Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Cấp cơ sở huyện Phú Ninh.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện cho trẻ Mẫu giáo tại Trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái, huyện
Phú Ninh.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. Lĩnh vực Phát triển
tình cảm xã hội - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày
05/9/2019 - 07/02/2020 năm học 2019 - 2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :
Môi trường giáo dục thân thiện ở trường mầm non là môi trường mà nơi đó
trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài
liệu, học liệu sử dụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình
giáo dục, bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính
thẩm mỹ.
Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này
cây sẽ tốt. Đặc biệt đối với trẻ được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ
những kĩ năng về tình cảm xã hội… giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.
Là một giáo viên Mầm non - tôi cũng đã nhận thấy xây dựng môi trường
giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ… Mặt khác, xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung
quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện cho trẻ là tiền đề vững chắc để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu
học, khi được tiếp xúc với môi trường mới thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại


thích thú hơn khi được tiếp xúc.
1


Năm học 2019 - 2020 này tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo Lớn với
tổng số học sinh 35 cháu, có những thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Ninh
- Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn, sinh hoạt chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi, ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy và học, làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Một ngôi trường được xây dựng rộng rãi khang trang.
- Cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học đảm bảo.
- Bản thân tôi ham học hỏi ở đồng nghiệp và nghiên cứu tài liệu, trên mạng
Internet để tham khảo tích luỹ thêm vốn kiến thức.
- Yêu nghề, mến trẻ, luôn quan tâm đến lớp, chăm lo đến các cháu.
- Có uy tín với phụ huynh.
- Trẻ cùng một độ tuổi mẫu giáo lớn nên cũng là một phần thuận lợi cho việc
tổ chức các hoạt động.
b) Khó khăn:
- Lớp tôi phần lớn phụ huynh làm nông và công nhân nên ít có thời gian và
điều kiện quan tâm đến con em mình.
- Có một vài cháu đều là lần đầu tiên đến lớp nên rất sợ hãi, khó hoà nhập
với bạn bè.
- Giáo viên có vốn kiến thức và hiểu biết về xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện cho trẻ nhưng chưa thật phong phú.
- Mức phát triển ở trẻ không giống nhau
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế.
- Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động.
Qua những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi nhận thấy việc xây dựng một

môi trường giúp trẻ tự tin, năng động và sáng tạo để thỏa sức khám phá, học tập và
vui chơi là vô cùng cần thiết. Vì thế trong năm học này tôi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ Mẫu giáo tại
trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh”.
4.2. Nội dung cải tiến, khắc phục:
“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” - đó mục tiêu mà các trường mầm
non hướng tới trong việc tổ chức môi trường học đường trở nên nền nếp, thân
thiện, lành mạnh; ở đó, học sinh được học tập, rèn luyện, trải nghiệm và vui chơi.
2


Tiếc rằng, dù đã được chăm chút xây dựng, chấn chỉnh, nhưng bậc học mầm
non vẫn còn xảy ra nhiều chuyện không vui. Thời gian gần đây, trong nhà trường
liên tiếp rộ lên những chuyện làm dư luận đau xót và lo ngại. Giáo viên, bảo mẫu
bạo hành trẻ bằng những cách xâm hại thể chất và tinh thần, vi phạm pháp luật về
quyền trẻ em nhưng không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp; Giáo viên bị phụ
huynh học sinh vào trường chửi mắng, hành hung gây thương tích, xúc phạm danh
dự… Những vụ việc đó gây bất an trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẻ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải
giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo
một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều
đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, thực hiện đúng kỷ cương và
mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Là một người làm công tác giáo dục phải nhận
thức đúng về yêu cầu, nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ
quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để có thể
xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh cho trẻ.
Với sáng kiến này tôi muốn góp phần xây dựng môi trường thật sự thân
thiện với trẻ tại đơn vị mình đang công tác. Để đạt được kết quả nêu trên, tôi đã áp

dụng những biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng bản thân
- Biện pháp 2: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể
- Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục hướng đến mục tiêu xây dựng
môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ.
- Biện pháp 4: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động.
4.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để áp dụng sáng kiến cần các điều kiện sau:
- Có đủ cơ sở vật chất, phòng học sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa
đông, đồ dùng đồ chơi đủ cho trẻ trong lớp.
- Giáo viên giảng dạy có có trình độ trên chuẩn và có kinh nghiệm giảng
dạy.
- Trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường, có nề nếp vui chơi, học tập.
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của trẻ.
- Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lý luận: Tôi đã sưu tầm và nghiên cứu một số tài liệu sau:
3


Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn tổ chức thực
hiện chương trình GDMN
(5- 6 tuổi)
Bồi dưỡng chuyên môn hè
2018 - 2019
Thông tư 28/2016/TTBGDDT
Tâm lý học trẻ em lứa tuổi
Mầm non.
Bồi dưỡng nâng cao chuyên
môn về xây dựng trường

mầm non lấy trẻ làm trung
tâm
Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên mầm
non (2019 -2020)

