Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

NGHIÊN cứu hội CHỨNG rối LOẠN CHUYỂN hóa LIPID TRÊN BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYP 2 tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.44 KB, 62 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ VĂN LĂNG

NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
CHUYỂN HÓA LIPID TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2009 - 2015

HÀ NỘI - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ VĂN LĂNG


NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
CHUYỂN HÓA LIPID TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2009 - 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH

HÀ NỘI - 2015


3

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo
Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức
chuyên môn, hết lòng giúp đỡ em trong sáu năm học tập tại trường.
Em xin cảm ơn tất cả các thầy, cô trong bộ môn Y học gia đình,
Trường Đại học Y Hà Nội đã cho em cơ hội được thực hiện luận văn tại
bộ môn. Các thầy, cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu, giúp em hiểu rõ về các bước nghiên cứu
khoa học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp ,

Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

Th.S Phạm Thị Ngọc Bích. Cô là người thầy đã tận tình dìu dắt, đôn thúc,
động viên, giúp đỡ em trong những buổi đầu làm nghiên cứu khoa học, để em
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015

NGÔ VĂN LĂNG


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận được tính
toán trung thực, chính xác và chưa được công bố trong công trình tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015

NGÔ VĂN LĂNG


5

MỤC LỤC
Trang


6


DANH MỤC VIẾT TẮT
ADA:
BN:
ĐTĐ:
HDL-C :

RLLP:
TC:
TG:
VLDL:

American Diabetes Association (Hội đái tháo đường Hoa Kỳ).
Bệnh nhân.
Đái tháo đường.
High Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol của
lipoprotein tỷ trọng cao).
Low Density Lipoprotein Cholesterol (Cholesterol của
lipoprotein tỷ trọng thấp).
National Cholesterol Education Program – Adult Treatment
Panel III (Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol điều trị cho người trưởng thành, phiên bản 3).
Rối loạn lipid máu.
Total Cholesterol (Cholesterol toàn phần).
Triglycerid.
Very Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp).

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới).


LDL-C :
NCEP/ATPIII:


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái thái đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, đã và
đang gia tăng nhanh chóng, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội trên
toàn cầu. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế
giới có 135 triệu người mắc ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng chỉ sau 2
năm con số này đã tăng lên tới 221 triệu người mắc ĐTĐ chiếm 5,4% dân số
thế giới. Mỗi năm thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết vì ĐTĐ tương
đương với số lượng người chết vì HIV/AIDS [1].
Tốc độ gia tăng của bệnh có liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế,
tình trạng đô thị hóa, lối sống tĩnh tại, tỷ lệ béo phì, và tình trạng lão hóa.
Theo cảnh báo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (World Diabetes
Federation - WDF) sự gia tăng của bệnh đái tháo đường ở các nước đang

phát triển là 170%, trong khi ở các nước phát triển là 42% [2]. Việt Nam là
một nước đang phát triển nên không nằm ngoài quy luật. Theo nghiên cứu của
bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2001 cả nước chỉ có 2,7% dân số mắc
bệnh đái tháo đường, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên gần 5,7% và
có tới 65% số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị [3].
Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra
nhiều biến chứng mạn tính. Tại hội nghị lần 6 của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế khu
vực Tây Thái Bình Dương, tháng 10 năm 2005, bệnh ĐTĐ được xem là “kẻ
giết người thầm lặng- the silent killer”[2]. Biến chứng mạch máu lớn là một
tổn thương phổ biến ở bệnh nhân ĐTĐ typ2, trong đó rối loạn chuyển hóa
lipid đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và là nguyên nhân sâu xa
dẫn đến tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 [4]. Vì vậy điều trị ĐTĐ typ2 không
chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh đường huyết mà cần phải điều chỉnh cả lipid
máu. Năm 1999 Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Thu Vân nghiên cứu trên 55
bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh viện Đà Nẵng thấy 43,6% bệnh nhân có rối loạn


