Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
***
***

CÔNG THỊ MAI THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC
NƯỚC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
********

CÔNG THỊ MAI THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DIỆP GIA LUẬT



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông
tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả trình bày chưa
được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tp. HCM, ngày 9 tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn

Công Thị Mai Thảo


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................................1
2. Mục tiêu luận văn nghiên cứu ...........................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................3
4.1


Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................3

4.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................4

5. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI,
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ..........................5
1.1

Cơ sở lý thuyết:..............................................................................................5

1.2
tế:

Lý thuyết tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh
.......................................................................................................................8

1.2.1

Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế: .....................................8

1.2.2

Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế: ..................13

1.2.3

Tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế: ...15


1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:..............................................................17
1.3.1

Các nghiên cứu trước ............................................................................17

1.3.2

Kết luận rút ra từ nghiên cứu trước.......................................................24

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH
THỰC NGHIỆM .....................................................................................................26
2.1

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................26


2.2

Mẫu nghiên cứu: ..........................................................................................30

2.3

Dữ liệu nghiên cứu: .....................................................................................31

2.4

Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36

3.1

Xu hướng kiều hối ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: .......................36

3.2

Kết quả thống kê mô tả:...............................................................................42

3.3

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................47

3.3.1. Kết quả kiểm định mô hình ......................................................................47
3.3.2. Thảo luận ..................................................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................57
4.1

Kết luận........................................................................................................57

4.2

Gợi ý chính sách ..........................................................................................58

4.3

Kết luận chung: ............................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
FDI:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FII:

Vốn đầu tư gián tiếp

GMM: Phương pháp moment tổng quát
IMF:

Quỹ tiền tệ quốc tế.

ODA: Viện trợ phát triển chính thức
OLS:

Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất

TSLS: Phương pháp hồi quy bình phương hai bước bé nhất
WB:

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Mô tả các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình nghiên cứu. .....................29
Bảng 3. 1 Ước tính và dự phóng dòng chảy kiều hối đến các nước có thu nhập trung
bình – thấp. ................................................................................................................37

Bảng 3. 2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình: ...............................42
Bảng 3. 3 Ma trận tương quan của các biến trong mô hình......................................44
Bảng 3. 4 Kiểm định VIF trong mô hình ..................................................................45
Bảng 3. 5 Kết quả thực hiện hồi quy biến công cụ ...................................................46
Bảng 3. 6 Kết quả của kiểm định Hausman .............................................................48
Bảng 3. 7 Kết quả hồi quy trên Stata của mô hình (1) .............................................49
Bảng 3. 8 Kết quả hồi quy trên Stata của mô hình (2) .............................................50
Bảng 3. 9 Kết quả hồi quy trên Stata của mô hình (3) .............................................51


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Hình 1 Các kênh kiều hối. ..........................................................................................6
Hình 3. 1 Dòng chảy kiều hối và các nguồn vốn khác ở các nước thu nhập trung
bình – thấp. ................................................................................................................36
Hình 3. 2 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới năm 2018 ............................39
Hình 3. 3 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
năm 2018 ...................................................................................................................40
Hình 3. 4 10 quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương năm 2018 ..............................................................................................41


TÓM TẮT
Trong giai đoạn hiện nay kiều hối là nguồn ngoại tệ nhanh chóng trở thành
nguồn vốn quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến cán cân vãng lai cũng như các
hoạt động của nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi
xoay quanh về mối quan hệ giữa kiều hối và các chỉ số phát triển tài chính tới tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia, dẫn đến việc nghiên cứu bản chất cũng như mức
độ tác động của kiều hối đến từng nền kinh tế của mỗi quốc gia là điều cần thiết. Để
thực hiện được điều này, bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 28 quốc gia thuộc
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 1995 đến 2018 để làm mẫu

quan sát kết hợp với việc sử dụng phương pháp OLS và TSLS với các kiểu hồi quy
gộp, hồi quy theo hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên để làm sáng tỏ vấn đề.
Kết quả cho thấy kiều hối có mối tương quan âm đến nền kinh tế cho thấy kiều hối
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó tỷ lệ tín dụng ở khu vực tư nhân cũng
tác động nghịch chiều lên biến tăng trưởng kinh tế. Bài viết còn cung cấp kết quả về
mối tương quan của các chỉ số phát triển tài chính hay mức độ biến động của kiều
hối lên sự phát triển kinh tế của khu vực này.
Từ khoá: kiều hối, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế.


