Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG BỆNH tật và bảo HIỂM y tế CHI TRẢ CHO 5 BỆNH PHỔ BIẾN tại BỆNH VIỆN đa KHOA THÀNH PHỐ sầm sơn, TỈNH THANH HOÁ GIAI đoạn 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.94 KB, 61 trang )

SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ SẦM SƠN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TẬT
VÀ BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ CHO 5 BỆNH PHỔ BIẾN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ SẦM SƠN,
TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2018 - 2019

Nhóm nghiên cứu:
Chủ nhiệm đề tài: BsCKI. Lê Thành Đồng
Các cộng sự: 1. BsCKI. Đinh Công Hưng
2. CNKT. Phạm Thị Tân

THANH HOÁ, NĂM 2020


SỞ Y TẾ THANH HOÁ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ SẦM SƠN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TẬT
VÀ BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ CHO 5 BỆNH PHỔ BIẾN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ SẦM SƠN,
TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2018 - 2019
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KH&SKCTKT
PHÓ GIÁM ĐỐC


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Mai Đình Lân
Lê Thành Đồng

THANH HOÁ, NĂM 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ICD

International Classification of Diseases
(Phân loại bệnh tật theo tiêu chuẩn quốc tế)

KCB

Khám chữa bệnh

TDCN

Thăm dò chức năng


WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Bệnh tật và phân loại...............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa bệnh tật...........................................................................3
1.1.2. Phân loại bệnh tật..............................................................................3
1.2. Mô hình bệnh tật và phương pháp nghiên cứu........................................6
1.2.1. Khái niệm mô hình bệnh tật..............................................................6
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện.............6
1.3. Mô hình bệnh tật trên thế giới và tại Việt Nam.......................................7
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................7
1.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................8
1.4. Bảo hiểm Y tế..........................................................................................9
1.4.1. Định nghĩa.........................................................................................9
1.4.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm Y tế ở Việt Nam............................10
1.5. Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh viện......................................................11
1.5.1. Tổng quan về các phương thức bảo hiểm chi trả cho bệnh viện.....11
1.5.2. Phí dịch vụ.......................................................................................12
1.5.3. Định xuất.........................................................................................14
1.5.4. Đối tượng đóng - mức đóng - tỷ lệ đóng BHYT.............................15
1.5.5. Phạm vi được hưởng BHYT...........................................................18
1.5.6. Qũy BHYT không chi trả:...............................................................18

1.5.7. Mức hưởng BHYT..........................................................................18
1.5.8. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT...........................................23
1.5.9. Xử lý vi phạm..................................................................................25
CHƯƠNG 2....................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................27


2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................27
2.3.3. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu...............................................28
2.3.4. Quy trình thu thập số liệu................................................................29
Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu về chi phí thanh toán cho
bệnh nhân BHYT tại Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn thông
qua phòng phòng Kế hoạch tổng hợp và Tài chính kế toán và của
Bệnh viện. Các số liệu sau khi được Bệnh viện cho phép tiếp cận sẽ
được trích xuất vào biểu mẫu được thiết kế sẵn, nhằm kiểm soát
được chất lượng số liệu...................................................................30
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................30
CHƯƠNG 3....................................................................................................31
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................31
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................31
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tháng của năm 2018.................................31
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................31
3.1.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi..................................................31
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới tính....................................................31
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................31
3.1.4. Phân bố bệnh nhận theo nhóm tuổi và giới tính..............................32

3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và loại thẻ...............................32
3.2. Mô hình bệnh tật điều trị nội trú...........................................................32
3.2.1. Phân bố điều trị nội trú theo chương/ nhóm bệnh ICD-10..............32
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................32
3.2.2. Phân bố điều trị 10 bệnh phổ biến...................................................32
3.2.3. Phân bố điều trị nội trú theo nhóm tuổi và 5 bệnh phổ biến nhất...34


3.2.4. Phân bố điều trị nội trú theo giới tính của 5 bệnh phổ biến nhất tại
bệnh viện.........................................................................................35
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................35
3.3. Chi phí Bảo hiểm Y tế chi trả cho bệnh viện.........................................35
3.3.1. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của 5 nhóm
bệnh phố biển nhất..........................................................................35
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................35
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................36
3.3.3. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của nhóm
bệnh tiêu hóa...................................................................................36
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................37
3.3.4. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của nhóm
Chửa, đẻ và sau đẻ...........................................................................38
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................38
3.3.5. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của nhóm
Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết...............................................39
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................39
3.3.6. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của nhóm
Bệnh của hệ tuần hoàn....................................................................40
(Dạng biểu đồ)...........................................................................................40
3.4. Một số yêu tố liên quan đến chi phí BHYT chi trả cho 5 bệnh phổ biến
tại Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn............................................40