Nhà xuất
bản
NXBGD
Việt Nam

Năm sản
xuất

10/2009

Tên tác giá
TS Trần Thị Ngọc Trâm,
TS Lê Thu Hương, PGS
TS Lê Thị Ánh Tuyết
(Đồng chủ biên)
TS: Nguyễn Thị Thu Hà

NXBGD
2018
Việt Nam
NXBGD
Do Bộ trưởng Bộ giáo
30/12/2016
Việt Nam

dục và Đào tạo ban hành.
NXBGD
2013
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Việt Nam
NXBGD
Việt Nam
NXBGD
Việt Nam

2017

TS Bùi Thị Kim Tuyến

2019

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn
(Phó Chủ tịch Hội Tâm
lý học xã hội Việt Nam)

- Phương pháp thực tiễn: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Tham
quan học hỏi ở đơn vị trường bạn trong và ngoài huyện
- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ.
- Phương pháp trực quan, minh hoạ.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
Sau đây là một số biện pháp mà bản thân đã đúc kết được trong quá trình
nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả đối với trẻ:
Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng bản thân
Bản thân tôi luôn tự học tập bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau như:
Luôn tìm tòi tài liệu tham khảo, học hỏi các bạn đồng nghiệp qua các buổi
chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi học bồi dưỡng chuyên môn do
phòng giáo dục tổ chức để ứng dụng vào trong giảng dạy.
4


Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tôi luôn chủ
động sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp
với đặc điẻm tâm sinh lý của trẻ.
Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo hứng thú cho
trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi. Giáo dục trẻ các hành vi văn
minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử…
Biện pháp 2: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể
- Cũng đã tổ chức được cuộc họp đầu năm, cuộc họp sơ kết HKI và triển
khai, trao đổi với phụ huynh về xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ,
không những thế còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với
mọi người. (Hình 01)
- Cùng BGH Nhà trường vận động phụ huynh cải tạo lại sân trường để cảnh
quan của nhà trường mỗi ngày càng xanh - sạch - đẹp. Tuyên truyền vận động phụ
huynh hỗ trợ cây xanh, chậu kiểng, trang trí lớp với nhiều hình thức đẹp, sáng tạo
cho lớp thực hiện.
Bản thân phối hợp cùng tập thể nhà trường đồng thời kêu gọi công lao động
từ phụ huynh học sinh từng bước khắc phục khó khăn để xây dựng được môi
trường “Xanh- sạch - đẹp” cho trẻ. (Hình 02)
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục hướng đến mục tiêu xây
dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ.
Một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ là trẻ được
sống trong tình yêu thương của mọi người, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để
vươn tới một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Song đối với trẻ thơ tình yêu thương

lại cần thiết hơn bao giờ hết. Làm được điều đó thì mỗi giáo viên mầm non chúng
ta ngay từ bây giờ hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất để các cháu đến lớp
được sống trong một bầu không khí vui vẻ, đầm ấm , yêu thương đầy tình người.
Môi trường giáo dục thân thiện của trẻ ở trường bao gồm: Môi trường lớp học
đối với trẻ và môi trường bên ngoài đối với trẻ.
* Môi trường lớp học đối với trẻ:
Cơ sở vật chất: Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu
nhà trường tu sửa và mua sắm đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy
và học. Mặt khác tôi luôn tìm và tích cực làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp tạo
môi trường phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động bằng cách:
Xây dựng các góc và sắp đặt đồ dùng tại các góc một cách khoa học và hợp
lý. Tương tự với các góc khác tôi luôn sắp đặt đồ đùng đồ chơi để làm phong phú
5


và nổi bật đặc trưng của góc, để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động của các góc
một cách sôi nổi và hứng thú. Các góc chơi trong lớp sẽ phân chia thành các khu vực
chơi hợp lý và trang trí tên góc cũng như hình ảnh trang trí rực rỡ màu sắc, ngộ nghĩnh,
hấp dẫn trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp phong phú về chủng loại, đặc biệt là
những nguyên vật liệu mở và các phương tiện để trẻ được sáng tạo.
Xây dựng lớp học thân thiện: Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện,
bản thân tôi luôn là nhân vật trung tâm tổ chức và định hướng cho học sinh hình
thành và rèn luyện nhân cách giáo tiếp trong các mối quan hệ, do đó cần phải thể
hiện phong cách giao tiếp: luôn luôn thương yêu, quý mến trẻ. Có thái độ nhẹ
nhàng, ân cần với trẻ, tạo sự an toàn cho trẻ về mặt tâm lý.
Bên cạnh đó môi trường lớp học quan trọng nhất là không khí trong lớp học điều
đó sẽ ảnh hưởng tới thái độ thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa
trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh để tạo nên một môi trường thân thiện.
* Môi trường bên ngoài đối với trẻ:
Tăng cường công tác tham mưu để cải tạo lại cảnh quan sân trường. Phối kết

