Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

GIÁO dục bảo tồn bản sắc GIÁ TRỊ văn hóa của CỘNG ĐỒNG dân tộc cơ HO TRÊN địa bàn HUYỆN lâm hà, TỈNH lâm ĐỒNG copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.44 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THÁI THIÊN PHƯƠNG

GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CƠ HO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Mỵ Lương

HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị
văn hóa của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Mỵ Lương là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu đã có trích dẫn từ nguồn
chính xác, kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã
được công bố trước đó.
Tác giả

Nguyễn Thái Thiên Phương

LỜI CẢM ƠN




Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Trần Thị Mỵ Lương,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý
- Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp cùng
công tác tại cơ quan Huyện ủy, UBND huyện Lâm Hà, gia đình, bè bạn đã
quan tâm, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và nỗ lực cố gắng rất nhiều,
nhưng do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành
hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Thiên Phương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GD
GTVH

UBND
ĐTB
LLGD
CBCC
DTTS

:
:
:
:
:
:
:

Giáo dục
Giá trị văn hóa
Ủy ban nhân dân
Điểm trung bình
Lực lượng giáo dục
Cán bộ, Công chức
Dân tộc thiểu số

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3

4. Giả thuyết khoa học........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA.................................................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................7
1.1.1. Ở nước ngoài............................................................................................7
1.1.2 Ở Việt Nam.................................................................................................8
1.2. Bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho..................................11
1.2.1. Cộng đồng dân tộc Cơ Ho........................................................................11
1.2.2. Các khái niệm..........................................................................................16
1.2.3. Nội dung bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho...............18
1.3. Bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.....................19
1.3.1. Khái niệm................................................................................................19
1.3.2. Nội dung bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho. .19
1.3.3. Cách thức bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.20
1.3.4. Các lực lượng tham gia bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân
tộc Cơ Ho.........................................................................................................20
1.4.2. Mục tiêu của giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hoá của cộng đồng dân
tộc Cơ Ho.........................................................................................................23
1.4.4. Các hình thức, phương pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của
cộng đồng dân tộc Cơ Ho..................................................................................25


1.4.5. Các lực lượng tham gia giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho..........................................................................................26
1.4.6. Phương tiện giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc
Cơ Ho...............................................................................................................27

1.4.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của
cộng đồng dân tộc Cơ Ho..................................................................................27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho..........................................................................................28
Kết luận chương 1.............................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CƠ HO Ở HUYỆN LÂM HÀ,
TỈNH LÂM ĐỒNG........................................................................................32
2.1. Khái quát về huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng..............................................32
2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng..........32
2.2. Khái quát về quá trình điều tra khảo sát thực trạng......................................34
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................34
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................34
2.2.3. Đối tượng khảo sát..................................................................................35
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................35
2.2.5. Công cụ khảo sát....................................................................................35
2.2.6. Tiến hành khảo sát...................................................................................36
2.3. Thực trạng bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.........................................................................36
2.3.1. Nhận thức về bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc
Cơ Ho...............................................................................................................36
2.3.2. Các nội dung bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho
ở huyện Lâm Hà được bảo tồn..........................................................................37


2.4. Thực trạng giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ
Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................................................38
2.4.1. Nhận thức về giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng
người dân tộc Cơ Ho.........................................................................................38
2.4.2. Nội dung giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người

dân tộc Cơ Ho..................................................................................................43
2.4.3. Các biện pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng
người dân tộc Cơ Ho.........................................................................................44
2.4.4. Phương tiện giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người
dân tộc Cơ Ho..................................................................................................48
2.4.6. Cộng đồng người dân tộc Cơ Ho tham gia quá trình giáo dục bảo tồn bản
sắc giá trị văn hóa.............................................................................................56
2.4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục bảo tồn bản sắc văn hóa của
cộng đồng người dân tộc Cơ ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.....................60
2.5. Đánh giá chung về thực trạng.....................................................................62
2.5.1. Ưu điểm..................................................................................................62
2.5.2. Hạn chế...................................................................................................63
Kết luận chương 2.............................................................................................66
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CƠ HO Ở HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH
LÂM ĐỒNG...................................................................................................67
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa
của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn
hiện nay............................................................................................................67
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.....................................................................71
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...........................................................71
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..............................................................72


3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả...........................................................72
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học..........................................................73
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.........................................73
3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống.............................................74
3.3. Biện pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ
Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng................................................................74

