Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

TÌNH TRẠNG LO âu và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ điều TRỊ tại TRUNG tâm UNG bướu – BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.18 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH PHƯƠNG THẢO

TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM
UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRỊNH PHƯƠNG THẢO

T×NH TR¹NG LO ¢U Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N
QUAN
TR£N BÖNH NH¢N UNG TH¦ §IÒU TRÞ T¹I
TRUNG T¢M
UNG B¦íU – BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2015
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện
Mã số: 60720701


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn GS.TS.
Trương Việt Dũng – Trưởng khoa khoa học sức khỏe – Trường Đại học Thăng
Long - Chủ tịch hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế, thầy đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và chỉ bảo cặn kẽ cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban Lãnh đạo và Phòng Đào tạo sau đại
học của Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại
học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho em trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em
trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm Y học hạt nhân và Ung
bướu - bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân,
bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ để em không ngừng học tập và phấn
đấu trưởng thành như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày

tháng


Học viên

năm 2016


Trịnh Phương Thảo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường
Đại học Y Hà Nội.

-

Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế - Trường Đại học Y Hà Nội.


-

Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ năm học 2015-2016.
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của em. Các số liệu, cách xử lý, phân

tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả nghiên cứu này chưa
được công bố ở trên bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Trịnh Phương Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN
DALYs

Bệnh nhân
Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật


DSM - IV

Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần phiên bản 4

GBD

Tổ chức đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu

HADS
ICD – 10
NC
SAS
UICC
WHO

Thang đánh giá lo âu và trầm cảm tại bệnh viện
Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
Nghiên cứu
Thang tự đánh giá lo âu của Zung
Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trên toàn thế giới với một tốc độ gia tăng đáng báo động [1]. Theo như lời
kêu gọi Hành động toàn cầu chống ung thư của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và
Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế (UICC), năm 2000 đã có 22,4 triệu người
đang sống với ung thư trong đó có 10,1 triệu ca mới mắc. Căn bệnh này cũng đã lấy
đi mạng sống của 6,2 triệu người chiếm 12,6% nguyên nhân của tất cả các trường
hợp tử vong và con số này thậm chí còn nhiều hơn so với tỷ lệ tử vong gây ra bởi
HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại [2]. Đến năm 2002, số người chết vì ung thư đã
tăng lên là 6,7 triệu người và sau hai năm số bệnh nhân tử vong do ung thư đã là 7,4
triệu chiếm hơn 13% nguyên nhân gây ra tất cả các trường hợp tử vong [3],[4]. Mới
đây, theo nghiên cứu về gánh nặng ung thư toàn thế giới của Tổ chức đánh giá gánh
nặng bệnh tật toàn cầu (GBD), năm 2013 có 14,9 triệu ca mới mắc, 8,2 triệu người
chết vì ung thư chiếm 15% nguyên nhân trong tất cả các trường hợp tử vong [ 5].
Trên đà gia tăng ngày càng nhanh, người ta dự đoán rằng sau 2 thập kỉ nữa, sẽ có
khoảng 20 triệu người mới mắc ung thư và hơn 10 triệu người chết vì căn bệnh này
mỗi năm [6].
Tại Việt Nam, theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2014 của Bộ Y tế và
nhóm đối tác, mỗi năm ước tính có 125.000 trường hợp mới mắc và hơn 80.000
người chết vì ung thư. Cũng theo báo cáo trên, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ung thư
tăng nhanh cùng với việc hơn 70% số bệnh nhân đến khám và chữa trị đều đã ở giai
đoạn III hoặc IV dẫn đến những tổn thất rất nặng nề đối với toàn xã hội [7].
Ngày nay, nền y học và khoa học kĩ thuật phát triển hiện đại với những
phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả đã mang thêm niềm hi vọng cho bệnh nhân

ung thư nhưng những gánh nặng mà họ phải chịu đựng vẫn là rất lớn [8]. Bên cạnh
việc đối mặt với các vấn đề về kinh tế như trang trải viện phí hay đau đớn về thể
xác, suy giảm sức khỏe thì những tổn thương về tinh thần, lo lắng, căng thẳng cũng
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư.


10

Theo nghiên cứu của Bottomley A (1998), những triệu chứng lo âu rất phổ biến trên
bệnh nhân ung thư nhưng lại thường ít được chẩn đoán và điều trị dẫn đến nhiều
trường hợp người bệnh không tuân theo sự chăm sóc y tế tốt nhất để có thể phát huy
tối đa hiệu quả phục hồi [9]. Một nghiên cứu khác của Malekian A và cộng sự
(2008) cho thấy lo âu, trầm cảm có thể mang đến những tác động tiêu cực sâu sắc
với người bệnh ung thư về cả tình trạng chức năng, chất lượng cuộc sống, thời gian
nằm viện và hiệu quả điều trị do đó việc đánh giá đúng mức và điều trị những rối
loạn này là rất quan trọng [10].
Như vậy có thể thấy bên cạnh việc điều trị về thể chất thì người bệnh ung thư
rất cần được quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần. Những cảm xúc tiêu cực, lo âu,
buồn phiền mà bệnh nhân ung thư đang trải qua hàng ngày cần phải được chú ý
phát hiện, tìm hiểu và có những giải pháp chăm sóc phù hợp nhằm mang đến hiệu
quả điều trị tốt nhất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy vậy việc nghiên cứu các
vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu –
Bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ tháng 12 năm 2008 và đã có những thành
tựu to lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư với những kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay, chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề lo âu của bệnh nhân ung thư được điều trị tại đây, do đó chúng
tôi thực hiện đề tài “Tình trạng lo âu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân
ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai năm 2015” với
hai mục tiêu sau:


