Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

HUY ĐỘNG các lực LƯỢNG xã hội GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tảo hôn CHO học SINH TRUNG học cơ sở NGƯỜI dân tộc THIỂU số HUYỆN sìn hồ, TỈNH LAI CHÂU copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.7 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THIẾT

HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MỴ LƯƠNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Huy động các lực lượng xã hội
trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc
thiểu số huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội để hoàn
thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Trần Thị Mỵ Lương – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi


hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân
huyện Sìn Hồ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ, các đồng chí cán bộ
quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Sìn Hồ, những
người dân, các cơ quan chức năng của huyện Sìn Hồ đã cung cấp thông tin giúp
tôi hoàn thiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có
thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN THIẾT


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
XHH GD

:

Xã hội hóa giáo dục

DS

:

KHHGĐ


:

DTTS

:

Dân số
Dân số kế hoạch hóa gia
đình
Dân tộc thiểu số

TNCS

:

Thanh niên cộng sản

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

MTTQ


:

Mặt trận tổ quốc

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

UBND

:

Ủy ban nhân dân

HNCHT

:

Hôn nhân cận huyết thống


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3
6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ
HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ...................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.....................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài................................................................12
1.2.1 Huy động các lực lượng xã hội...................................................................12
1.2.2. Giáo dục....................................................................................................16
1.2.3. Phòng chống tảo hôn.................................................................................18
1.2.4. Giáo dục phòng chống tảo hôn.................................................................21
1.3. Học sinh Trung học cơ sở...........................................................................22
1.4. Giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân
tộc thiểu số..........................................................................................................27
1.4.1. Ý nghĩa của giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở
người dân tộc thiểu số.........................................................................................27
1.4.2. Mục tiêu, nội dung của giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung
học cơ sở người dân tộc thiểu số.........................................................................29
1.4.3. Phương pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ
sở người dân tộc thiểu số.....................................................................................31


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh
Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số...........................................................33
1.5.1. Những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu của người dân
.............................................................................................................................33
1.5.2. Những bất cập, hạn chế trong các quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 và các quy định pháp luật liên quan...........................................33

1.5.3. Tác động, ảnh hưởng của những mặt trái của cơ chế thị trường..............34
1.5.4. Trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế...................35
1.5.5. Công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao..........35
1.5.6. Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo
hôn còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết............................................................36
Kết luận chương 1.............................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ HUY ĐỘNG CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN
SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU...............................................................................39
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng..................................................39
2.1.1. Mục đích khảo sát......................................................................................39
2.1.2. Nội dung khảo sát......................................................................................39
2.1.3. Đối tượng khảo sát....................................................................................39
2.1.4. Phương pháp khảo sát...............................................................................40
2.1.5. Công cụ khảo sát.......................................................................................40
2.1.6. Địa bàn và thời gian khảo sát...................................................................41
2.2. Thực trạng tảo hôn ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.................................44
2.1.1. Nhận thức của các lực lượng xã hội về tảo hôn........................................44
2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu
.............................................................................................................................46


2.3. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống
tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tôc thiểu số huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu.....................................................................................................54
2.3.1. Hình thức huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tảo
hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tôc thiểu số huyện Sìn Hồ............54
2.3.2 Phương pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống
tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tôc thiểu số huyện Sìn Hồ, tỉnh

Lai Châu..............................................................................................................56
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động các lực lượng xã hội trong giáo
dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tôc thiểu số
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu...............................................................................58
2.3.4. Đánh giá thực trạng..................................................................................59
2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................60
Kết luận chương 2..............................................................................................63
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN SÌN HỒ,
TỈNH LAI CHÂU..............................................................................................65
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.........................................................65
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý................................................................................65
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ...............................................................................65
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn..............................................................................66
3.2. Các biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ
sở người dân tộc thiểu số huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu................................66
3.2.1. Biện pháp 1: Xác định rõ các phong tục tập quán lạc hậu liên quan đến
hôn nhân cần thay đổi.........................................................................................66
3.2.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động phòng
chống tảo hôn......................................................................................................68


3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng mô hình hoạt động tư vấn và triển khai nhân rộng
các mô hình tư vấn hôn nhân tại cộng đồng.......................................................71
3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện triệt để việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng
để phục vụ cho các hoạt động giáo dục phòng chống tảo hôn............................74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất..................................................79
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................80
Kết luận chương 3.............................................................................................85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................89


