2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ
NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
10
1.1.
Yêu cầu khách quan đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số
của tỉnh Thái nguyên
10
1.2.
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt chủ trương
Trung ương Đảng về công tác đào tạo cán bộ dân
tộc thiểu số từ 2005 đến năm 2010
30
Chương 2
KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU
55
2.1.
Kết quả của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm
2005 đến năm 2010
55
Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc
thiểu số
62
2.2.
KẾT LUẬN
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
76
PHỤ LỤC
85
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đã
xác định vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Đảng đề ra nguyên tắc quan hệ giữa các dân tộc là: bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt gần đây nhất, trong
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đảng tiếp tục khẳng
định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển” [36, tr.70].
Để thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam
rất quan tâm đến việc sử dụng và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; và xem đây
là lực lượng chủ yếu tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói
chung. Bởi vì, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không những là người tham gia
hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; mà còn
là người trực tiếp tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện. Bên cạnh đó,
lực lượng cán bộ dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi có nhiều thuận lợi
hơn đối với cán bộ miền xuôi được cử lên công tác. Với đường lối đúng
đắn đó, một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thực sự hình thành, đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân
tộc. Cán bộ dân tộc thiểu số đã từng bước phát triển cả về số lượng và
chất lượng; có nhiều đồng chí cán bộ dân tộc được giao những trách
nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương; góp phần to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền
núi nói riêng. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở vùng
dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban
4
Chấp hành Trung ương khóa IX (2003) đã chỉ rõ: “Nhìn chung, đội ngũ
cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số
lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm” [ 32, tr.34].
Xuất phát từ thực trạng đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm nhiều
hơn đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống. Chính vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải quan tâm chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Đảng về đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số; nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Quá trình đó,
cần tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng về đào tạo đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số; đánh giá khách quan kết quả, rút ra kinh nghiệm lãnh đạo;
góp phần vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh
trong thời kỳ mới đạt kết quả cao hơn; đó là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010” làm
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về
cán bộ dân tộc thiểu số từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó, có
nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm. Có thể chia
thành các nhóm sau đây:
5
Một là, các công trình đề cập tới các vấn đề liên quan tới dân tộc thiểu số
nói chung:
Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX.04-11 do GS.TS Bế Viết Đẳng làm
chủ nhiệm: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các
dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi . Trong
đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ trí
thức các dân tộc thiểu số gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam; Đề tài khoa học cấp Nhà nước: KX-05: Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, GS.TS Phan
Hữu Dật chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Có đề
cập đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số trong nội dung chương 3 và
chương 4. Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách
dân tộc dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng
nước và giữ nước. Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số
hiện nay gắn với vai trò của họ ở một số vùng cụ thể; Lê Phương Thảo,
Nguyễn Cúc, Doãn Hùng (2006) Xây dựng đội ngũ cán bộ thiểu số ở nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Luận cứ và giải pháp, Nhà
xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Sách được tập thể các nhà khoa học nghiên
cứu cơ bản và toàn diện các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm, GS.TS Trịnh Quốc Tuấn (1999) Mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam , Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là một cuốn sách tham khảo, có
nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của cán bộ dân tộc thiểu số đối với
việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng dân tộc thiểu
số ở nước ta hiện nay.
6
Hai là, các công trình liên quan tới dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi
phía Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng:
Góc độ nghiên cứu trên có cuốn sách Hệ thống chính trị cơ sở và dân chủ
hóa đời sống xã hội ở nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta do PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999; Luận văn thạc sĩ: Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước
ta trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay của tác giả Lô Quốc Toản (1993); Luận án tiến sĩ: Trí thức người
dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới của tác giả Trịnh Quang
Cảnh (2002). Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề tạo nguồn cán bộ dân
tộc thiểu số, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người dân tộc thiểu số, đề xuất
những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số và phát huy vai trò trí
thức người dân tộc thiểu số; Phạm Hồng Quang (2007) “Mô hình đào tạo cán bộ
quản lý người dân tộc thiểu số cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí
giáo dục, (175), tr1- 2, 11.
Ngoài ra, các bài báo khác viết về đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng.
Tráng A Pao (2005) “Thực hiện chế độ cử tuyển trong đào tạo cán bộ
vùng dân tộc thiểu số miền núi”, Tạp chí Cộng sản, (6), tr.3- 6; Nguyễn Hữu
Ngà (2005) “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 5057; Lê Phương Thảo (2005), “Thành tựu và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử
Đảng, (1), tr.38-42.