10

lipid máu (RLLP) [5]. Năm 2001 Đặng Tú Cẩm và cộng sự nghiên cứu 72
bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng thấy 38,89% tăng triglycerid (TG), 41,67%
tăng Cholesterol toàn phần (TC), 25% tăng LDL-Cholesterol (LDL – C) [6].
Năm 2006 Tạ Văn Bình và cộng sự nghiên cứu ở bệnh nhân lần đầu tiên phát
hiện ĐTĐ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy 65,3% bệnh nhân có
RLLP, trong đó 40% tăng TC, 53% tăng TG, 42,9% tăng LDL-C, 20% giảm
HDL-C [2]. Các nghiên cứu khác cũng đều nhận thấy có RLLP ở bệnh nhân
ĐTĐ typ2 dẫn đến các biến chứng về mạch máu làm ảnh hưởng đến
chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể [5], [7], [8].
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập, nền kinh tế
phát triển nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, kéo theo đó là sự gia

tăng tỷ lệ béo phì và rối loạn lipid máu. Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid ở
bệnh nhân đái tháo đường càng trở lên khó kiểm soát gây nhiều biến chứng
nguy hiểm. Vì vậy chúng tôi làm nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid (Cholesterol toàn phần,
triglycerid, LDL-C, HDL-C) của bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại bệnh viện
Đại học Y Hà Nội năm 2014.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa
lipid ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm
2014.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ gia tăng mạnh trên toàn thế giới,
WHO đã lên tiếng báo động về vấn đề nghiêm trọng này. Theo ước tính của
WHO, năm 2025 toàn thế giới sẽ có khoảng 300- 330 triệu người mắc bệnh
đái tháo đường (chiếm 5,4 % dân số thế giới), trong đó đái tháo đường typ2
chiếm 90% [9].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng vùng địa lý và nền kinh tế
ở mỗi nước. Nơi có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu
vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%). Tỷ lệ này ở châu Âu và
châu Phi lần lượt là 4,9% và 1,2% [10]. Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng
rất cao, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á (5,3%) [10], [11]. Tỷ lệ đái tháo
đường tăng cao ở những nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân là do
tốc độ đô thị hóa nhanh, lối sống tĩnh tại, giảm hoạt động chân tay, chế độ ăn
không cân đối, nhiều mỡ làm tỷ lệ béo phì tăng cao, kèm theo đó là tình trạng

rối loạn chuyển hóa carbohydrat.
1.1.2. Tại Việt Nam
Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64
của bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc ĐTĐ chung là 2,7%, ở các thành
phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% [3]. Một nghiên
cứu khác được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh sống
tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% - 4,9% [10].


12

Năm 2011 Trần Văn Hải nghiên cứu tình hình ĐTĐ ở người dân 30 – 64
tuổi ở tỉnh Hậu Giang thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 10,3%, tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện
là 68,1%, tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 31,9%, tỷ lệ rối loạn đường huyết
lúc đói là 9,7%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,7% [12].
Năm 2012 bệnh viện Nội tiết Trung ương điều tra tại 6 vùng trên cả
nước tỷ lệ ĐTĐ chung đã tăng lên gần 5,7%, tỷ lệ tiền ĐTĐ cũng tăng từ
7,7% (năm 2002) lên tới 12,8% (năm 2012). Cuộc điều tra cũng cho thấy
nhóm tuổi từ 45 – 64 tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao
nhất; nhóm tuổi mắc đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hoá theo thời gian;
hiện bệnh tăng nhanh không chỉ ở thành phố và các khu công nghiệp mà còn
cả ở khu vực trung du, miền núi Error: Reference source not found.
1.2. Định nghĩa
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2014 (American Diabetes
Association – ADA): Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa,
đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính kết hợp với các rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein, do giảm tiết insulin, giảm tác dụng
của insulin hoặc cả hai. Tình trạng tăng glucose mạn tính trong đái tháo
đường thường đi kèm với các tổn thương mạn tính, rối loạn và suy yếu chức

năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Đái tháo đường typ2 đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và thiếu hụt tương
đối insulin, một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu
chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường Error: Reference source not found.


