Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiểm đất do tồn luuw hóa chất tại một số kho thuốc bảo vệ thực_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: NGUYỄN THỊ TƯƠI

Mã số học viên: 148 244 030 1008

Lớp: 21KHMT21
Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60-85-02

Khóa học: 2014 - 2016
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS
Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu thực trạng ô
nhiễm đất do tồn lưu hóa chất tại một số kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
theo quy định.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ TƯƠI

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và các cá nhân, đoàn thể


trên địa bàn nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Lan đã trực tiếp hướng dẫn,
giảng dạy và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy cô khoa Môi trường của trường Đại học Thủy
Lợi đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
đóng góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia để có thể hoàn
thiện luận văn hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ TƯƠI

ii


Comment [Nn1]: Chuy
đầ u trước tổ ng quan

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................4
1.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật ......................................................................................4
1.1.1.1 Định nghĩa .................................................................................................4
1.1.1.2 Các Nhóm Thuốc BVTV...........................................................................4
1.1.2. Một số loại thuốc BVTV điển hình ................................................................6

1.1.2.1. Đặc điểm hóa chất BVTV tồn lưu ............................................................6
1.1.2.2. Giới thiệu về DDT ....................................................................................8
1.1.2.3. Tính chất độc học của hóa chất BVTV ..................................................10
1.1.3. Quy trình phân tích hóa chất BVTV .............................................................16
1.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp .......................14
1.3 Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật ...................16
1.3.1 Tình ô nhiễm đất do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam .................16
1.3.2 Tình hình ô nhiễm đất do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật tại Nam Định ........18
1.4 Các phương pháp xử lý đất ô nhiễm do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật .......20
1.4.1 Phương pháp thiêu đốt ...................................................................................20
1.4.1.1 Phương pháp đốt có xúc tác ...................................................................20
1.4.1.2 Phương pháp thiêu đốt trong lò xi măng .................................................22
1.4.2 Phương pháp phân hủy bằng kiềm nóng........................................................23
1.4.3 Phương pháp oxy hóa bằng tác nhân Fenton kết hợp với phương pháp Fenton
quang hóa để xử lý đất ô nhiễm DDT ở nồng độc cao. ..........................................24
1.4.4 Xử lý an toàn bằng phương pháp cô lập ........................................................25
1.4.5 Phương pháp xử lý bằng sinh học .................................................................26
1.4.6 Phương pháp Persulfate ...............................................................................27
1.4.7. Công nghệ xử lý DDT trong đất bằng hydro nguyên sinh trong phòng thí
nghiệm ...................................................................................................................28
1.5 Giới thiệu khu vực nghiên cứu ........................................................................30
1.5.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ..............................................................30
1.5.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất .........................................................................30
1.5.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn .................................................................33
iii




1.5.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................ 35

1.5.2. Giới thiệu các kho thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ............... 35
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT DO THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TỔN LƯU TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................ 39
2.1. Tình hình quản lý các kho thuốc bảo vệ thực vật ......................................... 39
2.1.1 Lịch sử hoạt động .......................................................................................... 39
2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................. 39
2.1.2.1 Kho thuốc BVTV thôn Đông Mạc .......................................................... 39
2.1.2.2 Kho thuốc BVTV thôn La Hào ............................................................... 41
2.1.2.3 Kho thuốc BVTV núi Tiên Hương ......................................................... 42
2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do tồn lưu hóa chất BVTV tại các khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................ 43
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu đất ............................................................................ 43
2.2.2 Vị trí lấy mẫu và khảo sát .............................................................................. 45
2.2.3 Kết quả phân tích môi trường ........................................................................ 49
2.2.3.1 Điểm tồn lưu hoá chất BVTV tại thôn Đông Mạc .................................. 49
2.2.3.2 Điểm tồn lưu tại kho thuốc BVTV thôn La Hào, xã Kim Thái ................ 52
2.2.3.3 Điểm tồn lưu tại kho thuốc BVTV núi Tiên Hương , xóm 2, xã Kim Thái
............................................................................................................................. 52
2.2.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm ............................................................................ 55
2.3 Tác động của hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường xung quanh ............ 58
2.3.1. Đánh giá rủi ro sơ bộ ................................................................................... 58
2.3.1.1 Xác định các rủi ro ................................................................................. 58
2.3.1.2 Mức độ rủi ro ......................................................................................... 60
2.3.1.3 Đánh giá xác suất (khả năng xảy ra) và tác động .................................. 61
2.3.2. Đánh giá mức độ rủi ro đến sức khỏe con người do Hóa chất BVTV tồn lưu
................................................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO TỒN
LƯU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........ 69
3.1 Giải pháp kỹ thuật............................................................................................. 69
3.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................. 69

3.1.2 So sánh các phương án .................................................................................. 70
3.1.3 Lựa chọn phương án công nghệ .................................................................... 72
3.1.4 Giải pháp thực hiện....................................................................................... 81
iv