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của các lực lượng xã hội về Tảo hôn................................44
Bảng 2.2: Nhận thức của các lực lượng xã hội về những tác hại của tảo hôn.....45
Bảng 2.3: Thực trạng của các hình thức tảo hôn.................................................45
Bảng 2.4: Những nguyên nhân của thực trạng tảo hôn.......................................47
Bảng 2.5: Các hình thức phối hợp trong giáo dục nhận thức cho người dân về
tảo hôn...............................................................................................54
Bảng 2.6: Thực trạng các biện pháp xử lý của chính quyền đối với các trường
hợp tảo hôn........................................................................................56
Bảng 2.7: Các phương pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống tảo hôn cho học sinh THCS người dân tộc thiểu số....57
Bảng 2.8: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp giáo
dục phòng chống tảo hôn..................................................................58
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua ý kiến
của cán bộ quản lý.............................................................................81
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua ý kiến
của các chuyên gia............................................................................82


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tảo hôn đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Theo kết quả điều tra
của Ủy ban dân tộc, tỉ lệ tảo hôn ở Việt Nam vẫn đang diễn ra ở một số vùng
nông thôn, miền núi, đặc biệt là đối tượng học sinh Trung học cơ sở, có tới 1/3
số người dân tộc trên địa bàn tảo hôn và tảo hôn. Theo kết quả điều tra năm
2015, tỉ lệ tảo hôn của người dân tộc trên địa bàn là 37.33%, trong đó cao nhất là

các dân tộc trên địa bàn sinh sống ở những cho khó khăn.
Theo thông tin của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ tảo hôn ở
trẻ em nữ nhiều hơn trẻ em nam. Hậu quả của tảo hôn dẫn đến mang thai sớm, khi
cơ thể chưa hoàn thiện về mặt giải phẫu, sinh lý và tâm lý để mang thai. Không chỉ
đe dọa trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em khi mang thai ở lứa tuổi chưa trưởng
thành, tình trạng tảo hôn còn tác động đến các vấn đề kinh tế xã hội, tạo một vòng
luẩn quẩn khó giải quyết: nghèo đói - tảo hôn - bỏ học - không có cơ hội tìm kiếm
việc làm - sinh con ra sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật - nghèo đói.
Trong những năm qua, trên địa bàn các huyện miền núi Lai Châu, tình
trạng tảo hôn còn khá phổ biến và ngày càng có chiều hướng gia tăng, chủ yếu
rơi vào nhóm đồng bào dân tộc trên địa bàn. Ở huyện Sìn Hồ, năm 2014 có 745
cặp đồng bào dân tộc kết hôn thì có 277 cặp tảo hôn; năm 2015 có 726 cặp đồng
bào dân tộc trên địa bàn kết hôn thì 271 cặp tảo hôn; năm 2016 có 752 cặp kết
hôn thì 325 cặp tảo hôn.
Theo báo cáo của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong những
năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở các dân tộc trên địa bàn trên địa bàn huyện Sìn
Hồ có chiều hướng gia tăng từ 37% lên 43% (từ năm 2014 đến tháng 2016).
Vấn nạn này là rào cản đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ Việt Nam đã cam kết như: giảm nghèo đói, phổ cập giáo dục, tăng
cường bình đẳng giới, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
1


Tảo hôn sẽ làm tăng sự phát triển dân số tự nhiên, làm tăng độ dày giữa
các thế hệ, có ảnh hưởng đến chất lượng và nòi giống của thế hệ trẻ mai sau và
ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người tảo hôn. Không những thế, tảo hôn còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước về kinh tế cũng như chất lượng cuộc
sống của con người. Đó là những tác hại khó lường trước được, vì thế tảo hôn là
một thực tế khách quan, một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu một cách
nghiêm túc để tìm ra đúng nguyên nhân dẫn đến tảo hôn và đề ra những biện

pháp ngăn ngừa có tính hiệu quả tiến tới ngăn chặn hiện tượng tảo hôn, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Từ kết quả trên cho thấy, tảo hôn là một tệ nạn xã hội, ảnh hưởng rất lớn
đến việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, đồng thời
làm suy giảm chất lượng dân số. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Huy
động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh
Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” được
lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về huy động các lực lượng xã
hội trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh THCS, luận văn đề xuất
một số biện pháp giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở
người dân tộc thiểu số huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu giúp đạt hiệu quả giáo dục
và nâng cao chất lượng dân số.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng chống tảo
hôn cho huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục cộng đồng về phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung
học cơ sở người dân tộc thiểu số.
2