13

1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường
1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (Theo ADA – 2014) Error:
Reference source not found.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định khi BN có bất kỳ một trong các tiêu
chuẩn sau:
1. HbA1C ≥ 6,5% (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng).
2. Đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (bệnh nhân nhịn đói trong 8 – 14 giờ),
định lượng ít nhất 2 lần.
3. Đường huyết 2 giờ sau ăn ≥ 11,1 mmol/l khi làm nghiệm pháp dung
nạp đường huyết (uống 75g glucose pha trong nước).
4. Đường huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l và có các triệu chứng kinh điển của
tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều).
1.3.2. Phân loại Error: Reference source not found.
Theo phân loại của ADA năm 2014, bệnh đái tháo đường được chia làm
4 loại: ĐTĐ typ1, ĐTĐ typ2, ĐTĐ thai kỳ và các tình trạng tăng đường huyết
đặc biệt khác. Trong đó ĐTĐ typ1 và ĐTĐ typ2 là hay gặp nhất.
1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh
nhân có thể tử vong do các biến chứng này.
1.4.1. Biến chứng cấp tính
Hôn mê toan aceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là hai biến chứng

cấp tính của bệnh ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao.


14

1.4.2. Biến chứng mạn tính
Trên hệ thống vi mạch xuất hiện các tổn thương dày màng đáy, dễ vỡ
thành mạch gây chậm dòng chảy, tắc nghẽn vi mạch và tăng tính thấm thành
mạch. Trên hệ thống mạch máu lớn xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch,
làm cản trở dòng chảy, có nguy cơ bong mảng xơ vữa theo dòng chảy lấp tắc
các mạch máu ở xa, hoặc tổn thương vỡ thành mạch gây nhiều biến chứng
nguy hiểm. Các biến chứng bao gồm:
1. Biến chứng mắt: phình vi mạch, xuất huyết võng mạc, đục thủy tinh
thể, glaucoma góc mở.
2. Biến chứng thận: bệnh cầu thận ĐTĐ, viêm hoại tử đài bể thận,
tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang.
3. Bệnh mạch vành: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
4. Tăng huyết áp.
5. Tai biến mạch não: nhồi máu não, xuất huyết não.
6. Viêm dây thần kinh.
7. Bệnh lý bàn chân ĐTĐ: da khô, nứt nẻ, loét, hoại tử.
8. Các biến chứng nhiễm khuẩn: mụn nhọt, viêm cơ, viêm lợi,
viêm phổi, lao phổi…
1.5. Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường
1.5.1. Sơ lược về chuyển hóa lipid trong cơ thể
Lipid chính có mặt trong huyết tương là acid béo, triglycerid,
cholesterol và phospholipid. Một số thành phần khác của lipid có khả năng
hòa tan trong huyết tương và có mặt với số lượng ít hơn nhưng giữ vai trò
sinh lý quan trọng bao gồm các hormon steroid, các vitamin tan trong lipid.
Trong huyết tương, các lipid chính không lưu hành ở dạng tự do vì chúng

không hòa tan trong nước. Các acid béo tự do được gắn với albumin, còn


15

cholesterol, triglycerid và phospholipid được chuyên trở dưới hình thức các
tiểu phân tử lipoprotein [15], [16].
Phân loại lipoprotein
Lipoprotein được phân loại theo tỷ trọng tăng dần: chylomocron,
lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL),
lipoprotein tỷ trọng cao (HLD). Ngoài ra còn có một số dạng trung gian như
chylomicron tàn dư, lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL). Vai trò chính của
chylomicron và VLDL là chuyên chở TG, còn LDL và HDL là chuyên chở
cholesterol [16].
1.5.2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn lipid máu được đánh giá chủ yếu thông qua thành phần lipid
huyết tương. Rối loạn lipid là tình trạng thay đổi về số lượng và chất lượng
một hay nhiều thành phần lipid máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh, chủ yếu
là bệnh xơ vữa động mạch như tăng TG, TC, LDL-C, tăng typ LDL hạt nhỏ
và đặc, giảm HDL-C [15], [16].
1.5.2.1. Phân loại theo thành phần lipid và lipoprotein Error: Reference source
not found.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra phân loại rối loạn lipid máu năm
1970, là phân loại của Fredrickson được sửa đổi, dựa trên thành phần lipid và
lipoprotein máu chia ra làm các typ I, IIa, IIb, III, IV, V. Tuy nhiên phân loại
này không đề cấp đến sự thay đổi của HLD-C.
1.5.2.2. Phân loại theo De Gennes dựa trên cholesterol và triglycerid Error:
Reference source not found.
- Tăng cholesterol máu đơn thuần.
- Tăng triglycerid máu đơn thuần.

