Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

NGHIÊN cứu sức KHỎE tâm THẦN học SINH BẰNG THANG SDQ tại HAI TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN BA vì, hà nội năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------------------

VŨ THỊ HĂNG

NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH
BẰNG THANG SDQ TẠI HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI NĂM HỌC 2015-2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

-------------------

VŨ THỊ HĂNG

NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH
BẰNG THANG SDQ TẠI HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI NĂM HỌC 2015-2016
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số


: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. CHU VĂN THĂNG


Hà Nội – 2016

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm sức khỏe
1.1.1. Sức khỏe thể chất
1.1.2. Sức khỏe tinh thần
1.1.3. Sức khỏe xã hội
1.1.4. Khái niệm tuổi vị thành niên
1.2. Những biến đổi về thể chất, tâm lý, xã hội ở tuổi vị thành niên
1.2.1. Biến đổi về thể chất
1.2.2. Những nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính
1.2.3. Biến đổi về tâm lý
1.2.4. Biến đổi về xã hội
1.3. Những rối loạn liên quan đến SKTT
1.3.1. Rối loạn hành vi
1.3.2. Rối loạn tăng động
1.3.3. Rối loạn ứng xử
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến SKTT
1.4.1.Yếu tố cá nhân
1.4.2. Yếu tố nhà trường
1.4.3. Yếu tố gia đình

1.4.4. Yếu tố lối sống
1.5. Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em
1.5.1. Tình hình SKTT trẻ em và vị thành niên trên thế giới
1.5.2. Tình hình SKTT trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam
1.6. Công cụ sử dụng nghiên cứu SKTT ở trẻ em


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.3.1. Nghiên cứu định lượng
2.3.2. Nghiên cứu định tính
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của học sinh THCS Tản Đà và THCS Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội
năm học 2015-2016.
3.2 Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS Tản Đà và THCS Đồng Thái, Ba
Vì, Hà Nội năm học 2015-2016
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề SKTT học sinh THCS Tản Đà và THCS Đồng
Thái, Ba Vì, Hà Nội năm học 2015-2016.
3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với SKTT học sinh.
3.5. Cách xử trí các vấn đề SKTT học sinh
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
4.2. Thực trạng vấn đề SKTT ở hai trường THCS Tản Đà và THCS Đồng Thái

4.2.1 Vấn đề SKTT chung
4.2.2. Vấn đề SKTT được đánh giá trên thang SDQ
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng và mối liên quan đến vấn đề SKTT ở hai trường THCS
Ba Vì, Hà Nội
4.3.1. Yếu tố đặc điểm cá nhân
4.3.2. Yếu tố đặc điểm gia đình và mối quan hệ trong gia đình


4.3.3. Yếu tố đặc điểm nhà trường, vui chơi giải trí
4.4. Bàn luận về bộ công cụ nghiên cứu
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu
KẾT LUẬN .................................................................................................................
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CANS-MH

: Bảng hỏi nhu cầu sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên (Child
and adolesdent Needs and Strengths-Mental Health)

CBCL

: Bảng kiểm hành vi (Child Behavior Checklist)

CBVC

: Cán bộ viên chức


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

PHHS

: Phụ huynh học sinh

RTCCD

: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (Research
and Training Center for Community Development)

SDQ

: Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khỏe tâm thần (Strength and
difficulty questionnaire)

SKTT

: Sức khỏe tâm thần


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TRF

: Bảng hỏi dành cho giáo viên đánh giá rối nhiễu tâm trí (Teacher’s
Report From – TRF)

VTN

: Vị thành niên

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization)

YSR

: Bảng tự thuật (Youth Self Report)


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển kéo theo đó là hàng loạt vấn đề về sức khỏe của con người.
CSSK trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội ở mọi tầng lớp từ giàu đến
nghèo, từ tri thức đến lao động, từ thành thị tới nông thôn. Trong đó có CSSK cho
lứa tuổi học sinh được chú trọng quan tâm, trẻ em là tương lai của đất nước, vì thế
sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia
đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội. Trẻ được phát triển toàn diện khi được
chăm sóc cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần. CSSK thể chất giúp trẻ
phát triển tối đa về thể lực, chiều cao, cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tật và tử
vong. CSSK tâm thần giúp trẻ phát triển trí tuệ, cân bằng tâm lý, tình cảm, sống hòa
nhập được với các mối quan hệ xã hội.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của một xã hội công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đã làm nảy sinh nhiều yếu tố stress gây tổn thương tâm lý, làm giảm sự bền
vững, mất cân bằng về sức khoẻ tâm thần. Trong khi đó, việc trang bị đầy đủ kiến
thức cần thiết về tâm lý cho lứa tuổi học sinh còn nhiều hạn chế, khi phải đối mặt
với những cú sốc lớn về mặt tình cảm thì cũng gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm
lý của các em. Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh có những biểu hiện về suy nghĩ
và có cảm xúc - hành vi theo xu hướng tiêu cực như thiếu hứng thú trong học tập,
bỏ nhà, trốn học, nghiện các trò chơi điện tử, chát... Hàng loạt học sinh, co giật phân
ly, trầm cảm, tự tử hoặc.hành vi bao lực với bạn bè với thầy cô ngày càng gia tăng.
Các điều tra cho thấy các rối loạn trên chiếm từ 20- 25% số học sinh ở các lứa tuổi.
Và yếu tố stress tâm lý chiếm 80% các nguyên nhân gây tổn thương trên [1]. Theo
báo cáo của tổ cức y tế thế giới có khoảng 25% dân số thế giới bị rối loạn tâm thần
và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời [2]. Theo nhiều cuộc điều tra
trong nước và thế giới có khoảng 8 đến 21% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải
các rối loạn tâm thần cần điều trị [3].
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô

