Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

KHẨU PHẦN ăn và TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của TRẺ dưới 24 THÁNG TUỔI tại một số xã ở HUYỆN MAI sơn, sơn LA năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.93 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ Y TẾ

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN QUYỀN AN

KHẨU PHẦN ĂN VÀ TÌNH TRẠNG DINH
DƯỠNG
CỦA TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ

Ở HUYỆN MAI SƠN, SƠN LA NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017


HÀ NỘI – 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ Y TẾ

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN QUYỀN AN

KHẨU PHẦN ĂN VÀ TÌNH TRẠNG DINH


DƯỠNG
CỦA TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ

Ở HUYỆN MAI SƠN, SƠN LA NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trịnh Bảo Ngọc

HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Bộ môn
Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, cùng toàn thể các thầy cô
giáo Trường Đại học Y Hà Nội.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn Tiến sĩ Trịnh Bảo Ngọc – Giảng viên Bộ môn
Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, giảng viên đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chính đã hết lòng
giúp đỡ dạy bảo em trong quá trình xử lí số liệu để thực hiện
khóa luận này.
Để thực hiện khóa luận này, em cũng không thể không
nhắc đến và biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa
phương huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thu thập số liệu tại

địa phương.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc và chân
thành nhất tới bố mẹ, anh chị em và bạn bè, những người đã
luôn ở bên động viên, giúp đỡ em, cùng em chia sẻ những khó
khăn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
này.
Hà Nội, ngày tháng năm
2017
Sinh viên
Trần Quyền An


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Trường Đại Học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường
Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trường Đại học Y Hà Nội
- Hội đồng chấm khóa luận
Em xin cam đoan khóa luận này do em thực hiện. Các kết
quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được đăng
tải trên bất cứ tài liệu khoa học nào.
Hà Nội,
ngày......tháng......năm 2017
Sinh viên

Trần Quyền An



CHỮ VIẾT TẮT

CC/T

: Chiều cao/tuổi

CN/CC

: Cân nặng/chiều cao

CN/T

: Cân nặng/tuổi

LTTP

: Lương thực thực phẩm

SDD

: Suy dinh dưỡng

TCBP

: Thừa cân béo phì

TCYTTG


: Tổ chức Y tế thế giới

TTDD

: Tình trạng dinh dưỡng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Khẩu phần ăn của trẻ...............................................................................3
1.2. Tình trạng SDD của trẻ em hiện nay.......................................................4
1.2.1. Một số khái niệm về dinh dưỡng......................................................4
1.2.2. Tình hình SDD trên thế giới..............................................................5
1.2.3. Tình hình SDD ở Việt Nam...............................................................7
1.3. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng........................................9
1.3.1. Nguyên nhân SDD thấp còi..............................................................9
1.3.2. Hậu quả của SDD............................................................................14
1.4. Phương pháp đánh giá...........................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................17
2.1.1. Địa điểm..........................................................................................17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả........................17
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................17
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu:..................................................................18
2.3.4. Cách chọn:......................................................................................18
2.3.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................19

2.3.6. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................20
2.3.7. Sai số và cách khắc phục.................................................................23
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................23


2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................24
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................................24
3.2. Đánh giá khẩu phần trẻ dưới 24 tháng tuổi...........................................25
3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi................................34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................39
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................39
4.2. Khẩu phần của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 2 xã Chiềng Mung và Mường
Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016........................................39
4.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 2 xã Chiềng Mung
và Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016......................42
4.3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân............................................................42
4.3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi...........................................................44
4.3.3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm..........................................................46
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Đánh giá SDD theo Z – Score.....................................................15


Bảng 1.2.

Đánh giá TCBP theo Z – Score...................................................15

Bảng 3.1.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................24

Bảng 3.2.

Mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của trẻ 6-23 tháng tuổi.....25

Bảng 3.3.

Số lượng trung bình mỗi nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn
của trẻ dưới 24 tháng tuổi theo vùng địa lí.................................26

Bảng 3.4.

Số lượng trung bình mỗi nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn
của trẻ dưới 24 tháng tuổi theo dân tộc.......................................27

Bảng 3.5.

Thành phần giá trị dinh dưỡng của khẩu phần trẻ nhóm tuổi từ 611 tháng tuổi................................................................................28

Bảng 3.6.

