Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước SÔNG VÀNG DANH đoạn CHẢY QUA THÀNH PHỐ UÔNG bí, TỈNH QUẢNG NINH 6 THÁNG đầu năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRƯƠNG THỊ GIANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀNG DANH
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRƯƠNG THỊ GIANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀNG DANH
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành


: 52850101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM PHƯƠNG THẢO

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài : “ Đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2018” được thực hiện và hoàn
thành tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều nguồn
động viên từ người thân, được sự giúp đỡ và chỉ bảo từ thầy cô cũng như bạn bè để
hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy các cô trong khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trang bị cho tôi đầy đủ những
kiến thức quý giá và cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Suốt quá trình
học tập, vốn kiến thức mà thầy cô trong Khoa đã truyền đạt cho tôi không chỉ là nền
tảng mà còn là hành trang quý giá để tôi bước vào cuộc sống mới một cách tự tin và
vững vàng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Phương Thảo – Giảng viên
khoa Môi trường, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện hoàn
thành Đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã có những ý kiến đóng góp
để tôi chỉnh sửa và hoàn thiện đồ án.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy, các cô dồi dào sức khỏe, luôn thành
công trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Trương Thị Giang

MỤC LỤ


MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí................3
1.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên.........................................................................3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí..................................................8
1.2. Tổng quan về sông Vàng Danh.........................................................................13
1.2.1. Giới thiệu chung về sông Vàng Danh............................................................13
1.2.2. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên sông Vàng Danh.......................................14
1.2.3. Chất lượng nước sông Vàng Danh trong các năm gần đây............................15
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh, thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh................................................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu........................................................................18
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.........................................................18
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm.............................................................................18
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................19
2.3. Thực nghiệm.....................................................................................................22
2.3.1. Khảo sát, lựa chọn vị trí quan trắc.................................................................22
2.3.2. Quan trắc hiện trường....................................................................................23

2.3.3. Phân tích trong phòng thí nghiệm..................................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................36
3.1. Kết quả đánh giá độ lặp của các phương pháp phân tích..................................36
3.2. Kết quả phân tích môi trường nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2018...................................................36


3.2.1. Kết quả quan trắc hiện trường và đo nhanh các thông số...............................36
3.2.2. Kết quả các thông số phân tích......................................................................38
3.3. Đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2018..................................................................49
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh qua kết quả phân tích các thông số...............................................49
3.3.2. Đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh theo chỉ số WQI......................52
3.3.3. So sánh giá trị WQI với số liệu những năm trước..........................................55
3.4. Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm.................................................................56
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, quản lý và cải thiện chất lượng nước sông
Vàng Danh, thành phố Uông Bí..............................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................60
1. Kết luận...............................................................................................................60
2. Kiến nghị.............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu của thành phố Uông Bí từ năm 2007-2016............6
Bảng 1.2. Tài nguyên khoáng sản của thành phố Uông Bí........................................9
Bảng 1.3. Diện tích, dân số thực tế thường trú thành phố Uông Bí phân theo đơn vị
hành chính năm 2015...............................................................................................13
Bảng 1.4. Hiện trạng phát thải tại các cơ sở xả thải ra sông Vàng Danh.................14

Bảng 1.5. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Vàng Danh đoạn chảy qua
đập tràn năm 2016...................................................................................................15
Bảng 1.6. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Vàng Danh đoạn chảy qua
đập tràn năm 2017...................................................................................................16
Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích.....................................................................19
Bảng 2.2. So sánh chỉ số chất lượng nước...............................................................20
Bảng 2.3. Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo AOAC)......21
Bảng 2.4. Vị trí các điểm lấy mẫu...........................................................................22
Bảng 2.5. Phương pháp bảo quản mẫu....................................................................25
Bảng 2.6. Độ pha loãng khuyến nghị để xác định hàm lượng BOD5.......................26
Bảng 2.7. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định NO2-......................28
Bảng 2.8. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định PO43-.....................29
Bảng 2.9. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định NO3-......................30
Bảng 2.10. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định NH4+...................31
Bảng 2.11. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định Pb.......................33
Bảng 2.12. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định Cd.......................33
Bảng 2.13. Điều kiện tối ưu của các kim loại..........................................................34
Bảng 3.1. Tính toán độ lặp của các phương pháp....................................................36
Bảng 3.2. Kết quả đo nhanh các thông số................................................................37
Bảng 3.3. Bảng hàm lượng TSS trong nước sông Vàng Danh.................................39
Bảng 3.4. Bảng giá trị BOD5 trong nước sông Vàng Danh......................................40
Bảng 3.5. Bảng giá trị COD nước sông Vàng Danh................................................41