3.4.1. So sánh chi phí Bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của
5 nhóm bệnh phố biển nhất.............................................................40
3.4.2. So sánh chi phí Bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của
5 nhóm bệnh phố biển nhất theo giới..............................................41
3.4.3. So sánh chi phí Bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của
5 nhóm bệnh phố biển nhất theo nhóm tuổi....................................41
3.4.4. So sánh chi phí Bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của


5 nhóm bệnh phố biển nhất.............................................................42
CHƯƠNG 4....................................................................................................43
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................43
Bàn luận dựa trên kết quả nghiên cứu........................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................44
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm cac phương thưc bảo hiểm chi trả cho b ênh vi ên ............................11
Bảng 2.1. Cac biến số/ chỉ số trong nghiên cưu..................................................................28
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân điều trị có sử dụng BHYT theo nhóm tuổi năm 2018........31
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân điều trị có sử dụng BHYT theo giới tính và nhóm tuổi......32
Bảng 3.3. Phân bố nhóm đối tượng Nội trú sử dụng dịch vụ điều trị năm 2018 và 2019 32
Bảng 3.4: 10 bệnh phổ biến điều trị nội trú trong cả năm 2018 và 2019..........................32
Bảng 3.5. Phân bố điều trị nội trú của 5 bệnh phổ biến theo nhóm tuổi trong năm 2018
và 2019.................................................................................................................................34
Bảng 3.6. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của 5 nhóm

bệnh phố biển nhất (đơn vị: đồng).....................................................................................35
3.3.2. Bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019 của bệnh hô hấp..................36
Bảng 3.7. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019.....................36
của nhóm bệnh ho hấp (đơn vị: đồng)..............................................................................36
Bảng 3.8. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019.....................38
của nhóm bệnh tiêu hóa (đơn vị: đồng)............................................................................38
Bảng 3.9. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT trong năm 2018 và 2019.....................38
của nhóm Chửa, đẻ và sau đẻ (đơn vị: đồng)....................................................................38
Bảng 3.10. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của nhóm Bệnh cơ
xương khớp và mô liên kết (đơn vị: đồng)..........................................................................39
Bảng 3.11. Chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT 2018 và 2019 của nhóm Bệnh của hệ
tuần hoàn (đơn vị: đồng).....................................................................................................40
Bảng 3.12. So sanh chi phí của bệnh nhân nội trú có BHYT năm 2018 và 2019 của 5 nhóm
bệnh phố biển nhất (đơn vị: đồng).....................................................................................40
Bảng 3.13. Kiểm định ANOVA 2 chiều để đanh gia tac động của Giới và Năm đối với chi
phi BHYT cho bệnh nhân nội trú năm 2018 và 2019 của 5 nhóm bệnh phố biển nhất theo
giới........................................................................................................................................41
Bảng 3.14. Kiểm định ANOVA 2 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 thang 11
năm 2008 của Quốc hội, Bảo hiểm Y thiều để đanh gia tac động của nhóm tuổi và Năm
đối với chi phi BHYT cho bệnh nhân nội trú năm 2018 và 2019 của 5 nhóm bệnh phố
biển nhất theo nhóm tuổi...................................................................................................41
Bảng 3.15. Kiểm định ANOVA 2 chiều để đanh gia tac động của nhóm bệnh và Năm đối
với chi phi BHYT cho bệnh nhân nội trú năm 2018 và 2019 của 5 nhóm bệnh phố biển
nhất......................................................................................................................................42



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo niên giám thống kê y tế năm 2016, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh

lây nhiễm điều trị tại bệnh viện giảm nhanh từ 59,20% ở năm 1986 xuống
20,79% vào năm 2016, trong khi đó tỷ lệ này có nguyên nhân bởi các bệnh
không lây nhiễm trong cùng khoảng thời gian lại tăng từ 39,00% lên 69,11 %.
Tương tự, cũng trong khoảng thời gian đó, tỷ lệ số ca tai nạn, ngộ độc, chấn
thương tăng từ 1,80% lên 10,10%. Bằng chứng cho thấy Việt Nam đang trải
qua thời kỳ chuyển đổi dịch tễ học, chịu gánh nặng bệnh tật kép từ cả bệnh
lây nhiễm và không lây nhiễm. Trong 5 nhóm bệnh phố biến nhất điều trị tại
bệnh viện, bệnh hệ hô hấp chiếm 17,30%, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
chiếm 9,02%, bệnh hệ tiêu hóa chiếm 9,47%, bệnh hệ tuần hoàn chiếm
10,13% và khối u chiếm 3,76% [1].
Mô hình bệnh tật thay đổi, chuyển từ điều trị các bệnh cấp tính sang các
bệnh mạn tính, yêu cầu tăng chi phí điều trị, là gánh nặng tài chính không chỉ
đối với người bệnh mà còn đối với bệnh viện và bên chi trả thứ ba như Bảo
hiểm Y tế. Năm 2008, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH1 được ban hành đã
tạo điều kiện cho việc mở rộng độ bao phủ Bảo hiểm Y tế, cũng như quy định
cụ thể cơ chế bảo vệ tài chính cho những đối tượng dễ bị tổn thương, bao
gồm: người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi,… nhằm giảm thiểu
mức chi phí y tế mà người dân phải bỏ tiền túi, tránh dẫn đến chi phí thảm
họa [2]. Bệnh viện tuyến huyện/ Trung tâm Y tế tuyến huyện là cơ sở đăng ký
bảo hiểm y tế là nơi tiếp nhận bệnh nhân để khám chữa bệnh tuyến đầu. Theo
thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC của liên bộ hướng dẫn thực hiện
bảo hiểm y tế, quy định các cơ sở y tế tuyến đầu thực hiện khám chữa bệnh
BHYT theo hình thức định suất. Theo hình thức này, quỹ BHYT giao cho cơ
sở y tế một khoản tiền tính theo số đầu thẻ BHYT. Cơ sở y tế có trách nhiệm
quản lý và sử dụng quỹ sao cho hiệu quả, tránh lãng phí. Theo cách này, cơ sở
y tế nào kết dư được quỹ sẽ được hưởng 20%; trong trường hợp vượt quỹ, cơ


