Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG THAI sản TRÊN BỆNH NHÂN LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.63 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN HOÀI LINH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THAI SẢN TRÊN
BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn – Trưởng Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm
sàng trường Đại học Y Hà Nội – Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
– Bệnh viện Bạch Mai, người thầy đã hết lòng giảng dạy, truyền cảm hứng cùng
những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sinh viên chúng tôi trong suốt quá trình học
tập, đồng thời cũng là người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc bộ môn Dị ứng – Miễn dịch
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.


Xin trân trọng cảm ơn các anh chị bác sỹ, điều dưỡng thuộc Trung tâm Dị
Ứng – Miễn dịch lâm sàng, các anh chị trực thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, kho
lưu trữ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình tôi – bố mẹ kính yêu đã giành cho tôi những gì quý giá
nhất để tôi không ngừng phấn đấu học tập và trưởng thành; xin gửi lời cảm ơn đến
bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh tôi, luôn động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2015.
Sinh viên

Trần Hoài Linh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phòng đào tạo trường Đại học Y Hà Nội.

-

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp bộ môn Dị ứng – MDLS trường Đại học
Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận trung thực, khoa học và

chính xác. Các kết quả và số liệu công bố trong khóa luận đều có thật do chính tôi thu
thập và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm tôi xin

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và bộ môn.

Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2015.
Sinh viên

Trần Hoài Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACR
ANA
Anti-SSA
Anti-SSB
ARA
BC
DNA
Ds-DNA
DƯ – MDLS
g/24h
g/l
HA
Hb
HC
HLA
JNC
KN
KT
KTKN
Protein tp
PARA

RNA
SD
SDD
SLE
SNFMI
STT
Th
THA

American College of Rheumatology
Anti nuclear antibody
Anti-Sjogren’s Syndrome A
Anti-Sjogren’s Syndrome B
American Rheumatism Association
Bạch cầu
Deoxyribonucleic acid
Double strain – deoxyribonucleic acid
Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
Gram/24h
Gram/lít
Huyết áp
Hemoglobin
Hồng cầu
Human leucocyte antigen
Hiệp hội cao huyết áp New York
Kháng nguyên
Kháng thể
Kháng thể kháng nhân
Protein toàn phần
Tiền thai

Ribonucleic acid
Độ lệch chuẩn
Suy dinh dưỡng
Systemic Lupus Erythematosus
Tổ chức quốc gia Bác sĩ nội trú Pháp
Số thứ tự
T helper – T giúp đỡ
Tăng huyết áp
Trung bình

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.........................................................................................3
1.1. Vài nét về lịch sử:...........................................................................................3
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:..................................................................4


1.2.1. Nguyên nhân:............................................................................................4
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh:......................................................................................7
1.3. Biểu hiện lâm sàng của SLE............................................................................7
1.3.1. Biểu hiện toàn thân:..................................................................................7
1.3.2. Biểu hiện da, niêm mạc.............................................................................7
1.3.3. Biểu hiện cơ xương khớp..........................................................................8
1.3.4. Biểu hiện nội tạng.....................................................................................8
1.4. Biểu hiện cận lâm sàng....................................................................................8
1.5. Chẩn đoán SLE...............................................................................................9
1.6. Lupus ban đỏ hệ thống và thai nghén............................................................11
1.6.1. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh SLE................................................11
1.6.2. Ảnh hưởng của SLE lên thai sản.............................................................13
1.7. Một số quan điểm sử dụng trong nghiên cứu................................................16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................20
2.2.1. Phương pháp: Phương pháp hồi cứu và tiến cứu (nghiên cứu mô tả)......20
2.2.2. Công cụ thu thập số liệu:.........................................................................20
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu:...........................................................20
2.3. Xử lý số liệu nghiên cứu:.................................................................................22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................23
3.1. Lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống mang thai.........23
3.1.1. Đặc điểm chung người bệnh...................................................................23
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng:.................................................................................27
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng...........................................................................30
3.2. Đặc điểm thai sản của bệnh nhân SLE mang thai..........................................33
3.2.1. Đặc điểm thai phụ...................................................................................33
3.2.2. Tình trạng trẻ sơ sinh:.............................................................................36
3.2.3. Tình trạng trẻ trong năm đầu:..................................................................38
Chương 4: BÀN LUẬN...........................................................................................41


4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân SLE mang thai........................41
4.1.1. Đặc điểm chung của người bệnh.............................................................41
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng..................................................................................43
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng...........................................................................45
4.2. Đặc điểm thai sản của nhóm nghiên cứu.......................................................46
4.2.1. Tiền sử sản khoa.....................................................................................46
4.2.2. Kết quả quá trình mang thai....................................................................47
4.2.3. Tỷ lệ mổ đẻ.............................................................................................48
4.2.4. Đặc điểm trẻ sơ sinh................................................................................49
4.2.5. Tình trạng trẻ trong năm đầu...................................................................50
KẾT LUẬN.............................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cân nặng tương đương với ĐBPV 10 của thai Việt Nam........................17
Bảng 1.2: Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z–Score....................................................18
Bảng 1.3: Cân nặng theo tuổi (kg)...........................................................................18
Bảng 1.4: Đánh giá tình trạng thiếu máu theo Hb và Hct........................................19
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.........................................................23
Bảng 3.2: Thời gian phát hiện bệnh.........................................................................24
Bảng 3.3: Thời điểm phát hiện bệnh........................................................................24
Bảng 3.4: Liều lượng corticoid dùng hàng ngày......................................................26
Bảng 3.5: Biểu hiện lâm sàng trong tiêu chuẩn chẩn đoán......................................27
Bảng 3.6: Các biểu hiện lâm sàng khác...................................................................28
Bảng 3.7: Huyết áp khi vào viện.............................................................................29
Bảng 3.8: Thiếu máu và tuổi thai.............................................................................31
Bảng 3.9: Lượng protein và albumin máu khi vào viện...........................................31
Bảng 3.10: Xét nghiệm tế bào niệu..........................................................................32
Bảng 3.11: Định lượng protein niệu 24 giờ.............................................................32
Bảng 3.12: Tiền sử số lần mang thai........................................................................33
Bảng 3.13: Đánh giá tình trạng non tháng của trẻ sơ sinh.......................................37
Bảng 3.14: Đánh giá tình trạng nhẹ cân của trẻ sơ sinh...........................................37
Bảng 3.15: Cân nặng của trẻ tại thời điểm 6 tháng..................................................38
Bảng 3.16: Cân nặng của trẻ tại thời điểm 12 tháng................................................39
Bảng 3.17: Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ theo chỉ số Z–Score..........39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.....................................................23
Biểu đồ 3.2: Lý do vào viện....................................................................................25