Thành phần giá trị của khẩu phần trẻ nhóm tuổi từ 12-23 tháng
tuổi..............................................................................................30


Bảng 3.7.

Đặc điểm cân đối khẩu phần của trẻ 6-11 tháng tuổi..................32

Bảng 3.8.

Đặc điểm cân đối khẩu phần của trẻ 12-23 tháng theo chỉ số
CN/T............................................................................................34

Bảng 3.9.

Chỉ số Z-Score trung bình của trẻ...............................................37

Bảng 3.10. Cân nặng trung bình và chiều cao trung bình của trẻ..................38
Bảng 4.1.

Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng cả 3 thể của một số nghiên cứu và số
liệu điều tra, thống kê của VDD..................................................42

Bảng 4.2.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ <24 tháng tuổi theo một
số nghiên cứu..............................................................................44

Bảng 4.3.

SDD thấp còi theo nhóm tháng tuổi so với nghiên cứu khác......45



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam.....7
Biểu đồ 1.2: Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt
Nam.............................................................................................8
Biểu đồ 1.3: SDD thấp còi theo nhóm tuổi (tháng) tại Việt Nam, 2006..........9
Biểu đồ 1.4: Mối liên quan giữa năng lượng đạt được so với nhu cầu và SDD
thấp còi......................................................................................12
Biểu đồ 3.1: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi....................34
Biểu đồ 3.2: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi....................35
Biểu đồ 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi theo chỉ số
CN/CC.......................................................................................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng học đã hình thành như một ngành khoa học
độc lập từ giữa thế kỉ XIX và trong thế kỉ XX đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Nhiều Nhà khoa học gọi thế kỉ XX là thế
kỷ “lớn” của dinh dưỡng. Trải qua nhiều năm cho đến nay tuy
đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng “dinh dưỡng” vẫn
là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia,
nhất là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Dinh dưỡng những năm đầu đời của trẻ có vai trò quan
trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sau này, nó
còn ảnh hưởng đến bệnh tật của trẻ. Do đó tỷ lệ SDD trẻ em
dưới 5 tuổi hiện nay được coi là một trong những chỉ tiêu quan
trọng bậc nhất phản ánh về mặt chất lượng cuộc sống xã hội,
nhằm đánh giá tiềm năng của các nước nghèo cũng như các

quốc gia đang phát triển.
SDD ở trẻ em là vấn đề sức khỏe cộng đồng luôn được các
quốc gia quan tâm. Năm 2011 toàn cầu ước tính có 165 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi (26%) thấp còi (chiều cao/tuổi) và hơn 90%
trẻ thấp còi sống ở Châu Phi và Châu Á. Trẻ em dưới 5 tuổi
nhẹ cân (cân nặng/chiều cao) khoảng 101 triệu (16%) và còi
cọc khoảng 52 triệu (8%) trong đó 70% trẻ em còi cọc sống ở
Châu Á hầu hết là vùng Trung – Nam Á [1].
Ở Viêt Nam, theo kết quả cuộc tổng điều tra dinh dưỡng
năm 2014 cho thấy: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (CN/T) là 14,5% ,
tỷ lệ SDD thể thấp còi (CC/T) là 24,9% và tỷ lệ SDD thể gầy
còm là 6,8%, tỷ lệ này tăng 0,2% với năm 2011. Trẻ ở những
vùng địa lý khác nhau có tỷ lệ SDD khác nhau, vùng nông


2

thôn có tỷ lệ SDD cao hơn thành thị. Tỷ lệ SDD cũng khác
nhau theo vùng dân tộc, trẻ dân tộc Kinh có tỷ lệ suy dinh
dưỡng thấp hơn so với các dân tộc ít người [2].
Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng, trẻ em là đối tượng
dễ mắc nhiều bệnh, điều đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ, như nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính, ỉa chảy, nhiễm trùng, giun sán,… Một số bệnh
có thể để lại hậu quả lâu dài đối với trẻ về thể chất cũng như
sự phát triển trí tuệ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng dinh dưỡng
và bệnh tật của trẻ em nhưng nguyên nhân có tính chất quyết
định là do sự nghèo khổ, khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý,
trình độ dân trí thấp, bà mẹ thiếu những kiến thức chăm sóc