thị hóa, nhịp sống theo đó tăng nhanh, cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng thay đổi


9

dường như con người càng có nhiều mối bận tâm thì áp lực lên cuộc sống càng cao
hơn, khiến cho con người nặng nề nhiều trách nhiệm hơn. Các bậc phụ huynh
không còn thời gian để sum vầy, áp lực công việc khiến cho cha mẹ không quan tâm
hoặc quan tâm thái quá đến tâm lý của trẻ, họ chỉ cố gắng kiếm ra thật nhiều tiền
đáp ứng nhu cầu vật chất cho trẻ. Rõ ràng là trẻ em vô tình đã bị đẩy vào những tình
huống buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác động có hại trong
cuộc sống do mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong khi các em không có cơ hội
được trang bị đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý. Đối với lứa tuổi học sinh thì
áp lực trong học tập và thi cử, cũng như sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ, những mối
quan hệ khác giới ở tuổi mới lớn... luôn tạo cho các em tâm lý căng thẳng, mệt mỏi,
lo sợ, lúng túng. Từ đó ảnh hưởng đến tâm trí của các em nhất là giai đoạn dậy thì
với những biến đổi mạnh mẽ của tâm lý [4] .
Tại Việt Nam vấn đề SKTT ở trẻ em ngày càng có xu hướng tăng mạnh, kết
quả nghiên cứu mới đây cho thấy có từ 12-13% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 6-16,
tức là có khoảng 2.7 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc gặp phải những vấn
đề SKTT một các rõ rệt [5]. Theo khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học
TP Hà Nội bằng công cụ thang SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam
của Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội cho thấy 20%
học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Ở các nước
phát triển, mặc dù hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe thể chất và
tâm thần có từ lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết mọi trẻ em có nhu cầu hỗ trợ
SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng [6]. Vấn đề SKTT trẻ em đang trở thành
mối quan tâm của toàn xã hội, là hồi chuông cảnh báo cho ngành giáo dục và ngành
y tế, từ đó có những chủ trương, đề xuất các biện pháp hiệu quả, kịp thời.
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một

phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam của huyện. Đây là một huyện bán
sơn địa, với diện tích lớn nhất của Hà Nội. Nơi đây là một vùng nông thôn, kinh tế
gia đình phần lớn chủ yếu làm nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều vất vả khiến cha
mẹ không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái. Toàn huyện Ba Vì có 36 trường


10

THCS phân bố ở các xã, trong đó có trường THCS Tản Đà thuộc thị trấn Tây Đằng
và trường THCS Đồng Thái thuộc xã Đồng Thái, Ba Vì.
Trường THCS Tản Đà được thành lập năm 1993, có tổng diện tích trên
3.580m2, ban đầu mới thành lập trường có tên gọi là trường Chuyên cấp hai Ba Vì,
đến năm 1998 trường được đổi tên là trường THCS Tản Đà. Hưởng ứng phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa.
Ngay từ đầu năm 2008, trường THCS Tản Đà đã đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa
và thống nhất trong toàn cán bộ giáo viên, học sinh nên đã tạo được sự đồng thuận
và quyết tâm xây dựng trường THCS Tản Đà thành đơn vị văn hóa năm 2011.
Trong những năm qua cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đã đạt được 5 tiêu
chuẩn theo quy định về xây dựng đơn vị văn với hơn 20 năm xây dựng và phát triển
đang từng bước khẳng định vị thế và chất lượng giáo dục. Từ năm 2009 đến nay,
nhà trường luôn chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phòng
chống tệ nạn xã hội trong học đường, số học sinh xếp loại học lực khá giỏi của
trường luôn đạt từ 90% trở lên, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%, tỷ lệ đỗ vào THPT hệ
công lập đạt 100%, trong đó 60% thi đỗ vào các trường chuyên của thành phố. Mỗi
năm nhà trường có trên 100 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, 10 đến 15 em đạt giỏi
cấp thành phố, 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, không có học sinh xếp
loại hạnh kiểm trung bình.
Thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2018
của UBND huyện Ba Vì, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện,
Phòng GD&ĐT huyện, Đảng và chính quyền xã Đồng Thái cùng với sự nỗ lực phấn

