Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của vitamin D trong duy trì sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.81 KB, 4 trang )

THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 1, Tháng 5 – 2018

Vai trò của vitamin D trong duy trì sức khỏe
Vũ Thị Nhung*
Vitamin D thường được gọi là một sinh tố
nhưng không phải là một sinh tố bình
thường như những sinh tố khác mà là một
chất giữ vai trò quan trọng trong việc điều
hòa calci và biến dưỡng ở xương. Ngoài
ra, trong những nghiên cứu khoảng 2 thập
kỷ gần đây cho thấy có nhiều tác dụng sinh
học của vitamin D liên quan đến lãnh vực
phân hóa tế bào, ức chế sự tăng trưởng tế
bào, sự điều hòa miễn dịch và điều khiển
những hệ thống nội tiết trong cơ thể.
Tình trạng thiếu vitamin D gia tăng là do
lối sống: thiếu sự phơi nắng và tăng tỷ lệ
béo phì khiến loại vitamin tan trong dầu
như vitamin D bị giữ lại trong mô mỡ.
Trong thai kỳ nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn
đến sanh con nhẹ cân, sanh non, tiền sản
giật, nhiễm trùng.1 Ở người cao tuổi thiếu
vitamin D thường có nguy cơ tử vong cao
hơn người có đủ vitamin D.
Biến dưỡng vitamin D
Vitamin D là một nhóm các secosteroid
tan được trong chất béo. Hai dạng chính là
vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và
vitamin D3 hay cholecalciferol; chúng
được gọi chung là calciferol, có thể có
được từ khẩu phần ăn và nhờ tác động của


ánh sáng mặt trời lên da. Tia tử ngoại
trong ánh nắng mặt trời làm biến đổi tiền

chất
của
vitamin
D3
7-dehydrocholesterol. Da tạo ra vitamin
D3 và cung cấp khoảng 90% nhu cầu
vitamin D cho cơ thể.8 Tại gan,
cholecalciferol (vitamin D3) được chuyển
hóa
thành
calcidiol
(25-hydroxy
cholecalciferol viết tắt là 25(OH)D3). Ở
thận, dưới sự xúc tác của men
1-hydroxylaz, 25 hydroxycholecalciferol
chuyển hóa thành calcitriol 1,25dihydroxycholecalciferol (1,25-(OH)2-D3)
là chất có hoạt tính sinh học cao giúp hấp
*Bv. Hùng Vương DĐ: 0903383005 Email:


22

thu Ca++ và PO43- ở ruột, thận, huy động
Ca++ và PO43- từ xương ra máu. Vì vậy,
vitamin D giúp ngừa bệnh còi xương.
Calcitriol cũng ảnh hưởng đến chức năng
thần kinh-cơ và hệ miễn dịch.12 Nghiên

cứu cho thấy thiếu hụt Vit D có liên quan
đến bệnh ung thư và những bệnh tự miễn.
Ergocalciferol (vitamin D2) được chuyển
hóa thành 25-hydroxyergocalciferol, còn
được gọi là 25-hydroxyvitamin D2 — viết
tắt là 25(OH)D2. Nồng độ trong huyết
thanh của 25(OH)D3 và 25(OH)D2 được đo
để xác định tình trạng thiếu đủ vitamin D
của một người.9,10 Nồng độ 25-OH Vit D
bình thường của người hoạt động ngoài
trời là 42-65 ng/mL Thiếu vitamin D khi
nồng độ <10–15 ng/mL.5
Vitamin D hoạt động như nội tiết tố vì nó
được sản xuất lúc đầu ở một cơ quan
(thận) trước khi đi vào máu để đến những
cơ quan khác mà nơi đó nó có nhiều tác
động khác nhau. Nguồn vitamin D đến từ
bên ngoài là từ thức ăn như phó mát, bơ,
margarine, sữa bổ sung chất bổ dưỡng, cá,
ngũ cốc bổ sung chất bổ. Tuy nhiên, phần
lớn vitamin D không đến từ khẩu phần ăn
mà từ biểu bì khi da phơi dưới ánh nắng
mặt trời. Dưới tác dụng của tia tử ngoại,
vitamin D3 được tạo thành từ 7dehydrocholesterol. Phơi nắng nhiều
không sợ ngộ độc vitamin D vì tia tử ngoại
sẽ chuyển hóa lượng vitamin D3 thành
những những chất đồng phân trơ và bị đào
thãi số lượng dư thừa.5
Vitamin D3 được thủy phân ở gan, ở thận
và những mô khác thành 25-hydroxy- D3.