Các công trình đã công bố dưới góc độ chuyên ngành khác nhau; đã
đề cập về cán bộ dân tộc thiểu số và công tác cán bộ dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, dưới góc độ lịch sử Đảng đến nay vẫn chưa có một công trình nào
7
nghiên cứu trực tiếp toàn diện có hệ thống về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm
2010. Việc đánh giá đúng thực trạng cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên để từ đó làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010
vẫn là một đề tài cần được nghiên cứu .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong việc quán triệt,
vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng trong công tác đào tạo cán bộ dân
tộc thiểu số của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010; đúc kết những kinh
nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào công tác đào tạo cán bộ dân tộc
thiểu số của tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn cách mạng mới.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm vụ
cơ bản sau:
Phân tích rõ đặc điểm, kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Thái Nguyên
tác động đến công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; thực trạng công tác
đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên trước năm 2005 và yêu
cầu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong những năm từ 2005
đến năm 2010.
Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên về lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2005 đến năm 2010.
Khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác đào
tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010.
8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác đào tạo cán bộ
dân tộc thiểu số.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên về công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 2005 đến năm 2010.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài, nhất là quan điểm về xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung, cũng như đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng.
Ngoài ra, luận văn còn kế thừa những thành quả nghiên cứu của một số công
trình có liên quan tới đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được triển khai chủ yếu trên cơ sở phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgich, sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra còn sử dụng
các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương
pháp chuyên gia và phương pháp khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ địa
phương; về lĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực; với đối tượng cụ thể là cán
bộ dân tộc thiểu số của tỉnh trong những năm 2005- 2010. Qua đó, làm
phong phú hơn lịch sử của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng
nguồn nhân lực.
9
Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, có
thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho cấp ủy Đảng, chính
quyền tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như các tỉnh khác tham khảo để
xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng luân chuyển
cán bộ dân tộc thiểu số.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy trong Trường chính trị; về những nội dung liên quan tới xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung và phát triển cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
NGUYÊN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Yêu cầu khách quan đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh
Thái Nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tác động
đến tác công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số trong công cuộc đổi mới
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du Bắc Bộ, có diện tích
tự nhiên 3.541,67 km2 [63, tr.22], dân số 1.123.116 người [6, tr.162]. Phía Bắc
tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn; phía Tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía
Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Sau lưng Thái
Nguyên là cả một vùng rừng núi hiểm trở Cao Bằng, Hà Giang làm chỗ dựa vững
chắc cho nó. Trước mặt Thái Nguyên là đồng bằng sông Hồng phì nhiêu, một vựa
lúa của đất nước [54, tr.7].
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là
những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Nhìn tổng thể, địa hình Thái
Nguyên phân hoá thành 3 vùng:
Vùng núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh: gồm Đại Từ, Định Hoá và các xã tây
Phú Lương, là khu vực được hình thành sớm, hướng địa hình theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam phù hợp với dòng chảy. Các thung lũng sông rộng, có nhiều điều
kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác và phát triển kinh tế.
Vùng núi phía đông: Đồng Hỷ, Võ Nhai, tuy địa hình không cao lắm, chỉ
500-600m nhưng địa hình phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi. Đây là
vùng núi cao, tính phức tạp của địa hình vùng này là một trở lực lớn trong quá
11
trình giao lưu và phát triển nói chung, tạo nên sự chênh lệch về trình độ dân
trí giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, rẻo cao. Đối
với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng tại những nơi này nó có
tác động tiêu cực.
Vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm nam Phú Lương, tây Đồng Hỷ,
Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công. Đây là vùng có dân
cư đông đúc, giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường sông, đường sắt và là
vùng có lịch sử tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội lâu đời [54, tr.40].
Cùng với diễn biến của lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên cũng
có nhiều sự đổi thay: Thời thuộc Pháp vào năm 1900, chính quyền thực dân
cho tách phủ Thông Hoá (huyện Cảm Hoá và Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn hiện
nay ) đặt ra tỉnh Bắc Kạn gồm 5 châu (sau đổi thành huyện) là Bạch Thông,
Na Rì, Chợ Rã, Ngân Sơn, Chợ Đồn. Ngày 21/4/1965, Quốc hội nước ta
quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
Vào thời kỳ đổi mới, ngày 6/11/1996, Quốc hội ra Nghị quyết về phân loại địa
giới hành chính một số tỉnh, trong đó Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn. Kể từ ngày 1/1/1997, các đơn vị hành chính của tỉnh
Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (gồm
Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên; 1
thành phố là Thái Nguyên và thị 1 xã Sông Công). Toàn tỉnh có 180 đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn. Theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT
ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân
tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Tại tỉnh có 123 xã thuộc khu
vực vùng cao và miền núi trong đó khu vực I là 26 xã, khu vực II là 78 xã và
III khu vực là 19 xã; toàn tỉnh có 200 thôn đặc biệt khó khăn bao gồm: thuộc
khu vực II là 81 thôn và khu vực III là 119 thôn. Nhìn chung, những đặc điểm
12
trên cho thấy, điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên tương đối thuận lợi để các
địa phương trong tỉnh phát triển cây công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc
gia cầm. Tuy vậy, khu vực phía đông của tỉnh gồm các huyện Đồng Hỷ, Võ
Nhai có khó khăn về nhiều mặt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Các xã
như Nghinh Tường, Sảng Mộc, Tràng Xá, Thần Sa... của huyện Võ Nhai; Khe
Mo, Vân Lăng, Tân Long... của huyện Đồng Hỷ điều kiện sống, sinh hoạt còn
quá đơn sơ. Chính vì vậy có khó khăn chung trong quá trình phát triển nguồn
nhân lực nói chung cũng như trong công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.
Xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yêu cầu đặt ra trước hết
thuộc về các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương đó là: Khai thác tối đa thuận lợi của điều
kiện tự nhiên để phát triển, quá trình phát triển cần chú ý tới thu hẹp dần
khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa thành phố, đô thị và vùng miền
núi sâu, vùng xa. Một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra đó là đào tạo
cán bộ dân tộc thiểu số tại những vùng này. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
phải xuất phát từ những đặc thù của các huyện miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh để đề ra những giải pháp có hiệu quả
trong phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên được Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm trung tâm căn cứ địa kháng
chiến Việt Bắc - thủ đô kháng chiến của cả nước. Bước sang thời kỳ chống
đế quốc Mỹ xâm lược, Thái Nguyên là thủ phủ - trung tâm kinh tế, chính
trị, quân sự và văn hoá - xã hội của Khu tự trị Việt Bắc. Trong thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thái Nguyên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
tỉnh hậu phương hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh biên giới. Với vị trí, vai trò là
thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc, Thái Nguyên trở thành một trong những
13
trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của vùng Việt Bắc nói riêng và trung
du miền núi đông bắc nói chung, nơi hội tụ nền văn hoá các dân tộc miền núi
phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên có tiềm năng kinh tế phong phú, đa dạng với nhiều
loại tài nguyên khoáng sản đã và đang được khai thác có hiệu quả. Trên địa bàn
tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương như: Khu công
nghiệp gang thép Thái Nguyên; Khu công nghiệp Sông Công; các nhà máy quốc
phòng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng;
công nghiệp chế biến và gia công...
Hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 2.753 km. Quốc lộ 3 từ Hà
Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái
Nguyên - cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với
hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với
các tỉnh trong vùng. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đầu mối giao lưu
quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với khu công nghiệp Sông Công,
khu gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên. Hệ thống đường thuỷ có
2 tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai (Quảng Ninh), rất thuận lợi cho
việc vận chuyển hàng hoá từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải Phòng và Cái
Lân (Quảng Ninh). Trong những năm tới, việc hình thành đường cao tốc Hà Nội
- Thái Nguyên, nâng cấp cảng Đa Phúc sẽ giúp Thái Nguyên phát huy mạnh mẽ
hơn nữa vai trò trung tâm vùng, tạo động lực cho sự phát triển của vùng miền núi
phía Bắc. Thái Nguyên còn là một trong những trung tâm đào tạo quan trọng của
cả nước; với Đại học Thái Nguyên (có 10 đơn vị đào tạo là Đại học Sư phạm,
Đại học Y dược, Đại học Nông lâm, Đại học Công nghiệp, Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, Đại học Khoa học, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ) và
14
trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại địa bàn của
tỉnh. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho công tác đào tạo cán bộ dân tộc
thiểu số của tỉnh. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, Thái Nguyên đã và đang
hình thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá tập trung. Trong đó có
các vùng chè nổi tiếng trong cả nước, với tổng diện tích 15 nghìn ha, sản lượng
đạt trên 80 nghìn tấn chè búp tươi mỗi năm. Tài nguyên rừng cũng là một trong
những thế mạnh của tỉnh, với trên 152 nghìn ha, độ che phủ đạt trên 43%, đã
được quy hoạch thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp sản xuất giấy và
ván dăm nhân tạo [66, tr.3].
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng về du lịch với Khu sinh thái hồ Núi
Cốc có diện tích trên 250 nghìn ha, hang Phượng Hoàng, cùng hàng loạt di
tích lịch sử, các công trình kiến trúc, công trình nghệ thuật, các lễ hội truyền
thống và văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Đây là lợi thế để Thái
Nguyên đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch. Như vậy, với đặc
điểm kinh tế - xã hội trên đây một mặt cho thấy Thái Nguyên với những thế
mạnh của mình có thể tập trung nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của địa phương.