ABSTRACT
Remittances are the source of foreign currencies becoming more and more
important and affect to the current balance and countries's economic activities
significantly. However, there is controversy surrounding the relationship between
remittances and financial development indicators on a country's economic growth,
leading to the study about the nature as well as level of remittance impacts to each
country's economy is essential. To accomplish this, it uses data of 28 countries in
Asia – Pacific area over the period 1995 – 2018 to model observations in
conjunction with the use of OLS and TSLS with pooled regression, fixed effects
and random effects to solve the problem. The results show that remittance is
negatively correlated to the economy, remittances inhibit economic growth. In
addition, the effect of the ratio of credit to the private sector on the economic
growth variable is reported. This study also provides the relation of financial
development indicators or the degree of volatility of remittances on the economic
growth in studied area.
Keywords: Remittances, financial development, economic growth.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Lượng kiều hối được chuyển về quê nhà bởi những người di cư –Nguồn vốn
tưởng chừng bị phớt lờ trong quá khứ, nay lại trở thành một trong những nguồn
cung ứng cho dòng chảy tài chính lớn nhất đến các quốc gia đang phát triển, dần
làm lu mờ các nguồn vốn truyền thống như viện trợ chính thức và dòng vốn tư nhân
(World Bank 2003, 2004; Aggarwal, Demirgüc¸ -Kunt, & Martínez Pería, 2010;
Giulia & Zazzaro, 2011; Giuliano & Ruiz-Arranz, 2009; Rao & Hassan, 2011. Một
số bằng chứng cho thấy rằng năm 2015, lượng kiều hối trên toàn thế giới ước đạt
trên 601 tỷ USD. Trong số đó, các nước đang phát triển ước tính nhận được khoảng
441 tỷ đô la, gấp gần ba lần số viện trợ phát triển chính thức.
Tuy nhiên lượng kiều hối thực sự, bao gồm kiều hối thông qua các kênh
chính thức và phi chính thức, được cho là lớn hơn đáng kể. Theo Nyamongo và
Misati, (2011); Aggarwal et al., (2010); kiều hối được chuyển về thông qua các
kênh chính thức đã tác động đến sự phát triển tài chính. Thông qua các con đường
chính thức tác động đến tăng trưởng của khu vực tài chính. Điều này xảy ra khi
người nhận kiều hối mở tài khoản với các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, khi
người nhận đến ngân hàng họ có thể thu thập thông tin về các sản phẩm vay ngân
hàng hiện có mà họ có thể sử dụng. Nếu tác động này lên ngành tài chính là đáng kể
thì sự phát triển tài chính được kỳ vọng là cao hơn.
Theo Deodat (2011), Mundaca (2009), Misati & Nyamongo (2010, 2011),
Sufian & Siridopoulos (2010); phát triển tài chính cũng liên quan đến đầu tư tư
nhân và tăng trưởng kinh tế. Cũng có một số bằng chứng cho rằng sự phát triển tài
chính là quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số lý thuyết ủng hộ
cho vai trò phát triển tài chính được tìm thấy trong nghiên cứu của Bagehot, (1873);
Schumpeter, (1911) và gần đây hơn là Hicks, (1969). Theo Schumpeter, (1911); các


2


dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian tài chính khá quan trọng cho sự đổi mới
và tăng trưởng kinh tế. Schumpeter cũng chỉ ra rằng các tổ chức tài chính có thể
thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng bằng cách xác định và tài trợ các khoản đầu tư
có hiệu quả.
Các bằng chứng khác từ Aggarwal et al (2010) chỉ ra rằng nếu mức phát
triển tài chính cao hơn thì kiều hối có khuynh hướng tác động biên thấp hơn đối với
tăng trưởng. Điều này là do sự phát triển tài chính có khuynh hướng liên quan đến
việc tạo ra thông tin về khả năng đầu tư và phân bổ vốn; giám sát công ty và thực
hiện quản trị doanh nghiệp; thương mại, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; huy động và
tổng hợp các khoản tiết kiệm; nới lỏng việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Những
chức năng tài chính này có xu hướng ảnh hưởng đến các quyết định về tiết kiệm và
đầu tư, đổi mới công nghệ và cuối cùng góp phần tăng trưởng kinh tế (Misati, 2007;
Misati & Nyamongo, 2011; Brown, 1994).
Bên cạnh đó giả thuyết kiều hối tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng tồn
tại trong nhiều nghiên cứu. Những người ủng hộ lý thuyết ảnh hưởng tiêu cực của
kiều hối đến tăng trưởng cho rằng; thứ nhất, kiều hối nằm trong bối cảnh của sự bất
cân xứng thông tin, trong trường hợp người gửi tiền không kiểm soát chặt chẽ được
việc chuyển giao quyền sử dụng lượng tiền đó cho người nhận vì có thể người nhận
không được sử dụng số tiền đã chuyển cho các dự án đầu tư hay đạt được hiệu quả
sử dụng như dự định ban đầu. Thứ hai, các hộ gia đình nhận kiều hối phần lớn
thường dùng thu nhập đó để tiêu dùng chứ không đầu tư, người nhận xem kiều hối
như một khoản thay thế cho thu nhập lao động và đáp ứng các hoạt động giải trí của
họ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba,
trong khi kiều hối tăng cường sự trao đổi ngoại tệ, làm đồng nội tệ tăng giá có thể
làm giảm khả năng cạnh tranh của các quốc gia phụ thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu
(Amuedo-Dorantes & Pozo, 2004, Chami, Fullenkamp, & Jahjah, 2003).
Từ những lập luận và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước cho
thấy nghiên cứu về vấn đề này ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn rất ít. Căn