4. Giả thuyết khoa học
Tảo hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố
(gia đình, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán...) đang diễn ra ở nước ta nói
chung và xã Xà Dề Phìn, Tủa Sín Chải huyện Sìn Hồ nói riêng. Nếu phân tích rõ
cơ sở lý luận và thực trạng tảo hôn ở huyện Sìn Hồ thì có thể đề xuất được một số
biện pháp giáo dục hữu hiệu để phòng tránh nạn tảo hôn, tiến tới bài trừ nạn tảo

hôn bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tảo hôn, từ đó tạo
ra những tiền đề thuận lợi để phát triển đất nước nói chung và xây dựng đời sống
văn hóa mới, xây dựng gia đình mới hiện đại.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về vấn đề tảo hôn và giáo dục
cộng đồng về phòng, chống nạn tảo hôn.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng huy động các lực lượng xã hội trong
giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu
số huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục mà địa
phương đã thực hiện.
5.3. Đề xuất các biện pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục để
phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Sìn Hồ.
6. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng tảo hôn ở các cộng đồng người dân tộc
trên địa bàn và các biện pháp giáo dục của địa phương từ năm 2017 đến 2019.
Đề tài nghiên cứu các biện pháp phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung
học cơ sở người dân tộc thiểu số trên 02 địa điểm: xã Xà Dề Phìn, Tủa Sín Chải
huyện Sìn Hồ.

3


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá giúp
hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi và thu thập thông tin thực tiễn.

Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập các thông tin thực tiễn về tình trạng tảo
hôn và thực trạng công tác giáo dục phòng chống tảo hôn.
Thu thập thông tin bằng phương pháp nghiên cứu số liệu và các báo cáo
chuyên đề hàng năm của các cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện.
Thu thập, theo dõi thông tin cần quan tâm qua các phương tiện truyền
thông về tình hình văn hóa, xã hội của địa phương và cả nước.
- Phương pháp phỏng vấn (học sinh, người dân, cán bộ): Trò chuyện
với một số cán bộ quản lý như cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ y tế,
các già làng trưởng bản để hiểu thêm thực tiễn của cộng đồng về công tác
giáo dục phòng chống tảo hôn để hỗ trợ cho phương pháp điều tra phiếu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến các chuyên gia về thực trạng cũng
như góp ý, tư vấn về xây dựng đề cương, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu, biện
pháp giáo dục phòng chống tảo hôn…
- Phương pháp quan sát: Xem xét thực tế công tác quản lý của các cán bộ
về công tác phòng chống tảo hôn, trực tiếp quan sát tình hình tại cộng đồng dân
cư nơi đang nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn
giáo dục phòng chống tảo hôn, rút ra bài học bổ ích về công tác quản lý giáo dục
phòng chống tảo hôn.

4


7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý và phân tích số liệu, thông tin thu được
qua các phiếu điều tra và các mẫu biểu thống kê.
8. Cấu trúc của luận văn
Gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục và ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về phối hợp các lực lượng cộng

đồng trong giáo dục phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người
dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục
phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Chương 3: Các biện pháp huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục
phòng chống tảo hôn cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Tập tục tảo hôn trước đây đã tồn tại nhiều nơi trên thế giới: Châu Âu,
Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ. Nó thường đi kèm với mọi hủ
tục hứa hôn, ép hôn, …
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nam, nữ muốn được kết hôn với
nhau phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Đó là điều kiện quy
định tại điều 8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; trong đó quy định nam từ
đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 trở lên mới được kết hôn. Quy định này dựa trên cơ
sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, nhằm đảm bảo sự phát
triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của nam, nữ thanh niên. Tảo hôn là việc
lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.
Đề tài về hôn nhân và gia đình đã và đang được nhiều người quan tâm,
khai thác và nghiên cứu. Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân
và gia đình có một số công trình tiêu biểu như:

Tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đã giới thiệu khái quát về
pháp luật hôn nhân và lịch sử trong lịch sử Việt Nam, trong đó có đề cập đến
quan điểm về hôn nhân, điều kiện được kết hôn, quy định việc kết hôn không
được vi phạm những trường hợp pháp luật cấm [22].
Cuốn “Luật hôn nhân và Gia đình” của NXB Tư pháp đưa ra những điều
luật quy định chế độ hôn nhân và gia đình, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
giữa các thành viên trong một gia đình. Cuốn sách có đề cập đến các điều luật về
việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cũng như vấn đề ly hôn [13].