1. Mô tả tình trạng lo âu của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Y học
hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của bệnh nhân ung
thư điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch
Mai.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh ung thư
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về bệnh ung thư

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển của cơ thể [11].
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với khối u lành tính chỉ phát
triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, khối u ác tính giống như hình
“con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc giống như
rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch
bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử
vong. Cùng với di căn xa, tính chất của bệnh ung thư hay tái phát đã làm cho điều
trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh [11].
Bảng 1.1 Phân biệt u lành và u ác theo đặc tính sinh học [12]
U lành tính

Tế bào biệt hóa cao
Hiếm có phân bào
Phát triển chậm

Không xâm lấn
Không có hoại tử
Có vỏ bọc
Rất ít tái phát
Không di căn
Ít ảnh hưởng tới cơ thể

U ác tính

Ít biệt hóa
Luôn có gián phân
Phát triển nhanh
Xâm lấn lan rộng
Hay có hoại tử trung tâm
Không có vỏ hoặc ranh giới
Luôn tái phát
Di căn
Ảnh hưởng nặng tới cơ thể

Hiện nay, người ta biết có đến hơn 200 loại ung thư trên cơ thể người, những
loại ung thư này có đặc điểm giống nhau về bản chất nhưng có nhiều điểm khác
nhau về nguyên nhân gây bệnh, tiến triển của bệnh, về phương pháp điều trị và về
tiên lượng bệnh [11].
1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư
Triệu chứng báo hiệu ung thư


12

Theo giáo trình Ung thư học đại cương của Nguyễn Bá Đức (2009), những

dấu hiệu lâm sàng xuất hiện tương đối sớm có thể giúp chẩn đoán sớm được một số
bệnh ung thư. Các dấu hiệu này thường nghèo nàn, ít đặc hiệu, ít ảnh hưởng tới
người bệnh nên dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng sớm cần chú ý như: ho kéo dài,
xuất huyết tiết dịch bất thường, thay đổi thói quen đại tiểu tiện, rối loạn tiêu hóa kéo
dài, đau đầu, ù tai một bên, nói khó, nuốt khó, nổi u, hạch, cục cứng bất thường và
xuất hiện các vết loét dai dẳng, khó liền [11].
Triệu chứng rõ rệt

- Sụt cân: bệnh ung thư ở giai đoạn rõ rệt và muộn thường gầy sụt nhanh chóng cơ
-

thể, sụt 5 – 10 kg trong vài tháng.
Đau: do tổ chức ung thư xâm lấn, phá hủy các tổ chức xung quanh, các dây thần

-

kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt.
Hội chứng bít tắc: do khối u thuộc các tạng rỗng phát triển gây bít tắc: ung thư đại
tràng gây tắc ruột; khối u hang vị dạ dày gây hẹp môn vị; ung thư tiền liệt tuyến gây

-

bí đái…
Triệu chứng xâm lấn và chèn ép: do tổ chức ung thư xâm lấn, chèn ép vào cơ quan
lân cận, ung thư phế quản chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên gây phù áo khoác. Khối u
vòm mũi họng chèn ép vào các dây thần kinh sọ gây liệt dây thần kinh sọ. Ung thư

-

cổ tử cung chèn ép niệu quản gây phù, vô niệu, ure huyết cao…

Triệu chứng di căn: theo đường bạch mạch di căn hạch, theo đường máu gây di căn
các tạng gan phổi, di căn phúc mạc gây cổ trướng, di căn xương gây gãy xương
bệnh lý…

Hội chứng cận ung thư
Là một nhóm các triệu chứng lâm sàng và sinh học do hoạt động
mang tính chất nội tiết của một số ung thư. Một số hội chứng cận ung thư
thường gặp như : hội chứng Cushing (là hội chứng thường gặp nhất), hội
chứng Schwartz – Bartter, hội chứng cường calci huyết, hội chứng cường
giáp trạng, các biểu hiện thần kinh cơ, biểu hiện xương khớp, biểu hiện
bệnh lý da [11].