3.3.1. Biện pháp 1: Phát huy tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến
nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân tộc Cơ Ho về vai trò quan trọng
của công tác giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của dân tộc Cơ Ho.........74
3.3.2. Biện pháp 2: Huyện ủy, UBND huyện đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây
dựng, hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách đối với công tác giáo dục
bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số nói chung, người dân
tộc Cơ Ho nói riêng..........................................................................................76
3.3.3. Biện pháp 3: Cải tiến hình thức và phương pháp giáo dục bảo tồn bản sắc
giá trị văn hóa dân tộc Cơ Ho...........................................................................78
3.3.4. Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác giáo dục
bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Ho..................................81
3.3.6. Biện pháp 5: Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong công tác giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Ho
.........................................................................................................................83
3.3.7. Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực của cộng đồng, khuyến khích đầu tư
cho công tác giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người dân
tộc Cơ Ho.........................................................................................................84
3.3.8. Biện pháp 7: Thường xuyên và đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết
quả giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc Cơ
Ho, qua đó khen thưởng, động viên kịp thời đối với những tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn


hóa của đồng bào dân tộc Cơ Ho.................................................................86
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp..................................................................88
3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục bảo tồn
bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng................................................................................................................90
3.5.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm.......................................................91
3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm................................................................92

Kết luận chương 3.............................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................103
PHỤ LỤC......................................................................................................106


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của việc bảo tồn bản sắc
GTVH của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho.....................................38
Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động GD bảo tồn bản sắc GTVH
cho cộng đồng người dân tộc Cơ ho...............................................40
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung GD bản sắc GTVH của cộng
đồng người dân tộc Cơ Ho..............................................................43
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các biện pháp GD bảo tồn bản sắc GTVH của
cộng đồng người dân tộc Cơ ho......................................................44
Bảng 2.5: Đánh giá về thực trạng phương tiện GD bảo tồn bản sắc GTVH
của cộng đồng người dân tộc Cơ ho...............................................48
Bảng 2.7A: Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lượng tham gia GD bảo
tồn bản sắc GTVH của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho................51
Bảng 2.7B: Đánh giá mức độ thực hiện của các lực lượng tham gia GD bảo tồn
bản sắc GTVH của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho:.....................53
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện công tác phối hợp giữa phòng Văn hóa
- Thông tin với các lực lượng tham gia GD bảo tồn bản sắc GTVH
của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho..............................................54
Bảng 2.9. Đánh giá về thực trạng đồng bào người dân tộc Cơ Ho tham gia vào
quá trình GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng người dân tộc Cơ
Ho....................................................................................................56
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể; công
chức, viên chức ngành giáo dục, văn hóa; đồng bào người dân tộc

Cơ Ho đối với kết quả GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng
người dân tộc Cơ Ho.......................................................................58
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động GD bảo tồn
bản sắc GTVH của cộng đồng người dân tộc Cơ ho......................60
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp....................................................93
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp.......................................................95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm Hà là huyện kinh tế mới được thành lập năm 1987 trên cơ sở sáp
nhập vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và một số xã của huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Huyện có 14 xã, 02 thị trấn, diện tích 93.000 ha, dân
số toàn huyện 141.678 người. Lâm Hà có 30 dân tộc anh em cùng nhau sinh
sống, trong đó có DTTS gốc Tây nguyên như Cơ Ho, Mạ, M’Nông, Churu ...,
các dân tộc như Thái, Tày, Nùng, H’Mông từ các tỉnh phía bắc di cư đến,
cùng với sự phong phú của dân tộc Kinh ở nhiều vùng, miền khác nhau trong
cả nước đã tạo nên sự đa dạng, phong phú các hoạt động văn hóa của nhân
dân trong toàn huyện.
Người Cơ Ho là dân tộc bản địa đông nhất tại huyện Lâm Hà với dân số
3.674 hộ/17.754 khẩu (chiếm 12,5% dân số toàn huyện), sinh sống chủ yếu ở
các xã Phi Tô, Đạ Đờn, Đan phượng, Mê Linh, thị trấn Đinh Văn. Người dân
tộc Cơ Ho là một trong những dân tộc có kho tàng văn hóa phong phú và đa
dạng và giàu bản sắc, thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đời sống
tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, canh tác, lễ hội, trang
phục, kiến trúc, hoa văn…
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, các dân tộc đều có giá trị những
văn hóa đặc trưng, riêng có, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều
đó được coi như “chứng minh thư tâm lý” của dân tộc để phân biệt giữa dân
tộc này và dân tộc khác.