Thái Nguyên là một miền đất văn hoá đa sắc tộc, vừa là cái nôi, điểm
hội tụ nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng lại vừa
là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc khác tạo
nên một nền văn hoá đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Theo điều tra dân số
01/04/2009, dân số tỉnh là 1.123.116 người. Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân
tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông
dân nhất là: Dân tộc Kinh 821.083 người =73,1%; Tày 123.197 người = 11%;
Nùng 63.816 người = 5,7%; Sán Dìu 44.134 người = 3,9%; Sán Chay 32.483
người = 2,9%; Dao 25.360 người = 2,3%; Mông 7.230 người = 0,6%; Hoa
2.064 người = 0,18% [6, tr.162- 163 ]. Như vậy tỉ lệ người dân tộc thiểu số
của toàn tỉnh chiếm 26,9%.
15
Như vậy ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh (hay còn gọi là Việt) chiếm
73,1%. Đây là dân tộc có nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất.
Người Kinh ở Thái Nguyên gồm nhiều bộ phận hợp thành: dân bản địa, dân
được tuyển mộ vào làm công trong các mỏ đồn điền, có bộ phận là người di
cư từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp từ
vùng trung du phía nam đến các vùng núi rừng hẻo lánh ở phía bắc của tỉnh,
trong đó tập trung nhiều ở thành phố, khu công nghiệp Gang thép Thái
Nguyên. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng lúa
nước, làm nông nghiệp và các nghề thủ công.
Dân tộc có số người đông thứ hai ở Thái Nguyên là dân tộc Tày chiếm
11%. Cũng như người Kinh, người Tày ở Thái Nguyên có từ rất lâu đời. Tổ tiên
của người Tày vốn là cư dân ở Bắc Việt Nam và miền giáp ranh biên giới Việt Trung. Người Tày có quan hệ gần gũi với người Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ, bởi họ
có sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá. Địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp
trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở những huyện miền núi, vùng cao như:
Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai. Ngoài việc trồng lúa, người Tày cồn
trồng nhiều ngô, khoai, sắn để góp phần nâng cao đời sống. Người Tày có truyền
thống về một số ngành nghề thủ công như đan lát, dệt vải [54, tr.87].
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh thì: “ Đồng bào dân tộc thiểu
số có truyền thống cách mạng, cần cù lao động, đoàn kết, luôn tin tưởng
vào Đảng, Nhà nước, không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống,
tích cực đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung trong những năm qua,
được sự đầu tư của Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần... của đồng
bào đã được cải thiện đáng kể ” [60, tr.4].
Tại địa bàn các xã miền núi, nhất là các xã hưởng Chương trình 135, hệ
thống kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn được củng cố và tăng cường, các công
16
trình điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang hơn trước đây
rất nhiều. Đó là cơ sở để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ở nông
thôn, giảm cước phí vận chuyển, thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, từng bước cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào.
Về kết cấu hạ tầng: Đường giao thông 100% xã đã có đường ô tô đến
trung tâm xã, hơn 5.400 km được giao thông từ xã đến các xóm và liên xóm,
trong đó có gần 2.500 km đường đạt loại B. Về điện đến năm 2003 đã hoàn
thành mục tiêu đưa điện lưới quốc gia về tất cả các xã, đến năm 2005 có hơn
90% số hộ nông thôn được sử dụng điện. Về trường học gồm 4.379 phòng
học các cấp (mẫu giáo mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), trong đó có
3.712 phòng học được xây dựng kiên cố. Trạm Y tế: 100% số xã vùng dân tộc
thiểu số miền núi có trạm y tế, trong đó có 64% đựơc xây dựng kiên cố, đủ
trang thiết bị phục vụ nhân dân. Công trình thủy lợi hệ thống thuỷ lợi ở vùng
dân tộc thiểu số, miền núi đã được quan tâm xây dựng với 377 công trình vừa
và nhỏ được xây dựng kiên cố, hơn 2.730 km kênh mương đã làm tăng diện
tích tưới tiêu, tăng năng suất và sản lượng lương thực. Công trình nước sinh
hoạt đã xây dựng 93 công trình. Đến năm 2005, tỷ lệ hộ đồng bào ở nông thôn
được dùng nước sinh hoạt theo chương trình đạt 66%. Có 103 xã/125 xã đã
được xây dựng có điểm Bưu điện văn hóa xã [65, tr.148].
Giáo dục, đào tạo cũng có thuận lợi cho công tác đào tạo cán bộ dân tộc
thiểu số. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh khoá XVI (2001)
tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2006) đánh giá:
Giáo dục, đào tạo phát triển cả về loại hình và quy mô, từng bước
nâng dần chất lượng. Quy mô giáo dục phổ thông, mạng lưới
trường lớp tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em
17
nhân dân các dân tộc trong tỉnh… Trong 5 năm đã xây dựng được
1569 phòng học, trong đó đã xoá xong phòng học tạm cho 36 xã
đặc biệt khó khăn, xây dựng 351 phòng học mới. Hệ thống các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung
tâm giáo dục thường xuyên đã chú trọng nâng cao chất lượng giảng
dạy học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh [23, tr.17- 18].