3

cứ vào tầm quan trọng và tính cần thiết của kiều hối ở các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và các tranh cãi về kết quả tác động
của kiều hối và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của một số nghiên
cứu trước đây nên học viên lựa chọn chủ đề “ Tác động của kiều hối, phát triển tài
chính đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương ” làm luận
văn để có thể đưa ra một số bằng chứng thực nghiệm xác đáng cho vấn đề đáng
quan tâm này.
2. Mục tiêu luận văn nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra bằng chứng nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của kiều hối cùng với các chỉ số phát triển tài chính đến tăng
trưởng kinh tế ở 28 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong khoảng thời
gian từ năm 1995 - 2018.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề tài, luận văn phải trả lời được các câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Kiều hối có phải là một kênh phát triển tài chính có vai trò quan trọng hay
không, đồng thời kiều hối giúp thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia?
- Sự biến động của kiều hối và các chỉ số phát triển tài chính có tác động tiêu
cực đến nền kinh tế khu vực này không?
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Dữ liệu nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu được thu thập từ ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ thế
giới (IMF), do vậy đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy để thực hiện kiểm
định
- Để thực hiện nghiên cứu, luận văn sử dữ liệu bảng của 28 quốc gia khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ năm 1995 - 2018.



4

4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn:
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả tổng hợp để có những đánh giá,
phân tích mang tính khoa học và phù hợp với lý luận và thực tiễ của vấn đề
kiều hối ở các nước nghiên cứu

-

Phương pháp OLS và phương pháp sử dụng biến công cụ TSLS kết hợp với
dữ liệu bảng để kiểm định mô hình nghiên cứu

5. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm những phần cơ bản sau đây:
Chương 1: Tổng quan về kiều hối: trình bày về định nghĩa và cách phân loại
kiều hối, xu hướng kiều hối trên thế giới và khu vực khảo sát, và Tổng quan các
nghiên cứu trước đây
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu: trình bày cụ thể về mẫu dữ
liệu nghiên cứu, nguồn dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả dựa trên việc sử dụng các
kiểm định và phương pháp hồi quy để đưa ra kết luận.
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách.


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI,
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Định nghĩa, tổng quan về kiều hối:
Nói một cách tổng quát, theo Nyamongo (2012), kiều hối có thể định nghĩa
là phần thu nhập được người lao động ở nước ngoài gửi về quê nhà. Theo định
nghĩa hẹp của Devesh Kapur (2003) kiều hối là một khoản chuyển giao nhưng
không hoàn lại, chủ yếu là tiền gửi của người di cư cho gia đình và bạn bè mà
không có bất cứ yêu cầu hay đòi hỏi nào từ người gửi, không giống như các dòng
tài chính khác điển hình là nợ hoặc vốn cổ phần.
Kiều hối của người cư trú theo định nghĩa của IMF trong “The Balance of
Payments Manual (IMF 2010)” là chuyển giao tài sản tư nhân từ các lao động di cư
được xem là cư dân của quốc gia nhập cư đến người nhận ở quê hương. Nếu người
di cư sống ở quốc gia nhập cư từ một năm trở lên thì được xem là người cư trú. Nếu
người di cư sống ở quốc gia nhập cư dưới một năm, toàn bộ thu nhập của người này
ở quốc gia nhập cư được xem là thu nhập của lao động ở nước ngoài.
WB đã cho rằng kiều hối được tạo nên từ ba thành phần sau:
• Kiều hối của người cư trú (workers’s remittances category) là dòng tiền được
chuyển theo phương thức vãng lai bởi những người đang làm việc hoặc đã
trở thành công dân của quốc gia khác. Kiều hối của người cư trú được xem là
một phần trong chuyển giao hiện tại của tài khoản vãng lai.
• Thu nhập của người lao động ở nước ngoài (Employee compensation): trong
một số trường hợp, thu nhập của người lao động không phải là công dân
quốc gia khác bao gồm cả đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao,
sẽ tác động đáng kể đến dữ liệu kiều hối. Khi công dân nước này làm việc
cho người nước ngoài thì tiền lương và thu nhập khác của họ sẽ được coi là
thu nhập của người lao động ở nước ngoài. Trong trường hợp này, tổng thu


6


nhập từ người lao động sẽ được coi là kiều hối và là một yếu tố thu nhập
trong tài khoản vãng lai.
• Tài sản thuyên chuyển của người di cư (Migrants’ transfers category) bao
gồm bút toán đối ứng với các hàng mục hàng hoá và sự thay đổi của một số
chỉ tiêu tài chính phát sinh từ các cá nhân di cư từ quốc gia này sang quốc gia
khác, chẳng hạn như thay đổi của tài khoản tiết kiệm tích luỹ khi người di cư
quay trở về quê hương sinh sống và làm việc.
Hình 1 Các kênh kiều hối:
Người thụ hưởng/Gia
đình người nhận ở quê
nhà