đấu không ngừng của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh trong nhà
trường, sự kết hợp ủng hộ của nhân dân, trường THCS Đồng Thái đã có 1 cơ ngơi
đầy đủ các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị đạt
chuẩn. Trải qua 55 năm phát triển và trưởng thành, trường THCS Đồng Thái đã có
một bề dày thành tích rực rỡ. Các thế hệ thầy và trò của nhà trường luôn quyết tâm
phấn đấu trong công tác, học tập và rèn luyện. Nhiều thầy cô luôn là tấm gương
sáng về đạo đức, về lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiều lớp học sinh đã giành được


11

những thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Trong nhiều năm trường luôn giữ
vững danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh và cấp huyện. Đặc biệt trong những năm
gần đây, chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường luôn phát triển không ngừng:
Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm luôn đạt từ 98% trở lên, số học sinh giỏi cấp huyện,
cấp thành phố ngày càng tăng; nhà trường luôn đứng ở tốp đầu trong huyện về kết
quả bồi dưỡng học sinh giỏi, trường được Phòng giáo dục Ba Vì chọn là trường
điểm về nề nếp hoạt động tập thể và giáo dục đạo đức học sinh.
Chính vì vậy tôi tiến hành “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của
học sinh bằng thang SDQ tại hai trường trung học cơ sở huyện Ba Vì, Hà Nội
năm học 2015-2016”trường THCS Tản Đà và trường THCS Đồng Thái, Ba Vì, Hà
Nội với các mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh bằng thang SDQ tại hai trường THCS
huyện Ba Vì, Hà Nội năm học 2015-2016.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần học sinh hai trường THCS

huyện Ba Vì, Hà Nội năm học 2015-2016.


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm sức khỏe
Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi con người, vì vậy mục tiêu chiến lược của
Tổ chức y tế Thế giới (WHO), của các ngành y tế trên thế giới, của ngành y tế Việt
Nam nói riêng chính là sức khỏe tốt nhất cho con người. Theo tổ chức Y tế thế giới:
“Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay tàn phế”. Một người được cho là khỏe
mạnh khi có cả khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần và khỏe về xã hội.
1.1.1. Sức khỏe thể chất
Là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất, đó là về sức lực có thể làm việc
mang vác nặng, sự nhanh nhẹn thoải mái, sự dẻo dai, bền bỉ không cảm thấy mệt
mỏi, khả năng chống chọi lại với bệnh tật và yếu tố khắc nghiệt của môi trường.
Sức khỏe thể chất còn thể hiện khi không có bệnh tật, không ốm đau, có sức đề
kháng tốt, khi ốm thì có thể nhanh hồi phục hoặc có thể chống đỡ được môi trường
khắc nghiệt hay thời tiết thay đổi đột ngột [7].
1.1.2. Sức khỏe tinh thần
Là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Một trạng thái
không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là sự sảng khoái, ở cảm giác
dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những
quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động, khả năng chống lại những quan niệm
bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện nếp sống
lành mạnh, văn minh, có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và
hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
1.1.3. Sức khỏe xã hội



13

Là sự thoải mái hoà nhập trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp của các
cá nhân với cộng đồng, gia đình, người thân và xã hội. Nó thể hiện ở sự được tán
thành và chấp nhận của xã hội. Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng
cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt. Sức khỏe xã hội còn là sự đóng góp tích
cực của cá nhân vào việc phát triển của xã hội. Xã hội và cá nhân có sự tương tác hỗ
trợ cho nhau. Nếu xã hội phát triển ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì
sẽ tạo điều kiện cho cá nhân phát huy được khả năng với một tâm lý thoải mái và
ngược lại [8]. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền
lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi xã hội, của những người khác. Là sự hòa
nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
1.1.4. Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN)
Vị thành niên: từ này trong tiếng Anh “adolescere” có nghĩa là "lớn lên" hay
"phát triển". Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp
nhất của cuộc đời mỗi con người. Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người
lớn đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ phát triển. Có sự thay đổi đồng lọat từ đơn giản
đến phức tạp bao gồm: sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các quan hệ xã hội, sự
phát triển mạnh mẽ về thể chất, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều
rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Cá nhân phải có những thay đổi để
thích nghi. VTN có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến
nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi đứa trẻ phải đáp ứng như: chúng vừa muốn
là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận quà…)
vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi được
quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối
xử với mình như người lớn…). Các em thường hay có ý nghĩ cực đoan cho rằng
mình đã là người lớn có quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn, nhưng
mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế rằng mình vẫn chưa thực sự được thừa

nhận là người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên lớn thường mô phỏng
bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn. Tuổi vị thành niên


