Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý, xử lý nước THẢI CHẾ BIẾN bột DONG tại xã tứ dân, HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT DONG TẠI XÃ TỨ DÂN,
HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN

Người hướng dẫn : Th.s Lê Đắc Trường
Đơn vị công tác
: Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Việt Trinh
Lớp
: LĐH6QM, Khoa Môi trường, trường Đại học
Tài nguyên và môi trường Hà Nội


Hà Nội - 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT DONG TẠI XÃ TỨ DÂN,
HUYỆN KHOÁI CHÂU,TỈNH HƯNG YÊN

Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Thương mại và
Môi Trường Vinasep Việt Nam



Người hướng dẫn

Sinh viên thực tập

(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)


Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ và các anh chị
trong công ty TNHH Thương mại và môi trường Vinasep Việt Nam
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các chị Lê Kim Ngân- giám
đốc công ty TNHH Thương Mại và môi trường vinasep Việt Nam và các anh chị tư
vấn viên trong văn phòng đã cung cấp các số liệu và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề
tài trong thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Lê Đắc Trường, Khoa Môi trường,
trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và cho
nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài báo cáo này.
Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở những kinh nghiệm cá nhân học tập, thu
nhận được trong quá tình thực tập nên có thể còn nhiều điều chưa hoàn thiện, em rất
mong nhận được những góp ý chân thành và sâu sắc từ phía thầy cô để bản thân nó trở
thành một tài liệu hữu ích phục vụ nhu cầu học tập.
Em xin chúc các thầy cô giáo và các anh chị công ty TNHH Thương Mại và môi
trường vinasep Việt Nam công tác thật tốt, cống hiến phục vụ trong lĩnh vực môi

trường nhiều hơn nữa, góp phần cải thiện cuộc sống, bảo vệ môi trường sống cho hôm
nay và mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Việt Trinh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

I.

Giới thiệu về đơn vị thực tập

- Tên gọi: Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Vinasep Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vinasep Viet Nam trading and enviroment company limited

- Tên công ty viết tắt: VINASEP CO., LTD
- Địa chỉ: SN 11/358/25/60, phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh
Xuân, tp Hà Nội.


- Điện thoại: 0466.869.962. Hotline: 0936.450.169
- Website: moitruongvinasepvn.com.
-

E-mail:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0106544313 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 20/05/2014, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 24/07/2014.
1.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
a. Tư vấn môi trường :
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Lập báo cáo xin phép khai thác các nguồn nước, tài nguyên khoáng sản
- Lập báo cáo xin phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, hồ sơ xử lý và vận chuyển chất thải
nguy hại
- Quan trắc và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm
b. Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ và thi công, lắp đặt các hạng mục công
trình xử lý nước cấp, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và khí thải.

8


c. Kinh doanh hóa chất, trang thiết bị máy móc, vật tƣ, vật liệu sử dụng trong
lĩnh vực xử lý nước và môi trường; Cung cấp hóa chất công nghiệp, hóa chất tẩy rửa
dầu mỡ.
d. Kinh doanh thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh.
e. Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị, tư vấn thiết kế kiến trúc công trình dân
dụng và công nghiệp, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

f. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
g. Lắp đặt hệ thống điện;
h. Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
1.2. Cơ cấu tổ chức

Nhân sự

9


I.3. Một số dự án đã và đang thực hiện
Lĩnh vực tư vấn môi trường

11

Công ty cơ điện điện lực Hà Nội

Lập báo cáo hiện trạng môi trường định kì.
Lập sổ chủ nguồn thải các chất nguy hại

12

Công ty điện lực Hưng Yên

Lập báo cáo hiện trạng môi trường định kì.
Lập sổ chủ nguồn thải các chất nguy hại

10



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1.Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
1.1.Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng nước thải sản xuất chế biến củ dong trên địa bàn xã Tứ Dân – Khoái
Châu –Hưng Yên.
1.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Làng nghề chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: 3/7/2017 – 11/8/2017.
- Giới hạn nội dung: Nước thải sản xuất củ dong tại làng nghề.
1.3.Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội của làng nghề truyền thống chế
-

biến dong riềng xã Tứ Dân
Thu thập và kế thừa tài liệu về hiện trạng nước thải sản xuất tại xã Tứ Dân
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải sản xuất tại xã Tứ Dân
Đề xuất biện pháp bảo vệ cải thiện môi trường làng nghề.

