Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh họa đối với các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.74 KB, 11 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

MỞ ĐẦU
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 là một trong những đạo luật cơ bản trong
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. BLDS năm 2015 đã có nhiều đột phá quan
trọng, góp phần triển khai thi hành các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
đặc biệt thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế của Việt
Nam về tôn trọng, công nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trong lĩnh vực dân sự. BLDS năm 2015 đã từng bước thể hiện được đầy đủ vai trò
là luật chung của hệ thống luật tư; phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội
được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm
giữa các bên tham gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật
của Nhà nước ta. BLDS 2015 đã có những đổi mới quan trọng về các chủ thể trong
quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy em xin được mạnh đưa ra một số quan điểm cá
nhân về vấn đề “chế định giám hộ” thông qua bài tập số 5:“Phân tích, đánh giá và
nêu ví dụ minh họa đối với các quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự 2015”

1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Khái niệm giám hộ

Giám hộ là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, các quy
định trong chế định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với
người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và người mất năng lực hành vi dân sự.


Điều 46 BLDS 2015 quy định về giám hộ như sau: “Giám hộ là việc cá nhân,
pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ
định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung
là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật. Người chưa
thanh niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng
lực hành vi, bị hạn chế quyển của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc
.Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ vởi mục đích nhằm khắc phục
tình trạng không tương đổng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không
bình đẳng về năng lực hành vi dân sự cùa những người có năng lực hành vi một
phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Những quy
định cùa chế định này xác định việc quàn lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những
quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát vỉệc
giám hộ...
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chửc hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy
định hoặc được cử để thực hỉện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp phãp
của người được giám hộ (Điều 48 BLDS năm 2015). Như vậy, giám hộ là chế định
nhằm khắc phục tình trạng cùa người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không
thế bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là
2


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
những người chưa thành mên mà không có sự chăm sóc, giáo dục cùa cha mẹ,
người có khó khăn trong nhận thức và diều khíến hành vi, người mắt năng lực hành
vi dân sự1.
2. Người được giám hộ

Theo quy định tại Điều 47 BLDS năm 2015 thì người được gìám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác dịnh được cha,
mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi
dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ dều bị toà án tuyên bố hạn chế quyền đối
với con; cha, mẹ dêu không có diều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu
người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy người chưa thành niên chỉ là người được gỉám hộ khi không còn
hoặc không thể xác dịnh được cha mẹ như trường hợp nhưng đứa trẻ bị bỏ rơi khi
mởi dẻ hoặc còn cha mẹ nhưng lại không có sự quan tâm, chăm sóc gíáo dục của
cha mẹ BLDS năm 2015 bổ sung một dối tượng cũng được giám hộ so với quy
định của BLDS năm 2005 là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành
vi.
Ví dụ: A 15 tuổi và mồ côi cha mẹ, cần được chăm sóc và bảo vệ. Uỷ ban
nhân dân xã X nơi A cư trú đã cử bà B làm người giám hộ cho A và người cử người
giám hộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực
hiện giám hộ.
3. Người giám hộ
Các quy định về giám hộ dối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi
không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của
cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên
1Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.99.

3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

đó.Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản công chứng hoặc
chứng thực Khoản 2 Điều 48 BLDS 2015
Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên
và giám hộ được cử. Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy
định, người giám hộ đương nhíên chỉ có thế là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này
đưọc xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được gíám hộ, quyến và
nghĩa vụ của người giám hộ dối với người được giám hộ và tài sản của họ. Giám hộ
được cử là hình thức cứ người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân,
cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giãm hộ được cừ. Một người có thế
giám hộ cho nhíều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ
trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều
47 BLDS năm 2015.
Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định hoặc
được cử làm người giám hộ. Pháp nhân có dù các diều kiện sau đây có thể làm
người giám hộ:
-

Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
Ví dụ: quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam là tổ chức lập ra để hỗ trợ trẻ em có các

hoàn cảnh khó khan và cũng là giám hộ cho rất nhiều đối tượng mất NLHV dân
sự….
-