- Tăng lipid máu hỗn hợp (cả cholesterol và triglycerid).


16

1.5.2.3. Phân loại theo căn nguyên Error: Reference source not found.
- RLLP nguyên phát: Có tính chất gia đình do đột biến gan hoặc do
thiếu hụt các enzym cần cho chuyển hóa bình thường của lipoprotein
như lipoprotein lipase…
- RLLP thứ phát: Do các bệnh: ĐTĐ, suy giáp, hội chứng thận hư,
cường cortisol, suy tuyến yên, bệnh to đầu chi, béo phì… hoặc do
uống rượu, chế độ ăn giàu lipid.
1.5.3. Giá trị bình thường và các chỉ tiêu đánh giá rối loạn lipid máu
Bảng1.1. Phân loại lipid máu theo chương trình giáo dục Cholesterol,
Ban điều trị người trưởng thành (NCEP – ATP III) của Hoa Kỳ
năm 2001 [18].
Lipid máu

TG

TC

LDL-C

HDL-C

Giá trị

Phân loại


mg/dl
< 150

mmol/l
< 1,7

150 – 199

1,7 – 2,25

Tăng cao giới hạn

200 – 499

2,26 – 5,63

Tăng cao

≥ 500
< 200

≥ 5,64
< 5,18

Tăng rất cao
Mức mong muốn

200 – 239

5,18 – 6,18


Tăng cao giới hạn

≥ 240
< 100

≥ 6,19
< 2,59

100 – 129

2,59 – 3,35

Gần mức tối ưu

130 – 159

3,36 – 4,14

Tăng cao giới hạn

160 – 189

4,15 – 4,88

Tăng cao

≥ 190
< 40


≥ 4,89
< 1,03

Tăng rất cao
Thấp

≥ 60

≥ 1,55

Cao

Bình thường

Tăng cao
Tối ưu


17

1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về rối loạn lipid máu ở
bệnh nhân ĐTĐ typ2
1.6.1. Trên thế giới
Năm 1985, nghiên cứu của Kannel WB với 13% nam và 24% nữ mắc
ĐTĐ có tăng cholesterol máu so với 14% nam và 21% nữ không mắc ĐTĐ,
thấy tỷ lệ có tăng TG máu ở nhóm có ĐTĐ (19% nam và 17% nữ) cao hơn
hẳn nhóm không mắc (9% nam và 8% nữ) [19].
Stinson JC và cộng sự (1993) đã nghiên cứu thấy tình trạng tăng insulin máu
sau ăn và tăng glucose máu làm tăng tổng hợp TC lên tới 51,4%. Nếu chỉ tăng
insulin máu hoặc tăng glucose máu đơn thuần thì không có hiện tượng đó [20].

Mustaffa BE (1997) nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ2 ở Malaysia có 29%
tăng cholesterol > 6,5 mmol/l [21].
Cook CB, Erdman DM (2002) nghiên cứu ở người Mỹ gốc Phi bị ĐTĐ
thấy có 58% tăng LDL-C, 26% giảm HDL-C [22].
Singh và Kumar (2011) thấy có tương quan giữa HbA1c với TC (r = 0,29;
p <0,01) và HbA1C cũng có tương quan đồng biến với TG (r = 0,26; p <0,01) và
với LDL-C (r = 0,05) [23].

1.6.2. Việt Nam
Năm 1999 Trần Đức Thọ và cộng sự nghiên cứu trên BN ĐTĐ typ2
thấy 100% có RLLP, trong đó có 81,82% tăng TG > 2,3 mmol/l, 91,89%
giảm HDL-C < 0,9 mmol/l, 94,59% có tỷ lệ TC/HDL-C >5 [7], [24].
Năm 1999 Đỗ Thị Mỹ Hạnh và Phạm Thị Thu Vân nghiên cứu trên 55 BN
ĐTĐ typ2 ở bệnh viện Đà Nẵng thấy có 46% bị RLLP [5]. Lê Huy Liệu và cộng sự
(1999) nghiên cứu 891 BN ĐTĐ typ2 thấy 56% TC >5,2 mmol/l [8].