2


quan BHXH chỉ thanh toán 60% số tiền vượt quỹ cho cơ sở y tế. Tuy nhiên,
mặt hạn chế của hình thức thanh toán này là bệnh viện nào chủ động kiểm soát
được chi phí điều trị sẽ có lợi, trong khi bệnh viện nào, không kiểm soát được
chi phí sẽ bị phạt, và dẫn tới hành vi kiểm soát chi phí gây ảnh hưởng đến chất
lượng khám chữa bệnh [3], [4], [5], [6]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
(2014). Luật Bảo hiểm Y tế. Luật số: 46/2014/QH13. Quốc hội ban hành Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 [6].
Thông tư liên tịch Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC Quy định thống nhất giá dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên
toàn quốc [7].
Sầm Sơn là thành phố biển thuộc tỉnh Thanh Hoá có tổng diện tích 44,94
km2. Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp thành phố Thanh Hoá; phía
nam giáp huyện Quảng Xương, phía bắc giáp huyện Hoằng Hoá với Sông Mã
là ranh giới tự nhiên. Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn với 10 khoa, 4
phòng chức năng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho 108.320 người
thuộc 8 phường và 3 xã. Để tránh tác động tiêu cực làm giảm chất lượng
khám chữa bệnh của Chính sách BHYT chi trả khoán định suất cho bệnh viện,
Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn luôn chủ động kiểm soát chi phí dựa
trên thông tin chi phí, trong đó thông tin chi trả các bệnh phổ biến được khám
và điều trị tại bệnh viện là cần thiết cho công tác khám chữa bệnh và quản lý
tài chính bệnh viện [8], [9]. Tại tỉnh Thanh Hoá chưa có nghiên cứu nào về
lĩnh vực này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng bệnh tật và bảo
hiểm y tế chi trả cho 5 bệnh phổ biến tại bệnh viện đa khoa thành phố
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018 - 2019” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh tật của bệnh nhân có sử dụng bảo hiểm y tế tại
Bệnh viện đa khoa thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2018 -2019.
2. Mô tả chi phí BHYT chi trả cho 5 bệnh phổ biến nhất tại Bệnh viện đa
khoa thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018 – 2019.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh tật và phân loại
1.1.1. Định nghĩa bệnh tật
- Bệnh ở con người: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động
không bình thường.
- Tật ở con người: là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được
của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên [9].
1.1.2. Phân loại bệnh tật
1.1.2.1. Phân loại theo 3 nhóm bệnh
Theo cách phân loại này bệnh tật được chia thành ba nhóm chính:
-

Bệnh lây nhiễm

-

Bệnh không lây nhiễm

- Tai nạn, ngộ độc, chấn thương.
Cách phân loại này cho ta cái nhìn bao quát, tổng thể mô hình bệnh tật ở
mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nó mang tính chất xác định xu hướng
phát triển của bệnh tật.
Cách phân loại này số liệu đơn giản, tương đối chính xác do số liệu đủ
lớn. Nó rất thích hợp cho việc so sánh giữa các quốc gia, các vùng miền cũng
như có cái nhìn bao quát chung về mô hình bệnh tật của một đất nước, là một
chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùng miền đó. Nó
có tính chất dự báo xu hướng bệnh tật tương lai và giúp chúng ta có cái nhìn

tổng thể để hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô [9], [10].
1.1.2.2. Phân loại theo tỷ lệ mắc cao nhất
Đặc điểm cơ bản của cách phân loại này là đưa ra tên bệnh hoặc nhóm
bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, có thể chia theo từng lứa tuổi tùy vào từng tác giả
hoặc yêu cầu của nghiên cứu.