Biểu đồ 3.3: Thái độ dùng thuốc khi có thai............................................................27
Biểu đồ 3.4: Huyết áp khi vào viện.........................................................................29
Biểu đồ 3.5: Mức độ thiếu máu theo nồng độ Hb....................................................30
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ tiền sử sản khoa.....................................................................34
Biểu đồ 3.7: Kết quả thai nghén..............................................................................35
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ mổ đẻ.........................................................................................36
Biểu đồ 3.9: Tình trạng phát triển trong tử cung của thai nhi..................................36
Biểu đồ 3.10: Tình trạng của trẻ trong năm đầu......................................................38
Biểu đồ 3.11: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ số Z–Score.............40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh
tự miễn, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng – từ các biểu hiện ngoài da: ban cánh
bướm, ban dạng đĩa…tới các tổn thương nội tạng như: thận, tim mạch, tiêu hóa…
gây nên bởi sự phá hủy mô mà nguồn gốc là tổn thương mạch máu do sự lắng đọng
phức hợp miễn dịch, bổ thể và tự kháng thể [1], [2].
Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ (90%), trong đó đa phần là trong độ tuổi sinh đẻ
(từ 20-40 tuổi) – những người luôn mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt – đó là
làm mẹ.
Vấn đề thai nghén trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến nhiều
nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi bao gồm: tử vong mẹ, sảy thai tự phát, thai chết lưu,
đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung…. Người ta cho rằng quá trình thai
nghén có thể làm cho diễn biến của bệnh trở nên phức tạp và nặng nề hơn. Trước
đây, các chuyên gia thường khuyên “ba không” đối với phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ
hệ thống: Những phụ nữ bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống không nên xây dựng
gia đình – Nếu xây dựng gia đình thì người phụ nữ đó không nên có thai – Khi có
thai thì không nên sinh con. Đây cũng được xem như là sự bảo vệ tốt nhất cho sức

khỏe của bệnh nhân SLE.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền y học kết hợp với khoa học kỹ thuật
hiện đại, người ta ngày càng hiểu biết rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của SLE và đạt
được nhiều tiến bộ hơn trong lĩnh vực điều trị bệnh. Đồng thời, ước mong có con
của những phụ nữ mắc bệnh cũng được giải tỏa. Tuy nhiên, quá trình mang thai ở
bệnh nhân SLE vẫn được coi là “thai nghén nguy cơ cao”.
Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và thai nghén như:
ảnh hưởng của thai nghén lên sự tiến triển của Lupus, hay ảnh hưởng của Lupus lên
quá trình thai nghén, cũng như ảnh hưởng của điều trị đối với cả mẹ và thai nhi
(corticoid, ức chế miễn dịch, thuốc kháng sốt rét tổng hợp…). Phần lớn các công
trình tập trung nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các kỹ thuật phát


2

hiện kháng thể hoặc đánh giá hiệu quả điều trị của các loại thuốc. Dù vậy, quá trình
thai sản trên bệnh nhân Lupus còn ít được quan tâm nghiên cứu. Hơn thế nữa, chưa
có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và theo
dõi sự phát triển của trẻ em được sinh ra bởi những bà mẹ Lupus trong năm đầu kể
từ khi được sinh ra. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tình trạng thai sản trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống” với 2 mục tiêu:
1.

Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus
ban đỏ hệ thống mang thai.

2.

Tìm hiểu đặc điểm thai sản trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống và sự
tăng trưởng của trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ Lupus trong năm đầu.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử:
SLE đã được ghi nhận trong y văn từ thời Hipocrates với đặc điểm lâm sàng
chủ yếu là người bệnh gầy mòn, nổi ban trên da và có tính khá đồng nhất giữa các
ca bệnh. Năm 1845, Hebra mô tả tổn thương ngoài da như hình cánh bướm ở mặt.
Năm 1851, Cazenave đưa ra danh từ “Lupus ban đỏ” với hai thể: thể nhẹ tổn thương
ngoài da và thể nặng kèm theo các tổn thương nội tạng [3].
Kaposi (1872) mô tả các trường hợp đầu tiên điển hình của bệnh Lupus với
hai thể cấp và bán cấp với các biểu hiện ở da, viêm phổi, đau khớp, sưng hạch, viêm
tuyến nước bọt [3].
Osler (1849 – 1919) đã mô tả bệnh cảnh lâm sàng điển hình của SLE bao
gồm tổn thương da và các biểu hiện nội tạng như tiêu hóa, viêm nội tâm mạc, viêm
ngoại tâm mạc, viêm cầu thận cấp, chảy máu niêm mạc miệng [3].
Năm 1891, Behnier và Dogen nhận thấy ở thể cấp tính của SLE, bệnh nhân
có thể bị tử vong nhanh chóng do các biến chứng ở tim, phổi, thận, huyết học, thần
kinh…
Năm 1948, Hagraves và cộng sự đã tìm ra tế bào “LE”, hay còn gọi là tế bào
Hargaves trong máu bệnh nhân SLE, tạo cơ sở cho việc hiểu biết về cơ chế bệnh
sinh tự miễn của SLE [4].
Đến năm 1953, Dameskek và Stafenini cho rằng SLE là một bệnh tự miễn.
Trên cơ sở đó, Elliott và Mathieson đã đưa ra giả thuyết trong huyết thanh của bệnh
nhân SLE có KT lưu hành và đã gây ra sự kết hợp KN – KT [3].
Trong những năm 50, việc sử dụng rộng rãi kính hiển vi quang học để phát
hiện các phức hợp miễn dịch và bổ thể đã tạo điều kiện cho Cepellini Selingma tìm
ra KT kháng DNA vào năm 1957 [5].