hợp với phụ huynh, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để tạo dựng khung
cảnh sư phạm nhà trường thoáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện.
Cảnh quan sân trường được cải tạo lại: Sơn sửa lại đồ dùng đồ chơi trên sân
trường; nhà trường đã cải tạo vườn rau cũ và xây dựng thêm vườn rau ở sân trường
mới; Bên cạnh đó nhà trường làm đẹp các khu vực bằng việc vẽ những hình ảnh
phù hợp trên ghế đá, gốc cây… Những nguyên vật liệu tận dụng để tạo môi trường ở
sân trường đẹp, thu hút sự yêu thích của trẻ như: bánh xe sơn màu làm con thú, xích đu,
bồn hoa,… tạo không gian nhiều màu sắc tăng thêm cảnh quan đẹp trong nhà trường
với những trò chơi hấp dẫn giúp trẻ khám phá xã hội, tự tin trong giao tiếp, đoàn kết
với bạn bè, và nhận ra giá trị của bản thân.
Biện pháp 4: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động.
a) Hoạt động học: Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học.
Cụ thể: Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường hướng tới việc
lôi cuốn sự tham gia và hợp tác của tất cả trẻ trong nhóm vào quá trình học. Vì vậy,
thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa cô với
trẻ, giữa trẻ với trẻ…
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp, giáo
viên cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ, nghiên cứu thực tế… nhằm hình thành
và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của trẻ.
6


Nội dung giáo dục được thể hiện thông qua các hoạt động học như: Khám
phá khoa học, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc, làm quen văn học...và gắn
vào từng đề tài cụ thể và tùy theo chủ đề. Mỗi chủ đề có đều có thể lồng ghép nội
dung xây dựng về môi trường giáo dục thân thiện vào đó. ( Hình 03)
- Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, giáo viên trò chơi dân gian
thông qua các buổi chơi các hoạt động hàng ngày của trẻ. Cùng với Nhà trường tổ
chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học giúp trẻ có điều kiện để học tập, để
thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động tập thể.( Hình 04)

+ Cụ thể: Tổ chức ngày hội ngày lễ như: Ngày hội đến trường, Tết trung
thu; ngày nhà giáo Việt nam 20-11; Biết ơn chú bộ đội (22/12),... Cho trẻ tìm hiểu về
những danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương:
b) Hoạt động vui chơi:
- Tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao… về bảo
vệ môi trường góp phần tạo nên một môi trường xanh – sạch và thân thiện.
- Ngoài ra để kiểm tra cũng như khắc sâu thêm ý thức về bảo vệ môi trường
của mỗi trẻ trong lớp. Tôi nghiên cứu xây dựng góc thư viện để trẻ chọn truyện và
kể cho trẻ nghe những câu chuyện về môi trường và tổ chức cho trẻ xem tranh,
truyện để trẻ học hỏi thêm. (Hình 05, hình 06)
Ngoài ra, góc thiên nhiên ngoài trời còn để trẻ được vui chơi giải trí, tạo cho
trẻ sự gần gũi và một tâm thế vui vẻ, hứng thú tham gia các hoạt động, bên cạnh đó
tạo không gian xanh - đẹp cho trường. (Hình 07)
- Tổ chức cho các bé nhặt những lá cây quanh trường để làm đồ chơi và
những lá cây nào không thể chơi được thì các bé cũng tự biết bỏ vào thùng rác để
làm sạch sân trường, các bé cũng biết bảo vệ vườn hoa của trường như không hái
hoa, bẻ cành và trong khi chơi thì không dẫm đạp lên cỏ... Để giúp trẻ có một số
hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giúp môi trường xanh - sạch - đẹp.
c) Hoạt động lao động, vệ sinh:
Trước hết với trẻ môi trường gần gũi nhất là môi trường lớp học, nhà ở.
Trong mọi hoạt động cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, nên với việc dọn dẹp
cho môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ - gọn gàng - đẹp là điều giúp trẻ nhận thấy
mình cũng cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn cho lớp học luôn là môi trường xanh sạch - đẹp. Ngoài ra giáo viên luôn nhắc nhở trẻ phải có thói quen vứt rác vào sọt
rác, khi thấy một vỏ nilon hay rác ở trong và ngoài lớp học, trên sân trường, cần có
ý thức tự giác đem bỏ vào thùng rác. (Hình 8, hình 09)
7


d) Hoạt động ăn, ngủ:
Tổ chức các bữa tiệc làm tăng hứng thú ở trẻ. Trong giờ ăn trẻ phải có thói

