Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được
trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá
nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Phượng

i


LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, nhất là các
cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân
trọng cảm ơn cô hướng dẫn – PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã hết lòng hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Đại Từ đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp
đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Những lời sau cùng, Tác giả xin dành cho gia đình, những người thân, bạn bè cùng
các đồng nghiệp trong phòng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn, quan tâm và ủng hộ tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp
này.
Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do
những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không
thể tránh được những sai sót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến
đóng góp, chỉ bảo của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Kim Phượng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ........................................................................... 1
1.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản và khai thác khoáng sản ............................................. 1
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản ............................................................... 1
1.1.2. Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội ................... 5
1.1.3. Tổng quan về hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam .............................. 6
1.2. Quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản ........................................................... 10
1.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản ............................................................................................................ 10
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản .. 11
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai
thác khoáng sản ..................................................................................................... 14
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nước trên thế
giới và Việt Nam ........................................................................................................... 15
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nước trên
thế giới .................................................................................................................. 15
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản ở Việt Nam ............. 17
1.4 Bài học kinh nghiệm từ lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về khai thác khoáng

sản của một số nước trên thế giới và Việt Nam ............................................................ 22
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ GIAI
ĐOẠN 2010 - 2015 ................................................................................................................. 26
2.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đại Từ .................................. 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 26
2.1.2. Tài nguyên khoáng sản của huyện Đại Từ ..................................................... 28
iii


2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 29
2.2. Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................................ 37
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện
Đại Từ

........................................................................................................................ 52

2.3.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ............... 52
2.3.2. Công tác xây dựng văn bản pháp luật ........................................................... 53
2.3.3. Công tác xây dựng, phê duyệt quy hoạch khai thác khoáng sản ...................... 54
2.3.4. Công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản ................................................ 58
2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra .......................................................................... 58
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn huyện Đại Từ....................................................................................... 62
2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 62
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................................. 64
2.4.3. Nguyên nhân những tồn tại ........................................................................... 66
Kết luận chương 2 ................................................................................................................... 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ
.................................................................................................................................................. 71
3.1. Định hướng quản lý của nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Đại Từ đến năm 2020. ................................................................................. 71
3.2. Định hướng của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đối với
hoạt động khai thác khoáng sản .................................................................................... 73
3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ ......................................... 75
3.3.1. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với hoạt động khai thác khoáng
sản ........................................................................................................................ 77
3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ ............................................................... 79
3.3.3. Giải pháp về lao động, xã hội ........................................................................ 81
3.3.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền từ huyện đến
iv


xã.......................................................................................................................... 82
3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và sinh thái ...................................................... 83
3.3.6. Giải pháp về vốn .......................................................................................... 85
3.3.7. Giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản............... 86
Kết luận chương 3 .................................................................................................................... 93
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .............................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 98

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp khai thác khoáng sản .............................................. 39
Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.................................................. 41
Bảng 2.3. Lực lượng lao động tại các doanh nghiệp khai khoáng ................................ 43
Bảng 2.4. Tỉ lệ phân bố lao động trong các doanh nghiệp khai khoáng ....................... 44
Bảng 2.5. Kết quả khai thác khoáng sản giai đoạn 2012 –2015 ................................... 45
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất theo giá thực tế .................................................................... 47
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh 1994..................... 49
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước theo giá so sánh 1994 ........... 51
Bảng 2.9. Thống kê hoạt động nộp ngân sách .............................................................. 52