3.1.4.1 Quy trình giải phóng mặt bằng và khai quật đất tại hiện trường ............81
3.1.4.2. Quy trình xử lý đất bằng công nghệ Klozur® Persulfate [17] ...............82
3.1.4.3 Các bước tiến hành .................................................................................85
3.2. Biện pháp quản lý ............................................................................................86
3.2.1. Giám sát môi trường .....................................................................................86
3.2.1.1 Giám sát môi trường sau xử lý ................................................................86
3.2.1.2. Giám sát giai đoạn sau khi dự án hoàn thành .........................................87
3.2.2. Các giải pháp quản lý môi trường ................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................89
1. Kết luận ...............................................................................................................89
2. Kiến nghị.............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Công thức cấu tạo của p,p’-DDT (a), p,p’-DDE (b) và p,p’-DDD (c) ........... 9
Hình 1.2 Phun phòng sâu đục thân cho lúa (Vụ Bản – Nam Định) ............................ 16
Hình 1.3 Vị trí các điểm tồn lưu thuốc BVTV ............................................................ 32
Hình 1.4 Kho thuốc BVTV thôn Đông Mạc ............................................................... 36
Hình 1.5 Kho thuốc BVTV thôn La Hào .................................................................... 37
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí ô nhiễm thôn Đông Mạc ............................................................ 40
Hình 2.2 Kho chứa thuốc BVTV ................................................................................. 40

Hình 2.3 Kho thuốc BVTV nhìn từ cổng .................................................................... 40
Hình 2.4 Khu dân cư xung quanh nhà kho .................................................................. 40
Hình 2.5 Bãi đất trống phía trước nhà kho .................................................................. 40
Hình 2.6 Sơ đồ vị trí ô nhiễm kho thuốc thôn La Hào ................................................ 41
Hình 2.7 Nhà kho phía bắc khu đất ............................................................................. 41
Hình 2.8 Nền đất kho thuốc cũ đã bị phá dỡ ............................................................... 41
Hình 2.9: Hộ dân sống gần khu vực ô nhiễm .............................................................. 42
Hình 2.10 Ranh giới phía tây kho thuốc giáp ruộng lúa................................................ 42
Hình 2.11 Sơ đồ vị trí khu vực ô nhiễm tại núi Tiên Hương (xóm 2) ......................... 42
Hình 2.12: Nền đất kho thuốc cũ ................................................................................. 43
Hình 2.13: Đường vào vị trí đặt kho thuốc .................................................................. 43
Hình 2.14: 02 hộ dân sống gần kho thuốc ................................................................... 43
Hình 2.15: Khu đất trồng cạnh kho thuốc ................................................................... 43
Hình 2.16 Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại điểm tồn lưu thuốc BVTV thôn Đông Mạc .......... 48
Hình 2.17: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại kho thuốc tại thôn La Hào .................................. 48
Hình 2.18 Sơ đồ vị trí lấy mẫu kho thuốc BVTV núi Tiên Hương ............................. 49
Hình 2.19: Đồ thị mô tả diễn biến nồng độ DDT biến đổi theo độ sâu tại.................. 54
thôn Đông Mạc ............................................................................................................ 54
Hình 2.20: Đồ thị diễn biến nồng độ DDT biến đổi theo độ sâu tại thôn La Hào....... 54
Hình 2.21: Đồ thị mô tả diễn biến nồng độ DDT biền đổi theo độ sâu tại núi ........... 54
Tiên Hương .................................................................................................................. 54
Hình 3.2 Phản ứng hóa học của gốc Sunfate ............................................................... 77
vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Một số dạng thuốc BVTV ..............................................................................5
Bảng 1.2 Các đặc điểm của hóa chất thuốc BVTV tồn lưu khó phân hủy ...................7
Bảng 1.3 Công thức hóa học của một số hóa chất BVTV .............................................7
Bảng 1.4 Một số thông số hoá lý của p,p'-DDT, p,p'-DDE và p,p'-DDD ...................10

Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá độc tính của các chất .......................................................11
Bảng 1.6 Bảng lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam năm 2010-2013 .......15
Bảng 1.7 Nhiệt độ trung bình năm tại Nam Định ........................................................34
Bảng 1.8. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm tại Nam Định ................................34
Bảng 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu môi trường đất tại kho thuốc..................................45
Bảng 2.2 Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất khu vực nền kho thôn
Đông Mạc ....................................................................................................................50
Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu đất kho thuốc BVTV thôn La Hào, xã Kim Thái .......52
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu đất kho thuốc BVTV xóm 2, xã Kim Thái ..................53
thôn Đông Mạc ............................................................................................................54
Tiên Hương ..................................................................................................................54
Bảng 2.5 Tổng hợp các kết quả phân tích của các vị trí lấy mẫu đất (mg/kg) ............56
Bảng 2.7 Bảng đánh giá rủi ro sơ bộ ...........................................................................62
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ .......................................................................63
Bảng 2.9 Ý nghĩa của các thông số trong tính toán giá trị CR ...................................65
Bảng 2.10 Kết quả tính toán rủi ro môi trường (CR) tại các kho thuốc ......................66