Có điều kiện cần thỉết đẻ thưc híện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ như điều
kiện về tài chính, vật chất và nhân lực dế chăm sóc, giáo dục các chủ thể yếu thế
cần được giám hộ.
Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện dược quy định ở điều 49
BLDS năm 2015. Các điều kiện đó là: nguời có năng lực hành vi đầy đủ; có tư cách
đạo đức tốt; không phải là người dang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc ngưòi

bị kết án nhưng chưa dược xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phấm, tăi sàn cùa người khác; có điều kiện cần thiểt
đề thực hiện quyền và nghĩa vụ cùa người giám hộ. Tuy điều luật này không quy
định rõ điều kiện cần thiết này là gì nhưng có thế hiếu dó là điều kiện kinh tế và
4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
điều kiện thực tế khác (sinh sống cùng nơi cư trú hoặc cho người được giám hộ
cùng cư trú, sinh sống với mình hoặc có thể thường xuyên giãm sát, quản lí được
người được giám hộ).
4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực
hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Bởi vậy, quyền và nghĩa vụ của người giám
hộ được quy định cũng nhằm bảo vệ tốt nhẩt quyền lợi cùa họ. Nghĩa vụ cùa người
giám hộ được quy định tại các điều 55, 56, 57 BLDS nãm 2015. Theo quy định tại
những điều luật này, người giám hộ có cãc quyển và nghĩa vụ sau:
* Nghĩa vụ của người giám hộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong
việc quản lí tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng
và định đoạt tài sán vì lợi ích người được giám hộ sao cho có hiệu quả nhất. Thực
hiện các hành vi trên thực tế cũng như pháp lí ; nhằm bảo vệ các quyền nhân thân,
quyền tài sản của người giám hộ .Yêu cầu người khác trả lại tài sản thực hiện nghĩa
vụ cho người được giám hộ
- Chăm sóc, gíáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc,
bảo đảm việc điều trị bệnh cho giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.
-

Quản lí tài sản của người được giám hộ :Người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài
sàn của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quàn,

gìn giữ tài sàn không làm hư hòng, mất mát tài sản của người dược giám hộ; không
được cho, tặng tài sàn của người được giám hộ, chỉ dược sử dụng, định đoạt tài sàn
vì lợi ích của người dược giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phài
được sự đông ý của của người giám sát việc giám hộ.
Nhắm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy dịnh những
giao dịch dân sự cùa người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản
cùa người dược giám hộ dêu vô hiệu. Bời người giám hộ là người đại diện cho
người được giám hộ cho nên những giao dịch này có sự “hỗn nhập” tư cách chủ thể
trong một quan hệ. Cùng một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng một giao
5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
dịch nên dễ dàng dẫn đển sự lạm quyền cùa người giám hộ. Tuy nhiên, các giao
dịch dân sự giữa người gỉám hộ với người được giám hộ có liên quan đên tài sản
của người được giám hộ nếu thực hiện vì lợi ích cùa người được giám hộ và có sự
đồng ý cùa người giám sát việc giám hộ thì vẫn có hiệu lực.
Ví dụ: A là người giám hộ của B (14 tuổi) có các nghĩa vụ sau đây: Chăm sóc,
giáo dục B; đại diện cho B trong các giao dịch dân sự, thực hiện giao dịch dân sự;
quản lý tài sản của người được giám hộ;bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của B.
-

Đại diện cho người dược giám hộ trong các giao dich dân sự. Đại diện cho người
dược giám hộ không chi là nghĩa vụ mà còn là quyền củaa người giám hộ. Trừ
những giao dich mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể iụ mình thực hiện theo
quy định lại Điều 20 BLDS, người giám hộ là dại diện cho người dược giám hộ
trong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tổ tụng.
Tư cách đại diện cùa người giám hộ được thực hiện dưới hai hình thức sau:

-


Đối với người chưa thành niên, người giám hộ với tư cách với người đại diện kiểm
soát việc thực hiện các giao dich do người dược giám hộ thục hiện dưới hình thức
“đồng ý" đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch dó. Thời
điểm đồng ý không có ý nghĩa quyết dinh. Nếu người được giám hộ dã thực hiện
giao dich không có sự đồng ý của người dược giám hộ thì với tư cách là người đại
diện, họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dich vô hiệu theo quy dinh tại các
diều 125, 128 BLDS năm 2015. Người giám hộ không được đem tài sản của người
dược giám hộ tặng cho người khác vì hợp đồng tặng cho là loại hợp đổng không có

-

đền bù nên sẽ làm giảm sút khối tài sản thuộc sở hữu cửa người được giám hộ.
Đổi với người mất năng lưc hành vi thì vói tư cách là người dại diện. người giám
hộ tự mình thực hiện các giao dịch vì lợi ích cùa người dược giám hộ.
Nguời giám hộ cho người dưới 15 tuổi. người mẩt năng lực hành vi có nghĩa
vụ chăm sóc. giáo đục; bảo đảm điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ phù
hợp với hoàn cảnh với người được giám hộ
* Quyền của người giám hộ: Người giám hộ có các quyền được quy đỉnh tại
Điều 57 BLDS ngoài ra có thể có Các khác dược quy định trong văn bản cừ gỉám
6