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BCĐ

Ban chỉ đạo

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa


ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MTV

Một thành viên

NQ-TW

Nghị quyết – Trung ương

NSNN

Ngân sách nhà nước

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QPPL


Quy phạm pháp luật

QLNN

Quản lý nhà nước

SNN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

VPCP

Văn phòng chính phủ

vii


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên có 30 đơn vị hành chính (trong đó có 28 xã và 2 thị
trấn), khoáng sản được phân bố 21 xã trên 30 xã trong toàn huyện, hầu hết các xã đều
có các điểm mỏ khoáng sản, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã: An Khánh; Cù Vân; Hà
Thượng; Tân Thái; Lục Ba; Tân Linh; Phục Linh; Hùng Sơn; Ký Phú; Cát Nê; Khôi
Kỳ; Phú Thịnh; Phú Lạc; Đức Lương; Phúc Lương; Phú Cường; Minh Tiến; Yên
Lãng; Na Mao, Bản Ngoại, La Bằng với nhiều loại khoáng sản khác nhau như: than;
quặng sắt; quặng thiếc; vonfram; đồng; floris; bismusth; quặng titan; quặng chì kẽm;
vàng; crôm; ba rít; cát, đá, sỏi, sét cao lanh... Bên cạnh đó khoáng sản làm vật liệu xây
dựng phân bố ở khắp các xã, thị trấn trong huyện.
Hiện nay huyện Đại Từ có 15 đơn vị (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân,…) khai thác khoáng sản với 25 điểm mỏ khoáng sản đã được cấp giấy phép hoạt
động, trong đó các mỏ lớn đã và đang hoạt động gồm có mỏ đa kim Núi Pháo; mỏ than
Núi Hồng; mỏ than Phấn Mễ; mỏ than Khánh Hòa; mỏ Barit Lục Ba; mỏ Chì kẽm Côi
Kỳ; mỏ sắt đá liền xã Hà Thượng; mỏ than xã Hà Thượng; mỏ thiếc Bismusth Tây Núi
Pháo; mỏ Cao lanh xã Phú Lạc; mỏ Sắt xã Ký Phú. Các mỏ còn lại chủ yếu đang trong
giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đi vào khai thác
Là một huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, điều này góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, tạo công ăn việc làm
ổn định và thu nhập cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp, thể hiện ở việc cấp
giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, chồng chéo, tình trạng
thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, tranh chấp mỏ, tàn phá môi trường đang diễn
ra khá phổ biến... Một số biện pháp, giải pháp quản lý chưa được thực hiện hoặc thực
hiện chậm so với kế hoạch, hiệu quả thấp như: Việc thanh tra, kiểm tra công tác công

viii



tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các đơn vị, để xảy ra tình trạng khai
thác khoáng sản trái phép.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển
kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, khi mà nền kinh tế về cơ bản vẫn phải dựa
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên khoáng sản, nhất là đối với các nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo là
một nhân tố quan trọng góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của cả nước nói chung và huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Xác định được
tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản, vấn đề quản lý và khai thác khoáng sản là
một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hiện nay, nếu quản lý và khai thác một
cách có hiệu quả sẽ góp phần vào mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện
Đại Từ".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác
khoáng sản, từ đó tìm ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với việc khai thác khoáng sản trên địa bàn cấp huyện.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả
thi cho huyện Đại Từ trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại địa
phương.
3. Mục đích của đề tài
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý khai thác khoáng sản và những
phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn
huyện Đại Từ trong giai đoạn 2010-2015, đề tài nghiên cứu tìm ra một số giải pháp
tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
ix



Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp nghiên cứu hệ thống các văn bản
pháp quy; phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp
phân tích so sánh và một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt
động khai thác khoáng sản và các nhân tố ảnh hưởng.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động
khai thác khoáng sản giới hạn trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn 2010-2015 và đề xuất giải pháp cho những năm tới.

6. Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được gồm:
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý khai thác khoáng sản.
Phân tích thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ,
từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong giai đoạn
2010-2015
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới.

7. Nội dung của luận văn
Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên sẽ hình thành nội dung nghiên cứu. Những nội
dung này được thể hiện trong luận văn như sau:

x



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản và khai thác khoáng sản
1.1.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản
a. Tài nguyên
Theo nghĩa rộng tài nguyên gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có
trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự
phát triển của nhân loại.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại
trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể khai thác,
sử dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liên với các nhân tố
thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liên với nhân tố con người và xã hội. Tài
nguyên là tất cả các dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc
sống con người và thế giới động vật. Tài nguyên thiên nhiên là một phần của các thành
phần môi trường như rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, cùng tất cả các loài
động thực vật khác.
Tài nguyên thiên gồm: Tài nguyên vĩnh viễn như năng lượng mặt trời, đây là một
nguồn đến từ nguồn chính không bao giờ hết; Tài nguyên không phục hồi tồn tại trong
kho dự trữ được xác định trong những chỗ thay đổi trong vỏ trái đất mà mỗi loài được
cung cấp cho quá trình tự nhiên hoặc được cung cấp rất lâu mà chúng được dùng. Theo
quan điểm kinh tế, các tài nguyên trên được xem như cạn kiệt nếu khai thác không hợp
lý; Tài nguyên có thể phục hồi là nguyên tài nguyên có thể cạn kiệt trong thời gian
ngắn nếu được sử dụng nhưng sẽ được thay thế qua một quá trình lâu dài.
Theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên bao gồm:
Tài nguyên khoáng sản: là nguồn liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ và
phần lớn nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành loại tài nguyên này có liên quan