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

BVTV

Bảo vệ thực vật

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

DDD

Dichlorodiphenyldichloroethane

DDE

dichlorodiphenyldichloroethylene

DDT

dichloro-diphenyl-trichloroethane

POP

Persistant Organic Pollutants - các hợp chất hữu cơ
khó phân huỷ

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hiện nay khi đời sống nhân dân đã được cải thiện, việc quan tâm tới chất lượng cuộc
sống là hết sức cần thiết, đặc biệt là những vùng nông thôn, người dân không đủ khả
năng tự khắc phục môi trường bị ô nhiễm. Thực trạng các kho thuốc bảo vệ thực vật bị
bỏ hoang, không được quản lý chặt chẽ đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
đất tại các khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra, thống kê tính đến tháng 6/2015
trên địa bàn toàn quốc có hơn 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV trên địa bàn 46
tỉnh [10]. Đặc biệt tại một số tỉnh như Nghệ An, tại kho thuốc Hòn Trơ - xã Diễn Yên huyện Diễn Châu, hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với
QCVN: DDT trong đất vượt từ 4,2 đến 13.923,7 lần. Nhận thức được mức độ nguy
hiểm và tác hại của hóa chất BVTV tồn lưu tới môi trường và sức khỏe người dân,
Chính phủ đã có quyết định số 1206/QĐ- TTg ngày 02/9/2012 của Thủ Tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường giai đoạn 2012 - 2015 trong đó có việc xử lý cải thiện và phục hồi môi
trường đối với 100 khu vực bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất
BVTV tồn lưu. Trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ nhiều năm nay, việc sử dụng hóa chất
BVTV trong nông nghiệp đó trở thành thói quen của người dân. Những năm trước đây,
hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích như phun thuốc trừ sâu bảo
vệ mùa màng, diệt muỗi, diệt chuột, diệt chấy rận...trong một số ngành, lĩnh vực như:
y tế, sản xuất nông nghiệp. Do đó để lại một khối lượng hóa chất BVTV tồn lưu trong
các kho chứa của các cở sở, hợp tác xã tại các vùng nông thôn.
Tại một số kho thuốc BVTV như ở thôn La Hào (Kim Thái – Vụ Bản), núi Tiên
Hương (Kim Thái – Vụ Bản) và thôn Đông Mạc (Lộc Hạ - TP Nam Định) thực trạng ô
nhiễm đất do thuốc BVTV tồn lưu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Các loại thuốc hóa
chất BVTV tồn lưu gồm rất nhiều chủng loại và ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng
nước, dạng bột, dạng ống, được chứa trong các nhà kho. Lượng hóa chất BVTV này đã
quá hạn sử dụng hoặc nằm trong danh mục cấm nhưng chưa được thu gom đưa đi tiêu
hủy, qua thời gian hóa chất bị tràn đổ, rò rỉ vào đất dưới nền kho gây ô nhiễm môi
trường đất khu vực xung quanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Do


1


đó đề tài “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm đất do tồn lưu hóa chất tại một số kho
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý” được
học viên lựa chọn nhằm nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm đất tại các kho thuốc
bảo vệ thực vật và đề xuất các giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng đất, bảo vệ
môi trường xung quanh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ ô nhiễm đất do hóa chất tồn lưu tại các kho thuốc
BVTV trên địa bàn nghiên cứu.
- Lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp để cải thiện chất lượng đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Môi trường đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và các phương pháp xử lý cải
thiện chất lượng đất tại các khu vực nghiên cứu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các khu vực đánh giá mức độ ô nhiễm: thôn La Hào (Kim Thái – Vụ Bản), núi Tiên
Hương (Kim Thái – Vụ Bản) và thôn Đông Mạc (Lộc Hạ - TP Nam Định).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp số liệu
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – thủy văn và điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực
nghiên cứu.
- Tài liệu về hiện trạng môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên
địa bản tỉnh Nam Định.
- Tài liệu về công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phương
pháp xử lý cải tạo đất ô nhiễm và các quy chuẩn Việt Nam liên quan.
- Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, qua sách báo, internet.

(2) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn và hiện trạng sử dụng nhà
kho tại khu vực nghiên cứu.
Tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân tại các khu vực nghiên cứu về chất lượng môi
trường xung quanh các kho thuốc BVTV.
2


(3) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Tiến hành lấy mẫu tại các khu vực nghiên cứu và phân tích mẫu trong phòng thí
nghiệm để đánh giá mức độ ô nhiễm
- Từ các số liệu về chất lượng môi trường, tiến hành xử lý số liệu và so sánh với các
quy định pháp luật hiện hành để đánh giá thực trạng ô nhiễm đất tại các điểm tồn lưu
hóa chất BVTV.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Khảo sát và phân tích chỉ tiêu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật DDT trong môi
trường đất tại các khu vực nghiên cứu, bao gồm khu vực kho thuốc bảo vệ thực vật tại
thôn Đông Mạc, thôn La Hào và núi Tiên Hương
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm đất do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các khu vực
nghiên cứu trên.
- Đề xuất các giải pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất
lượng đất tại các khu vực nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1 Một số khái niệm
1.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1.1 Định nghĩa