Ngày nay, trước sự hội nhập kinh tế, phong trào xây dựng nông thôn
mới, các chương trình giảm nghèo bền vững đã tạo điều kiện phát triển mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của làng quê cũng như các vùng
thôn, buôn, góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân nói

1


chung và đồng bào DTTS nói riêng. Bên cạnh đó, các GTVH của dân tộc
khác du nhập vào đời sống của người đồng bào dân tộc từ đó tác động không
nhỏ và làm phai nhạt bản sắc GTVH truyền thống và dần dẫn đến thất truyền
những GTVH tốt đẹp, cụ thể như: Một số lễ hội, phong tục tập quán, ngành
nghề truyền thống của người dân tộc Cơ Ho đã và đang bị mai một và có
nguy cơ không còn lưu truyền được. Do đó, việc bảo tồn bản sắc GTVH của
người dân tộc thiểu số thực sự trở thành vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng
và cần thiết trong tình hình hiện nay.
Trong những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh,
của huyện và các tổ chức, cá nhân tại địa phương, công tác bảo tồn GTVH
của người dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã đạt một số kết
quả đáng khích lệ, cụ thể như: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm
quan trọng của bảo tồn bản sắc GTVH của người dân tộc Cơ Ho, phục dựng
Lễ hội truyền thống Nhô Rơhe “Mang lúa về kho”, tổ chức các lớp học (sử
dụng cồng chiêng, dệt thổ cẩm ... ). Tuy nhiên GTVH truyền thống tốt đẹp
của người dân tộc Cơ Ho đang ngày một phai nhạt, cụ thể như: Những ngôi
nhà truyền thống chỉ còn rất ít ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là ngôi nhà của
người Cơ Ho đã biến đổi từ kiến trúc nhà dài truyền thống sang nhà có kiến
trúc giống của người Kinh, một số khác có sự biến đổi, lai căng không phù
hợp làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của người Cơ Ho; đa số người dân
tộc Cơ Ho không còn biết dệt thổ cẩm, vì vậy trang phục truyền thống còn rất
ít, chỉ xuất hiện vào những ngày lễ hội hay lễ cưới hỏi nhưng chỉ được các

người già mặc; các nhạc cụ cũng dần bị mai một ví dụ như Cồng chiêng (một
loại nhạc cụ mang tính thiêng liêng của người dân tộc Cơ Ho, là cầu nối giữa
con người với các vị thần linh, là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ giàu có của
mỗi gia đình, là nhạc cụ có mặt trong các lễ hội và đời sống thường ngày) đến
nay những âm thanh ấy đã thưa thớt dần trong đời sống sinh hoạt của người

2


dân tộc Cơ Ho, số lượng các bộ cồng chiêng tại các gia đình, các buôn làng
còn rất ít ...
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề ra các biện pháp
GD bảo tồn GTVH truyền thống của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho là vấn
đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục
bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho trên địa bàn
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho và khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn và GD bảo tồn
bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GD bảo
tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho tại địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng người dân tộc
Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.
4. Giả thuyết khoa học

Thực trạng GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể
như: Chính quyền địa phương và nhân dân đặc biệt là người dân tộc Cơ Ho đã
bắt đầu có ý thức bảo tồn GTVH truyền thống của dân tộc mình, triển khai
một số hoạt động phục dựng lễ hội truyền thống tiêu biểu, tổ chức các lớp học
tiếng dân tộc Cơ ho, lớp học cồng chiêng, dệt vải thổ cẩm ... song vẫn còn
nhiều hạn chế như: Nhận thức của cộng đồng người dân tộc Cơ Ho còn chưa
3


đầy đủ về bảo tồn GTVH; việc triển khai các nội dung, phương pháp, hình
thức GD còn chưa toàn diện, hiệu quả, dẫn đến đa số người dân tộc Cơ Ho chỉ
có thể nói chứ không còn biết chữ viết của dân tộc mình; một số GTVH, nghề
truyền thống, phong tục tập quán, phương thức lao động sản xuất và môi
trường sinh hoạt văn hóa bị thay đổi, mai một ...
Nếu nghiên cứu cơ sở lí luận, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên
cơ sở đó đề ra những biện pháp mang tính khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng của công tác GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân
tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về giáo dục bảo tồn bản
sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn bản
sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về hoạt động GD bảo tồn bản sắc

GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
6.2. Về khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 50 cán bộ, công chức các cơ quan,
Ban, Ngành, Đoàn thể, 100 đồng bào người dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng.
6.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019.