1



mật thiết đến lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong một thời gian dài hàng nghìn năm,
có khi hàng trăm triệu năm.
Tài nguyên năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu
là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở dạng
chính là bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng chuyển động của khí quyển
và thủy quyển, năng lượng hóa thạch; Năng lượng lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa
nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ.
Tài nguyên đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn
hữu cơ đã và đang bị phân ra, nước, không khí và vô số các vi sinh vật đang sinh sống
trong đó. Đồng thời, đất còn là môi trường sống của con người và hầu hết sinh vật trên
cạn, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng phục vụ hoạt động kinh tế và xã
hội.
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên
trái đất. Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp. Nước rất cần
cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho sinh hoạt của con người. Nước còn được
coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan
nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Tài nguyên rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó, các loài
thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp
oxy và điều hòa khí hậu. Rừng cò là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất
hiệu quả trên trái đất. Như vậy, rừng có ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh
thái và môi trường.
Tài nguyên biển là một tài nguyên vô tận mà trời phú cho con người.
Các nguồn lợi hải sản quan trọng phải kể đến là cá, tôm, cua, rong biển...
Tài nguyên khí hậu, cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu và địa hình
cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới với đất đại, rừng xanh,
động thực vật, nước và không khí hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất.
Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đem lại sự


2


hưởng thụ về tinh thần và tâm lí cho con người, duy trì trạng thái cân bằng, cung cấp
nguồn nguyên liệu sản xuất.
b. Khoáng sản
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Khoáng sản là những thành tạo khoáng
vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân”.
Luật Khoáng sản năm 2010 quy định: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích
được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất,
bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Khoáng sản cũng có thể được hiểu là nguồn nguyên liệu tự nhiên có trong nguồn gốc
vô cơ hoặc hữu cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng trái đất và quá trình hình thành
có liên quan mật thiết đến quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài
từ hàng ngàn năm đến hàng chục năm, hàng triệu năm.
Như vậy, dù được hiểu bằng khái niệm nào thì khoáng sản đều là tích tụ vật chất dưới
dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất mà ở trong đó điều kiện hiện tại con
người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích, sử dụng trực tiếp chúng phục vụ nền
kinh tế quốc dân hoặc trong đời sống hàng ngày.
Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể khai thác lại cũng là
khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản.
Khoáng sản có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi vùng. Khoáng sản là nguồn vật chất để tạo
nên các dạng vật chất có ích và của cải cho con người.
Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
Theo nguồn gốc có khoáng sản nội sinh (sinh ra trong lòng đất) và khoáng sản ngoại
sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).
Theo dạng tồn tại thì có khoáng sản rắn, khoáng sản lỏng và khoáng sản khí.


3


Theo thành phần hóa học có khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim và khoáng sản
cháy.
Trong hoạt động khoáng sản có hai hoạt động chính là thăm dò khoáng sản và hoạt
động khai thác khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và
các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản bao gồm: xây dựng cơ
bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của
mỏ đã có quyết định đóng cửa.
c. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Hiện nay, các nhà địa chất đã phát hiện trên đất nước ta có gần 5.000 mỏ và điểm mỏ
của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Những loại khoáng sản trữ lượng lớn đáng kể
là dầu khí (tính về sản lượng khai thác hàng năm, Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam
Á sau Indonesia và Malaisia), than khoáng, urani, địa nhiệt, quặng nhôm, đất hiếm,
titan, wolfram, crôm, sắt, mangan, đồng, vàng, bạc, nickel, thiếc... Ngoài các loại
khoáng sản kể trên, từ năm 1987 nước ta đã phát hiện nhóm đã quý ruby, saphia,
peridot... với trữ lượng không lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An được thế giới
đánh giá có chất lượng cao đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng của
Myanmar.
Nếu so sánh tiềm năng khoáng sản Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam
Á và trên thế giới thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản
đáng kể.
Đặc điểm đáng chú ý về tài nguyên khoáng sản của nước ta: Thứ nhất, Nước ta không
có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng. Dầu khí chỉ đảm bảo khai thác được
khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò. Than biến chất cao với

trữ lượng đã được đánh giá đạt hàng tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và