14

trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến sự chín muồi
xã hội ở lứa tuổi này, là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao
tiếp với xã hội bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ.
Những hành vi này không những thay đổi tùy theo giới tính và sự trưởng thành về
thể lực, trí tuệ và những quan hệ xã hội của các cá nhân VTN mà còn tùy thuộc vào
môi trường xã hội, văn hóa, chính trị, vật chất, kinh tế nơi họ sống. Theo kết quả
tổng điều tra dân số năm 2012 ở Việt nam trẻ VTN có khoảng 23.165.631 trẻ, chiếm
khoảng 26,2% dân số cả nước [8].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi từ 10 -19 tuổi là tuổi vị thành
niên. Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Tuổi vị thành niên chia
làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10-14 tuổi, giai đoạn 2 từ 15-19 tuổi, phù hợp với
sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội từng thời kỳ, sự phân chia này cũng chỉ có
tính chất tương đối. Vì trong thực tế, yếu tố tâm sinh lý, phát triển thể lực của mỗi
em có những đặc điểm riêng biệt không hoàn toàn theo đúng như sự phân định.
1.2 Những biến đổi về thể chất, tâm lý, xã hội ở tuổi vị thành niên
1.2.1. Biến đổi về thể chất
Dậy thì là giai đoạn quan trọng ở lứa tuổi vị thành niên, dùng để xác định sự
chín muồi rõ nét về mặt cơ thể. Sự chín muồi sinh học này xảy ra trên hầu hết các
hệ thống cơ thể ở cả nam lẫn nữ và thường bắt đầu ở khoảng 10 -11 tuổi và kết thúc
ở khoảng 15 -17 tuổi. Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng
giới đều phát triển như nhau. Có một số em biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em
khác và một số em biểu hiện thay đổi chậm hơn các em khác.
Ở em gái ngay khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 13 tuổi), cơ thể các em bắt
đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi

các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. Ngoài thay đổi về cân
nặng, chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục, thay đổi giọng
nói, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và xuất hiện mụn trứng cá ở
mặt. Thay đổi hình dạng cơ thể từ thon mảnh của đứa trẻ sang dáng vẻ duyên dáng


15

của phụ nữ. Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu
tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra
những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày
hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra [9].
Ở em trai bước vào tuổi dậy thì (khoảng 15-17 tuổi), đặc điểm rõ rệt nhất là
sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, chiều cao và đến 17- 18 tuổi hầu hết các em đã đạt
chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép
và mọc mụn trứng cá, tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi. Đồng thời dương
vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước, xuất hiện phóng tinh không chủ
đích. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở
ngực, vai và đùi, bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới [9].
1.2.2. Những nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính
Dậy thì là sự báo hiệu chuyển giai đoạn, được xem như là cái mốc khởi đầu
tuổi vị thành niên, những trẻ gái bắt đầu và kết thúc dậy thì sớm hơn trẻ trai khoảng
1-2 năm. Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có
ảnh hưởng đến các yếu tố tâm lý. Và ngược lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm
tâm lý đến lượt nó cũng ảnh hưởng lên hệ thống sinh học. Trẻ dễ bị kích động và có
những cảm xúc hỗn loạn [9]. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh
hưởng của nhóm bạn đó, đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn
tình bạn với tình yêu. Các em thường muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình
dục của mình. Cơ thể và chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể các em đã
gần như hoàn chỉnh.Việc tăng cường hoạt động của hệ thống tiết các hoocmon tính

dục (tuổi dậy thì) đã kích thích các ý nghĩ tình dục, tạo ra sự lơ đãng mơ màng, nảy
sinh nhu cầu hấp dẫn quyến rũ tình dục ở hầu hết thiếu niên lớn. Ảo tưởng tình dục
cũng thường thấy ở lứa tuổi này. Các em nam trong giấc ngủ có thể mơ thấy những
chuyện ân ái và tự tiết tinh dịch, đây là điều hoàn toàn bình thường. Cả nam và nữ ở
tuổi thiếu niên lớn đều trải nghiệm hứng thú tình dục. Xúc cảm giới tính hay những


16

rung động đầu đời thường dễ xảy ra và đơn giản là với những ai gây cho chúng ấn
tượng, những người gần gũi, những người hay giúp đỡ quan tâm, những người có
biểu hiện bên ngoài hấp dẫn… Đại bộ phận các em ở tuổi thiếu niên lớn không hiểu
được rằng những cảm xúc này chỉ là những tình cảm mang bản chất tình dục mà
chúng thường lầm tưởng là tình yêu.

1.2.3. Biến đổi về tâm lý
VTN là những người không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn dù
là con trai hay con gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống
nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau. Về
mặt tâm lý và tình cảm, các em bắt đầu có tư duy trìu tượng, các em ý thức được
mình không còn là trẻ con nữa. Trong hành động, các em muốn thử sức mình và
muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường quan tâm, đến những thay đổi
của cơ thể, nhất là các em gái. Do những biến đổi sinh học đã tạo nên sự mất cân
bằng tạm thời về tâm lý. Trong giai đoạn phát triển này các em có những thay đổi
thường xuyên về tâm tư. Sự quan tâm thái quá đến hình ảnh cơ thể, sự không hài
lòng về những đặc điểm nào đó của cơ thể có thể biến thành nỗi khổ tâm, sự khó
ở… và những tình cảm này có thể gây stress tiêu cực cho trẻ làm nảy sinh sự lo âu,
trầm cảm và cả những ý nghĩ tự sát.
Ở tuổi này có tính không ổn định về mặt xúc cảm, tình cảm – thoắt vui, thoắt
buồn, kém hài lòng về hình ảnh cơ thể, dễ thân mật mà cũng dễ giận dữ… Hiện

tượng dễ xúc động, dễ tổn thương, dễ bị kích động hay khóc hay tự ái, tủi thân vì
những chuyện nhỏ nhặt, dễ băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ
thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa là những hiện tượng thường xảy ra, đặc
biệt ở các em gái. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự
bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm và vẫn
phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình. Các em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách
khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm


17

những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Phát triển mạnh về tư duy trìu tượng, tuy vậy
các em lại thường thay đổi tình cảm một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn. Khi mong
muốn điều gì, các em muốn được thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất
chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự
phê phán [9].
1.2.4. Biến đổi về xã hội
Trẻ vị thành niên thường tò mò khám phá môi trường bên ngoài, các em có
hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn hơn so với môi trường gia đình và trường
học, vì vậy việc hình thành các mối quan hệ xã hội luôn thôi thúc các em phát triển
các kỹ năng giao tiếp, ứng xử mới theo cách riêng, theo trào lưu của bạn bè, để hòa
nhập với môi trường xã hội rộng lớn hơn [9]. Trong xã hội hiên đại các em được
tiếp cận với xã hội một cách dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như: sách báo, internet, phim ảnh, điện thoại di động...
1.3. Những rối loạn liên quan đến SKTT
Do biến đổi đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi dậy thì nên những biểu hiện rối loạn
tâm thần ở trẻ VTN không còn là hiếm gặp, trẻ thường có những rối loạn cảm xúc.
Trầm cảm do áp lực học hành và thi cử làm trẻ vị thành niên dễ gặp các sang chấn
tâm lý. Dễ bị kích thích, trẻ hay nổi cáu vô cớ, trẻ có thể đánh bạn, đánh em, cãi lại
và có nhiều hành vi hỗn láo với bố mẹ hoặc giáo viên, tự ti, chán nản, chán ăn, mệt

mỏi thường xuyên nên trẻ hay bỏ học, khó tập trung chú ý, vì thế trẻ rất lơ đễnh
trong nghe giảng, trí nhớ sút kém, do vậy trẻ không nhớ được nội dung bài học,
không nhớ được những điều bố mẹ dặn dò, học tập sút kém. Rối loạn lo lâu lan tỏa,
lo lắng, sợ hãi quá mức và rất bền vững, trương lực cơ tăng và mất khả năng thư
giãn, khó tập trung chú ý, mất ngủ, dễ bị kích thích, mệt mỏi, nó diễn ra hàng ngày
và không thể kiểm soát được. Rối loạn cảm xúc: rối loạn lo âu như sợ hãi một cái gì
đó quá mức hoặc lo lắng những vấn đề không có thật, hoang mang, lo lắng triền
miên mà không biết lý do hoặc suy nghĩ viển vông tưởng tượng ra những câu
chuyện ám ảnh không có thật rồi tự đặt mình vào tình huống rồi lại đau khổ [ 10].
Ngoài ra thì những sang chấn hay những sự kiện xảy đến với các em khiến tâm thần


18

luôn bị hoảng loạn như nghiện ma túy, lạm dụng tình dục, bị bạo lực... Đặc biệt hơn
rối loạn cảm xúc lưỡng cực khá phổ biến với tỉ lệ 0,5% dân số. Đây là một bệnh tâm
thần nội sinh xuất hiện có tính chất chu kì với các cơn hưng cảm và trầm cảm xen
lẫn. Theo BS. Nguyễn Văn Dũng- Viện Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai)
cho hay: tuổi teen là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất trong tổng số ca mắc
chứng bệnh này. Trẻ có lúc thì lầm lì, buồn rầu, ức chế chán nản, bi quan, tuyệt vọng,
dễ mủi lòng khóc lóc, than vãn rên rỉ, lúc lại hưng cảm đọc thơ ca, ví von hóm hỉnh,
nói luôn miệng, tự đánh giá cao bản thân, thậm chí coi thường người khác. Bệnh mang
tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột độ) sang
cảm xúc ức chế (trầm cảm) và ngược lại một cách nhanh chóng.
1.3.1. Rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi thường trầm trọng ở tuổi dậy thì, xu hướng thường gặp là
sự quấy phá, cư xử hung hãn đối với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói
dối, ăn cắp vặt, bỏ học, chống đối lại những chuẩn mực của người lớn, có thể bộc lộ
những biểu hiện chống đối lại xã hội [10]. Các hành vi chống đối xã hội khiến VTN
vi phạm luật pháp, nó đi ngược lại các qui tắc luật lệ, trật tự qui định của xã hội

