Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

GIÁO dục bản sắc văn hóa dân tộc THIỂU số CHO học SINH các TRƯỜNG THPT HUYỆN sìn hồ TỈNH LAI CHÂU dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.78 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------˜&˜---------

DƯƠNG VŨ ĐẠT

GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN SÌN HỒ
TỈNH LAI CHÂU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trọng Ngọ

HÀ NỘI – 2019
1


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS. TS
Phan Trọng Ngọ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy, cô của Khoa Giáo dục và phát triển cọng đồng
nói riêng và các thầy cô trường Đại học sư phạm Hà Nội nói chung đã tận tình
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức, những chỉ dẫn quý báu giúp em
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, Sở GD&ĐT, các thầy cô giáo,
PHHS và các em học sinh các trường THPT NT Sìn Hồ, THPT Sìn Hồ, THPT
Nậm Tăm cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo


những điều kiện, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Vũ Đạt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SX
GDHN
THCS
THPT
DTNT
BSVHDT
CBQL
GV
PHHS
HS
LLCĐ
BP

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:

Sản xuất
Giáo dục hướng nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Dân tộc nội trú
Bản sắc văn hóa dân tộc
Cán bộ quản lí
Giáo viên
Phụ huynh học sinh
Học sinh
Lực lượng cộng đồng
Biện pháp


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của các dân tộc là những vấn đề
căn cốt nhất, nền tảng nhất để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự khác biệt
giữa các dân tộc. Bởi lẽ, BSVHDT là cái “hồn”, là sức sống nội sinh là “cái thẻ căn

cước” của mỗi dân tộc. Nó không chỉ giúp cho người dân các dân tộc thiểu số hiểu
biết về giá trị văn hóa trong mỗi trò chơi, mỗi điệu múa, điệu hát, mỗi phong tục tập
quán của dân tộc mình mà đó còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của cả một quốc
gia bởi mỗi một nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em góp phần tạo nên sự đa
dạng phong phú của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của BSVHDT, Đảng và nhà nước ta đã
có những chủ trương và chính sách cụ thể và kịp thời nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa
của dân tộc. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng
Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng quan điểm về giá trị văn
hoá dân tộc đó là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch
của văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân
tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn
hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”. Trong các Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng các khóa VII; VIII; IX; X; XI; XII Đảng ta đã đề ra phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói
chung, bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng. Đảng ta đã đưa ra quan điểm
chỉ đạo như sau: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng
là nền văn hóa tiên tiến đậm đà BSVHDT, nền văn hóa tiên tiến không chỉ về nội
dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện trong các phương tiện chuyển tải nội
dung. Giáo dục bản sắc dân tộc là giáo dục cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân
tộc. Giữ gìn BSVHDT phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập
quán, lề thói cũ”.
Đất nước ta đang trên tiến trình CNH - HĐH đất nước, vì vậy việc đề ra
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giữ gìn, phát huy BSVHDT Việt Nam nói chung,

5


bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức

quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Tây Bắc (nói riêng là Lai Châu) là vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu
hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu
đời của 12 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc là một cộng đồng trong đó văn hoá dân tộc là
thành phần quan trọng hình thành nên cộng đồng dân tộc. Mỗi dân tộc Lai Châu đều
có một nền văn hóa dân gian cổ truyền riêng biệt rất đặc sắc, độc đáo mang tính đặc
thù của vùng Tây Bắc. Với một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, mang
những sắc thái riêng và hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của văn
hóa dân tộc trong thời gian qua tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chủ
trương, đường lối của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” để khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc về văn hóa tốt đẹp của dân
tộc mình để chính họ tự nguyện tham gia gìn giữ, xây dựng, phát triển và bảo tồn văn
hóa phù hợp với điều kiện văn hóa của từng dân tộc, địa phương trong tỉnh và của đất
nước trong giai đoạn CNH - HĐH hiện nay.
Trong nhà trường, nhất là các nhà trường có HS nhiều dân tộc, đa văn hoá thì
vấn đề giáo dục HS giữ gìn và bảo vệ, phát huy văn hoá dân tộc là rất quan trọng.
Trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiệm vụ đặc biệt là giảng dạy
chương trình trung học cơ sở cho HS dân tộc trong huyện, đào tạo cán bộ nguồn cho
địa phương. Bên cạnh các nội dung giáo dục khác, nhà trường rất quan tâm đến công
tác giáo dục giữ gìn BSVH truyền thống của các dân tộc cho HS, đây là một vấn đề
quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công trong sự nghiệp giáo dục chung của
nhà trường.
Hiện nay nhà trường có số lượng HS tương đương với các trường trung học phổ
thông khác trong huyện, đồng thời lại là trường có số lượng HS dân tộc đa dạng nhất.
Sống trong môi trường bán trú, HS có điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa từ xã
hội cả tích cực và tiêu cực, nhiều loại văn hóa có sức lôi cuốn mạnh mẽ với giới trẻ nói
chung và HS nói riêng, đặc biệt là HS dân tộc. Việc tuyên truyền cho các thế hệ HS
dân tộc biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy BSVHDT luôn luôn được chính gia đình,