Đời sống vật chất và trình độ dân trí: Đời sống vật chất của đồng bào
ngày càng nâng cao, công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, tỷ lệ hộ
nghèo của các xã miền núi, vùng cao mỗi năm giảm trung bình gần 2,9% (đến
hết năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ thuộc các xã miền núi còn
7,98%); đã có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học phổ thông,
hầu hết học sinh trong độ tuổi đều được đến trường. Các chính sách ưu tiên
miễn giảm viện phí cho đồng bào các dân tộc ở các cơ sở khám chữa bệnh được quan tâm. Một số bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc được quan tâm,
bảo tồn, duy trì và phát triển. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá được đẩy mạnh. Chương trình phát thanh truyền hình
tiếng dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện với thời lượng ngày càng
tăng. Đội ngũ cán bộ cơ sở đã được nâng cao về năng lực, trình độ. Kỹ
thuật canh tác của đồng bào được nâng lên qua các lớp tập huấn về kiến
thức khuyến nông, khuyến lâm, hầu hết các hộ đã quan tâm sử dụng giống
vật nuôi, cây trồng mới, nhiều hộ nghèo được hỗ trợ đã nhanh chóng thoát
nghèo, từng bước ổn định đời sống và vươn lên làm giàu. Tình hình an ninh
chính trị được giữ vững, lòng tin vào Đảng và Nhà nước của đồng bào
cácdân tộc ngày càng được củng cố.
Tuy nhiên điều kiện kinh tế - xã hội cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Tuy đã được đầu tư, hỗ trợ bằng nhiều chương trình, dự án nhưng do điểm
18
xuất phát thấp nên hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn
rất khó khăn, kết cấu hạ tầng tuy đã được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trong vùng (năm 2005
là 36,32%) còn cao so với mức bình quân của tỉnh (26,85%), có xã còn đến 82%
hộ nghèo, nhiều xóm có từ 90 đến 100% hộ nghèo, sự chênh lệch về mức sống
so với vùng đồng bằng, nhất là vùng đô thị còn khoảng cách khá lớn và có xu
hướng ngày càng tăng nếu không có giải pháp thiết thực và kịp thời.
Từ các điều kiện kinh tế - xã hội khẳng định về cơ bản có tác động tích
cực đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế khó khăn. Chính vì vậy, trong để có được đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên đã luôn quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước về công tác dân tộc nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số nói riêng. Qua đó chỉ đạo thực hiện trong từng khâu từ quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán
bộ dân tộc thiểu số một cách tích cực.
1.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo cán bộ dân tộc
thiểu số của tỉnh trước 2005
“Cán bộ dân tộc thiểu số” được quan niệm là những người công tác trong
một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các dân
tộc thiểu số Việt Nam; có trách nhiệm, quyền hạn nhất định được tổ chức và
nhân dân giao phó; có trình độ và năng lực đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ
được giao; có phẩm chất đạo đức cách mạng; có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành
với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến
đấu hy sinh vì lợi ích tối cao của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2003) viết về
công tác dân tộc có sử dụng đồng thời hai khái niệm: “Cán bộ người dân tộc
19
thiểu số” và “cán bộ dân tộc thiểu số”. Một số Văn kiện khác của Đảng và của
Nhà nước cũng sử dụng tương tự như vậy. Trong thực tế còn bắt gặp khái niệm
“Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”. Đây là khái niệm dùng để chỉ một tầng lớp
người có năng lực, trình độ nhất định, có phẩm chất đạo đức cách mạng và có
năng lực hoàn thành trách nhiệm được giao trong các dân tộc thiểu số hiện nay.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên, đa số đã có
trình độ học vấn cao đẳng, đại học và trên đại học. Vì vậy, cũng có thể xếp họ
thuộc đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số. Dù vậy, so với yêu cầu để phát triển
kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì lực lượng cán bộ
là người dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay vẫn còn quá ít và có nhiều hạn chế.
Đối với vấn đề đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, thì trước hết theo Đại Từ
điển Tiếng Việt thì “ đào tạo” là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên là người có hiểu
biết, có nghề nghiệp. Đào tạo còn được hiểu là quá trình tác động đến con
người, làm cho người đó nắm vững và lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm kỹ năng,
kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với
cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần
của mình vào phát triển xã hội. Nội dung đào tạo thường trang bị những kiến
thức cơ bản hoặc cao hơn, thời gian đào tạo thường dài ngày. Kết thúc khoá
học người học được cấp bằng tương ứng với trình độ, chương trình đào tạo.
Như vậy đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là tất cả các hoạt động đào tạo, giáo
dục để hình thành đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số với những phẩm chất, trình
độ và năng lực chuyên môn có khả năng đảm nhiệm công việc đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ năm 1996 đến nay, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức bộ máy
nhưng số lượng cán bộ của tỉnh tăng hoặc giảm không đáng kể. Thực hiện
Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 3/6/1995 của Ban Bí thư Trung ương (khóa
VII) và hướng dẫn của Ban Tổ chức - Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, từ
20
năm 1995 đến đầu năm 1996, toàn bộ các huyện, thị trong tỉnh đã thành lập
Ban Dân vận và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị nên số lượng cán bộ thuộc
khối Đảng có tăng thêm.