4

Cách phân loại này đưa ra thứ tự của các bệnh thường gặp cũng như mức
độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, từ đó
có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong của các bệnh đó [9], [10], [11].
1.1.2.3. Phân loại theo ICD – 10
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y
tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua
nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế
bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Bảng phân loại này được tổ chức y tế thế
giới triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983.
Đặc điểm nổi bật của ICD10 là phân loại theo từng chương bệnh, trong
mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh. Từ mỗi nhóm bệnh chia nhỏ thành
các tên bệnh và cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay tính
chất đặc thù của bệnh. Như vậy một bệnh theo ICD được mã hóa bởi 3 ký
tự chính, ký tự thứ 4 mã hóa bệnh chi tiết (không bắt buộc nếu không đủ
điều kiện). Với điều kiện của Việt Nam và một số nước đang phát triển
WHO chỉ yêu cầu mã hóa đến tên bệnh (3 ký tự), các chuyên khoa sâu có
thể vận dụng hệ thống mã hóa 4 ký tự để phân loại chi tiết hơn, phù hợp
với từng chuyên khoa.
Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một mô hình bệnh tât đầy đủ,
chi tiết. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có

cái nhìn bao quát toàn diện và cụ thể về mô hình bệnh tật để từ đó đưa ra các
chiến lược, chính sách, giải pháp thích hợp, đánh giá hiệu quả của các chương
trình chăm sóc sức khỏe đã và đang được triển khai. Nó giúp các bác sĩ lâm
sàng có cái nhìn tổng thể mô hình bệnh tật của đơn vị mình đang công tác.
Với sự trợ giúp của máy vi tính chúng ta có thể dễ dàng xây dựng mô hình
bệnh tật theo các cách phân loại đã trình bày ở trên bởi bản thân ICD10 đã
bao hàm các cách phân loại đó.


5

Phân loại theo ICD giúp người quản lý dễ dàng so sánh, đánh giá mô
hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các bệnh viện, từ đó đưa ra
các đầu tư đúng đắn cũng như các chương trình hành động thiết thực nhằm cải
thiện tình trạng của từng bệnh lý cụ thể, nhất là khi kinh phí chi cho ngành y
tế còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Đây là cách phân loại khá chi tiết, đòi hỏi người làm công tác thống kê
phải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn, cũng như đòi hỏi các bác sĩ lâm
sàng cần có chẩn đoán chính xác, chi tiết. Điều này có thể khắc phục được
bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sĩ lâm sàng và đào tạo, tập
huấn cho những người trực tiếp mã hóa bệnh.
Toàn bộ danh mục được xếp thành hai mươi mốt chương bệnh, ký hiệu
từ chương I đến chương XXI theo các nhóm bệnh. Mỗi chương được phân
chia thành nhiều nhóm. Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các bệnh. Mỗi tên bệnh
lại được phân loại chi tiết hơn theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc
thù của bệnh đó [9], [10], [11].
Bộ mã ICD – 10 gồm 4 ký tự:
- Ký tự thứ nhất (chữ cái): Mã hóa chương bệnh
- Ký tự thứ hai (số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh
- Ký tự thứ ba (chữ số thứ hai): Mã hóa tên bệnh

- Ký tự thứ tư (chữ số thứ ba sau dấu (.): Mã hóa một bệnh chi tiết theo
nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó.
Ví dụ: một bệnh có mã A03.1. Tra cứu theo hệ thống phân loại sẽ được
dịch mã như sau:
A: chỉ chương bệnh I: Bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng.
0: chỉ nhóm bệnh: Nhiễm khuẩn đường ruột
3: chỉ tên bệnh: Lị trực khuẩn do Shigella
1: chỉ tên một bệnh cụ thể: Lị trực khuẩn do Shigella dysenteriae


6

1.2. Mô hình bệnh tật và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là cơ cấu
phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của cộng
đồng đó trong giai đoạn đó. Từ mô hình bệnh tật người ta có thể xác định
được các nhóm bệnh (bệnh) phổ biến nhất; các nhóm bệnh (bệnh) có tỷ lệ tử
vong cao nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt
và lâu dài cho cộng đồng đó. Thống kê bệnh tật và tử vong tại bệnh viện thể
hiện trình độ, khả năng chẩn đoán, phân loại người bệnh theo các chuyên
khoa để đảm bảo điều trị có hiệu quả, thực chất là khả năng đảm bảo phục vụ,
chăm sóc người bệnh của bệnh viện bởi lẽ có phân loại chẩn đoán đúng mới
có thể tiên lượng, điều trị đúng và có hiệu quả kinh tế cao: Giảm tỷ lệ tử vong,
tiết kiệm chi phí thuốc men và các phương tiện khác. Thống kê bệnh tật và tử
vong là đặc thù riêng của ngành y tế và là nội dung quan trọng của quản lý
bệnh tật và tử vong [12].
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu
trữ tại các bệnh viện theo bệnh án mẫu thống nhất toàn ngành y tế.