6


dòng họ giáo dục. Bên cạnh đó khi các em đến trường cũng được các thầy cô giáo dục
nên cơ bản các em cũng có ý thức trong việc giữ gìn BSVHDT mình. Song bên cạnh
đó, vẫn có một bộ phận HS chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc giữ
gìn BSVHDT mình. Có em thì nghĩ rằng mọi phong tục tập quán của dân tộc mình từ
xưa cho đến nay luôn đúng nên không có sự chắt lọc để phù hợp với thời đại ngày nay.
Nhưng cũng có em thì lại mang tâm lý tự ty dân tộc, không muốn nhận mình là người
dân tộc, ngại mặc trang phục của dân tộc mình, thích trang phục theo mốt hiện đại.
Một bộ phận HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số, kể cả một số người trưởng thành
đã “quên” hoặc ít sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, ít sử dụng những làn
điệu dân ca, những điệu múa, điệu xòe của dân tộc mình. Xu hướng không thiết tha,
mặn mà với các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, bản sắc văn hoá của mỗi tộc
người, hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng "Kinh hóa" là một thực trạng khó
cưỡng nổi trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ, đặc biệt là đối
tượng thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số. Từ nhận thức đơn giản như vậy đưa đến
nề nếp học tập, sinh hoạt mang đậm dấu ấn của dân tộc mình chưa được coi trọng.
Nhận thức chưa đầy đủ thì thái độ thực hiện cũng không thể đáp ứng các yêu cầu thiết
yếu của nhà trường trong việc duy trì những nét tích cực học tập và sinh hoạt mang
đậm nét tiêu biểu của dân tộc
Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của nhà trường là “Đào tạo nguồn
cán bộ dân tộc chất lượng cao cho tỉnh để phục vụ công tác cán bộ tại quê hương” nên
ngoài việc đào tạo kiến thức văn hóa còn cần giáo dục bản sắc văn hóa, trong đó khơi
gợi lòng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc là yêu tố quan trọng giúp các em phát
triển tình yêu đối với quê hương. BSVHDT là một điều kiện thuận lợi cho HS công tác
sau này khi các em đã trưởng thành. Do đó, ngoài nhiệm vụ tăng cường chất lượng
trong giảng dạy thì một vấn đề đặt ra đối với các lực lượng giáo dục của trường là giúp
các em luôn biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Để GDBSVHDT cho HS các dân tộc thiểu số, thì một mình nhà trường không thể

đảm nhận được, mà cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng. Chính vì vậy vai trò của các
lực lượng trong việc phối hợp giữ nhà trường với Hội CMHS, các tổ chức đoàn thể xã hội
của huyện, của xã trong việc cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động GDBSVHDT vô

7


cùng quan trọng. Việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong GDBSVHDTTS
như với phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin của huyện, hội cha mẹ HS, Hội phụ
nữ, Đoàn thanh niên… tuyên truyền về: các gương người tốt việc tốt trong việc giữ gìn
BSVHDT; chiếu những bộ phim tư liệu hay, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tổ
chức các trò chơi dân gian, tổ chức các buổi dạy múa, hát, thêu thùa…
Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay việc phối hợp giữ các lực lượng trong
GDBSVHDTTS cho HS trong các nhà trường còn mang tính hình thức; nội dung
hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, gây sự nhàm chán trong
hoạt động của HS, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo HS,
không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến kết quả là việc giáo dục
văn hoá dân tộc của trường chưa tốt. Do đó tác giả chọn đề tài “Giáo dục
BSVHDT thiểu số cho HS các Trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu dựa
vào cộng đồng” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng
trong GDBSVHDT thiểu số cho HS, đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng
trong GDBSVHDT thiểu số cho HS các trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu,
nhằm góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh các trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phối hợp các lực lượng trong giáo dục

bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh các trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phối hợp các lực lượng trong giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc
thiểu số cho học sinh các trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã được thực
hiện và có hiệu quả nhất định. Nếu đề xuất được các biện pháp phối hợp các lực
lượng xã hội trong giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với thực