4


hơn nữa mới bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp ở
dưới sâu đồng bằng Sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên đến vài trăm tỷ tấn nhưng độ
sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp cả
về công nghệ, an ninh xã hội và môi trường. Tiềm nang Urani và địa nhiệt không đáng
kể và chưa được thăm dò để đánh giá trữ lượng cụ thể. Thứ hai, Nước ta có nhiều
khoáng kim loại nhưng trữ lượng không nhiều. Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng,
bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì...) thế giới rất cần trong khi trữ lượng lại có hạn, chỉ khai
thác mấy chục năm là cạn kiệt nên không đảm bảo tiêu dùng trong nước phục vụ cho
phát triển kinh tế. Một số ít khoáng sản như Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lượng lớn
nhưng các khoáng sản này trên thế giới các quốc gia khác cũng có trữ lượng tương
đương hoặc lớn hơn nước ta. Trữ lượng Bauxit trên thế giới là 27 tỉ tấn với sản lượng
khai thác hàng năm khoảng 200 triệu tấn. Đất hiếm trên thế giới đạt 99 triệu tấn, nhu
cầu hàng năm chỉ khoảng 125.000 tấn. Trữ lượng Titan trên thế giới đạt hơn 2 tỷ tấn,
hàng năm thế giới tiêu thụ hơn 6 triệu tấn titan và dự báo khoảng 128 năm nữa thế
giới sẽ khai thác hết. Thứ ba, Nước ta có nhiều khoáng chất công nghiệp và vật liệu
xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế đất nước và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên này không có giá trị kinh tế cao. Thứ tư, Các loại khoáng sản quý có
giá trị kinh tế cao như đá quý, ruby, kim cương...chưa xác định rõ trữ lượng, các loại
đá quý khác cũng chưa được khảo sát và phát hiện.
Tóm lại, nước ta có nhiều khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết chưa đủ lớn. Một số
khoáng sản như Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lượng tầm cỡ thế giới nhưng trên thế
giới nhiều quốc gia cũng có những loại khoáng sản này. Điều đó có nghĩa là loại
khoáng sản thế giới cần nhiều thì trữ lượng của nước ta lại nhỏ, loại khoáng sản nước
ta có nhiều thì thế giới lại không cần nhiều hoặc không có nhu cầu. Điều này cần phải
quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan để xác định chiến lược lược sử dụng tài

nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
1.1.2. Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội
Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Xét
trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất

5


và cũng không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần và đủ. Trên thực tế, nếu công
nghệ là cố định thì lưu lượng tài nguyên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật
chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như
nhôm, thép... Tài nguyên khoáng sản chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi biết khai thác
và sử dụng một cách hiệu quả. Thực tế đã có nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài
nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi song vẫn là nước ngoài và kém phát
triển. Ngược lại nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành nước
phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp...
Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển,
các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó những
sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa
qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát
triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp
năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng...
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định. Đối với hầu hết
các nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ
với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều
quốc gia, nhờ những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên nên có thể rút ngắn quá trình tích
lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng nền kinh tế tạo
nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Như trên chúng

ta thấy, nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai
thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về
năng lượng giúp cho một quốc gia ít lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng
trưởng một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới rơi vào tình thái
bất ổn.
1.1.3. Tổng quan về hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt
động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất. Đây là hoạt động
6


được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ),
khai thác bình thường theo công suất thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng
cửa mỏ - phục hồi môi trường)
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng
công ty, công ty của Nhà nước thực hiện tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằng
nguồn cốn của Nhà nước như apatit, quặng sắt, than, đá vôi, sét làm nguyên liệu xi
măng, thiếc, vonfram… với số lượng khoảng gần 200 mỏ, khu vực khai thác trong cả
nước. Sau năm 1996, khi luật Khoáng sản được ban hành, với chính sách khuyến khích
đầu tư của Nhà nước, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã phát triển nhanh cả
về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động kháng sản, nhất là trong vài năm
trở lại đây. Theo thống kê, giá trị công nghiệp ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu
khí) đã tăng từ 4,8% (năm 1995) lên đến trên 10% GDP hằng năm của Việt Nam trong
những năm gần đây. Tình hình khai thác khoáng sản Việt Nam có thể khái quát như
sau:


Về loại hình khoáng sản được khai thác.