Có nhiều loại bệnh án khác nhau cho từng chuyên khoa nhưng vẫn đảm
bảo tính thống nhất ở những thông tin chính, thuận lợi cho nghiên cứu. Việc
xây dựng mô hình bệnh tật dựa vào chẩn đoán ra viện hoặc tử vong, theo
những tiêu chuẩn chẩn đoán, sự hỗ trợ của xét nghiệm ... Chẩn đoán này phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn của nhân viên y tế và trang thiết bị phục vụ
chẩn đoán của từng cơ sở y tế.
Độ tin cậy của chẩn đoán trong bệnh viện cao hơn hẳn ngoài cộng đồng
do được các Bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm xác định, với sự hỗ trợ của
các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán khác. Việc theo


7

dõi người bệnh liên tục giúp củng cố chẩn đoán, phát hiện ra các bệnh kèm
theo và đánh giá được hiệu quả điều trị. Các kết quả thống kê thường là hồi
cứu, phụ thuộc bệnh sử của bệnh nhân khi ra viện, phụ thuộc người làm công
tác thống kê ghi chép, sắp xếp mã số, do đó có thể có một số khác biệt về chất
lượng giữa các bệnh án và cách phân loại bệnh tật giữa các bệnh viện trung
ương và địa phương.
Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vât chất, các bệnh viện chỉ có thể tiếp
nhận một số lượng bệnh nhân giới hạn, nhiều bệnh chỉ điều trị ngoại trú nên
mô hình bệnh tật tại bệnh viện không phản ánh hết thực chất tình hình sức
khỏe của nhân dân. Một số bệnh mạn tính có thể được điều trị nhiều đợt trong
năm làm con số thống kê cũng bị ảnh hưởng như các bệnh máu, ung thư...
Nhiều bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa do điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y
tế còn nhiều khó khăn, một lượng không nhỏ bệnh nhân quá nghèo không đủ
điều kiện để nằm viện, tự chữa ở nhà làm cho mô hình bệnh tật ở một số vùng
miền thay đổi mà không phản ảnh được thực chất mô hình bệnh tật chung của
toàn quốc.
Do sự phát triển của xã hội và thay đổi cơ cấu quản lý ngày càng có

nhiều bệnh viện tư, phòng khám tư, nhiều dược sĩ, dược tá tham gia điều
trị tại quầy thuốc của mình kéo theo một lượng lớn bệnh nhân tự mua thuốc
điều trị làm ảnh hưởng tới việc xác định mô hình bệnh tật thực tế [11],
[12, [13].
1.3. Mô hình bệnh tật trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới thường có 3 mô hình bệnh tật:
- Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: Bệnh nhiễm trùng
chiếm tỷ lệ cao.
- Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: Bệnh nhiễm trùng chiếm
tỷ lệ thấp, bệnh mãn tính và không nhiễm trùng là chủ yếu.


8

- Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển: Bệnh tim mạch, đái tháo
đường và bệnh lý người già là chủ yếu.
Mô hình bệnh tật được cụ thể hóa ở các nhóm tuổi, phụ thuộc vào từng
khu vực, có sự khác biệt giữa ghi nhận tại cộng đồng và ghi nhận tại cơ sở
điều trị, và cũng khác biệt giữa các cơ sở điều trị [10], [14].
Chuyên ngành dịch tễ học lâm sàng là một chuyên ngành chuyên sâu
nghiên cứu nội dung này.
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Hội nghị chuyên đề về công tác y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết nếu
như trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay mô hình bệnh tật đã hoàn
toàn thay đổi: chỉ có 27% là các bệnh do vi trùng gây nên, có đến 62% các bệnh
không phải do vi trùng (các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng) [11],[12].
Mô hình bệnh tật nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và không
nhiễm trùng, bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Xu hướng bệnh không nhiễm
trùng và mãn tính ngày càng cao. Nguyên nhân biến đổi này là:

- Phát triển xã hội với xu thế công nghiệp hóa tạo ra nhiều ngành nghề
và đó là các bệnh nghề nghiệp; đô thị hóa làm tăng tai nạn giao thông, các
tai nạn lao động, sinh hoạt chấn thương và ngộ độc. Sự buông lỏng quản lý
gây các bệnh ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm. Ô
nhiễm môi trường gia tăng các bệnh ung thư, bụi phổi, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính.
- Thống kê của WHO thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam đã tăng
nhiều, do vậy tỷ lệ bệnh tim mạch, thoái hóa khớp cũng tăng.
Mức sống người dân càng cao làm cho các bệnh đái tháo đường, tim
mạch, tăng huyết áp gia tăng. Hội chứng chuyển hóa và tai biến mạch não,
mạch vành cũng tăng theo. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã giảm
nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng tình hình lao và bạn đồng hành
HIV/AIDS tiếp tục gia tăng. Bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến [15].


