Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước phuc vụ sản xuất_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 138 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả

: Phạm Chiến Thắng

Học viên cao học : 23Q11
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”
Tôi xin cam kết: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Xuân Quang và TS. Ngô Văn Quận.
Các số liệu sử dụng để tính toán là trung thực, những kết quả nghiên cứu trong đề tài
luận văn chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình ./.

Tác giả

Phạm Chiến Thắng

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” được hoàn thành với sự
giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các Thầy Viện nước, tưới tiêu và môi trường;
trường Đại học Thủy Lợi, đồng nghiệp, gia đình và sự nỗ lực của bản thân trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Lê Xuân Quang và
TS. Ngô Văn Quận là những người Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và góp ý trong
suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các anh, chị Viện nước, tưới tiêu và môi trường đã tạo điều kiện


giúp đỡ và cung cấp số liệu cũng như những thông tin liên quan để tác giả làm cơ sở
nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trường Đại học Thủy Lợi,
phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ nơi tác
giả đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả yên tâm học tập và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày

tháng 8 năm 2016

Tác giả

Phạm Chiến Thắng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................................................. 4
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu............................................................................4
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới .................................................................4
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan trong nước ...................................................................6
1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu .................................................................................8
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................8
1.2.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................8
1.2.3 Tình hình dân sinh kinh tế ..................................................................................21
1.2.4 Hiện trạng tài nguyên nước mặt vùng đồng bằng sông Hồng. ...........................22
1.2.5 Hiện trạng tưới và sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. .............23
1.2.6 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030......................................37

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU43

2.1 Các kịch bản BĐKH và lựa chọn kịch bản .............................................................43
2.1.1 Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam .....................................................44
2.1.2 Lựa chọn kịch bản BĐKH cho vùng nghiên cứu ...............................................46
2.2 Lựa chọn mô hình ...................................................................................................46
2.2.1 Giới thiệu tổng quan ...........................................................................................46
2.2.2 Mô hình Mike Nam ............................................................................................47
2.2.3 Mô hình MIKE 11 ..............................................................................................56
2.2.4 Mô hình Cropwat 8.0 ..........................................................................................76

iii



CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH

ĐẾN TÀI

NGUYÊN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. ............................................................................ 80
3.1 Tính toán nhu cầu nước .......................................................................................... 80
3.1.1 Các chỉ tiêu cấp nước ......................................................................................... 80
3.1.2 Kết quả tính toán nhu cầu nước .......................................................................... 84
3.2 Tính toán lưu lượng biên mùa kiệt trên hệ thống ĐBSH. ...................................... 88
3.2.1 Lựa chọn năm điển hình. .................................................................................... 88
3.3 Tính toán nguồn nước tại Sơn Tây ......................................................................... 91
Cơ sở để xây dựng phương án ....................................................................................... 91
3.3.1 Lịch thời vụ và yêu cầu sử dụng nước ............................................................... 91
3.3.2 Thực tiễn vận hành điều tiết nước cấp nước cho hạ du ...................................... 91
3.4 Mực nước biên triều tại 9 cửa ĐBSH ..................................................................... 98
3.5 Kết quả tính toán thủy lực dòng chảy ................................................................... 102
3.5.1 Xây dựng kịch bản tính toán ............................................................................ 102
3.5.2 Kết quả tính toán thủy lực lưu vực sông .......................................................... 103
3.6 Phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất nông
nghiệp vùng ĐBSH ..................................................................................................... 107
3.6.1 Kịch bản biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Hồng ................................ 107
3.6.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp
vùng ĐBSH ................................................................................................................. 119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 127

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sông Hồng-Thái Bình và vùng ĐBSH ....................................9
Hình 1.2 Phân phối dòng chảy năm tại Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát ....................18
Hình 2.1 Cấu trúc của mô hình NAM ...........................................................................49
Hình 2.2 Kết quả hiệu chỉnh (a) và kiểm nghiệm (b) mô hình NAM tại trạm Ba Thá .53
Hình 2.3 Kết quả hiệu chỉnh (a) và kiểm nghiệm (b) mô hình NAM tại trạm Chũ ......54
Hình 2.4 Kết quả hiệu chỉnh (a) và kiểm nghiệm (b) mô hình NAM tại trạm Gia Bảy54
Hình 2.5 Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott ......................................................58
Hình 2.6 Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phẳng x~t ..................................58
Hình 2.7 Sơ đồ tính toán thuỷ lực và mô phỏng diễn biến thủy lực, mặn trên mạng
sông Hồng-Thái Bình ....................................................................................................62
Hình 2.8 Kết quả kiểm định mô hình thủy lực năm 2010, đường mô phỏng (đỏ), đường
quan trắc (xanh). ............................................................................................................72
Hình 2.9 Kết quả kiểm định mô hình thủy lực năm 2011 tại một số vị trí, đường mô
phỏng (đỏ), đường quan trắc (xanh). .............................................................................74
Hình 3.1 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2007 ............92
Hình 3.2 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2008 ............93
Hình 3.3 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2009 ............94
Hình 3.4 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2010 ............95
Hình 3.5 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2011 ............96
Hình 3.6 Lưu lượng tại Sơn Tây và mực nước tại Hà Nội giai đoạn I-V/2012 ............97
Hình 3.7 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Đáy và trạm Hòn Dấu .............100
Hình 3.8 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Ninh Cơ và trạm Hòn Dấu ......100
Hình 3.9 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Hồng và trạm Hòn Dấu ...........101
Hình 3.10 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Trà Lý và trạm Hòn Dấu .......101