8


tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục
BSVHDT thiểu số cho học sinh trường THPT huyện Sìn Hồ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về cộng đồng, cộng đồng dân tộc, văn hóa dân
tộc, giáo dục văn hoá dân tộc, giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trong nhà trường
phổ thông; phối hợp các lực lượng trong giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
trong nhà trường THPT…
5.2. Khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc thiểu số tại các trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, tìm hiểu các yếu tố tác
động đến thực trạng trên.
5.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc thiểu số cho học sinh Trường THPT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
6. Giới hạn nghiên cứu
- Về thời gian: Từ học kỳ 2 năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019.
- Về không gian: Tại các Trường THPT Sìn Hồ.
- Về khách thể khảo sát: Đề tài đã tiến hành khảo sát trên ba nhóm đối tượng
chính, bao gồm:
+ 100 cán bộ quản lý, giáo viên thuộc các trường THPT;
+ 150 phụ huynh học sinh và đại diện các lực lượng cộng đồng;

+ 250 học sinh thuộc khối lớp 10 đến 12.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động: Việc kết hợp các lực lượng tham gia GDBSVHDT thiểu
số cho sinh phải được thể hiện qua các hoạt động cụ thể như hoạt động tổ chức thi,
giao lưu VHVN, TDTT, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, tích hợp trên lớp…
- Tiếp cận thực tiễn - lịch sử - cụ thể: các hoạt động kết hợp phải được triển khai
trong các điều kiện cụ thể của HS các dân tộc; các đặc điểm văn hoá riêng của từng
dân tộc và trong hoàn cảnh thực tế của trường

9


- Tiếp cận liên ngành: giáo dục và phát triển cộng đồng, văn hoá học, dân tộc
học. Trong đó giáo dục và phát triển cộng đồng là chủ yếu. Sự kết hợp các lực lượng
phải được coi là các chủ thể của cộng đồng dân tộc, cộng đồng văn hoá có trách nhiệm
cùng với nhà trường giáo dục HS để giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hoá của cộng
đồng dân tộc mình.
7.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về văn hóa, văn hóa dân tộc và các tài liệu nghiên cứu
về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có các nghiên cứu về dân tộc học
của cộng đồng các dân tộc tây Bắc trong đó có cộng đồng các dân tộc huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu. Luận văn tổng hợp so sánh, hệ thống hóa nhằm xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến của các lực lượng trong xã hội: Hệ
thống chính trị, những người có uy tín trong cộng đồng, ý kiến của cộng đồng dân
cư,… để nắm bắt được thực trạng của vấn đề; những biện pháp áp dụng để huy động
lực lượng xã hội mang tính khả thi và đề xuất thêm các giải pháp khác nhằm nâng

cao hiệu quả công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh các
trường PTTH huyện Sìn Hồ đạt hiệu quả cao nhất.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Tham khảo ý kiến chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa các dân tộc
nhằm đánh giá đúng thực trạng của vấn đề, bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
Tham khảo ý kiến của cán bộ có kinh nghiệm làm công tác vận động quần
chúng của hệ thống chính trị, các cán bộ có kinh nghiệm về công tác quản lý văn hóa
của địa phương, kinh nghiệm của già làng trưởng bản, những người có uy tín trong
cộng đồng.
7.5. Phương pháp quan sát
Quan sát bằng trực quan, toàn diện về đời sống văn hóa trong đó có phong tục
tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số và các hoạt động giáo dục trong nhà
trường và tại cộng đồng, cũng như các hoạt động phối hợp giữa các lực lương trong

10


thực hiện công tác này, từ đó rút ra những nhận định, đánh giá thực trạng về GD
BSVHDT thiếu số cho học sinh các trường TPHT đang ở mức nào, đưa ra các giải
pháp nhằm huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động này tại Sìn Hồ.
7.6. Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng phương pháp xử lí số liệu bằng toán thông kê để phân tích và sử lý
số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Lý luận về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh các
trường trung học phổ thông huyện sìn hồ tỉnh lai châu dựa vào cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh các

trường thpt huyện sìn hồ tỉnh lai châu dựa vào cộng đồng.
Chương 3: Biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trng học phổ
thông huyện sìn hồ tỉnh lai châu dựa vào cộng đồng.

11


Chương 1: LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU
SỐ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về dân tộc
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của
quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi tiến tời trình độ cộng đồng
dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng động từ thấp đến cao như: thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc và sau đó là dân tộc. Sự hình thành và phát triển dân tộc là một hiện tượng
lịch sử xã hội phức tạp, có căn nguyên sâu xã từ sự vận động của sản xuất, của kinh tế,
đồng thời chịu sự tác động chi phối trực tiếp của nhân tố chính trị, tức là của giai cấp
và Nhà nước, trong việc tổ chức đời sống xã hội của các cộng đồng người.
Dân tộc cũng như giai cấp và quốc tế là những vấn đề được C.Mác và
Ph.Ănghen dành cho một vị trí quan trọng trong học thuyết của mình. Trong tác phẩm
Hệ tư tưởng Đức, hai ông đã nêu rõ về sự hình thành dân tộc: Từ tổ chức bộ lạc lên
nhà nước, từ tổ chức có tính địa phương lên dân tộc.
Trong nhiều tác phẩm quan trọng, V.I.Lênin đã phát triển học thuyết của
C.Mác về vấn đề dân tộc. Trong tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” vấn đề dân
tộc đã được tóm tắt ở luận điểm: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc
được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”. Trong cương lĩnh
về vấn đề dân tộc của V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc cực kỳ quan
trọng. V.I.Lênin khẳng định: “Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền
bình đẳng của các dân tộc và bình đẳng giữa các ngôn ngữ, không đấu tranh