1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Tham khảo, tìm hiểu và kế thừa các thông tin, số liệu từ các sổ sách, báo cáo môi
trường từ cán bộ trong công ty
- Tìm hiểu các nguồn liên quan thông qua internet.
1.4.2. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường của khu
vực , thực hiện báo cáo trên cơ sở các tài liệu, số liệu được thu thập từ các nguồn khác
nhau.


1.4.3. Phương pháp phân tích, so sánh
Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu để đánh giá tác
động môi trường. Bằng cách phân tích, so sánh có thể nhận biết được những hoạt động
nào có thể gây tác động đến các yếu tố môi trường. Mặt khác khi đánh giá về chất
lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây
ô nhiễm môi trường trong thực tế với các tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy
định của nhà nuớc.

11


1.4.4. Phương pháp tổng hợp
Thông qua việc tổng hợp những số liệu, tài liệu làm cơ sở để tiến hành nghiên
cứu thiết lập nên báo cáo một cách chi tiết và đầy đủ.
2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường làng nghềchế biến bột dong xã Tứ Dân
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
2.1.Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý
Tứ Dân là xã phía tây nằm ở phía tây huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt
Nam và nằm triền đê tả ngạn sông hồng thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên Việt
Nam.Tứ Dân cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22 km về phía Đông Nam,cách thành phố
Hưng Yên 30 km về phía Tây Bắc, cách thị trấn Khoái Châu 6,5 km về phía tây. Vị trí
địa lý của xã Tứ Dân rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao thương với các trung tâm
kinh tế xã hội lớn.

Hình 2.1 Sơ đồ xã Tứ Dân
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng yên

- Phía Đông Bắc giáp xã Hàm Tử.

12


- Phía Tây và Tây Bắc giáp các xã Tự Nhiên, Chương Dương, Lê Lợi thuộc
huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Phía Đông Nam và Nam giáp xã Đông Kết
- Phía Tây Namgiáp xãTân Châu
Điểm Trung tâm xã Tứ Dân - Trường Trung Học Cơ Sở Xã Tứ Dân.

 Địa hình
Tứ dân có địa hình khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau. dốc dần từ dải cao ven
bồi xuống vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng nhìn chung có hướng dốc theo hướng từ
bắc xuống nam và tây sang đông. Thôn nằm ngoài đê : Năm Mẫu, còn lại nằm trong đê
sông Hồng. Tứ Dân là điểm đầu của hệ thống bồi ven sông Hồng của huyện Khoái
Châu qua các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần xã Chí Dân. Tứ Dân có
3km tuyến bồi ven sông ngăn nước bảo vệ các xã trông đê và bãi trồng trọt.
 Khí Hậu
Tứ Dân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân,
hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.Lượng mưa
trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,2°C
- Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
 Tình hình biến động đời sống xã Tứ Dân
-


Các đường trong xã và liên tỉnh đa số được dải nhựa, thuận lợi cho giao thông đi lại
buôn bán sản phẩm tinh bột dong của làng nghề.

-

Các công trình điện lưới đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho hoạt động sản xuất của
các hộ sản xuất.

-

Hệ thống thủy lợi có vai trò quan trọng với làng nghề, đảm bảo sự lưu thông dòng chảy,
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nông nghiệp và chất lượng môi trường nước.

-

Sự nghiệp giáo dục mang lại cho con người văn hóa và đạo đức, vì vậy có thể gáp dụng
giảng dạy ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay trên ghế nhà trường.

-

Các trung tâm y tế có trách nhiệm về sức khỏe của người dân, có thể tuyên truyền được
những vấn đề gặp phải về sức khỏe trong quá trình sản xuất của làng nghề.

13


-

Nhà văn hóa và loa truyền thanh là công cụ tuyên truyền, truyền thông công cộng hữu
hiệu nhất trong quá trình sản xuất thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng hay các

chương trình phát thanh xã.