4


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Luận văn phân tích và
tổng hợp các tài liệu, lý luận liên quan, bao gồm:
- Lý luận về bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.
- Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành công tác bảo tồn bản sắc
GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.
- Các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sử dụng
phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắp xếp phân loại các
nghiên cứu về bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực
trạng GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm
Hà, tỉnh Lâm Đồng.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động GD bảo tồn bản sắc GTVH truyền thống đặc sắc

của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp làm việc với một số chuyên gia hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi)
trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng thời xin ý kiến
về các biện pháp GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
7.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Đề tài xem xét những kết quả thực tiễn trong công tác GD bảo tồn bản

5


sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích,
những ưu điểm cần học hỏi và phát huy; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp
GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng.
7.3. Các phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu khảo sát thực trạng và thử nghiệm được xử lí bằng thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các
phụ lục, nội dung nghiên cứu được cấu trúc theo 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa
truyền thống
Chương 2: Thực trạng giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Chương 3: Biện pháp giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

6



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN
BẢN SẮC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Trên thế giới hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật, các nước trên thế giới dường như xích lại gần nhau
hơn. Sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng này ngoài những tác động tích cực
đối với nền kinh tế mà còn tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội. Dù tham
gia một cách chủ động hay bị buộc phải cuốn vào quá trình toàn cầu hoá kinh
tế thì văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều phải tiếp xúc, giao thoa với
các nền văn hóa khác trên thế giới, từ đó nảy sinh hai vấn đề “hòa nhập” hay
“hòa tan”.
UNESCO đã cảnh báo cho cả thế giới, ở đâu chỉ phát triển kinh tế mà
không chú ý tới yếu tố văn hóa thì ở đó sẽ phát triển không bền vững và
những hậu quả đặt ra cho xã hội sẽ lớn gấp nhiều lần so với kinh tế. Điều này
tuy được cảnh báo đã lâu nhưng dường như để vượt qua điều này là không dễ
dàng, nhất là đối với những đất nước đang phát triển vì đây là những quốc gia
có bản sắc GTVH rất dễ bị tác động.
Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế tuy nhiên phải quan tâm giữ gìn,
bảo tồn bản sắc GTVH của mỗi dân tộc là nội dung quan trọng, chính vì vậy
các đất nước và các dân tộc trên thế giới đều đặt sự chú trọng đến nội dung
này, cụ thể như:
Trong chương trình GD phổ thông, một số đất nước đều chứa đựng các
nội dung giáo dục bản sắc GTVH như ngôn ngữ, phong tục truyền thống, các
GTVH tiêu biểu ... Ở một số đất nước phát triển như Nga, Đức đặc biệt coi
trọng môn Lịch sử. Ở Singapore, việc sử dụng tiếng Anh là thông dụng nhưng
7



trong chương trình GD phổ thông đều có những giờ học để học sinh được học
tiếng “mẹ đẻ”.
Theo sự hiểu biết của tác giả, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực dân
tộc học từ trước đến nay đã có khá nhiều nhưng những công trình nghiên cứu
về GD bảo tồn bản sắc GTVH của người DTTS được dịch sang tiếng Việt là
rất ít, vì vậy khi nghiên cứu về nội dung này tác giả ít được kế thừa từ các tác
giả nước ngoài mà chủ yếu là các nghiên cứu ở trong nước. Một số tác giả
nghiên cứu về bảo tồn bản sắc GTVH, tiêu biểu trong số đó có:
Bên ngoài các hàng rào: Tìm kiếm bền vững xã hội trong bảo tồn (1997)
của tác giả Gland nói đến việc bảo tồn các GTVH nhằm đảm bảo giữ vững
trật tự xã hội trong tình hình hiện nay.
Di sản thế giới và cộng đồng địa phương: Nghiên cứu các trường hợp
cụ thể ở Châu Á - Thái Bình Dương, Ôxtrâylia và Niu DiLan (1999) của tác
giả Hans D. Thulsstrup đề cập đến việc bảo tồn văn hoá các dân tộc ở Châu
Á.
Hướng dẫn quản lý các khu di sản văn hoá thế giới - ICCROM, Rome
(1996) của các Bernard M. Fielden và Jukka Jokilehto đã đề cập đến vấn đề
bảo tồn các khu di dản văn hoá.
Việc theo dõi các khu di sản thế giới, bản tin ICCROM Canada, tập 4, số
3 (1995) của Hern Stovel đã nói đến tình hình của các khu di sản hiện nay
trên thế giới.
1.1.2 Ở Việt Nam
Người Cơ Ho là dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, là một tộc người thuộc
nhóm ngôn ngữ Nam Ba Na, dòng Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á
(Austroasiatique).
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp chiếm đóng ở vùng nào
cũng đều tổ chức viết địa chí vùng đó, Tây nguyên cũng vậy, đã có một số tác