Người di cư/Lao động
ngắn hạn/Người gửi ở
nước nhận đầu tư

Điểm chuyển kiều hối
(Tại nước nhận đầu tư)
• Ngân hàng thương mại
v
• Công
ty chuyển tiền
• Tổ chức tín dụng
• Bưu điện
• Công ty chuyển phát
nhanh
• Đại lý thu
• Tổ chức Hawala
• Bạn bè / Người thân


Mạng lưới liên kết/
Kiểu vận chuyển
• Tin nhắn và hệ thống
thanh toán
• SWIFT
• Chuyển tiền
• Tin nhắn điện thoại
• WEB
• Vận chuyển theo dạng
tiền mặt và hàng hoá

Điểm chuyển kiều hối
(Tại quê nhà)
• Ngân hàng thương
mại
• Công ty chuyển tiền
• Tổ chức tín dụng
• Bưu điện
• Công ty chuyển phát
nhanh
• Đại lý Hawala
• Địa điểm người nhận

Nguồn: IMF
Hiện nay có nhiều cách phân chia, tùy theo căn cứ khác nhau mà nguồn tiền
kiều hối được phân loại khác nhau. Sự xác định kênh chuyển kiều hối sẽ giúp người
nghiên cứu có thể đánh giá được mức độ bao phủ nguồn dữ liệu kiều hối mà mình


7


hiện có. Nếu căn cứ vào phương thức chuyển tiền, kiều hối có thể phân chia thành
hai loại:
• Kiều hối được chuyển theo kênh chính thức: là các kênh chuyển tiền thông
qua các định chế, cá nhân được cấp phép trong việc kinh doanh hoạt động
chuyển tiền, điển hình là ngân hàng, các công ty chuyển tiền hay một số định
chế khác. Kênh chuyển tiền bán chính thức bao gồm các định chế được phép
cung cấp dịch vụ chuyển tiền ngoài các quy định, cơ chế của quốc gia này.
Những định chế đó tổ chức tốt trong việc chuyển tiền nhưng không được
kiểm soát bởi bất kỳ dịch vụ tài chính có thẩm quyền.
• Kiều hối được chuyển theo kênh phi chính thức: chủ yếu kiều hối ở đây được
giao dịch bằng tiền mặt hoặc thông qua người vận chuyển như thành viên
trong gia đình, bạn bè hoặc một số hình thức vận chuyển tư nhân; tiền hay
hiện vật được người di cư vận chuyển thông qua những lần về thăm quê
hương; sử dụng các quỹ gửi tiền của các tổ chức chuyển tiền không đăng ký
giấy phép nhưng sử dụng mạng lưới truyền thống như hawala, Fei Ch’ien,
Hundi (Nyamongo-2012).
Tuy nhiên các kênh kiều hối chỉ được phân loại là chính thức hay không
chính thức một cách tương đối, lý do được đưa ra ở đây là mỗi kênh kiều hối được
xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau, dựa trên các quy định, cơ cấu tổ chức, hệ
thống pháp luật của mỗi quốc gia. Một số kênh kiều hối có thể được xem là chính
thức ở quốc gia này nhưng theo quy định của quốc gia khác, nó là bất hợp pháp.
Sự lựa chọn của người chuyển tiền giữa các kênh chuyển tiền khác nhau có
thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng của các quốc
gia chuyển và nhận kiều hối, khả năng tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức,
tốc độ chuyển tiền, chi phí chuyển tiền, các quy định của chính phủ, ưu đãi của nhà
nước dưới hình thức thuế nhượng bộ và lãi suất hay gánh nặng về thủ tục.


8


Theo Barajas, Chami, Full enkamp, Gapen, & Montiel (2009) tính đến thời
điểm hiện tại kênh phi chính thức vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn bởi vì:
• Dễ tiếp cận vì không cần mở tài khoản ngân hàng, không phức tạp, quan liêu,
chỉ cần các thủ tục cần thiết.
• Không cần giấy tờ chứng minh.
• Chi phí rẻ, giao dịch rẻ hơn so với các kênh chính thức.
• Nhanh chóng và đáng tin cậy vì nó được dựa vào mối quan hệ người thân và
bạn bè, những người tuyên xưng chung một niềm tin tôn giáo.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các mặt trái của kênh chính thức như:
• Gây cản trở việc thu thập dữ liệu có giá trị của chính phủ như bản chất và
kích thước của kiều hối.
• Làm tăng nguy cơ lạm dụng tiền gửi về cho hoạt động rửa tiền và các hoạt
động bất hợp pháp, trong đó có khủng bố. Điều này có thể trái với việc
phòng, chống rửa tiền theo pháp luật chống khủng bố tại nơi ở nhiều nước
trên thế giới.
1.2 Mối quan hệ của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế:
1.2.1 Kiếu hối có phải một dòng vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:
-