 Kết quả sản xuất kinh doanh

Cơ cấu kinh tế chia theo các ngành:
-

Nông nghiệp chiếm 28,67%

-

Tiểu thủ công nghiệp 25,69%

-

Dịch vụ - thương mại 30,74%
=> Cơ cấu kinh tế khá đồng đều, nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng khá lớn.. Kinh tế có bắt đầu bước chuyển biến sang thương mại dịch vụ khi
thương mại dịch vụ vẫn cao hơn.
2.2.Tình hình sản xuất của làng nghề

2.2.1. Qui mô sản xuất
Trong những năm gần đây diện tích trồng củ dong có xu hướng giảm mạnh do
chính sách của UBND xã, sản lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất không lớn,
khiến các hộ sản xuất gián đoạn không liên tục.
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng củ dong qua các năm
Năm 2011

Năm 2013


Năm 2015

Diện tích trồng ( ha)

75,9

33,7

18

Sản lượng củ dong (tấn)

3570

1860

950

Nguồn :UBND xã Tứ Dân
Bảng 2.2 : Qui mô sản xuất của làng nghề
STT
1

Nội dung
Thành phần tham gia sản xuất

Thống kê

- 29 hộ tham gia sản xuất
- 310 lao động

14


- 118 hộ trồng cây dong
2

Củ dong (T11 - T2)

- 950 tấn

3

Sản phẩm tinh bột(T11 – T2)

- 250 tấn sản phẩm

4

Doanh thu (T11 – T2)

≈ 3 tỉ đồng
Nguồn: UBND xã Tứ Dân, 2016

15




Quy trình sản xuất


Củ dong 1000 kg

Điện, nước

Rửa
( Máy rửa 2 lồng)

Nghiền –sát
(máy nghiền)

Rác, tạp chất
Nước Thải

Nước thải
chứa bã dong

Điện, nước

Khoắng, tách bã
(Máy khoắng tinh bột)

Lắng, tách tinh bột

Nước

Bột đen

Nước thải

Rửa bột


Nước thải

rỉ bột, bao đóng gói hỏng, rách.
DâyHình
buộc, 2.2
bao:đóng
Bột ướt
phẩmchế biếnNước
Quygói
trình sản xuất
củathành
làng nghề
củ dong xã Tứ Dân
263 kg

Quy trình sản xuất tinh bột dong được chia thành 5 khâu chính :

• Rửa củ dong:
Trung bình 1 hộ sản xuất cho 1 mẻ khoảng 1,9 tấn củ dong
Củ dong được thu hoạch đóng bao và đổ lên máy rửa 2 lồng để rửa sạch đất cát
và các rác thải có lẫn. Công đoạn này mất khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
 Nghiền – sát củ dong

16


Sau khi rửa củ sạch được đưa vào máy nghiền thành bột nhão để đưa vào đánh
khuấy trong bể khoắng đạt hiệu quả tách tinh bột cao hơn. Công đoạn này mất khoảng
1 - 1,5 h tùy theo mức độ nghiền của máy.

• Khoắng và vớt bột đen
Công đoạn này là công đoạn tốn nhiều nước nhất, sau khi củ dong được nghiền
sẽ được đưa vào bể khoắng trộn với nước để tạo thành bột nhão và bắt đầu đánh khuấy
để trích ly tinh bột, trong quá trình này nước thường xuyên được thay để loại bỏ bã
dong và bọt đen. Hồn hợp còn lại bên dưới sau đó sẽ được lọc qua vải voan để thu sữa
tinh bột. Mất khoảng 10 – 12 tiếng để sản xuất 1 mẻ 1 sào củ