4

Năm 1960, Tan và cộng sự đã chứng minh rằng KT kháng DNA là một enzyme
miễn dịch. Đây là bằng chứng khẳng định SLE là một bệnh tự miễn dịch [4].
Từ năm 1958, liệu pháp corticoid được sử dụng để điều trị SLE. Corticoid đã
làm thay đổi đáng kể tiên lượng bệnh SLE và kéo dài cuộc sống, đặc biệt là các
bệnh nhân có tổn thương nội tạng. Liệu pháp corticoid đã trở thành một trong
những thuốc chính trong điều trị và theo dõi bệnh nhân SLE đến tận ngày nay [6].
Mặc dù SLE đã được nghiên cứu từ khá lâu trên thế giới nhưng đến gần cuối
thế kỷ XX, SLE mới bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu tại Việt Nam.
Vào những năm 70, Lê Kinh Duệ và cộng sự đã nghiên cứu những biểu hiện
lâm sàng và xem xét một số biến đổi sinh học của bệnh, sử dụng kháng thể kháng
nhân trong chẩn đoán SLE [7].
Năm 1985, Nguyễn Thị Lai đã nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và sinh học
trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống” [8].
Nguyễn Quốc Tuấn với nhiều công trình nghiên cứu như: “Góp phần nghiên
cứu KT kháng ds-DNA, các thành phần KN khác và mối liên quan của chúng với một
số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống” hay “Xác định KT kháng
Cardiolipin ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống bằng phương pháp ELISA” [8].
Phạm Huy Thông (2004) đã nghiên cứu: “Chẩn đoán sớm và kết quả điều trị
Lupus ban đỏ hệ thống” [7].
Bên cạnh đó, còn rất nhiều các nghiên cứu khác về lâm sàng, xét nghiệm và
mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và các tự kháng thể…
Năm 2008, Nguyễn Phúc Hoàn đã nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống mang thai” [9].
Như vậy, ở Việt Nam đã có các nghiên cứu mô tả lâm sàng cũng như bước
đầu tìm hiểu những rối loạn miễn dịch trong SLE.
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

1.2.1. Nguyên nhân:
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh SLE vẫn chưa được biết rõ ràng. Một số
các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên SLE được ghi nhận như sau:


5

1.2.1.1. Yếu tố di truyền
Một trong những bằng chứng về vai trò của yếu tố di truyền trong nguyên
nhân sinh bệnh SLE là tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các chủng tộc. Các nghiên
cứu về dịch tễ học tại các vùng khác nhau ở Mỹ đều nhận xét tỷ lệ mắc SLE ở
người da đen cao hơn người da trắng [10], [11], [12].
Bệnh cũng có tính chất gia đình với tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở những người
cùng huyết thống, đặc biệt ở thế hệ thứ nhất. Theo Schur, có ít nhất bốn gen ảnh
hưởng đến quá trình phát sinh SLE. Sự kết hợp các khiếm khuyết gen khác nhau đã
gây nên các quá trình phát sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng khác nhau của bệnh
SLE. Ngày nay, với kỹ thuật tiên tiến, người ta thấy SLE có liên quan đến sự xuất
hiện các kháng nguyên: HLA DR2 và HLA DR3 trong huyết thanh người bệnh [3].
1.2.1.2. Yếu tố hormone
Những kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa vượt trội đáng kể
của các estrogen và sự thiếu hụt của androgen trong sinh bệnh học của SLE. Ở nồng
độ sinh lý, estrogen có tác dụng tăng sinh tế bào B, tăng sản xuất kháng thể. Ngược
lại, liều cao estrogen có tác dụng ức chế đáp ứng của tế bào T. Giảm androgen huyết
tương cũng được tìm thấy ở bệnh nhân nữ mắc SLE, nồng độ androgen huyết tương
có liên quan tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động của bệnh. Testosteron có khả năng
làm giảm sự sản xuất các globulin miễn dịch từ các tế bào đơn nhân máu ngoại vi ở
cả người bình thường và bệnh nhân SLE [1]. Gần đây, prolactin cũng được coi là
hormone có tác dụng kích thích miễn dịch. Tuy nhiên, mối liên quan giữa tăng
prolactin máu và nguy cơ SLE chưa được nghiên cứu nhiều.
1.2.1.3. Yếu tố môi trường

Ánh sáng mặt trời là một yếu tố môi trường có liên quan tới bệnh SLE. Cơ
chế được các nhà nghiên cứu đưa ra là tia cực tím gây ra sự cảm ứng epitop kháng
nguyên trong da, sự giải phóng các thành phần nhân khi các tế bào da bị hủy hoại
hoặc là sự rối loạn kiểm soát của các tế bào miễn dịch trong da [11].
1.2.1.4. Tự kháng thể – Rối loạn của các yếu tố thể dịch
Đây là yếu tố đặc trưng nhất trong các rối loạn bệnh học của tổn thương tự
miễn. Do một nguyên nhân nào đó, cơ chế kiểm soát miễn dịch đối với sự dung nạp