Hình 3.11 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Thái Bình và trạm Hòn Dấu ..101
Hình 3.12 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Văn Úc và trạm Hòn Dấu ......101
Hình 3.13 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Văn Úc và trạm Hòn Dấu ......102
Hình 3.14 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Cấm và trạm Hòn Dấu...........102
Hình 3.15 Biến trình mực nước triều tại các cửa sông Đá Bạch và trạm Hòn Dấu ....102

v


Hình 3.16 Quan hệ giữa dòng chảy tại Sơn Tây và mực nước phía hạ du sông Hồng
..................................................................................................................................... 105
Hình 3.17 Quan hệ giữa dòng chảy tại Sơn Tây và mực nước phía hạ du hệ thống sông
Thái Bình ..................................................................................................................... 106
Hình 3.18 Đường quan hệ mực nước và lưu lượng tại Sơn Tây trên sông Hồng từ năm
2001 ÷ 2008 ................................................................................................................. 118
Hình 3.19 Đường quan hệ mực nước và lưu lượng tại Hà Nội trên sông Hồng từ năm
2001 ÷ 2008 ................................................................................................................. 118
Hình 3.20 Đường quan hệ mực nước và lưu lượng tại Thượng Cát trên sông Đuống từ
năm 2001 ÷ 2008 ......................................................................................................... 118
Hình 3.21 Cơ cấu sử dụng nước các thời kỳ ............................................................... 120

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình các thời đoạn.................................................10
Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm .........................................................11
Bảng 1.3 Tốc độ gió trung bình tháng năm ...................................................................12
Bảng 1.4 Lượng bốc hơi trung bình các thời kỳ............................................................13
Bảng 1.5 Sự thay đổi của lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô qua từng thập kỷ .......14

Bảng 1.6 Đặc trưng dòng chảy trung bình tháng và năm giữa hai thời kỳ (1957÷1987)
và (1988÷2010)..............................................................................................................19
Bảng 1.7 Đơn vị hành chính, diện tích và dân số 2015 .................................................21
Bảng 1.8 Tổng hợp công trình tưới khu sông Lô - Phó đáy ..........................................24
Bảng 1.9 Tổng hợp các công trình tưới vùng sông Cầu - Sông Thương ......................25
Bảng 1.10 Tổng hợp hiện trạng tưới vùng Hữu sông Hồng ..........................................27
Bảng 1.11 Tổng hợp hiện trạng tưới vùng Tả sông Hồng .............................................30
Bảng 1.12 Tổng hợp hiện trạng tưới vùng hạ du sông Thái Bình .................................32
Bảng 1.13 Diện tích lúa vụ chiêm xuân các tỉnh vùng ĐBSH ......................................33
Bảng 1.14 Thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm vùng ĐBSH .................................34
Bảng 1.15 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản các tỉnh vùng ĐBSH ...............35
Bảng 1.16 Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ các tỉnh ven biển ĐBSH
.......................................................................................................................................36
Bảng 1.17 Dự báo phát triển dân số vùng ĐBSH..........................................................38
Bảng 1.18 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSH đến năm 2030 ...............39
Bảng 1.19 Quy hoạch sử dụng đất đến năm các tỉnh vùng nghiên cứu ........................39
Bảng 1.20 Dự kiến diện tích các loại cây trồng vùng ĐBSH đến năm 2030 ................40
Bảng 1.21 Dự kiến đàn gia súc gia cầm vùng ĐBSH đến năm 2030 ............................41
Bảng 1.22 Dự kiến diện tích NTTS vùng ĐBSH đến năm 2030 ..................................42
Bảng 1.23 Diện tích khu công nghiệp các tỉnh vùng ĐBSH đến năm 2030 .................42
Bảng 2.1 Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải...................................................................................................................44
Bảng 2.2 Mức thay đổi(%)lượng mưa trung bình năm so với thời kỳ1980÷1999 theo
kịch bản phát thải ...........................................................................................................45

vii


Bảng 2.3 Trọng số các trạm mưa tính theo phương pháp đa giác Thiessen ................. 53
Bảng 2.4 Kết quả bộ thông số mô hình các tiểu lưu vực .............................................. 55

Bảng 2.5 Các khu giữa mô phỏng lượng mưa dòng chảy mặt ...................................... 55
Bảng 2.6 Địa hình lòng dẫn sông Hồng- Thái Bình ...................................................... 65
Bảng 2.7 Các trạm thủy văn dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ...................... 67
Bảng 2.8 Thống kê các biên trên và biên nhập lưu giữa ............................................... 68
Bảng 2.9 Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình ............................................................ 71
Bảng 2.10 Kết quả kiểm định thông số mô hình thủy lực............................................. 73
Bảng 2.11 Hệ số cây trồng của một số loại cây trồng chính ......................................... 78
Bảng 3.1 Mô hình mưa tưới thiết kế vụ chiêm xuân vùng ĐBSH ................................ 81
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ...................................................................... 83
Bảng 3.3 Tính toán nhu cầu nước cho toàn vùng ĐBSH năm 2015 ............................. 85
Bảng 3.4 Tính toán nhu cầu nước cho toàn vùng ĐBSH năm 2030 ............................. 86
Bảng 3.5 Nhu cầu nước các tỉnh vùng nghiên cứu phân theo các ngành sử dụng nước năm
2015................................................................................................................................ 87
Bảng 3.6 Nhu cầu nước phân theo các ngành sử dụng nước giai đoạn 2030 ............... 88
Bảng 3.7 Kết quả tính dòng chảy năm và mức biến động đến năm 2030 so với thời kỳ
1980÷1999 ..................................................................................................................... 90
Bảng 3.8 Lịch gieo cấy vụ chiêm xuân một số năm gần đây ........................................ 91
Bảng 3.9 Lưu lượng, mực nước các đợt xả năm 2007 .................................................. 92
Bảng 3.10 Lưu lượng xả của 3 đợt xả năm 2008 .......................................................... 93
Bảng 3.11 Lưu lượng, mực nước các đợt xả năm 2009 ................................................ 94
Bảng 3.12 Lưu lượng, mực nước các đợt xả năm 2010 ................................................ 95
Bảng 3.13 Lưu lượng, mực nước giờ các đợt xả năm 2011 .......................................... 96
Bảng 3.14 Lưu lượng, mực nước các đợt xả năm 2012 ................................................ 97
Bảng 3.15 Tổng hợp lưu lượng ngày tại Sơn Tây trong thời gian gần đây .................. 98
Bảng 3.16 Tọa độ các cửa sông tính toán ..................................................................... 99
Bảng 3.17 Mối quan hệ giữa dòng chảy Sơn Tây và mực nước phía hạ du ............... 106
Bảng 3.18 Nhiệt độ không khí trung bình qua các thời kỳ ......................................... 107
Bảng 3.19 Các công trình hồ chứa phía Trung Quốc .................................................. 108
Bảng 3.20 Tổng lượng nước tại Hà Giang .................................................................. 110