• Lắng , tách tinh bột
Dịch tinh bột sễ được đưa vào bể lắng bằng xi măng, có thể tích 1,3 - 1,5 m 3,
trên bể có bố trí các vòi xả nước theo độ cao 15 -30 cm. Thời gian lắng từ lúc bắt đầu
khoắng khoảng tới 15 -20 tiếng. Bể được chia làm các ngăn giúp tăng hiệu suất của
quá trình lắng và giữ được tinh bột nhiều hơn.
• Rửa tinh bột
Tinh bột sau khi lắng sẽ cứng lại tạo thành 1 khối, trên lớp bề mặt được rửa để
làm mền, và loại bỏ lớp bột đen bên trên.
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động - Nguyên liệu đầu vào - Máy móc trong sản xuất
tại làng nghề
- Hàng năm hoạt động sản xuất bột xã Tứ Dân thu hút khoảng 310 lao động,
tương ứng với trên dưới 8.000 công lao động. Hoạt động sản xuất của làng nghề từ
cuối tháng 11 âm lịch tới tháng 2 năm sau, nhưng đem lại tổng thu nhập từ sản xuất
chế biến củ dong khoảng 2.860.000.000đồng, thu nhập của hộ sản xuất là
90.000.000đ/hộ. Bên cạnh đó bình quân mỗi lượt chế biến cần 6 - 8 lao động đào củ
với giá 100.000 – 120.000/ một công đào và 3 lao động với giá 200.000/ngày/ công
chế biến . Ngoài ra việc thuê các phương tiện vận chuyển cũng khá là đắt 80.000
-100.000đ/ chuyến xe. (UBND xã 2014, và số liệu điều tra). Do vậy đã tạo ra một
khoản thu nhập khá cho người dân lao động thuê trong thôn và ngoài thôn , nhưng đây
cũng là khó khăn về vốn đối với các hộ sản xuất.
Tuy nhiên chất lượng và trình độ của lao động còn rất thấp chủ yếu là lao động tư
do, lao động phổ thông, còn lao động lành nghề thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, vì thế mà chất
lượng và năng suất chưa cao.

Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới
khoa học còn mang tính chắp vá thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi

17


mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao
(như máy rửa, máy nghiền, máy khuấy …) Mặt khác do hạn chế về mặt bằng sản xuất
và nguồn vốn nên đầu tư công nghệ cho sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính công đoạn,
nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Đa số các hộ sản xuất chưa có kinh phí đầu tư máy móc nên đều phải thuê máy
sản xuất với mức giá 5000đ/ bao. Với máy khoắng bột tùy theo qui mô hộ sản xuất lơn
hay nhỏ mà cần từ 1 -3 máy khoắng .
Bảng 2.3: Các loại máy móc sử dụng trong sản xuất
STT
1
2
3
4
5

Loại máy
Máy rửa củ dong
Máy nghiền
Mô tơ khoắng
Mô tơ bơm nươc
Máy khoắng liên hoàn

Công suất

10 KW
7 KW
1100W
800W
10KW

Điện áp(V)
220 – 380
220 – 380
220
220
220 – 380
Nguồn : Kết quả điều tra, 2016

Bảng 2.4 : Các công đoạn và nguyên liệu đầu vào và ra của qui trình sản xuất
STT
Công đoạn
Thiết bị
Nguồn gốc Nguyên liệu đầu
Nguyên liệu
sử dụng
vào
đầu ra
1
Rửa củ dong
Máy rửa 2
Việt
-Củ dong
-Nước thải
lồng

-Điện
-Bụi
-Nước
-Tiếng ồn
-Vỏ đất cát
2
Nghiền củ
Máy
Nhật/ Đức -Củ dong đã rửa
-Tiếng ồn
nghiền
-Điện
-Nước củ dong
nghiền rỉ
3
Khoắng – tách
Mô tơ
Việt/ Nhật/ -Củ dong đã nghiền -Nước thải
tinh bột
khoắng
Đức/Ý
-Điện
-Bã dong
-Nước
-Bột đen
4
Lắng tinh bột
Bể lắng
-Nước thải
5

Rửa tinh bột
-Nước
-Nước thải chứa
bột đen
Nguồn : Kết quả điều tra, 2016
2.3.Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải sản xuất của làng nghề chế biến củ
dong xã Tứ Dân

18


2.3.1.Hiện trạng phát sinh nước thải

- Nhu cầu sử dụng nước hiện nay tại làng nghề là rất lớn. Nhu cầu sử dụng nước hàng

-

ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn: Nước mưa, nước giếng khoan,
nước từ các hồ chứa của xã.
Việc xử lý nước sinh hoạt tại làng nghề chủ yếu là qua các bể lọc thô, chỉ có khoảng
20 - 25 % nhu cầu nước sinh hoạt là qua các máy lọc nước, 100% nước cho sản xuất
được sử dụng trực tiếp nước giếng khoan bơm lên.