Kiếu hối tác động một cách tích cực đến tăng trưởng kinh tế:
Một số nghiên cứu thực nghiệm (Solimano, 2003; World Bank, 2006) cho thấy

kiều hối có thể có khả năng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Nghiên cứu của Aggarwal et al., 2006; Giuliano và Ruiz-Arranz, 2005
cũng xác nhận tác động tích cực đáng kể của kiều hối đối với cả tiền gửi ngân hàng
và tín dụng ngân hàng đối với khu vực tư nhân. Họ cho rằng kiều hối đóng vai trò
thay thế cho các phương tiện tài chính khác như tín dụng và bảo hiểm, vốn không
nhất thiết tồn tại ở các nước đang phát triển. Kích thích tiêu dùng và đầu tư, kiều hối
có thể có khả năng giảm quy mô suy thoái ở một số quốc gia và thúc đẩy nền kinh



9

tế địa phương. Ngoài mức tiêu thụ hàng ngày thông thường, kiều hối có thể cho
phép các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh tế và rủi ro cao nhưng đem lại
lợi nhuận cao hơn. Gần đây, Ratha (2013) báo cáo rằng kiều hối tăng tiết kiệm trong
nước và cải thiện phương tiện trung gian tài chính, từ đó có thể gia tăng triển vọng
tăng trưởng của các nước nhận kiều hối. Tương ứng, Yasseen (2012) cho thấy mối
tương quan tích cực giữa kiều hối và sự phát triển của hệ thống tài chính ở các nước
đang phát triển, chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi.
Mặc dù có những quan điểm tích cực về kiều hối, nhưng bằng chứng về kiều
hối có thể duy trì tăng trưởng kinh tế quốc gia cũng như việc làm dường như là
không thuyết phục. Ví dụ, Stratan et al. (2013) cho thấy ngay cả trong trường hợp
của Moldova, nơi kiều hối thay đổi từ 14% đến 19,1% GDP từ năm 2006 đến 2011,
mối tương quan giữa thu nhập từ kiều hối và tăng trưởng quốc gia vẫn còn mơ hồ.
Trong khi Barajas et al. (2012) cho rằng khối lượng kiều hối có thể thay đổi tùy
thuộc vào suy thoái kinh tế ở các quốc gia gửi tiền, Giuliano và Ruiz-Arranz (2005)
tìm thấy kiều hối tác động tích cực đến tăng trưởng GDP khi thị trường tài chính
tương đối kém phát triển. Chami và Fullenkamp (2013) chỉ ra rằng tác động kinh tế
ròng của kiều hối đối với tăng trưởng quốc gia sẽ phụ thuộc mạnh mẽ, một mặt, vào
các chính sách của chính phủ để tăng cường tiềm năng của họ và, mặt khác (và
thậm chí quan trọng hơn), về cách thức người nhận sử dụng chúng.
Mặc dù ưu tiên của kiều hối là đóng góp cho tiêu dùng và đầu tư, nhưng ngoài
sản xuất, phần còn lại có thể cải thiện dinh dưỡng và nhà ở cho người nhận, với giả
định họ tham gia vào thị trường lao động. Thêm vào đó, kiều hối cũng được sử
dụng cho giáo dục, với giả định người nhận được đầu tư giáo dục không di cư. Vì
vậy kiều hối sẽ làm tăng tổng năng suất các yếu tố.
Kiều hối còn góp phần phát triển thị trường tài chính của quốc gia tiếp nhận:
Bằng cách gia tăng cầu tiền, kiều hối mở rộng cung các nguồn tài trợ cho hệ thống

ngân hàng. Điều này dẫn đến nâng cao sự phát triển của thị trường tài chính và giảm
chi phí tài trợ bên ngoài vì vậy mà tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn thông qua hai