viii


Bảng 3.21 Đặc trưng dòng chảy qua từng thời kỳ và tỷ lệ % so với trung bình nhiều
năm tại trạm Ghềnh Gà, sông Lô.................................................................................110
Bảng 3.22 Đặc trưng dòng chảy qua từng thời kỳ và tỷ lệ % so với trung bình nhiều
năm tại trạm Yên Bái, sông Thao ................................................................................111
Bảng 3.23 Đặc trưng dòng chảy qua từng thời kỳ và tỷ lệ % so với trung bình nhiều
năm tại trạm Hòa Bình trên sông Đà ...........................................................................111
Bảng 3.24 Lưu lượng trung bình tháng năm trước và sau khi có các hồ thượng nguồn
.....................................................................................................................................112
Bảng 3.25 Đặc trưng lưu lượng trung bình tháng, tháng nhỏ nhất trước và sau khi có
hồ chứa lớn ở thượng nguồn ........................................................................................114
Bảng 3.26 Đặc trưng lưu lượng nhỏ nhất tuyệt đối trước và sau khi có hồ chứa lớn ở
thượng nguồn ...............................................................................................................114
Bảng 3.27 Đặc trưng mực nước thấp nhất qua các thời kỳ tại trạm thủy văn Hà Nội 115
Bảng 3.28 Đặc trưng mực nước thấp nhất trước và sau khi có các hồ chứa lớn (m) ..116
Bảng 3.29 Đặc trưng mực nước TB tháng qua các thời kỳ trạm thủy văn Hà Nội .....116
Bảng 3.30 Đặc trưng mực nước đỉnh chân triều .........................................................119
Bảng 3.31 Lưu lượng trên các con sông ......................................................................122
Bảng 3.32 Mực nước trên các con sông ......................................................................123
Bảng 3.33 Chiều sâu xâm nhập mặn và đến nông độ 1g/l trên các con sông .............123

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu


Diễn giải

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

NBD

Nước biển dâng

LVS

Lưu vực sông

IWE

Viện nước, tưới tiêu và môi trường

KTTV&MT

Khí tượng thủy văn và môi trường


TNN

Tài nguyên nước

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

UNDP

Cơ quan phát triển liên hợp quốc

IPCC

Ban Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu

NCN

Nhu cầu nước

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

x


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu hiện nay là chủ đề nóng và sự biến đổi đó diễn ra

ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ hơn nữa
những hệ quả mà chúng đem lại đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu trên
thế giới gần đây cho thấy BĐKH tác động đến tài nguyên nước, môi trường và đời
sống xã hội của con người. Hệ quả của BĐKH là làm cho trái đất nóng lên, băng tan,
nước biển dâng, hiện tượng thời tiết thay đổi bất thường.... BĐKH làm cho các thiên
tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
sinh hoạt, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái...
Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm các tỉnh và thành phố: Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và
Ninh Bình. Các tỉnh ven biển vùng ĐBSH bao gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,
và Ninh Bình. Diện tích đất canh tác nông nghiệp 0,8 triệu ha, chiếm khoảng 40% diện
tích tự nhiên toàn vùng. Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng tới 84 % để trồng cây
hàng năm (chủ yếu đất trồng lúa).
Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất đai chiếm 6,4% diện tích toàn quốc với một
vùng biển bao quanh ở phía Đông và Đông Nam. Diện tích đất đang sử dụng của vùng
ĐBSH chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên của vùng, thấp hơn bình quân chung của
cả nước 79,8%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của vùng rất thấp, chỉ có
480m2/người, bằng 41% so với bình quân chung của cả nước và thấp nhất so với các
vùng trong cả nước. Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD năm 2008,
chiếm 22,6% và đứng thứ hai trong cả nước sau vùng Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng
trưởng thời kỳ 2001÷2013 của vùng ĐBSH là 7,3%, đóng góp 23,7% cho tăng trưởng
của cả nước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và ngành dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo ra
tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%.Theo các dự báo gần đây trên thế
giới cho thấy BĐKH sẽ gây tác động ngày càng trầm trọng và phân bổ không đều theo
không gian, có thể làm dâng mực nước biển từ 0.5÷1.0m vào năm 2100 theo các kịch
bản phát triển. Các quốc gia chịu tác động mạnh nhất có thể kể đến là Ấn Độ, Việt
1