6

các kháng nguyên của bản thân bị phá vỡ và các kháng nguyên này trở thành lạ đối
với các tế bào miễn dịch của cơ thể, tự kháng thể được sản xuất để chống lại các
kháng nguyên đó. Người ta quan tâm đến hai loại tự kháng thể có tính đặc hiệu với
bệnh SLE là tự kháng thể kháng chuỗi kép của DNA (anti ds-DNA) và tự kháng thể
kháng kháng nguyên Smith (anti-Sm). Đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng trong
chẩn đoán xác định bệnh SLE.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng của bệnh SLE được tạo ra đồng thời với sự xuất
hiện thêm các tự kháng thể khác như kháng thể Ro, rRNA, ssRNA, kháng kháng
nguyên màng hồng cầu, tiểu cầu, tế bào lympho, tế bào thần kinh,…Sự kết hợp giữa
tự kháng thể với kháng nguyên tương ứng sẽ tạo nên phức hợp miễn dịch. Các phức
hợp miễn dịch này có thể lắng đọng tại tổ chức và kích hoạt các phản ứng viêm gây
hẹp, tắc, hoại tử mạch máu tại đó. Phức hợp miễn dịch không lọt qua cầu thận được
mà lắng đọng tại màng đáy gây tổn thương cầu thận. Khi lưu hành trong máu, phức
hợp miễn dịch được thanh thải bởi hệ võng nội mô và được phát hiện bằng nhiều kỹ
thuật khác nhau. Phức hợp miễn dịch cũng hoạt hóa hệ thống bổ thể, dẫn đến cố
đinh bổ thể trên màng tế bào đích dẫn đến hậu quả là tiêu tế bào. Việc bổ thể bị tiêu
thụ trong quá trình tiến triển của bệnh đã cho phép định lượng bổ thể để đánh giá
mức độ và tiến triển của bệnh [11].
1.2.1.5. Rối loạn chức năng tế bào lympho T

Trong SLE có giảm số lượng T ức chế (Ts) và rối loạn một số dòng lympho
khác. Số lượng lympho TCD8 giảm những hoạt tính của T hỗ trợ/T cảm ứng và T ức
chế/T độc biến đổi theo hai hướng khác nhau, kèm theo bất thường của độc tế bào
tự nhiên cũng như độc tế bào phụ thuộc kháng thể [11], [12].
1.2.1.6. Mạng lưới Cytokine trong SLE
-

Các Cytokine ở các bệnh nhân SLE gồm: IL-2, IL-6, IL-10, IL-12 [13].

-

Các Cytokine khác: IL-15, IL-16 và IL-18; tăng biểu hiện mRNA IFN-γ trên
các tế bào đơn nhân máu ngoại vi, tăng IFN-γ huyết thanh…[13]

1.2.1.7. Yếu tố nhiễm khuẩn, virus trong bệnh SLE
Các nghiên cứu cho thấy các tác nhân nhiễm khuẩn có thể có vai trò khởi
phát bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố đóng vai trò tạo thuận lợi chứ không phải là


7

nguyên nhân của căn bệnh này. Hardgraves và cộng sự (1993) đã nghiên cứu mối
liên quan có thể có giữa Rhabdovirus – một loại virus gây viêm miệng có bọng
nước với SLE. Epstein-Barr virus (EBV) có thể là một trong những tác nhân nhiễm
trùng gây khởi phát bệnh SLE ở những cá thể nhậy cảm.
Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa phân lập được virus ở bệnh nhân SLE, nhưng
nhiều nghiên cứu cho thấy virus là một trong những nguyên nhân dẫn đến SLE và
viêm khớp dạng thấp [10], [11], [12].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh:
Do rối loạn điều hòa miễn dịch tế bào, cụ thể là rối loạn chức năng của tế bào

lympho T, đặc biệt là của Ts dẫn đến tăng sinh và tăng hoạt hóa lympho B, sản xuất
ra các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên khác nhau của cơ thể. Sự kết hợp tự
kháng thể với kháng nguyên cơ thể có thể trực tiếp gây tổn thương các cơ quan
trong cơ thể hoặc thông qua sự hoạt hóa bổ thể. Ngoài ra, phức hợp tự kháng thể –
kháng nguyên có thể lắng đọng tại tổ chức và gây ra các tổn thương tại chỗ. Sự kết
hợp của nhiều loại tự kháng thể với kháng nguyên gây ra tổn thương đa dạng tại
nhiều cơ quan, bộ phận của bệnh nhân SLE, đồng thời cũng biểu hiện bệnh cảnh
lâm sàng đa dạng của bệnh SLE [10], [12].
1.3. Biểu hiện lâm sàng của SLE
SLE tiến triển theo các đợt bệnh cấp tính nối tiếp nhau, đợt sau thường nặng
hơn đợt trước hoặc có thêm biểu hiện mới ở các cơ quan khác. Bên cạnh đó, nhịp độ
và mức độ nặng nhẹ của các đợt cấp ở từng bệnh nhân cũng rất khác nhau.
1.3.1. Biểu hiện toàn thân:
Sốt gặp ở 82 – 83% các trường hợp. Sốt có thể kèm theo các triệu chứng toàn
thân như gầy sút, mệt mỏi, kém ăn [14].
1.3.2. Biểu hiện da, niêm mạc
-

Gặp ở 70% các trường hợp. Điển hình là ban đỏ hình cánh bướm ở mặt xuất
hiện ở khoảng 50% các trường hợp SLE. Ban nhạy cảm với ánh sáng. Ban
dạng đĩa gặp ở 20% chủ yếu trong lupus mạn tính [14]. Các biểu hiện da khác
bao gồm phỏng nước, mày đay.


8

-

Loét miệng, mũi.


-

Rụng tóc nhiều, có khi tóc rụng thành từng mảng lớn.

-

Hội chứng Raynaud: gặp ở khoảng 20 – 30% các trường hợp [14].

1.3.3. Biểu hiện cơ xương khớp
-

Biểu hiện cơ xương khớp gặp ở 90 – 100%, đau khớp, viêm khớp gặp ở 85 –
95% các bệnh nhân SLE [10].

1.3.4. Biểu hiện nội tạng
-

Biểu hiện thận: gặp ở 70 – 80%, là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong SLE.
Đợt kịch phát hay gặp hội chứng cầu thận cấp, hội chứng thận hư và suy thận
[14].

-

Biểu hiện về máu – hệ tạo máu: thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, hạch to.
Gan lách to hiếm gặp hơn [11], [12], [14].