Tính riêng các mỏ khoáng sản do cơ quan Trung ương cấp giấy phép, đến ngày 31
tháng 12 năm 2014 đã có khoảng 350 mỏ/ khu vực mỏ thuộc 10/12 nhóm khoáng sản
và 68 điểm nước khoáng, nước nóng đang khai thác. Tính riêng cho khoáng sản rắn thì
nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (sét xi măng, đá vôi xi măng, đá ốp lát các loại, đá
phiến hợp,… ) chiếm tỷ lệ 36,96%. Nhóm khoáng sản nhiên liệu ( than mỡ, than
antraxit) chiếm tỷ lệ 22,11%. Nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ, gốm, thủy tinh, chịu
lửa, bảo ôn (kaolin, fenspat, sét gốm sứ, sét chịu lửa, đôlômit, cát thủy tinh) chiếm tỷ
lệ 15,84%. Nhóm khoáng sản kim loại cơ bản thông thường (thiếc, anitmon, đồng, chì,
kẽm và nikel) chiếm tỷ lệ 4,29%. Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim của sắt (sắt,
mangan, crômit và wonfram) chiếm tỷ lệ 5,61%. Nhóm khoáng sản kim loại nhé
(bauxite, elmenit) chiếm tỷ lệ 7,59%. Nhóm khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật (tacl, đá
vôi trắng, các khuôn đúc, sét bentomit) chiếm tỷ lệ 4,29%. Nhóm khoáng sản quý
hiếm (đá quý, saphia) chiếm tỷ lệ 0,66%. Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón

7


(apatt, fluorit, secpentin) chiếm tỷ lệ 1,65% và nhóm khoáng sản kim loại quý (vàng)
chiếm 0,99%
Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ còn có trên 3.000 mỏ/khu vực mỏ khoáng sản làm
vật liệu xây dựng (đá, sét gạch ngói, đất, cát san lấp,…) và có khoảng gần 1000 các
điểm mỏ khoáng sản thuộc các nhóm khoáng sản nêu trên với quy mô nhỏ hoặc rất
nhỏ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp theo thẩm
quyền đang hoạt động trên cả nước.


Về loại hình doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản.

Từ khi luật Khoáng sản ban hành đã có hầu hết cách thành phần kinh tế như: doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã… tham gia khai thác khoáng sản. Theo
thống kê, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng
nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.500 doanh nghiệp vào thời điểm
hiện tại. Trong đó, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
chiếm tới gần 1000 doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa.
Chỉ tính riêng các doanh nghiệp khai thác theo giấy phép do cơ quan Trung ương cấp
đã khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của 37 tỉnh, thành phố. Trong đó,
số lượng các doanh nghiệp nhà nước có ưu thế tuyệt đối, chiếm tỷ lệ 54,41% (chưa kể
công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần chuyển hóa từ doanh nghiệp
nhà nước trước đây). Số lượng các doanh nghiệp còn lại là: Công ty cổ phần chiếm
22,79%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 8,82%, công ty TNHH
chiếm 5,88%, công ty TNHH nhà nước một thành viên chiếm 3,68%, doanh nghiệp tư
nhân chiếm 2,94%, hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ
lệ rất khiêm tốn 1,47% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động.
Về số lượng các doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản rắn ở quy mô công
nghiệp do cơ quan Trung ương cấp pháp chiếm tỷ lệ không lớn, khoảng 10% tổng số
các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Tuy nhiên phần
lớn là các doanh nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một
số doanh nghiệp quốc doanh quy mô lớn đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản cần vốn

8


lớn, thiết bị công nghệ hiện đại, có sự rủi ro cao hơn khi đầu tư cho loại hình khoáng
sản làm vật liệu xây dựng.
Theo thống kê, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chủ yếu trong
lĩnh vực khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất xi măng (Công ty Xi
măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Xi măng Lusk Việt Nam, Công ty
Xi măng Holcim…), đá ốp lát ( Công ty liên doanh Latina An Giang), đá vôi trắng

(Công ty Yabashi, Công ty liên doanh cacbonat canxi YBB), nước khoáng (Công ty
Lavie), vàng (Công ty TNHH vàng Bồng Miêu, Công ty TNHH vàng Phước Sơn),
Niken ( Công ty TNHH Niken Bản Phúc), titan sa khoáng (Công ty khoáng sản Bình
ĐỊnh Việt Nam – Malaysia), đá phiến hợp (Công ty liên doanh đá phiến Lai Châu),
quặng sắt (Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung). Cũng đã có một số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do hoạt động không có hiệu quả đã phải giải
thể, ngừng hoạt động trước thời hạn từ những năm cuối thế kỷ 20 như: Xí nghiệp liên
doanh vàng Việt – Nga, Công ty liên doanh đá quý Việt – Thái, Công ty khai thác chế
biến titan Austinh Hà Tĩnh, Công ty TNHH khai thác đá ốp lát Halim (100% vốn nước
ngoài)


Về quy mô các mỏ khoáng sản được khai thác.