6


Cuốn “Hôn nhân gia đình các học sinh Trung học cơ sở ở hai tỉnh Lai
Châu và Cao Bằng” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa,
Nguyễn Thị Thanh đã đi sâu phân tích, phản ánh rõ nét những đặc điểm cũng
như thực trạng hôn nhân và gia đình của hai dân tộc Hmông và Dao. Đồng thời
đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể giúp cho việc hoạch định chính sách về dân
số và gia đình. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tập trung đánh giá những
vấn đề hôn nhân và gia đình như người quyết định hôn nhân, tuổi kết hôn lần
đầu… nhóm tác giả cũng đã đề cập đến hiện tượng tảo hôn, việc đăng kí kết
hôn, các nghi lễ trong hôn nhân và một số đặc điểm về gia đình của hai dân tộc
trên địa bàn và Dao ở Lai Châu và Cao Bằng.
Tác giả Đỗ Thúy Bình với cuốn “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày,
Nùng, Thái ở Việt Nam” đã phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội, đặc biệt là phong tục tập quán đối với vấn đề hôn nhân và gia đình
trong cộng đồng các dân tộc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập ít nhiều đến hiện
tượng tảo hôn.
Vấn đề tảo hôn đã được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí, các trang mạng
điện tử… “nạn tảo hôn (kết hôn sớm) đang cướp đi hàng triệu cô gái trên toàn
thế giới, buộc họ sống trong nghèo đói, thiếu hiểu biết, sức khỏe kém. Đây là

một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển” [7]. Tình trạng tảo hôn
ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp “trong cộng đồng dân tộc trên địa bàn,
hiện tượng tảo hôn đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng và không thể kiểm soát
được. Theo báo Quân đội nhân dân ngày 6/8/1994, qua 18 dân tộc lớn ở nước ta
như Tày, Hoa, Khơme, Mường… dân tộc nào cũng có tỷ lệ tảo hôn rất cao.
Trong đó cao nhất là người Hrê: 76,3% đối với nam, 84,6% đối với nữ…” [24].
Trên chuyên trang Văn hóa dân tộc có đăng tải bài
viết “Tảo hôn trong học sinh Trung học cơ sở và những hệ lụy khó lường” phản
ánh rằng “việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em
gái. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình
7


dục sớm, mang bầu, rồi nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ của người phụ nữ bị
chậm lại, thoái hóa, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có nhiều
trường hợp tử vong”.
Cho đến nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đề ra về Luật hôn nhân, những
chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình bằng nhiều kênh truyền thông khác
nhau đã tác động đến nhận thức của mọi người dân, song hiện tượng tảo hôn vẫn
còn tồn tại và có chiều hướng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố. Tình trạng tảo hôn
xảy ra ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ nước ta, từ nông thôn, thành thị, miền
núi, với các đối tượng khác nhau, song nhiều hơn cả vẫn là khu vực nông thôn,
miền núi, nơi sinh sống của học sinh Trung học cơ sở, nơi có trình độ dân trí thấp,
còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay,
tình trạng này có nhiều diễn biến phức tạp ở một số nơi, vì thế việc phòng chống
và tiến tới xóa bỏ tảo hôn được Nhà nước và xã hội quan tâm.
Theo kết quả điều tra của Ủy ban dân tộc, các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao
nhất trong cả nước là: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Kon Tum, Gia Lai, trong đó tỉnh Lai Châu có tỷ lệ tảo
hôn cao nhất có tới 18,65% số nam giới 15 - 19 tuổi, 33,8% số nữ 15 - 19 tuổi

và 21,2% số nữ 15 - 17 tuổi đang hoặc đã từng có vợ/ chồng, tức có khoảng gần
1/5 dân số nam và 1/3 dân số nữ 15 - 19 tuổi trong tỉnh đã từng kết hôn .
Tại Tây Bắc, trong độ tuổi 10 - 19, cứ 10 em trai thì có 1 em có vợ, 5 em
gái có 1 em có chồng. Ở Lai Châu, nhiều xã tỷ lệ tảo hôn lên tới trên 50% như
tại xã Xà Dề Phìn là 69.23%, xã Tủa Sín Chải có 54.55% cặp vợ chồng kết hôn
ở lứa tuổi 12 - 17, xã có tỉ lệ tảo hôn thấp nhất là Lùng Thàng ở mức 14.71%.
Dân tộc trên địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao nhất với 33% dân tộc Thái, 23,1% dân
tộc Mường .
Còn ở Yên Bái, mặc dù đã triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình
trạng tảo hôn tại 15 xã cho cao khó khăn của 4 huyện: Văn Chấn, Văn Yên,
Trạm Tấu, Mù Căng Chải, kết hợp với việc vận động tuyên truyền tới các đối
8