Năm 1996, thực hiện Nghị định số 50/CP, ngày 26/7/1995 của Chính phủ
về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; trong đó quy định
số lượng cán bộ chính quyền cơ sở, ngoài chức danh bầu cử theo luật định
mỗi xã, phường, thị trấn được bố trí 4 chức danh cán bộ chuyên môn phụ
trách các lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân, nên số lượng cán bộ chính
quyền cơ sở ở tỉnh tăng lên.
Thực hiện Nghị định số 09-NĐ/CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về
sửa đổi Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ, số lượng cán
bộ xã được bố trí, sắp xếp lại. Số cán bộ chuyên môn yêu cầu phải được
tuyển chọn và được đào tạo có bằng cấp, nên nhiều xã, phường, thị trấn
chưa tuyển chọn được. Chính vì, vậy số lượng cán bộ chính quyền cơ sở
trở nên thiếu hụt.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy (khóa VIII) và Quyết định
207-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã sắp xếp thu
gọn đầu mối từ 28 sở, ban, ngành xuống còn 24 đầu mối trực thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh; đối với các huyện, phòng ban chuyên môn từ 14-15
phòng xuống còn 10 phòng trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. Do đó số
lượng cán bộ có giảm bớt bộ phận phục vụ, để tăng cường cán bộ có chất
lượng ở bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.
Trước năm 2000, tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện gồm: Mặt
trận, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh. Đến năm 2000, thành lập tổ chức Công đoàn ở cấp huyện, thị.
Do vậy, từ năm 1996 đến nay, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức bộ máy,
nhưng số lượng cán bộ có sự tăng hoặc giảm không đáng kể.
21
Đối với số lượng cán bộ dân tộc thiểu số theo số liệu điều tra, khảo sát số
lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh, qua một số nội dung như sau:
“Năm 2004 theo thống kê cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan
chính quyền, cơ quan đảng và các tổ chức xã hội tỉnh, huyện số lượng là 5342
người trong đó số lượng cán bộ dân tộc thiểu số là 334 người chiếm 6,25%”
[8, tr.1]. Đối với cán bộ, công chức dân tộc thiểu số cấp xã toàn tỉnh theo số
liệu “Năm 2004 trong định biên của Nghị định số 09/1998/NĐ- CP có mặt
đến 30/ 06/ 2004 thì số lượng cán bộ công chức cấp xã là 3074 người, trong
đó số cán bộ dân tộc thiểu số là 688 chiếm 22,38 % so với tổng số cán bộ”
[75, tr.8]. Qua số liệu cho thấy, thành phần số lượng cán bộ dân tộc còn ít cho
với cơ cấu và so với số lượng dân số của đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh.
Về mặt chất lượng thì còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu mới của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ
bản còn thấp ở mức trung cấp, cao đẳng không chỉ riêng cán bộ dân tộc thiểu
số mà cả cán bộ dân tộc Kinh. Về trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản
lý Nhà nước thì cơ bản vẫn chưa qua đào tạo ngay cả với cán bộ người Kinh.
Cụ thể số lượng cán bộ dân tộc ở các cấp chưa qua đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ còn chiếm tỷ lệ cao. “Như cán bộ cấp tỉnh là 14%, cấp huyện là
41,4% còn cấp xã là trên 70%, bên cạnh đó trình độ về kiến thức quản lý Nhà
nước cấp tỉnh chưa qua đào tạo là 6,5 %, cấp huyện là 73,5 % và cấp xã là
83,5%” [47, tr.50- 57]. Qua những con số trên, cũng có thể thấy rằng vẫn
còn nhiều hạn chế trên các mặt của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Điều
này đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo cán
bộ dân tộc thiểu số của tỉnh. Về cơ cấu, phân bố đối với đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số là chưa đồng đều và còn ít, cán bộ được phân bố trong các
ngành khoa học, kỹ thuật rất ít và chưa tương xứng với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh. Trong các ngành y tế, giáo dục có nhiều hơn nhưng so
với nhu cầu thực tế là còn ít.
22
Đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số luôn được Đảng bộ,
chính quyền các ban ngành đoàn thể quan tâm. Việc đào tạo được tiến hành
theo hai hình thức cách thức:
Thứ nhất, đối với những cán bộ công chức đương nhiệm được đào tạo và
đào tạo lại bổ sung kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà
nước, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức đang giữ các chức danh
chủ chốt đạt trình độ theo tiêu chuẩn chức danh quy định. Đào tạo văn hoá
cho cán bộ, công chức chưa tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ
thông để có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, gắn với đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và kiến thức tin
học văn phòng cơ bản.