Mặc dù phong phú về chủng loại và nhiều về số lượng nhưng phần lớn các mỏ, điểm
mỏ khoáng sản đã được phát hiện ở Việt Nam chủ yếu là các mỏ nhỏ và vừa. Mặt khác
do hạn chế về vốn đầu tư, công nghệ khai thác nên các mỏ đang khai thác chủ yếu có
quy mô nhỏ, hoặc một số mỏ lớn được chia thành nhiêu khu vực để khai thác với quy
mô nhỏ hơn. Các mỏ khai thác có công suất lớn tập trung vào một số loại khoáng sản
như: than (có 5 mỏ lộ thiên công suất 2-3 triệu tấn than nguyên khai/năm, 8 mỏ than
hầm lò công suất từ 0,9-1,5 triệu tấn than nguyên khai/ năm); đá vôi nguyên liệu xi
măng ( có 15 mỏ khai thác với công suất từ 1,5-3,0 triệu tấn đá nguyên khai/ năm);
apatit (trên 500.000 tấn quặng/năm); đồng (công suất trên 1 triệu tấn quặng nguyên
khai/ năm), số mỏ công suất trung bình (> 400.000 tấn/ năm đối với than, sét nguyên
liệu xi măng, ilmenit) chiếm tỷ lệ không lớn, còn lại là các mỏ khoáng sản khai thác ở
quy mô nhỏ.
Xét về giá trị tuyệt đối thì các mỏ khoáng sản rắn ở quy mô công nghiệp có số lượng

9



không nhiều so với các mỏ khoáng sản khác, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng
(đá, cát xây dựng, sét gạch ngói…) và chỉ chiếm trên 10% tổng số các mỏ khoáng sản
đang hoạt động trên phạm vi cả nước.Tuy nhiên, các mỏ khoáng sản rắn lại chiến ưu
thế về giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp khai thác mở (trừ dầu khí), giải
quyết được số lượng lớn lao động (chỉ riêng ngành khai thác than thì giá trị tổng sản
lượng đã chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản lượng toàn ngành khai khoáng và giải
quyết công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động thường xuyên).
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác một số loại khoáng sản có mức tăng
trưởng nhanh như than, quặng sắt, titan sa khoáng, chì – kẽm, apatit, nước khoáng, đá
vôi, đá sét sản xuất xi măng và đá làm vật liệu xây dựng. Sản phẩm của ngành khai
khoáng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp trong thời gian qua.
Trong nước đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế mạnh, một số doanh nghiệp
nhà nước có vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành khai thác khoáng sản như:
Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt nam,
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong nước đã ổn
định và phát triển trong lĩnh vực khai khoáng như: Tổng công ty Khoáng sản và
thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần đá Hóa An, Công ty TNHH MTV vật liệu xây
dựng Biên Hòa, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định…
1.2. Quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản
1.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân được Quốc hội nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946, đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, đạo
luật gốc làm cơ sở cho việc ban hành các đạo luật khác. Tài nguyên khoáng sản đã
được khai thác và có những đóng góp lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng
đất nước trong thời kỳ chiến tranh và khôi phục hậu quả chiến tranh. Việc điều chỉnh
các mối quan hệ về khai thác, sử dụng khoáng sản chủ yếu được thực hiện bằng văn
bản của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Dưới yêu cầu thực tế đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, Hội đồng Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về tài nguyên
10


khoáng sản (ngày 28/7/1989).
Đạo luật đầu tiên quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản và hoạt động khoáng sản đã được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 là
Luật khoáng sản. Luật này sau đó được sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 14/6/2005.
Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa và đáp ứng yêu cầu thực tế trong hoạt động quản lý
nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Ngày 17/11/2010, Luật khoáng sản được Quốc
hội khóa XII thông qua. Đây là đạo luật mới nhất quy định việc điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản,
quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải,
vùng tiếp giáp vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Luật
khoáng sản được ban hành như một đạo luật độc lập để điều chỉnh các mối quan hệ
liên quan đến tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
Trải qua 21 năm với 02 lần ban hành, 01 lần sửa đổi một số điều trong luật khoáng sản
đã thể hiện tính phức tạp trong công tác quản lý nhà nước, thực tiễn của việc ban hành
và thi hành các quy định pháp luật đối với tài nguyên khoáng sản là tài sản quan trọng
của quốc gia.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
a. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Luật khoáng sản khẳng định: “Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo,
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý”.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản. Chính phủ phân công các Bộ,
ngành ở Trung ương và giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước về khoáng sản
và hoạt động khoáng sản.