chống mọi áp bức hay mọi bất bình đẳng dân tộc, người đó không phải là macxit,
thậm trí cũng không phải là người dân chủ nữa” [41, tr.462].
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó đề ra
và thực hiện một loạt chính sách về dân tộc và chính sách xây dựng miền núi về các
mặt, đặc biệt là cách mạng tư tưởng và văn hóa. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta

12


đối với các dân tộc là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ trên con đường xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc là hệ thống các quan
điểm chính trị của một giai cấp, đại diện là chính đảng và nhà nước của nó, để giải
quyết mối quan hệ giữa các dân tộc. Chính sách nhất quán của Đảng là đoàn kết các
dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của các dân tộc.
Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp và
các chính sách cụ thể từng mặt của Chính phủ. Tại Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường khối đoàn kết
toàn dân, ngăn cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
1.1.2. Các nghiên cứu về văn hoá dân tộc
"Từ "VĂN HOÁ" xuất hiện ở Trung quốc rất sớm. Quẻ Bói trong Chu Dịch nói:
“Quan sát dáng vẻ con người, lấy đó để giáo hoá cho thiên hạ" (quan hồ nhân văn, dĩ
hoá thành thiên hạ), trong đó đã bao hàm hai từ tố "văn" và "hoá". Khổng Dĩnh Đạt
trong cuốn "Chu Dịch chính nghĩa" đã giải thích như sau: "ý nói bậc thánh nhân quan
sát dáng vẻ con người, tức là nói Thi, Thư, Lễ, Nhạc, theo đó mà dạy để giáo hoá thiên

hạ". Lưu Hướng (ước đoán 77-76 tcn) đời Tây Hán là người sử dụng từ văn hoá sớm
nhất, sách Thuyết Uyển bài Chi Vũ viết: "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn
đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng
văn hoá không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt". Ở đây, hai chữ văn hoá được
dùng như một cách giáo hoá đối lập với vũ lực. Trong sách Bổ vong thi của Thúc Triết
có viết: "Văn hoá để làm cho bên trong hoà mục, vũ công để sửa sang bên ngoài" (văn
hoá nội tập, vũ công ngoại tu). Ở đây hai chữ văn hoá gồm nghĩa với giáo hoá. Chung
quy, văn hoá là văn trị giáo hoá, là chế độ lễ nhạc điển chương. Cách nhìn nhận này
mãi đến cuối thế kỷ trước vẫn không thay đổi.

13


Ở phương Tây, theo tiếng La tinh văn hóa là Cultura, đó là sự khởi đầu có ý
nghĩa là vỡ đất, chăm bón đất đai trong lao động nông nghiệp. Sau này chuyển nghĩa
nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của con người. Ngay từ
những năm 45 trước công nguyên, Xixêrôn đã coi triết học như là “văn hoá của trí tuệ”
ông khẳng định cần phải rèn luyện và vun xới trí tuệ như người nông dân vun xới đất
đai Ông nhìn thấy nội dung cơ bản của văn hoá là sự phát triển các năng lực tinh thần
của con người.
Thời phục Hưng người ta bắt đầu xem văn hoá như lĩnh vực tồn tại chân chính
của con người, lĩnh vực “tính người” thật sự, đối lập với lĩnh vực “tính tự nhiên”,
“tính động vật”. Văn hoá được coi như là sự phát triển của con người phù hợp với bản
chất của nó. Nhưng do quan niệm lệch lạc về bản chất con người nên khái niệm văn
hoá bị bóp méo.
Triết học tư sản do quan niệm duy tâm về lịch sử và bản chất con người, họ đã
quy văn hoá chủ yếu vào lĩnh vực ý thức tinh thần thuần tuý độc lập với lĩnh vực tồn
tại vật chất của con người, tách rời các lợi ích thực tiễn.
Theo Federico Mayor, tổng giám đốc UNSECO cho biết: “Đối với một số
người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng

tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng
quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970
tại Venise”. Với cách hiểu rộng này, văn hoá là đối tượng đích thực của văn hoá học.
Trong thời cận đại nhà triết học người Anh, Jon locke (1632-1704) quan tâm
đến ý nghĩa của những nét đặc thù trong hoạt động sống của các cộng đồng vài trò và
ý nghĩa của các dạng văn hóa, đặc biệt ông đề cao ý nghĩa của văn hóa tộc người.
Nhà triết học Đức, J G Hecđe (1744 - 1804) là người đã nghiên cứu một cách có
hệ thống về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển của các dân tộc cũng như toàn xã
hội. Ông cho rằng văn hóa là cái tạo ra tinh thần của dân tộc.
C.Mác và Ăngghen đã xuất phát từ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử để xem xét văn hoá. Các ông đã nhìn nhận văn hoá là sản phẩm của