 Các nguồn phát sinh nước thải tại làng nghề
Tại làng nghề chế biến củ dong xã Tứ Dân nước thải phát sinh gồm:

-

Nước thải sản xuất
Nước thải chăn nuôi

Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất của làng nghề ngoài sản xuất củ dong, thì còn có một số
ngành nghề khác nhưng không đáng kể.

• Lưu lượng nước sử dụng và nước thải làng nghề chế biến củ dong xã Tứ
Dân.

 Tiến hành đo lưu lượng sử dụng và xả thải tại trong sản xuất tại 3 hộ.
Bảng 2.5: lưu lượng nước sử dụng và nước thải tại các hộ sản xuất.
Nguyễn
Như Tuyển

Nguyễn Thị
Tịnh

Lê Đình
Sơn

Sản lượng sản xuất (tấn)

37,5

58

18,75

Quy mô sản xuât 1 mẻ (tấn)

2,01


1,83

1,86

1,9

Lượng nước sử dụng trong 1 mẻ

29,88

31,02

27,43

29,44

9,6

10,5

9,4

9,83

Tên hộ

Rửa củ dong
Lượng nước
sử dụng và

thải từng
công đoạn

Khoắng – tách
tinh bột
20,03
Lắng tinh bột
Rửa tinh bột

16,5

17,1
20,17

3,2

0,25

Trung
bình

15,3

16,3

2,25

2,71

17,81

2,69

0,35

0,22

0,27

Nguồn: Kết quả điều tra 2016
Như vậy lượng nước sử dụng trong sản xuất tính cho 1 tấn củ dong là 15,49 m 3
và lượng nước thải ra là 15,33 m 3. Lưu lượng thải qua từng công đoạn được thể hiện
bảng dưới.
Bảng 2.6: Lưu lượng nước thải tại các công đoạn ( cho 1 tấn củ dong)

19


Công đoạn

Rửa tinh bột

Khoắng – tách
tinh bột

Lắng tinh
bột

Rửa tinh bột

Lượng nước thải m3


5,17

8,6

1,43

0,14

Nguồn: Kết quảđiều tra 2016
Trong những năm gần đây số hộ chế biến bột tại xã Tứ Dân giảm đi, từ hơn 200
hộ năm 2008 xuống còn 45 hộ năm 2011, và 29 hộ năm 2016 tập trung tại hai thôn
Phương Đường và Mạn Đường. Sản xuất củ dong là nguồn tạo ra chất thải rất lớn, để
sản xuất 1 tấn dong đã cần 15,49 m3 nước và thải ra 0,7 tấn bã, rác thải và 15, 33 m3
nước.Vậy, trung bình 1 mẻ 2 ngày làng nghề sản xuất 55,1 tấn củ, để sản xuất trong 1
ngày làng nghề sẽ cần khoảng 426,75 m3 nước và thải ra 422,34 m3/ngày đêm, 20.3
tấn bã, rác thải.
Bảng 2.7. Tổng lượng nước thải và rác thải từ sản xuất bột dong.
Sản lượng (tấn)

Rác thải rắn (tấn)

Nước sử dụng
m3

Nước thải (m3)

950

665


14715,5

14563,5

Nguồn: Kết quả điều tra 2016

• Đặc tính nước thải sản xuất chế biến củ dong xã Tứ Dân
Nước thải sản xuất có chứa thánh phần chất hữu cơ cao, tinh bột cacbonhydrat,..
là các hợp chất dễ phân hủy sinh học

20


Kết quả phân tích mẫu nước thải được trình bày bảng :
Bảng 2.8: Giá trị phân tích các thông số nước thải tại làng nghề xã Tứ Dân
Cmax QCVN
14:2011/BTNMT*

Kết quả phân tích
STT

Thông số

Đơn vị

Mẫu 1
(M1)

Mẫu 2

(M2)

Mẫu 3

Mẫu 4

(M3)

(M4)