Nam, Băng La Đét. Để đối phó với tác động của BĐKH thì ngay từ thời điểm này thế

giới phải hành động khẩn cấp (UNDP…).
Các tỉnh ven biển chịu tác của BĐKH và nước biển dâng có xu thế tăng cao hơn các
vùng khác. Qua số liệu điều tra cho thấy đối với 4 tỉnh ven biển Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định và Ninh Bình có diện tích mặt nước và diện tích lúa cả năm chiếm tới 42%
tổng diện tích mặt nước và diện tích lúa cả năm của cả vùng. Tuy nhiên, từ năm 1998
trở lại đây đã có tới 9 năm xảy hạn hán và có xu hướng với cường độ ngày càng gia
tăng. Trong khi đó nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu của khu
vực ĐBSH nói chung và 4 tỉnh ven biển nói riêng không ngừng tăng lên khiến nguồn
nước ngày càng cạn kiệt. Trong các loại cây trồng, cây lúa vẫn chiếm diện tích và nhu
cầu dùng nước lớn nhất. Riêng đối với vụ xuân đòi hỏi phải có nước tưới chủ động thì
lại trùng với mùa cạn tháng I÷III hàng năm, khi lượng dòng chảy trong sông nhỏ, xâm
nhập mặn cao, cũng là lúc nhu cầu sử dụng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp lại
tăng mạnh, các công trình lấy nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân đồng loạt lấy
nước tại các vị trí dọc sông. Vấn đề bất cập này gây không ít khó khăn trong việc điều
hòa phân phối sử dụng nước giữa các vùng và giữa các ngành trong thời kỳ mùa cạn,
đặc biệt là khi xâm nhập mặn cao với những năm cạn kiệt.
Vì vậy nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp vùng ĐBSH có tính khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích
- Đánh giá được các tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp 4 tỉnh ĐBSH: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
- Đề xuất được các giải pháp để đảm bảo khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
4 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tác động của biến đổi khí hậu.
2



+ Tài nguyên nước bao gồm: Nước mặt, nước ngầm, nước mưa.... trong luận văn tác
giả đi sâu vào nghiên cứu về tài nguyên nước mặt.
+ Các đối tượng sử dụng nước chính như: Nông nghiệp, thủy sản...
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Hồng và tài nguyên nước mặt.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
* Cách tiếp cận:
- Khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu liên quan đến đề tài luận văn.
- Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ có hệ thống.
- Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới mô hình hóa, các phương pháp nghiên
cứu tiên tiến trên thế giới và trong nước về xác định dòng chảy tối thiểu.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong
và ngoài nước và kế thừa có chọn lọc của các kết quả này thông qua các thư viện trong
nước, mạng internet, các báo cáo khoa học...
- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành đi thực địa để đánh giá nhu cầu nước, các
tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH bằng cách phỏng vấn, thu
thập số liệu…
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia đa ngành để xem xét và giải quyết
bài toán dưới góc độ tổng hợp.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: CROPWAT
8.0 để tính toán nhu cầu nước của cây trồng và MIKE 11, MIKE NAM để mô phỏng
quá trình dòng chảy trên lưu vực.
4. Kết quả đạt được.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất
nông nghiệp lưu vực sông Hồng.
3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan trên thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) đượcc Svante Arrhenius, một nhà khoa học người
Thủy Điển, đề cập đến lần đầu tiên năm 1896, cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch sẽ dẫn đến khả năng cao hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến cuối thập niên 1980,
khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên nhanh thì hiện tượng nóng lên toàn cầu lại được chú ý
đến. Lý thuyết về hiệu ứng nhà kính ra đời và Tổ chức Liên Chính phủ về Biến đổi khí
hậu của Liên Hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập qua Chương trình Môi trường Liên
Hiệp quốc và Tổ chức Khí tượng thế giới.
Năm 1990, các nghiên cứu về BĐKH của IPCC được công bố bao gồm hiện tượng
nóng lên toàn cầu, khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng, các tác nhân khí
hậu, lịch sử thay đổi của khí hậu Trái Đất và trở thành một cơ sở khoa học khi nghiên
cứu về vấn đề này. Những thay đổi trong khí hậu khu vực cho thấy tác động đến hệ
thống sinh thái, vật lý và có dấu hiệu về tác động của nó đối với hệ thống kinh tế, xã
hội. Xu hướng tăng nhiệt độ đã tác động đến hệ thống tài nguyên nước và các hệ sinh
thái ven biển, trong lục địa ở nhiều nơi trên thế giới, dẫn tới chi phí kinh tế xã hội tăng
lên do BĐKH khu vực và thời tiết nguy hiểm tăng lên.
BĐKH có khả năng ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực trong đó có tài nguyên nước.
Trong khoảng 10÷15 năm qua đã có nhiều nhà thủy văn trên thế giới nghiên cứu tác
động của BĐKH đối với tài nguyên nước. Trong những nghiên cứu này vận dụng
nhiều cách tiếp cận các mô hình khác nhau. Dù là theo cách tiếp cận nào thì mục tiêu
chính của các hoạt động nghiên cứu tài nguyên nước liên quan đến BĐKH là nhằm
đánh giá tác động của BĐKH với tài nguyên nước.
Liên quan tới bài toán BĐKH, nhiều nghiên cứu đã kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu
với các mô hình thủy văn quy mô lớn. Feddes & nnk (1989) đã đề cập đến khả năng sử
4