Dưới tác dụng của enzyme 1α
hydroxylase, 25-OH- D3 được kích hoạt
thành dạng hoạt động 1-25-OH-vitamin
D3. Chất này đi xuyên qua màng tế bào, đi
qua tế bào chất để vào nhân và gắn vào thụ
thể của nó trong nhân. Bất cứ một
hormone nào cũng phải hoạt động qua thụ
thể, và thụ thể vitamin D có mặt hầu hết
trong các tế bào. Do đó, không ngạc nhiên


TỔNG QUAN Y VĂN

khi thấy vitamin D ảnh hưởmg đến hàng
loạt bệnh.
Tác dụng của vitamin D là ở đường tiêu
hóa nhằm giúp sự hấp thụ canxi tại đây.
Khi canxi trong máu giảm, thụ thể Ca ở
tuyến phó giáp trạng được kích hoạt để tạo
ra PTH. Ngoài tác dụng của PTH trực tiếp
trên thụ thể của PTH ở xương để giải
phóng Ca làm tăng Ca huyết. PTH còn làm
tăng sự chuyển hóa 25-OH-vitamin D ở
thận thành 1-25-OH-vitamin D, từ đó kích
hoạt thụ thể của nó ở ruột non để làm tăng
sự hấp thụ Ca tại ruột.5
Nguyên nhân thiếu vitamin D
 Khẩu phần ăn thiếu vitamin D
 Kém hấp thu vitamin D do mắc các
bệnh về gan, tuyến tụy

 Thiếu phơi nắng (do mặc quần áo che
kín thân thể, dùng kem chống nắng,
sống ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời).
 Chủng tộc: khả năng sản xuất vitamin
D tỷ lệ nghịch với mức độ sậm màu
của da, thí dụ người Mỹ Phi Châu da
đen có nồng độ 25-OH vitamin D trong
máu thấp hơn người Mỹ da trắng.6 Da
sậm màu chứa nhiều melanin, có tác
dụng như một bức màn chống nắng
ngăn chận tia tử ngoại. Vì thế, người
da màu cần phơi nắng lâu mới đủ thời
gian để ánh nắng tạo vitamin D dưới
da so với người da trắng.
 Độ tuổi: Ở người già khả năng da tạo
ra vitamin D giảm. Người từ 65 tuổi
giảm sản xuất vitamin D đến 75%.
 Hiện nay, nguyên nhân thiếu vitamin D
ở các nước tây phương là do béo phì
dù có phơi đủ nắng, ăn đủ vitamin D
nhưng vitamin D lại nằm trong mỡ mà
nơi đó thì vitamin D không hoạt động.
Ai là người thiếu vitamin D ?
Hiện nay ước tính có khoảng hơn 1 tỷ
người thiếu vitamin D trên thế giới. Một số
nơi ở Mỹ và Âu Châu có từ 40-100%
người già thiếu vitamin D. Ngay như ở
Hawaii là nơi có mặt trời chiếu nắng 11
giờ mỗi tuần nhưng 50% người lớn thiếu
vitamin D, có lẽ vì da họ sậm màu và béo

phì.10 Nguy cơ thiếu vitamin D ở trẻ em

Mỹ bao gồm các yếu tố như họ thuộc
chủng tộc Mỹ châu Phi, người già, ít uống
sữa, có nhiều thời gian ngồi trong nhà xem
TV và chơi game. Tỷ lệ thiếu vitamin D
xảy ra trong 47,8% người cho con bú và
50% ở phụ nữ mãn kinh.
Thiếu vitamin D và thai
Tần suất thiếu vitamin D trong khi mang
thai thay đổi từ 18-84% tùy theo nơi sinh
sống gần hay xa đường xích đạo, sự che
chắn nắng với quần áo nhiều hay ít.4 Thiếu
vitamin D trong khi mang thai có liên quan
với sanh con nhẹ cân, giảm mật độ xương
ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm
trùng và sản giật,15 đái tháo đường thai kỳ.
Ngoài ra đối với trè nhỏ trong năm đầu sau
sinh thường bị hen suyễn, có sự hiện diện
của kháng thể kháng tế bào beta tiết
Insulin của tuyến tụy dẫn đến đái tháo
đường type I. Bổ sung vitamin D cho trẻ
nhỏ có thể làm giảm tỷ lệ này. Hầu hết trẻ
sơ sinh mất hết dự trữ vitamin D trong 8
tuần sau sinh. Trẻ bú mẹ nguy cơ thiếu
vitamin D hơn trẻ bú sữa công thức vì sữa
mẹ có ít vitamin D.
Vì thế, Hội Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo
nên bổ sung cho trẻ hoàn toàn bú mẹ
200UI vitamin D mỗi ngày trong năm