-

Biểu hiện tim mạch: hay gặp nhất là viêm màng ngoài tim với biểu hiện tràn
dịch màng ngoài tim [14].


-

Biểu hiện phổi – màng phổi: tràn dịch màng phổi một bên hay hai bên gặp ở
25 – 50% bệnh nhân, thường tái phát trong 10% các trường hợp [11], [12].

-

Biểu hiện thần kinh – tâm thần: chiếm 60 – 75% các bệnh nhân với các dấu
hiệu phong phú như co giật, động kinh, ý thức mù mờ, hoang tưởng, ảo
tưởng, ảo giác hoặc lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt [10], [11].

-

Biểu hiện tiêu hóa: chiếm khoảng 38 – 45%, có thể gặp rối loạn tiêu hóa viêm
tụy cấp, viêm tuyến nước bọt [10], [11], [12].

1.4. Biểu hiện cận lâm sàng
-

Kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính. Đây là một xét nghiệm có độ nhạy
cao nhưng độ đặc hiệu không cao đối với SLE. 95% bệnh nhân mắc bệnh
SLE có xét nghiệm ANA dương tính [11], [12], [14].

-

Kháng thể kháng chuỗi kép (anti ds-DNA) gặp ở 60 – 70 % các trường hợp và
kháng thể Smith gặp ở 30 – 40% các trường hợp [14].

-


Kháng thể kháng phospholipid gợi ý hội chứng kháng phospholipid: 20% có
các chất chống đông lưu hành lupus và 30% có các kháng thể kháng


9

cardiolipin và kháng beta 2 GPI [11], [12].
-

Giảm bổ thể C3, C4, CH50 cũng có giá trị chẩn đoán đặc biệt ở những bệnh
nhân bệnh hoạt động hoặc lupus thận [11], [12].

-

Giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu riêng rẽ hoặc cả 3 dòng. Tốc độ
máu lắng tăng cao.

-

Các rối loạn sinh hóa thường gặp: GOT, GPT tăng. Các trường hợp có viêm
tuyến nước bọt, viêm tụy cấp có amylase máu tăng cao. Các trường hợp
Lupus có tổn thương thận có protein niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu ure,
creatinin máu tăng, albumin máu giảm, có thể gặp rối loạn điện giải khi có
suy thận.

-

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, Xquang, CT Scanner
(Computer Tomography Scanner - Chụp cắt lớp vi tính), MRI (Magnetic

Resonance Imaging - Cộng hưởng từ), điện tâm đồ, sinh thiết da, sinh thiết
thận… phát hiện các tổn thương phối hợp ở các cơ quan khác trong cơ thể.

1.5. Chẩn đoán SLE
Năm 1971, Hội thấp khớp Hoa Kỳ (American Rheumatism Association –
ARA) đã đưa ra 14 tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh SLE. Năm 1982, dựa trên
các nghiên cứu được tiến hành, ARA xem xét đưa ra bảng tiêu chuẩn sửa đổi rút
gọn còn 11 tiêu chuẩn và đã được áp dụng rộng rãi [11], [12].
Năm 1997, Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ARA) nay là ACR (American College of
Rheumatology) đã đề nghị sửa đổi lại tiêu chuẩn thứ 10 trong bảng 11 tiêu chuẩn
của năm 1982. Cho đến nay, bảng 11 tiêu chuẩn chẩn đoán này vẫn được hầu hết các
nhà chuyên môn áp dụng để chẩn đoán bệnh SLE. Theo tiêu chuẩn được sửa đổi năm
1997 của ACR, một bệnh nhân nếu có ≥ 4/11 tiêu chuẩn sẽ được chẩn đoán SLE (độ
nhạy 98% và độ đặc hiệu 96%) [14]. Các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể như sau:
1. Ban đỏ cánh bướm ở mặt
2. Ban đỏ dạng đĩa
3. Nhạy cảm ánh sáng
4. Loét miệng hoặc mũi họng


10

5. Viêm đa khớp không có hình bào mòn
6. Viêm các màng:

a. Viêm màng phổi b. Viêm màng ngoài tim

7. Tổn thương thận:
a. Protein niệu thường xuyên cao hơn 0,5g/ngày, trên (+++) nếu không
định lượng, hoặc:

b. Cặn tế bào: hồng cầu, huyết sắc tố, trụ hạt, trụ ống hoặc hỗn hợp.
8. Tổn thương thần kinh – tâm thần: Động kinh/loạn thần không do các
nguyên nhân khác.
9. Rối loạn huyết học:
a. Thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới hoặc;
b. Giảm bạch cầu dưới 4G/L trong hai hoặc nhiều lần xét nghiệm hoặc;
c. Giảm lympho bào dưới 1,5G/L trong hai hoặc nhiều lần xét nghiệm
hoặc;
d. Giảm tiểu cầu dưới 100G/L khi không có sai lầm khi dùng thuốc.
10. Rối loạn miễn dịch:
a. Anti-DNA: kháng thể kháng ds-DNA nguyên thủy trong chuẩn độ bình
thường hoặc;
b. Anti-Sm: có mặt kháng thể kháng kháng nguyên nhân Sm hoặc;
c. Các kháng thể kháng phospholipid dương tính dựa trên:
+ Kháng thể kháng Cardiolipin IgG hoặc IgM có hàm lượng huyết
thanh bất thường hoặc;
+ Kết quả dương tính với xét nghiệm kháng đông Lupus với phương
pháp chuẩn.
+ Test huyết thanh dương tính giả trong ít nhất 6 tháng và được khẳng
định bởi xét nghiệm TPI hoặc xét nghiệm FTA – ABS.
11. Kháng thể kháng nhân dương tính: Hiệu giá bất thường của kháng thể
kháng nhân bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc các thử
nghiệm tương đương, không có các thuốc kết hợp có thể gây “lupus do
thuốc”


11

Năm 2012, những trung tâm cộng tác quốc tế về Lupus ban đỏ hệ thống
(Systemic Lupus International Collaborating Clinics) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn

đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn lâm sàng
1. Lupus da cấp

Tiêu chuẩn miễn dịch
1. ANA

2. Lupus da mạn

2. Anti-DNA

3. Loét miệng hay mũi

3. Anti-Sm

4. Rụng tóc không sẹo

4. KT Antiphospholipid

5. Viêm khớp

5. Giảm bổ thể (C3, C4)

6. Viêm thanh mạc

6. Test Coombs trực tiếp
(Không được tính khi có sự tồn tại của thiếu
máu tan huyết)

7. Thận

8. Thần kinh
9. Thiếu máu tan huyết
10. Giảm bạch cầu
11. Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm3)
Chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống khi có ≥ 4 tiêu chuẩn (có ít nhất 1 tiêu chuẩn
lâm sàng và 1 tiêu chuẩn cận lâm sàng) hoặc bệnh thận lupus được chứng minh
trên sinh thiết kèm với ANA hoặc anti-DNA.
Theo nghiên cứu của Petri và cộng sự, so với tiêu chuẩn ACR 1997, tiêu
chuẩn SLICC mới có tỷ lệ bỏ sót chẩn đoán thấp hơn, độ nhạy cao hơn nhưng độ
đặc hiệu lại thấp hơn [15].
1.6. Lupus ban đỏ hệ thống và thai nghén
1.6.1. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh SLE
Đợt cấp SLE:
Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ xuất hiện đợt cấp ở những phụ nữ
Lupus ban đỏ hệ thống dao động từ 38 – 75%, trong đó khoảng 10% là rất nặng
[18]. Theo nghiên cứu của Graham Hughes cùng cộng sự được thực hiện tại bệnh
viện Saint – Thomas (Luân Đôn) năm 1996 trên 78 thai nhi của 68 bà mẹ, so sánh


12

với nhóm 50 bà mẹ SLE không có thai, tần số xuất hiện đợt cấp ở nhóm nghiên cứu
và nhóm chứng tương ứng là 65% và 42%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p = 0.015 [16].
Một trong những cách để đánh giá hoạt động của bệnh SLE và sự khởi phát
đợt cấp của bệnh là sử dụng những chỉ số đánh giá độ hoạt động của bệnh như
SLEPDAI (Systemic Lupus Erythematosus – Pregnancy Disease Activity Index),
LAI-P (Lupus Activity Index in Pregnancy) và m-SLAM (modified Systemic Lupus
Activity). Những chỉ số này được sử dụng nhằm mục đích giúp phân biệt những
biến chứng của thai nghén và đợt cấp của Lupus [17].

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng sự khởi phát đợt cấp của bệnh thường gặp
ở những bệnh nhân mang thai khi đang trong giai đoạn hoạt động của bệnh. Theo
công bố của nghiên cứu từ Nhật Bản thì tần suất xuất hiện đợt cấp của SLE ở bệnh
nhân mang thai trong giai đoạn bệnh không hoạt động là 13% còn trong giai đoạn
bệnh hoạt động là 75% [18]. Những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đợt cấp
của Lupus trong thời kỳ mang thai là da, thận, máu và khớp. Trong khi tổn thương
khớp trong đợt cấp diễn biến ở mức độ nhẹ thì tổn thương thận gặp ở 46% các
trường hợp [19]. Theo nghiên cứu của Park EJ – Trường Đại Học Y Khoa
Sunkyungkwan, Seoul, Hàn Quốc năm 2014, tổn thương thận tiến triển trong thai
kỳ của bệnh nhân Lupus gặp ở 69,2% các trường hợp, đứng thứ nhất trong biểu
hiện trên các cơ quan trong đợt cấp của Lupus [20].
Tổn thương thận thường gặp là viêm cầu thận, hội chứng thận hư và suy
thận. Tổn thương thận có thể xuất hiện cùng đợt cấp của bệnh hoặc xuất hiện đơn
độc hoặc xuất hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Đây là một trong những yếu tố tiên
lượng xấu đối với cả mẹ và thai nhi, có thể dẫn tới tử vong mẹ, đặc biệt khi khởi
phát cùng đợt cấp trong quá trình mang thai. Theo nghiên cứu của Moroni năm
2002 trên 51 trường hợp mang thai của các bệnh nhân với tiền sử bệnh thận Lupus
thì tỷ lệ khởi phát đợt cấp chỉ gặp ở 5% số bệnh nhân có bệnh thận trong giai đoạn
im lặng so với 39% trường hợp bệnh nhân có bệnh thận trong giai đoạn hoạt động.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01 [21]. Nguy cơ gây biến chứng sản
khoa và tử vong mẹ tăng lên khi xuất hiện tăng huyết áp cùng với bệnh thận Lupus.


13

Theo nghiên cứu của Cameron năm 1998 trên 218 bà mẹ Lupus và 345 thai nhi thì
tỉ lệ tử vong mẹ quan sát được khoảng 3,4%, cũng theo nghiên cứu của tổ chức
SNFMI (Tổ chức quốc gia các bác sỹ nội trú Pháp) thì tỷ lệ này là 2,4 – 3,3% [22].
Nguy cơ sảy thai cũng tăng một cách đáng kể nếu bệnh thận Lupus ở giai đoạn hoạt
động khi thụ thai. Tỷ lệ sảy thai khi có kèm tổn thương thận dao động từ 13 – 46%,