9

Theo thống kê Bộ y tế [1], [13]:
- Tình hình các bệnh lây nhiễm đã giảm rõ rệt, dân số đang lão hóa
nhanh; những bệnh lây nhiễm mới như HIV/AIDS và các loại dich bệnh mới
tiềm tàng như cúm gia cầm, Cúm A H5N1 và Cúm A H1N1 (2009) và hiện tại là
đại dịch Covid-19 có khả năng tác động mạnh tới xu hướng này trong 5 – 10
năm tới.
1.4. Bảo hiểm Y tế
1.4.1. Định nghĩa
Cuộc sống luôn gắn liền với rủi ro và rủi ro luôn gắn liền với tổn thất tài
chính. Sợ rủi ro và tìm biện pháp giảm thiểu rủi ro là hành vi và nhu cẩu của
con người. “Bảo hiểm” là sản phẩm cung giúp giảm thiểu rủi ro. Người được
bảo hiểm chi trả trước một khoản tiền chia đều theo thời gian để được hưởng
một dịch vụ nào đấy, mà người ta không dự đoán được khi nào sẽ sử dụng (có

thể không bao giờ sử dụng) nhưng khi sử dụng thì tránh được chi phí lớn vì sẽ
do bên thứ ba chi trả. Khi người đóng bảo hiểm cần sử dụng loại dịch vụ đó,
cơ quan bảo hiểm sẽ thay mặt họ thanh toán cho người cung ứng dịch vụ. Xã
hội càng phát triển thì các hình thức bảo hiểm càng phong phú. Ví dụ, người
ta có thể mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm nhà cửa, thậm chí bảo hiểm tài sản,
tiền bạc,...
Theo Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008
của Quốc hội, Bảo hiểm Y tế được định nghĩa là hình thức bảo hiểm bắt buộc
được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện [2].
Cơ quan bảo hiểm có thể là cơ quan nhà nước hay tư nhân, có thể hoạt
động không lợi nhuận hay có lợi nhuận. Người tham gia bảo hiểm có thể tự
nguyện hay bắt buộc tuỳ theo loại bảo hiểm. Khác với một số loại hình bảo
hiểm như bảo hiểm về hàng hoá, tài sản thông thường, BHYT mang tính


10

chính trị và xã hội. Tính chất xã hội biểu hiện ở chỗ, gánh nặng tài chính cho
chăm sóc sức khoẻ thường ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương trong
xã hội nhiều hơn so với các nhóm khác.
Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức các thành viên trong một tổ chức,
cộng đồng nào đó, dù muốn hay không cũng phải mua BHYT, với một mức
phí qui định. Để đảm bảo độ bao phủ cao, bao giờ cũng phải áp dụng chế độ
bảo hiểm y tế bắt buộc. Bảo hiểm y tế tự nguyện là các cá nhân được quyền
quyết định mua hay không mua BHYT.
Bảo hiểm y tế tư nhân vì lợi nhuận là trường hợp mệnh giá, quyền lợi
của người tham gia bảo hiểm sẽ thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân
người tham gia bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm tư nhân do hoạt động vì
lợi nhuận nên quyết định mệnh giá dựa trên tình trạng sức khoẻ của từng

thành viên mua bảo hiểm chứ không phải tình trạng sức khỏe chung của cộng
đồng. Thường những người khá giả mới áp dụng hình thức bảo hiểm này vì
họ sẽ được nhận mức bảo hiểm cao khi họ đóng bảo hiểm nhiều.
Bảo hiểm y tế nông thôn hay còn gọi là bảo hiểm y tế cộng đồng. Tự mỗi
cộng đồng (có thể tổ chức theo đơn vị hành chính xã hay huyện) đề ra mệnh
giá, hình thức, mức độ và cách thức bảo hiểm để cả cộng đồng thưc hiện.
1.4.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm Y tế ở Việt Nam
Luật Bảo hiểm y tế 2008 và các văn bản dưới luật, Luật bảo hiểm Y tế
sửa đổi 2014 đã tạo nên khung pháp lý hoàn thiện hướng dẫn triển khai và
thực hiện BHYT ở Việt Nam. Đối tượng tham gia BHYT từng bước được mở
rộng, quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng và
bảo đảm. Người nghèo, đối tượng chính sách xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi đã
được Nhà nước cấp BHYT nên sự tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này
đã được cải thiện rõ rệt. Tới hết năm 2019, trên phạm vi cả nước, đã có hơn
84,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Từ chỗ cả nước có 29 địa phương có