8


giả, nhà dân tộc nhắc đến vấn đề dân tộc ở Tây nguyên như Douner,
Condominas ... nhưng chủ yếu dừng lại ở mức độ khái quát hoặc chỉ nghiên
cứu những vấn đề chung của một số dân tộc ở Tây nguyên mà chưa tập trung
vào khai thác một số nội dung cụ thể.
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà đã có một số tác giả nghiên cứu, giới
thiệu về văn hoá người dân tộc Cơ Ho trên các sách, tạp chí, tiêu biểu trong số
đó có: Cao nguyên miền Thượng (1974) của tác giả Toan Ánh, Cửu Long
Giang giới thiệu đặc điểm cơ bản của văn hoá các dân tộc Tây nguyên, trong
đó có người Cơ Ho.
Sau khi đất nước thống nhất, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn
hoá các dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên nói chung và người dân tộc Cơ Ho
nói riêng, trong đó có các tác giả như:
Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng (1983) của tác giả Mạc Đường đã nêu một
số nét đặc sắc về đời sống văn hoá của người dân tộc Cơ Ho.
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (1984) của Viện
dân tộc học đã nêu những đặc điểm cơ bản nhất của văn hoá các dân tộc thiểu
số gốc Tây Nguyên, trong đó có người Cơ Ho ở Lâm Đồng.
Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây
Nguyên (2007) của tác giả Lê Văn Kỳ, đề cập đến văn hoá truyền thống của
người dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng.
Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1999) của các tác giả Ngô Văn
Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, giới thiệu khái quát về văn hoá của
các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Cơ Ho.
Buôn làng cổ truyền xứ Thượng (1994) và Văn hoá cổ truyền Tây
Nguyên (1996) của tác giả Lưu Hùng giới thiệu văn hoá truyền thống và
những đặc trưng văn hoá, cấu trúc buôn làng các dân tộc Tây nguyên, trong
đó có giới thiệu về dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng.


9


Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Nam Tây nguyên (1994) của tác giả
Ngô Đức Thịnh và Ngô Văn Lý, trong đó có các phong tục tập quán của các
dân tộc ở Nam Tây Nguyên, bao gồm cả người Cơ Ho ở Lâm Đồng.
Vài nét văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Lâm Đồng (2005) do
Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Lâm Đồng phát hành, đã giới thiệu một cách tổng
thể những đặc trưng văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Lâm
Đồng, trong đó có dân tộc Cơ Ho.
Ngoài ra còn nhiều các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành như: Lê Minh Chiến: Quá trình biến đổi của tổ chức buôn làng người
Cơ Ho ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đăng trên Tạp chí Khoa học xã
hội số 5

(201)

(2015); Ngô Văn Doanh: Tây Nguyên một vùng nghệ thuật dân

gian đặc sắc và phong phú của Việt Nam Đông Nam Á, Tạp chí di sản văn hoá
số 4 năm 2005, trên các tạp chí chuyên ngành, trên các luận văn thạc sỹ ...
cũng có một số bài viết liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của người
dân tộc Cơ Ho.
Các công trình, tài liệu kể trên tuy đã đề cập về văn hoá của người dân
tộc Cơ Ho nhưng chỉ là khái quát. Việc nghiên cứu về bản sắc GTVH đặc
trưng của người dân tộc Cơ Ho thì chưa có công trình chuyên biệt nào. Các
nội dung liên quan thường chỉ xuất hiện như những yếu tố nhỏ trong các công
trình nghiên cứu khác nhau mà chưa thực sự trở thành một công trình mang
tính chất toàn diện, hệ thống.

Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành, tác giả mong đợi thấy được
một cái nhìn khái quát về GTVH đặc sắc của người dân tộc Cơ Ho ở huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và thực trạng về sự phai nhạt bản sắc GTVH của
người Cơ Ho trong giai đoạn hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra
các biện pháp nhằm GD bảo tồn bản sắc GTVH truyền thống của người dân
tộc Cơ Ho.