trẻ. Đặc điểm SDD ở trẻ em Việt Nam là trẻ bị SDD từ rất sớm,
ngay từ tuổi đầu tiên, tăng nhanh và cao ở năm tuổi thứ 2 và
thứ 3, sự quản lý chăm sóc trẻ ở cộng đồng còn chưa đầy đủ.
Các quốc gia trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế đã có
nhiều dự án phòng chống SDD cho trẻ em, trong đó việc tăng
cường chất lượng thức ăn bổ sung và cho trẻ ăn bổ sung hợp
lí cũng góp phần làm giảm SDD ở trẻ em từ 24-60 tháng tuổi
…[3],[4] , giải quyết được vấn đề này ở cộng đồng sẽ là một
trong những biện pháp góp phần làm giảm tỷ lệ SDD sớm ở
trẻ em.
Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2013 thì tỷ
lệ SDD thể nhẹ cân và thấp còi của Sơn La, một tỉnh miền núi
phía Bắc là 22,1% và 34,7%, cao hơn nhiều so với trung bình
cả nước là 15,3% và 25,9% [5].
Sơn La là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống chủ
yếu là Thái, H’mông và Mường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các


3

thể nhẹ cân, thấp còi, gày còm của trẻ em dân tộc Thái là
28,4%, 40,6% và 11%. Tỷ lệ tương ứng này ở tren em dân tộc
H’Mông còn cao hơn (33,9%, 55,1%, and 7,2%).
Để có những số liệu cụ thể, chi tiết và sâu hơn làm cơ sở
cho các nghiên cứu tiếp theo, đề tài: “Khẩu phần ăn và tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một
số xã ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La” được tiến hành với
hai mục tiêu sau:
1.


Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 2
xã Chiềng Mung và Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La năm 2016.

2.

Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng
tuổi tại 2 xã Chiềng Mung và Mường Bon, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La năm 2016.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Khẩu phần ăn của trẻ
Để khẩu phần ăn của trẻ cân đối hợp lý cần có đủ đại diện
của 4 ô trong hình vuông thức ăn với tỉ lệ thích hợp.
Nhu cầu năng lượng của trẻ từ 1-3 tuổi như sau:
Trẻ 1 – 3 tháng: nhu cầu 120 kcal/kg thể trọng/ ngày
Trẻ 4 – 9 tháng: nhu cầu 110 kcal/kg thể trọng/ ngày
Trẻ 10 – 12 tháng: nhu cầu 100 kcal/kg thể trọng/ ngày
Trẻ 1 – 3 tuổi: nhu cầu 95 kcal/kg thể trọng/ngày
Nhu cầu Protein đối với trẻ từ 3,5 – 4 g/kg thể trọng, trong
đó cần có 50% Protein có nguồn gốc động vật. Đối với Lipid


4

không nên quá 35% nhu cầu năng lượng khẩu phần, Glucid
khoảng 50% - 60% tổng số năng lượng khẩu phần [6].
Với trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi cần có chế độ ăn riêng và ăn
những thức ăn mềm (nghiền nát, nấu nhừ, …). Ngoài ra, việc

cho trẻ ăn đúng cách cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển bộ
máy tiêu hóa trẻ do thời kỳ này các phản xạ ăn uống mới hình
thành, chưa được hoàn thiện, bất kỳ một tác động không tốt
nào trong quá trình ăn uống đều không có lợi cho bộ máy tiêu
hóa của trẻ, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Dự trữ năng lượng của trẻ hầu như không có, trẻ chóng
đói, có thể dẫn đến mệt lả, hạ đường huyết nên cho trẻ ăn
nhiều bữa khoảng 4 bữa mỗi ngày và mỗi bữa cách nhau 3
giờ. Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người,
việc đảm bảo bữa ăn hợp lý, giàu chầt dinh dưỡng đóng vai
trò quan trọng cho quá trình phát triển về thể chất , trí tuệ và
tinh thần của trẻ, ngược lại dinh dưỡng không tốt sẽ có ảnh
hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Dinh
dưỡng hợp lý là nên móng của sức khỏe.
Việt Nam những năm trở lại đây, nên kinh tế đã có nhiều
thay đổi, đời sống nhân dân tốt hơn, phần lớn các gia đình có
đủ LTTP đảm bảo cuộc sống, vấn đề sức khỏe trẻ em cũng
được quan tâm nhiều hơn, nhưng khẩu phần ăn của trẻ vẫn bị
thiếu về số lượng cũng như chất lượng.
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Phú, Trịnh Bảo Ngọc và
cộng sự về khẩu phần thực tế của trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã
Hoàng Tây và Nhật Tân huyện Kim Bảng thấy nhu cầu năng
lượng cho trẻ chỉ đạt 60% - 70% so với nhu cầu đề nghị [7].