(bao gồm cả gia đình, trường học, cộng đồng...).
Rối loạn hành vi biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng. Rối loạn hành vi ở mức
độ nặng và kéo dài dễ dẫn đến tội phạm đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các quốc
gia hiện nay. Ở Việt Nam, theo thông báo của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Việt Nam (9/1992), từ năm 1967 -1992 có 13.770 VTN phải học ở các trường cải
tạo tập huấn, tỷ lệ trẻ em phạm pháp chiếm 10 – 15%, trong đó 15% dưới 15 tuổi.
Tại Mỹ, năm 1966 có 11% số trẻ dưới 19 tuổi phải ra hầu toà. Nói chung tỷ lệ trẻ
em phạm pháp ngày càng gia tăng.
1.3.2. Rối loạn tăng động
Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là người bệnh không thể duy trì sự tập
trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công việc nào đó. Điều này
dẫn đến hậu quả là xuất hiện những triệu chứng tăng vận động, người bệnh luôn


19

hoạt động nhưng lại không thể hoàn tất một công việc nào đó khi được yêu cầu,
được giao phó. Trẻ mắc rối loạn này thường được xem là những đứa trẻ cứng đầu,
bướng bỉnh, quậy phá, không nghe lời, làm cho những người xung quanh hết sức
mệt mỏi, ở tuổi đến trường rất khó hoà đồng với các bạn bè cùng trang lứa. Từ 3 7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này. Trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ. Tỷ lệ
từ 2,5 đến 5,6 trẻ nam trên một trẻ nữ. Theo Bác sĩ Ngô Văn Lương, Khoa Tâm
thần, bệnh viện trung ương Huế: đặc trưng của rối loạn tăng động là sự kết hợp của
một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý, thiếu kiên trì trong
mọi công việc.

1.3.3. Rối loạn ứng xử
Trẻ em bị rối loạn ứng xử biểu hiện những hành vi như chọc ghẹo người
khác, hay gây gổ đánh nhau, tỏ ra thô bạo với mọi người hay súc vật, ăn cắp, trốn
học, trấn lột, phá phách và đột nhập nhà người khác, bỏ nhà ra đi [11]. Nhiều nghiên
cứu cũng cho thấy các biểu hiện lâm sàng của rối loạn ứng xử thường khó chẩn

đoán riêng lẻ bởi nó thường đi kèm các rối loạn khác, đặc biệt là vi phạm trật tự rối
loạn chống đối.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến SKTT
1.4.1.Yếu tố cá nhân
Giới tính: Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các
bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh…thường gặp ở
nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (histeria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm
cảm, lo âu…hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do
những sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở,
tiền mãn kinh và mãn kinh.


20

Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số
rối nhiễu tâm trí nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi các rối nhiễu tâm trí phát sinh
trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong các thành viên khác, có trường
hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp
nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
Độ tuổi: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại
bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.
Tình trạng sức khỏe toàn thân: Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh
tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu
ngày, làm việc quá sức…Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì cần phải nâng
cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất…
Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các vấn đề về
SKTT, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi mắc các vấn đề về SKTT thì
người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Nhân cách yếu, không
bền vững là một yếu tố thuận lợi cho rối nhiễu tâm trí phát sinh, khi mắc thì sẽ hồi

phục khó khăn và chậm.
1.4.2. Yếu tố nhà trường
Môi trường học tập cũng là yếu tố gây nên những ảnh hưởng quan trọng về
cảm xúc, tinh thần và cho vấn đề SKTT của học sinh. Giáo dục nhà trường cũng có
thể gây nên những tổn thương tâm trí cho trẻ em. Chương trình đào tạo quá nặng nề,
phương pháp giảng dạy nhồi nhét lý thuyết còn kỹ năng vận dụng hầu như không
được phát huy làm cho trẻ em thiếu tự tin. Bệnh thành tích ảnh hưởng nặng nề trong
quản lý giáo dục, nội dung học quá tải, áp lực thi cử làm cho trẻ luôn căng thẳng, lo
sợ. Thời gian học nhiều, thời gian để trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khóa lại bị
thu gọn, trẻ không có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí. Nhà trường có môi trường
cạnh tranh không lành mạnh giữa các học sinh với nhau: chế diễu, bắt nạt, trù dập,
tẩy chay nhau, ganh ghét nhau... Điều kiện vật chất, các cơ sở vui chơi cho lứa tuổi


21

học sinh quá thiếu thốn. Dẫn đến trẻ có những hành vi bất thường, ảnh hưởng đến
thể lực, tinh thần. Đó chính là sự tổn thương về SKTT của trẻ.
Trong trường học trẻ cũng hình thành nên những nhóm bạn chơi cùng như
cùng sở thích, có điều kiện, học lực từ đó hình thành nên những nhóm bạn chơi
khác nhau khiến những trẻ học kém, nghèo thường tự ti, mặc cảm. Quan hệ giữa
học sinh với thầy cô giáo đôi khi cũng tạo ra những tổn thương tâm lý cho trẻ, việc
kết hợp giữa người dạy và người nghe không có sự đồng cảm, hứng thú khiến cho
việc học trở nên nhàm chán, không hứng thú [11] . Do thầy cô thiếu mô phạm, phạm
sai lầm trong cách giáo dục, mục đích giáo dục, thiếu công bằng, trù dập học sinh,
không nắm bắt được các biện pháp tâm lý giáo dục cho các học sinh nói chung và
các học sinh cá biệt nói riêng.
1.4.3. Yếu tố gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình hạnh phúc, con cái trưởng thành
ngoan ngoãn, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển một xã hội tốt đẹp, một đất