18

Năm 2009 Trần Thị Kiều Diễm nghiên cứu ở BN ĐTĐ typ2 thấy
37,5% tăng cholesterol, 37,5% tăng LDL-C, 33,9% giảm HDL-C, 50% tăng
TG [25].
Trình Trung Phong (2012) nghiên cứu BN ĐTĐ tại bệnh viện
Quảng Nam thấy 22% RLLP máu đơn thuần, 15% tăng TC + TG, 5% tăng TC
+ LDL-C, 31% tăng TC + TG + LDL-C [26].
Nguyễn Kim Lương (2001) nghiên cứu ở BN ĐTĐ typ2 thấy hàm
lượng cholesterol huyết thanh trung bình là 5,28 ± 1,19 mmol/l cao hơn so với
nhóm chứng 4,41 ± 0,46 mmol/l với p <0,01 [27].
Trương Quang Phổ và Đỗ Thị Minh Thìn (2010) nghiên cứu RLLP máu
ở nhóm BN ĐTĐ typ2 có THA và không THA thấy tỷ lệ RLLP ở nhóm có

THA cao hơn nhóm không THA ( 62,4% so với 50,8%) [28].
Đào Thị Dừa (2010) nghiên cứu BN ĐTĐ có THA thấy nồng độ TC là
6,48 mmol/l, TG là 4,73 mmol/l, LDL-C là 4,6 mmol/l, HDL-C là
1,13 mmol/l [29].


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi
được tiến hành tại khoa Nội tổng
hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội, địa chỉ Số 1 Tôn Thất Tùng,
Phường Trung Tự, Quận Đống
Đa, Thành phố Hà Nội.
Đây là một bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc trường Đại học Y
Hà Nội. Bệnh viện được thành lập năm 2007 theo Quyết định số 137/QĐ-BYT

ngày 16 tháng 1 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Y tế ký và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 8 năm 2008.
Bệnh viện có quy mô trên 400 giường bệnh, 16 khoa lâm sàng, 7 khoa
cận lâm sàng. Được phát triển dựa trên thế mạnh của trường Đại học Y Hà
Nội là một ngôi trường có bề dày truyền thống đào tạo Y khoa, đơn vị nhiều
năm dẫn đầu về chất lượng đào tạo, bệnh viện có đội ngũ bác sỹ là các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ có trình độ tay nghề cao, đồng thời
cũng là những giảng viên kiêm nhiệm của trường Đại học Y Hà Nội. Các cán
bộ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên ở đây cũng điều là những thạc sỹ,

cử nhân được đào tạo chính quy, có trình độ và tay nghề vững vàng, luôn có
thái độ tiếp đón, phục vụ bệnh nhân và người nhà tận tình, chu đáo, làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi
hoàn cảnh.


20

Ngoài vai trò là một bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện Đại học Y
Hà Nội còn là cơ sở nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật của
trường Đại học Y Hà Nội cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và
các bác sỹ của các cơ sở y tế trên khắp mọi miền cả nước.
Khoa Nội tổng hợp được bố trí ở tầng 2 với quy mô 65 giường bệnh.
Khoa nhận điều trị nội trú những bệnh nhân có bệnh thuộc các chuyên khoa
hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, khớp, thần kinh, tim mạnh, nội tiết … . Tại khoa
có thể thực hiện được nhiều thủ thuật từ đơn giản đến phức tạp như: các
thủ thuật chọc dò và tháo dịch màng bụng, màng phổi, sinh thiết màng phổi,
mở màng phổi, sinh thiết khối u màng phổi xuyên thành, nội soi phế quản để
chẩn đoán và điều trị, chọc hút tế bào tuyến giáp, làm nghiệm pháp tăng
đường huyết, chọc hút tế bào gan, sinh thiết gan, nội soi tiêu hoá để chẩn đoán
và can thiệp, dẫn lưu mật qua da, tiêm hoá chất màng bụng, đặt catheter tĩnh
mạch trung tâm…[30], [31].
2.1.2. Thời gian triển khai nghiên cứu
- Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng
- Là những bệnh nhân đái tháo đường typ2 được điều trị nội trú tại khoa
Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- BN được chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2 theo ADA – 2014.