tượng trong độ tuổi vị thành niên song theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái thì trong số 337 cặp kết hôn vẫn có 19,5% số
cặp vợ chồng tảo hôn, tảo hôn tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014 [36].
Tại khu vực Tây Nguyên, tảo hôn cũng là một hiện tượng phổ biến. Theo
số liệu thống kê của Sở Tư pháp Gia Lai, trong vòng 10 năm trở lại đây, riêng
trên địa bàn tỉnh xảy ra 1.118 vụ tảo hôn. Tình trạng bỏ học lấy chồng lấy vợ
sớm ở các tỉnh Tây Nguyên đang rất báo động. Thống kê của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh Kon Tum, tại xã Rờ Kơi, trong tổng số 333 trường hợp
được khảo sát, có tới 269 trường hợp tảo hôn, chiếm 80,78%, trường hợp tảo
hôn nữ chiếm 76,95%, nam chiếm 23,05%, có đến 93,39% lấy nhau do tự
nguyện, 193 người chưa đăng ký kết hôn .
Tình trạng tảo hôn diễn ra ngày càng phức tạp, không chỉ riêng gì ở khu
vực miền núi mà ngay cả ở những khu vực đồng bằng và thành thị, nơi có trình
độ dân trí cao cũng xảy ra hiện tượng kết hôn sớm. Đối tượng có thể kể đến đó
là các em học sinh ăn chơi đua đòi, không chú ý đến chuyện học hành, rồi nghỉ
học giữa chừng. Cùng với ảnh hưởng của lối sống đô thị mà nhiều gia đình mải
mê công việc làm ăn không dành thời gian quan tâm giáo dục con cái của mình

dẫn đến việc con cái không đến trường học nữa mà ở nhà lấy vợ lấy chồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ở mỗi nơi, mỗi địa phương có sự
khác nhau. Song có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như: thứ nhất, do
phong tục tập quán. Tảo hôn là một tập tục lạc hậu đã phát triển từ thời phong
kiến ở nước ta, nó tồn tại quá lâu và đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người
Việt Nam. Cho đến nay vẫn chưa xóa bỏ được triệt để tập tục lâu đời đó. Thứ
hai, tảo hôn còn xuất phát từ chính cuộc sống khó khăn của người dân, đặc biệt
là ở miền núi, nhiều người có tâm lý muốn sớm có con để thêm lao động trong
gia đình, phát triển kinh tế, nhà nào mà đông con thì muốn gả sớm đi để bớt một
miệng ăn, nhà có con trai thì muốn cưới sớm để có người về lo toan gánh vác
gia đình. Thứ ba, trình độ dân trí còn yếu kém, hiểu biết về pháp luật của người
9


dân còn nhiều hạn chế. Việc nhận thức kém, bỏ học giữa chừng cũng là một
nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ tuổi muốn lập gia đình sớm. Thứ tư, công tác
tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình còn nhiều bất cập, chưa đi được sâu
vào đến đời sống người dân. Ở một số địa phương, đội ngũ tuyên truyền viên
chưa thật sự tâm huyết và nhiệt tình. Thứ năm, Chính quyền và các cấp ban
ngành chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, Chính quyền địa phương còn
thiếu kiên quyết trong việc lãnh đạo, chỉ đạo. Giải quyết các trường hợp tảo hôn
còn thiên nặng về tình cảm, chưa rõ ràng dứt khoát...
Tảo hôn không chỉ là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn tác
động tiêu cực đến tương lai sau này của các em. Hiện nay tảo hôn tập trung phần
lớn vào độ tuổi 17 - 19 đối với nam, 16 - 17 tuổi đối với nữ. Ở độ tuổi này, hầu
như các em chưa có khả năng tự lập, không có việc làm mà vẫn phải trông cậy
vào cha mẹ, chưa chủ động được về kinh tế. Việc lập gia đình sớm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe khi phải làm chồng, làm vợ trong lúc cơ thể còn non
nớt, chưa phát triển toàn diện. Nhất là đối với em nữ, thiếu hiểu biết về sức khỏe
sinh sản như: quan hệ tình dục an toàn, sinh nở, chăm sóc con cái sau sinh… nên