1

pH

mg/l

7,12

5,88

6,31

6,98

5,5 – 9

2

COD


mg/l

1664

2884

1864

1844

150

3

BOD5

mg/l

923

1235,2

736,3

673,9

50

4


NH+4

mg/l

6,55

60,5

7,9

3,09

10

5

TSS

Mg/l

132

379

267

199

100


6

PO43-

Mg/l

2

60

4,5

2,15

6

Nguồn: Kết quả phân tích, 2016
Công thức tính Cmax ( nguồn QC 40:2011/ BTNMT )
Cmax = C x Kf x Kq
Trong đó Q = 422,3 m3/ ngày đêm nên Kf = 1, Kq = 0,9
Qua bảng trên ta thấy các hộ sản xuất củ dong trên địa bàn xã so với qui chuẩn
40 : 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp đa số các
thông số đều vượt quá TCCP.
Tất cả các thông số COD trong nước thải ở các công đoạn đều vượt quá TCCP.
Thông số COD trong nước thải mẫu M2 cao nhất và cao hơn hẳn các mẫu khác, vượt quá
19 lần so với qui chuẩn, còn COD ở các mẫu khác đều vượt qui chuẩn tử 10 – 12 lần.

Hình 2.3: Giá trị thông số COD của nước thải làng nghề xã Tứ Dân

Hình 2.4: Giá trị thông số BOD5 của nước thải làng nghề xã Tứ Dân

Giá trị BOD5 của tất cả các mẫu đều cao hơn TCCP, trong đó mẫu M2 là cao nhất
vượt TCCP 24 lần, mẫu M1 vượt TCCP 18 lần, mẫu M3 và mẫu M4 vượt TCCP lần
lượt là 14, 7 lần và 13, 4 lần.
Tất cả cá mẫu đều hàm lượng TSS vượt TCCP tử 1,3 – 3,8 lần. Mẫu M2 vượt
TCCP 3,8 lần. Các mẫu còn lại vượt TCCP 1,32 – 2,67 lần. Hàm lượng TSS trong mẫu
2 lớn hơn 3 mẫu còn lại.

21


Hình 2.5: Giá trị thông số TSS của nước thải sản xuất làng nghề xã Tứ Dân.
Mẫu M2 có hàm lượng NH4+ vượt TCCP (10mg/l) 6 lần, hàm lượng PO3-4 vượt
TCCP ( 6mg/l) từ 10 lần, còn ở các mẫu còn lại đều nằm trong giới hạn TCCP.

Hình 2.6: Giá trị thông số NH4+ của nước thải sản xuất làng nghề xã Tứ Dân.

Hình 2.7: Giá trị thông số PO43- của nước thải sản xuất làng nghề xã Tứ Dân.
Từ đó tính toán được tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất chế biến củ
dong của các hộ sản xuất tại làng nghề Tứ Dân thông qua lưu lượng nước thải sản
xuấtcủa từng công đoạn và giá trị các thông số phân tích nước thải tại các công đoạn
tại làng nghề.
Bảng 2.9: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất của các hộ sản xuất củ dong
xã Tứ Dân
Công đoạn

Lưu lượng
thải từng CĐ
( m3/ ngđêm)

Tải lượng kg/ ngày đêm

TSS

COD

BOD5

NH+4

PO3-4

Rửa củ

142,23

18,77

236,77

131,28

0,93

0,28

Khoắng

236,73

89,72


682,73

292,41

14,32

14,02

Lắng

39,39

10,52

43,59

29,01

0,311

0,18

Rửa TB

3,86

0,76

6,79


2,6

0,01

0,008

Tổng

422,2

119,77

969,88

455,3

15,571

14,488

Nguồn: Kết quả phân tích – tính toán, 2016
Từ bảng ta thấy lưu lượng xả thải chính trong quy trình là công đoạn khoắng- lọc
tách tinh bột chiếm 56,07%, đây cũng là công đoạn thải có tải lượng ô nhiễm trong
nước nhất trong nước thải. Công đoạn rửa củ dong cần sử dụng một lượng
nước lớn, sau công đoạn khoắng tách tinh bột, cần 33,69% lượng nước sử dụng
so với tổng lượng nước cần dùng để sản xuất 1 mẻ của các hộ dân. Trong công đoạn
khoắng tách tinh bột tải lượng ô nhiễm đều lớn hơn các công đoạn khác. Trong công
đoạn khoắng – tách tinh bột tải lượng ô nhiễm NH+4, PO3-4 gần như do công đoạn này
phát thải ra, chiếm 90- 95%. Công đoạn rửa tinh bột là công đoạn cuối cùng của qui
trình, công đoạn này sử dụng nước ít nhất và cũng xả thải ít nhất, tải lượng ô nhiễm

nhỏ nhất so với các công đoạn khác.