Bảng 3.6. Bảng hàm lượng NO3- trong nước sông Vàng Danh................................42
Bảng 3.7. Bảng hàm lượng NO2- trong nước sông Vàng Danh................................43
Bảng 3.8. Bảng hàm lượng NH4+ trong nước sông Vàng Danh...............................44
Bảng 3.9. Bảng hàm lượng PO43- trong nước sông Vàng Danh................................45
Bảng 3.10. Bảng hàm lượng Pb trong nước sông Vàng Danh.................................46
Bảng 3.11. Bảng hàm lượng Cd trong nước sông Vàng Danh.................................47

Bảng 3.12. Hàm lượng Coliform trong nước sông Vàng Danh...............................48
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả phân tích nước sông Vàng Danh.......................49
Bảng 3.14. Bảng tính toán chỉ số WQI sông Vàng Danh đợt 1................................53
Bảng 3.15. Bảng tính toán chỉ số WQI sông Vàng Danh đợt 2................................53
Bảng 3.16. Kết quả WQI tại đập tràn sông Vàng Danh...........................................55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Uông Bí......................................................3
Hình 1.2: Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trung bình các tháng trong năm................6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu..................................................................................23
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện giá trị pH trong nước sông Vàng Danh.........................37
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện nồng độ DO trong nước sông Vàng Danh.....................38
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước sông Vàng Danh................39
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 trong nước sông Vàng Danh.....................40
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện giá trị COD trong nước sông Vàng Danh......................41
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3- trong nước sông Vàng Danh...............42
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2- trong nước sông Vàng Danh...............43
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+ trong nước sông Vàng Danh..............44
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng PO43- trong nước sông Vàng Danh..............45
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Pb trong nước sông Vàng Danh................46
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện thông số Cd trong nước sông Vàng Danh...................47
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong nước sông Vàng Danh......48
Hình 3.13. Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Vàng Danh theo chỉ tiêu WQI
................................................................................................................................. 54


Hình 3.14. Bản đồ so sánh chất lượng nước sông Vàng Danh tại vị trí NM2 theo
WQI qua các năm....................................................................................................55


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Kí hiệu viết tắt
BTNMT
BVTV
GHCP
MT
QCVN
QCVN 08-

Giải nghĩa
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ thực vật
Giới hạn cho phép
Môi trường
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia Việt Nam

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
MT:2015/BTNMT
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND
Ủy ban nhân dân
WQI
Chỉ số chất lượng nước mặt


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dưới tác động của các yếu tố tự
nhiên và hoạt động của con người, tình hình môi trường đang nảy sinh hàng loạt các
vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn đề về môi trường cấp
bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở quy mô địa phương và trên toàn lưu vực cần
được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Trước những yêu cầu phát triển bền
vững kinh tế - xã hội cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu đánh giá
chất lượng môi trường là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong
những thành phố công nghiệp quan trọng của tỉnh, đặc biệt là ngành công nghiệp
khai thác khoáng sản, công nghiệp nhiệt điện và vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng
chủ yếu của nền kinh tế. Bên cạnh sự tích cực về mặt kinh tế đã góp phần nâng cao
đời sống vật chất cho người dân, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên đã gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội. Việc xả nước thải từ các hoạt động khai
thác khoáng sản, nhiệt điện, công nghiệp chế biến và nước thải sinh hoạt khu dân cư
đã ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nước trên địa bàn thành phố Uông Bí.
Thành phố Uông Bí có một số con sông chính như: sông Vàng Danh, sông
Sinh, sông Uông và sông Đá Bạc... các sông này đều chảy theo hướng Bắc Nam.
Sông Vàng Danh là điểm hợp lưu của các nhánh suối Uông Thượng, suối Nam
Mẫu, suối Miếu Thán và một số nhánh suối nhỏ khác. Các nhánh suối này bắt
nguồn từ dãy núi Bảo Đài ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam xuyên qua địa
hình các vỉa than rồi nhập lại thành sông Vàng Danh và chảy về phía Nam ra sông