10

kênh (1) kinh tế theo quy mô, (2) ảnh hưởng kinh tế chính trị, với quy mô lớn hơn
có thể tạo áp lực để chính phủ thực hiện cải cách tài chính.
Kiều hối giúp xóa đói giảm nghèo: kiều hối vốn dĩ là khoản thu nhập trực tiếp
của đa số người lao động ở nước đang phát triển, nước đói nghèo, nên nó có tác
động hỗ trợ gia đình thoát nghèo. Cụ thể, với các nước đang phát triển khu vực châu
Á Thái Bình Dương nếu kiều hối tăng 10%, sẽ làm giảm đói nghèo 2,8% (Ravallion
và Chen, 1997). Với nghiên cứu áp dụng cho 74 quốc gia đang phát triển có mức
thu nhập thấp và trung bình, cho thấy 10% số lượng người di cư thì sẽ làm giảm đi
1,9% số lượng người sống với mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ một ngày (Adams và
Page, 2005). Tác động của di dân với vấn đề đói nghèo thay đổi với từng nhóm
nước, có tầm quan trọng đối với nhóm nước Đông Nam Á và các nước Mỹ La tinh,
nhưng không có ý nghĩa nhiều đối với các nước thuộc khu vực phát triển. Nếu coi
kiều hối là một biến ngoại sinh được tính vào thu nhập hiện hành của hộ gia đình,
và kiều hối được coi là nguồn bổ sung cho thu nhập của người lao động ở nhà nếu
anh ta không di cư. Nếu thay thế thu nhập từ nguồn kiều hối bằng thu nhập của
người lao động ở nhà, thì kiều hối sẽ có tác động giảm đói nghèo bởi dòng kiều hối
rõ ràng thể hiện thu nhập cao hơn so với thu nhập ở nhà và còn góp phần làm tăng
thu nhập tính theo đầu người của hộ gia đình nhận kiều hối.
Dòng kiều hối còn có tác dụng gián tiếp xóa giảm đói nghèo thông qua việc
phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, là hai kênh quan trọng
thoát nghèo. Nghiên cứu của Taylor và các cộng sự (2005) cho vùng nông thôn của
Mexico với dữ liệu được khảo sát năm 2002 cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và
khoảng cách đói nghèo là ngược chiều trong dài hạn. Trong dài hạn, kiều hối là
dòng vốn giúp tích lũy các tài sản sinh lời, làm tăng sức sản xuất trong nông nghiệp,

giảm đói nghèo.
Nếu coi kiều hối không đơn thuần chỉ là dòng tiền và tăng thu nhập khả dụng,
mà coi kiều hối là dòng tích lũy tài sản chống các cú sốc do thiếu hụt tài chính của


11

gia đình nhận kiều hối, từ đó tăng khả năng tiếp cận giáo dục và y tế đảm bảo cuộc
sống an toàn và ổn định (Hulme và các cộng sự, 2001). Do đó, tác động trong trung
và dài hạn là phải đánh giá phạm vi ảnh hưởng của kiều hối tới quá trình thoát
nghèo, hơn là chỉ sử dụng mô hình đơn giản chi tiêu. Theo cách tiếp cận này, tác
động của kiều hối tới người nhận sẽ là khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế
xã hội. Khi người nghèo có tiền từ kiều hối tham gia hoạt động đào tạo để phát triển
nguồn nhân lực thì người nghèo có cơ hội tăng thu nhập (Berg và Krueger, 2003).
-

Kiều hối có thể tạo ra các ưu đãi tiêu cực theo góc nhìn và cách đầu tư của
hộ gia đình.
Nếu coi kiều hối là khoản thu nhập có được lâu dài, hộ gia đình có xu hướng

tiêu dùng nhiều hơn là đầu tư. Nhu cầu tiêu dùng được thỏa mãn làm tăng phúc lợi
tiêu dùng cho hộ gia đình, chứ không hề tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo,
khi mà thị trường tài chính trong nước càng hội nhập với thị trường tài chính quốc
tế, và hệ thống tài chính trong nước càng phát triển, thì kiều hối không phát huy tác
dụng trực tiếp là khoản đầu tư tư nhân trong nước. Tiêu dùng chỉ góp phần tăng
trưởng kinh tế khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thúc đẩy tổng cầu tăng, đi kèm với
vốn đầu tư tăng thúc đẩy tổng cung tăng tương ứng. Trong trường hợp này, tổng cầu
tăng do tiêu dùng, nhưng tổng cung không đổi hoặc tăng với mức độ thấp hơn của
tổng cầu, kiều hối không hề góp phần cho tăng trưởng kinh tế.
Kiều hối có thể tạo ra các ưu đãi tiêu cực nếu chúng được coi là một nguồn thu

nhập vĩnh viễn. Thật vậy, Jadotte (2009) cho thấy những tác động tiêu cực như vậy
ở Haiti tới giờ làm việc và thị trường lao động. Theo đó, kiều hối có thể làm giảm
khả năng làm việc của người nhận và tăng mức tiêu thụ tư nhân của hàng hóa
(thường được nhập khẩu) thay vì tài trợ cho các khoản đầu tư hoặc tiết kiệm trong
nước (Azam và Gubert, 2006; Chami et al., 2003). Một nghiên cứu có liên quan của
Alper và Neyapti (2006) về kiều hối của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng trong khi tiêu dùng
đề cập đến động cơ ngắn hạn để chuyển tiền, thì nguyện vọng đầu tư dài hạn có thể