dụng mô hình Khí quyển - Cây trồng - Nước - Đất một chiều như một cơ sở cho việc

thông số hóa trong các mô hình thủy văn. Với cách tiếp cận này, mô hình thủy văn
được xây dựng có thể phù hợp với quy mô lưới của mô hình khí hậu toàn cầu
(30x30km), khác một cách cơ bản so với quy mô lưới được sử dụng trong đa số các
mô hình thủy văn hiện tại. Nó cho phép thể hiện quá trình tương tác giữa khí tượng và
thủy văn, dẫn tới kết quả tính toán các đặc trưng trong khí hậu và thủy văn đáng tin
cậy hơn. Tuy nhiên, để thực hiện bài toán hiệu chỉnh và các thông số là những hàm
chưa biết của khí hậu, đất, thực vật, địa lý, sử dụng đất và địa mạo nên khối lượng dữ
liệu được yêu cầu là rất lớn. Hướng tiếp cận này không thể thực hiện cho các lưu vực
quy mô nhỏ vì độ phân giải lưới thô. Vì thế, các mô hình thủy văn quy mô dưới lưới
vẫn cần thiết để giải quyết bài toán BĐKH liên quan đến các hiện tượng thủy văn trên
quy mô nhỏ. Một số nghiên cứu thông qua phân tích sự biến đổi trong thời gian dài
của số liệu thủy văn và khí tượng quan trắc để đánh giá tác động biến đổi khí hậu.
Labat D. và nnk (2004), tập trung vào tác động BĐKH lên vòng tuần hoàn thủy văn
trên quy mô toàn cầu, dựa trên dữ liệu quan trắc chứng minh mối liên kết giữa hiện
tượng ấm lên và sự gia tăng của vòng tuần hoàn thủy văn trên toàn cầu. Trên cơ sở đó,
ông đưa ra những kết luận cho thấy dòng chảy toàn cầu có xu hướng tăng mạnh trong
75 năm qua với bước thời gian thay đổi là 15 năm. Để giải quyết bài toán này, phải
giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh khi sử dụng chuỗi dữ liệu toàn cầu như sự không
đồng bộ trong độ dài chuỗi dữ liệu, hay thiếu số liệu. Mặc dù đã cung cấp một cái nhìn
tổng quan về xu hướng biến đổi dòng chảy toàn cầu, dòng chảy tăng 4% với 1oC tăng
lên của nhiệt độ; thực tế phần lớn các nghiên cứu theo hướng này lại được thực hiện
trên quy mô khu vực, vì thế vấn đề cần chuỗi số liệu dài và tượng đối đầy đủ là bức
thiết. Hướng nghiên cứu chuỗi lịch sử được thực hiện ở hầu hết các nghiên cứu.
Những thay đổi nhiệt độ không khí trung bình được bổ sung bằng cách tăng những
lượng cụ thể vào chuỗi nhiệt độ lịch sử và thay đổi lượng mưa bằng phép toán tích với
hệ số xác định. Hướng tiếp cận này có khả năng cung cấp những thông tin hữu ích về
các đặc tính thủy văn trong điều kiện khí hậu tương lai. Tuy nhiên, do hầu hết các mô
hình thủy văn sử dụng các giá trị điểm hay trung bình lưu vực của dữ liệu khí tượng
nên đã vấp phải một vấn đề là đầu ra của mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) quá lớn,
phải được chuyển sang phạm vi nhỏ hơn phù hợp với các đánh giá tác động trên quy

mô địa phương. Trong nghiên cứu của Andersen H.E. và nnk (2006), sử dụng dữ liệu
5


BĐKH được dự đoán bằng mô hình ECHAM4/OPYC và được chi tiết hóa động lực
bằng mô hình khí hậu khu vực HIRHAM với độ phân giải lưới 25 km và sử dụng số
liệu này làm đầu vào cho mô hình thủy văn Mike 11-TRANS với cố gắng cải thiện kết
quả từ mô hình khí hậu khu vực bằng hệ số tỉ lệ thay đổi giá trị mưa, nhiệt độ và bốc
hơi theo tháng. Mặc dù nghiên cứu có đề cập đến giá trị cực đoan, nhưng chỉ mới dừng
lại ở dòng chảy trung bình mùa lũ và mùa kiệt. Ngoài ra còn dùng chỉ số dòng chảy cơ
sở và thấy xu hướng tăng dòng chảy lũ và giảm dòng chảy kiệt mặc dù nước ngầm vẫn
giữ xu hướng tăng.
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan trong nước
Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của BĐKH mà
cụ thể là hiện tượng nước biển dâng cao. Hậu quả của sự tăng nhiệt độ làm bề mặt
Trái Đất nóng lên do phát thải khí nhà kính. Đã có rất nhiều chương trình nghiên cứu
nhằm đưa ra các giải pháp giảm nhẹ và ứng phó với BĐKH trên các quy mô khác
nhau. Sapkota M. và nnk (2010) đã nghiên cứu tác động của BĐKH đối với dòng chảy
sông Hồng tại Hà Nội, sử dụng mô hình thủy văn phân bố Hydro-BEAM
(Hydrological River Basin Environment Assessment Model). Mô hình sử dụng số liệu
khí tượng từ đầu ra của mô hình GCM với độ phân giải cao (20km không gian và từng
giờ theo thời gian) ứng với kịch bản A1B của IPCC. Nghiên cứu giả thiết số liệu đầu
ra của mô hình và số liệu quan trắc có cùng một hàm phân bố, và số liệu khí tượng
được hiệu chỉnh bằng phượng pháp dựa thống kê để cải thiện mưa và nhiệt độ, sử dụng
phượng pháp nội suy kriging. Với mô hình toàn cầu có độ phân giải cao 20km có lợi
thế là nghiên cứu không cần phải thực hiện thêm bất cứ một mô hình chi tiết hóa nào,
đồng thời phương pháp này yêu cầu một hệ thống máy tính lớn để lưu trữ và thực hiện
các phép tính toán. Tuy nhiên trong nghiên cứu lại không đề cập đến phương pháp tính
hệ số tỉ lệ cho việc chỉnh sai. Với phương pháp nội suy phi tuyến yêu cầu phải nắm rõ
tác động từ các nút đến điểm trạm. Trong trường hợp không xác định rõ được trọng số

của các nút thì việc sử dụng phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến kết quả nội suy. Kết
quả đều rất tốt đối với cả mưa và nhiệt độ tháng. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy văn
khá tốt thông qua chỉ số Nash 0.77 với sai số dòng chảy tổng vượt 5.5%, được thực
hiện tại trạm Hà Nội. Phương pháp chỉnh sai có thể mô phỏng tốt hơn khi kịch bản
GCM qua giai đoạn đỉnh lũ và có xu thế đường quá trình. Xét về thời gian trễ, mô hình
6