5

Theo nghiên cứu của Hà Huy Khôi, những trẻ không được
bú sữa mẹ hoặc thiếu thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3,8
lần so với trẻ được bú sữa mẹ, những trẻ ăn sam quá sớm

( dưới 2 tháng ) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ ăn sam sau
3 tháng 2,1 lần [8].
Nghiên cứu của Phạm Thúy Hòa và cộng sự về khẩu phần
ăn thực tế của trẻ ở một số vùng nông thôn miền Bắc cho
thấy khẩu phần ăn của trẻ còn thiếu nhiều về số lượng theo
nhu cầu đề nghị của Viện Dinh Dưỡng, hàm lượng Protein,
Vitamin A-B1-C, Sắt trong khẩu phần đều không đạt [9].
Ngoài ra chế độ ăn kiêng của mỗi bà mẹ dẫn tới sự thiếu
hụt năng lượng của sữa, trẻ bị thiếu chất, việc bổ sung những
thức ăn giàu chất dinh dưỡng phần nào cải thiện những thiếu
hụt về năng lượng cũng như các Vitamin và muối khoáng mà
sữa mẹ không đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
1.2. Tình trạng SDD của trẻ em hiện nay
1.2.1. Một số khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng: là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân
đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn
vẹn, tăng trưởng của cơ thể đảm bảo chức năng sinh lý và tham
gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Tình trạng dinh dưỡng: Là tập hợp các đặc điểm về chức
phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay
nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình,
thu nhập gia đình, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác


6

chăm sóc sức khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao động của
bà mẹ .v.v.

TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và
tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc
thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc có vấn
đề dinh dưỡng hoặc cả hai.
Suy dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể thiếu Protein, năng
lượng và các chất dinh dưỡng.
SDD hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức
độ khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất, tinh thần và vận động của trẻ. Tùy theo sự thiếu hụt các
chất dinh dưỡng mà SDD biểu hiện ở các thể, các hình thái
khác nhau.
1.2.2. Tình hình SDD trên thế giới
Theo TCYTTG, năm 1990 ước tính có khoảng 500 triệu trẻ
em bị thiếu dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu trong đó châu Á
có khoảng 120 triệu trẻ em chiếm 44%, tại hội nghị dinh
dưỡng toàn cầu (12/92) họp ở Roma ước tính có 20% dân số
các nước đang phát triển lâm vào cảnh thiếu đói, 192 triệu trẻ
em SDD protein- năng lượng, phần lớn dân ở các nước đang
phát triển bị thiếu các vi chất (40 triệu người thiếu vitamin A
gây khô mắt mù lòa, 2000 triệu người thiếu sắt gây thiếu
máu), 19% trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g (6% ở các nước
phát triển), 120/1000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong liên quan tới SDD
(20/1000 ở các nước đang phát triển). Thống kê tỷ lệ SDD qua
các cuộc điều tra quốc gia từ 1980-1992 của 79 nước đang
phát triển cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD là 35,8%, tỷ lệ trẻ còi cọc


7

là 42,7% và tỷ lệ trẻ em gầy còm là 9,2%, trong đó châu Á có

tỷ lệ cao nhất so với các châu lục khác (42% trẻ SDD; 47,1%
trẻ còi cọc; 10,8% trẻ gầy còm) [10].
Theo thống kê của UNICEF năm 1998, ở các nước trong
khu vực Đông Nam Á còn một số nước có tỷ lệ SDD khá cao
như Lào (40%), Campuchia (52%), Indonesia (34%). Nghiên
cứu WHO cho thấy tỷ lệ tử vong rất thấp ở các nước phát triển
còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ tử vong cao gấp từ 30-40
lần. Cũng tại hội nghị Dinh dưỡng quốc tế Roma (12/92) báo
động tỷ lệ SDD còn tăng cao ở nhiều nước châu Phi, châu Á,
châu Mỹ La Tinh, khu vực Caribe. Năm 1998 khi tổng kết số
liệu của 61 quốc gia, Đông Nam Á có tỷ lệ SDD giảm nhanh
nhất (0,9%/năm ) [11]

Hình 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ ở các
nước đang phát triển
(Nguồn: UNICEF, 2013[12])
Hình 1.1 trên đây trình bày sự phân bố về tỷ lệ thấp còi ở
các nước đang phát triển theo số liệu ở các mức độ thấp,


8

trung bình, cao và rất cao: <20%, 20–29%, 30–39%,

40%.