Uông. Sông Vàng Danh có giá trị lớn đối với việc cung cấp nước cho sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp và điều hòa nước về mùa mưa. Sông Vàng Danh đang tiếp nhận

1


các nguồn xả thải từ các cơ sở khai thác than, vật liệu xây dựng, nước thải sinh hoạt
của các khu dân cư thuộc lưu vực sông và một số các nguồn thải khác. Do đó, chất
lượng nước sông Vàng Danh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi sự tác động của các
nguồn xả thải trên.
Để góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và đề xuất biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm nước sông Vàng Danh, tôi quyết định chọn đề tài : “Đánh giá chất
lượng nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh 6 tháng đầu năm 2018” làm đồ án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được chất lượng nước sông Vàng Danh đoạn chảy qua thành phố
Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 6 tháng đầu năm 2018.
- Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm (nếu có) và đề xuất giải pháp kiểm soát
chất lượng nước sông Vàng Danh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Khảo sát hiện trường, lập kế hoạch và quan trắc nước sông Vàng Danh đoạn
chảy qua thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó thực hiện 2 đợt lấy mẫu,
qua 3 vị trí. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo nhanh các thông số: Nhiệt độ, pH, độ
đục, DO.
- Phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm: TSS, COD, BOD5, NH4+,
PO43-, NO2-, NO3-, Cd, Pb, Coliform và đánh giá độ lặp của các phép thử phân tích
tại một vị trí.


2


- Đánh giá chất lượng nước sông Vàng Danh theo chỉ số WQI, các Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
- Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm. Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát
và cải thiện chất lượng nước sông Vàng Danh.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí
1.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên
a. Vị trí địa lý [6].
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà
Nội 135 km, cách Hải Phòng gần 30 km, và cách thành phố Hạ Long 45 km. Diện
tích tự nhiên là 256,30 km2 chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Có toạ độ
địa lý từ 20o58’ đến 21o9’ vĩ độ Bắc và từ 106o41’ đến 106o52’ kinh độ Đông. Địa
giới hành chính Uông Bí:

3


- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên
- Phía Tây giáp thị xã Đông Triều
- Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên ( thành phố Hải Phòng )
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động ( tỉnh Bắc Giang ).

Nguồn: UBND thành phố Uông Bí
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Uông Bí
b. Địa hình địa mạo


4


Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chạy dài theo
hướng Tây – Đông, kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao
nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068 m, núi Bảo Đài cao 875 m. Phía Nam thấp nhất
là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc [6].
Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ Bắc xuống
Nam, được phân tách thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng cao: Chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, gồm xã
Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ
18A thuộc các phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương
và Phương Đông.
- Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam,
có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vành Danh thuộc xã
Thượng Yên Công và Phường Vàng Danh. Vùng này có diện tích rất nhỏ, chiếm
1,2% diện tích tự nhiên thành phố.
- Vùng thấp: Bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như
phường Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương và xã
Điền Công. Vùng này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa ven
sông có độ dốc cấp I (0÷80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác ở độ cao từ
1÷5 m so với mặt nước biển. Diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 26,90% diện tích tự
nhiên thành phố [6].
c. Khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có
nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một
chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang

5



tính chất khí hậu miền duyên hải. Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 m nằm giữa
vùng núi Yên Tử và núi Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp
làm cho khí hậu Uông Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau:
+ Vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa.
+ Vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng,
mùa đông lạnh.
+ Vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A kéo dài
đến hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải [5].
- Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn Uông Bí từ năm 2005 đến
năm 2016 về điều kiện khí tượng của khu vực thành phố Uông Bí như sau:
Nhiệt độ trung bình năm 23,80C.
Mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ
thường thay đổi từ 160C ÷ 220C, trung bình 180C và thấp nhất là 80C.
Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ thường thay đổi từ 24 0C ÷
300C, trung bình 270C, có ngày nóng nhất trên 380C.
Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông 3 - 4 giờ/ngày, trung bình
số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.717 giờ [5].
- Lượng mưa