22


Bảng 2.10: Tỷ lệ nước thải theo công đoạn của lưu lượng xả và tải lượng ô nhiễm
COD(%) BOD(%)

NH+4(%
)

PO3(%)

Công đoạn

Q(%)

TSS(%)

Rửa củ

33,69

15,67

24,41

28,83

5,97


1,93

Khoắng

56,07

74,91

70,39

64,22

91,97

96,77

Lắng

9,33

8,78

4,49

6,37

2,00

1,24


Rửa TB

0,91

0,63

0,70

0,57

0,06

1,24

Hình 2.8: Tỷ lệ nước thải theo công đoạn của lưu lượng xả và tải lượng ô nhiễm
Vào mùa vụ sản xuất, từ cuối tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Trung
bình 1 hộ sản xuất 0,7 tấn tinh bột dong/ ngày. Nhưng do thời tiết ảnh hưởng tới công
việc nhất quá trình đào nguyên liệu 1 tháng các hộ sản xuất 15 – 20 ngày/ tháng.Với
các hộ sản xuất với qui mô nhỏ thì 1 tháng các hộ sản xuất 15 – 18 ngày/ tháng. Trung
bình 1 hộ sản xuất 1 mẻ khoảngcần1,5 – 2,5 tấn củ dong, mất khoảng 3 – 5 ngày do đa
số các hộ sản xuất phụ thuộc vào việc thuê máy móc, lao động trong đào củ, trong quá
trình sản xuất 1 mẻ sản xuất từ khâu rửa củ tới khâu tạo ra thành phẩm đem bán mất
khoảng 2 ngày.

2.3.2. Hiện trạng môi trường nước mặt.
Tất cả nước thải của sản xuất đều không được qua bất kỳ hình thức xử lý nào mà
xả thải trực tiếp ra môi trường nước mặt ở các khuc vực gần kề.

Hình 2.9: Tỷ lệ hình thức đổ thải nước thải sản xuất ra môi trường

Nguồn : Số liệu điều tra, 2016

-

Tất cả các hộ đều xả nước thải trực riếp ra môi trường, mà không qua bất kỳ hình thức
xử lý nào. Chỉ có 6,9% các hộ sản xuất có hệ thống dẫn nước thải ra sông Hồng. Tuy
chưa qua xử lý nhưng hình thức này được xem là giảm ô nhiễm môi trường làng nghề
nhất. Có thể tân dụng dòng chảy của sông để chung hòa nước thải.
2.4.Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất củ dong tới môi trường – sức khỏe công
đồng

- Ảnh hưởng tới môi trường
Với cơ sở hạ tầng như vậy, không đủ điều kiện đảm bảo cho việc bảo vệ môi
trường của địa phương. Bên cạnh đó ý thức của chủ sản xuất còn chưa cao làm cho
mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

23


Nước thải trực tiếp ra kênh mương ảnh hưởng tới nước mặt, hơn nữa việc bã
dong có trong nước thải không được thu gom nên làm tắc nghẽn dòng chảy, lẩn chiếm
ruộng đất nông nghiệp.

Cây dong được bỏ ngay trên đồng ruộng và nước thải sản xuất trực tiếp đổ ra
cống rãnh

Ảnh hưởng nước thải tới đất nông nghiệp và kênh mương

-


Mặt khác, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây khó khăn cho việc giảm
thiểu ô nhiễm là đặc thù của thị trường Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang
phát triển nói chung, chúng ta chưa có yêu cầu “nghiêm khắc” đối với những sản
phẩm ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế có nhiều bước
tiến mới như nước ta hiện nay cũng nên chú trọng đến vấn đề này.
Ảnh hưởng tới sức khỏe

24


Do tâm lý người dân nếu bệnh nhẹ thì tự mua thuốc chữa nếu, và đến thẳng bệnh
viện tuyến trên để chữa trị nếu mắc bệnh nặng và ít khi khám chữa tại Trạm Y tế xã.
Qua theo dõi số khám bệnh tại Trạm Y tế xã Tứ Dân thu thập được số liệu sau:

25


×