đẻ non (30%), thai chậm phát triển trong tử cung (30%) [23]. Những bệnh nhân mắc
bệnh thận Lupus đã được ghép thận có thể giữ thai và có kết quả thai nghén nhưng
trẻ sơ sinh thường non tháng và có cân nặng thấp [24], [25], [26].
SLE và biến chứng tăng huyết áp trong thai kỳ – Nguy cơ tiền sản giật và sản giật:
Đây là một vấn đề khó khăn trong chẩn đoán phân biệt giữa biểu hiện của
bệnh SLE và những ảnh hưởng bình thường của thai nghén hoặc tăng huyết áp liên
quan đến thai kỳ. Biến chứng tăng huyết áp gặp ở 10 – 20% trường hợp bệnh nhân
SLE mang thai, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh thận Lupus [27].
Tiền sản giật và sản giật có thể có biểu hiện rất giống với đợt cấp của SLE
như phù, tăng huyết áp và protein niệu cao. Việc chẩn đoán phân biệt hội chứng tiền
sản giật với đợt cấp SLE cần phải được đặt ra bởi việc điều trị của chúng hoàn toàn
khác nhau. Tỷ lệ xuất hiện tiền sản giật – sản giật tăng lên trong SLE, và tình trạng
tiền sản giật/ tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu (Hội chứng HELLP) liên quan
mật thiết với sự có mặt của hội chứng kháng phospholipid. Corticoid điều trị đợt
cấp Lupus có thể làm nặng thêm tình trạng tiền sản giật và sản giật. Tình trạng giảm
bổ thể (C3, C4) và tăng hiệu giá kháng thể kháng ds-DNA là những triệu chứng có
giá trị để chẩn đoán đợt cấp Lupus. Bên cạnh đó, tăng acid uric máu lại là một triệu
chứng có giá trị để phân biệt hội chứng tiền sản giật với tổn thương thận trong đợt
cấp của SLE [26], [28].
1.6.2. Ảnh hưởng của SLE lên thai sản
1.6.2.1. Khả năng sinh sản
Theo lý thuyết, khả năng sinh sản của phụ nữ mắc bệnh SLE cũng không
khác nhiều so với phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, trong số 9% không thụ thai của
thế giới, SLE đóng góp xấp xỉ 1% các bệnh nhân không thụ thai [29] trong khi bệnh
chỉ gặp ở xấp xỉ 1 trong số 2000 bệnh nhân nữ [30], [31], [32]. Điều này được lý
giải bởi nhiều nguyên do, phần lớn là nguyên nhân thứ phát dẫn đến không thụ thai


14


và do phương pháp điều trị bệnh [33], [34].
Rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những bệnh nhân SLE với biểu hiện từ vô
kinh đến rong kinh. Vô kinh có thể xảy ra trong trường hợp điều trị bằng corticoid
liều cao hoặc thuốc ức chế miễn dịch cyclophosphamid nhưng cũng có thể do bản
thân bệnh SLE gây nên. Theo nghiên cứu của Pasoto và cộng sự, trong trường hợp
điều trị bệnh bằng thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamid, rối loạn kinh
nguyệt xuất hiện trong 53% các trường hợp bệnh nhân SLE dưới 40 tuổi. Bệnh nhân
SLE trong giai đoạn bệnh hoạt động mạnh (SLEDAI ≥ 8) có nhiều khả năng bị rối
loạn kinh nguyệt hơn so với những bệnh nhân ở giai đoạn bệnh ít hoạt động [35].
Đối với những phụ nữ phát hiện Lupus từ nhỏ thì một vài trường hợp quan
sát được có dậy thì muộn. Tuy nhiên, khả năng mang thai và sinh đẻ không khác
biệt so với người không mang bệnh [36].
1.6.2.2. Sảy thai, thai chết lưu:
Tỷ lệ xuất hiện sảy thai và thai lưu ở bệnh nhân SLE mang thai cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ sảy thai và thai lưu trong cộng đồng (< 5%). Tiên lượng thai nhi
phụ thuộc phần lớn vào độ hoạt động của bệnh, tỷ lệ sảy thai dao động từ 25 – 52%
ở bệnh nhân SLE trong giai đoạn bệnh hoạt động so sánh với 8 – 12% ở các bệnh
nhân SLE trong giai đoạn bệnh không hoạt động [21], [37], [38], [39]. Tỷ lệ thai lưu
ở bệnh nhân SLE mang thai có thể cao gấp 5 lần so với những phụ nữ mang thai
không mắc SLE [40]. Một vài yếu tố dự đoán thai chết lưu bao gồm độ hoạt động
của bệnh, viêm cầu thận lupus và sự có mặt của các kháng thể kháng phospholipid.
Bệnh thận Lupus liên quan với 8 – 24% các trường hợp sảy thai và 4 – 24%
các trường hợp thai lưu [41]. Sự có mặt của kháng thể kháng phospholipid và sảy
thai đã được chứng minh rõ ràng. Theo nghiên cứu của Mok và cộng sự trên 91
trường hợp mang thai, kháng thể kháng phospholipid có mặt nhiều hơn ở những
bệnh nhân sảy thai liên tiếp. Tài liệu cũng chỉ ra rằng sự có mặt của những kháng
thể này làm tỷ lệ sảy thai tăng lên gấp 2 lần [42].


15


Tuy nhiên, ngay cả khi không kể đến hội chứng kháng phospholipid và
Lupus sơ sinh thì quá trình thai nghén ở bệnh nhân SLE vẫn được coi là thai nghén
nguy cơ cao [26], [36].
1.6.2.3. Đẻ non
Tỷ lệ đẻ non trong cộng đồng chiếm từ 5 – 15% tổng số các cuộc đẻ. Trước
những năm 80, tỷ lệ đẻ non ở bệnh nhân SLE dưới 60% và trong một số nghiên cứu
gần đây thì tỷ lệ này là trên 80% [43]. Tổng kết từ 43 nghiên cứu thu được tỷ lệ đẻ
non của các bà mẹ SLE dao động từ 4% đến 62% [43], [44].
Một nghiên cứu của Nhật Bản đưa ra tỷ lệ đẻ non của bệnh nhân SLE sử
dụng prednisone > 15 mg/ngày là 60% so với tỷ lệ đẻ non của bệnh nhân sử dụng
liều 0 – 15 mg/ngày là 13%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [43].
Tuy nhiên, liều corticoid cao hơn thường rất cần thiết để kiểm soát bệnh, đồng thời
cũng góp phần làm tăng tỷ lệ đẻ non.
1.6.2.4. Thai chậm phát triển trong tử cung
Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp là 10,5% trong đó tỷ lệ suy
dinh dưỡng bào thai là 6,8% [45]. Tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung –
suy dinh dưỡng bào thai gặp vào khoảng 14,8 ± 2,0% trong các trường hợp SLE
mang thai – tổng kết từ 20 nghiên cứu [43], [44]. Những yếu tố góp phần làm tăng
tỷ lệ thai chậm phát triển là tăng huyết áp, sử dụng corticoid trong điều trị, kháng
thể kháng phospholipid và tiền sản giật [46]. Nồng độ bổ thể thấp cũng có thể có
liên quan đến thai chậm phát triển trong tử cung [46].
1.6.2.5. Lupus sơ sinh
Lupus sơ sinh là một hội chứng có liên quan tới việc vận chuyển tự động các
tự kháng thể của mẹ qua hàng rào rau thai, trong đó chủ yếu là các kháng thể antiSSA (hay anti-Ro) và anti-SSB (hay anti-La), hiếm hơn là kháng thể anti U1RNP.
Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng: ban ngoài da, nhạy cảm ánh sáng, viêm gan,
viêm phổi, tăng men gan, bloc nhĩ thất bẩm sinh, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu
hay giảm tiểu cầu, và cũng có thể có hội chứng Hirschprung [23], [36], [47]. Nhìn
chung, những triệu chứng này sẽ mất đi trong vòng 6 đến 8 tháng sau khi sinh khi