14


lịch sử, là kết quả hoạt động của thực tiễn qua nhiều thế hệ người tạo ra. Trình độ phát
triển văn hoá phụ thuộc vào trình độ khám phá, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và
làm chủ chính bản thân mình. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác cho rằng có
thể xem lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. C.Mác
cho rằng, con người là “một thực thể song trùng” thống nhất “giữa cái tự nhiên và cái
xã hội” trong đó “tự nhiên là thân thể vô cơ của con người” [13, tr.598].
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ
thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân” [16, tr.246).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1993) nêu rõ:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [6, tr.51].

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) tiếp tục
khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội… Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm
mục tiểu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn
hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố
văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện
chính trị, kinh tế, pháp luật, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất
của phát triển” [5, tr.55].
Đại hội lần thứ X, XI và XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan
trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Như vậy, văn hóa không đứng ngoài
phát triển. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; văn hóa là nhân tố nội sinh, sức ma mạnh mềm
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước.
1.1.3. Các nghiên cứu về giáo dục văn hoá dân tộc trong nhà trường Trung
học phổ thông
1.1.3.1. Các nghiên cứu về giáo dục văn hoá dân tộc
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có truyền thống lịch sử và một nền
văn hóa riêng cho nên giáo dục ở mỗi nước đều có những nét độc đáo riêng:

15


Ở Singapore là một đất nước nhập cư từ nhiều nước, đặc biệt là của châu Á.
Chính vì thế ở Singapore nét văn hóa phương Đông được gìn giữ và phát huy mạnh
mẽ. Trong đó người Hoa chiếm ưu thế nên văn hóa của họ cũng chiếm ưu thế so với
các dân tộc khác. Thực tế trong thời đại của hội nhập hiện nay việc kết hợp các giá trị
phương Đông và phương Tây là điều hết sức cần thiết. Về mặt giáo dục và đào tạo
chính phủ Singapore nhận thấy những điểm mạnh của hệ thống giáo dục phương Đông
là định hướng thi cử và trọng nhân tài, Điểm mạnh của giáo dục phương Tây là chú
trọng phát triển cá tính và phát triển toàn diện. Do đó việc kết hợp hai mô hình này sẽ

tạo ra con người Singapore mới toàn diện, có nhân cách, biết giữ gìn các giá trị đạo
đức chân chính, sống khoan dung và có lòng tự hào về bản thân và đất nước mình. Ở
Singapore các nền văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đều được trân trọng. Tuy nhiên với đa
số là người Hoa thì Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo. Thủ tướng Lý Quang Diệu cho
rằng Khổng học giáo dục nhân cách con người tốt hơn và muốn duy trì xã hội tốt đẹp
thì không thể không giữ gìn các giá trị truyền thống, xây dựng một người Singapore
mang đậm màu sắc Trung Hoa truyền thống. Tôn trọng kỷ cương, cần cù trong lao
động, tự lực, tôn trọng thành tựu chung... Chính phủ rất chú trọng giáo dục Nho học
trong thanh thiếu niên chính vì thế năm 1984 Bộ giáo dục Singapore chính thức đưa
môn Khổng giáo thành môn lí luận chung cho tất cả các trường Trung học phổ thông.
Song song với đó nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa,
thể thao, giải trí, nghệ thuật biểu diễn... là các hoạt động bên lề của giáo dục.
Ở Trung Quốc đặt ra mục tiêu của cải cách giáo dục là làm cho học sinh nắm
được kiến thức, có lòng yêu nước và quý trọng văn hóa dân tộc, tinh thần trách nhiệm
với xã hội, có tinh thần nhân văn, có tâm hồn và thể chất khỏe mạnh. Trung Quốc cho
rằng, sự phát triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay đã đến giai đoạn phải
chuyển hướng đòi hỏi đối với giáo dục, từ chỗ trước đây đặt trọng tâm chú ý nhiều đến
giáo dục nền tảng, đại chúng thì nay phải chuyển trọng tâm chú ý sang giáo dục đào
tạo đội ngũ nhân tài cho mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước.
Các nước trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức truyền thống cần
tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần
trách nhiệm, tinh thần hợp tác... trong khi Nhật Bản hướng đến việc bảo tồn các giá trị xã