Thứ hai, đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cơ bản, lâu dài đó chính
là đẩy mạnh việc cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số vào đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp. Hình thức này nhằm đảm bảo nguồn nhân
lực trong đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, nơi có ít cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học đủ các tiêu chuẩn và
chức danh đáp ứng yêu cầu cầu của thời kỳ mới, đang được Đảng và Nhà
nước rất quan tâm coi trọng. Đối với hình thức này, chính là áp dụng việc đào
tạo cán bộ dân tộc thiểu theo chế độ cử tuyển.
Đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là một vấn đề có tính chiến lược trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực
miền núi nước ta hiện nay. Các chính sách đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là
một trong những nội dung thiết yếu trong chiến lược đó. Những năm trước
năm 2005, mặc dù Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều
cố gắng trong công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số nhưng công tác đào
tạo cán bộ, công chức dân tộc thiểu số còn chắp vá, chưa đồng bộ, mới chỉ
giải quyết những vấn đề trước mắt, thiếu chiến lược. Công tác đào tạo phải
23
gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi mới
mang lại hiệu quả thiết thực. Một số cơ quan, đơn vị cử cán bộ công chức đi
học chưa đúng quy hoạch, kế hoạch, chưa đúng nội dung, đối tượng theo
quy định. Do hạn chế về trình độ văn hoá, nên số cán bộ công chức dân tộc
đưa đi đào tạo chưa nhiều, còn gặp khó khăn trong việc tạo nguồn. Sự cân
đối giữa đào tạo lý luận và chuyên môn nghiệp vụ có lúc xử lý chưa tốt, có
giai đoạn lại thiên về đào tạo lý luận chính trị mà không chú ý đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, quản lí kinh tế, quản lí nhà nước.
Trong đào tạo, bồi dưỡng nặng về trình bày lý thuyết, chưa đi sâu luận giải
những vấn đề thực tiễn đặt ra. Chưa coi trọng trang bị kiến thức kỹ năng
thực hành, xử lý các tình huống có tính chất tác nghiệp gắn với chức trách
nhiệm vụ của cán bộ công chức dân tộc thiểu số sát hợp với địa phương,
ngành. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý về đào tạo, bồi dưỡng và các
cơ sở đào tạo chưa thường xuyên, chưa thống nhất và thiếu chặt chẽ. Công
tác kiểm tra, giám sát còn coi nhẹ. Còn lúng túng trong việc xây dựng tiêu
chí và các giải pháp cụ thể để đánh giá kết quả đào tạo qua thực tế công tác
của cán bộ, công chức dân tộc nhằm từng bước đổi mới chương trình,
phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh hiện nay.
Đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên theo hình thức cử
tuyển; có thuận lợi là nguồn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển khá phong
phú; nhận thức của nhân dân vùng có cử tuyển đã được nâng lên rõ rệt
quan tâm tới việc học tập của con em với phương châm “Đầu tư cho việc
học tập là đầu tư có hiệu quả nhất”. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn
như: Nhân dân và chính quyền các địa phương coi trọng việc đi học cao
đẳng, đại học hơn là nhu cầu đáp ứng cán bộ cho địa phương. Do đó cử đi
đào tạo nhiều hơn so với nhu cầu, vì vậy dẫn đến tình trạng sinh viên ra
trường không bố trí được việc làm. Tâm lý chung của nhân dân chỉ tập
24
chung đăng ký các chỉ tiêu vào đại học, ít người đăng ký đi học cao đẳng
trung cấp, trong khi các xã biệt khó khăn rất cần cán bộ có trình độ cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp về phục vụ tại địa phương. Những vấn đề
này có ảnh hưởng lớn tới vấn đề quy hoạch và sử dụng cán bộ dân tộc
thiểu số sau khi được đào tạo.
Trong công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, theo chế độ cử tuyển
trước năm 2005 của tỉnh được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư liên
tịch số 04/2001/TTLT- BGD&ĐT-BTCCBCP- UBDT&MN của liên Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
về việc hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp theo chế độ cử tuyển.
Công tác cử tuyển trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được Đảng bộ, Chính
quyền, các ban nghành đoàn thể của tỉnh quan tâm. Chính quyền các cấp và
Nhân dân các dân tộc đồng tình, ủng hộ với chính sách tuyển sinh theo chế độ
cử tuyển. Tuyển sinh theo chế độ cử tuyển nhằm mục đích đào tạo cán bộ,
công chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đào
tạo nguồn nhân lực kỹ thuật từ các vùng dân tộc thiểu số; góp phần tích cực
thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước “kết quả từ năm 1995 đến năm 2000 tỉnh đã cử 88 học sinh cử tuyển”
[51, tr.1] vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. “Đến
giai đoạn 2001- 2004 tỉnh đã cử 92 học sinh cử tuyển” [73, tr.17]. Như vậy so
sánh về số lượng thì thấy giai đoạn về sau đã tăng lên rõ rệt. Số học sinh cử
tuyển của giai đoạn sau (tính trong 3 năm) đã hơn số học sinh của giai đoạn
trước (tính trong 5 năm).