6


Lượng mưa trung bình hàng năm 1.691,8 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10. Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất là tháng 7 với 359,4 mm, lượng
mưa trung bình tháng nhỏ nhất là tháng 12 với 17,4 mm. Trận mưa lớn nhất trong
ngày được thống kê có lưu lượng khoảng 200 mm [5].
- Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm trung bình cao nhất là 87% (tháng
4), độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12) [5].
- Chế độ gió - bão
+ Gió: Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc với hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 - 4
đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 với hướng gió thịnh
hành là Nam và Đông Nam từ biển thổi vào.
+ Bão: Mỗi năm khu vực chịu ảnh hưởng trung bình 4 - 5 cơn bão, năm nhiều
có tới 7 - 8 cơn. Bão thường tới cấp 8 - 9, cá biệt đã có những trận bão cấp 12 và
thường đổ bộ vào từ tháng 7 đến tháng 8.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,7 m/s. Tối đa có thể lên tới 30 m/s [5].

7


Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu của thành phố Uông Bí từ năm 2007-2016

Năm

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

Độ ẩm (%)

Gió (m/s)

2007

23,9


1.444,0

82

2,1

2008

23,0

1.651,2

83

1,7

2009

24,2

1.241,1

80

1,7

2010

24,3


1.736,7

82

1,5

2011

22,9

1.794,7

81

1,3

2012

24,0

2.147,5

84

1,6

2013

23,9


2.300,9

81

1,6

2014

24,0

1.402,7

83

1,5

2015

24,8

1801,3

83

1,7

2016

24,5


1853,9

84

1,4

TB

23,8

1.691,8
82
1,7
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Uông Bí

8


400

100.000
90.000

350

80.000
300
70.000
250


60.000

200

50.000
40.000

150

30.000
100
20.000
50

0

10.000

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

.000

Hình 1.2: Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trung bình các tháng trong năm
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Uông Bí
d. Thủy văn
Thành phố có các con sông chảy qua là sông Vàng Danh, sông Bá Bạc, Sông
Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực
hẹp, nguồn nước và lưu lượng không nhiều.
- Sông Đá Bạc đoạn chạy qua thành phố (thuộc địa phận các phường: Phương
Nam, Phương Đông, Quang Trung) chiều dài 12 km, rộng trung bình 400 m, độ sâu
lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 - 500 tấn ra vào cảng.
Đây là tuyến đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa
đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.

9



- Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường
Quang Trung, thuộc ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy
nước làm mát cho Nhà máy điện Uông Bí.
- Sông Sinh chảy qua trung tâm Thành phố dài 15 km, có khả năng cung cấp
nước cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.
- Sông Vàng Danh chảy qua 2 phường là phường Vàng Danh và phường Bắc
Sơn. Là con sông có vị trí địa lý và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống nhân dân.
Thành phố có hai hồ nước: Hồ Yên Trung diện tích 50 ha và hồ Tân Lập diện
tích 16 ha. Hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu
vực xung quanh. Ngoài ra đây còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui
chơi, giải trí [6].
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Trên địa bàn thành phố Uông Bí phân bố các loại đất, gồm: Nhóm đất mặn M
(Salic Fluvisols: FLs), đất mặn sú vẹt đước glây nông Mm-g1, đất phèn mặn SM
(Sali Thionic Fluvisols: FL ts), đất phù sa P (Fluvisols – FL, đất phù sa không được
bồi có tầng loang lổ glây sâu, đất xám X và đất vàng đỏ.
- Tài nguyên rừng
Năm 2011, diện tích rừng của thành phố Uông Bí là 13.380,4 ha chiếm 52,2%
tổng diện tích tự nhiên.