Hình trên cũng cho thấy tỷ lệ thấp còi rất cao ở nhiều nước
thuộc tiểu vùng Sahara, Trung Nam Á và Đông Nam Á. Hầu
hết các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Carribe có tỷ lệ thấp
hoặc ở mức trung bình [12]. Báo cáo của WHO mới đây nhất

cũng công bố, trong số 156 triệu trẻ bị SDD thấp còi trên toàn
cầu (chiếm 23% tổng số trẻ dưới 5 tuổi), thì riêng châu Phi
chiếm khoảng 60 triệu và khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng
59 triệu (tương đương 38% và 33% số trẻ ở khu vực đó) [13].
1.2.3. Tình hình SDD ở Việt Nam
SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức
quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế
xã hội. Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam được đánh giá
là quốc gia thành công trong việc giảm nhanh tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em nói chung và suy dinh dưỡng thấp còi nói riêng,
nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện vẫn còn ở mức cao.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ
56,5% năm 1990 xuống còn 36,5% năm 2000, giảm khoảng
20% trong vòng một thập kỷ và cũng có xu hướng giảm
nhanh hơn ở độ SDD nặng hơn. Năm 2009, tỷ lệ này còn
31,9% [14], và đến năm 2014 còn 24,9% [15], tuy vậy hiện
vẫn mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO.


9

Biểu đồ 1.1: Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5
tuổi của
Việt Nam [16]
(Nguồn: Số liệu thống kê VDD, 2016)

40
3533
30


Thấp còi

Thấp còi độ 1

32 30.7
29.6

Thấp còi độ 2

33.9 32.6
31.9
31.9

29.3

27.5

25
21.5

Tỷ lệ (%)

20.6 19.9
18.8 19.2 19.2 18.6 18.1 18.8
14.7 14 13.8
16.1
15
11.5 11.4 10.8 10.8 12.7
10.5 11.4
20


10
5

0
2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Năm

Biểu đồ 1.2: Diễn biến tình trạng SDD thấp còi của trẻ
dưới 5 tuổi



10

ở Việt Nam
(Nguồn: Số liệu thống kê VDD, 2014 [17], [18])
Biểu đồ 1.2 biểu thị số liệu thống kê giám sát tình trạng
dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi hàng năm của Viện Dinh dưỡng qua
các năm.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ dưới 5 tuổi đã giảm
trong vòng 10 năm từ 2000-2009 từ 36,5% xuống còn 31,9%
[19], đặc biệt từ năm 2010, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm
khá nhanh, xuống còn 29,3% và đến năm 2015 còn 24,6%
[14]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi độ 1 cũng có xu hướng
giảm dần, từ 21,5% năm 2002 còn 16,1% năm 2011. Tuy
nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng độ 2 thì lại không giảm [19].

50

43

41.8

44. 8

38.6

40
30
19


20
10
0
<12

13-24

Chiều ca o theo tuổi

25-36

37-48

49-60


11

Biểu đồ 1.3: SDD thấp còi theo nhóm tuổi (tháng) tại
Việt Nam, 2006 [20]
Biểu đồ 1.5 cho thấy tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi là khác
nhau theo nhóm tuổi trong nghiên cứu của Nguyễn Công
Khẩn năm 2006 [20]. Tương tự, các nghiên cứu khác [17],
[21], [22], [23]cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm trẻ
dưới 6 tháng là thấp nhất, sau đó tăng nhanh vào thời kỳ trẻ
6-23 tháng, là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn do đây là
thời kỳ trẻ cai sữa, ăn sam, có nhiều ảnh hưởng đến lượng
thức ăn hấp thụ được của trẻ và cũng là thời kỳ trẻ có nhu cầu
dinh dưỡng rất cao. Sức miễn dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các
bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là những

lý do dẫn đến tỷ lệ SDD tại nhóm 6-23 tháng tuổi cao. Trẻ bị
suy dinh dưỡng thấp còi ở giai đoạn này góp phần vào việc
duy trì tình trạng thấp còi vào các giai đoạn sau đó. Do đó
biện pháp phòng chống SDD nên tập trung tác động vào giai
đoạn này.