12

chưa được nhiều người nghĩ đến. Cùng quan điểm, de Haas (2007) nhấn mạnh khía
cạnh thời gian tác động của kiều hối, tuyên bố rằng tiềm năng phát triển đầy đủ của
di cư và do đó kiều hối không nên được đề xuất trong thập kỷ đầu hoặc hai sau khi
bắt đầu kế hoạch di cư quy mô lớn.
Ngoài ra, Barajas et al., (2011); El-Sakka, (1999) đã nhận thấy rằng mức tiêu
thụ ngày càng tăng của người nhận có thể làm tăng giá thị trường địa phương và
đánh giá cao tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, áp lực ngày càng tăng đối với tiền lương
có thể dẫn đến mất việc làm trong lĩnh vực có thể giao dịch, trong khi giá tăng đột
ngột sẽ làm tăng chi phí lao động trong khu vực phi thương mại, do đó dẫn đến mất
khả năng cạnh tranh quốc gia. Những phát hiện này đã được quan sát ở Châu Mỹ
Latinh và Cape Verde (Bourdet và Falck, 2006). Do những tác động bất lợi của kiều
hối, chính quyền địa phương nên nhận thức được những cạm bẫy do hành vi tiêu
dùng của người nhận và đưa ra các khuyến khích kinh doanh sẽ thúc đẩy đầu tư dài
hạn, từ đó có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho toàn xã hội.
Kiều hối có thể là kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp: kiều hối có được
từ nguồn lao động chân chính, đây có thể nói là những thu nhập có nguồn gốc sạch,
có thể chứng minh được, do đó việc chuyển về để sử dụng trong nước là hợp pháp.
Để thực hiện trót lọt quá trình rửa tiền, đối tượng rửa tiền thường chuyển tiền đan
xen tiền bẩn với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại giữa các hoạt động kinh

doanh bằng nhiều tài khoản khác nhau, hoặc giữa tài khoản trong nước với tài
khoản nước ngoài… Và tất nhiên, giới tội phạm có thể nhân danh hoặc trà trộn vào
các khoản kiều hối thông thường để chuyển tiền về trong nước. Khi đó, các ngân
hàng thường được chọn lựa không những vì khả năng có thể giao dịch với các
khoản tiền rất lớn, mà còn vì một khi đồng tiền lọt được vào tài khoản của ngân
hàng, nó lập tức trở thành một đồng tiền sạch, từ đó có thể thực hiện được ngay các
lệnh thanh toán với số lượng lớn đến bất kỳ đâu, mà không gây ra bất cứ một sự
nghi ngờ gì về tính hợp pháp của đồng tiền.


13

Kiều hối hiển nhiên là nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định của một số hộ
gia đình nhận kiều hối. Song một vấn đề đạo đức được đặt ra mang tính tiêu cực về
cách thức sử dụng nguồn tiền này. Chammi và các cộng sự (2003) cho thấy nghịch
lý về nhận kiều hối. Nếu kiều hối được sử dụng đúng cách thì kinh tế phát triển.
Song có một bộ phận nhận kiều hối, dựa vào nguồn tiền họ nhận được, coi đó là
khoản bảo hiểm cho gia đình mình, một khoản phúc lợi kinh tế mà họ nhận được
miễn phí, do đó, với những gia đình này, mặc dù có lợi thế về vốn, song mức sinh
lời trong hoạt động sản xuất lại thấp hơn so với những gia đình không nhận kiều
hối. Rồi nguồn kiều hối được sử dụng phung phí cho những hàng xa xỉ phẩm, như
nhà, ô tô, hưởng thụ thay vì tiền được đưa vào sản xuất. Và vì có khoản tiền ổn định
sẵn có, nên người nhận kiều hối không tích cực làm việc, học tập, trau dồi kỹ năng,
kiến thức.
1.2.2 Sự phát triển của hệ thống tài chính có thực sự liên quan tăng trưởng
kinh tế?
Các tài liệu thực nghiệm gần đây cho thấy sự phát triển của thị trường tài
chính là có liên quan đến tăng trưởng kinh tế (Hermes và Lensink 2003; Alfaro et
al. 2004, 2010; Azman-Saini et al. 2010). Nghiên cứu thông thường cho thấy rằng
phát triển tài chính là một yếu tố quyết định thiết yếu cũng như đóng góp chính cho

tăng trưởng kinh tế vì một vài lý do.
-

Đầu tiên, một hệ thống tài chính phát triển hơn cung cấp một mảnh đất màu

mỡ để phân bổ nguồn lực, giám sát tốt hơn, ít bị bất cân xứng thông tin hơn và tăng
trưởng kinh tế (Shen và Lee, 2006). Hệ thống tài chính có thể đóng góp vào tăng
trưởng GDP thông qua hai kênh. Một mặt, nó huy động tiết kiệm; điều này làm tăng
nguồn vốn có sẵn để đầu tư tài chính. Mặt khác, nó sàng lọc và giám sát các dự án
đầu tư (nghĩa là giảm chi phí thu thập thông tin); góp phần tăng hiệu quả của các dự
án được thực hiện (Greenwood và Jovanovic 1990; Levine 1991). Hệ thống tài
chính trong nước càng phát triển càng có khả năng huy động tiết kiệm, sàng lọc và
giám sát các dự án đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế.