10


Rừng Uông Bí chủ yếu là rừng nghèo, đây là loại rừng đã được khai thác nhiều
lần, trữ lượng rừng đạt khoảng 50 - 70 m3/ha. Chủ yếu là các loại rừng gỗ, tre, nứa
hỗn giao; tuy nhiên vẫn có một số loại gỗ quý hiếm như lát hoa, lim xanh, sến, táu...
[3].
- Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản hóa thạch lớn nhất của Uông Bí là than đá, trữ lượng vùng

than Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than
toàn tỉnh (toàn tỉnh 3,5 tỷ tấn). Công nghiệp khai thác than Uông Bí đã được thực
hiện từ năm 1916. Sản lượng khai thác than hiện nay trên vùng Vàng Danh đạt hơn
5 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo
có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội thành phố [6].
Ngoài than đá, Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng:
đá, sỏi, cát, xi măng, vôi, gạch ngói... phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đáng kể là đá vôi với trữ lượng 28 - 30 triệu m 3 phân bố chủ yếu ở phường Phương
Nam, sản xuất gạch Tuynen của Công ty Cổ phần Xây dựng Quảng Ninh công suất
15 triệu viên/năm [6].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí
a. Đặc điểm kinh tế [3].
Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã
chiếm 56,1%, du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 32,5%, sản xuất nông - lâm
- ngư nghiệp chỉ còn 11,4%. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân của Uông Bí ước đạt 17%/năm, thu nhập bình quân đầu
người 1.465 USD/người/năm.

11


- Công nghiệp
Công nghiệp là một thế mạnh của thành phố Uông Bí, được thiên nhiên đặc
biệt ưu đãi với nhiều loại khoáng sản khác nhau có giá trị kinh tế đã và đang tạo nên
ngành công nghiệp phát triển. Trong đó:
+ Công nghiệp khai thác than: than ở Uông Bí tập trung chủ yếu tại địa bàn
phường Vàng Danh, xã Thượng Yên Công và xã Phương Đông. Hiện nay trên địa
bàn có 5 cơ sở được cấp phép hoạt động khai thác than bao gồm: Công ty than
Uông Bí, Công ty cổ phần than Vàng Danh, Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu,
Xí nghiệp than Uông Bí – Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh và

Công ty than Vietmindo. Sản lượng khai thác năm 2015 đạt khoảng 12,9 triệu tấn,
trong đó sản lượng khai thác trên vùng than Vàng Danh đạt 5 triệu tấn/năm. Công
nghiệp khai thác, chế biến than là ngành công nghiệp chủ đạo có tác động rất lớn
đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
+ Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm: đá, sỏi,
cát, xi măng, vôi, gạch, ngói… tập trung chủ yếu ở các phường Vàng Danh, Quang
Trung, Phương Nam và xã Thượng Yên Công… cung cấp nhu cầu về vật liệu xây
dựng cho thành phố và các vùng lân cận.
Bảng 1.2. Tài nguyên khoáng sản của thành phố Uông Bí

TT

Tài nguyên

Trữ lượng

Tiềm năng

300

500

Vàng Danh, Thượng
Yên Công, Phương Đông

28 - 30

45

Phương Nam, Phương Đông


Than đá
1
(triệu tấn)
2

Đá vôi

12

Địa điểm


(triệu m3)
Đất sét
3

20 - 22

30

Thanh Sơn

5 - 10

20

Phương Đông, Thanh Sơn

550 - 600


650

Phương Đông, Bắc Sơn,
Trưng Vương, Nam Khê

(triệu m3)
Cát xây dựng
4
(triệu m3)
Nhựa thông
5
(tấn)
Gỗ các loại
6

847

Khoanh nuôi Rừng phía Bắc

(nghìn tấn)
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Uông Bí
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt: Tổng diện tích trồng trọt của thành phố là 4.526 ha, phân bố tại
các xã, phường ven đô của thành phố như phường Phương Nam, Phương Đông,
Nam Khê, Bắc Sơn, xã Thượng Yên Công. Các loại cây được trồng chủ yếu là lúa,
ngô, khoai, lạc, các loại rau và cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: Trong những năm qua ngành chăn nuôi của thành phố phát triển
khá nhanh, chiếm 52,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng đàn vật nuôi có
1.850 con trâu, 2.242 ngàn con bò, 12 ngàn con lợn, 151 ngàn con gia cầm. Ngoài ra,