12

1.3. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng
1.3.1. Nguyên nhân SDD thấp còi
Năm 1998, UNICEF đã phát triển mô hình nguyên nhân
SDD. Một số tổ chức khác cũng đã có những mô hình nguyên
nhân - hậu quả SDD riêng, hoặc phát triển mô hình mới dựa
trên mô hình của UNICEF. Nhưng hiện tại, mô hình trên của
UNICEF là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất.

Hậu quả

Suy dinh dưỡng và tử vong

Nguyên nhân
Trực tiếp

Thiếu ăn

Bệnh tật

Thiếu dịch vụ y tế, vệ sinh
Anninh LTTP hộ gia đình không

Chăm sóc bà mẹ trẻ em chưa
môi trường kém
đảm bảo

tốt

Nguyên nhân
Tiềm tàng

Kiến thức-thái độ thiếu và không đúng, làm hạn chế tiếp cận với
nguồn lực thực tế

Nguồn lực thực tế vàkiểm soát: con người, kinh tế
và tổ chức

Nguồn tiềm năng: môi trường, kỹ thuật, con người

Nguyên nhân cơ bản


13

Hình 1.2. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng
(Nguồn: UNICEF, 1992 [24])
Mô hình cho thấy nguyên nhân của SDD là đa yếu tố và
đa ngành, có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề y tế, lương
thực-thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình. Mô
hình chỉ ra các nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau: nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và
các yếu tố ở cấp độ này ảnh hưởng đến cấp độ khác. Phân

tích các yếu tố nguy cơ/nguyên nhân ở các cấp độ khác nhau
được trình bày chi tiết trong phần dưới đây:
1.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp bao gồm thiếu ăn về số lượng
hoặc chất lượng (liên quan nhiều đến tình trạng nghèo đói)
và tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng
là an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc và bệnh tật, và các
yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn của đói nghèo. Ví dụ, thực
phẩm có nguồn gốc động vật có vai trò quan trọng trong chế
độ ăn của trẻ, vì đó là nguồn cung cấp protein và vi chất, nếu
chế độ ăn nghèo thức ăn động vật là yếu tố nguy cơ gây thấp
còi [25].
Dinh dưỡng rõ ràng là yếu tố then chốt nhưng tổng số
năng lượng ăn vào không đủ có khả năng là yếu tố ảnh hưởng
tới thấp còi vì thấp còi thường không kết hợp với gầy còm,


14

nghĩa là năng lượng thường đủ để đứa trẻ duy trì cân nặng
của nó phù hợp với chiều cao. Chất lượng khẩu phần cần xem
xét hơn là số lượng khẩu phần, trong đó vai trò của protein
động vật, chất béo, các vi chất, vitamin, các axit amin và axit
béo cần thiết [26]. Biểu đồ 1.6 cho thấy tỷ lệ % năng lượng
đạt được so với nhu cầu tỷ lệ nghịch với tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi. Nhu cầu năng lượng được đáp ứng ở mức cao thì tỷ
lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng giảm.

Tỷ lệ%

SDD
thấp
còi ấ
(%H/
A <-2
ò
ZScore
s)

Năng lượng đạt được so với nhu cầu

Biểu đồ 1.4:Mối liên quan giữa năng lượng đạt được so
% năng lượng so với nhu cầu

với nhu cầu và SDD thấp còi. (Nguồn: LANCET, 2008 [25])
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối

với thời gian bị SDD và thể loại SDD. Các quan niệm dinh
dưỡng sai lầm của người mẹ hoặc gia đình trong vấn đề chăm


15

sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung là
những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị
SDD. Trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc bú chai nhưng số lượng
sữa không đủ, dụng cụ bú sữa không đảm bảo vệ sinh đều có
thể dẫn đến SDD. Khi cho ăn bổ sung muộn, như ở một số
nước châu Phi, các trường hợp SDD nặng thường xảy ra vào
năm thứ 2. Cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức ăn

đặc quá muộn, số lượng không đủ và năng lượng, protein
trong khẩu phần ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD.


×