13

1.1.3. Các nguyên tắc và phương pháp điều trị ung thư

Ung thư là bệnh rất đa dạng về chủng loại, khác nhau về nguyên nhân, sự
phát triển, vị trí tổn thương, giai đoạn và tiên lượng bệnh, do đó để điều trị đạt hiệu
quả cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau và chỉ định trên từng trường
hợp cụ thể theo các nguyên tắc:
-

Nguyên tắc phối hợp

-

Xác định rõ mục đích điều trị

-


Lập kế hoạch điều trị

-

Bổ sung kế hoạch điều trị

-

Theo dõi sau điều trị

Một số phương pháp điều trị ung thư thường áp dụng :

- Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản, nó cho phép loại bỏ phần lớn tổ chức
ung thư song nó chỉ thực hiện triệt để được khi bệnh ở giai đoạn sớm, tổ chức khối
u còn khu trú. Với giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật không lấy hết được những tổ
chức ung thư đã xâm lấn rộng ra xung quanh (trên vi thể), do vậy việc tái phát tại
chỗ kèm theo di căn xa là không thể tránh khỏi nếu người bệnh chỉ được điều trị

-

bằng phẫu thuật đơn độc.
Xạ trị là phương pháp điều trị được chỉ định khá rộng rãi, nó tiêu diệt được các tế bào
ung thư đã xâm lấn rộng ra các vùng xung quanh khối u nguyên phát, là nơi phẫu thuật
không thể với tới được. Song khi điều trị sẽ gây tổn thương các tổ chức lành và không
điều trị được khi tế bào ung thư đã di căn xa hoặc với những loại ung thư biểu hiện

-

toàn thân (bệnh bạch cầu, bệnh u lympho ác tính…)

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa các loại thuốc hóa chất
vào cơ thể (uống, tiêm, truyền, tĩnh mạch, truyền động mạch…) nhằm mục đích tiêu
diệt tất cả các tế bào ung thư đã và đang lưu hành trong cơ thể người bệnh. Tuy
nhiên hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư cũng gây hủy hoại tế bào lành, và có nhiều tác
dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, vì vậy liều lượng hóa chất đưa vào cơ thể
bị hạn chế, có nhiều bệnh bản thân hóa chất không điều trị triệt để được mà phải phối

-

hợp với các phương pháp điều trị khác.
Phương pháp nội tiết, miễn dịch là biện pháp điều trị hỗ trợ các phương pháp khác,
bản thân nó không có tác dụng điều trị triệt để căn bệnh ung thư.


14

Như vậy có thể thấy mỗi phương pháp chỉ giải quyết được một khâu trong
quá trình điều trị, do đó theo như nguyên tắc phối hợp, các phương pháp này sẽ bổ
sung cho nhau tạo thành một quá trình điều trị hoàn chỉnh mang lại hiệu quả tốt
nhất cho người bệnh. Và việc phối hợp các phương pháp điều trị cũng là chỉ định
bắt buộc đối với nhiều loại ung thư [11].
1.1.4. Dịch tễ học và gánh nặng của bệnh ung thư

1.1.4.1.Trên thế giới:
Ung thư đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử
vong trên toàn thế giới, với khoảng 14 triệu người mới mắc và 8,2 triệu ca tử vong
vào năm 2012 [1]. Số lượng các trường hợp mới mắc dự kiến sẽ tăng khoảng 70%
trong 2 thập kỷ tớivà hiện nay hơn 60% tổng số các trường hợp mới mắc hàng năm
của thế giới xảy ra ở châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ. Các vùng này cũng
chiếm đến 70% các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới [1],[13].

Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới
là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và
ung thư gan. Đối với nữ giới là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung
thư cổ tử cung và ung thư dạ dày [13].
Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh ung thư,gây
ra khoảng 20% các ca tử vong do ung thư và 70% các ca tử vong vì ung thư phổi
trên toàn cầu [13]. Ung thư do nhiễm virus như HBV / HCV và HPV chiếm tơi 20%
các ca tử vong do ung thư ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp [14].
Theo báo cáo về Ung thư toàn cầu năm 2008, gánh nặng ung thư đã tăng gấp
đôi trong ba mươi năm cuối cùng của thế kỷ XX, và người ta ước tính rằng điều này
sẽ tăng gấp đôi một lần nữa từ năm 2000 đến năm 2020 và gần gấp ba vào năm
2030 trên toàn thế giới [8]. Mỗi năm, ước tính nền kinh tế toàn cầu phải chi 1,16
nghìn tỷ đô la Mỹ dành cho phòng chống và điều trị ung thư còn những tổn hại về
kinh tế toàn cầu do ung thư gây ra cho các cá nhân, gia đình và xã hội ước tính
khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ [15]. Bên cạnh những thiệt hại về kinh tế, theo nghiên
cứu của Tổ chức GBD năm 2013 đã có 14,9 triệu ca mắc ung thư, 8,2 triệu ca tử
vong và 196,3 triệu DALYs (số năm sống bị mất đi do bệnh, tàn tật hay chết sớm).