hiện chưa đáp ứng được, ở đây chỉ có cường độ mưa được hiệu chỉnh mà bỏ qua tần
suất. Kết quả bước đầu của nghiên cứu cho thấy xu hướng ngày càng ác liệt của lũ và
sự thay đổi khác biệt trong mùa mưa.
Nghiên cứu các giải pháp công trình trong phòng chống hạn cho vùng ĐBSH đã được
thực hiện. Trần Đình Hòa và nnc (2010) đã nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng
một hệ thống các công trình ngăn sông điều tiết mực nước trên sông Hồng dạng bậc
thang nhằm mục đích điều tiết mực nước cho các hệ thống thủy nông về mùa cạn và
đáp ứng được thoát lũ trong mùa mưa. Tác giả Lê Danh Liên (2011) đã nghiên cứu đề
xuất giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ
du hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp bằng
cách lắp thêm các máy bơm phụ trên kênh của các cửa lấy nước hoặc kênh hút của các
trạm bơm để bơm chuyền cấp nước bổ sung cho các cửa lấy nước hoặc bể hút của các
trạm bơm chính.
Các giải pháp về quản lý vận hành, cơ chế chính sách trong phòng chống hạn hán cũng
đã được quan tâm nghiên cứu. Vũ Thế Hải (2006) đã nghiên cứu cơ sở khoa học quản
lý vận hành các hệ thống thủy nông ĐBSH trong những năm ít nước hạn hán góp phần
giảm thiểu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp. Nguyễn Lập Dân (2010)
đã nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý hạn hán theo chu trình quản lý thiên tai từ
dự phòng và giảm nhẹ đến dự báo cảnh báo, ứng phó và phục hồi đã được đề xuất cho
vùng ĐBSH với các giải pháp tổng thể cho toàn vùng.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Minh và nnk (2011) đã thực hiện đánh giá xu hướng
thay đổi của dòng chảy lũ, nhưng chỉ dừng lại ở phân tích mực nước lũ lớn nhất trên

phạm vi rộng của cả lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Kết quả cho thấy dòng chảy lũ
dự tính trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình tăng dần qua từng thời kỳ. Một nghiên cứu
khác, của cùng nhóm tác giả, mặc dù đề cập đến cả dòng chảy kiệt và dòng chảy lũ,
nhưng chỉ dừng ở giá trị trung bình của mùa lũ, kiệt mà chưa phân tích các đặc trưng
của chúng. Kết quả cũng cho thấy dòng chảy trung bình có xu hướng tăng trên lưu vực
sông Hồng - Thái Bình, trong đó dòng chảy lũ có xu hướng tăng, dòng chảy kiệt có xu
hướng giảm.

7


Tác giả Trần Thanh Xuân (2011) ngoài việc tập trung vào dòng chảy trung bình năm,
mùa, còn đề cập đến dòng chảy lớn nhất tương ứng với các tần suất khác nhau. Kết
quả cho thấy giá trị lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm (Q max ) tượng ứng với các tần suất
đều tăng trên phần lớn các sông với mức tăng khoảng 5÷22%, nhất là ở các sông
nhánh.

1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích và đánh giá tài nguyên nước mặt dưới tác động của biến đổi khí hậu đến khả
năng cấp nước cho nông nghiệp 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm: Hải Phòng,

Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1

Vị trí địa lý

Vùng ĐBSH có tọa độ địa lý trong khoảng 19o53’ đến 21o80’ vĩ độ Bắc và từ 105o31’
đến 107o00’ kinh độ Đông bao gồm 10 tỉnh và thành phố với tổng diện tích tự nhiên

14948 km2. Vùng ĐBSH nằm trong khu vực kinh tế - xã hội phát triển nhanh và năng
động của cả nước, do đó có điều kiện tiếp thu, thừa hưởng những lợi thế này trong quá
trình phát triển.
Các tỉnh ven biển vùng ĐBSH gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và thành phố
Hải Phòng có tọa độ địa lý từ 19o53’ đến 21o01’ vĩ độ Bắc và từ 105o31’ đến 106o49’
kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của các tỉnh là 6123 km2.
1.2.2.2

Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng ĐBSH có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn vùng có
thể chia thành bốn dạng địa hình là vùng đồi núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và
vùng ven biển. Với 58,4 % diện tích ĐBSH ở mức thấp hơn 2m nên diện tích này hoàn
toàn bị ảnh hưởng thuỷ triều nếu không có hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông. Bốn
tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà và Ninh Bình có trên 80% diện tích đất đai có cao
8


trình thấp hơn 2m. Vùng đồng bằng và vùng ven biển có địa hình tương đối bằng
phẳng, tuy nhiên ở mức độ chi tiết thì địa hình chia cắt khá phức tạp, điển hình là sự
chênh lệnh về độ cao và chia ô ở tâm vùng và ven biển.

Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sông Hồng - Thái Bình và vùng đồng bằng sông Hồng
1.2.2.3

Đặc điểm khí hậu

a. Nhiệt độ
Do nằm ở vị trí ngay rìa Thái Bình Dương và vùng nội chí tuyến nên ảnh hưởng sâu
sắc của các luồng không khí ấm, ẩm từ đại dương thổi vào, thời gian mùa ấm nóng

trong phần lớn lưu vực phần Việt Nam kéo dài từ 8 đến 9 tháng (từ tháng 3÷11). Nhiệt
độ trung bình các tháng mùa nóng 20oC÷40oC. Vùng khuất gió ở các thũng lũng chịu
ảnh hưởng hiện tượng “Fơn” thường có nhiệt độ tuyệt đối đạt 41÷42oC. Biên độ ngày
đêm tăng dần từ biển vào lục địa, từ gió đến khuất gió núi cao, đồng bằng 5,5÷6,5oC,
Trung du 6,2÷8,2oC.
Xem xét quá trình biến đổi nhiệt đô trung bình tháng trong vòng 45 năm (1960÷1970,
1971÷1980, 1981÷2000, 2000÷2005) trong bảng 1.1 cho thấy nhiệt độ trung bình các
tháng trong năm đều có xu hướng tăng từ 0,1÷0,3oC.