đầu.7 Trong thời gian mang thai, người mẹ
nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời
để tiếp nhận vitamin D, đồng thời ăn uống
đủ chất để phòng tránh sinh non, suy dinh
dưỡng bào thai. Từ tháng đầu sau sinh cả
mẹ và con cần được tắm nắng, có thể tắm
nắng buổi sáng, thời gian tăng dần từ 5 –
20 phút.
Hậu quả của thiếu sinh tố D
 Thiếu vitamin D sẽ bị mềm xương hay
còi xương ở trẻ em với các triệu chứng
chậm lớn, cong xương sống, biến dạng
chân, yếu cơ, dễ té ngã.
 Loãng xương, dễ ngã dẫn đến gãy
xương. Một nghiên cứu gộp của 6
nghiên cứu về bổ sung vitamin D cho
người lớn với liều 800UI/ ngày giúp
giảm tần suất té ngã có ý nghĩa thống
kê.2
23


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 18, Số 1, Tháng 5 – 2018

 Gia tăng tần suất ung thư: 1-25-OH
vitamin D có tác động trong sự điều
hòa sinh sản tế bào. Nghiên cứu cho
thấy phụ nữ được bổ sung vitamin D
và calcium giảm nguy cơ mắc bệnh
ung thư gần 80%. Nồng độ vitamin D

trong máu càng cao, nguy cơ mắc bệnh
ung thư càng thấp; và ngược lại, những
người có nồng độ vitamin D thấp thì
nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao.
 Vitamin D điều biến hệ miễn dịch.
vitamin D điều chỉnh hoạt động của tế
bào lympho B và T, các đại thực bào,
tuyến ức. Điều này giải thích tại sao
thiếu vitamin D có liên quan đến các
bệnh tự miễn, nhiễm trùng (cảm cúm,
viêm phổi, lao phổi), phản ứng dị ứng,
bệnh đái tháo đường týp 2 và các bệnh
tim mạch. Khi nồng độ vitamin D dưới
15 ng/mL máu, thậm chí có thể dẫn
đến đột quỵ và gây tử vong.3,12
 Nguy cơ tử vong: Một nghiên cứu trên
13.000 người Mỹ trên 20 tuổi cho thấy
những người có nồng độ vitamin D
thấp có nguy cơ tử vong tăng 26% so
với những người có nồng độ vitamin D
bình thường.16
Nguồn cung cấp vitamin D
 Khoảng 90-95% vitamin D trong cơ
thể chúng ta là do da sản sinh, và chỉ
5-10% là do nguồn thực phẩm. Phơi
nắng trong 10-30 phút cơ thể đã có
thể sản xuất trung bình 20.000IU
vitamin D
 Thức ăn chứa vitamin D:
 Cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá trích

có lượng vitamin D cao hơn
những loại cá khác.
 Nấm phơi khô
 Trứng
 Các sản phẩm bơ, sữa.
Tình trạng
Việt Nam

thiếu

vitamin

D



 Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan,
Nguyễn văn Tuấn và cs ở Tp HCM
năm 2009 phân tích 25(OH)D trên 205
nam và 432 nữ, và thấy 20% nam và
46% nữ thiếu vitamin D.11
24

 Trong nghiên cứu ở phía Bắc, nhóm
nghiên cứu đã phân tích 25(OH)D trên
222 nam và 269 nữ tuổi từ 13 đến 83.
Kết quả cho thấy 77% nữ và 58% nam
thiếu vitamin D. Trong đó, 30% nữ và
16% nam thiếu vitamin D nặng.


Người ở thành phố thiếu vitamin D
hơn người ở nông thôn (nam: 81% so
với 56%; nữ: 90% so với 84%).13
 Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong
ở BV An Sinh khảo sát tình trạng thiếu
vitamin D ở 110 bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 và 110 đối tượng không bị
đái tháo đường, tuổi từ 40 đến 79,
chúng tôi nhận thấy: Bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 có tỷ lệ thiếu vitamin
D là 28,9% ở nam và 40% ở nữ so với
đối tượng không đái tháo đường là
22,2% nam và 21,5% nữ. Bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 ở thành thị có
nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn bệnh
nhân đái tháo đường sống ở nông
thôn.15
Các dấu hiệu thiếu vitamin D
Yếu cơ bắp.
Trầm cảm.
Bệnh thận mạn tính.
Bệnh về xương: Còi xương ở trẻ em,
loãng xương ở người lớn.
 Cao huyết áp.
 Tính khí bất thường do suy giảm
serotonin vì vitamin D có ảnh hưởng
đến nồng độ serotonin trong não, gây
ảnh hưởng đến tâm trạng. buồn chán
hoặc dễ cáu giận,