quen ăn uống sạch sẽ, không rơi vãi và có hành vi văn minh trong ăn uống như
không nói chuyện trong khi ăn. Sau khi ăn có thói quen dọn dẹp gọn gàng ghế vào
nơi quy định. Đó là những thói quen rất đỗi bình thường nhưng đó chính là ý thức
bảo vệ môi trường mình sống luôn sạch sẽ, gọn gàng. Có như vậy mới mong trẻ có
ý thức bảo vệ môi trường ở phạm vi rộng hơn. (Hình 10)
+ Ngoài ra cùng với Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tổ chức các bữa tiệc
cho trẻ giao lưu và học hỏi như: tiệc buffer tại trường,…
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến “Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân
thiện cho trẻ Mẫu giáo tại Trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái, huyện Phú
Ninh” có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong trường, các địa phương khác trong
huyện và ngoài huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.
Một ngôi trường giáo dục thân thiện phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đảm bảo cho các cháu được học tập vui chơi, cô
giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được
chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng
thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn
diện trên từng lĩnh vực: Thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã
hội...tạo nền tảng cho trẻ bước vào lớp 1.
5. Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Trường luôn sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, đẹp, an toàn, phòng học của
trẻ thoáng mát, các lớp học được bố trí, trang trí đẹp, phù hợp với chủ điểm.
- Trang trí trong và ngoài lớp học đẹp, phù hợp với chủ đề, nhiều đơn vị bạn
đến tham quan học tập.
- 100% lớp học thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền để
tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của phụ huynh và của trẻ.
- Sân trường có vườn cổ tích đẹp, có hoa, có đồ chơi, vườn cổ tích thiết kế
đẹp tạo sự yêu thích cho trẻ.

- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền đến phụ huynh các hình
thức nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ. Nhờ vậy các bậc phụ
huynh luôn tin tưởng, ngợi khen ủng hộ và cùng kết hợp với nhà trường, giáo viên
8


để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động với
nhiều hình thức khác nhau.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
* Đối với trẻ:
- Tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ.
- Động viên tất cả các trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động do cô tổ chức.
- Trẻ biết tích cực, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động nhằm xây dựng
môi trường giáo dục thân thiện.
- Trẻ biết tự tổ chức trò chơi với bạn trong lớp
- Trẻ có thói quen và hành vi văn minh trong sinh hoạt.
- Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ ngày càng cao.
- Luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
* Đối với giáo viên:
- Biết cách lựa chọn một số biện pháp phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận
thức của trẻ.
- Luôn chú ý đến việc xây dựng môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ - gọn
gàng - khoa học.
- Biết thêm nhiều kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trò chơi.
- Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú
tham gia của trẻ.
- Có hiểu biết về việc xây dựng môi trường giáo dục, lành mạnh, thân thiện

trong trường mầm non.
Tôi cũng đã nhận thấy được “xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho
trẻ Mẫu giáo” không những có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm
giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ… Mặt khác, xây dựng
môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp
trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho
trẻ Mẫu giáo là tiền đề vững để khi bước vào ngưỡng cửa của trường Tiểu học.
Nơi nhận:
- Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh;
- Lưu: TĐ-KT.

9


* PHẦN PHỤ LỤC: Có 11 hình ảnh in màu

Hình ảnh minh họa 01: Họp phụ huynh học sinh đầu năm

Hình ảnh minh họa 02: Vận động phụ huynh lao động để cải tạo lại sân trường
10


.

Hình ảnh minh họa 03: Cô cùng trẻ khám phá giờ học về chủ đề “Lớp học của bé”

Hình ảnh minh họa 04: Kịch bản “Biết ơn chú bộ đội” ( 22/12)
11



Hình ảnh minh họa 05: Cô cùng trẻ đọc sách ở góc thư viện

Hình ảnh minh họa 06: Góc thư viện ngoài trời dành cho trẻ
12


Hình ảnh minh họa 07: Cô cùng trẻ chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.

Hình ảnh minh họa 08: Cô cùng trẻ nhặt rác và bỏ đúng nơi quy định.
13


Hình ảnh minh họa 09: Cô và trẻ cùng tham quan và chăm sóc vườn rau

Hình ảnh minh họa 10: Tiệc buffer của trẻ tại trường
14


Hình ảnh minh họa 11: Môi trường “Xanh - sạch - đẹp” dành cho trẻ.

15


PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO ANH ĐÀO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC THÂN THIỆN CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG
MẪU GIÁO ANH ĐÀO XÃ TAM THÁI HUYỆN PHÚ NINH


Tác giả
: Nguyễn Thị Tàu
Chức vụ
: Giáo viên
Nơi công tác
: Trường MG Anh Đào
Điện thoại liên hệ : 0363.489.858

Tam Thái, ngày 24 tháng 4 năm 2020
16



×