người mẹ sẽ gặp nhiều rủi ro, nhiễm khuẩn, băng huyết, nguy cơ tai biến và tử
vong cao. Con sinh ra thường không đạt tiêu chuẩn về cân nặng, số đo cơ thể, về
não bộ… dễ bị mắc các bệnh như viêm phổi phế quản, suy dinh dưỡng, uốn ván
sơ sinh, thiếu máu, còi xương…Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị dị
tật, dị dạng bẩm sinh…Điều đó không chỉ làm suy giảm chất lượng giống nòi
mà còn để lại gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái
khôn lớn thành người.
Thêm vào đó, việc kết hôn sớm còn ảnh hưởng đến sự nghiệp học hành
của các cặp đôi vợ chồng “trẻ con”. Các em không thể dành toàn tâm toàn sức
cho việc học vì vướng bận chuyện gia đình. Nhiều em sau khi lấy vợ lấy chồng
thường bỏ học, không còn trở lại trường học nữa. Có lẽ các em gái là người chịu
thiệt thòi hơn cả, bởi lấy chồng sớm vừa phải gánh vác việc gia đình, vừa áp lực
10


chuyện sinh con nên chuyện dành thời gian cho học tập là điều không tưởng.
Chính vì vậy, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, rơi vào vòng luẩn quẩn lạc hậu thất học - đông con - ốm đau - không có việc làm - đói nghèo.
Việc nghiên cứu hiện tượng tảo hôn là vấn đề không mới, từ trước đến
nay, ngoài các công trình nghiên cứu của các tác giả còn có sự góp mặt của các
trang báo cũng đã đề cập và quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu chưa đi sâu vào việc giáo dục để thay đổi nhận thức của cộng đồng
và hướng cho cộng đồng đó thấy được hậu quả nghiêm trọng của nạn tảo hôn có
ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, chiến
lược Dân số - KHHGĐ.
Theo khảo sát của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Lai Châu thì tỷ lệ tảo
hôn trên địa bàn Tỉnh vẫn có chiều hướng gia tăng trên hai huyện miền núi, cụ
thể: Huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu trong 4 năm (2013 - 2016) tỷ lệ tảo hôn của
người dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 82,86 %, tuổi tảo hôn của nam 18 tuổi chiếm tỷ lệ
46,15%, tuổi tảo hôn của nữ 16 tuổi chiếm tỷ lệ 42,42%. Năm 2013 - 2016,
Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu đã khảo sát tình trạng

tảo hôn của các học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ
84,84% trên toàn huyện. Trong đó hai dân tộc Dao và H.Mông có tỷ lệ tảo hôn
chiếm 70%. Riêng xã Xà Dề Phìn của huyện Sìn Hồ, số cặp tảo hôn của người
dân tộc Dao và H. Mông qua 4 năm (2013-2016) kết hôn là: 293 cặp vợ chồng;
Tảo hôn là: 135 cặp vợ chồng chiếm 46,07%. Tuổi đời kết hôn nam và nữ trung
bình từ 20-22 tuổi. Tuổi đời tảo hôn nam trung bình từ 15-18 tuổi chiếm
20,07%; tỷ lệ tảo hôn của nữ là 26%; Số con sinh được: 154 cháu, có 23 cháu bị
suy dinh dưỡng thuộc hai dân tộc Dao và H. Mông chiếm 14,93% và không có
trường hợp bệnh tật.
Như vậy, đề tài về hôn nhân và gia đình đã và đang được nhiều người quan
tâm, khai thác và nghiên cứu. Ở những địa bàn đặc thù về kinh tế xã hội như Lai
Châu, đây là một vấn đề mang tính thời sự và cần được đi sâu nghiên cứu.
11


Nghiên cứu về: “Huy động các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng
chống tảo hôn cho Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu” là việc làm cần thiết, xem xét trường hợp một cách cụ thể, từ đó đưa
ra những giải pháp giáo dục để ngăn chặn kịp thời, nâng cao nhận
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Huy động các lực lượng xã hội
1.2.1.2. Khái niệm huy động các lực lượng xã hội
Xã hội (theo quan niệm khoa học) là một phức thể xã hội bao gồm các
thành phần, cụ thể là các cá nhân, các nhóm người và các liên hệ, quan hệ
giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể xã hội. Mối tổng hòa các quan hệ
xã hội của các thành phần làm cho các đặc điểm, tính chất của xã hội khác
biệt các đặc điểm và tính chất của mỗi một thành phần tạo nên xã hội.[40,
tr.109-110].
Nguồn lực xã hội là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và

thị trường ở cả trong và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ
cho việc phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định. Con người có
thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi. Dựa vào khái niệm trên, căn
cứ vào phạm vi nhà trường ta có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
Nguồn lực trong nhà trường (gọi là nội lực): Nguồn lực ngoài nhà
trường (gọi là ngoại lực) bao gồm: nguồn lực trong và ngoài quận (có ở
trong và ngoài nước). Các nguồn lực này bao gồm nguồn lực vật chất và
nguồn lực phi vật chất. Cả hai nguồn lực trên có quan hệ chặt chẽ với nhau,
tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Nhà trường đang đứng trước những nhiệm vụ và thách thức mới đòi
hỏi chúng ta phải biết huy động và phát huy mọi nguồn lực xã hội, đã hiện
hữu cũng như đang tiềm tàng trong và ngoài nhà trường