nước văn minh và giàu mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực là sự tốt đẹp
của mỗi gia đình, sự hạnh phúc của cha mẹ, sự trưởng thành của con cái, thì vẫn có
những vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận một cách xác đáng.
Gia đình là yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong các nguyên nhân gây rối loạn
hành vi của trẻ. Trẻ VTN sống trong gia đình có những hoàn cảnh không may như
gia đình ly tán, không có sự hòa hợp giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ thường xuyên
xung đột, trẻ bị bạo hành, đối sử bất công. Cha mẹ hay người thân phạm pháp,
nghiện rượu, có các vấn đề xã hội. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn không đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu dễ đẩy trẻ vào các băng nhóm có hành vi trộm cắp tài sản của
người khác. Không khí gia đình không tốt: có mâu thuẫn giữa những người trong
gia đình, nghi ngờ, tranh giành lẫn nhau, nói xấu, tìm cách bôi nhọ nhau... Các em
phải chứng kiến những cảnh tượng như vậy dễ bị ảnh hưởng đến hành vi, ứng xử.
Tăng nguy cơ của những hành vi gây gổ [12].


22

Trong xã hội hiện đại, sức ép của nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt
tiêu cực nó mang lại thì cũng có những cái tiêu cực đáng kể. Sự bùng nổ của thời
đại thông tin, trẻ em được tiếp cận với các thông tin đó dễ dàng với nhiều hình thức
như sách báo, phim ảnh, internet, điện thoại di động [13]...mà cha mẹ vô tình không
để ý tới mặt tiêu cực tác động xấu từ đó. Cha mẹ bận rộn với công việc ít có thời
gian để gần gũi, quan tâm, chăm sóc, lắng nghe và chia sẻ với con cái vô tình đã đẩy
các em vào việc tự lập quá sớm, có những điều muốn nói nhưng không biết chia sẻ
cùng ai sẽ dẫn tới sự lo lắng, mệt mỏi. Cha mẹ không ý thức hết được trách nhiệm
với con cái, không nắm bắt được cách giáo dục con có khoa học, không nhất quán
được cách nuôi dạy và quản lý con cái....
Xã hội hiện nay đang yêu cầu và tạo ra những con người năng động, đòi hỏi
cao trong các lĩnh vực, cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cái quá nhiều. Vì vậy họ để con em
mình học thêm nhiều để nâng cao kiến thức, với khối lượng học nhiều ở trường và ở

nhà khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, ít vận động luyện tập sức
khỏe, dễ bị strees. Các em luôn bị áp lực tâm lý mệt mỏi, lo sợ khi không đáp ứng được
kỳ vọng của cha mẹ làm ảnh hưởng đến SKTT học sinh [14].

1.4.4. Yếu tố lối sống
Xã hội hiện đại với sự phát triển của công nghệ, các em mải mê với game,
truy cập internet, mạng xã hội, lười vận động cơ thể. Bỏ ăn, ngủ ít dẫn đến suy
nhược cơ thể cũng như tinh thần, tổn thương đến trí não và các tổ chức bên trong
[12]. Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy làm suy giảm sức
khỏe, trí não. Hơn nữa tuổi vị thành niên đang ở độ phát triển và có những biến đổi
cơ bản của cơ thể thì việc sử dụng những chất này ảnh hưởng tới sức khỏe nói
chung và SKTT nói riêng về lâu dài.
1.5. Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em


23

1.5.1. Tình hình SKTT trẻ em và vị thành niên trên thế giới
Nhiều năm qua, trên thế giới vấn đề trẻ bị mắc các chứng rối nhiễu tâm trí
như: Tự kỷ, tăng động giảm tập trung, giảm chú ý đang trở thành một vấn nạn.
Những năm gần đây vấn đề SKTT trẻ em đang được quan tâm chú trọng đặc biệt.
Theo WHO (2005) có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp các vấn đề
về SKTT như: các vấn đề về cảm xúc, stress, rối loạn cơ thể, rối loạn ứng xử, rối
loạn tâm thần [15]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 30% trẻ này có thể
hòa nhập xã hội, 70% còn lại không hòa nhập được xã hội và có nguy cơ cao trở
thành người tâm thần.
Trên thế giới, có tới 7% đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các rối
loạn tâm trí cần điều trị. Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có nhiều yếu
tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những trạng thái tâm lý bệnh học
trẻ em thường gặp là:

- Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ lệ mắc
là 3-5%.
- Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp là 2-5%.
- Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%.
- Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm trí trẻ em và rối loạn sự phát triển nói
chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1% [16].
Những rối loạn hành vi gây rối và chống đối xã hội thường gặp ở trẻ trai
nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỉ lệ giữa nam và nữ tương đồng hơn với các rối loạn
cảm xúc, trẻ gái lại hay gặp trầm cảm và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ có bệnh não thực tổn mãn tính có nguy cơ rất cao
làm phát sinh những rối loạn cảm xúc và hành vi. Những rối loạn cảm xúc (lo âu,
trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khả năng học của trẻ. Các rối loạn
hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội và có thể dẫn tới mắc
các chứng bệnh tinh thần về lâu dài.
Một thống kê của trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết
hàng năm, nước này có đến 13%-20% trẻ từ 17 tuổi trở xuống mắc phải những vấn
đề về tâm thần. Trong đó nhiều nhất là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
(6,8%), rối loạn trầm cảm (3%), rối loạn lo âu (2,1%). Đây được coi là môt trong