16


hội của dân tộc, được xây dựng trên nền tảng các giá trị gia đình và văn hóa truyền thống,
được thực hiện ưu tiên so với tất cả môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đặc trưng giáo dục đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào ba điểm: lòng tôn trọng cuộc sống,
quan hệ cá nhân và cộng đồng và ý thức về trật tự dọc. Việc giáo dục các giá trị truyền

thống cho học sinh của Nhật Bản thông qua nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Như vậy, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của một số nước trên thế giới đều
hướng đến bảo tồn và gìn giữ các giá trị cốt lõi truyền thống của dân tộc, tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chỉ thị, Nghị quyết về đường lối văn hóa Việt Nam nói chung và đối với văn
hóa các dân tộc thiểu số nói riêng.
Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam từ trước đến nay đều đặt
“tuyến” giáo dục truyền thống song song với “tuyến” cung cấp tri thức hiện đại, thông
qua hệ thống các môn học, các hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường. Bằng các
giải pháp tổ chức dạy học tập trung hoặc cho học sinh tiếp cận, tiếp xúc thực tế để cảm
nhận, hiểu biết rõ hơn các giá trị truyền thống hiện hữu trên các sản phẩm, các công
trình mang dấu ấn văn hóa truyền thống tiêu biểu; tạo cơ hội cho học sinh tái hiện lại,
gợi cảm xúc từ những di sản độc đáo. Ngoài việc được học một số môn học mang
nhiệm vụ chuyển tải giá trị văn hóa truyền thống trong chương trình giáo dục phổ
thông Việt Nam, học sinh còn được trải nghiệm qua các hình thức trực tiếp cũng như
gián tiếp để thông qua mỗi bài học, các em được trở lại với những không gian, thời
gian đã trôi qua trong lịch sử, để cảm nhận được những giá trị tinh hoa văn hóa đọng
lại trên mỗi sản phẩm, mỗi công trình từ nhiều đời để lại. Trong đó, giáo dục di sản là
một nội dung dạy học đã thực hiện thành công và được coi là điểm nhấn của giáo dục
văn hóa truyền thống trong giáo dục phổ thông của Việt Nam.
1.1.3.2. Các nghiên cứu về giáo dục bản sắc văn hóa trong giáo dục học sinh
nói chung, trong giáo dục văn hoá dân tộc nói riêng
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành Giáo dục, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “...giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần phải có sự

17


giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp việc giáo dục nhà trường tốt hơn.

Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã
hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [14, tr.157-158].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việc giáo dục thiếu niên là nhiệm vụ
của Đoàn thanh niên, của trường học, của gia đình và xã hội, cho nên cần phải có sự
kết hợp chặt chẽ thì mới có kết quả tốt” [14, tr.184-185].
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [29, tr.117-132]: Việc liên kết phối hợp giáo
dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục đích phát triển
nhân cách con người được coi là một nguyên tắc quan trọng. Việc liên kết, phối hợp
chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng
như cách thức hành động để hiện thực hóa mục tiêu quá trình phát triển nhân cách,
tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau; gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang
mang, dao động đối với cá nhân trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt đẹp. Gia
đình, nhà trường và các tổ chức xã hội liên kết, phối hợp thống nhất mục đích, mục tiêu
giáo dục thể hiện ở những nội dung cơ bản nhằm phát triển toàn diện các mặt đức, trí,
thể, mĩ, lao động... Mỗi môi trường đều có một ưu thế đối với việc giáo dục định hướng
nghề nghiệp, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, thói quen lao động chân tay, quan hệ ứng xử...
đối với học sinh; nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là tri thức
văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, ý thức công dân... bằng các phương pháp, phương tiện
hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nhân cách; các đoàn thể xã hội bằng
các hình thức tổ chức hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp giúp các em mở rộng kiến thức,
gắn tri thức với thực tiễn, chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, của địa
phương về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Việc phối hợp các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã
hội diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu là các lực
lượng giáo dục đó phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra các hình
thức, giải pháp, tạo mối liên kết, phối hợp vì mục đích giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ
thành những công dân hữu ích của đất nước. Do đó, không thể coi đây là trách nhiệm
riêng của lực lượng nào. Tuy nhiên gia đình và nhà trường có trọng trách lớn hơn,

