềm lực của quốc gia. Ðể làm được điều này, Ðài Loan phải có

được sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn (“hơn
2/3 dân số nông nghiệp tại Ðài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức”, Ở Hàn
Quốc Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát


12

động xây dựng và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc
nhằm mục đích xóa đi hố “phân cách” kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu
vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các ngành
công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, bỏ quên sự cần thiết
của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho việc phát triển của người dân
sống trong khu vực này. Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm
cho thu nhập của người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó)
được cải thiện và kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư
nông thôn. Ðây cũng chính là yếu tố làm cho Ðài Loan có được sự phát triển
ổn định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
 Ở Thái Lan
Năm 2000 Thái Lan với chương trình “Amazing Thailand” hy vọng thu
hút được 18 triệu khách du lịch với các nội dung chủ yếu hướng vào du lịch.
Toàn bộ các hoạt động quảng cáo về du lịch của Thái Lan đưa ra đều
hướng vào nội dung giới thiệu thiên nhiên và văn hóa dân tộc truyền thống.
Thái Lan cũng đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về du lịch trong
những năm gần đây. Rất nhiều khu du lịch cũng đã được xây dựng. Các dự án
xây dựng sân golf ở khu vực một số rừng quốc gia đã bị đình chỉ vì đã có
những biểu hiện gây hại cho động vật hoang dã. Ở tầm vĩ mô, hiệp hội khách
sạn Thái Lan cũng có các chương trình mang tên „lá xanh‟ nhằm giúp đỡ các
khách sạn trang trí lại khuôn viên của mình với với mục đích thêm nhiều cây
xanh, lắp các hệ thống xử lý rác thải. Khu du lịch biển ở PhuKet đã được nhận

giải thưởng về về môi trường từ hiệp hội khách sạn vì đã góp phần xây dựng
hệ thống chống ô nhiễm cho các mỏ thiếc và biến khu vực này thành một khu
vực của cây xanh với hệ thống xử lý ô nhiễm tối tân.Các hãng lữ hành cũng có
các chương trình hướng vào du lịch, các chương trình du lịch với số lượng
khách hạn chế cũng được mở ra. Thành công lớn nhất của Thái Lan theo đánh


13

giá tại hội nghị du lịch Ðông Nam Á là: “Ðã gắn được hệ thống sinh thái với
các nguồn lợi kinh tế mà không làm phá hủy tài nguyên” . Các cơ quan du lịch
và các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng quảng cáo, tuyên truyền để tạo
ra Thái Lan xanh hơn nữa trong con mắt du khách nước ngoài.
2.2.2 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của một số địa phương
 Thành phố Lào Cai
Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa
lý, địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa. Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị
trấn Sa Pa – nơi được ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn
hút du khách. Được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu
quanh năm mát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn
hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc. Tất cả đã tạo nên một thị trấn bình yên,
hài hòa, tươi đẹp nhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ
vào cuối tuần. Sa Pa là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai.
- Với những sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cùng sự chung tay kết
nối giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, lượng khách du lịch
đến với Lào Cai ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, Lào Cai
đón được khoảng 948.610 lượt khách, trong đó, khách nội địa đạt 573.080
lượt; khách quốc tế đạt 375.530 lượt ; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn

1.844 tỷ đồng. Đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt đã trên 2
triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt, khách nội địa trên 1,3
triệu lượt ; Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 4.500 tỷ đồng. Có thể thấy, từ
năm 2012 đến 2015, lượng khách đến Lào Cai đã đạt hơn gấp đôi, tổng thu từ
khách du lịch tăng gần 2,5 lần. Bên cạnh phát triển du lịch Sa Pa, tỉnh đã thu
hút tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan. Điều này
sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại và chinh phục nóc nhà Đông Dương


14

một cách thuận lợi hơn. Việc đầu tư xây dựng cáp treo Fansipan đã thu hút
thêm nhiều du khách có mong muốn, ước mơ được chạm tay đến “Nóc nhà
Đông Dương”.

Hình 2.1. Du lịch cộng đồng bản Cát Cát, xã San Sà Hồ,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
 Thành Phố Sơn La
Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh ta đã
xây dựng chiến lược phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển
du lịch giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa mát mẻ,
Mộc Châu là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Tại đây, du khách sẽ được trải
nghiệm, thưởng ngoạn đồi chè trái tim, đồi chè vân tay, hội thi hái chè, ngày
hội hái quả, hội thi “Hoa hậu bò sữa”, thăm các bản du lịch cộng đồng, nhà
nghỉ container, leo núi khám phá “Ngũ động bản Ôn”, dịch vụ nhà hàng đặc
sản cá hồi trên núi tiểu khu Vườn Đào; thăm di tích cách mạng động Mộc
Hương, bia Tây Tiến, thác Dải Yếm, hồ rừng thông bản Áng gắn với lễ hội Hết
Chá, Công ty hoa Cao Nguyên, Khu du lịch Happy land, cửa khẩu quốc tế
Lóng Sập; chinh phục đỉnh Pha Luông hùng vĩ...



15

- Theo đó, tỉnh ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân đạt
20%/năm. Khách du lịch đến Sơn La đạt trên 2 triệu lượt khách mới (khách
quốc tế 97 nghìn người); tổng thu từ du lịch đạt 1.900 tỷ đồng; GDP du lịch
chiếm 2,38% GDP toàn tỉnh; tạo việc làm từ lĩnh vực phát triển du lịch cho
18.500 người..

Hình 2.2. Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng (HomeStay)
tại bản Bó, phường Chiềng An, Sơn La


16

2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Đó
là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với không ít thách
thức và khó khăn phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực
hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức
tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn
khu vực. Để có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức
hấp dẫn và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực của riêng bản thân ngành du lịch,
rất cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ tất cả các cấp, các
ngành. Trong đó cần phải có đột phá ngay từ khâu nhận thức về du lịch, mọi
quyết định phát triển du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính
trị cấp quốc gia. Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầu
và đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá. Toàn ngành du lịch,
trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa

phương, cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thị trường, nhạy
bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở
trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất áp dụng các công nghệ hiện đại vào
công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua
đó sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về
hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch,
quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp. Với những định hướng cơ bản trên, nếu vận dụng và thực thi tốt, chắc
chắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng
chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.


17

Phần 3.
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
 Tình hình hoạt động du lịch tại địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn
 Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch cộng đồng và giải phát
phát triển du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu những tác động của hoạt động du
lịch cộng đồng đến đời sống người dân tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn – tỉnh
Hà Giang
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu tại :xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn – Tỉnh Hà Giang
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/2 – 20/5/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn – huyện Đồng Văn
- tỉnh Hà Giang.
- Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Sà Phìn – huyện Đồng
Văn – tỉnh Hà Giang.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại
xã Sà Phìn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh
giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử
dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau.


×