Tuy nhiên, quá trình đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số theo hình thức cử
tuyển cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Việc triển khai thực hiện quy trình
đào tạo còn hạn chế, bất cập “Có những địa phương thuộc vùng cử tuyển còn
25
thông báo chậm, thậm chí còn cố tình thông báo chậm dẫn đến tình trạng
học sinh làm thủ tục muộn, cụ thể năm 2000 có huyện Định Hoá” [73,
tr.2]. Việc xét duyệt hồ sơ của các huyện gửi về tỉnh còn nhiều trường hợp
không đúng đối tượng như năm 2000 theo báo cáo của Sở giáo dục và
Đào tạo thì huyện Võ Nhai có 05 hồ sơ không đúng đối tượng, huyện
Định Hoá là 03 và huyện Đồng Hỷ là 01 hồ sơ. “Trong việc làm hồ sơ
không đúng đối tượng có hiện tượng công an xã và công an huyện cố tình
xác nhận sai hộ khẩu để đưa học sinh vào danh sách được cử tuyển” [50,
tr.2]. Quá trình học tập ở tại các cơ sở đào tạo kết quả học tập của đối
tượng học sinh thuộc diện cử tuyển nhìn chung còn thấp. Nguyên nhân là
do nguồn cử tuyển chất lượng còn thấp, trong học tập đa số các học sinh
thuộc đối tượng cử tuyển có nhận thức còn chậm hơn với các học sinh dân
tộc Kinh. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập tại trường các địa phương
không theo dõi được quá trình học tập rèn luyện của học sinh. Chưa có
giải pháp hữu hiệu để quản lý dược học sinh tốt nghiệp ra trường. “Thực
tế trong thời gian qua (1999- 2004) chỉ những học sinh không xin được việc
mới trở về địa phương đăng ký xin việc” [53, tr.3].
Nói tóm lại, công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên
qua các năm trước năm 2005 đã quán triệt đường lối, quan điểm và chính sách
của Đảng và Nhà Nước về đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại các vùng
sâu, vùng xa, miền núi nhằm tạo ra nguồn lực cốt lõi quan trọng để phát triển
kinh tế- xã hội tại những vùng này. Công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số theo
chế độ cử tuyển đã luôn được Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ngành của
tỉnh quan tâm. Quá trình đào tạo cơ bản đảm bảo đúng nguyên tắc và đối tượng
đã căn cứ trên nhu cầu đào tạo cán bộ của địa phương; góp phần thực hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình đào tạo cán bộ dân
tộc thiểu số theo chế độ cử tuyển trước năm 2005 vẫn còn nhiều bất cập, hạn
26
chế ở trong từng khâu từng bước như: Trong công tác xét tuyển đối tượng; trong
quản lý chất lượng tập; trong quá trình sử dụng, bố trí công việc sau khi đào tạo.
Những bất cập và tồn tại đó đòi hỏi những năm tiếp theo cần tiếp tục khắc phục
và đổi mới; đồng thời đặt ra những yêu cầu mới trong công tác đào tạo cán bộ
dân tộc thiểu số của tỉnh.
1.1.3. Yêu cầu mới trong đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số nói chung và
của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
Ngày nay, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; đã tạo
ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung cũng
như của các đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên căn cứ vào đặc
điểm điều kiện nhiều mặt của vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số thì việc tận dụng những cơ hội để phát triển còn nhiều hạn
chế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước luôn ra sức làm mọi việc nhằm xoá dần
khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi và Đảng ta đã chỉ ra: “Phát triển
kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển nền
kinh tế quốc dân” [27, tr.1]. Mặt khác Đảng ta khẳng định: “sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi là sự nghiệp
chung của nhân dân cả nước, trước hết là sự nghiệp của nhân dân các dân tộc
miền núi và đồng bào miền xuôi lên định cư ở miền núi. Khai thác và xây
dựng miền núi là vì lợi ích trực tiếp của nhân dân miền núi, đồng thời vì lợi
ích chung của cả nước” [27, tr.2]. Nét đẹp của mối quan hệ đó, thể hiện trong
đường lối chủ trương của Đảng đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp,
của nhiều cơ quan ban ngành các cấp khác nhau trong chỉ đạo và tổ chức thực
hiện, đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của miền núi và miền xuôi.
Một trong những giải pháp hữu hiệu, được coi là cốt lõi đối với miền núi cũng
như miền xuôi nhằm phát triển kinh tế - xã hội đó chính là phát triển nguồn
nhân lực. Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng dân tộc thiểu