Việc ban hành các văn bản để hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản đã được Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh,

11


thành phố ban hành kịp thời, đồng bộ, cụ thể hóa các quy định của Luật để áp dụng
thống nhất. Pháp lệnh về tài nguyên (1989) có tổng số 54 văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật khoáng sản (1996) có 210 văn bản hướng dẫn thi hành; Luật khoáng sản (sửa đổi,
bổ sung năm 2005) có 153 văn bản hướng dẫn; Luật khoáng sản (2010) số lượng các
văn bản hướng dẫn thi hành luật rút xuống còn 5, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý khoáng sản và khai thác khoáng sản của các Bộ, ngành thuộc Trung ương và
các tỉnh/thành phố áp dụng một cách thống nhất và toàn diện.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan có chắc năng triển khai thực hiện có
trọng tâm và trọng điểm, tổ chức nhiều cuộc kiểm tra liên ngành về lĩnh vực bảo vệ tài
nguyên khoáng sản hoặc về các vấn đề liên quan trong hoạt động khoáng sản như: môi
trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng, nông nghiệp,
xuất khẩu khoáng sản, khai thác khoáng sản trái phép,v.v.
Từ khi luật khoáng sản (1996) có hiệu lực đến tháng 7/2011, các cơ quản quản lý trung
ương (cấp Bộ) đã cấp 460 giấy phép, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hơn 10.000 giấy
phép (đến nay còn khoảng 4.000 giấy phép đang còn hiệu lực) cho các doanh nghiệp
khai thác các loại khoáng sản. Việc phân cấp rõ ràng trong luật khoáng sản đã tạo ra cơ
chế minh bạch và hạn chế trồng chéo trong cấp phép khai thác khoáng sản. Bước đầu
đem lại hiệu quả trong hoạt động quản lý, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
b. Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản gồm doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã. Các
tổ chức này có quy định chức năng khai thác khoáng sản trong quyết định cho phép
thành lập hoặc có trong đăng ký ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định.

Theo thống kê, hiện nay có gần 2.000 tổ chức (doanh nghiệp) đang hoạt động khai
thác khoáng sản trên phạm vi cả nước. Số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động
khai thác khoáng sản làm việc liệu xây dựng chiếm đa số (khoảng 80%). Các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản than đá, apatit, đồng, chì, kẽm, titan, đá vôi xi măng, đá
hoa trắng có quy mô đầu tư lớn, công nghệ khai thác tiên tiến. Còn lại các doanh

12


nghiệp khai thác khoáng sản khác, đặc biệt là khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng
thông thường đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ khai thác lạc hâu, thậm chí khai
thác khoáng sản bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới.
Do đặc thù của các loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khá đa dạng
và phong phú nên việc chấp hành luật khoáng sản cũng không đồng nhất. Từ thực tế
cho thấy, tồn tại chủ yếu của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản:
- Không có dự án đầu tư hoặc dự án đầu tư được lập sơ sài, chưa đúng quy định. Các
thông tin chính về khoáng sản, công nghệ, thị trường và thông tin khác có liên quan sử
dụng để lập dự án đầu tư chưa đầy đủ, thiếu chính xác.
- Nhiều mỏ được đưa vào khai thác nhưng không có kết quả thăm dò, đánh giá trữ
lượng khoáng sản, hoặc kết quả thăm dò chưa đáp ứng đúng yêu cầu theo quy chuẩn
kỹ thuật thăm dò khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, sử dụng tiết
kiệm, hợp lý, có hiệu quả.
- Hoạt động khai thác mỏ không có thiết kế mỏ được thẩm định, phê duyệt theo quy
định. Phần lớn là các mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, các mỏ
khai thác khoáng sản ở quy mô nhỏ.
- Có tình trạng phân chia mỏ thành nhiều khu vực nhỏ cho nhiều doanh nghiệp cùng
khai thác nên dẫn đến tình trạng lãnh phí tài nguyên khoáng sản, khai thác không đảm
bảo an toàn lao động, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
- Phần lớn các lãnh đạo điều hành mỏ chưa được bổ nhiệm đúng về yêu cầu năng lực,
trình độ. Khai thác mỏ chưa đúng thiết kế. An toàn lao động trong khai thác mỏ chưa

tốt.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ báo cáo định kỳ 6 tháng và cuối năm,
lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ kèm theo báo cáo định kỳ gửi các cơ quan quản lý
nhà nước về khoáng sản theo quy định. Khai thác vượt công suất, khai thác ra ngoài
ranh giới theo quy định đã được ghi tại giấy phép khai thác mỏ.
- Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, đất nông nghiệp... trong hoạt động khai