18



bởi vì trẻ em là con cái của gia đình, là học sinh của nhà trường trước khi trở thành
công dân của xã hội.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo
dục từ nhà trường với các lượng xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm
bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết
hợp các lực lượng giáo dục, nhà trường giữ vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn
dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Giáo
dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa
đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhà
trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào
tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô
giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào
tạo có hệ thống.
1.2. Cộng đồng dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc
1.2.1. Cộng đồng dân tộc
1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng (community - Wikibedia, the free encyclopedia) được khái niệm chung
nhất là: “một cơ thể sống/cơ quan/tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với cái
khác” [8 tr.10]. Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng đồng là “cơ
thể sống”, có sự “tương tác” của các thành viên.
Cộng đồng người có tính đa dạng, phức tạp hơn nhiều so với cộng đồng sinh
vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có nhiều tuyến nghĩa khác
nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau.
Theo quan điểm Mác - xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các
điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các

hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi của các cá nhân

19


về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của
họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Theo tác giả Nguyễn Kim Dung (2010) “Cộng đồng những người dân cùng sống
chung trong một thôn, xóm, làng, xã, một quốc gia có thể là toàn thế giới, tức họ cùng
chia sẻ với nhau mảnh đất sinh sống gọi là cộng đồng”[8, tr.11].
Tóm lại trong đời sống xã hội “cộng đồng là danh từ chung chỉ một tập hợp người
nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1) họ cùng tương tác (tác động qua lại) với
nhau; 2) họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật
chất hay tinh thần nào đó”
1.2.1.2. Khái niệm cộng đồng dân tộc
Dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội được hình thành ổn định và lâu dài trong
lịch sử, chịu sự chỉ đao bởi một nhà nước trong một quốc gia như: dân tộc Việt Nam, dân
tộc Trung Hoa, dân tộc Anh, dân tộc Đức… Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các cộng
đồng tộc người cùng sống trên một địa bàn lãnh thổi, donhu cầu tồn tại và phát triển, có
mối quan hệ với nhau đã đi tới thành lập các quốc gia - dân tộc bao gồm địa bàn sin sống
của một hay nhiều cộng đồng người.
Cộng đồng dân tộc là cộng đồng mang tính tộc người (ví dụ, dân tộc tộc Thái,
Dao, Lự…), là cộng đồng hình thành lâu dài trong lịch sử, có thể là bộ phận chủ thể
hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia - dân tộc khác nhau được
liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác
tộc người.
1.2.1.3. Cộng đồng dân tộc thiểu số
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam và nhiều từ điển tiếng Việt khác đã nêu rõ
khái niệm “Cộng đồng dân tộc thiểu số là cộng đồng dân tộc có số dân ít (có thể hàng
trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều

dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đông”.
Như vậy, khái niệm “cộng đồng dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có
số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một
quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “cộng đồng dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa
biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực

20


và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng
thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là
“cộng đồng dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “cộng đồng dân tộc thiểu
số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 cộng đồng dân tộc thiểu số của Trung Quốc);
ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “cộng đồng dân tộc đa số” ở Trung Quốc,
nhưng lại là cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 DTTS
của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “cộng đồng dân tộc thiểu số” và “cộng đồng
dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống
nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ
theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song,
những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối
thống nhất, không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới.
1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc
1.2.2.1. Khái niệm văn hoá
Trong đời sống giao tiếp xã hội và học thuật của nhân loại, văn hóa là khái niệm
được dung rất phổ biến trong đời sống xã hội, thuật ngữ này không những có nhiều
nghĩa trong ngôn ngữ hàng ngày mà cả trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Tuy
nhiên, việc xác định nội hàm của khái niệm văn hóa cũng còn nhiều ý kiến. Vì thế,
hiện nay có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Song, về cơ bản các quan
niệm đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên
các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá

trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và
các hoạt động trên mọi lĩnh vực của con người.
Trên thực tế, văn hóa có thể được dùng với nghĩa thông thường để chỉ tình độ
học vấn, mức độ ứng xử lích ự của con người, hoặc dùng chỉ tập quán, thới quen của
một nhóm người, một cộng đồng.
Văn hóa cũng có thể được dùng với nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh
của một giai đoạn lịch sử của dân tộc hay của cả nhân loại.
Văn hóa còn được dùng để chỉ sự khác biệt về tộc loại giữa con người với con
vật (văn hóa là thuộc tính đặc hữu của con người).

21


Văn hóa còn dùng để chị sự khác nhau về tinh thần giữa các cộng đồng người
(các nền, các kiểu văn hóa và lối sống của các tộc người).
Văn hóa cũng có thể được dùng chỉ sự đánh giá phẩm chất người của những cá
nhân và cộng đồng (có văn hóa, thiếu văn hóa…).
Năm1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về
văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức
sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [15, tr.458]
Cuối thể kỷ XX, Federico Mayor - Tổng Thư ký của UNESCO đưa ra quan
niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các
cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố
xác định đặc tính riêng của từng dân tộc” [2, tr.23].
Quan niệm về văn hóa trên đay của UNESCO đã chỉ ra được nguồn gốc và bản