10


Qua nghiên cứu vấn đề có thể rút ra một số kết luận sau:
- Người Cơ Ho và văn hóa của dân tộc Cơ Ho là vấn đề đã nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu.
- GD bảo tồn bản sắc GTVH của cộng đồng dân tộc Cơ Ho chưa thu hút
được sự chú ý, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn ít.
- Theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào về “Giáo dục bảo tồn bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ
Ho trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Bản sắc giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Ho
1.2.1. Cộng đồng dân tộc Cơ Ho
Người dân tộc Cơ Ho mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn tuy
nhiên đây là một trong những dân tộc có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và đa
dạng, từ văn hóa vật thể như nhà ở, đồ gia dụng, trang phục … đến văn hóa
phi vật thể như lễ hội, các làn điệu dân ca, dân vũ, … một số đặc điểm về bản
sắc GTVH của dân tộc Cơ Ho, biểu hiện cụ thể như sau:
Nhà ở truyền thống: Có hai loại hình phổ biến là nhà sàn và nhà đất, với hai
dạng khác nhau là nhà dài của gia đình lớn và nhà ngắn của gia đình nhỏ. Nhà ở
cổ truyền của dân tộc Cơ Ho là nhà sàn dài nhưng hiện nay nhà đất đang ngày
càng phổ biến. Vật liệu xây dựng nhà là tranh, tre, gỗ và dây rừng …
Nghề thủ công truyền thống: Nghề đan lát tre, mây do người đàn ông

đảm nhận, nó là tiêu chí bắt buộc của thanh niên khi đến tuổi trưởng thành, là
chuẩn mực đánh giá người con trai cũng như nghề dệt vải để đánh giá người
con gái Thái vậy... Sản phẩm là các vật thông dụng từ vách nhà, kho lúa, kho
bắp đến các loại bẫy chim, cá, thú.
Nghề dệt vải: Là công việc của người phụ nữ Cơ Ho, đây là một nghề
mang tính phân công lao động và còn là điều kiện cần thiết khi các cô gái người
dân tộc Cơ Ho chuẩn bị kết hôn. Một số loại hoa văn đặc trưng như: Hoa văn

11


chấm trắng tượng trưng hình con sâu, chấm xanh tượng trưng quả dưa hấu hay
tổng hợp nhiều màu vàng, xanh, đỏ thẫm, trắng để tạo nên hoa văn tượng trưng
hình con công. Hoa văn có nhiều loại như mắt chim (mat sêm), con cào cào
(srah), hầm chông (srông), cán xà gạc (ngkơr wiêh), bướm (tơplơp) …
Trang phục truyền thống: Người phụ nữ dân tộc Cơ Ho sử dụng các
trang phục là áo, váy, đồ trang sức, và tấm choàng. Áo được dệt bằng vải sợi
bông màu trắng, phía trên có một số hoa văn. Chiều dài áo khoảng 80cm,
rộng 40cm, viền cổ tròn, áo có vạt trước ngắn hơn vạt sau. Hoa văn trang trí
trên áo thường là hình quả trám, ở giữa là hình cối xay gạo.
Người phụ nữ Cơ Hơ sử dụng loại váy cuốn có chiều dài khoảng 150cm,
rộng 90cm, màu xanh chàm, hai bên mép váy dệt hoa văn với các màu trắng,
vàng, xanh; hai đầu váy thường để tua rua. Hoa văn trang trí váy chủ yếu là
các đường kẻ song song hoặc đường kẻ ngang, chấm trắng, có hình ống đựng
tên, ché rượu cần, gốc cây tre làm chà gạc... Loại váy truyền thống này người
phụ nữ chỉ mặc trong các dịp cưới xin hoặc lễ hội. Trang phục hàng ngày họ
chỉ mặc váy màu đen, không có hoa văn.
Ngoài ra, người phụ nữ Cơ Ho còn sử dụng tấm choàng có chiều dài
khoảng 140cm, rộng khoảng 94cm. Họ thường dùng nó trong các dịp lễ tết, lễ
cúng thần linh hoặc những ngày thời tiết lạnh. Mỗi tấm choàng có nền màu

xanh chàm, có khoảng 26 đường thêu chỉ màu trắng chạy theo chiều dọc để
phân biệt với váy. Các mép tầm choàng được trang trí hoa văn màu trắng hoặc
màu xanh, hai đầu có tua rua. Hoa văn thường là hình mắt sâu, ché rượu cần,
lá nón, hoa trên ống đựng tên. Tấm choàng trong lúc sử dụng, được mở to và
quàng toàn bộ vào lưng, hai đầu bắt chéo về phía trước, tấm choàng sẽ phủ
kín phần lưng và ngực của người phụ nữ. Điểm đặc biệt là toàn bộ hoa văn
trên váy và tấm choàng là hoa văn dệt chứ không phải hoa văn thêu như của
các dân tộc khác.