13


thác khoáng sản chưa được thực hiện đầy đủ theo báo cáo đánh giá tác động môi
trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, dán án đóng cửa mỏ.
c. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tồn tại ở nhiều địa phương. Loại khoáng sản
bị khai thác chủ yếu là vàng sa khoáng, thiếc, vonfram, titan sa khoáng, mangan, sắt,
than đá, cát sông suối. Vàng sa khoáng và cát sông suối là các đối tượng bị khai thác
trái phép nhiều trên địa bàn các địa phương trong cả nước. Hoạt động khai thác trái
phép vàng và cát sông suối rất khó kiểm soát, nguyên nhân là do công tác quản lý yếu
kém của chính quyền địa phương (cấp xã, huyện), khoáng sản dễ khai thác bằng
phương pháp thủ công và bán cơ giới, quy định trách nhiệm quản lý chưa rõ ràng và
đồng bộ, thiếu kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản
Luật khoáng sản 2010 đã có nhiều điểm mới, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác
khoáng sản
Thứ nhất, chuyển đổi từ cơ chế “xin – cho” sang cơ chế đấu giá quyền khai thác
khoáng sản. Đây là chính sách nhằm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho các nhà
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực. Việc cấp
quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện trên cơ sở kết quả đấu giá quyền khai thác
khoáng sản nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà

nước. Việc cấp quyền khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá chỉ được thực
hiện ở những khu vực do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
dựa trên các tiêu chí do Chính phủ ban hành và áp dụng thông nhất chung cả nước.
Thứ hai, Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Việc xác định mức thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải căn cứ vào trữ lượng, chất lượng, điều kiện
khai thác khoáng sản và sẽ được chính phủ quy định chi tiết.
Thứ ba, Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác đối
với các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Những khu vực khoáng sản này do
Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố.

14


Hoạt động quản lý khai thác khoáng sản đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, xác
định là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
cũng như của quốc gia. Vì vậy, Luật khoáng sản đã hình thành và phát triển với sự bổ
sung, điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế trong công tác quản lý và điều
hành. Luật khoáng sản đã góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển địa vị nhà
nước pháp quyền trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản. Luật khoáng sản đã
quy định hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức

cá nhân,

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Luật này đã tạo cho cả hệ thống từ cơ quan
quản lý Nhà nước đến người dân tham gia hoạt động khoáng sản xác định mục tiêu:
bảo vệ tài nguyên khoáng sản, khai thác và

sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên

khoáng sản và xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững.

1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nước
trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nước
trên thế giới
a. Kinh nghiệm Philippines:
Khi thế giới đang đứng trước thách thức cạn kiệt tài nguyên và xu thế cạnh tranh toàn
cầu về tài nguyên khoáng sản, nhiều quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển
nhưng có lợi thế về tài nguyên đang trở thành đối tượng để các quốc gia và các tập
đoàn khai khoáng có tiềm lực gây ảnh hưởng và giành quyền khai thác tài nguyên.
Đông Nam Á, khu vực giàu tài nguyên khoáng sản vào loại bậc nhất thế giới, luôn là
đích ngắm của nhiều công ty, tập đoàn khai thác lớn trên thế giới.
Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã bắt đầu tiến hành cùng với việc điều chỉnh luật
và các chính sách liên quan cho ngành công nghiệp khai khoáng để bảo đảm việc duy
trì nguồn tài nguyên của mình cũng như loại bỏ dần vai trò độc tôn của các doanh
nghiệp nước ngoài.
Chính phủ Philippines vừa tuyên bố sẽ nâng thuế khai thác đối với việc khai khoáng
của các công ty nước ngoài. Tương tự nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á,
Philippines là quốc gia có trữ lượng tài nguyên địa chất vào loại nhiều nhất thế giới.

15


×