11

tỷ lệ bao phủ BHYT dưới 65% dân số, đến cuối năm 2019, địa phương thấp
nhất đã đạt 78% dân số. Tỷ lệ bao phủ chung của cả nước đạt 89,6% dân số,
vượt 1,6% so với kế hoạch được giao [16],[17].
1.5. Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh viện
1.5.1. Tổng quan về các phương thức bảo hiểm chi trả cho bệnh viện
Phương thức bảo hiểm y tế chi trả chi phí dịch vụ bệnh viện là cách
thức để ngân sách từ quỹ bảo hiểm hoàn trả phần chi phí của bệnh viện đã tiêu
tốn cho hoạt động cung cấp dịch vụ y tế. Mỗi phương thức hoàn phí đều có
những ưu điểm, hạn chế và có ảnh hưởng khác nhau đến tính hiệu quả sử
dụng nguồn lực, chất lượng dịch vụ được bệnh viện cung cấp và mức độ sử
dụng dịch vụ của người dân [18], [19], [20], [21], [22].

Bảng 1.1. Đặc điểm các phương thức bảo hiểm chi trả cho bệnh viện
Hê thống

Căn cứ cho

Ưu điểm

Hạn chế

chi trả
Quỹ theo

việc chi trả
Các dịch vụ /

Cho phép quản lý tập

dòng ngân

quy trình dịch

trung cao

sách

vụ trong khoảng

Khoán tổng

thời gian cụ thể

Các dịch vụ

Cho tính năng động

Nguy cơ hạn chế thái

quỹ

hoặc các trường

cao

quá dịch vụ cần thiết

Phí theo dịch

định
Quy trình và

Thúc đẩy năng suất

Gia tăng lạm dụng dịch

vụ

dịch vụ đơn lẻ

cung cấp dịch vụ nói

vụ gây lãng phí nguồn


chung (đặc biệt là dịch

lực

vụ có lợi nhuận lớn)

Không hỗ trợ kiểm soát

Hiệu quả thấp

hợp (bất kỳ loại
nào) trong một
giai đoạn xác


12

Định xuất

Tất cả các dịch

Tăng hiệu quả thông

gia tăng chi phí y tế
Chuyển gánh nặng hành

vụ y tế cho một

qua tiết kiệm dịch vụ


chính và rủi ro tài chính

người cho một

và loại bỏ lạm dụng

sang phía bệnh viện –

giai đoạn cụ thể, dịch vụ do bên cung

Nguy cơ vỡ quỹ lớn

thường là 1 năm

cấp

Nguy cơ hạn chế thái

Chi trả trọn

Từng trường

Tăng hiệu quả thông

quá dịch vụ cần thiết
Yêu cầu chi phí đầu tư

gói theo


hợp bệnh cụ thể

qua tiết kiệm dịch vụ

cho xây dựng mức phí

trường hợp

và loại bỏ lạm dụng

và cập nhật liên tục

bệnh

dịch vụ do bởi bên
cung cấp
Hai hình thức bảo hiểm y tế hiện đang áp dụng chi trả cho dịch vụ bệnh

viện ở Việt Nam là phí dịch vụ và định xuất [16].
1.5.2. Phí dịch vụ
Cơ sở cho phương thức thanh toán theo dịch vụ là phí (hoặc phần phí)
cung cấp dịch vụ được chi trả (trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ hoặc
BHYT) theo từng dịch vụ đơn lẻ mà bệnh viện đã cung cấp theo mức phí ấn
định được xác lập bởi cơ quan quản lý việc cung cấp dịch vụ. Ưu điểm nổi bật
nhất là cơ chế này thúc đẩy năng suất cung cấp dịch vụ bệnh viện và xa hơn là
thúc đẩy công suất hoạt động của cả hệ thống cung cấp dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, bằng chứng ở nhiều nước khác nhau cho thấy rõ ràng là
phương thức phí theo dịch vụ khuyến khích nhà cung cấp dịch vụ cung cấp
dịch vụ quá mức cần thiết vì động cơ lợi nhuận [18], [21]. Phương thức này
còn được xem là nguyên nhân cơ bản hàng đầu dẫn đến tình trạng bội chi quỹ

BHYT hiện nay. Chi phí hành chính cho hệ thống thanh toán phí dịch vụ trực
tiếp là rất cao [16].
Các nước châu Á và châu Phi đã sử dụng phương thức này lúc bắt đầu
các công việc thực hiện thanh toán cho bệnh viện. Phương thức này phản ánh