- BN có xét nghiệm lipid máu bao gồm: TC, TG, LDL-C, HDL-C.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- BN đái tháo đường typ1.


21

- BN đái tháo đường thứ phát: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận,
bệnh to đầu chi, Basedow, hội chứng thận hư, bệnh lý tuyến tụy, sau
dùng một số thuốc (corticoid, hormon giáp trạng…).
- BN đái tháo đường thai kỳ.
- BN đã được điều trị các thuốc hạ lipid máu hoặc các thuốc làm tăng
lipid máu (lợi tiểu thải muối, corticoid).
2.2.4. Cỡ mẫu
- 124 bệnh nhân đái tháo đường typ2 được điều trị nội trú tại khoa
Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện bao gồm tất cả những bệnh nhân đạt tiêu chuẩn
lựa chọn, vào viện trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Thu thập thông tin qua hồ sơ bệnh án điều trị theo một mẫu bệnh án
thống nhất.


22

2.3.3. Nội dung các biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1. Thông tin chung của bệnh nhân

Tuổi

Giới

Nghề nghiệp

Bảo hiểm y tế

<40 tuổi
40 - 49 tuổi
50 – 59 tuổi
60 – 69 tuổi
≥ 70 tuổi
Nam
Nữ
Học sinh, sinh viên
Nông dân
Cán bộ, công nhân, viên chức
Nội trợ
Hưu trí
Lao động tự do

Không

Bảng 2.2. Thời gian phát hiện bệnh
Thời gian
phát hiện bệnh


<1 năm
1 – 5 năm
5 – 10 năm
≥ 10 năm


23

Bảng 2.3. Phân loại lipid máu theo NCEP – ATP III Error: Reference
source not found
Lipid máu
TC

TG

LDL-C

HDL-C

Phân loại
Mức mong muốn
Tăng cao giới hạn
Tăng cao
Bình thường
Tăng cao giới hạn
Tăng cao
Tăng rất cao
Tối ưu
Gần mức tối ưu
Tăng cao giới hạn

Tăng cao
Tăng rất cao
Thấp
Cao

2.3.4. Xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm STATA 12.0.
- Sử dụng các thuật toán thống kê tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn;
test kiểm định, so sánh hai hay nhiều giá trị trung bình, so sánh, tìm sự
khác biệt cho biến định tính của một hoặc trên một nhóm; tính hệ số
tương quan tuyến tính.
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành nhờ sự đồng ý của Ban giám đốc, phòng
Kế hoạch tổng hợp và khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Tiến hành nghiên cứu một cách trung thực và nghiêm túc.


24

- Các thông tin về bệnh nhân được đảm bảo giữ bí mật.
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm phục vụ lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân
và sự phát triển của cộng đồng.
- Thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không vì
mục đích nào khác.
2.5. Sơ đồ nghiên cứu
Xem hồ sơ bệnh án,
chọn những BN đã được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2
vào viện trong thời gian nghiên cứu.


Chọn những BN có xét nghiệm lipid máu
và không có tiêu chuẩn loại trừ.

Khai thác thông tin tiền sử, lâm sàng, cận lâm sàng.

Phân tích, xử lý số liệu.


25

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 124 bệnh nhân đái tháo đường typ2 điều trị nội trú tại
khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2014. Chúng tôi đã
thu được một số kết quả sau:
1

Một số đặc điểm chung

3.1.1. Tuổi và giới.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới.
Giới
Nhóm tuổi
< 40
40 – 49
50 – 59
60 – 69
≥ 70
Tổng


Nam
n
2
15
18
15
14
64

Nữ
%

n

1,6
3
12,1
4
14,5
15
12,1
19
11,3
19
51,6
60
p>0,05

Tuổi trung bình


Tổng
%

N

%

2,5
3,2
12,1
15,3
15,3
48,4

5
19
33
34
33
124

4,1
15,3
26,6
27,4
26,6
100,0

60,3 ± 12,9


Nhận xét:
• Trong các đối tượng nghiên cứu, nam giới chiếm tỷ lệ 51,6%, tỷ lệ nữ
giới là 48,4%. Sự khác biệt về giới ở các đối tượng nghiên cứu không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
• Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi, độ tuổi cao nhất là
94 tuổi, tuổi trung bình là 60,3 ± 12,9.


×