12


Trang phục truyền thống của người đàn ông dân tộc Cơ Ho chỉ là một
chiếc khố. Khố là một miếng vải dài từ 1,5 - 2m, có hoa văn theo chiều dọc.
Đồ trang sức của dân tộc Cơ Ho là các loại vòng cổ, vòng tay, khuyên
tai... bằng kim loại hoặc bằng nhựa thường có là nhiều chuỗi hạt màu da cam,
vàng, xanh được xâu lại thành chuỗi dài khoảng 98cm. Chuỗi hạt được người
phụ nữ dân tộc Cơ Ho thường sử dụng trong các ngày lễ hội truyền thống.
Ẩm thực: Trước kia, cơm và món canh đều được nấu trong ống nước.
Các món ăn thường là thức ăn khô để phù hợp với thói quen ăn bốc, tuy
nhiên, hiện nay hầu như người Cơ Ho không còn thói quen này. Một số món
ăn truyền thống nổi tiếng của người dân tộc Cơ Ho là: Lá bép nấu lồ ô, pịa cá
suối, thịt trâu, bò gác bếp, cơm nấu trong ống lồ ô …
Người dân tộc Cơ Ho sử dụng nước để uống hàng ngày là nước lấy từ
suối được đựng trong các trái bầu hoặc trong các ghè. Rượu cần - một loại
rượu đặc biệt nổi tiếng của dân tộc Cơ Ho rất được ưa chuộng trong các dịp lễ
hội, hoặc khi nhà có khách ở xa tới thăm ... Rượu cần được ủ từ lúa, bắp hay
củ mì. Người dân tộc Cơ Ho thường ủ rượu từ tháng 7 (âm lịch) năm trước để
đến Tết cúng mùa làm đất khoảng tháng 3, hoặc Tết mừng lúa mới khoảng
tháng 8 năm sau mới khui.

Ngôn ngữ, chữ viết: Đầu thế kỉ XX, chữ viết của người Cơ Ho được xây dựng
bằng hệ thống chữ La tinh. Dân tộc Cơ Ho sử dụng ngôn ngữ riêng của mình làm
phương tiện giao tiếp trong cộng đồng và cũng là tiếng phổ thông của họ.
Văn học nghệ thuật: Dân tộc Cơ Ho sở hữu một kho tàng văn học dân
gian khá phong phú và đa dạng. Tác phẩm văn học tiêu biểu là “Gơ Plom Kòn
Yồi”. Truyện được sưu tầm khoảng từ năm 1971-1974, do già làng Kơ kể
trong một lễ hội “Tế thần ăn trâu” (Lơh Yàng nô sa rơpu) tại thôn Ri Ông Tô
(nay là thôn Thanh Hà), xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ẩn chứa
trong câu truyện là bóng dáng của cả dân tộc Cơ Ho ở vùng đất Tây nguyên,

13


“nói là tình yêu nam nữ, nhưng thực chất, đó là tình yêu dân tộc”.
Những bài ca dân gian thường thể hiện qua các hình thức mà người Cơ
Ho vẫn thường gọi là luật tục “nri”, bài cúng, hát đối đáp, giao duyên hay bài
ca tình cảm “tam pơt” và “lah long”. Những bài ca thuộc nghi lễ hoặc bài
cúng được sử dụng một cách phổ biến trong các lễ tế thần; khi xử tội những
người vi phạm luật tục, người ta lại đọc hay hát bài ca luật tục để răn dạy mọi
người. Dù luật tục được truyền miệng nhưng giữ vị trí quan trọng trong gia
đình, dòng họ hay buôn làng nhằm duy trì trật tự theo cơ chế tự quản.
Mặc dù người dân tộc Cơ Ho có chữ viết riêng nhưng việc lưu giữ văn
hóa dân gian chủ yếu họ sử dụng lối văn truyền khẩu, vì vậy các hình thức
nói, kể chủ yếu sử dụng văn vần và âm nhạc tạo thành lối hát - nói, trong đó
có thể kể đến hình thức “yal yau” (bài kể chuyện xưa) được đánh giá là tiêu
biểu nhất cho loại hình này.
Để phối hợp với các điệu dân ca, dân vũ, người Cơ Ho sử dụng nhiều
loại nhạc cụ khác nhau. Bộ chiêng người Cơ Ho có sáu cái: Cing me (chiêng
cái) dùng để giữ nhịp, cing rdơn (chiêng cả) để phụ nhịp cho chiêng cái, cing
ndơn dùng để đổi giai điệu, cing thơ, cing thi trả lời mỗi khi chiêng cái gọi.