15

Trong đó, 56% DALYs đến từ các ca mới mắc phải, 62% do tử vong và 70% DALY
thuộc về các nước đang phát triển. Tỉ lệ các ca tử vong do ung thư trong tổng số các
ca tử vong tăng từ 12% (năm 1990) lên 15% (năm 2013) và gánh nặng bệnh tật tăng
nhiều nhất ở các nước đang phát triển [5].
Có thể thấy, trước đây ung thư được coi là một căn bệnh của phương Tây và
các nước phát triển thì ngày nay, phần lớn gánh nặng ung thư được tìm thấy ở các
nước thu nhập trung bình và thấp [8].
1.1.4.2. Tại Việt Nam:
Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 125.000 trường hợp mới mắc và hơn

80.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Dự báo vào năm 2020 sẽ có ít nhất 189
344 ca ung thư mới mắc [7]. Trong tổng số ca ung thư, nữ chiếm 43% và nam giới
57%. Bốn loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dầy và
đại trực tràng, chiếm 66% tổng số ca ung thư mới mắc ở nam giới. Ở nữ giới, bốn
loại phổ biến nhất là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung, chiếm gần 50% tổng số ca
ung thư mới mắc ở nữ [16]. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị sớm còn
thấp, năm 2009 một nghiên cứu tại 5 bệnh viện ung thư cho thấy có 28,6% bệnh
nhân đến khám trong giai đoạn I và II của tất cả các loại ung thư, đối với ung thư
vú có 50,5% đến sớm, ung thư cổ tử cung 46,0% đến sớm và ung thư đại trực
tràng 32,2% đến sớm [17].
Thống kê năm 2010, tổng số năm mất đi do tử vong sớm của bệnh nhân ung
thư tại Việt Nam là 2.319.533 YLLs, chiếm 19,2 % tổng số YLLs của tất cả các loại
bệnh. Về gánh nặng bệnh tật tính theo DALY, năm 2010 có 2.357.549 DALYs do
ung thư, chiếm 11% DALYs của tất cả các loại bệnh. Nhìn vào con số trên có thể
thấy ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư cao, bệnh nặng mới đi khám
chữa nên thường tử vong nhanh, số năm sống tàn tật thấp [7].
1.2. Rối loạn lo âu
1.2.1. Một số khái niệm về lo âu

1.2.1.1. Lo âu bình thường
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn
và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn


16

tại, vươn tới. Lo âu cũng là tín hiệu cảnh báo trước những mối đe dọa đột ngột, trực
tiếp do đó giúp con người tồn tại và thích nghi [18]. Lo âu bình thường có chủ đề rõ
ràng trong cuộc sống như công việc, học tập… và mang tính chất nhất thời. Khi
những sự kiện trong đời sống ảnh hưởng đến tâm lý chủ thể hết tác động thì lo âu

cũng không còn hoặc còn lại rất ít triệu chứng [19].
1.2.1.2. Lo âu bệnh lý
Khác với lo âu bình thường, lo âu bệnh lý có thể xuất hiện không có liên
quan tới một mối đe dọa rõ ràng nào hoặc các sự kiện tác động đã chấm dứt nhưng
vẫn còn lo âu, mức độ lo âu cũng không tương xứng với bất kì một đe dọa nào để có
thể tồn tại hoặc kéo dài. Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động, lúc đó
được gọi là lo âu bệnh lý [20] .
Lo âu bệnh lý thường kéo dài và lặp đi lặp lại với các triệu chứng như: mạch
nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an. Lo
âu bệnh lý cũng là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không có chủ đề rõ ràng,
mang tính chất mơ hồ, vô lý [21],[22].
Theo Andrew R. Getzfeld (2006), sự phân biệt giữa lo âu bình thường và lo
âu bệnh lý là ở mức độ khó khăn trong kiểm soát hoặc loại bỏ lo âu [23].
Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý [24]

-

Lo âu bình thường
Lo âu không làm ảnh hưởng đến -

Lo âu bệnh lý
Lo âu gây mất ổn định các hoạt

công việc, hoạt động hàng ngày.

động, ảnh hưởng đến nghề nghiệp,

- Lo âu có thể kiểm soát được.
- Lo âu gây khó chịu đôi chút, không -


cuộc sống xã hội.
Lo âu không thể kiểm soát được.
Lo âu hết sức khó chịu, bồn chồn,

nặng nề.
Lo âu giới hạn trong một số tình -

căng thẳng.
Lo âu trong mọi tình huống bất kỳ,

huống có thật, hoàn cảnh đặc trưng,

luôn có xu hướng chờ đợi những kết

cụ thể.
Lo âu chỉ tồn tại trong một thời -

cục xấu.
Lo âu kéo dài ngày này qua ngày khác

điểm nhất định

trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng

-

-

1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu



17

-

Phân loại theo ICD-10
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ gồm: lo âu ám ảnh sợ khoảng trống, lo âu ám ảnh sợ
xã hội, lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác, lo âu ám ảnh sợ

-

không biệt định.
Các rối loạn lo âu khác gồm : rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hỗn
hợp lo âu và trầm cảm, các rối loạn lo âu hỗn hợp khác, các rối loạn lo âu không

-

biệt định khác, rối loạn lo âu không biệt định [25].
Phân loại theo DSM – IV
Rối loạn lo âu không biệt định bao gồm rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn hoảng sợ không bao gồm ám ảnh sợ đám đông
Rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn hoảng sợ bao gồm ám ảnh sợ đám đông
Ám ảnh sợ đám đông không có tiền sử rối loạn hoảng sợ
Ám ảnh sợ xã hội
Ám ảnh sợ đặc hiệu
Rối loạn ám ảnh nghi thức
Rối loạn stress cấp
Rối loạn stress sau sang chấn [25].
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu


Những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy rất sợ hãi, không
chắc chắn cùng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Họ thường
xuyên lo lắng và không thể kiểm soát sự lo lắng, không thể thư giãn, khó
tập trung, khó ngủ và duy trì giấc ngủ, hay bất chợt giật mình, bồn chồn và
cáu gắt. Ngoài ra các triệu chứng cơ thể thường gặp là: mệt mỏi, nhức đầu,
chóng mặt, căng thẳng, đau nhức cơ bắp, run rẩy, co giật, ra mồ hôi nhiều,
hồi hộp, khó thở, cảm giác như hết hơi, buồn nôn…[26],[27].
1.3. Rối loạn lo âu trên bệnh nhân ung thư
1.3.1. Tâm lý của bệnh nhân ung thư.

Mặc dù ngày nay với những tiến bộ không ngừng trong y học đã giúp
phát hiện sớm và kéo dài số năm sống cho bệnh nhân ung thư nhưng khi đối
mặt với căn bệnh này, người bệnh không chỉ lo lắng về sự sống và cái chết
mà còn rất nhiều những vấn đề khác bao gồm sự đau đớn trong cơ thể,
những tác dụng phụ gây ra bởi các phương pháp điều trị, những thương tật
vĩnh viễn hoặc suy giảm chức năng các cơ quan, quan hệ xã hội, khả năng
chi trả… tác động đến tâm lý của họ [28],[29]. Sự cẳng thẳng tâm lý này
diễn ra hàng ngày không chỉ với bệnh nhân ung thư mà còn ảnh hưởng đến


18

gia đình bệnh nhân và những người chăm sóc khác. Những tổn thương về
cả thể chất và tâm thần này có thể gây ra tình trạng mất khả năng lao động
hoặc thực hiện các vai trò xã hội của người bệnh [30]. Bên cạnh đó, những
rối loạn tâm lý tiến triển hàng ngày mà không được chú ý đến có thể ảnh
hưởng lớn đến việc điều trị ung thư và gây tử vong sớm. Do đó cần có
những can thiệp để cải thiện đời sống tinh thần sẽ có thể mang đến những
hiệu quả điều trị tốt hơn cho người bệnh ung thư [29].

1.3.2. Một số nghiên cứu về lo âu trên bệnh nhân ung thư

Năm 2001, Zabora J, BrintzenhofeSzoc K, Curbow B và cộng sự đã tiến
hành một nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ căng thẳng tâm lý của các bệnh nhân
ung thư với cỡ mẫu rất lớn gần 4500 người (n = 4496). Kết quả cho thấy tỷ lệ lo
âu, căng thẳng và đau khổ về tâm lý trung bình là 35,1% và số điểm trung bình
cao nhất đối với các triệu chứng lo âu, trầm cảm thuộc về nhóm bệnh nhân ung
thư tuyến tụy [31].
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của lo âu, trầm cảm đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư, Smith E.M, Gomm S.A và Dickens C.M (2003) đã sử dụng
công cụ Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS) tiến hành nghiên cứu trên
68 bệnh nhân gồm 33 nam và 35 nữ. Kết quả cho thấy có 25% bệnh nhân lo âu
( điểm số lo âu ≥ 11), 22% bệnh nhân trầm cảm và những rối loạn này có liên quan
đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống [32]. Cùng cho kết luận rối loạn lo âu làm
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư là nghiên cứu của Stark D, Kiely
M và Smith A (2002) với cỡ mẫu n=178 cho kết quả 48% bệnh nhân có triệu chứng
lo âu và 18% lo âu thực sự. Nghiên cứu này sử dụng thang đo HADS và S-TAI
(State-Trait Anxiety Inventory) [33]. Một nghiên cứu của Teunissen S.C và cộng sự
năm 2007 cũng sử dụng thang đo HADS cho thấy tỉ lệ lo âu trên bệnh nhân ung thư
là 34% (n=79) [34].
Như vậy có thể thấy, những biểu hiện rối loạn lo âu là thường gặp trên bệnh
nhân ung thư [35], và để đánh giá tình trạng lo âu ở những bệnh nhân ung thư giai
đoạn cuối, một nghiên cứu của Elissa Kolva và cộng sự (2011) với 194 bệnh nhân
cho kết quả 18,6% có các triệu chứng lo âu và 12,4% lo âu thực sự [36]. Một nghiên
cứu khác của Stark D và cộng sự (2004) lại xem xét tình trạng lo âu của bệnh nhân
ung thư khi đã được điều trị thuyên giảm. Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi đo
sự lo lắng với 95 bệnh nhân ung thư đã được điều trị thuyên giảm và kết quả là hơn
1/3 trường hợp có các triệu chứng lo âu, sau đó các bác sĩ sử dụng các liệu pháp trấn
an tinh thần nhưng sự lo âu không vì thế mà giảm đi, như vậy lo âu vẫn có thể là
một vấn đề kể cả sau khi bệnh nhân ung thư đã được điều trị [37].