24

những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng tự tử - vốn là nguyên nhân tử vong đứng thứ
hai của trẻ 12-17 tuổi ở Mỹ trong năm 2012.
Tại Anh, nghiên cứu trên 18000 trẻ em từ 5-15 tuổi của Howard M cho thấy
có 9,5% trẻ có ít nhất một rối loạn tâm thần dặc thù theo ICD10 [17].
Việc chăm sóc sức khỏe tâm trí cho trẻ em và trẻ vị thành niên là một trong
ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng chống tai nạn, chống
nhiễm khuẩn và chăm sóc sức khỏe tâm trí. Các tổn thương tâm trí luôn là một
trong những gánh nặng bệnh tật cho xã hội, nó chiếm tỷ lệ khoảng 12% trên tổng số

bệnh [2].
Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề sức khỏe tâm trí có xu
hướng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân số thế giới bị
rối loạn tâm trí và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời [2]. Năm 1996,
nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại học Harvard, WHO và Ngân
hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của các rối loạn tâm trí chiếm 10,5%
gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên vẫn được cho là thấp hơn so với thực tế. Cũng trong
nghiên cứu này, ước tính gánh nặng bệnh tật do bệnh tâm trí và thần kinh sẽ tăng lên
với tốc độ cao hơn so với bệnh tim mạch và chiếm khoảng 15% vào năm 2020
(WHO 1998).
Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ vị thành niên có biểu hiện rối
loạn tâm trí tại một số nước phát triển như Úc, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha
đều trên 20%. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi
chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm trí kém ở
các học sinh Trung Quốc [18], không những thế, áp lực học tập cao cũng có thể dẫn
đến bạo lực và các vấn đề phát triển [19].
Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc
sức khoẻ thể chất và tâm trí lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻ em có nhu
cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thoả đáng [5].
1.5.2. Tình hình SKTT trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam
Mọi trẻ em có quyền hưởng chăm sóc y tế toàn diện trong đó sức khỏe tâm
thần của các em cần được coi trọng như sức khỏe thể chất. Hiện nay, ở nước ta đang


25

có những sự hợp tác tích cực hướng tới lợi ích cho mọi trẻ em, chăm sóc SKTT cần
rất nhiều nỗ lực của các nhà chức trách trước khi các chính sách chiến lược được
thể chế hóa. Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng qua một
số khảo sát nhỏ lẻ cũng cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề về tâm thần ở trẻ trong độ tuổi

trung học khoảng trên 10%. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy kết quả đáng lo
ngại, rối loạn tâm thần thường được biểu hiện dưới dạng: trầm cảm, lo âu, hoảng
loạn, rối loạn hành vi... Những điều này không mới với các bậc cha mẹ và thầy cô
giáo, có điều người lớn chưa chú ý đến những biểu hiện nguy cơ ở mức độ cần thiết.
Việt Nam có dân số xấp xỉ 78 triệu trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 50%.
Tuy nhiên hiểu biết của dân chúng về vấn đề CSSK tâm thần ở trẻ em còn nghèo
nàn, chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên làm việc trong hệ thống này và những nhân
viên này còn thiếu những kỹ năng cần thiết.
Các vấn đề về SKTT ở trẻ em Việt Nam đang có xu hướng gia tăng rõ rệt.
Thực tế cho thấy, trong nhà trường luôn luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức
khỏe tâm lý tâm thần. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam là 15,94%, khảo
sát cắt dọc trong 1 năm học là 1,6% các em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học
sinh các cấp học [20]. Nghiện ma túy ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 8% [21]. Lạm
dụng chất kích thích đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên chiếm 70% số
người nghiện. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 đến 17 [22]. Một nghiên cứu
tại Hà Nội, trong 21.960 thanh thiếu niên đã phát hiện 3,7% các em có rối loạn hành
vi thỏa mãn các tiêu chuẩn ICD 10 [23].
Ở Việt Nam, Đảng và chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã
phê duyệt đề án trợ giúp xã hội với các mục tiêu là phòng ngừa người rối nhiễu tâm
trí bị tâm thần góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhất là trong lĩnh vực giáo dục, có
thể kể đến các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe của học sinh. Tiến sĩ y khoa Trần
Tuấn đã có nghiên cứu về tỉ lệ học sinh tiểu học mắc các chứng rối nhiễu tâm trí
bằng công cụ SDQ 25 trên 31 xã thuộc 5 tỉnh đã phát hiện thấy có tới 20% tỉ lệ học
sinh bị mắc các chứng rối nhiễu tâm trí. Nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai
Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm trí của học sinh trong


×