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm siêu vi trùng, …), hay những chất có nguồn
gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự
phá hại của những sinh vật gây hại đến thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm:
sâu hại, bệnh hại, côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn,
rong rêu, cỏ dại. Ở nhiều nước trên thế giới thuốc bảo vệ thực vật có tên gọi là thuốc
trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng , nhện, tuyến trùng, chim, chuột nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một
tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là
thuốc trừ dịch hại. [1]
1.1.1.2 Các Nhóm Thuốc BVTV
Phân loại theo từng nhóm tùy theo công dụng:
- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ chim hại mùa màng

- Thuốc trừ bệnh

- Thuốc diệt chuột

- Thuốc trừ cỏ

- Thuốc xông hơi diệt sâu bệnh hại nông sản
trong kho

- Thuốc trừ động vật hoang dã

- Thuốc trừ nhện hại cây

- Thuốc trừ cá hại mùa màng


- Thuốc trừ thân cây mộc

- Thuốc trừ ốc sên

- Thuốc là rụng lá cây

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ cá hại mùa màng

- Thuốc là khô cây

- Thuốc điều hòa sinh trưởng cây

Dựa vào thành phần cấu tạo – Mức độ độc hại của thuốc:
4


Tùy theo từng loại thuốc bảo vệ thực vật mà cấu tạo thành phần thuốc khác nhau, từ đó
dẫn đến những đặc trưng về tính chất hóa học, mức độ độc hại của riêng từng loại
thuốc, ví dụ như:
Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ: Trong công thức hóa học của thuốc sâu có chứa nguyên tố
Cl, và C, H, O… Thuốc này thường gây độc mãn tính, thuốc tồn lưu trong môi trường
lâu, gây tích lũy sinh học mạnh và dễ dàng gây hiện tượng ung thư.
Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ: là dẫn xuất của axit phosphoric, trong công thức hóa học có
chứa P và C,H,O … nó có tác động thần kinh, gây hiện tượng ngộ độc cấp tính rất
mạnh dễ dàng gây tử vong khi nhiễm thuốc với một liều rất nhỏ
Thuốc trừ sâu Carbamat: là dẫn xuất từ axit Carbamic trong công thức có chứ
N,C,H,O,… nó có tác động thần kinh và cũng gây ngộ độc cấp tính. [1]

Các dạng thuốc BVTV
Bảng 1.1 Một số dạng thuốc BVTV [2]
Dạng thuốc

Nhũ dầu

Chữ viết tắt

ND, EC

Thí dụ

Ghi chú

Tilt 250 ND,

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.

Basudin 40 EC,

Dễ bắt lửa cháy nổ

DC-Trons Plus 98.8 EC
Viappla 10 BTN,
Bột hòa nước

BTN, BHN,
WP, DF,
WDG, SP


Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,

Dạng bột mịn, phân tán trong
nước thành dung dịch huyền
phù

Padan 95 SP
Huyền phù

HP, FL, SC

Hạt

H, G, GR

Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC
Basudin 10 H,

Lắc đều trước khi sử dụng
Chủ yếu rãi vào đất

Regent 0.3 G

Độ độc của thuốc BVTV
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật
máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là

5


Comment [Nn2]: Ngu


lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ
độc càng cao.
- LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg
chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
- Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu
hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong
thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có
những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng. [5]
Dư lượng
Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun thuốc
BVTV. Dư lượng được tính bằng µg (microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất độc
trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất... Trường hợp dư lượng quá
nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
- MRL (Maximum Residue Limit): mức dư lượng tối đa cho phép lưu tồn trong nông
sản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
- ADI (Acceptable Daily Intake): lượng chất độc chấp nhận hấp thu vào cơ thể, không
gây hại cho người hoặc vật nuôi trong 1 ngày, được tính bằng mg hay µg hợp chất độc
cho đơn vị thể trọng.
Thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại được sử dụng trong nông nghiệp, nó có tác
dụng như con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ góp phần đáng
kể trong bảo vệ mùa màng, cải thiện chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu sử dụng một
cách bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa thật khôn lường; đặc
biệt là đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường xung quanh.
1.1.2. Một số loại tuốc BVTV điển hình
1.1.2.1. Đặc điểm hóa chất BVTV tồn lưu

Theo Công ước Stockholm, hóa chất thuốc BVTV tồn lưu thuộc nhóm POP có các đặc
điểm như trong bảng 1.1.

6


Bảng 1.2 Các đặc điểm của hóa chất thuốc BVTV tồn lưu khó phân hủy [10]
Đặc điểm

Qui định
Thời gian bán hủy trong nước > 2 tháng

Độ bền vững

Thời gian bán hủy trong trầm tích > 6 tháng
Thời gian bán hủy trong đất > 6 tháng
lgKow > 5

Khả năng tích tụ sinh học Hệ số nồng độ sinh học (Bioconcentration factor) > 5000
Hệ số tích tụ sinh học (Bioaccumulation factor) > 5000
Khả năng phát tán xa

Thời gian bán hủy trong không khí > 2 ngày

Ảnh hưởng xấu

Quan sát thấy các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi
trường; hoặc kết quả về độc tính cho thấy có khả năng gây nguy
hại đến sức khỏe con người, môi trường


Hóa chất BVTV tồn lưu có độc tính cao và ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của con
người và môi trường tự nhiên. Hóa chất BVTV tồn lưu khó phân hủy bao gồm các
nhóm chất chính DDT, Toxaphene, Aldrin, Dieldrin, Eldrin, Heptaclo, Mirex,
Hexaclobenzen (HCB) và Clodan .. với 20 hóa chất được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.3 Công thức hóa học của một số hóa chất BVTV
STT