Xạ trị hiện nay đang là một phương pháp điều trị được chỉ định rộng rãi với
nhiều loại ung thư [11], để đánh giá những căng thẳng tâm lý của người bệnh ung thư
đang xạ trị ở Sydney - Australia, Mackenzie và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên
cứu trên 454 bệnh nhân bằng thang đo HADS cho kết quả 15% (HADS-A ≥11) [38].
Một nghiên cứu khác cũng về vấn đề lo âu của người bệnh ung thư đang xạ trị do E.
Frick và cộng sự (2007) dùng thang đo HADS cho 63 bệnh nhân được kết quả tỉ lệ lo
âu là 28,6% [39],[40]. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu của Neilson K.A và cộng


19

sự (2010) cho thấy có một sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ lo âu của những bệnh nhân ung
thư vùng đầu và cổ trước và sau xạ trị. Tỉ lệ lo âu trước khi xạ trị là 30% và đã giảm
còn 17% sau khi xạ trị, những bệnh nhân là nam giới có các triệu chứng lo âu nhiều
hơn do sự lo lắng về khả năng quan hệ tình dục sau này của họ [41].
Ung thư vú hiện đang là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới [13], trong một
nghiên cứu trên 354 bệnh nhân ung thư vú do Maggie Watson và cộng sự (1991)
thực hiện nhằm đánh những phản ứng tâm lý của người bệnh cho thấy có 16% lo âu
và các dấu hiệu kiểm soát sự tức giận cùng thái độ bất lực có mối liên quan với
bệnh tật [42]. Ngoài ra, Diane Bodurka-Beversvà cộng sự (2000) thực hiện một
nghiên cứu cũng về vấn đề căng thẳng tâm lý nhưng trên các bệnh nhân ung thư
buồng trứng có kết quả 29% lo âu (n=246) [43].
Ung thư đường tiêu hóa đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với
các bệnh nhân ung thư ở Iran và cũng là loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới.
Một nghiên cứu đã được tiến hành bởi Azadeh Tavoli và cộng sự (2007) nhằm
xem xét những rối loạn lo âu trên nhóm bệnh nhân này và liệu việc biết về chẩn
đoán bệnh có ảnh hưởng đến tâm lý của họ hay không. Nghiên cứu sử dụng thang
đo HADS với 142 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa (29% ung thư thực quản,
30% ung thư dạ dày, 3% ung thư ruột non, 22% ung thư đại tràng và 16% ung thư
trực tràng), tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 (SD = 14,8), 56% nam giới, 52%

biết về chẩn đoán ung thư của họ và 48% không biết. Kết quả điểm số lo âu trung
bình là 7,6 (SD = 4,5), có tới 47,2% bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn lo âu,
không khác biệt đáng kể giữa giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân với tỉ
lệ lo âu. Về tuổi tác thì nhóm 30-39 tuổi có biểu hiện lo âu hơn hẳn những nhóm
tuổi khác (p=0,005). Bên cạnh đó, điểm số giữa những người biết về chẩn đoán
ung thư của mình là 9,1 (SD = 4,2) lại cao hơn đáng kể giữa so với những bệnh
nhân không biết là 6,3 (SD = 4,4). Ở các nước Trung Đông, việc nhận được chẩn
đoán mắc ung thư đối với họ gần như là cầm chắc cái chết do đó người nhà thường
yêu cầu bác sĩ không nói với bệnh nhân tình trạng bệnh của họ. Điều này có thể
làm cho những người bệnh trong nhóm không biết chẩn đoán của mình có thêm
nhiều hi vọng hơn do đó có thể dẫn đến điểm số về lo âu cũng thấp hơn [44].


20

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Nordin K và cộng sự (1996) trên 141 bệnh
nhân ung thư đường tiêu hóa cho kết quả 15% bị rối loạn lo âu theo thang đo
HADS [45], trong năm 1997 Nordin K và cộng sự tiếp tục làm một nghiên cứu
khác cũng đo theo thang HADS trên các bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa
(n=139) thì tỉ lệ lo âu là 17% [46]. Môt nghiên cứu khác tại Trung Quốc năm 2004
trên 108 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa của Ke-Jun Nan và cộng sự đã sử dụng
thang đo SAS (Zung self-rating anxiety scale) cho kết quả tới 46,3% bệnh nhân bị
lo âu ( tổng điểm >50%) [47].
Như vậy có rất nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng lo âu trên bệnh nhân
ung thư là thường gặp, tuy nhiên việc ước tính tỉ lệ lo âu của người bệnh ung thư lại
rất khác nhau, có báo cáo đã cho thấy tỉ lệ này dao động trong khoảng từ 1,5% đến
gần 50% [48]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về lo âu trên bệnh nhân ung thư là rất
hạn chế. Năm 2014, Trương Thị Phương đã nghiên cứu về tỉ lệ lo âu trầm cảm trên
bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K (n=290) sử dụng thang đo HADS cho kết quả
27,2% có triệu chứng lo âu trong đó tỉ lệ lo âu thực sự là 11,4%. Điểm lo âu trung