Khi đánh chiêng, người Cơ Ho xếp theo hình vòng cung, theo thứ tự các
chiêng kể trên, tay trái đỡ mặt trong, tay phải đánh. Đội hình di chuyển theo
vòng tròng, khi quay ngược, khi quay xuôi.
Tín ngưỡng, tôn giáo: Người Cơ Ho theo tín ngưỡng đa thần. Họ tin rằng
mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Theo họ các thế
lực siêu nhiên gồm một bên là thần linh luôn luôn phù hộ cho con người và
một bên là “Chà” (ma quỷ) luôn luôn mang đến tai họa như phá hoại mùa
màng, gây ra bệnh tật … và Chà là kẻ ăn linh hồn của con người khi chết đi.
Đứng đầu các thần là Nđu (Yàng) - vị thần tạo ra vũ trụ và có quyền
năng tối cao để bảo vệ con người. Tuy nhiên, đa số người Cơ Ho chỉ có một ý

14


niệm không rõ ràng về vị thần này. Bên cạnh đó là các vị thần: Lúa, Đất, Mặt
Trời, Nước, Núi, Lửa … đây là những vị thần luôn luôn xuất hiện và bảo vệ,
che chở cho dân làng. Vì vậy, mỗi khi làm một việc gì dù lớn hay nhỏ người
Cơ Ho đều cúng viếng để cầu xin các vị thần linh.
Dân tộc Cơ Ho không có tôn giáo chính thống. Tuy nhiên, hiện nay trước
sự du nhập và tác động của các tôn giáo, một bộ phận lớn người dân tộc Cơ
Ho theo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo và Đạo Tin Lành.
Các lễ hội truyền thống: Một số lễ hội truyền thống đặc trưng của dân
tộc Cơ Ho như: Lễ đâm trâu được tổ chức sau khi thu hoạch, chuẩn bị bước
vào mùa màng mới, với ý nghĩa mừng một mùa bội thu và tạ ơn các vị thần
linh đã che chở dân làng ... Mỗi năm, các gia đình trong làng thay phiên nhau
hiến tế một con trâu để làng tổ chức. Lễ vật bao gồm rượu, thịt, xôi, trầu
thuốc và đặc biệt phải có cây nêu - vì theo quan niệm của người dân tộc Cơ
Ho, cây nêu làm cho buổi lễ thêm long trọng và linh thiêng hơn. Lễ đâm trâu
được tổ chức ngay ở trước cửa nhà của gia đình hiến tế hoặc tổ chức ở mảnh
đất rộng, bằng, cao ráo nhất trong làng. Mọi người nhảy múa xung quanh cây

nêu, theo tiếng giai điệu cồng chiêng. Thịt trâu sẽ được chia cho tất cả các nhà
trong làng, những người dự lễ bôi máu của con trâu vào trán nhằm cầu phúc.
Lễ đâm trâu thường kéo dài trong 3 ngày.
Ngoài ra còn có nhiều lễ hội khác như: Lễ nông nghiệp được tiến hành theo
các khâu làm ruộng, được cúng tại ruộng trước khi gieo trồng, để cầu xin
đừng mưa vào lúc vừa gieo hạt; lễ rửa chân trâu (nhô rao jơng rơpu) được tổ
chức sau khi gieo giống chừng 1 tháng, khi con trâu được nghỉ ngơi sau vụ cày
bừa để cầu cho con trâu được khoẻ, có nhiều cỏ ăn và sinh sản nhiều; lễ “nhôwer
là lễ hội thường tổ chức ngay dưới chân núi khi lúa xanh đồng để tạ ơn thần linh
đã cho mưa thuận gió hòa; lễ “nhô kẹp” được tổ chức khi vào mùa lúa trổ bông,
cầu cho lúa ra nhiều bông và chuột đừng phá phách. Lễ này do mỗi gia đình tự
cúng riêng vào ngày trăng tỏ tại ruộng của mình, vì họ muốn mùa màng và đời

15


×