12


Ngày nay, giáo dục có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội. Ở tất cả các nước trên thế giới, các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển, giáo dục thực sự trở thành nhân tố phát
triển kinh tế, văn minh, trí tuệ, kinh tế tri thức. Sự phát triển của thông tin,
khoa học công nghệ… đòi hỏi nâng cao mặt bằng dân trí ngang tầm thời đại.
Hiện đại hoá nền học vấn để làm chủ nền văn minh hậu công nghiệp,… vấn
đề huy động nguồn nhân lực làm phong phú tài nguyên trí tuệ vì những mục
tiêu kinh tế, xử lý sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã
hội…, tất cả đòi hỏi phải làm tốt giáo dục, nhất là những nước đang muốn đi
tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì thế các nước
đều tập trung sức đầu tư cho giáo dục bằng mọi nguồn lực (vật lực, tài lực).
Huy động các nguồn lực xã hội: là tác động đến các nguồn lực của xã
hội bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau, để thu hút và kéo các
nguồn lực xã hội ấy về với giáo dục, đồng thời thúc đẩy giáo dục phát triển.

Huy động các nguồn lực xã hội chỉ là một nội dung của quá trình
XHHGD. XHHGD và huy động cộng đồng đều bao gồm cả 2 quá trình thụ
hưởng các thành quả do giáo dục mang tới, đồng thời có trách nhiệm tham
gia quá trình phát triển giáo dục. XHHGD và huy động các nguồn lực xã hội
đều nhằm mục đích thúc đẩy giáo dục phát triển, đồng thời cũng mang lại lợi
ích giáo dục cho mọi nhà, mọi người.
XHHGD với bản chất là làm cho giáo dục phát triển, làm cho giáo dục
đến với mọi nhà, mọi người, mọi người được tham gia và hưởng thành quả
giáo dục, giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Còn việc huy
động các nguồn lực xã hội cho giáo dục là nhằm để thúc đẩy quá trình
XHHGD, bao gồm các nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực) và
nguồn lực tinh thần (sáng kiến, đóng góp ý kiến, tư vấn). Nói đến huy động
người ta nghĩ đến phương thức, đến cách tác động vào nguồn lực, thu hút
nguồn lực đến với nhà trường, đến với giáo dục. Các nguồn lực này, giúp giáo
13


dục thực hiện tốt quá trình đổi mới, thực hiện tốt nội dung, mục tiêu đào tạo,
phương pháp đào tạo.
Việc huy động từ xã hội trở nên dễ hơn khi giáo dục đáp ứng nhu cầu,
đòi hỏi của người học và xã hội. Thu nhập của người dân còn thấp, sự huy
động phải phong phú đa dạng, mỗi người, mọi người được tham gia và hưởng
thành quả giáo dục, giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Việc huy động từ xã hội trở nên dễ hơn khi giáo dục đáp ứng nhu cầu,
đòi hỏi của người học và xã hội. Thu nhập của người dân còn thấp, sự huy
động phải phong phú đa dạng, mỗi người hãy đóng góp cho giáo dục theo
cách của riêng mình. Không phải không có tiền thì không làm tốt được công
tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhưng không phải cứ có tiền là làm
tốt công tác giáo dục, điều này phụ thuộc nhiều vào sự đổi mới của ngành
giáo dục và sự đóng góp trên các phương diện với giáo dục của toàn xã hội.

Huy động: Kêu gọi và cắt cử đông đảo người đó làm một việc gì [9].
Huy động: nhằm chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội
bằng con đường giác ngộ [13].
Huy động xã hội: tổ chức huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân cả
về vật chất và tin thần, làm cho tất cả các ngành, các cấp, giới cũng như mỗi
người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình, nên đều tự nguyện
và tích cực phối hợp hành động thực hiện. Đồng thời chính họ là người thụ
hưởng mọi thành quả do hoạt động đó đem lại. Có 4 tiêu chí sau trong công
tác huy động:
- Phát huy được sự tham gia tích cực và tự nguyện (về nhân lực, trí lực,
vật lực, tài lực) của tất cả các tổ chức, cá nhân vào cùng thực hiện một hoạt
động, nhằm góp phần không ngừng nâng cao cuộc sống của chính họ.
- Có sự phối hợp liên ngành để đạt mục đích chung và mục đích riêng
của mỗi ngành với hiệu quả cao. Sự phối hợp này không có tính chất nhất thời
mà mang chiến lược lâu dài.
14