1

Chất ô nhiễm

Công thức hóa học

Comment [Nn3]: Không kéo làm m
hình

Diclodiphenyl
Tricloetan (DDT)

2

Dieldrin

3

Aldrin

7



4

Hexaclobenzen
(HCB)

5

Endrin

6

Lindane

7

Alpha-HCH

8

Beta-HCH

1.1.2.2. Giới thiệu về DDT
Tên thường: Dichloro Diphenyl Trichloroethane.
Tên IUPAC: 1,1,1-trichloro-2,2-di(4-chlorophenyl)ethane.
Khối lượng phân tử: M= 354 g/mol.

8


Là một thuốc BVTV rất bền do nó có khả năng trơ với các phản ứng quang phân, với

Oxi trong không khí. Trong môi trường kiềm, nó dễ bị dehydroclorua hóa hoặc bị
polime hóa thành sản phẩm dạng nhựa có màu.
DDT, công thức phân tử C 14 H 9 C 15 , lần đầu tiên được tổng hợp năm 1874 và là sản

Comment [Nn4]: Ngu
B
DDT

phẩm của phản ứng giữa cloral (CCl 3 CHO) và clobenzen (C 6 H 5 Cl) với xúc tác là axít
H 2 SO 4 . DDT bị biến đổi trong môi trường tạo thành DDE (1,1-diclo-2,2-bis (4clophenyl) eten) và DDD (1,1-diclo-2,2-bis (4-clophenyl) etan) - các sản phẩm có độc
hơn và thường đi kèm với DDT trong các thành phần của môi trường. Bởi vậy, sinh vật
sống thường bị nhiễm độc đồng thời các chất trên. Mỗi chất lại có 3 đồng phân do vị trí
khác nhau của nguyên tử Cl trong công thức cấu tạo, trong đó các đồng phân phổ biến
nhất là p,p’- DDT, p,p’-DDE và p,p’-DDD. [3]
(a)

(b)

(c)

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của p,p’-DDT (a), p,p’-DDE (b) và p,p’-DDD (c)
Tất cả các đồng phân của DDT đều là dạng tinh thể màu trằng, không mùi, không vị,
có công thức tổng quát là C 14 H 9 C 15 , khối lượng phân tử là 354.5. Nhiệt độ nóng chảy
khoảng 108.5 – 109oC, áp suất bay hơi là 2.53x10-5 Pa (1.9x10-7 mmHg) tại 20oC. DDT
tan ít trong nước nhưng có khả năng giữ nước, tan tốt trong các hợp chất hữu cơ đặc biệt
là mỡ động vật. Khả năng hòa tan của DDT trong nước là thấp nên DDT có xu hướng
bị hấp phụ trong cặn bùn, đất đá, trầm tích. Một số đặc tính cơ bản của DDT và các
đồng phân được trình bày theo bảng sau:

9


Comment [Nn5]: Do tác nhân nào


Bảng 1.4 Một số thông số hoá lý của p,p'-DDT, p,p'-DDE và p,p'-DDD [12]

Khi đề cập đến DDT người ta thường quan tâm đến p,p’- DDT, nó là thành phần chính
của thuốc trừ sâu đưa vào môi trường do có độc tính cao nhất đối với côn trùng. Sản
phẩm công nghiệp của DDT là một hỗn hợp gồm nhiều đồng phân, ở thể rắn, màu
trắng ngà và có mùi đặc trưng, không tan trong nước nhưng có khả năng giữ nước, tan
tốt trong các dung môi hữu cơ đặc biệt là mỡ động vật. Khả năng hòa tan của DDT
trong nước là thấp (hệ số hấp phụ cao) nên DDT có xu hướng bị hấp phụ trong cặn
bùn, đất đá, trầm tích. DDT bị khử clo trong điều kiện yếm khí tạo thành DDD. DDT
bị khử clo trong điều kiện hiếu khí tạo thành DDE. DDD và DDE cũng là các chất diệt
côn trùng. [3]
1.1.2.3. Tính chất độc học của hóa chất BVTV
Độc tính của một chất đối với một đối tượng cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
con đường xâm nhập vào cơ thể (tiêu hoá, hô hấp...), đặc điểm cơ thể đối tượng (tuổi,
giới, tình trạng sức khoẻ...), trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) và tính chất hoá lý của
chất đó. Độc tính của các chất có thể được phân loại thông qua liều lượng gây chết
(Lethal Dose, LD) và nồng độ gây chết (Lethal Concentration, LC). Các đại lượng này
10


thường mô tả kèm với sinh vật thí nghiệm, phần trăm đáp ứng và thời gian thí nghiệm.
Theo cách phân loại này, nhiều chất trong nhóm POP thuộc nhóm độc mạnh.
Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá độc tính của các chất [4]

Phân loại


Chỉ số LD50
qua đường
miệng (trên
chuột- mg/kg)