chất của văn hóa giống như quan niệm của C.Mác và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng
nêu ra các đặc trưng của văn hóa là tính nhân sinh, tính lịch sử, tính hệ thống, tính giá
trị và tính độc lập. Các đặc trưng ấy của văn hóa cho phép người ta có thể xác định cái
gì là văn hóa, cái gì không phải là văn hóa. Chỉ những sự vật, hiện tượng nào do con
người tạo ra, có ý nghĩa với con người, được tích lũy, bồi đắp trong quá tình lích sử thì
mới là văn hóa.
1.2.2.2. Khái niệm văn hoá dân tộc
Khi nghiên cứu về nhân loại và lịch sử loài người C. Mác và Ph. Ăngghen đã
khẳng định văn hóa là kết quả phát triển, tiến hóa của nhân loại; coi văn hóa là tất cả
mọi sản phâm “nhân hóa tự nhiên” của loài người trong lịch sử; văn hóa được hình
thành và phát triển trong các mối quạn hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, giữa
con người với con người, giữa con người với xã hội; văn hóa là toàn bộ những sản
phẩm do loài người sáng tạo ra trong quá trình tiến hóa. Con người là chủ thể sáng tạo

22


ta văn hóa sau đó văn hóa lại tạo ra con người. C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định:
“Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức
độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xem xét được trình độ văn hóa
con người” [13, tr.587].
Văn hóa dân tộc được lưu truyền hết sức tự nhiên thông qua ngôn ngữ và các
hành vi xã hội của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác theo dòng chảy thời gian.
Khi văn hóa xuất hiện với tư cách một hệ giá trị thì chính văn hóa lại tham gia sáng tạo
nên phần người của con người, đồng thời duy trình trật tự xã hội cũng như kiến tạo và
phát triển.
Văn hóa dân tộc là nét riêng đặc thù, là bản sắc của một cộng đồng người phù
hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi công đồng ấy cư trú. Bởi vậy, văn hóa xứ
nóng sẽ khác văn hóa xứ lạnh, văn hóa miền song nước khác với văn hóa đồng bằng,
văn hóa biển đảo hay văn hóa miền cao nguyên, văn hóa miền núi…

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh
cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa
của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của
văn hóa. Rất nhiều lần Người thường nhắc nhở phải “chăm lo đặc tính dân tộc”, “phát
huy cốt cách dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc” trong xây dựng văn hóa, trong
sáng tác nghệ thuật.
Với văn hóa Việt Nam, Người tự hào: “nghệ thuật của cha ông ta hay lắm”, “âm nhạc
dân tộc của ta rất độc đáo” và “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu
của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng
khắp”. Từ đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa
nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam”, “cần phải mở
rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới” , “Phương Đông hay Phương Tây có cái gì
hay, cái gì tốt ta phải học lấy”; song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước” và
“đừng chịu vay mà không trả”– “cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”.
Như vậy, văn hóa dân tộc là phong tục, hành vi, thói quen sinh hoạt của cá nhân
con người và cộng đồng. Văn hóa dân tộc là bản sắc, “mẫu gen” gốc của dân tộc, là
tiêu chí đặc thù phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác.

23


1.2.2.3. Bản sắc văn hoá dân tộc
Theo từ điển tiếng Việt, bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thành phẩm
cách đặc biệt của một vật.
Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn
hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một dân tộc. Những
nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể
và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân
tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc.
Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó

không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái
đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn
hóa dân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. Khi nói đến một trong
những nét đặc trưng văn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là dân tộc nào mà
không cần phải gọi tên.
Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng
(văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong quá trình giao
lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung.
Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt
trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc. Bản sắc văn hóa dân
tộc không phải là một biểu hiện nhất thời, nó có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền
vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc.
Theo tác giả Cao Văn Thanh, bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những
khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành
trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế,
các hệ tư tưởng v.v trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó.
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bản sắc
riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân
tộc. Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ nét hơn ở văn hóa.
Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại của một dân tộc,
khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy.

24


Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị. Giá trị tinh thần bên trong và biểu
hiện bên ngoài của bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cố thúc đẩy nhau
phát triển. Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc để có bản lĩnh, trở thành
sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc của văn hóa sẽ mờ phai. Ngược lại,
nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màu sắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm

vơi chất keo gắn kết tạo thành sức mạnh bản lĩnh của văn hóa.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tố như: hoàn
cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động kinh tế.
Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, không thể không xuất phát từ những yếu tố tạo thành
dân tộc. Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểu theo khái niệm phát
triển, khái niệm mở. Nó không chỉ là hình thức mà còn là nội dung đời sống cộng
đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các dân tộc Việt Nam. Nghị quyết hội nghị Ban chấp
hành TW lần thứ V khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: Bản sắc dân tộc bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên
qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước
nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân
- gia đình - làng xã - Tổ quốc... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống
của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa
là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời
đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa các dân tộc. Khi đã được
hình thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá,
điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa
không phải là sự bất biến, cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch
sử cụ thể. Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo
lập những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại. Truyền thống cũng không
phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm cả các giá trị từ
bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực
nội sinh của dân tộc.

25



×