Điều trị và phòng ngừa thiếu
vitamin D
 Nên tầm soát thiếu vitamin D ở những
người có nguy cơ thiếu vitamin D:
người bệnh loãng xương, người da
sậm màu, béo phì (BMI >30 kg/m2).
 Liều duy trì vitamin D thay đổi tùy
theo tuổi: 600-2.000IU/ngày.
 Tắm nắng: Khi nắng làm da hồng lên
là lúc tương đương với uống một
lượng vitamin D từ 10.000-25.000 IU.
 Khẩu phần ăn thường không đủ lượng
vitamin D cần thiết hàng ngày. Các


TỔNG QUAN Y VĂN

loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D
như: cá hồi, cá thu, sữa vá các chế
phẩm từ sữa, nấm phơi khô. Rau có ít
vitamin D.
Tài liệu tham khảo
1.

2.
3.


4.
5.
6.
7.

8.

Baker AM, Haeri S, Camargo CA Jr, et al
(2010). A nested case-control study of
midgestation vitamin D deficiency and risk of
severe
preeclampsia J
Clin
Endocrinol
Metab 2010;95:5105–5109
Bischoff-Ferrari HA, Dawson-Hughes B, Willett
WC, et al.(2004) Effect of vitamin D on falls: a
meta-analysis. JAMA2004;291:1999–2006.
Cannell JJ, Vieth R, Umhau JC, Holick MF,
Grant WB, Madronich S, Garland CF,
Giovannucci E (2006). “Epidemic influenza and
vitamin D”. Epidemiology and Infection 134(6):
1129–40.
Dawodu A, Wagner CL(2007). Mother-child
vitamin D deficiency: an international
perspective. Arch Dis Child 2007;92:737–740.
David S.H. Bell, (2011) Protean Manifestations of Vitamin D Deficiency, Part 1
The Epidemic of Deficiency South Med
J. 2011;1045):331-334

Fiscella K, Franks P. (2010) Vitamin D, race,
and cardiovascular mortality: findings from a
national US sample. Ann Fam Med 2010;8:11–
18.
Gartner LM, Greer FR;(2003) Section on
Breastfeeding and Committee on Nutrition.
American Academy of Pediatrics. Prevention of
rickets and vitamin D deficiency: new
guidelines
for
vitamin
D
intake. Pediatrics 2003;111(4 pt 1):908–910

9.
10.

11.

12.
13.

14.

15.

16.

17.


Holick MF.(2007) Vitamin D deficiency. N Engl
J Med 2007;357:266–281.
Holick MF. (2004) Sunlight and vitamin D for
bone health and prevention of autoimmune
diseases,
cancers,
and
cardiovascular
disease. Am
J
Clin
Nutr 2004;80(6
suppl):1678S-1688S.
Looker AC, Dawson-Hughes B, Calvo MS, et
al. (2002) Serum 25-hydroxyvitamin D status of
adolescents and adults in two seasonal
subpopulations
from
NHANES
III. Bone 2002;30:771–777.
Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2010), “Thiếu
vitamin D trong cộng đồng: thực trạng và yếu
tố nguy cơ”, Thời sự Y học, (46), tr. 3 – 10.
Nnoaham KE, Clarke, A (2008). “Low serum
vitamin D levels and tuberculosis: a systematic
review
and
meta-analysis”. International
Journal of Epidemiology 37 (1): 113–9
Nguyen

HT, von
Schoultz
B, Nguyen
TV, Dzung DN, Duc PT, Thuy VT, Hirschberg
AL (2011). Vitamin D deficiency in northern
Vietnam: Prevalence, risk factors and
associations with bone mineral density.
Osteoporos Int. 2011 Jan;22(1):241-8.
Nguyễn Thanh Phong (2014) Khảo sát nồng độ
vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 Tạp chí Y học Việt Nam Số 13/2014 Tr 87-93
Scholl TO, Chen X. (2009) Vitamin D intake
during pregnancy: association with maternal
characteristics and infant birth weight. Early
Hum Dev 2009;85:231–234.
Teresa Kulie, Amy Groff et al (2009) Vitamin D:
An Evidence-Based Review. J Am Board Fam
Med November-December 2009 vol. 22 no. 6:
698-706

25



×