9


Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí trung bình các thời đoạn
Đơn vị (oC)

Trạm

Ttb

T1

T2

T3

T4

Gia tăng

T5


T5-T1 trong 01
(60-08) (61-70) (71-80) (81-90) (91-00) (01-08)

thập kỷ

Sơn Tây

23,5

23,2

23,3

23,4

23,7

23,9

0,7

0,14

Ba Vì

23,3

22,6


23,0

23,1

23,5

23,5

0,9

0,18

Hà Nội

23,7

23,3

23,5

23,6

24,1

24,4

1,1

0,22


Hoà Bình

23,5

23,2

23,2

23,4

23,8

23,9

0,7

0,13

Phủ Lý

23,5

23,3

23,4

23,2

23,6


23,8

0,4

0,09

Nam Định

22,7

21,2

21,5

23,3

23,8

24,0

2,8

0,56

Ninh Bình

23,5

23,4


23,3

23,3

23,8

23,8

0,4

0,08

Kim Bôi

23,3

22,6

22,6

24,4

23,4

23,6

1,0

0,20


Hải Dương

23,4

23,5

23,4

23,2

23,5

23,7

0,3

0,05

Phù Liễn

23,1

22,9

22,9

23,0

23,3


23,3

0,4

0,08

Thái Bình

23,3

23,3

23,3

23,2

23,3

23,5

0,2

0,03

Trung bình

23,3

23,0


23,0

23,4

23,6

23,8

0,8

0,2

b. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trong vùng biến động từ 51÷86%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các
tháng III, IV khi có mưa phùn nhiều và thấp nhất vào các tháng XI, XII khi hoạt động
của gió mùa đông bắc khô hanh mạnh.

10


Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng năm
Đơn vị (%)
Trạm

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII Năm

Sơn Tây

83,6 84,9 87,1 87,6 84,6 83,3 82,1 84,5 84,3 82,9 81,2 81,4 84,0

Hà Nội

79,9 82,8 85,3 85,3 81,2 80,6 81,3 83,4 81,8 79,4 77,8 77,1 81,3

Hoà Bình 83,6 82,9 84,6 84,0 82,4 82,9 83,6 85,5 85,4 84,8 83,0 82,1 83,7
Phủ Lý

84,6 87,0 89,2 89,0 85,2 82,6 82,2 86,2 86,1 82,4 80,1 81,4 84,7


Nam Định 84,7 88,0 89,9 89,1 83,3 82,8 81,8 85,4 85,3 83,2 81,7 82,0 84,8
Ninh Bình 84,7 87,6 89,7 89,0 84,9 82,6 82,1 85,8 85,5 83,3 81,0 81,6 84,8
Ba Vì

85,0 86,2 87,1 87,1 84,5 83,0 83,9 86,1 85,1 83,5 82,3 81,9 84,6

Kim Bôi

84,2 83,8 86,2 82,4 84,6 84,8 85,4 87,4 86,7 84,7 82,3 82,0 84,5

HảiDương 82,6 85,7 88,9 89,6 86,5 84,0 83,8 87,2 86,1 83,1 80,2 79,9 84,8
Thái Bình 85,4 88,7 90,8 88,6 86,5 84,2 82,4 86,8 86,9 83,8 82,8 82,9 85,8
Hưng Yên 84,0 86,1 89,3 89,4 86,4 83,6 84,0 88,1 86,8 83,3 82,1 81,9 85,4
Phũ Liễn

83,8 88,3 91,0 90,3 87,3 86,4 86,3 88,1 85,8 81,6 79,3 78,3 85,5

c. Tốc độ gió
Tốc độ gió trung bình năm biến động từ 1,0÷2,4 m/s. Những trạm vùng ven biển có
tốc độ gió trung bình đạt trên 2,0 m/s

11


Bảng 1.3 Tốc độ gió trung bình tháng năm
Đơn vị (m/s)
Trạm

X


XI

XII

Năm

1,3

1,3

1,4

1,5

1,6

1,6

1,5

1,6

1,6

1,6

1,8

1,1


1,0

0,8

0,8

0,8

0,8

1,0

2,0

2,0

1,7

2,3

2,2

2,1

2,1

2,1

2,2


2,1

2,2

1,8

2,0

2,2

2,0

2,0

2,1

1,9

1,9

1,9

1,9

1,6

2,3

2,1


2,0

2,0

2,0

1,7

2,0

1,8

1,6

1,5

1,3

1,3

1,3

1,2

1,2

1,5

1,0


1,1

1,3

1,2

1,0

1,0

0,9

0,9

1,0

1,0

1,0

1,0

2,6

2,6

2,4

2,5


2,6

2,4

2,6

2,1

2,0

2,3

2,4

2,4

2,4

Thái Bình

2,4

2,4

2,2

2,4

2,3


2,2

2,5

1,8

1,8

2,0

2,1

2,1

2,2

Hưng Yên

1,5

1,6

1,5

1,4

1,5

1,2


1,2

1,2

1,2

1,2

1,2

1,3

1,3

Phù Liễn

3,6

2,7

2,8

3,1

3,4

3,2

3,3


2,7

2,8

3,1

3,1

2,9

3,1

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

Sơn Tây

1,6


2,0

1,8

1,9

1,9

1,7

1,8

1,5

Hà Nội

1,9

2,1

1,9

2,0

2,1

1,9

2,0


Hoà Bình

1,0

1,1

1,1

1,1

1,0

0,9

Phủ Lý

2,2

2,1

1,9

2,0

2,1

Nam Định

2,2


2,1

1,9

2,1

Ninh Bình

2,1

2,0

1,8

Ba Vì

1,5

1,8

Kim Bôi

1,0

Hải Dương

d. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình thời kỳ 2001÷2008 gia tăng so với trung bình nhiều năm ở
hầu hết trạm trong vùng nghiên cứu. Mức độ gia tăng này từ 2,0÷8,3%.