16

các kháng thể từ mẹ biến mất khỏi tuần hoàn thai.
Bloc nhĩ thất bẩm sinh (BNTBS) là biểu hiện nặng nề nhất của Lupus sơ sinh
nhưng rất hiếm gặp và chỉ xuất hiện 2% trong số những trẻ được sinh ra bởi người
mẹ có kháng thể anti-Ro và anti-La và tăng cao ở những bà mẹ có kháng nguyên
HLA A1, B8, DR3, MB2 và MT2 [23]. Trong những đứa trẻ có biểu hiện BNTBS
thì có tới 85% các bà mẹ của những đứa trẻ này có anti-SSA hoặc anti-SSB trong
máu [47], [48]. Nguy cơ BNTBS tăng lên ở những trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ đã
từng có con trước đó cũng bị BNTBS [23]. Ngày nay, người ta đã biết được rằng
kháng thể anti-Ro có thể qua hàng rào rau thai ngay từ tuần thứ 12 của thai kỳ gây
tổn thương tâm nhĩ. Vì vậy, việc chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm trong 3 tháng
giữa và đặc biệt là 3 tháng cuối là không khó [23], [47]. Trái lại, các biểu hiện ngoài
tim mạch như viêm gan, thiếu máu tan máu,…có phần hiếm gặp và diễn biến nhẹ
nhàng hơn [47].
1.7. Một số quan điểm sử dụng trong nghiên cứu
- Sảy thai là khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 của
thai kỳ hoặc trọng lượng thai nhỏ hơn 500 gram [49].
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần 22 đến
trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng [49].
- Trẻ sơ sinh đủ tháng là những trẻ được sinh ra trong khoảng từ 37 đến 42
tuần (278 ± 15 ngày) [49].
- Thai chết lưu trong tử cung là tất cả các trường hợp thai chết mà còn lưu lại
trong tử cung trên 48h [49].
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân là những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2500g, bao gồm
cả trẻ đẻ non và chậm phát triển trong tử cung hoặc phối hợp cả hai [50], [51].
- Thai phát triển bình thường là sự kết hợp mang tính chất quyết định của một
tình trạng thai nghén khỏe mạnh và những ảnh hưởng lâu dài về mặt sức khỏe của
trẻ. Tuy nhiên, để định nghĩa thai phát triển bình thường và thai phát triển bất

thường trong tử cung vẫn còn là một thách thức tồn tại lâu dài trong thực hành lâm
sàng và nghiên cứu. Nhằm mục đích đánh giá tình trạng phát triển của thai trong tử


17

cung, nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ thường sử dụng cân nặng khi sinh so
với đường bách phân vị thứ 10 ở cùng tuổi thai tương ứng. Mặc dù vậy, đây cũng
không hoàn toàn phản ánh chính xác tình trạng phát triển thai trong tử cung bởi lẽ
cân nặng thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như di truyền, giống,
loài…Nhờ vào siêu âm, người ta cũng có thể tiến hành nghiên cứu dọc bằng cách
thực hiện đo đạc nhiều lần trên cùng một thai nghén để đánh giá một cách chính xác
nhất tình trạng phát triển thực sự của thai trong tử cung [52]. Trong điều kiện hạn
chế của nghiên cứu, chúng tôi đánh giá tình trạng phát triển của thai trong tử cung
chủ yếu dựa trên cân nặng khi sinh so với đường bách phân vị thứ 10 ở cùng tuổi
thai tương ứng. Trẻ phát triển bình thường được hiểu là có cân nặng khi sinh trên
đường bách phân vị thứ 10 ở cùng tuổi thai.
- Tình trạng chậm phát triển trong tử cung được quy ước là tình trạng trẻ sinh
ra có cân nặng dưới đường bách phân vị (ĐBPV) thứ 10 ở cùng tuổi thai tương ứng
(cân nặng bình thường của trẻ từ 10 – 90 đơn vị bách phân) [51].
Bảng 1.1: Cân nặng tương đương với ĐBPV 10 của thai Việt Nam
Tuổi

Giá trị cân nặng

thai
(tuần)
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32
-

ĐBPV thứ 10
(gram)
308,0
373,1
449,0
526,9
662,1
733,5
879,0
1016,1
1168,7
1336,1
1516,7

Tuổi thai
(tuần)
33
34
35
36

37
38
39
40
41
42

Giá trị cân nặng ĐBPV
thứ 10
(gram)
1709,1
1912,1
2122,4
2282,0
2442,2
2572,2
2674,2
2751,8
2807,3
2844,6

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em:
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng chỉ số Z–Score để đánh giá
tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Z–Score được tính bằng công thức:
Z–Score =


×