14

-

Thứ hai, hệ thống tài chính ảnh hưởng đến lượng phân bổ tín dụng trên thị

trường tài chính và hạn chế các doanh nghiệp tiềm năng, từ đó quyết định tăng
trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt đúng khi sự xuất hiện của một công nghệ hoàn
toàn mới mang đến tiềm năng khai thác không chỉ thị trường trong nước mà cả thị
trường xuất khẩu (Alfaro et al. 2004).
-

Thứ ba, ngành tài chính cũng có thể xác định mức độ mà các công ty nước

ngoài sẽ có thể vay để mở rộng các hoạt động đổi mới của họ ở nước sở tại làm tăng

thêm phạm vi lan tỏa công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó, quá trình
khuếch tán có thể hiệu quả hơn khi thị trường tài chính ở nước sở tại được phát triển
tốt, vì điều này cho phép công ty con của một tập đoàn đa quốc gia xây dựng khoản
đầu tư (Hermes và Lensink 2003). Demetriades và Andrianova (2004) đã giải thích:
sự tồn tại của một hệ thống tài chính phát triển là tiền đề để đất nước thực hiện các
cải tiến mới và khai thác tài nguyên một cách hiệu quả. Theo cách này, tài chính
được coi là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chứ không phải là yếu tố quyết định
mạnh mẽ đến tăng trưởng GDP.
-

Cuối cùng, hiệu quả của thị trường tài chính là vấn đề đối với tăng trưởng

kinh tế. Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia có hệ thống
tài chính hiệu quả sẽ ít chịu rủi ro về một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ nổ ra sau
những xáo trộn kinh tế thực sự và khi những khủng hoảng xảy ra (Bordo và
Meissner 2006; Beck và cộng sự 2000). Thật vậy, các quốc gia có hệ thống tài
chính phát triển tố, tức là thị trường tài chính và các tổ chức xây dựng hiệu quả việc
tiết kiệm xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (Bekaert và cộng sự 2003;
Ranciere et al. 2006). Như Blejer (2006) đã đề cập, các quốc gia có hệ thống tài
chính hiệu quả ít bị khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ hơn, và các quốc gia này
cũng chịu ít thiệt hại hơn khi khủng hoảng xảy ra.


15

1.2.3 Tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế:
Các cuộc thảo luận hiện tại về mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài
chính dựa trên câu hỏi liệu hai biến này đang thay thế hay bổ sung nhau về mặt tác
động đến tăng trưởng kinh tế. Một mặt, giả thuyết bổ sung cho rằng kiều hối và phát
triển tài chính thúc đẩy lẫn nhau. Mặc dù mức độ phát triển tài chính cao hơn cho

phép người di cư gửi tiền về nhà nhanh hơn, an toàn hơn và rẻ hơn, nhưng lượng
kiều hối lớn kích thích sự quan tâm của các tổ chức tài chính và cơ quan công
quyền, mang lại mức độ cạnh tranh cao hơn giữa các trung gian tài chính, cũng như
cải cách thể chế nhằm mục đích chuyển kiều hối theo hướng đầu tư sản xuất. Ngoài
ra, một hệ thống tài chính phát triển hơn ở nước sở tại sẽ đòi hỏi chi phí chuyển tiền
thấp hơn (Freund và Spatafora, 2008), những điều này sẽ làm giảm số lượng các hộ
gia đình bị ngăn chặn chuyển tiền do hạn chế ngân sách và tăng lượng kiều hối tối
ưu được chuyển theo từng người gửi tiền. Cuối cùng, tại các quốc gia nơi hệ thống
ngân hàng phát triển tốt, kiều hối có thể bổ sung cho tín dụng ngân hàng hoặc có thể
đóng vai trò là tài sản thế chấp để có quyền truy cập vào nó. Người di cư sau đó có
thể được khuyến khích chuyển tiền cho gia đình với hy vọng rằng nó sẽ không bị
lãng phí trong việc tiêu dùng lãng phí, kém hiệu quả (Chami et al. 2005).
Mặt khác, khi thị trường tín dụng trong nước phát triển kém, một số lượng lớn
các hộ gia đình có dự án đầu tư sản xuất có khả năng không tiếp cận được với tài
chính bên ngoài hoặc chỉ có thể vay với mức lãi suất cao. Trong trường hợp này,
kiều hối có thể được sử dụng như một nguồn tài chính thay thế cho phép các hộ gia
đình nhận tài trợ cho các hoạt động sản xuất hoặc có thể được cam kết là tài sản thế
chấp, giúp người nhận tiếp cận thị trường tín dụng chính thức. Ngoài ra, họ có thể
cho các hộ gia đình khác trong làng vay, vượt qua các hạn chế tín dụng và bắt đầu
với kinh doanh của mình. (Bettin và Zazzaro, 2012).
Các tài liệu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính
tập trung kiểm định theo hai giả thuyết; giả thuyết thay thế nhau và giả thuyết bổ
sung nhau. Sự thay thế giữa kiều hối và tài chính dường như rất mạnh đối với mẫu


×