13


một số mô hình chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao cũng được phát triển mạnh
mẽ như hươu, nhím, lợn rừng....
+ Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng của thành phố là 12.701,88 ha, chiếm
71,48 diện tích đất nông nghiệp. Trong đó rừng sản xuất chiếm 10.135,30 ha, rừng
phòng hộ chiếm 144,55 ha, rừng đặc dụng chiếm 2.422,03 ha. Sản xuất lâm nghiệp
của thành phố phát triển nhanh với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế
và nhân dân, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng và phát triển diện tích rừng được
quan tâm chú trọng.
+ Thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước tính thực hiện 1.226 ha.
Sản lượng thuỷ sản ước đạt 2.885 tấn/năm. Cá chiếm tỷ trọng chủ yếu, năng suất đạt
2 - 2,5 tấn/ha. Nhiều hộ thâm canh giống cao sản thử nghiệm như chim trắng, rô phi
đơn tính, rô phi GIFP.
+ Thuỷ lợi: Thành phố Uông Bí tập trung kiểm tra, chỉ đạo việc cung cấp nước
tưới phục vụ sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguồn nước tại các hồ, đập đảm bảo nước
kịp thời cho việc làm đất, gieo cấy lúa xuân năm 2013, không xảy ra hạn hán.
UBND thành phố chỉ đạo hoàn thiện dự án quy hoạch cứng hoá hệ thống kênh
mương và giao thông nội đồng theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành
phố cũng triển khai công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn mùa mưa bão
năm 2013.
- Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển khá nhanh và đồng đều ở cả 3 khu
vực: trung tâm đô thị, nông thôn, miền núi. Công tác xã hội hoá đầu tư, nâng cấp và
quản lý hệ thống chợ có bước phát triển mới. Hàng năm, thành phố thường xuyên
duy trì tổ chức hội chợ thương mại quốc tế Uông Bí. Các lực lượng chức năng của

14



thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các biện pháp đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần giữ vững ổn định thị trường, lành mạnh
hoá các hoạt động dịch vụ thương mại.
- Du lịch
Thành phố có các khu du lịch, di tích, danh thắng nổi tiếng như khu di tích
Yên Tử, Hang Son, hồ Yên Trung, Lựng Xanh. Khu di tích Yên Tử là nơi phát tích
của Thiền Phái Trúc Lâm – Trung tâm Phật giáo quốc gia, là tài sản có giá trị rất lớn
về lịch sử văn hoá, một thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc của quốc gia đã được Nhà
nước công nhận di tích quốc gia hạng đặc biệt.
Không chỉ có khu du lịch trọng điểm danh thắng Yên Tử, để thúc đẩy du lịch
phát triển, thành phố Uông Bí đã quy hoạch hình thành các điểm du lịch vệ tinh làm
tăng thêm sự phong phú, đa dạng của không gian du lịch. Đó là lễ hội Đình Đền
Công - xã Điền Công, lễ hội đình - chùa Lạc Thanh, phường Yên Thanh, lễ hội chùa
Phổ Am, phường Bắc Sơn, làng văn hóa dân tộc Dao (xã Thượng Yên Công) và
vùng đệm khu du lịch Yên Tử. Ngoài ra, Uông Bí còn có một số điểm du lịch sinh
thái như: khu du lịch Hồ Yên Trung, Lựng Xanh - Ba Vàng đã được UBND tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng. Sau khi các điểm du lịch
này được đầu tư hoàn thiện sẽ là những khu sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí
và sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương và du khách, tạo nên một quần thể du
lịch sinh thái gắn với du lịch tâm linh.
- Dịch vụ vận tải
Trong những năm gần đây, dịch vụ vận tải của thành phố phát triển nhanh
chóng cả về khối lượng hàng hoá, hành khách và số phương tiện vận tải. Nhìn chung

15


dịch vụ giao thông vận tải đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của

nhân dân. Doanh thu ngành dịch vụ vận tải trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 6%.
b. Điều kiện xã hội thành phố Uông Bí
- Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.630,77 ha. Trong đó đất nội thành là 17.623,5
ha, đất ngoại thị là 8.007,27 ha.
Tổng diện tích của đơn vị hành chính: 25.546,40 ha (số liệu tính đến
31/12/2015).

16


×