bình là 5,7± 3,8 (min=0, max=19), tỉ lệ lo âu nữ (19,7%) cao hơn so với nam (4,4%).
Loại ung thư vú và cổ tử cung cho tỷ lệ lo âu cao nhất 26,3% và 19,6% [40].
1.3.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu trên bệnh
nhân ung thư.
Nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ lo âu và những mối liên quan trên bệnh nhân
ung thư, Ryan Spencer và cộng sự năm 2010 đã tiến hành nghiên cứu trên 635
người cho thấy có 7,6% bị rối loạn lo âu, phụ nữ, những bệnh nhân bị suy giảm thể
chất nặng và bệnh nhân trẻ tuổi xuất hiện nhiều dấu hiệu lo âu hơn. Bên cạnh đó,
những bệnh nhân bị rối loạn lo âu có biểu hiện ít tin tưởng vào bác sĩ hơn, họ cảm
thấy không thoải mái khi đặt câu hỏi về sức khỏe của mình và thường ít có khả năng
hiểu được các thông tin lâm sàng mà bác sĩ nói. Họ cũng có nhiều biểu hiện nghi
ngờ những phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra cũng như nghĩ rằng sự điều trị đó
không thể kiểm soát đầy đủ những triệu chứng của họ [49].
Trong một nghiên cứu của Aass N và cộng sự (1997) tiến hành với 716 bệnh nhân
ung thư đo được tỉ lệ lo âu là 13% theo thang HADS. Những bệnh nhân nội trú có nguy
cơ bị các rối loạn tâm thần cao gấp hai lần những bệnh nhân ở phòng khám ngoại trú.
Nghiên cứu cũng cho thấy các triệu chứng lo âu xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam, sự
suy giảm chức năng cơ thể, mệt mỏi, đau đớn cùng với việc hạn chế khả năng lao động


21

có ảnh hưởng đến sự lo âu của người bệnh [50].
Một nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi Patricia A, ParkerWalter, Baile,
Carl de Moor và Lorenzo Cohen (2003) với mục tiêu xác định những triệu chứng
rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Nghiên cứu được tiến hành với 351 bệnh nhân và các kết quả phân tích chỉ ra rằng
những người bệnh lớn tuổi có sự hỗ trợ xã hội tốt hơn sẽ bớt lo âu hơn (p <0,001),
nam giới có ung thư không tái phát và những người không phải điều trị tích cực
cũng cho báo cáo chất lượng cuộc sống tốt hơn về sức khỏe thể chất (p <0,05).

Những người bệnh lớn tuổi, có gia đình, có học vấn, có hỗ trợ xã hội tốt cũng có
chất lượng cuộc sống tốt hơn về sức khỏe tâm thần (p <0,05). Những bệnh nhân có
sự hỗ trợ nhiều hơn sẽ bớt lo lắng và có kết quả chất lượng cuộc sống tốt hơn, do đó
việc đánh giá tình trạng hỗ trợ xã hội đối với bệnh nhân ung thư có thể giúp xác
định những nguy cơ rối loạn tâm lý [51].
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, trong một nghiên cứu của
Lueboonthavatchai P năm 2007 trên 300 người bệnh ung thư vú ở Thái Lan nhằm
xác định tỷ lệ và các yếu tố tâm lý có liên quan của sự lo âu trầm cảm của họ đã cho
kết quả tỉ lệ lo âu thực sự là 16,0% và có các triệu chứng lo âu là 19,0%. Các yếu tố
liên quan đến sự lo âu là tình trạng hỗ trợ xã hội, hoàn cảnh gia đình và các triệu
chứng đau đớn, mệt mỏi [52]. Cùng với mục tiêu xác định các yếu tố liên quan đến
sự lo âu trên bệnh nhân ung thư, năm 2013, Hong JS và Tian J tiến hành nghiên cứu
với cỡ mẫu n = 1217 người bệnh tại Trung Quốc. Theo đó các yếu tố liên quan đến
lo âu của bệnh nhân là tình trạng bệnh (P <0,0001), đau (P = 0,0003), tuổi (P
<0,0001),và trình độ học vấn (P <0,0001) [53].
Có thể thấy trên thế giới việc nghiên cứu về vấn đề này rất được quan tâm,
tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Theo viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ
(NIH), có gần một nửa những bệnh nhân ung thư cho thấy có các triệu chứng lo
âu, đau khổ về tâm thần. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng này là:
sự hạn chế về khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, triệu chứng thể chất
và các tác dụng phụ của thuốc hay phương pháp điều trị gặp phải, các bệnh lý


22

tâm thần hoặc các vấn đề về tình cảm, tuổi tác, giới tính, màu da, điều kiện gia
đình và trình độ học vấn [54].
1.3.3. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư

Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý ở bệnh

nhân, trong đó có thang đo lo âu Zung, thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (StateTrait Anxiety Inventory), thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale

-

– HARS), thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS)…
Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale):do W.W. Zung
(1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có
các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ biến nhất, những
vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng [55]. Test này được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu bao gồm 20 câu hỏi trong đó
15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm. Có hai dạng đánh giá là tự đánh giá
và đánh giá lâm sàng. Các câu hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất hiện