Chỉ số LC50 qua
Chỉ số LD50 tiếp Liều lượng gây
đường hít thở
xúc qua da (trên chết có thể xảy
(trên chuột trong
ra trên người
thỏ- mg/kg)
4h- mg/kg)

Chất cực độc

≤1

≤ 10

≤5

1 ml

Chất độc mạnh

1-50

10-100


5-43

4 ml

Chất độc vừa

50-500

100-1.000

44-340

30 ml

Chất độc nhẹ

500-5000

1000-10.000

350-2.810

600 ml

Chất ít độc

5000-

10.000-


15.000

100.000

2820-22.590

1 lít

Tính chất độc học của DDT [3]

Comment [Nn6]: Ngu

DDT có tính độc trung bình với động vật khi xâm nhập qua thức ăn. Giá trị LD50 của
DDT ở chuột từ 113 đến 800 mg/kg, ở lợn là 300 mg/kg, ở thỏ là 400 mg/kg, ở cừu là
1000 mg/kg. DDT có tính độc nhẹ với động vật khi xâm nhập qua da. Giá trị LD50
của DDT ở chuột lúc này từ 2500 đến 3000 mg/kg. DDT không dễ dàng hấp thụ qua
da trừ khi ở dạng dung dịch.
- Ung thư: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, DDT gây ung thư ở động vật. Cục bảo
vệ Môi trường Mỹ xếp DDT vào nhóm 2B.
- Hệ thần kinh: DDT gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Người nhiễm độc DDT ở liều
cao sẽ có triệu chứng buồn nôn, đau đầu, toát nhiều mồ hôi, dị ứng ở mắt, mũi, chấn
động toàn thân, co giật. Các triệu chứng tương tự xuất hiện trong các nghiên cứu ở
động vật như sự run rẩy ở chuột ở liều lượng 6,5 đến 13 mg/kg/ngày trong 26 tuần và
mất cân bằng ở khỉ ở liều lượng 50 mg/kg/ngày trong 6 tháng.
- Áp chế miễn dịch: DDT gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Với động vật thí
nghiệm, DDT làm giảm thể kháng ở chuột ở liều lượng 13 mg/kg/ngày trong thời gian
từ 3 đến 12 tuần phơi nhiễm. Ngoài ra, DDT còn gây các ảnh hưởng đến gan, thận và
hệ sinh sản. DDT phá huỷ gan ở chuột với liều lượng 3,75 mg/kg/ngày trong 36 tuần,
ở chó với liều lượng 50 mg/kg ngày trong 150 ngày. Hiện tượng chảy máu tuyến
thượng thận xuất hiện ở chó với liều lượng 138,5 mg/kg ngày trong 10 ngày. Động vật

11


khi bị nhiễm DDT thường có triệu chứng cơ thể bị tái, lạnh và tăng sự kích động, rồi
nhanh chóng lan truyền toàn thân. Nếu bị phơi nhiễm dưới liều gây chết, những ảnh
hưởng đối với thần kinh và cơ bắp có thể qua đi và sự hồi phục theo thời gian tùy
thuộc theo đường nhiễm. [3]
Tác hại của DDT đối với môi trường tự nhiên
Các chất thải sinh ra từ quá trình sử dụng hóa chất làm cho môi trường đất bị ô nhiễm
do sự tồn dư của chúng trong đất quá cao và tích lũy trong cây trồng. Do thuốc tồn
đọng lâu không phân hủy nên nó có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác,
theo các loài sinh vật đi khắp nơi. Khi DDT được phát thải trong khí quyển, nó có khả
năng di chuyển đến các khu vực lạnh hơn thì bị sa lắng rơi trở lại xuống mặt đất, tích
tụ trong mỡ người và các loài động vật. Do DDT có thời gian bán hủy là 5-15 năm, khi
thâm nhập vào thực vật, chúng được tích lũy và ít bị đào thải ra ngoài. Hơn nữa DDT
có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và
thâm nhập vào cơ thể các loài chim theo hệ thống nước, thực vật, động vậy phù du,
tôm, cá nhỏ… DDT là hợp chất chứa clo gây hậu quả rất độc đối với sinh vật khi được
thải ra trong môi trường, DDT tồn tại lâu dài trong môi trường nước, không phân hủy
sinh học và khả năng khuếch đại sinh học cao. Hiện nay vẫn còn tìm thấy DDT ở Bắc
Cực trong những tảng băng hoặc trong một số loài chim di cư. DDT làm giảm sự phát
triển của tảo nước ngọt Chlorella, giảm khả năng quang hợp của các loài tảo biển
Tác hại của DDT đối với con người và động vật
Về phương diện cấp tính, nếu ăn nhầm thực phẩm chứa vài gram DDT trong một thời
gian ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh: kích thích, vật vã, run, thở
gấp, co giật, có thể dẫn đến tử vong. Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giật mạnh
kéo theo tình trạng ói mửa đổ mồ hôi, nhức đầu và chóng mặt.
Về phương diện mãn tính, khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài,
chức năng gan bị thay đổi: to gan ,viêm gan, lượng độc tố của gan trong máu có thể bị
tăng lên và DDT tích tụ trong các mô mỡ, sữa mẹ và có khả năng gây vô sinh cho