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
hộ (Điều BLDS). Các quyền cùa người giám hộ được quy địnhn nh thực hiện các
mục dích của việc giám hộ là chảm sóc Chũa bệnh và bảo vệ quyền iợi cùa người
được giám hộ.Vì vậy, nguời giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sàn
Của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thuòng ngày cùa người
được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quàn lí tài sản; dùng
tài sản cùa người duợc gíám hộ đề bổi thường thiệt hại do các hành vi cùa người

được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ còn thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người
được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được
giám hộ.
Ví dụ: Giả sử ông A là người giám hộ cho cháu ruột của mình là cháu B (10
tuổi, cha mẹ đã qua đời trong một tai nạn giao thông). Trong trường hợp này, khi
cháu B đi học, thì ông A sẽ là người thực hiện việc đóng tiền học, mua bảo hiểm y
tế, đi họp phụ huynh ... cho cháu. Ngoài ra hàng ngày ông có nghĩa vụ chắm sóc,
nuôi dưỡng cháu B. Giả sử cha mẹ cháu B có tài sản để lại (cháu B là người được
hưởng thừa kế), thì ông A có nghĩa vụ bảo quản tài sản cho cháu B cho đến khi
cháu đủ 18 tuổi. Đồng thời ông A có quyền sử dụng một phần tài sản của cháu B
để chi dùng cho việc chăm sóc, dạy dỗ và bảo vệ cháu B.
* Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu nguời giám hộ không còn đủ các
điều kiện để làm người giám hộ; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị toà án
tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có
người khác nhận làm giám hộ. Trong trường hợp thay đổi người g'iám hộ đương
nhiên thì những người được pháp luật quy định là ngưòi giám hộ đương nhiên khác
tuần tự thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhíên thì việc nguời giám hộ
được thực hiện theo quy định như giám hộ được cử.
II. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
Giám hộ là một trong những chế định đặc biệt trong pháp luật dân sự. Giám
hộ là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
người được giám hộ. Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã có một
số nội dung đổi mới so với Bộ luật Dân sự 2005 về chế định giám hộ như sau:
Thứ nhất, về việc đăng ký giám hộ: Người giám hộ không cần đăng ký
Tại Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đều quy định: việc giám hộ

phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về hộ tịch. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể
với trường hợp người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Thứ hai, bổ sung đối tượng được giám hộ: người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi.
Ngoài đối tượng là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định
được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều
kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu và
người mất năng lực hành vi dân sự như quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật
Dân sự 2015 bổ sung thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi. Trên thực tế. Có thể nói, đây là một sự bổ sung có ý nghĩa quan trọng.
Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên thực tế khi tham
gia thực hiện những quyền và nghĩa vụ, những giao dịch dân sự,… là khó khăn do
nhận thức, hành vi, vì vậy đòi hỏi cần phải có người giám hộ.
Thứ ba, quy định cụ thể về điều kiện đối với người giám hộ
Bộ luật Dân sự 2015 có sự thay đổi, bổ sung nội dung về điều kiện đối với
người giám hộ như sau:
- Bổ sung điều kiện đối với cá nhân là người giám hộ là người giám hộ phải
không là người bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con
- Quy định cụ thể về điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ tại Điều 50,
cụ thể:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Thứ tư, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc
giám hộ
8



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể người giám sát việc giám hộ có quyền và
nghĩa vụ như sau:
+ Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
+ Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự quy định liên quan đến tài sản của người được giám hộ
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc
chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
KẾT LUẬN
Như vậy, các quy định về giám hộ trong BLDS 2015 đã nêu cụ thể các vấn
đề liên quan đến giám hộ, trong đó nổi bật so với BLDS 2005 đã đưa ra được một
số tiến bộ về việc đăng kí giám hộ, điều kiện giám hộ, quyền nghĩa vụ của người
giám sát việc giám hộ.Trên đây là bài tập học kì của em, do kiến thức còn hạn hẹp
nên còn nhiều sai sót, mong quý thầy cô thông cảm.

9


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2017;
2. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam / Chủ biên: Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, Hà Nội, 2017;
3. Bộ luật Dân sự 2005, 2015;
4. Một số điểm mới về giám hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015,
/>5. Quỹ Bảo trợ trẻ em, />
10



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

MỤC LỤC

11



×