-

triệu chứng:
+ 1 điểm: không có hoặc ít thời gian.
+ 2 điểm: đôi khi.
+ 3 điểm: phần lớn thời gian
+ 4 điểm: hầu hết hoặc tất cả thời gian
Kết quả được đánh giá :
T < 50% : Không có lo âu bệnh lý
T > 50% : Có lo âu bệnh lý [43],[52].
Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory): Để đo
lường sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu hiện tại. Có
hai loại phiên bản cho cả người lớn và trẻ em. Công cụ này là 2 bảng tự đánh giá
gồm tổng số 40 câu hỏi, mỗi bảng là 20 câu, người bệnh sẽ tự đánh giá theo các
mức độ và được quy ra điểm: 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm. Ở mỗi bảng, số
điểm nằm trong khoảng 20-80 điểm, điểm càng cao thì càng cho thấy sự lo lắng
nhiều hơn. Với người lớn, thời gian yêu cầu để hoàn thành bảng đo là 10 phút. Đây

là một phương pháp đánh giá nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng và rất phổ biến trên
thế giới, được dịch ra nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên khi muốn tìm sự


23

thay đổi về tâm lý trong một khoảng thời gian ngắn thì thang đo này vẫn còn hạn

-

chế do mục đích tìm các dấu hiệu lo âu đã tồn tại trong thời gian dài [56].
Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS): Đây
là thang đo được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng đặc biệt là trong các nghiên cứu
hiệu quả điều trị lo âu [57],[58]. Thang đo này bao gồm 14 nhóm câu hỏi cho các
triệu chứng và tương đối chi tiết, thường được sử dụng đánh giá các triệu chứng lo

-

âu trong rối loạn lo âu lan tỏa [24].
Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện HADS: Đây là
công cụ có giá trị và đáng tin cậy để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng lo âu và
trầm cảm của bệnh nhân tại bệnh viện [59],[60]. Thang đo này rất đơn giản, dễ hiểu
và dễ dàng hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đến 5 phút, gồm 14 câu hỏi tự
trả lời về những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao
gồm 7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS – D). Mỗi câu
hỏi có 4 lựa chọn theo các mức độ tương ứng với các số điểm từ 0 đến 3. Sau khi
tính tổng điểm cho mỗi phần, từ 11 điểm trở lên là rối loạn lo âu hay trầm cảm thực
sự, từ 8 đến 10 điểm là có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 đến 7
điểm là bình thường [56],[61],[62].
Nhìn chung HADS là công cụ đáng tin cậy, ngắn gọn, dễ sử dụng và có độ

nhạy cao với sự thay đổi [55]. Bên cạnh đó, thang đo này rất dễ thực hiện để phát
hiện một tỉ lệ lớn những rối loạn lo âu thường gặp ở bệnh nhân ung thư [63],[64].
Tại Việt Nam, thang đo này đã được mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt bởi
Khoa nghiên cứu y học hành vi thuộc Trường Đại học New South Well, Úc [40].


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu –
Bệnh viện Bạch Mai từ 01/09/2015 đến 30/06/2016.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Bệnh nhân có đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bất kỳ loại ung thư nào. Còn khả

-

năng giao tiếp và sẵn sàng trả lời câu hỏi.
Từ 18 tuổi trở lên.
Đang điều trị tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu – Bệnh viên Bạch Mai
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành nghiên

cứu hoặc phỏng vấn bởi điều tra viên (mê sảng, mất trí nhớ, đã được chẩn đoán
bệnh lý tâm thần).


25

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu xác định dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỷ
lệ trong quần thể, với α = 0,05; ε = 0,15; p = 0,27 [40];

Trong đó:

- n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
- α: mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, thay vào
bảng ta được Z(1 – α/2) = 1,96)
- p: tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng lo âu trong nghiên cứu của Trương Thị
Phương (2014).
- ε: sai số mong muốn giữa mẫu và quần thể (sai số tương đối)
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu là 462. Xem xét tỷ lệ
loại trừ là 10%, vậy cỡ mẫu cần thiết là 510 bệnh nhân.
2.3.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện
2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

2.4.1. Công cụ thu thập thông tin

Thông tin thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn được thiết kế dựa trên nhóm biến
số chỉ số và thang đo lường về sự lo âu và trầm cảm tại bệnh viện (Hospital
Anxiety and Depression – HADS) và thang tự đánh giá lo âu Zung Self - Rating
Anxiety Scale.
Về thang HADS trong nghiên cứu này chỉ sử dụng 7 câu hỏi nằm trong phần
đo lo âu (HAS). Mỗi câu có 4 mức độ trả lời tương ứng với điểm 0,1,2,3.
Kết quả được phân tích theo tổng điểm các câu hỏi theo các mức độ:

 Từ 0 đến 7 điểm: bình thường
 Từ 8 đến 10 điểm: có thể có triệu chứng của lo âu
 Từ 11 đến 21 điểm: lo âu thực sự
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điểm cắt 8.


×