13

chính xác hơn thực sự mà các bệnh viện thực hiện và các nguồn lực đã tiêu
hao so với phương thức phân bổ theo dòng ngân sách, do đó các nhà cung cấp
có động cơ làm việc nhiều giờ hơn và/hoặc cung cấp nhiều dịch vụ hơn.
Phương pháp chi trả theo phí dịch vụ được cho là cải thiện tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế cho các khu vực xa xôi (chẳng hạn như các khu vực nông
thôn ở Philippines), cho các nhóm người nghèo như ở Campuchia và Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, và cho các dịch vụ ưu tiên (Cộng hòa Séc, Đan
Mạch, Haiti, Vương quốc Anh) [19].
Ở Việt Nam, ngay từ 1995, Việt Nam cho phép các cơ sở y tế công lập
thu một phần viện phí cho các dịch vụ y tế để đảm bảo bù chi phí. Luật Bảo
hiểm Y tế Việt Nam quy định “Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa
trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được
sử dụng cho người bệnh”. Cơ sở bảo hiểm y tế chi trả chi phí cho bệnh viện
dựa trên khung viện phí. Các khung viện phí ban hành theo chính sách theo
thời gian bao gồm [23], [24], [25], [26], [27]:
- Khung viện phí theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995
hướng dẫn thực hiện về thu một phần viện phí
- Khung viện phí theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTCBLĐTB&XH về việc thu một phần viện phí do Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, để bổ sung thông tư liên bộ số
14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên bộ Y tế - Bộ Tài chính - Lao động Thương
binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một
phần viện phí

- Khung viện phí theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC
ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Khung viện phí ban hành
kèm theo Thông tư 04 có quy định mức giá trần cho LMB và điều trị TNT tại


14

các cơ sở y tế công lập.
1.5.3. Định xuất
Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám
bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian
nhất định.
Trong phương thức định suất, nhà cung cấp dịch vụ được trả một khoản
nhất định trên một đầu người tham gia bảo hiểm có đăng ký dịch vụ tại cơ sở
cung cấp dịch vụ đó. Ngân sách trả trước này được sử dụng để trang trải chi
phí cho các dịch vụ trong gói đã thỏa thuận trong một khoảng thời gian xác
định (thường là 1 năm). Định xuất thường được áp dụng cho các nhà cung cấp
dịch vụ trong phạm vi các quỹ bảo hiểm y tế. Vì động cơ của định suất là hạn
chế chi phí, theo đó định suất có thể khuyến khích các nhà cung cấp trong
việc cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất để có được lợi nhuận thông qua kiểm soát
chi phí và hạ giá thành dịch vụ.
Định suất thiếu yếu tố khuyến khích cải tiến và cung cấp dịch vụ với
chất lượng cao vì nhà cung cấp đã được chi trả một lượng ổn định cho mỗi
thành viên tham gia quỹ đó. Phương thức hoàn phí theo định suất cũng đặt ra
yêu cầu về thông tin chi phí dịch vụ với khả năng dự báo/ ước tính ngân sách
một cách chính xác, và các yêu cầu về năng lực kỹ thuật quản lý và tài chính.
Phương thức này không thích hợp cho việc bao phủ các dịch vụ được chi trả
trực tiếp ở người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu hay người không có BHYT.

Từ tháng 9/2010, Bảo hiểm xã hội VN triển khai thí điểm việc thanh
toán theo định suất tại các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu.
Phương thức này được đánh giá là tạo sự chủ động cho các BV trong điều
hành ngân sách, kiểm soát quỹ BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét
nghiệm để tiết kiệm chi phí KCB và nâng cao chất lượng KCB. Nhưng thực


15

tế, tình trạng bội chi quỹ diễn ra tại nhiều cơ sở KCB. Trong thực tế điều kiện
ở Việt Nam khi bộ phận người sử dụng dịch vụ trả phí trực tiếp còn chiếm đa
số và tiền thu từ viện phí là phần ngân sách chủ yếu của bệnh viện thì phương
thức định suất chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu [28], [29].
1.5.4. Đối tượng đóng - mức đóng - tỷ lệ đóng BHYT
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên…; cán bộ, công
chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
theo quy định của pháp luật. (sau đây gọi chung là người lao động) làm
việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức đóng 4,5% tiền lương hàng
tháng, lương theo ngạch bậc, hợp đồng.., trong đó người lao động đóng
1,5%, người chủ sử dụng lao động đóng 3%. Đóng theo tháng, tại cơ quan,
đơn vị, nơi làm việc.
2. Nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị
dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; đối
tượng nghỉ hưởng chế độ thai sản.
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm

xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
đ) Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số
206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính
sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe
nay già yếu phải thôi việc.
Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, trợ cấp, lương cơ sở do Quỹ
BHXH đóng hàng tháng.


16

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Lực lượng vũ trang, cơ yếu..;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng
tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp
hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh:
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, không
phân biệt hộ khẩu thường trú);
f) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
g) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã
đảo, huyện đảo theo quy định;
h) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ
hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;Thân nhân của
người có công với cách mạng còn lại khác.

i) Thân nhân của các đối tượng lực lượng vũ trang, cơ yếu..;
k) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
l) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ
ngân sách của Nhà nước Việt Nam;
m) Người phục vụ người có công với cách mạng theo quy định.
Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, trợ cấp, lương cơ sở do Ngân
sách nhà nước đóng hàng tháng.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;


×