12


Bảng 1.4 Lượng bốc hơi trung bình các thời kỳ
Đơn vị (mm)

Trạm

Ztb

Z1

Z2

Z3

Z4

Z5

% gia tăng
của Z5 so

(60÷08) (61÷70) (71÷80) (81÷90) (91÷00) (01÷08)

với Z tb

Sơn Tây


772

834

807

708

733

771

-0.2

Ba Vì

864

1062

954

939

815

696

-19.5


Hà Nội

991

1063

959

1012

960

937

-5.5

Hoà Bình

797

688

769

854

833

863


8.3

Phủ Lý

859

808

857

873

850

915

6.6

Nam Định

817

891

842

752

764


839

2.7

Ninh Bình

868

836

842

895

846

919

5.8

Kim Bôi

704

692

735

674


698

724

2.8

Hải Dương

992

984

1004

910

1066

989

-0.3

Phù Liễn

709

720

650


720

696

754

6.4

Thái Bình

883

761

929

957

891

868

-1.7

e. Mưa
Lượng mưa trung bình năm toàn vùng BBSH trong khoảng 1500÷1900mm và biến đổi
qua nhiều năm không lớn. Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa thường kéo dài 6
tháng từ tháng V÷X với lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm; mùa khô
từ tháng XI÷IV năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.
Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tập trung ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam

và Ba Vì với lượng mưa trung bình năm trong khoảng 1600÷1900 mm. Các vùng còn
lại dao động trong khoảng 1400÷1500 mm/năm.
13


Bảng 1.5 Sự thay đổi của lượng mưa năm, mùa mưa, mùa khô qua từng thập kỷ
Trạm

Thời kỳ

Năm
(mm)

TB(61÷08) 1632,1

Mùa mưa %TB mùa Mùa khô

% mùa

(mm)

mưa

khô

100,0

1364,8

100,0


267,3

100,0

% năm

(mm)

61-70

1553,0

95,2

1292,4

94,7

260,7

97,5

71-80

1795,2

110,0

1523,2


111,6

272,1

101,8

81-90

1693,7

103,8

1354,4

99,2

339,3

127,0

91-00

1590,5

97,5

1306,1

95,7


284,4

106,4

00-08

1583,4

97,0

1379,9

101,1

203,5

76,1

TB(61÷08) 1542,0

100,0

1289,5

100,0

252,4

100,0


Láng

Hà Đông

Nam
Địmh

61-70

1442,9

93,6

1188,8

92,2

254,0

100,6

71-80

1705,9

110,6

1476,7


114,5

229,2

90,8

81-90

1570,6

101,9

1240,6

96,2

330,0

130,7

91-00

1604,4

104,0

1327,0

102,9


277,4

109,9

00-08

1480,9

96,0

1297,0

100,6

183,9

72,9

00-08

1485,7

98,2

1257,9

99,5

227,7


91,4

TB(61÷08) 1673,7

100,0

1402,3

100,0

271,4

100,0

61-70

1722,6

102,9

1371,6

97,8

351,0

129,3

71-80


1927,6

115,2

1633,5

116,5

294,1

108,4

81-90

1628,3

97,3

1395,7

99,5

232,6

85,7

91-00

1653,6


98,8

1399,6

99,8

253,9

93,6

00-08

1437,4

85,9

1231,9

87,9

205,6

75,8

14


Trạm

Thời kỳ


Năm
(mm)

TB(60÷08) 1798,4

Mùa mưa %TB mùa Mùa khô

% mùa

(mm)

mưa

khô

100,0

1533,2

100,0

265,1

100,0

% năm

(mm)


61-70

1789,5

99,5

1467,2

95,7

322,2

121,5

71-80

1969,7

109,6

1707,7

111,4

262,0

98,8

81-90


1794,1

99,8

1529,2

99,8

264,9

99,9

91-00

1779,7

99,0

1496,0

97,6

283,7

107,0

00-08

1568,9


87,3

1391,8

90,8

177,1

66,8

TB(61÷08) 1464,5

100,0

1235,0

100,0

229,6

100,0

Ninh Bình

61-70

1433,9

97,9


1194,4

96,7

239,5

104,3

71-80

1452,8

99,2

1235,7

100,1

217,1

94,6

81-90

1545,5

105,6

1309,4


106,0

236,1

102,8

91-00

1428,3

97,6

1184,2

95,9

244,1

106,3

00-08

1353,4

92,4

1146,7

92,9


206,7

90,0

TB(61÷08) 1599,7

100,0

1322,2

100,0

277,6

100,0

Bắc Ninh

61-70

1623,0

101,4

1294,9

98,0

328,0


118,2

71-80

1810,2

113,1

1536,2

116,2

274,0

98,7

81-90

1611,3

100,7

1335,3

101,0

276,0

99,4


91-00

1556,8

97,3

1251,5

94,7

305,3

110,0

00-08

1291,3

80,7

1088,3

82,3

203,0

73,1

TB(61÷08) 1513,0


100,0

1264,0

100,0

249,0

100,0

102,0

1287,0

101,8

256,0

102,8

Hưng Yên

Hải
Dương

61-70

1543,0

15



×