- Nguồn lực vật chất huy động phục vụ cho hoạt động đó được đa dạng
hoá từ ngân sách nhà nước và các nguồn ngoài ngân sách.
- Có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của các cấp chính quyền
một cách thường xuyên và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động này phát triển.
Như vậy, huy động xã hội thực chất là huy động các nguồn lực trong
cộng động dân cư là thuật ngữ được quy ước để chỉ cách làm, cách thực hiện
hoạt động giáo dục bằng con đường giác ngộ, tổ chức và huy động tổng lực
sức mạnh của toàn dân làm cho hoạt động giáo dục không chỉ được thực hiện
bởi ngành giáo dục. Công việc giáo dục thanh thiếu niên không chỉ được thực
hiện bởi ngành giáo dục mà được tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã
hội, cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình
nên điều tự nguyện, tự giác tích cực và phối hợp thành hành động thực hiện.

Huy động các nguồn lực trong xã hội là quá trình tương tác giữa con
người với con người, con người với xã hội. Qua đó con người là tư cách cá thể
học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận quy tắc văn hoá xã hội như: hành vi, giá trị, chuẩn
mực văn hoá xã hội, kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đóng góp phù hợp
với vai trò, vị thế xã hội nhất định của mình. Nhờ thế, con người dần dần hoà
nhập vào xã hội.
Huy động các nguồn lực trong xã hội cho sự nghiệp giáo dục thuộc
phạm trù cách mạng giáo dục, là làm cho toàn xã hội cùng giáo dục, tất cả cho
giáo dục và giáo dục cho mọi người.
Huy động các nguồn lực cho giáo dục bao hàm trách nhiệm, nghĩa vụ và
cả thực hiện quyền lợi của mọi người về giáo dục.” Mọi người cho giáo dục”
và “Giáo dục cho mọi người” là hai vấn đề liên quan chặt chẽ và tác động qua
lại với nhau là hai đặc trưng của xã hội học tập. Muốn mọi người có trách
nhiệm đối với giáo dục thì giáo dục phải phục vụ cho tất cả mọi người.
Quyết định số 1501/QĐ-TTg đã phê duyệt đề án tăng cường giáo dục lý
15


tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
giai đoạn 2015-2020. Ở mỗi địa phương đây là cộng đồng trách nhiệm của
Đảng bộ, Hội đồng nhân dân các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng,
các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở địa phương và của từng người dân.
Bản chất của huy động các nguồn lực trong xã hội cho giáo dục được
xác định trong nghị quyết TW4 khoá VII là: “Huy động toàn xã hội làm giáo
dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục nhân dân
dưới sự quản lý của nhà nước”. Để có quan niệm đúng về huy động các nguồn
lực trong cộng đồng cần quán triệt một số vấn đề sau:
- Huy động các lực lượng xã hội là huy động các nguồn lực trong xã hội,
các lực lượng xã hội (là một quan điểm chỉ đạo của các cấp Đảng) nhằm làm cho
hoạt động giáo dục cộng đồng thật sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân.

- Huy động các nguồn lực xã hội không có nghĩa là thu hẹp hay giảm
nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nước đối với cộng đồng, mà trái lại, huy
động các nguồn lực trong cộng đồng chỉ thể hiện thành công khi có sự lãnh
đạo trực tiếp và thường xuyên của các cấp Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà
nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành, các cấp học.
1.2.2. Giáo dục
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là
một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” - “Ex-Ducere”. Có
nghĩa là dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn
tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Giáo dục có thể xem xét là hiện tượng xã hội để so sánh với các hiện
tượng khác như nghệ thuật khoa học, tôn giáo... Nhưng ở đây, phải xem xét
giáo dục với tư cách là một quá trình có mục đích tác động vào cá nhân và
xã hội.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá
nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi
16


là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế
hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn
thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình
thành do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển
loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người
nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong
lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển
lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con
người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn
thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có

một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo
phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày
càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội. Do đó, xã hội ngày
càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên
biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức mạnh
to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục đối với
sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát
triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những
tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự
phát triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “giáo dục”:
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới
ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý
thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh
hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh
hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí;
ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác…
17


×