động vật có vú và chim, gây tổn thương thận vì thiếu máu. Nếu bị nhiễm độc vào
khoảng 20-50 mg/ngày/kg cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến
các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận. Nếu bị nhiễm lâu hơn nữa
có thể dẫn đến ung thư. LC 50 (LC 50 là liều gây chết 50% mẫu sinh vật thí nghiệm) ở
12


một số loài động vật thí nghiệm là: LC 50 ở lợn khoảng 1000mg DDT/kg, LC 50 ở thỏ là
300mg DDT/kg. DDT ở trong đất cũng có thể được hấp thụ bởi một số thực vật hoặc
trong cơ thể con người khi ăn các thực vật đó [3]
Sự chuyển hoá của DDT
Sự chuyển hoá của DDT đã được nghiên cứu trong cơ thể người và nhiều động vật thí
nghiệm. Kết quả chỉ ra chất chuyển hoá chủ yếu từ DDT là 2,2- bis (p-clophenyl)
axetic axit (DDA). Chất này được tạo thành sau một loạt các phản ứng khử clo, khử
hyđro, hyđroxyl hoá và oxi hoá. Ban đầu DDT được chuyển hoá trong gan tạo thành
DDE và DDD. Tiếp đó, DDE chuyển hoá thành 1-clo- 2,2- bis(p-clophenyl)eten
(DDMU) trong gan và thành 1,1-(p-clophenyl)eten (DDNU) trong thận. Trong khi đó,
DDD bị khử và tạo thành lần lượt DDMU, 1- clo-2,2-bis(p-clophenyl) etan (DDMS)
và DDNU. Sự chuyển hoá từ DDMS thành DDNU diễn ra cả trong gan và thận, nhưng
thận chiếm vai trò chính. Sau đó, DDNU tiếp tục bị chuyển hoá thành 2,2- bis (pclophenyl) etanol (DDOH) và 2,2- bis (p-clophenyl) etanal (DDCHO) trước khi tạo
thành DDA.
Tích tụ và đào thải của DDT
DDT có thể tích tụ trong các loại thực phẩm như rau, quả, cá... Theo thời gian, lượng
DDT tích tụ trở nên lớn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường thức ăn. DDT
cũng có thể đi vào cơ thể qua đường thở và khi tiếp xúc qua da. DDT tích tụ chủ yếu
trong huyết thanh, máu và các mô mỡ. Các nghiên cứu trên những người tình nguyện
với liều lượng DDT từ 5 đến 20 mg/kg trong 6 tháng cho thấy, tỷ lệ lượng DDT trong
mỡ và máu là 280/1. DDT tích tụ nhiều trong sữa mẹ. [3]
Đào thải DDT được nghiên cứu trên người và nhiều loại động vật thí nghiệm. DDT có
thể đào thải qua sữa mẹ. Phần lớn DDT đào thải qua phân và nước tiểu.

1.1.3 Quy trình phân tích hóa chất BVTV trong đất
a) Nguyên lý
Sau khi xử lý sơ bộ, mẫu đất thử được chiết bằng dung môi hydrocacbon.
Dịch chiết được cô đặc: Các hợp chất phân cực được loại bỏ bằng cách cho dịch chiết
đã cô đặc đi qua một cột nhồi đầy oxit nhôm. Dung dịch rửa giải đã được cô đặc.

13

Comment [Nn7]: Tài liệu tham khả


Lưu huỳnh nguyên tố được loại bỏ khỏi dung dịch đã cô đặc, nếu cần, bằng cách xử lý
với thuốc thử sunfit tetrabutylamoni.
Dịch chiết này được phân tích bằng máy sắc ký khí. Các hợp chất khác nhau được tách
riêng rẻ nhờ dùng cột mao quản với pha tĩnh phân cực yếu. Dùng detector bẩy electron
(ECD) để phát hiện.
Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ được phát hiện và định lượng bằng cách so sánh
thời gian lưu tương đối và chiều cao pic tương đối (hoặc diện tích pic) đối với dung
dịch bơm chuẩn được thêm vào, tương ứng với dung dịch ngoại chuẩn. Hiệu quả của
qui trình phụ thuộc vào thành phần của đất nước được điều tra nghiên cứu.Qui trình
mô tả không tính đến sự chiết không hoàn toàn do cấu trúc và thành phần của mẫu đất.
Giới hạn phát hiện phụ thuộc vào chất xác định, thiết bị sử dụng, chất lượng hóa chất
sử dụng để chiết mẫu đất và làm sạch dịch chiết.
b) Các bước thực hiện phân tích
- Phân tích mẫu trắng: Trước khi xử lý mẫu, thực hiện xác định mẫu trắng, nếu giá trị
trắng cao bất thường, nghĩa là cao hơn 10 % giá trị thấp nhất của mẫu cần phân tích,
cần tim ra nguyên nhân thông qua việc kiểm tra từng bước của toàn bộ qui trình.
- Chiết và cô mẫu
- Cô đặc
- Làm sạch dịch chiết

- Phân tích sắc ký khí: Tối ưu hóa thiết bị sắc ký khí sao cho đạt được sự phân tách là
tối ưu.
- Tính toán kết quả
1.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực trồng trọt, thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững
năng suất, chất lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, người dân
nthường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc BVTV, dẫn tới tình
trạng sử dụng thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và
nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.
14


Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trong nông nghiệp ở nước ta đến năm
2015 đã lên tới: 769 hoạt chất với 1690 tên thương phẩm; thuốc trừ bệnh: 607 hoạt
chất với 1295 tên thương phẩm; thuốc trừ cỏ: 223 hoạt chất với 678 tên thương phẩm;
thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 26 tên thương phẩm; thuốc điều hòa sinh trưởng: 51
hoạt chất với 143 tên thương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên
thương phẩm; thuốc trừ ốc: 26 hoạt chất với 141 tên thương phẩm; chất hỗ trợ (chất
trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm. [5]
Nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp Việt Nam cho thấy lượng thuốc BVTV
còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong khi đó, người
dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc BVTV còn tồn lại trên vỏ bao bì. Có
tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha
thuốc [7].
Bảng 1.6 Bảng lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam năm 2010-2013 [19]
STT

Năm

Tổng số (tấn)


Giá trị (triệu
USD)

Thuốc trừ sâu
Khối lượng (tấn)

Tỷ lệ (%)

1

2010

24800

33,4

18000

72,7

2

2011

20380

58,9

15226


68,3

3

2012

25666

100,4

16451

64,1

4

2013

32751

124,3

17352

53,0

Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử
dụng thuốc BVTV trong thời gian gần đây đối với 13.912 hộ nông dân sử dụng thuốc
BVTV, thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định

như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc BVTV
không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi không đúng nơi
quy định… Các vi phạm chủ yếu là người nông dân không có phương tiện bảo hộ lao
động, sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bừa bãi không
đúng nơi quy định…
Đối với các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, qua tra kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ quan
chức năng cũng phát hiện 1.704 cơ sở vi phạm quy định, chiếm 13,8%. Các hành vi vi

15


phạm chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép kinh doanh, buôn
bán thuốc BVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng…

Hình 1.3 Phun phòng sâu đục thân cho lúa (Vụ Bản – Nam Định)
Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc BVTV hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng
thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an
toàn, hiệu quả trong BVTV chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng
thuốc BVTV vẫn tồn tại từ rất lâu cho đến nay.
1.3 Tổng quan về hiện trạng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
1.3.1 Tình ô nhiễm đất do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
Trong những năm của thập kỷ 60 – 90 do sự hiểu biết về HCBVTV còn hạn chế, chỉ
coi trọng về mặt tích cực của HCBVTV là phòng và diệt dịch hại. Mặt khác do chưa
hiểu biết về mặt trái của HCBVTV, xem nhẹ công tác môi trường, công tác quản lý
còn lỏng lẽo nên để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm chôn vùi HCBVTV. Do lâu ngày
không được chú ý đề phòng các hoá chất ngấm vào đất hoặc do điều kiện mưa, lụt đã
làm phát tán ngày càng rộng hơn có khả năng gây ô nhiễm trên vùng rộng lớn.
HCBVTV tồn lưu không được xử lý an toàn đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường xung quanh.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp… vấn đề ô

nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong công nghiệp và
HCBVTV trong nông nghiệp đang ngày trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày
càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (POP) và các loại HCBVTV có
độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hóa chất này trong nông sản,
thực phẩm, đất nước, không khí và môi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn
bởi HCBVTV, các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở
thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay.
16

Comment [Nn8]: C


Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do
HCBVTV từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu (sau đây
gọi tắt là điểm ô nhiễm môi trường do HCBVTV tồn lưu) tính đến tháng 6 năm 2015
trên địa bàn toàn quốc thống kê được 1.562 điểm tồn lưu do HCBVTV trên địa bàn 46
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý HCBVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng
đất thì hiện có khoảng 200 điểm ô nhiễm tồn lưu do HCBVTV có mức độ rủi ro cao
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng.Các loại HCBVTV tồn lưu gồm rất nhiều chủng loại và
ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng thuốc, dạng bột, dạng ống, dạng lẫn trong đất và cả
loại không còn nhãn mác đa chủng loại… tập trung chủ yếu ở các khu vực kho thuốc
của ngành y tế trong chiến tranh; kho cũ của các xã, hợp tác xã, các cơ sở và trong
vườn các hộ dân; tại kho của Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV), Các trạm BVTV phục
vụ nông nghiệp. Theo kết quả điều tra, khảo sát thống kê cho thấy các kho HCBVTV
tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn; 37 nghìn lít HCBVTV và 29 tấn bao bì. [6]
Các kho chứa HCBVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về
trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả

năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia
cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nền và
tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát, nhiều kho không có cửa
sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi
mưa lớn tạo thành dòng chảy bề mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm nước
ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu HCBVTV, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân, thậm trí những tác động này còn
ảnh hướng đến hệ thần kinh và giống nòi của những người dân bị nhiễm độc lâu dài do
HCBVTV tồn lưu gây ra. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy các loại HCBVTV tồn
lưu trong đất chủ yếu gồm: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, thuốc diệt gián,
muỗi của Trung Quốc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C,
Ridostar… và nhiều loại thuốc không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

17


×